QUYẾT ĐỊNH 1976/QĐ-TTG NĂM 2014 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/10/2014

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 1976/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng, đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu tổng thể

Bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong hệ thống rừng đặc dụng.

b) Mục tiêu cụ thể

– Đến năm 2020, đưa diện tích hệ thống rừng đặc dụng hiện có từ 2,2 triệu ha lên 2,4 triệu ha phù hợp với mục tiêu Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 tại Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;

– Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng (dưới đây viết tắt là Nghị định 117/2010/NĐ-CP);

– Hoàn thành xác định ranh giới, cắm mốc các phân khu chức năng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng; phân định rõ ràng diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng nhằm phát triển hài hòa công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

2. Nội dung quy hoạch

a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với 164 khu rừng đặc dụng phù hợp với kết quả rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất với phân hạng các khu rừng đáp ứng tiêu chí theo quy định. Hoàn thiện hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 đạt 2,4 triệu ha, bao gồm 176 khu: 34 Vườn quốc gia, 58 Khu bảo tồn thiên nhiên, 14 Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 61 Khu bảo vệ cảnh quan và các Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thuộc 09 đơn vị (Phụ lục I đính kèm).

b) Quy hoạch theo vùng, cụ thể như sau:

– Vùng Tây Bắc: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng vùng núi thấp và trung bình, các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm như: Hổ (Panthera tigris corbetti), Voi (Elephas maximus), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sam lạnh (Abies delavayi var. nuliangensis), Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis) và một số loài quý, hiếm khác trong các khu rừng đặc dụng với tổng diện tích khoảng 222.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 10 khu bảo tồn thiên nhiên, 01 khu bảo vệ cảnh quan; điều chỉnh giảm diện tích 1.114 ha của Vườn quốc gia Ba Vì giao lại cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình quản lý sử dụng; quy hoạch khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học của Trung tâm khoa học lâm nghiệp Tây Bắc là 332,7 ha;

+ Thành lập mới khu bảo tồn thiên nhiên Mường La với diện tích khoảng 17.000 ha, nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học, bảo vệ lưu vực cho thủy điện Sơn La;

+ Loại bỏ 01 Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học của Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tại tỉnh Hòa Bình với diện tích 150 ha;

– Vùng Đông Bắc: Bảo vệ vùng sinh thái chuyển tiếp từ thềm lục địa ven biển, qua đồng bằng, đồi núi thấp tới núi trung bình và núi cao. Bảo tồn hệ sinh thái rừng gắn với những địa danh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, núi Tam Đảo, hồ Ba Bể, dãy núi Hoàng Liên Sơn – Sa Pa,… và nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu như: Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Markhamia stipulata), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Garcinia fagraeoides), Voọc mũi hếch (Rhenopithecus avunculus), Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus), Hươu xạ (Moschus berezovxki), cá Cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali) với tổng diện tích khoảng 400.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 37 khu rừng đặc dụng hiện có, bao gồm: 05 Vườn quốc gia, 13 khu bảo tồn thiên nhiên, 03 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 14 khu bảo vệ cảnh quan, 02 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học;

+ Thành lập mới 03 khu bảo tồn thiên nhiên (Bát Xát tỉnh Lào Cai, Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên và Chí Sán tỉnh Hà Giang); 02 khu bảo tồn loài và sinh cảnh (Mẫu Sơn, Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn); 05 khu bảo vệ cảnh quan (Mã Pì Lèng tỉnh Hà Giang, Suối Mỡ tỉnh Bắc Giang, Rừng văn hóa, lịch sử thành phố Hạ Long, khu rừng văn hóa lịch sử Yên Lập, khu văn hóa lịch sử Đông Triều tỉnh Quảng Ninh) và 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học cho Trung tâm khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ;

+ Chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Pia Oắc – Phia Đén thành Vườn quốc gia Pia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng. Sáp nhập khu bảo tồn thiên nhiên Du Già với khu bảo tồn loài Khau Ca chuyển hạng thành Vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn, nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đá vôi với các loài quý hiếm đặc biệt loài Voọc mũi hếch và di sản thiên nhiên Cao nguyên đá Đồng Văn;

+ Loại bỏ 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học thành phố Hạ Long;

– Vùng đồng bằng sông Hồng: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi gắn với các loài quý hiếm như: Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus francoisi delacouri) tỉnh Ninh Bình; bảo tồn các hệ sinh thái rừng gắn với hệ sinh thái đất ngập nước như Vườn quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định, khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải tỉnh Thái Bình; bảo tồn các khu rừng gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường ở Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương và Nam Định với tổng diện tích khoảng 65.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 14 khu rừng đặc dụng hiện có, bao gồm: 04 Vườn quốc gia, 02 khu bảo tồn thiên nhiên, 06 khu bảo vệ cảnh quan và 02 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học;

+ Thành lập mới khu rừng bảo vệ cảnh quan Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với diện tích khoảng 323 ha;

– Vùng Bắc Trung Bộ: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm như Hổ (Panthera tigris corbetti), Voi (Elephas maximus), Sao La (Pseudoryx nghentinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), các loài linh trưởng: Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus laotum hatinhensis), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) trong các khu rừng đặc dụng, với tổng diện tích khoảng 614.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 17 khu rừng đặc dụng hiện có, bao gồm: 05 Vườn quốc gia, 09 khu bảo tồn thiên nhiên, 02 khu bảo vệ cảnh quan, 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học;

+ Quy hoạch, thành lập mới 02 khu bảo tồn loài hạt trần Nam Động và Sến Tam Quy tỉnh Thanh Hóa; 08 khu bảo vệ cảnh quan, gồm: Đền Bà Triệu, Lam Kinh, Hàm Rồng, Núi Trường Lệ tỉnh Thanh Hóa; Săng Lẻ Tương Dương, Văn hóa – lịch sử Nam Đàn, Văn hóa – lịch sử Yên Thành tỉnh Nghệ An và Núi Thần Đinh tỉnh Quảng Bình;

+ Chuyển hạng khu bảo tồn loài Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế sang khu khu bảo tồn thiên nhiên Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Vùng Nam Trung Bộ: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng, các rạn san hô, thảm cỏ biển và các loài nguy cấp quý hiếm như Hổ (Panthera tigris corbetti), Voi (Elephas maximus), Sao La (Pseudoryx nghentinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis) ở Quảng Nam; bảo vệ rừng gắn với bảo tồn các khu di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường, với tổng diện tích khoảng 233.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 14 khu rừng đặc dụng hiện có, bao gồm: 08 khu bảo tồn thiên nhiên, 06 khu bảo vệ cảnh quan;

+ Thành lập mới 02 khu bảo tồn loài/sinh cảnh là khu bảo tồn loài Sao La và khu bảo tồn loài voi tỉnh Quảng Nam và 03 khu bảo vệ cảnh quan bao gồm: Văn hóa lịch sử Mỹ Sơn, Chiến thắng Núi Thành và Lịch sử văn hóa Nam Trà My tỉnh Quảng Nam;

– Vùng Tây Nguyên: Bảo vệ hệ sinh thái rừng trên núi trung bình (Ngọc Linh, Chư Yang Sin), rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá cây họ Dầu (rừng khộp); các loài Thông lá dẹt (Ducampopinus krempfii), Thông 5 lá (Pinus dalatensis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Sam bông poilanei (Amentotaxus poilanei), Voi (Elephas maximus), Bò rừng (Bos javanicus), Bò tót (Bos gaurus), Nai Cà toong (Cervus eldi) với tổng diện tích khoảng 510.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 19 khu rừng đặc dụng hiện có, bao gồm: 05 Vườn quốc gia, 05 khu bảo tồn thiên nhiên, 02 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 02 khu bảo vệ cảnh quan và 05 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học;

+ Chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng tỉnh Đắk Nông thành Vườn quốc gia Tà Đùng;

+ Sáp nhập Khu bảo tồn loài Trấp K’sơ và Khu bảo tồn loài Ea Ral thành khu bảo tồn loài Thông nước và quy hoạch 05 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học ở Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai cho 01 đơn vị quản lý;

– Vùng Đông Nam Bộ: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng biển đảo, ven biển và các loài nguy cấp, quý, hiếm như Hổ (Panthera tigris corbetti), Voi (Elephas maximus), Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos javanicus), Cẩm lai (Dalbergia olivery), Gõ đỏ (Sindora siamensis), Trắc (Dalbergia tonkinesis), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) ở các khu rừng đặc dụng với tổng diện tích khoảng 271.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 16 khu rừng đặc dụng hiện có, bao gồm: 06 Vườn quốc gia, 04 khu bảo tồn thiên nhiên, 05 khu bảo vệ cảnh quan và sáp nhập 04 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học cho 01 đơn vị quản lý;

– Vùng Tây Nam Bộ: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển; hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển; các hệ sinh thái rừng tràm tại Tràm Chim, U Minh, Trà Sư, Cà Mau với tổng diện tích khoảng 95.000 ha, bao gồm:

+ Chuyển tiếp 18 khu rừng đặc dụng hiện có, bao gồm: 05 Vườn quốc gia, 02 khu bảo tồn thiên nhiên, 03 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 07 khu bảo vệ cảnh quan, 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ;

+ Thành lập mới Vườn quốc gia Thất Sơn tỉnh An Giang với diện tích khoảng 14.000 ha và 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học cho Viện khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ;

+ Chuyển hạng Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Lung Ngọc Hoàng thành khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Thạch Phú tỉnh Bến Tre, Hòn Chông tỉnh Kiên Giang thành khu bảo vệ cảnh quan;

+ Chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Ấp Canh Điền tỉnh Bạc Liêu thành khu bảo tồn loài/sinh cảnh;

(Phụ lục II kèm theo)

3. Giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Rà soát, quy hoạch chi tiết, chuyển hạng và thành lập mới

– Xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Chuyển hạng 03 Khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn quốc gia; thành lập mới 01 Vườn quốc gia, 04 Khu bảo tồn thiên nhiên, 06 Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 16 Khu bảo vệ cảnh quan;

– Rà soát, quy hoạch các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên; bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường trong các khu rừng đặc dụng đã được thành lập theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đến năm 2020.

b) Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường thực thi pháp luật

– Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Đánh giá, xác định các vấn đề trùng lặp, chồng chéo, xây dựng lộ trình cho việc sửa đổi, đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả;

– Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí, phân hạng, phân khu chức năng phù hợp cho từng loại hình rừng đặc dụng;

– Tổ chức đánh giá, hoàn thiện quy định chung về chính sách chia sẻ lợi ích từ các dịch vụ trong rừng đặc dụng. Đến năm 2020, các khu rừng đặc dụng được tiếp cận phương thức quản lý mới nhằm gắn trách nhiệm cho những tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ các khu rừng đặc dụng cho việc quản lý bảo tồn và phát triển bền vững của khu rừng;

– Ban hành quy định hướng dẫn kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng nhằm bảo tồn và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng trái phép.

c) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho quy hoạch

– Nhà nước bảo đảm nguồn ngân sách đầu tư cho các nội dung rà soát, quy hoạch chi tiết, chuyển hạng và thành lập mới các khu rừng đặc dụng đến năm 2020 trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 ban hành tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;

– Các hạng mục đầu tư phát triển rừng đặc dụng và vùng đệm được xác định từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020;

– Ngân sách nhà nước đầu tư cho rừng đặc dụng gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, được phân bổ thống nhất theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

– Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính về nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái cho các khu rừng đặc dụng. Ưu tiên xây dựng cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định, cho phép huy động các nguồn tài chính khác nhau, đặc biệt từ các dịch vụ môi trường rừng, đóng góp của các doanh nghiệp và các bên liên quan theo hướng xã hội hóa nguồn thu để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn các khu rừng đặc dụng;

– Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế và điều tra, nghiên cứu khoa học. Phấn đấu giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Nhà nước, tăng dần tính chủ động trong hoạt động quản lý của các khu rừng đặc dụng.

d) Tăng cường nguồn nhân lực quản lý

Các khu rừng đặc dụng sau khi được cấp thẩm quyền xác lập, thành lập bộ máy quản lý phải được ưu tiên cung cấp đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện thành công Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực thi pháp luật của các ban quản lý khu rừng đặc dụng; nâng cao nhận thức trách nhiệm, sự phối hợp quản lý của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

4. Tổ chức thực hiện quy hoạch

a) Các Bộ, ngành Trung ương

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này; hướng dẫn địa phương rà soát, quy hoạch chi tiết, chuyển hạng và thành lập mới các khu rừng đặc dụng theo quy hoạch được duyệt; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện Quy hoạch các khu rừng đặc dụng ở địa phương; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước theo quy định;

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối vốn đầu tư thực hiện quy hoạch theo kế hoạch hàng năm; bố trí đủ nguồn vốn đầu tư thực hiện các nội dung của quy hoạch; vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng;

– Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí đủ nguồn vốn chi sự nghiệp để thực hiện quy hoạch theo kế hoạch hàng năm; hướng dẫn cơ chế cấp phát, quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện nội dung quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

– Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ; thực hiện lồng ghép Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng trong Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

– Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương theo chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch này.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch khu rừng đặc dụng trên địa bàn do địa phương quản lý;

– Rà soát, quy hoạch chi tiết, chuyển hạng và thành lập mới các khu rừng đặc dụng; hoàn thiện cắm mốc ranh giới các phân khu chức năng và vùng đệm khu rừng đặc dụng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Huy động, bố trí các nguồn vốn của địa phương để thực hiện hiệu quả các nội dung quy hoạch. Tổ chức giám sát công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng;

– Định kỳ báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Quy hoạch khu rừng đặc dụng về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC QUY HOẠCH HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên khu rừng đặc dụng

Địa điểm

Diện tích quy hoạch (ha)

Mục đích thành lập

Ghi chú

I. CÁC VƯỜN QUỐC GIA

1.166.462,43

   

01

Ba Bể Bắc Kạn

10.048,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng núi đá vôi, các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

02

Ba Vì Hà Nội

7.160,40

Bảo tồn tài nguyên rừng, di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

Hòa Bình

2.535,95

03

Bạch Mã TT. Huế

34.380,00

Bảo tồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

Quảng Nam

3.107,00

04

Bái Tử Long Quảng Ninh

15.283,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng trên đảo, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

05

Bến En Thanh Hóa

13.886,63

Bảo vệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

06

Bidoup-Núi Bà Lâm Đồng

56.436,00

Bảo vệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

07

Bù Gia Mập Bình Phước

25.788,60

Bảo vệ các hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật quý hiếm như: Voi, Bò tót và phòng hộ đầu nguồn.

Quy hoạch chuyển tiếp

08

Cát Bà Hải Phòng

15.996,36

Bảo vệ sinh thái rừng trên đảo, Voọc Cát Bà và các loài động vật, thực vật rừng quý hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

Quảng Ninh

1.366,60

09

Cát Tiên Đồng Nai,

51.721,60

Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động, thực vật quý, hiếm như Voi, Bò tót, Gấu, Linh trưởng và phòng hộ đầu nguồn.

Quy hoạch chuyển tiếp

Lâm Đồng,

27.228,77

Bình Phước

4.193,00

10

Chư Mom Rây Kon Tum

56.003,00

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng và các loài động vật, thực vật quý hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

11

Chư Yang Sin Đắk Lắk

66.980,20

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài Chà vá chân đen, Vượn má hung, Pơ Mu, Thông hai lá dẹt.

Quy hoạch chuyển tiếp

12

Côn Đảo Bà Rịa Vũng Tàu

19.830,70

Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên đảo, các loài sinh vật quý, hiếm, đặc hữu.

Quy hoạch chuyển tiếp

13

Cúc Phương Ninh Bình,

11.440,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đá vôi, sinh cảnh loài Voọc quần đùi trắng, các loài động vật, thực vật rừng quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

Hòa Bình,

5.972,50

Thanh Hóa

4.996,30

14

Du Già-Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang

15.006,30

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đá vôi, các loài đặc hữu, quý, hiếm, di sản thiên nhiên, các loài Vượn, Voọc mũi hếch.

Quy hoạch chuyển hạng sáp nhập Du Già+Khau Ca

15

Hoàng Liên Lào Cai

21.009,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng núi cao, Pơ mu, Vân Sam và các loài sinh vật rừng quý, hiếm, đặc hữu.

Quy hoạch chuyển tiếp

Lai Châu

7500,00

16

Kon Ka Kinh Gia Lai

42.057,30

Bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, các loài động, thực vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

17

Lò Gò Xa Mát Tây Ninh

19.156,00

Bảo tồn Cu li nhỏ, Voọc bạc, Chà vá chân đen và một số loài chim quý.

Quy hoạch chuyển tiếp

18

Mũi Cà Mau Cà Mau

41.862,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm ven biển và khu dự trữ sinh quyển.

Quy hoạch chuyển tiếp

19

Núi Chúa Ninh Thuận

29.865,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng đặc trưng gắn với hệ sinh thái biển.

Quy hoạch chuyển tiếp

20

Núi Phia Oắc – Phia Đén Cao Bằng

10.245,60

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi cao, các loài đặc hữu, quý, hiếm và cảnh quan môi trường.

Quy hoạch chuyển hạng

21

Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình

123.320,78

Bảo vệ sinh thái rừng núi đá vôi, các loài động, thực vật quý, hiếm, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên.

Quy hoạch chuyển tiếp

22

Phú Quốc Kiên Giang

29.135,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đảo, các loài sinh vật quý, hiếm, đặc hữu.

Quy hoạch chuyển tiếp

23

Phước Bình Ninh Thuận

19.684,00

Bảo tồn các hệ sinh thái rừng núi cao vùng Tây nguyên, phòng hộ đầu nguồn sông Cái.

Quy hoạch chuyển tiếp

24

Pù Mát Nghệ An

93.524,70

Bảo tồn tài nguyên rừng và sinh cảnh sống cho Voi, Hổ, Sao la và các loài nguy cấp, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

25

Tà Đùng Đắk Nông

20.242,39

Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, Bò tót và các loài nguy cấp, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển hạng

26

Tam Đảo Vĩnh Phúc,

15.270,70

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

Tuyên Quang,

6.160,00

Thái Nguyên

11.446,60

27

Thất Sơn An Giang

14.000,00

Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên, cảnh quan, di tích lịch sử, môi trường.

Quy hoạch thành lập mới

28

Tràm Chim Đồng Tháp

7.313,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm và sinh cảnh các loài chim di cư.

Quy hoạch chuyển tiếp

29

U Minh Hạ Cà Mau

8.528,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm, đất ngập nước và khu dự trữ sinh quyển.

Quy hoạch chuyển tiếp

30

U Minh Thượng Kiên Giang

8.038,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm và khu dự trữ sinh quyển.

Quy hoạch chuyển tiếp

31

Vũ Quang Hà Tĩnh

52.741,50

Bảo tồn đa dạng sinh học, Voi, Hổ, Sao la và các loài nguy cấp, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

32

Xuân Sơn Phú Thọ

15.048,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên núi trung bình vùng Đông Bắc.

Quy hoạch chuyển tiếp

33

Xuân Thủy Nam Định

7.100,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập nước, sinh cảnh di cư một số loài chim.

Quy hoạch chuyển tiếp

34

Yok Don Đắk Lắk

111.125,95

Bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp, các loài nguy cấp, quý, hiếm trong đó có Voi, Bò tót, Hổ.

Quy hoạch chuyển tiếp

Đắk Nông

2.728,00

II. KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN  

A

Khu dự trữ thiên nhiên

1.108.635,00

 

01

An Toàn Bình Định

22.450,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng sinh học và các loài quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

02

Bà Nà-Núi Chúa Đà Nẵng

27.980,60

Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

03

Bà Nà – Núi Chúa Quảng Nam

2.440,19

Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

04

Bắc Hướng Hóa Quảng Trị

23.486,00

Bảo tồn tài nguyên rừng tự nhiên và đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

05

Bắc Mê Hà Giang

9.042,50

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đá vôi, các loài đặc hữu, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

06

Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng

2.591,10

Bảo vệ rừng tự nhiên, đa dạng sinh học và cảnh quan – môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

07

Bát Đại Sơn Hà Giang

5.534,80

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đá vôi, các loài đặc hữu, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

08

Bát Xát Lào Cai

18.637,00

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài động vật, thực vật quý, hiếm, đặc hữu.

Quy hoạch thành lập mới

09

Bình Châu Phước Bửu BR Vũng Tàu

10.263,00

Bảo vệ rừng tự nhiên ven biển và các loài động, thực vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

10

Cham Chu Tuyên Quang

15.262,30

Bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, Vượn đen, Nghiến và các loài sinh vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

11

Chí Sán Hà Giang

4.518,30

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài đặc hữu, quý, hiếm, cảnh quan môi trường.

Quy hoạch thành lập mới

12

Copia Sơn La

16.243,88

Phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

13

Đakrông Quảng Trị

37.681,00

Bảo tồn tài nguyên rừng tự nhiên và đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

14

Đồng Sơn – Kỳ Thượng Quảng Ninh

15.110,30

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi thấp, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

15

Ea Sô Đắk Lắk

21.194,90

Bảo vệ tài nguyên rừng và sinh cảnh các loài thú móng guốc quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

16

Hang Kia – Pà Cò Hòa Bình

5.257,77

Bảo vệ rừng tự nhiên núi đá vôi, Thông Pà Cò và các loài quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

17

Hồ Núi Cốc Thái Nguyên

6.000,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng, cảnh quan môi trường phát triển du lịch.

Quy hoạch thành lập mới

18

Hoàng Liên Văn Bàn Lào Cai

25.094,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi cao, các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu.

Quy hoạch chuyển tiếp

19

Hòn Bà Khánh Hòa

19.285,83

Bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

20

Hữu Liên Lạng Sơn

8.239,40

Bảo tồn hệ sinh thái rừng, các loài quý, hiếm và cảnh quan môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

21

Kẻ Gỗ Hà Tĩnh

21.768,80

Bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, phòng hộ lưu vực hồ Kẻ Gỗ.

Quy hoạch chuyển tiếp

22

Kim Hỷ Bắc Kạn

15.715,02

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài đặc hữu, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

23

Kon Chư Răng Gia Lai

15.446,00

Bảo tồn rừng tự nhiên, các loài: Vượn má hung, Chà vá chân xám, Mang lớn.

Quy hoạch chuyển tiếp

24

Krông Trai Phú Yên

13.775,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và các loài quý hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

25

Láng Sen Long An

2.156,25

Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long.

Quy hoạch chuyển tiếp

26

Lung Ngọc Hoàng Hậu Giang

2.805,37

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm, sinh cảnh một số loài chim, cá.

Quy hoạch chuyển hạng

27

Mường La Sơn La

17.000,00

Phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.

Quy hoạch thành lập mới

28

Mường Nhé Điện Biên

45.581,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng, nguồn nước phòng hộ đầu nguồn Sông Đà.

Quy hoạch chuyển tiếp

29

Mường Tè Lai Châu

33.775,00

Bảo tồn các loài động vật, thực vật quý, hiếm, rừng biên giới.

Quy hoạch chuyển tiếp

30

Na Hang Tuyên Quang

21.238,70

Bảo vệ rừng tự nhiên, loài Vượn đen, Nghiến, các loài quý, hiếm, đặc hữu.

Quy hoạch chuyển tiếp

31

Nà Hẩu Yên Bái

16.950,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, các loài quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

32

Nam Ka Đắk Lắk

19.912,30

Bảo vệ rừng tự nhiên và các loài loài đặc hữu, quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

33

Nam Nung Đắk Nông

12.307,80

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài quý, hiếm, phòng hộ đầu nguồn.

Quy hoạch chuyển tiếp

34

Ngọc Linh Quảng Nam

17.190,00

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài Sâm Ngọc Linh, Khiếu Ngọc Linh, Mang Lớn.

Quy hoạch chuyển tiếp

35

Ngọc Linh Kon Tum

38.008,66

Bảo vệ rừng, các loài quý, hiếm, đặc hữu và loài Sâm Ngọc Linh.

Quy hoạch chuyển tiếp

36

Ngọc Sơn – Ngổ Luông Hòa Bình

15.890,63

Bảo vệ rừng tự nhiên núi đá vôi, sinh cảnh loài Voọc quần đùi trắng.

Quy hoạch chuyển tiếp

37

Núi Ông Bình Thuận

23.834,00

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài động vật, thực vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

38

Phong Điền TT. Huế

41.508,70

Bảo tồn tài nguyên rừng tự nhiên và đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

39

Phong Quang Hà Giang

8.445,60

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài đặc hữu, quý, hiếm và cảnh quan môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

40

Phu Canh Hòa Bình

5.647,00

Bảo vệ rừng tự nhiên núi thấp và các loài động vật, thực vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

41

Pù Hoạt Nghệ An

34.589,89

Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và sinh cảnh sống cho Voi, Hổ, Sao la.

Quy hoạch chuyển tiếp

42

Pù Hu Thanh Hóa

22.688,37

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài động, thực vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

43

Pù Huống Nghệ An

40.186,50

Bảo vệ rừng tự nhiên và sinh cảnh sống cho các loài động vật hoang dã.

Quy hoạch chuyển tiếp

44

Pù Luông Thanh Hóa

17.171,53

Bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, Voọc quần đùi trắng và các loài quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

45

Sao la Thừa Thiên Huế TT. Huế

15.519,93

Bảo tồn tài nguyên rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, loài Sao La.

Quy hoạch chuyển hạng

46

Sông Thanh Quảng Nam

75.274,34

Bảo vệ rừng tự nhiên, bảo tồn Voi và phòng hộ đầu nguồn sông Vu Gia.

Quy hoạch chuyển tiếp

47

Sốp Cộp Sơn La

17.405,76

Phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

48

Tà Kóu Bình Thuận

8.407,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng sinh học và động vật hoang dã.

Quy hoạch chuyển tiếp

49

Tà Xùa Sơn La

16.673,19

Phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

50

Tây Côn Lĩnh Hà Giang

15.043,00

Bảo vệ rừng núi đá vôi, các loài đặc hữu, các loài quý, hiếm và cảnh quan môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

51

Tây Yên Tử Bắc Giang

12.172,20

Bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

52

Thần Sa – Phượng Hoàng Thái Nguyên

17.639,00

Bảo tồn hệ sinh thái rừng núi đá vôi, các loài đặc hữu, các loài quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

53

Thượng Tiến Hòa Bình

5.872,99

Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng sinh học.

Quy hoạch chuyển tiếp

54

Tiền Hải Thái Bình

12.500,00

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập nước, sinh cảnh một số loài chim di cư.

Quy hoạch chuyển tiếp

55

Văn Hóa Đồng Nai Đồng Nai

64.752,00

Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, di tích, lịch sử, cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

56

Vân Long Ninh Bình

2.235,00

Bảo vệ rừng tự nhiên núi đá vôi, sinh cảnh sống của loài Voọc quần đùi trắng.

Quy hoạch chuyển tiếp

57

Xuân Liên Thanh Hóa

23.815,50

Bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên và các loài động vật, thực vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

58

Xuân Nha Sơn La

21.420,10

Bảo vệ rừng tự nhiên, động, thực vật quý, hiếm, nước sản xuất, sinh hoạt và phòng hộ lưu vực sông Mã.

Quy hoạch chuyển tiếp

B

Khu Bảo tồn loài/sinh cảnh

81.126,21

01

Ấp Canh Điền Bạc Liêu

128,00

Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long.

Quy hoạch chuyển hạng

02

Bắc Sơn Lạng Sơn

1.088,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

Quy hoạch thành lập mới

03

Bảo tồn loài Thông nước Đắk Lắk

128,50

Bảo tồn sinh cảnh loài Thông Nước và các loài quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp Ea Ral+Trấp K’sơ

04

Chế Tạo (Mù Cang Chải) Yên Bái

20.108,20

Bảo tồn rừng tự nhiên, loài Vượn đen và các loài động vật, thực vật quý, hiếm.

Quy hoạch chuyển tiếp

05

Đắk Uy Kon Tum

659,50

Bảo tồn sinh cảnh các nguồn gen quý hiếm các loài Trắc, Giáng hương, Cẩm lai.

Quy hoạch chuyển tiếp

06

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam

17.484,36

Bảo tồn tài nguyên rừng tự nhiên, đa dạng sinh học và sinh cảnh loài Voi.

Quy hoạch thành lập mới

07

Mẫu Sơn Lạng Sơn

11.060,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường phát triển du lịch sinh thái.

Quy hoạch thành lập mới

08

Nam Động Thanh Hóa

646,95

Bảo tồn sinh cảnh tự nhiên của các loài thuộc ngành hạt trần quý hiếm.

Quy hoạch thành lập mới

09

Nam Xuân Lạc Bắc Kạn

4.155,67

Bảo vệ rừng tự nhiên, các loài đặc hữu, các loài quý, hiếm và cảnh quan môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

10

Sân chim Đầm Dơi Cà Mau

128,15

Bảo vệ sinh cảnh cho một số loài chim.

Quy hoạch chuyển tiếp

11

Sao La Quảng Nam Quảng Nam

15.380,00

Bảo tồn tài nguyên rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, loài Sao la, Hổ.

Quy hoạch thành lập mới

12

Sến Tam Quy Thanh Hóa

518,50

Bảo tồn sinh cảnh tự nhiên loài sến.

Quy hoạch thành lập mới

13

Trùng Khánh Cao Bằng

9.573,68

Bảo tồn hệ sinh cảnh cho loài Vượn cao vít.

Quy hoạch chuyển tiếp

14

Vườn chim Bạc Liêu Bạc Liêu

126,70

Bảo tồn sinh cảnh sống một số các loài chim.

Quy hoạch chuyển tiếp

III. KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN (VH-LS-MT)

95.530,53

 

01

ATK Định Hóa Thái Nguyên

8.758,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

02

Căn cứ Châu Thành Tây Ninh

190,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

03

Căn cứ Đồng Rùm Tây Ninh

32,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

04

Chàng Riệc Tây Ninh

10.711,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

05

Chiến thắng Núi Thành Quảng Nam

110,94

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

06

Chùa Thầy Hà Nội

17,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

07

Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương

1.180,90

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

08

Cù Lao Chàm Quảng Nam

1.490,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

09

Đá Bàn Tuyên Quang

119,60

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

10

Đền Bà Triệu Thanh Hóa

434,39

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

11

Đền Hùng Phú Thọ

538,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

12

Đèo Cả-Hòn Nưa Phú Yên

5.784,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

13

Đray Sáp-Gia Long Đắk Nông

1.515,20

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

14

DTLSVH Mỹ Sơn Quảng Nam

1.081,35

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

15

Đường Hồ Chí Minh Quảng Trị

5.237,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

16

Gò Tháp Đồng Tháp

289,69

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

17

Hàm Rồng Thanh Hóa

215,77

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

18

Hòn Chông Kiên Giang

964,70

Bảo tồn hệ sinh rừng tự nhiên, cảnh quan- môi trường.

Quy hoạch chuyển hạng

19

Hồ Lắc Đắk Lắk

10.284,30

Bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

20

Hồ Thăng Then Cao Bằng

372,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

21

Hoa Lư Ninh Bình

2.961,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

22

Hương Sơn Hà Nội

3.760,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

23

K9 – Lăng Hồ Chí Minh Hà Nội

234,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

24

Khu VH-LS Đông Triều Quảng Ninh

511,40

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

25

Khu VH-LS Yên Lập Quảng Ninh

33,50

Bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử của Bác.

Quy hoạch thành Lập mới

26

Kim Bình Tuyên Quang

210,08

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

27

Kinh Môn Hải Dương

323,40

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

28

Lam Kinh Thanh Hóa

169,50

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

29

Lam Sơn Cao Bằng

75,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

30

Lịch sử văn hóa Nam Trà My Quảng Nam

48,82

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

31

Mã Pì Lèng Hà Giang

298,40

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch thành lập mới

32

Mường Phăng Điện Biên

4.436,6

Bảo vệ di tích lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quy hoạch chuyển tiếp

33

Nam Hải Vân Đà Nẵng

2.269,90

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

34

Núi Bà Bình Định

2.384,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

35

Núi Bà Đen Tây Ninh

1.761,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

36

Núi Bà Rá Bình Phước

854,30

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

37

Núi Lăng Đồn Cao Bằng

1.149,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

38

Núi Nả Phú Thọ

670,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

39

Núi Sam (Châu Đốc) An Giang

171,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

40

Núi Thần Đinh (Chùa non) Quảng Bình

136,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

41

Núi Trường Lệ Thanh Hóa

138,91

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

42

Pắc Bó Cao Bằng

1.137,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

43

Quy Hòa- Ghềnh Ráng Bình Định

2.163,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

44

Rú Lịnh Quảng Trị

270,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

45

Rừng cụm đảo Hòn Khoai Cà Mau

701,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

46

Rừng VH-LS.TP Hạ Long Quảng Ninh

372,90

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử thành phố Hạ Long.

Quy hoạch thành lập mới

47

Săng Lẻ Tương Dương Nghệ An

241,60

Bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch thành lập mới

48

Suối Mỡ Bắc Giang

1.207,10

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, phát triển du Iịch sinh thái.

Quy hoạch thành lập mới

49

Tân Trào Tuyên Quang

3.892,70

Bảo vệ di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan, môi trường, phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

50

Thạnh Phú Bến Tre

2.584,00

Bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

Quy hoạch chuyển hạng

51

Thoại Sơn An Giang

370,50

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

52

Thác Bản Dốc Cao Bằng

566,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

53

Trà Sư An Giang

1.050,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

54

Trần Hưng Đạo Cao Bằng

1.143,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

55

Văn hóa-LS Nam Đàn Nghệ An

2.957,00

Bảo tồn di tích lịch sử quê hương Bác.

Quy hoạch thành lập mới

56

Văn hóa-LS Yên Thành Nghệ An

1.019,80

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch thành lập mới

57

Vật Lại Hà Nội

7,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

58

Vườn Cam Nguyễn Huệ Bình Định

752,00

Bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

59

Xẻo Quít Đồng Tháp

61,28

Bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Quy hoạch chuyển tiếp

60

Yên Lập Phú Thọ

330,00

Bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan, môi trường phát triển du lịch.

Quy hoạch chuyển tiếp

61

Yên Tử Quảng Ninh

2.783,00

Bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử.

Quy hoạch chuyển tiếp

IV. KHU RỪNG NCTNKH

10.838,16

 

1

TT KHSX LN Tây Bắc Sơn La

332,70

Nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, sản xuất lâm nghiệp.

Quy hoạch chuyển tiếp

2

TT NC giống Đông Bắc Bộ Vĩnh Phúc

589,10

Nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.

Quy hoạch chuyển tiếp

3

TT nghiên cứu Lâm Đặc Sản Quảng Ninh

227,52

Nghiên cứu, phát triển sản xuất lâm đặc sản rừng.

Quy hoạch chuyển tiếp

4

TT KHLN vùng TT Bắc Bộ Phú Thọ, Yên Bái

1054,05

Nghiên cứu, phát triển sản xuất lâm nghiệp vùng Đông Bắc, Trung tâm Bắc Bộ

Quy hoạch chuyển tiếp

5

Rừng NC thực nghiệm, Trường ĐHLN Hà Nội

73,62

Nghiên cứu, thực nghiệm, giáo dục đào tạo.

Quy hoạch chuyển tiếp

6

Viện NC giống và CN sinh học Hà Nội

215,10

Nghiên cứu giống và ứng dụng công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Quy hoạch chuyển tiếp

7

TT ứng dụng KHKT LN Bắc Trung Bộ Quảng Trị

872,38

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.

Quy hoạch chuyển tiếp

8

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Đà Lạt

348,00

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển lâm nghiệp vùng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Quy hoạch chuyển tiếp

Đà Lạt

106,00

Đăk Nông

3280,05

Gia Lai

1403,60

Gia Lai

415,60

Bình Thuận

145,50

9

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ B.Dương, B.Phước, Đồng Nai

690,79

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

Quy hoạch chuyển tiếp

Cà Mau, Bạc Liêu

1084,15

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC QUY HOẠCH HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG CẢ NƯỚC THEO 8 VÙNG SINH THÁI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Khu rừng đặc dụng

Diện tích
(ha)

Phân hạng

Địa điểm

A

VÙNG TÂY BẮC BỘ

01

Mường Nhé

45.581,00

BTTN

Điện Biên

02

Copia

16.243,88

BTTN

Sơn La

03

Sốp Cộp

17.405,76

BTTN

Sơn La

04

Tà Xùa

16.673,19

BTTN

Sơn La

05

Xuân Nha

21.420,10

BTTN

Sơn La

06

Mường La

17.000,00

BTTN

Sơn La

07

Ngọc Sơn – Ngổ Luông

15.890,63

BTTN

Hòa Bình

08

Hang Kia – Pà Cò

5.257,77

BTTN

Hòa Bình

09

Phu Canh

5.647,00

BTTN

Hòa Bình

10

Thượng Tiến

5.872,99

BTTN

Hòa Bình

11

Mường Tè

33.775,00

BTTN

Lai Châu

12

Mường Phăng

4.436,60

BVCQ

Điện Biên

13

Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Tây Bắc

332,70

NCTNKH

Sơn La

B

VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

01

Hoàng Liên

28.509,00

VQG

Lào Cai

02

Xuân Sơn

15.048,00

VQG

Phú Thọ

03

Ba Bể

10.048,00

VQG

Bắc Kạn

04

Tam Đảo

32.877,30

VQG

Vĩnh Phúc

05

Bái Tử Long

15.283,00

VQG

Quảng Ninh

06

Núi Phia Oắc – Phia Đén

10.245,60

VQG

Cao Bằng

07

Du Già-Cao nguyên đá Đồng Văn

15.006,30

VQG

Hà Giang

08

Hồ Núi Cốc

6.000,00

BTTN

Thái Nguyên

09

Hoàng Liên Văn Bàn

25.094,00

BTTN

Lào Cai

10

Bát Xát

18.637,00

BTTN

Lào Cai

11

Nà Hẩu

16.950,00

BTTN

Yên Bái

12

Na Hang

21.238,70

BTTN

Tuyên Quang

13

Kim Hỷ

15.715,02

BTTN

Bắc Kạn

14

Bát Đại Sơn

5.534,80

BTTN

Hà Giang

15

Bắc Mê

9.042,50

BTTN

Hà Giang

16

Phong Quang

8.445,60

BTTN

Hà Giang

17

Tây Côn Lĩnh

15.043,00

BTTN

Hà Giang

18

Chí Sán

4.518,30

BTTN

Hà Giang

19

Thần Sa – Phượng Hoàng

17.639,00

BTTN

Thái Nguyên

20

Hữu Liên

8.239,40

BTTN

Lạng Sơn

21

Đồng Sơn – Kỳ Thượng

15.110,30

BTTN

Quảng Ninh

22

Tây Yên Tử

12.172,20

BTTN

Bắc Giang

23

Chạm Chu

15.262,30

BTTN

Tuyên Quang

24

Nam Xuân Lạc

4.155,67

BTL/SC

Bắc Kạn

25

Chế Tạo (Mù Cang Chải)

20.108,20

BTL/SC

Yên Bái

26

Trùng Khánh

9.573,68

BTL/SC

Cao Bằng

27

Mẫu Sơn

11.060,00

BTL/SC

Lạng Sơn

28

Bắc Sơn

1.088,00

BTL/SC

Lạng Sơn

29

Đá Bàn

119,60

BVCQ

Tuyên Quang

30

Tân Trào

3.892,70

BVCQ

Tuyên Quang

31

Kim Bình

210,08

BVCQ

Tuyên Quang

32

Đền Hùng

538,00

BVCQ

Phú Thọ

33

Núi Nả

670,00

BVCQ

Phú Thọ

34

Yên Lập

330,00

BVCQ

Phú Thọ

35

Mã Pì Lèng

298,40

BVCQ

Hà Giang

36

Pắc Bó

1.137,00

BVCQ

Cao Bằng

37

Lam Sơn

75,00

BVCQ

Cao Bằng

38

Trần Hưng Đạo

1.143,00

BVCQ

Cao Bằng

39

Núi Lăng Đồn

1.149,00

BVCQ

Cao Bằng

40

Thác Bản Dốc

566,00

BVCQ

Cao Bằng

41

Hồ Thăng Then

372,00

BVCQ

Cao Bằng

42

ATK Định Hóa

8.758,00

BVCQ

Thái Nguyên

43

Suối Mỡ

1.207,10

BVCQ

Bắc Giang

44

Yên Tử

2.783,00

BVCQ

Quảng Ninh

45

Rừng văn hóa-lịch sử TP Hạ Long

372,90

BVCQ

Quảng Ninh

46

Khu VH-LS Yên Lập

33,50

BVCQ

Quảng Ninh

47

Khu VH-LS Đông Triều

511,40

BVCQ

Quảng Ninh

48

Trung tâm nghiên cứu giống Đông Bắc Bộ

589,10

NCTNKH

Vĩnh Phúc

49

Trung tâm nghiên cứu Lâm Đặc Sản

227,52

NCTNKH

Quảng Ninh

50

Trung tâm KH Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

1054,05

NCTNKH

Phú Thọ, Yên Bái

C

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

01

Ba Vì

9.696,35

VQG

Hà Nội

02

Cúc Phương

22.408,80

VQG

Ninh Bình

03

Xuân Thủy

7.100,00

VQG

Nam Định

04

Cát Bà

17.362,96

VQG

Hải Phòng

05

Vân Long

2.235,00

BTTN

Ninh Bình

06

Tiền Hải

12.500,00

BTTN

Thái Bình

07

Chùa Thầy

17,00

BVCQ

Hà Nội

08

Hương Sơn

3.760,00

BVCQ

Hà Nội

09

K9 – Lăng Hồ Chí Minh

234,00

BVCQ

Hà Nội

10

Vật Lại

7,00

BVCQ

Hà Nội

11

Hoa Lư

2.961,00

BVCQ

Ninh Bình

12

Kinh Môn

323,40

BVCQ

Hải Dương

13

Côn Sơn Kiếp Bạc

1.180,90

BVCQ

Hải Dương

14

Rừng thực nghiệm Đại học LN Việt Nam

73,62

NCTNKH

Hà Nội

15

Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học

215,10

NCTNKH

Hà Nội

D

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

01

Bến En

13.886,63

VQG

Thanh Hóa

02

Pù Mát

93.524,70

VQG

Nghệ An

03

Vũ Quang

52.741,50

VQG

Hà Tĩnh

04

Bạch Mã

37.487,00

VQG

TT.Huế

05

Phong Nha Kẻ Bàng

123.320,78

VQG

Quảng Bình

06

Pù Hu

22.688,37

BTTN

Thanh Hóa

07

Pù Luông

17.171,53

BTTN

Thanh Hóa

08

Xuân Liên

23.815,50

BTTN

Thanh Hóa

09

Pù Hoạt

34.589,89

BTTN

Nghệ An

10

Pù Huống

40.186,50

BTTN

Nghệ An

11

Kẻ Gỗ

21.768,80

BTTN

Hà Tĩnh

12

Bắc Hướng Hóa

23.486,00

BTTN

Quảng Trị

13

Đakrông

37.681,00

BTTN

Quảng Trị

14

Phong Điền

41.508,70

BTTN

TT. Huế

15

Sao la Thừa Thiên Huế

15.519,93

BTTN

TT. Huế

16

Sến Tam Quy

518,50

BTL/SC

Thanh Hóa

17

Nam Động

646,95

BTL/SC

Thanh Hóa

18

Đền Bà Triệu

434,39

BVCQ

Thanh Hóa

19

Lam Kinh

169,50

BVCQ

Thanh Hóa

20

Hàm Rồng

215,77

BVCQ

Thanh Hóa

21

Núi Trường Lệ

138,91

BVCQ

Thanh Hóa

22

Săng Lẻ Tương Dương

241,60

BVCQ

Nghệ An

23

Văn hóa-LS Nam Đàn

2.957,00

BVCQ

Nghệ An

24

Văn hóa-LS Yên Thành

1.019,80

BVCQ

Nghệ An

25

Núi Thần Đinh (Chùa non)

136,00

BVCQ

Quảng Bình

26

Rú Lịnh

270,00

BVCQ

Quảng Trị

27

Đường Hồ Chí Minh

5.237,00

BVCQ

Quảng Trị

28

TT ứng dụng KHKT LN Bắc Trung Bộ

872,38

NCTNKH

Quảng Trị

E

VÙNG NAM TRUNG BỘ

01

Sông Thanh

75.274,34

BTTN

Quảng Nam

02

Ngọc Linh

17.190,00

BTTN

Quảng Nam

03

Bà Nà – Núi Chúa

2.440,19

BTTN

Quảng Nam

04

Bà Nà – Núi Chúa

27.980,60

BTTN

Đà Nẵng

05

Bán đảo Sơn Trà

2.591,10

BTTN

Đà Nẵng

06

An Toàn

22.450,00

BTTN

Bình Định

07

Krông Trai

13.775,00

BTTN

Phú Yên

08

Hòn Bà

19.285,83

BTTN

Khánh Hòa

09

Sao La Quảng Nam

15.380,00

BTL/SC

Quảng Nam

10

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi

17.484,36

BTL/SC

Quảng Nam

11

Cù Lao Chàm

1.490,00

BVCQ

Quảng Nam

12

DTLSVH Mỹ Sơn

1.081,35

BVCQ

Quảng Nam

13

Chiến thắng Núi Thành

110,94

BVCQ

Quảng Nam

14

Lịch sử văn hóa Nam Trà My

48,82

BVCQ

Quảng Nam

15

Nam Hải Vân

2.269,90

BVCQ

Đà Nẵng

16

Vườn Cam Nguyễn Huệ

752,00

BVCQ

Bình Định

17

Núi Bà

2.384,00

BVCQ

Bình Định

18

Quy Hòa – Ghềnh Ráng

2.163,00

BVCQ

Bình Định

19

Đèo Cả-Hòn Nưa

5.784,00

BVCQ

Phú Yên

F

VÙNG TÂY NGUYÊN

01

Kon Ka Kinh

42.057,30

VQG

Gia Lai

02

Chư Mom Rây

56.003,00

VQG

KonTum

03

Yok Don

113.853,95

VQG

Đắk Lắk

04

Chư Yang Sin

66.980,20

VQG

Đắk Lắk

05

Bidoup-Núi Bà

56.436,00

VQG

Lâm Đồng

06

Tà Đùng

20.242,39

VQG

Đắk Nông

07

Kon Chư Răng

15.446,00

KBTTN

Gia Lai

08

Ea Sô

21.194,90

KBTTN

Đắk Lắk

09

Nam Ka

19.912,30

KBTTN

Đắk Lắk

10

Nam Nung

12.307,80

KBTTN

Đắk Nông

11

Ngọc Linh

38.008,66

KBTTN

Kon Tum

12

Đắk Uy

659,50

BTL/SC

Kon Tum

13

Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Thông nước

128,50

BTL/SC

Đắk Lắk

14

Hồ Lắc

10.284,30

BVCQ

Đắk Lắk

15

Đray Sáp-Gia Long

1.515,20

BVCQ

Đắk Nông

16

Viện KH Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

5.698,75

NCTNKH

Đắk Nông

G

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

01

Phước Bình

19.684,00

VQG

Ninh Thuận

02

Núi Chúa

29.865,00

VQG

Ninh Thuận

03

Cát Tiên

83.143,37

VQG

Đồng Nai

04

Bù Gia Mập

25.788,60

VQG

Bình Phước

05

Côn Đảo

19.830,70

VQG

BR Vũng Tàu

06

Lò Gò Xa Mát

19.156,00

VQG

Tây Ninh

07

Văn hóa Đồng Nai

64.752,00

KBTTN

Đồng Nai

08

Núi Ông

23.834,00

KBTTN

Bình Thuận

09

Tà Kóu

8.407,00

KBTTN

Bình Thuận

10

Bình Châu Phước Bửu

10.263,00

KBTTN

BR Vũng Tàu

11

Núi Bà Rá

854,30

BVCQ

Bình Phước

12

Chàng Riệc

10.711,00

BVCQ

Tây Ninh

13

Căn cứ Đồng Rùm

32,00

BVCQ

Tây Ninh

14

Căn cứ Châu Thành

190,00

BVCQ

Tây Ninh

15

Núi Bà Đen

1.761,00

BVCQ

Tây Ninh

16

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

1.774,94

NCTNKH

B.Dương, B.Phước.

H

VÙNG TÂY NAM BỘ

01

Tràm Chim

7.313,00

VQG

Đồng Tháp

02

U Minh Thượng

8.038,00

VQG

Kiên Giang

03

Phú Quốc

29.135,00

VQG

Kiên Giang

04

Mũi Cà Mau

41.862,00

VQG

Cà Mau

05

U Minh Hạ

8.528,00

VQG

Cà Mau

06

Thất Sơn

14.000,00

VQG

An Giang

07

Láng Sen

2.156,25

KBTTN

Long An

08

Lung Ngọc Hoàng

2.805,37

KBTTN

Hậu Giang

09

Ấp Canh Điền

128,00

BTL/SC

Bạc Liêu

10

Sân chim Đầm Dơi

128,15

BTL/SC

Cà Mau

11

Vườn chim Bạc Liêu

126,70

BTL/SC

Bạc Liêu

12

Hòn Chông

964,70

BVCQ

Kiên Giang

13

Thạnh Phú

2.584,00

BVCQ

Bến Tre

14

Xẻo Quít

61,28

BVCQ

Đồng Tháp

15

Gò Tháp

289,69

BVCQ

Đồng Tháp

16

Rừng cụm đảo Hòn Khoai

701,00

BVCQ

Cà Mau

17

Trà Sư

1.050,00

BVCQ

An Giang

18

Núi Sam

171,00

BVCQ

An Giang

19

Thoại Sơn

370,50

BVCQ

An Giang
QUYẾT ĐỊNH 1976/QĐ-TTG NĂM 2014 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 1976/QĐ-TTg Ngày hiệu lực 30/10/2014
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 30/10/2014
Cơ quan ban hành Thủ tướng chính phủ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản