QUYẾT ĐỊNH 2049/QĐ-BCT VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI NĂM 2018
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2049/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI NĂM 2018
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Công Thương triển khai kết quả Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2018.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Các Thứ trưởng; – Cổng thông tin điện tử; – Lưu: VT, TCCB. |
BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2049/QĐ-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1. Mục tiêu:
– Triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ được giao cho ngành Công Thương theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
– Triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ-TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội.
– Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, công tác thị trường nước ngoài và xúc tiến thương mại nhằm góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến các nước trên thế giới, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước;
– Triển khai và mở rộng các hoạt động hỗ trợ giao thương, tìm hiểu cơ hội, xúc tiến hợp tác sản xuất, đầu tư, … giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp của nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn/công ty đa quốc gia, các nhà sản xuất lớn, trong các ngành có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao và tạo ra kim ngạch xuất khẩu lớn, phù hợp với tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư, tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm quốc tế;
– Ưu tiên tập trung trao đổi, tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững nhóm hàng nông sản, hải sản, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp của Việt Nam đang có thế mạnh và khai thác hiệu quả các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia, nhất là các FTA được ký kết trong thời gian qua và chuẩn bị phê chuẩn trong thời gian tới như EVFTA, CPTPP,…
– Nghiên cứu, đề xuất biện pháp, nội dung hợp tác cụ thể để làm sâu sắc hơn, thiết thực hơn quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các đối tác chiến lược, các đối tác lớn, bạn hàng truyền thống, qua đó tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
2. Yêu cầu:
Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương quán triệt, đặc biệt là hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài bám sát những nội dung nhiệm vụ được giao, chủ động và tích cực triển khai thực hiện với nỗ lực cao nhất để phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ giao cho ngành Công Thương năm 2018 và các năm tiếp theo với mục tiêu tổng quát là: “Tăng trưởng kim ngạch Xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”.
– Thống nhất các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện thắng lợi 9 nhóm nhiệm vụ của ngành Công Thương đề ra tại Quyết định số 53/QĐ-BCT ngày 08/01/2018.
– Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ giữa Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành, địa phương thông qua công tác thị trường nước ngoài để thực hiện mục tiêu chung do Chính phủ đề ra trong việc phát triển kinh tế đất nước và hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại;
– Củng cố và tăng cường công tác Thương vụ, bảo đảm hiệu quả hoạt động của công tác Thương vụ nói chung và các Tham tán Thương mại nói riêng trong quá trình thực thi Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các thị trường ngoài nước tăng cường sự chủ động trong nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; kịp thời thông tin để Chính phủ, các bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.
Quán triệt tinh thần chung trong triển khai thực hiện kết quả Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2018 với chủ đề “Thương vụ Việt Nam tự tin hội nhập” để tập trung triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác xúc tiến thương mại và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu:
Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ (sau đây gọi tắt là các Vụ Thị trường nước ngoài) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài triển khai hiệu quả các biện pháp cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp và nghiên cứu chính sách, đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu và xúc tiến thương mại, cụ thể:
– Thường xuyên quán triệt và trau dồi nhận thức, xác định rõ sứ mệnh, nhiệm vụ của cơ quan Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại và đội ngũ Tham tán thương mại chuyên nghiệp, xoá bỏ tư tưởng nhiệm kỳ và đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
– Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để nắm bắt, nghiên cứu về cơ chế, chính sách nước sở tại và địa bàn công tác; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hội nhập, phát triển thị trường, hợp tác chuyển giao công nghệ, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp nhất là công nghiệp hỗ trợ, khai thác nguồn lực, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, chiến lược phát triển ngành, tái cơ cấu phục vụ tăng trưởng của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, các Vụ Thị trường ngoài nước bám sát diễn biến thị trường, đề xuất các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Từ nay đến năm 2020, bảo đảm cân đối xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 10%, kiểm soát nhập siêu dưới 3% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu và các Vụ Thị trường ngoài nước triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, các hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế; quản lý, kiểm soát nhập khẩu; cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại với các thị trường nhập siêu cao.
Cục Xúc tiến thương mại chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thông qua hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoạt động phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu thông qua chương trình Thương hiệu quốc gia nhằm quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu ngành hàng, sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và nhiều tiềm năng; lựa chọn và tập trung xây dựng thương hiệu cho một số ngành chủ lực như dệt may, thủy sản, nông sản,…
Các Vụ Thị trường ngoài nước, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ ngành và doanh nghiệp tổ chức đoàn đưa doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như; triển khai Đề án xuất khẩu gạo sang khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á trong khuôn khổ Đề án chiến lược xuất khẩu gạo bền vững của Bộ Công Thương; thực hiện Đề án xuất khẩu rau, quả sang khu vực Trung Đông; Đề án đưa hàng Việt Nam trực tiếp vào hệ thống phân phối, hệ thống siêu thị một số nước trong khu vực; Tổ chức các đoàn doanh nghiệp các nước vào Việt Nam tham gia các hội chợ, gặp gỡ đối tác, trực tiếp ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, Hội nhập quốc tế:
Vụ Chính sách thương mại đa biên có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ Thị trường ngoài nước, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Cục Phòng vệ thương mại thực hiện các nhiệm vụ:
– Đề xuất các nội dung hoạt động nhằm mở rộng và đưa các mối quan hệ với đối tác, trước hết là các nước láng giềng, nước có kim ngạch thương mại trên 2 tỷ USD, các đối tác quan trọng, đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả. Tập trung tranh thủ sự hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực Việt Nam quan tâm và các đối tác có thế mạnh về thương mại, đầu tư, công nghệ cao, phát triển bền vững, chuẩn bị tốt nội dung phục vụ các chuyến thăm chính thức của Lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước.
– Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác truyền thông về hội nhập, nhất là những nội dung cam kết mới, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội và thách thức, quyền lợi và nghĩa vụ trong các cam kết. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài. Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.
– Đối với các khu vực hội nhập, cần nghiên cứu thấu đáo, theo dõi sát tình hình của nước sở tại trong thực thi các cam kết hội nhập, trong khuôn khổ hợp tác đa phương, song phương, đặc biệt là các đối tác như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, ASEAN, Lào, Campuchia…
Các Thương vụ có trách nhiệm phối hợp và duy trì quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan hữu quan trong nước, đặc biệt là các đơn vị đầu mối trong Bộ Công Thương để nắm bắt kịp thời các chỉ đạo, định hướng mang tính trung và dài hạn; đồng thời phối hợp với các cơ quan trong nước, các Vụ Thị trường nước ngoài, các Cục: Xuất nhập khẩu, Xúc tiến thương mại để xây dựng, cập nhật kịp thời, hiệu quả hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về các đối tác thương mại, hệ thống thương mại, thị trường, chính sách nước sở tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong nước, các tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với các cơ sở dữ liệu, tạo mối tương tác hai chiều thuận lợi giữa các cơ quan của nhà nước với người dân, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước.
Các Thương vụ nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chung trong hệ thống cơ quan đại diện tại nước ngoài; đảm bảo môi trường làm việc công khai, dân chủ, đoàn kết, ổn định trong hoạt động của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.
Thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN; tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới. Tập trung nghiên cứu các vấn đề mới của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng tác động trong các khung khổ hợp tác khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, tác động tình hình kinh tế chính trị thế giới tới tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, thu hút các nguồn vốn. Đẩy mạnh vận động các nước công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
3. Công tác thông tin truyền thông
Văn phòng Bộ làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo và quản lý điều hành của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của ngành Công Thương cho hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; Các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, tập trung vào những vấn đề trọng tâm trong hoạt động của ngành Công Thương tới cộng đồng doanh nghiệp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Triển khai thực hiện
– Vụ Kế hoạch chủ trì phối hợp với các Vụ thị trường ngoài nước, các Cục: Xuất nhập khẩu, Xúc tiến thương mại xây dựng và giao chỉ tiêu định hướng kim ngạch xuất nhập khẩu, kế hoạch công tác hàng năm với các Thương vụ.
– Các Vụ thị trường ngoài nước, Cục Xúc tiến thương mại có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, yêu cầu các Thương vụ, Văn phòng xúc tiến thương mại định kỳ báo cáo thông tin thị trường, chính sách thương mại, công nghiệp, đầu tư của nước sở tại; tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp triển khai thực hiện.
– Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án về nhân sự của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, báo cáo Ban cán sự và Lãnh đạo Bộ.
– Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các Vụ: Pháp chế, Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành triển khai Luật Cơ quan đại diện sửa đổi và văn bản hướng dẫn thi hành;
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp chủ trì, phối hợp các Vụ Thị trường ngoài nước, Cục Xúc tiến thương mại rà soát, đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của Thương vụ, xây dựng đề án kiện toàn và nâng cao hệ thống cơ sở vật chất của Thương vụ và Văn phòng xúc tiến thương mại.
– Vụ Pháp chế chủ trì xây dựng đề án đánh giá tác động của các văn bản pháp luật mới được ban hành tới hoạt động của Thương vụ, các Tham tán thương mại.
– Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các Cục: Xuất nhập khẩu, Xúc tiến thương mại, Công nghiệp các Vụ: Thị trường ngoài nước, Khoa học công nghệ, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, các Thương vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các thị trường, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chính sách thương mại và công nghiệp nước sở tại.
– Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế phối hợp với các đơn vị trong nước định hướng phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong tổ chức, thực thi các cam kết hội nhập và khai thác các cơ hội của hội nhập thông qua các FTA một cách cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả cao cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và địa phương.
2. Giám sát – Đánh giá – Báo cáo
– Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo.
– Vụ Tổ chức cán bộ là đầu mối, chủ trì, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án, chương trình hành động; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động; theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các nội dung của Chương trình hành động, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động đề xuất gửi Bộ Công Thương thông qua Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT QUẢ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2049/QĐ-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan/ |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian |
1 |
Xây dựng chương trình hành động làm rõ mục tiêu, định hướng trong hoạt động của các cơ quan thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại và các Tham tán thương mại tại các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, bám sát chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, liên kết với các chương trình hành động khác của Chính phủ, đặc biệt là gắn với Chương trình hành động của ngành Công thương | Vụ Tổ chức cán bộ | Các Vụ: Kế hoạch, Chính sách thương mại đa biên, các Vụ thị trường ngoài nước, các Cục: Xuất nhập khẩu, Xuất tiến thương mại |
6/2018 |
2 |
Hoàn thiện đề án về nhân sự của các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, báo cáo Ban cán sự. | Vụ Tổ chức cán bộ | Các đơn vị liên quan |
7/2018 |
3 |
Tiếp tục rà soát, đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của thương vụ, phối hợp xây dựng đề án kiện toàn và nâng cao hệ thống cơ sở vật chất của thương vụ và cơ quan xúc tiến thương mại, căn cứ các quy định của pháp luật đề xuất, báo cáo để Bộ báo cáo Chính phủ các phương án đầu tư, bảo đảm điều kiện làm việc, hỗ trợ thực thi nhiệm vụ của các Tham tán thương mại và Thương vụ. | Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp | Các Vụ thị trường ngoài nước, Cục XTTM, Vụ Tổ chức cán bộ |
7/2018 |
4 |
Xây dựng đề án đánh giá tác động của các văn bản pháp luật mới được ban hành tới hoạt động của các cơ quan Thương vụ, các Tham tán thương mại | Vụ Pháp chế | Các Vụ thị trường ngoài nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp và các đơn vị liên quan |
2018-2020 |
5 |
Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về các đối tác thương mại, hệ thống thương mại, về thị trường, chính sách tại các nước. | Cục thương mại điện tử và Kinh tế số | Các Vụ thị trường ngoài nước, Vụ KHCN, các Cục: XNK, Xúc tiến TM, CN, VP BCĐ liên ngành HNQT về KT |
2018-2020 |
6 |
Tăng cường phối hợp với các đơn vị trong nước định hướng phối hợp với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài trong tổ chức, thực thi các cam kết hội nhập và khai thác các cơ hội của hội nhập thông qua các FTA một cách cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn nữa cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và địa phương. | Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế | Các đơn vị liên quan |
2018-2020 |
7 |
Xây dựng cơ chế kết nối công tác Thương vụ với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các Cơ quan trong nước | Vụ AP, AM | Các đơn vị liên quan |
9/2018 |
8 |
Xây dựng và giao chỉ tiêu định hướng kim ngạch xuất nhập khẩu, kế hoạch công tác hàng năm với các Thương vụ | Vụ Kế hoạch | các Vụ thị trường ngoài nước, Cục XNK, XTTM |
Tháng 12 hàng năm |
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT QUẢ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2049/QĐ-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan/ |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian |
1 |
Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu cá tra, cá ba sa của Việt Nam và chương trình quảng bá về gạo tại Philipine | Thương vụ Việt Nam tại Philipine | Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, các Cục: XNK, XTTM |
9/2018 |
2 |
Xây dựng phương án đăng ký và tuyên truyền công tác bảo vệ thương hiệu của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc | Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc | Các Thương vụ, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Cục XTTM |
9/2018 |
3 |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chính sách thương mại và công nghiệp của nước sở tại | Các Thương vụ và Văn phòng XTTM | Các Cục: XNK, XTTM, Công nghiệp, Cục TMĐT và KTS, các Vụ: Thị trường ngoài nước, KHCN, VP BCĐ liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, các Thương vụ |
12/2018 |
QUYẾT ĐỊNH 2049/QĐ-BCT VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI NĂM 2018 | |||
Số, ký hiệu văn bản | 2049/QĐ-BCT | Ngày hiệu lực | 12/06/2018 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Thương mại |
Ngày ban hành | 12/06/2018 |
Cơ quan ban hành |
Bộ công thương |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |