QUYẾT ĐỊNH 1971/QĐ-BGTVT NĂM 2020 VỀ CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KIỂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/11/2020

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1971/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KIỂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được bổ sung trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

– Bộ trưởng (để b/c);
– Như Điều 3;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Cổng TTĐT Bộ GTVT;
– Trung tâm CNTT;
– Lưu: VT, KSTTHC (03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Đình Thọ

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1971/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung bổ sung

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương và địa phương

1

  Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe máy chuyên dùng Thông tư số 23/2020 ngày 01/10/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực Đăng kiểm Đăng kiểm

Cục Đăng kiểm Việt Nam

2

  Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đăng kiểm

Cục Đăng kiểm Việt Nam

 

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe máy chuyên dùng

1.1. Trình tự thực hiện:

1.1.1. Nộp hồ sơ TTHC:

– Cơ sở thiết kế lập hồ sơ thiết kế xe máy chuyên dùng theo quy định nộp đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

1.1.2. Giải quyết TTHC:

– Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở thiết kế hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy thông báo hẹn thời gian trả kết quả thẩm định thiết kế;

– Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế: nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt yêu cầu thì thông báo bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế;

– Thời gian thẩm định hồ sơ thiết kế trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định; thời gian cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu.

1.2. Cách thức thực hiện:

– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Thẩm định hồ sơ thiết kế mới

* Hồ sơ thiết kế xe bao gồm:

– Đơn đề nghị theo mẫu quy định;

– Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe (bản chính) theo quy định;

– Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định;

– Bản thông số kỹ thuật (bản sao) của các tổng thành, hệ thống liên quan tới nội dung tính toán thiết kế.

– 01 bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ thay thế khác của cơ sở thiết kế (đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu của cơ sở thiết kế).

* Miễn lập hồ sơ thiết kế: đối với xe sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài, nếu Cơ sở sản xuất cung cấp được các tài liệu thay thế sau đây:

– Bản vẽ kỹ thuật của xe thể hiện được bố trí chung của sản phẩm; các kích thước cơ bản của Xe; bố trí và kích thước lắp đặt hệ thống công tác, ca bin;

– Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;

– Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ bản thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của xe sản xuất, lắp ráp do bên chuyển giao công nghệ cấp.

b) Thẩm định hồ sơ thiết kế khi có sự bổ sung, sửa đổi (Khi có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định nhưng vẫn đáp ứng về sản phẩm cùng kiểu loại)

– Đơn đề nghị theo mẫu quy định;

– Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật (liên quan đến các nội dung thay đổi);

– Bản vẽ kỹ thuật theo quy định (liên quan đến các nội dung thay đổi);

– Bản sao bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống liên quan tới nội dung tính toán thiết kế (liên quan đến các nội dung thay đổi).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

(Trường hợp nộp hồ sơ bằng giấy thì Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe và Bản vẽ kỹ thuật gồm 02 bản, nếu cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất thì 03 bản)

1.4. Thời hạn giải quyết:

– Thời gian thẩm định hồ sơ thiết kế trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định;

– Thời gian cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

– Cơ quan phối hợp: Không có.

1.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

– Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế;

– Thông báo bổ sung, sửa đổi.

1.8. Phí, lệ phí: Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

– Đơn đề nghị thẩm định thiết kế xe máy chuyên dùng;

– Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật theo quy định.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;

– Thông tư số 23/2020/TT-BGTVT ngày 01/10/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực Đăng kiểm.

 

Mẫu: Đơn đề nghị thẩm định thiết kế xe máy chuyên dùng

TÊN DOANH NGHIỆP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …………

……., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI SẢN PHẨM/THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XE MÁY CHUYÊN DÙNG

Kính gửi:

Tên doanh nghiệp …………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………………. Fax:…………………………. Email: ………………………………

Người liên hệ:…………………………………… Chức danh:………………………. Điện thoại: ………………….

Căn cứ Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng. Thông tư số   /2020/TT-BGTVT ngày   /   /2020 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực Đăng kiểm và các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

1. Đề nghị …………………………. xem xét chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường / Thẩm định thiết kế với các thông tin cụ thể như sau:

a) Hình thức xin cấp: £ Mới £ Cấp đổi £ Cấp mở rộng £ Bổ sung

b) Thông tin về sản phẩm: (loại sản phẩm, nhãn hiệu, tên thương mại và số loại của sản phẩm; ký hiệu thiết kế; tiêu chuẩn áp dụng; tên nhà máy sản xuất, lắp ráp, địa chỉ; thông tin khác (nếu có)

3. Hồ sơ kèm theo:

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………. (tên doanh nghiệp) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan; kiểu loại sản phẩm không vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin khai báo và tài liệu cung cấp./.

 

 

(Tên cơ sở…….)

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

(Họ và tên, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu: Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật

A. Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe

Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:

1) Lời nói đầu: trong phần này cần giới thiệu được mục đích của việc thiết kế sản phẩm và các yêu cầu mà thiết kế cần phải đáp ứng.

2) Bố trí chung của xe thiết kế, tính toán về khối lượng và phân bố khối lượng, tính toán lựa các tổng thành hệ thống lắp trên xe, thuyết minh về đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe thiết kế.

3) Tính toán các đặc tính động học, động lực học và kiểm nghiệm bền các chi tiết, tổng thành, hệ thống theo các nội dung như sau:

Stt

Nội dung tính toán

Lắp trên xe cơ sở

Lắp từ linh kiện rời

1

Tính toán cơ cấu di chuyển

x

2

Tính toán cơ cấu quay

x

3

Tính toán hệ thống công tác

x

x

4

Tính toán hệ thống thủy lực

x

x

5

Tính toán cơ cấu phanh, dẫn động phanh di chuyển

x

6

Tính toán liên kết của hệ thống công tác với khung, dầm chính

x

x

7

Tính toán ổn định của xe khi di chuyển lên dốc, xuống dốc

x

x

8

Tính toán ổn định của xe khi xe hoạt động ở chế độ tải lớn nhất

x

x

9

Các tính toán khác (nếu có): chỉ áp dụng đối với những nội dung tính toán kiểm nghiệm bền cho các chi tiết, tổng thành khác tùy thuộc vào đặc điểm kết cấu cụ thể của từng loại xe được thiết kế và loại hình sản xuất, lắp ráp thực tế

x

x

Trường hợp có cơ sở để kết luận sự thỏa mãn về độ bền của các chi tiết, tổng thành, hệ thống thuộc các hạng mục bắt buộc phải tính toán kiểm nghiệm bền nêu trên thì trong thuyết minh phải nêu rõ lý do của việc không tính toán kiểm nghiệm bền đối với các hạng mục này.

4) Kết luận chung của bản thuyết minh;

5) Mục lục và các tài liệu tham khảo trong quá trình thiết kế.

B. Bản vẽ kỹ thuật

– Bản vẽ bố trí chung của xe;

– Bản vẽ lắp đặt của các tổng thành, hệ thống lên xe (riêng đối với các xe được thiết kế từ xe cơ sở thì chỉ là các bản vẽ lắp đặt của các tổng thành, hệ thống lên xe cơ sở);

– Bản vẽ kết cấu và các thông số kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước.

Các bản vẽ kỹ thuật nói trên phải được trình bày theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Ghi chú: đối với các xe cùng loại phương tiện, có các tổng thành, hệ thống giống nhau (cabin, khung hoặc sát xi, kiểu loại động cơ, hộp số, cầu chủ động, loại nhiên liệu sử dụng, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chuyển động), chỉ khác nhau các thông số về khối lượng và kích thước đo khác nhau về lựa chọn hệ thống công tác thì vẫn được coi là xe cùng loại. Cơ sở thiết kế lập các phương án lắp lựa chọn hệ thống công tác của xe trong cùng một hồ sơ thiết kế và phải chỉ ra được các trường hợp nguy hiểm nhất. Việc tính toán các đặc tính động học, động lực học và kiểm nghiệm trên các chi tiết, tổng thành, hệ thống được tính toán cho trường hợp nguy hiểm nhất đã nêu.

2. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp

2.1. Trình tự thực hiện:

2.1.1. Nộp hồ sơ TTHC:

– Cơ sở sản xuất (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại xe máy chuyên dùng (hồ sơ đăng ký chứng nhận) theo quy định nộp đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2.1.2. Giải quyết TTHC:

– Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký chứng nhận: nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thực hiện đánh giá sự phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định; thông báo tới cơ sở sản xuất về thời gian đánh giá COP tại Cơ sở sản xuất (trừ trường hợp được miễn đánh giá COP), thời gian thông báo đánh giá COP không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định;

– Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận, kết quả đánh giá COP để thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho kiểu loại sản phẩm; trường hợp có các nội dung chưa đạt yêu cầu thì thông báo để cơ sở sản xuất hoàn thiện lại;

– Thời hạn cấp Giấy chứng nhận kiểu loại: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ đăng ký chứng nhận đầy đủ, phù hợp theo quy định và kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu.

2.2. Cách thức thực hiện:

– Nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

2.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.3.1. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại đối với xe máy chuyên dùng bao gồm:

– Đơn đề nghị theo mẫu quy định;

– Bản sao báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình;

– Bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 8 của chương III (quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 23/2020/TT-BGTVT);

– Ảnh chụp kiểu dáng; bản thông tin xe theo mẫu quy định;

– Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo quy định;

– Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ.

2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

– Thời gian thông báo đánh giá COP không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định;

– Thời hạn cấp Giấy chứng nhận kiểu loại: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ đăng ký chứng nhận đầy đủ phù hợp theo quy định và kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam;

– Cơ quan phối hợp: Không có.

2.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

– Giấy chứng nhận.

2.8. Phí, lệ phí:

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho: xe cơ giới; linh kiện, thiết bị, xe máy chuyên dùng (bao gồm cả xe cải tạo): 50.000 đồng/01 Giấy chứng nhận;

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm;

– Bản thông tin xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp;

– Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp xe máy chuyên dùng.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;

– Thông tư số 23/2020/TT-BGTVT ngày 01/10/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực Đăng kiểm;

– Thông tư số 199/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

 

Mẫu: Đơn đề nghị thẩm định thiết kế xe máy chuyên dùng

TÊN DOANH NGHIỆP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG KIỂU LOẠI SẢN PHẨM/THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XE MÁY CHUYÊN DÙNG

Kính gửi:

Tên doanh nghiệp …………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………………………………….. Fax:………………………………. Email: …………………………

Người liên hệ:……………………………….. Chức danh:…………………. Điện thoại: …………………………

Căn cứ Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng, Thông tư số   /2020/TT-BGTVT ngày   /   /2020 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015, Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực Đăng kiểm và các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

1. Đề nghị …………………………… xem xét chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường / Thẩm định thiết kế với các thông tin cụ thể như sau:

a) Hình thức xin cấp: £ Mới £ Cấp đổi £ Cấp mở rộng £ Bổ sung

b) Thông tin về sản phẩm: (loại sản phẩm, nhãn hiệu, tên thương mại và số loại của sản phẩm; ký hiệu thiết kế; tiêu chuẩn áp dụng; tên nhà máy sản xuất, lắp ráp, địa chỉ; thông tin khác (nếu có)

3. Hồ sơ kèm theo:

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………… (tên doanh nghiệp) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan; kiểu loại sản phẩm không vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin khai báo và tài liệu cung cấp./.

 

 

(Tên cơ sở………)

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Họ và tên, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu

BẢN THÔNG TIN XE MÁY CHUYÊN DÙNG SẢN XUẤT LẮP RÁP

(Information sheet of manufactured/assembled transport construction machinery)

I. THÔNG TIN CHUNG (General information)

1. Người sản xuất, lắp ráp (Manufacturer):

2. Địa chỉ (Address):

3. Người đại diện (Representative):

4. Số điện thoại (Telephone N0):

5. Thư điện tử (Email):

6. Loại xe máy chuyên dùng (TCM’s type):

7. Nhãn hiệu (Trade mark)

8. Tên thương mại (Commercial name):

9. Mã kiểu loại (Model code):

10. Vị trí đóng số khung (position of chassis number)

11. Vị trí đóng số động cơ (position of engine number)

12. Số báo cáo kiểm tra sản phẩm mẫu (Product inspection report N0):

13. Số báo cáo COP (COP report N0):

14. Nhà máy sản xuất (Production Plant):

15. Địa chỉ nhà máy sản xuất (Address of Production Plant):

16. Số đăng ký kiểm tra (Registered N0 for inspection):

II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN (Major technical specification)

1. Khối lượng bản thân (Kerb mass):                         kg

2. Kích thước bao: Dài x Rộng x Cao (Overall dimensions L x W x H):      x      x      mm

3. Động cơ (Engine)(*)

3.1. Động cơ đốt trong (Internal combustion engine):

3.1.1. Ký hiệu, loại động cơ (Engine model, engine type):

3.1.2. Loại nhiên liệu (Fuel kind):

3.1.3. Công suất lớn nhất của động cơ/ tốc độ quay (Max, output/rpm):      /       kW/rpm

3.2. Động cơ sử dụng cho xe chạy điện (Electric motor of electric TCM)

3.2.1. Ký hiệu, loại động cơ (Motor model, motor type):

3.2.2. Điện áp (Voltage):      (V)

3.2.3. Công suất (Output):     (kW)

3.2.4. Loại ắc quy (Battery):      /     – (V-Ah)

4. Vận tốc di chuyển lớn nhất (Max travelling speedy):          km/h

III. THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG (Special technical specification)

Được ghi nhận theo từng loại xe máy chuyên dùng theo mục VI Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này

(determined according to attached special technical specification)

 

 

Cơ sở sản xuất (Manufacturer)

(Ký tên và đóng dấu – Signed and stamped)

 

Mẫu

BẢN THỐNG KÊ CÁC TỔNG THÀNH, HỆ THỐNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU

Nhãn hiệu: ……………………………………….. Tên thương mại: ……………………………………………………

Mã kiểu loại: …………………………………………….

TT

Tổng thành, hệ thành

Nguồn gốc

Nơi sản xuất

Giấy chứng nhận số

Nhập khẩu

Tự sản xuất

Mua trong nước

1. Động cơ và hệ thống truyền lực          
1.1 …..        

2. Cầu xe          
2.1 Lốp        

2.2 ….          
3. Hệ thống lái        

4. Hệ thống phanh          
4.1 Bình khí nén          
4.2 ….        

5. Hệ thống treo          
5.1 …..        

6. Hệ thống nhiên liệu        

7. Hệ thống điện          
7.1 ….        

8. Khung và thân vỏ          
8.1 ….        

9. Kính chắn gió, kính cửa          
9.1 Kính chắn gió          
9.2 Kính cửa          
9.3 ….          
10. Đèn chiếu sáng và tín hiệu          
10.1 Đèn chiếu sáng phía trước          
10.2 …..        

11. Gương chiếu hậu          
12. Cơ cấu chuyên dùng        

13. Các phụ tùng khác (nếu có)        

(Điền vào phần thích hợp)

Công ty chúng tôi cam kết sản phẩm nêu trên được sản xuất, lắp ráp từ các phụ tùng mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ đúng như bản thống kê này. Nếu có gì sai khác, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Ghi chú:

– Nếu áp dụng ghi “x”, không áp dụng ghi “-”;

– Phụ tùng nhập khẩu ghi nước sản xuất, phụ tùng mua trong nước thì ghi rõ tên và địa chỉ Cơ sở sản xuất)

Chỉ áp dụng với các linh kiện thuộc đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm

Cơ sở sản xuất

(Ký tên và đóng dấu)

QUYẾT ĐỊNH 1971/QĐ-BGTVT NĂM 2020 VỀ CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KIỂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 1971/QĐ-BGTVT Ngày hiệu lực 15/11/2020
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy nhà nước, nội vụ
Ngày ban hành 23/10/2020
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản