QUYẾT ĐỊNH 2075/QĐ-UBND NGÀY 08/11/2022 VỀ ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 08/11/2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2075/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 08 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Kết luận số 379-KL/Tngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện Công văn số 173-CV/BCS ngày 06/7/2022 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Kết luận số 379-KL/TU ngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 281/TTr-SYT ngày 12/10/2022 và Tờ trình số 287/TTr-SYT ngày 28/10/2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– TTTU, TT.HĐND tỉnh BTT UBMTTQVN tỉnh;
– CT, các PCT UBND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– LĐVP, các Phòng;
– Lưu: VT, P.KG-VX, T-15
12/10-01/11.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Trần Tuệ Hiền

 

ĐỀ ÁN

“NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
(Kèm theo Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề án

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được thể hiện qua nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành Y tế. Trong đó, thiết thực nhất vẫn là chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh và khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Đây chính là nội dung góp phần quyết định niềm tin của người dân đối với chính quyền và ngành Y tế trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Sau 25 năm tái lập tỉnh, công tác phòng, chống dịch bệnh và khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức trong phòng, chống dịch bệnh và khám bệnh, chữa bệnh vẫn luôn hiện hữu. Đó là khó khăn về nguồn nhân lực, phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất, ngân sách và đặc biệt nguy cơ phát sinh, diễn biến của các loại dịch bệnh ngày càng khó lường, trong đó có một số loại dịch bệnh mới nổi, nhất là đại dịch Covid-19 như hiện nay.

Công tác phòng, chống dịch bệnh cần phải được thực hiện từ sớm và chủ động, thường xuyên nhằm kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh xuất hiện, lan rộng trong cộng đồng, hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong, đặc biệt là các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh. Công tác khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo chất lượng sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giảm thiểu tử vong. Mặt khác, nâng cao năng lực, chất lượng công tác phòng, chống dịch bệnh và khám bệnh, chữa bệnh còn góp phần giữ vững an ninh, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, mang lại hạnh phúc cho người dân.

Vì vậy, việc ban hành Đề án “Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết, góp phần đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân trong tình hình mới.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

– Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

– Luật Bảo hiểm y tế năm 2008;

– Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

– Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014;

– Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

– Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

– Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện;

– Thông tư số 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xãthành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

– Quyết định số 1895/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện;

– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;

– Chương trình hành động số 17-CTr/Tngày 30/9/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;

– Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 11/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

– Kết luận số 379-KL/Tngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

– Công văn số 931-CV/Tngày 22/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

II. Thực trạng công tác phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh

1. Thực trạng chung về mạng lưới, nhân lực, cơ sở vật chất về y tế

1.1. Về mạng lưới và nhân lực y tế:

Tuyến tỉnh có 07 cơ quan, đơn vị[1] trực thuộc Sở Y tế. Tuyến huyện có 10 Trung tâm Y tế đa chức năng và 01 Trung tâm Y tế chỉ làm công tác y tế dự phòng và dân số – kế hoạch hóa gia đình (Phú Riềng[2]). Tuyến xã có 111 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (trong đó có 31 Trạm chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng và dân số – kế hoạch hóa gia đình và chỉ có 02 nhân viên y tế[3]).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có y tế ngành cao su, y tế lực lượng vũ trang và y tế tư nhân. Y tế công ty cao su có 04 Bệnh viện đa khoa. Y tế lực lượng vũ trang có Bệnh viện Quân Dân y 16, Phòng khám đa khoa Quân dân y Bình Phước, Bệnh xá Công an, Bộ đội Biên phòng.

Y tế công lập toàn tỉnh hiện có 3.788 người. Theo trình độ đào tạo, sau đại học có 238 người (chiếm 6,3%), đại học có 1.340 người (chiếm 35,5%), cao đẳng có 533 người (chiếm 14%), trung cấp có 1.411 người (chiếm 37,3%), số còn lại có 266 người (chiếm 6,9%). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 838 nhân viên y tế thôn, ấp, khu phố và 1.658 người là cộng tác viên dân số (trong đó nhân viên y tế thôn, ấp, khu phố kiêm nhiệm cộng tác viên dân số là 672 người). Toàn tỉnh đạt tỷ lệ 8,5 bác sĩ/10.000 dân. Trạm Y tế có bác sĩ đạt 100% (không tính các Trạm chỉ thực hiện chức năng dự phòng).

Y tế ngoài công lập toàn tỉnh hiện có 01 Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ, 22 Phòng khám đa khoa với tổng nhân lực 612 nhân viên, trong đó có 226 bác sĩ (06 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 26 bác sỹ chuyên khoa cp I) và 422 phòng khám chuyên khoa.

Năm 2020-2021, thu hút bác sỹ về tỉnh công tác là 30 người (bác sỹ đa khoa), đào tạo bác sỹ là 56 người (trong đó có 38 bác sỹ được đào tạo sau đại học). Tính đến tháng 8/2022, cử đi đào tạo 19 bác sỹ (trong đó có 14 bác sỹ cử đào tạo sau đại học).[4]

Đánh giá:

Công tác củng cố mạng lưới y tế, sắp xếp lại các đơn vị y tế đã đạt được những kết quả nhất định, nhất là sau khi Tỉnh Ủy ban hành Quyết định số 999-QĐ/Tngày 10/4/2018 và Quyết định số 1014-QĐ/Tngày 16/5/2018. Thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã góp phần giảm được số lượng đầu mối đơn vị ở tuyến tỉnh. Tuy nhiên, tuyến y tế cơ sở còn một số khó khăn, nhất là đối với 31 Trạm Y tế chỉ có 02 nhân viên y tế mỗi Trạm nên không thể đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động của Trạm cũng như tổ chức, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và dân số – kế hoạch hóa gia đình.

Số lượng, chất lượng nhân lực y tế chưa đảm bảo. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên có trình độ sau đại học còn thấp (6,3%). Tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân còn thấp 8,5 bác sỹ[5]. Giai đoạn 2016-2021, tổng số bác sỹ nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác là 144 người[6]. Hiện nay, toàn tỉnh thiếu khoảng 104 bác sỹ.

1.2. Cơ sở vật chất về y tế:

Giai đoạn 2016-2021, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị y tế tiếp tục được quan tâm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đưa vào sử dụng tòa nhà 9 tầng. Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đã và đang tiếp tục được đầu tư. Đầu tư xây mới 05 Trạm Y tế xã. Để phục vụ công tác chuyên môn, tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện, xã[7]. Hệ thống xử lý chất thải y tế đã được đầu tư cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế thị xã Bình Long, Phước Long[8].

Các đơn vị y tế khai thác hạ tng thông tin, đầu tư sử dụng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện, sử dụng phần mềm quản lý văn bản, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý khám, chữa bệnh và khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, phần mềm quản lý bệnh truyền nhiễm, phần mềm quản lý tiêm chủng, phần mềm báo cáo thống kê.

Đánh giá:

Cơ sở hạ tầng đảm bảo, đa số cơ sở y tế có trụ sở làm việc khang trang, các trang thiết bị y tế được bổ sung phục vụ công tác chuyên môn. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng để thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh[9], cơ sở vật chất của Trung tâm chưa đảm bảo tính thống nhất do một số khoa tiếp tục sử dụng trụ sở của các đơn vị (khi chưa sáp nhập) nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn. Trang thiết bị y tế chuyên khoa hiện đại ở một số đơn vị chưa nhiều để góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Y tế tuyến huyện và tuyến xã (y tế cơ sở) có nơi còn thiếu trang thiết bị chuyên môn.

2. Thực trạng về công tác phòng, chống dịch bệnh

Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, giáp với Tây Nguyên và có biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia nên ảnh hưởng nhiều đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Trên địa bàn tỉnh có các các loại dịch bệnh thường xuyên lưu hành như sốt xuất huyết, sốt rét (là tỉnh trọng điểm về sốt rét), lao,… Những năm qua, có sự xuất hiện trở lại các dịch bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván. Năm 2021, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta bùng phát, lây lan rất nhanh ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, nhất là khu vực Đông Nam bộ.

Trên địa bàn tỉnh xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên vào ngày 30/6/2021 và diễn biến phức tạp cho đến nay. Trước nguy cơ diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp, tập trung mọi nguồn lực vào công tác dự phòng, tăng cường công tác giám sát, cách ly, đồng thời đảm bảo mục tiêu kép là khống chế, thích ứng an toàn với dịch bệnh và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngoài dịch bệnh Covid-19, giai đoạn 2016-2021, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra. Những năm gần đây, sốt rét hàng năm đều đạt mục tiêu 3 giảm (số ca mắc, số ca tử vong giảm theo từng năm, không có dịch xảy ra). Sốt xuất huyết tuy không có dịch nhưng tình hình diễn biến khá phức tạp, số ca mắsốt xuất huyết tăng, giảm bất thường theo từng năm.

Công tác phòng, chống các bệnh như lao, phong cơ bản đạt yêu cầu, Khống chế tỷ lệ mắc bệnh lao là 92/100.000 dân (kế hoạch dưới 131/100.000 dân). Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao hàng năm duy trì đạt trên 85%. Đã đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong cấp tỉnh. Tỷ lệ phát hiện bệnh phong trong giai đoạn đạt 0,02/10.000 dân (đảm bảo chỉ tiêu là khống chế dưới 1/10.000 dân).

Về tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trung bình đạt 84,8%. Tỷ lệ tiêm vắc xin BCG phòng ngừa bệnh lao trung bình đạt 82,1%. Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ sinh hằng năm đạt 74,6%. Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh trung bình đạt 55,8%. Tiêm ngừa sởi cho trẻ em trung bình đạt 86,5%.

Về y tế học đường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 388 trường từ cấp học mầm non đến trung học phổ thông[10]. Do tinh giản biên chế khi thực hiện Quyết định số 999-QĐ/TU ngày 10/4/2018 của Tỉnh ủy, hiện chỉ có 89 trường có biên chế nhân viên y tế, còn 299 trường không có biên chế nhân viên y tế (các trường đang triển khai hợp đng để thực hiện nhiệm vụ của nhân viên y tế trường học theo Công văn số 1610/UBND-NC ngày 04/7/2022 của UBND tỉnh).

Đánh giá:

Công tác phòng, chống dịch bệnh đạt được những kết quả khả quan, các loại bệnh truyền nhiễm thông thường như sốt xuất huyết đã được khống chế kịp thời, không để dịch xảy ra. Tuy nhiên, khả năng ứng phó với tình hình diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, lây lan nhanh như dịch bệnh Covid-19 còn bộc lộ nhiều hạn chế. Còn lúng túng trong việc xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch ứng phó với tình hình diễn biến, các cấp độ dịch bệnh. Còn hạn chế trong việc dự báo khả năng diễn biến của dịch bệnh. Tỷ lệ tiêm chủng đạt còn thấp. Công tác y tế học đường gặp khó khăn do còn 299 trường không có biên chế nhân viên y tế trường học.

3. Thực trạng về công tác khám bệnh, chữa bệnh

Những năm qua, một số kỹ thuật mới, hiện đại đã tiếp tục được chuyển giao để phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Danh mục kỹ thuật giúp chẩn đoán và điều trị được thẩm định, phê duyệt bổ sung. Nhiều kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới, mang tính chuyên khoa sâu đã được thực hiện khá tốt. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai đơn vị thận nhân tạo, kỹ thuật mổ mắt pharco, phẫu thuật nội soi chuyên khoa về ngoại, sản, kỹ thuật thay khớp háng, … Một số Trung tâm Y tế như Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh thực hiện hiệu quả các phẫu thuật ngoại khoa loại II mà trước đây đơn vị chưa làm được. Công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đã từng bước triển khai nhiều kỹ thuật điều trị hiệu quả về y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện đúng quy định.

Tỷ lệ Trạm Y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt 72%; tuyến xã thực hiện danh mục mục dịch vụ kỹ thuật đạt dưới 70%; tuyến huyện thực hiện danh mục dịch vụ kỹ thuật đạt dưới 80%; tuyến tỉnh thực hiện danh mục dịch vụ kỹ thuật đạt dưới 75%; tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt 75%.

Về khám, chữa bệnh theo yêu cầu, năm 2020, UBND tỉnh phê duyệt Phương án khám, chữa bệnh theo yêu cầu cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Trung tâm Y tế thị xã Phước Long, Trung tâm Y tế thị xã Bình Long[11]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đã triển khai thực hiện[12]. Các Trung tâm Y tế thị xã Phước Long và Bình Long chưa triển khai thực hiện do còn khó khăn về nhân lực và thời gian qua phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công tác chống dịch Covid-19.

Đánh giá:

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực về phát triển chuyên môn, kỹ thuật nhưng chưa mang tính đột phá, chuyên sâu để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chẩn đoán và điều trị. Trên địa bàn tỉnh chưa có bệnh viện đạt tiêu chí bệnh viện hạng I, tuyến huyện chưa có bệnh viện hạng II. Tỷ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật còn thấp (dưới 90%). Tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt thấp (75%)[13].

Công tác thực hiện phương án khám, chữa bệnh theo yêu cầu được Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh tích cực triển khai thực hiện trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên số lượt khám chưa nhiều (6.494 lượt). Các Trung tâm Y tế thị xã Phước Long và Bình Long chưa chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phương án đã được phê duyệt.

(Phụ lục 1 – Tình hình một số dịch bệnh và khám, chữa bệnh).

4. Tồn tại, hạn chế

– Cơ quan chuyên môn chưa phát huy tốt vai trò nòng cốt, chưa tích cực, chủ động trong việc tham mưu hoặc phối hợp tham mưu, đề xuất, kiến nghị về chính sách y tế; chưa có sự sâu sát, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện; chưa xây dựng quy hoạch cán bộ nên dẫn đến không có đội ngũ cán bộ kế thừa; chưa xây dựng đề án vị trí việc làm để làm cơ sở xác định cơ cấu hợp lý về chức danh và biên chế công chức, viên chức; chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức.

Năng lực đội ngũ công chức y tế làm công tác tham mưu còn nhiều yếu kém, chất lượng các nội dung tham mưu chưa đảm bảo, thời gian chưa đúng tiến độ.

– Mạng lưới y tế cơ sở chưa phát triển đồng bộ về chuyên môn (có đơn vị chưa triển khai dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh – Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng). Bệnh viện Đa khoa tỉnh là đơn vị y tế chuyên sâu của tỉnh nhưng các chuyên khoa thuộc Bệnh viện như nội, ngoại, sản, nhi,… chưa phát triển để nâng cao năng lực khám và điều trị. Chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh và khám bệnh, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mạng lưới y tế ngoài công lập chưa phát triển, trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 01 bệnh viện đa khoa tư nhân.

– Chưa có sự liên kết với các bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh để hợp tác, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên môn cho các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh.

– Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, chưa chủ động giải quyết hoặc tham mưu giải quyết những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

5. Bài học kinh nghiệm

– Củng cố và phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Phát triển y tế chuyên sâu phải gắn liền với phát triển y tế cơ sở một cách đồng bộ. Phải kịp thời phát hiện và khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của y tế cơ sở.

– Phải đảm bảo đủ nguồn nhân lực y tế thông qua thực hiện tốt chính sách thu hút, đãi ngộ, tuyển dụng, đào tạo và xem đây là nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng mọi yêu cầu công tác. Cần thường xuyên rà soát nguồn nhân lực hiện có, dự báo tình hình hoặc nguy cơ thiếu hụt, mất cân đối để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với từng năm hoặc từng giai đoạn.

– Phải chuyển đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức trong quá trình lãnh đạo, điều hành của ngành Y tế; đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động chuyên môn đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội và nhu cu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.

– Phải chủ động trong việc kêu gọi, vận động tài trợ từ các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước để tạo thêm nguồn lực phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhất là các đơn vị y tế tuyến trên ở tất cả lĩnh vực và tiến hành ký kết, chuyển giao kỹ thuật.

– Phải đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

6. Dự báo tình hình

Bình Phước có vị trí địa lý giáp ranh với Tây Nguyên và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Với lợi thế về quỹ đất rộng nên Bình Phước có cơ hội nâng cao năng lực phát triển, cơ hội đầu tư, sự kết hợp, hỗ trợ các chức năng phát triển trong vùng kinh tế. Do đó, nền kinh tế của tỉnh được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2025 được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn có khả năng xảy ra và diễn biến phức tạp, để lại hậu quả khó lường về đời sống xã hội, kinh tế và sức khỏe của người dân. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, làm phong phú văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh nhưng cũng còn đó những phong tục, tập quán lạc hậu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người dân. Về y tế, dịch bệnh Covid-19 sẽ tiếp tục diễn biến kéo dài, có thể xuất hiện các biến thể mới trong những năm tới. Dự báo mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, bên cạnh các loại dịch bệnh đã và đang lưu hành như sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, uốn ván, bạch hầu, ho gà, lao, phong,… còn có khả năng phát sinh các loại dịch bệnh mới với tốc độ lây lan nhanh, trở thành đại dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Các nhóm bệnh không lây nhiễm như tim mạch, nội tiết, ung thư, bệnh nghề nghiệp,… có chiều hướng gia tăng. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế yêu cầu ngày càng cao. Xu hướng già hóa dân số ở nước ta cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết, trong đó có các vấn đề về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn liền với nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới. Vì vậy, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân ngày càng cao hơn.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

I. Quan điểm

1. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn liền với phát triển bền vững, thực hiện từng bước vững chắc, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

2. Phát triển hệ thống y tế đồng bộ, hài hòa giữa lĩnh vực dự phòng với lĩnh vực điều trị, giữa y tế cơ sở với y tế chuyên sâu. Triển khai các dịch vụ y tế chất lượng cao phải hướng tới sức khỏe người dân là trung tâm; đảm bảo công bằng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm mọi người dân đều tiếp cận thuận lợi với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là người dân ở khu vực khó khăn, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, trẻ em, người cao tuổi, công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Kiện toàn mạng lưới y tế theo hướng vừa đảm bảo sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn theo ngành dọc, vừa đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của cấp ủy, chính quyền các cấp. Khuyến khích xã hội hóa mạnh mẽ để tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển y tế.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh và khám bệnh, chữa bệnh. Cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế đồng thời đảm bảo phù hợp về cơ cấu, tỷ lệ chức danh chuyên môn giữa bác sỹ với điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phát triển mạng lưới y tế dự phòng và mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập theo hướng công bằng, hiệu quả; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025:

Về khám bệnh, chữa bệnh:

– Phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh lên hạng I; Bệnh viện Y học cổ truyền lên hạng II;

– Phát triển Trung tâm Y tế thị xã Phước Long, Trung tâm Y tế thị xã Bình Long lên bệnh viện hạng II;

– 90% Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện.

Về y tế dự phòng:

– Đảm bảo ứng phó kịp thời, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch bệnh.

– Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 10%;

– 100% trẻ em được tiêm chủng;

– 100% người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

– 95% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

* Về nhân lực, giường bệnh và bảo hiểm y tế:

– Đào tạo bác sỹ sau đại học: 92 người, đại học: 60 người; thu hút bác sỹ sau đại học: 12 người và thu hút bác sỹ đại học chính quy: 80 người; tuyển dụng: 450 điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh;

– Tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân là 10 bác sỹ;

– Tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân là 32 giường;

– Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%;

2.2. Đến năm 2030:

Về khám bệnhchữa bệnh:

– Phát triển một số Trung tâm Y tế như: Lộc Ninh, Bù Đăng, Chơn Thành lên bệnh viện hạng II;

– Thành lập một số bệnh viện chuyên khoa công lập như Bệnh viện Sản – Nhi, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Tim mạch khi đủ điều kiện, phù hợp thực tế địa phương và đúng quy định về thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

– 100% Trạm Y tế có hoạt động khám, chữa bệnh thực hiện được trên 90% danh mục kỹ thuật của tuyến xã;

– Trên 90% Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện được trên 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện.

Về y tế dự phòng:

– Đảm bảo ứng phó kịp thời, hiệu quả với mọi tình huống dịch bệnh; phấn đấu không để dịch xảy ra, lan rộng;

– Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn dưới 9%;

– Duy trì 100% trẻ em được tiêm chủng;

– Duy trì 100% người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

– Trên 95% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

* Về nhân lực, giường bệnh và bảo him y tế:

– Tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân là 11 bác sỹ;

– Tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân là 35 giường;

– Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%;

Phần III

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về phát triển mạng lưới, nhân lực y tế

1.1. Về phát triển mạng lưới y tế

a) Củng cố, phát triển tổ chức mạng lưới y tế các tuyến, đảm bảo chất lượng, hiệu quả về hoạt động, công tác chuyên môn. Chú trọng phát triển y tế cơ sở, đặc biệt là vùng khó khăn, biên giới, nhiêu đồng bào dân tộc thiu số để đáp ứng chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh.

– Tại tuyến huyện, tiếp tục triển khai mô hình Trung tâm Y tế đa chức năng (trừ thị xã Phước Long và Bình Long), bao gồm y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dân số – kế hoạch hóa gia đình và các nhiệm vụ khác của ngành Y tế.

Đối với thị xã Phước Long và Bình Long: Sau khi nâng cấp lên thành Bệnh viện đa khoa hạng II, Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu quy định pháp luật và căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc thành lập Trung tâm Y tế để thực hiện chức năng y tế dự phòng và dân số – kế hoạch hóa gia đình theo quy định.

Phát triển Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng thành đơn vị đa chức năng, quy mô 50 giường bệnh vào năm 2023.

Về cơ quan tham mưu công tác quản lý nhà nước về y tế ở cấp huyện: Tạm thời thực hiện mô hình như hiện nay, không thành lập Phòng Y tế cho đến khi có chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

– Tại tuyến xã:

+ Đối với 80 Trạm Y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh: Tăng cường công tác giám sát, củng cố kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

+ Đối với 31 Trạm Y tế hiện nay chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng, dân số – kế hoạch hóa gia đình và chỉ có 02 nhân viên y tế: Tiến hành rà soát, tng kết quá trình hoạt động theo Quyết định số 999/QĐ-Tcủa Tỉnh ủy để làm cơ sở khoa học xem xét, từng bước chuyển thành Trạm Y tế thực hiện đầy đủ chức năng và bố trí số lượng biên chế phù hợp trong tổng số lượng biên chế sự nghiệp ngành Y tế được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tế của địa phương[14] (nht là các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố).

b) Đẩy mạnh xã hội hóa y tế, khuyến khích hợp tác công – tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu; kêu gọi, thực hiện chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư để phát triển các bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh.

1.2. Về phát triển nhân lực y tế

Bổ sung đủ số lượng, cơ cấu các chức danh chuyên môn phù hợp và nâng cao chất lượng công chức, viên chức y tế. Ưu tiên thu hút, tuyển dụng bác sỹ, nhất là bác sỹ có trình độ chuyên môn cao. Đẩy mạnh công tác đào tạo, hợp tác chuyển giao kỹ thuật chuyên môn từ các đơn vị y tế tuyến Trung ương, tuyến trên cho các đơn vị y tế trong tỉnh. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực và trình độ quản lý nhà nước, lý luận chính trị cho đội ngũ công chức, viên chức y tế.

Điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Đảm bảo tất cả các Trạm Y tế xã hoạt động với đầy đủ chức năng, có bác sỹ làm việc thường xuyên hoặc tăng cường, luân phiên từ tuyến trên về tuyến dưới và ngược lại để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật.

Sở Y tế có kế hoạch rà soát, nâng cao chất lượng đội ngũ y sĩ, điều dưỡng, cán bộ quản lý của Sở Y tế, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế, các Trung tâm Y tế cấp huyện.

Duy trì tốt hoạt động của y tế thôn, ấp; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế thôn, ấp để tham gia vào công tác truyền thông, vận động người dân, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, đặc biệt là trong phòng chống dịch bệnh; trang bị kiến thức và kỹ năng về tự bảo vệ và phòng các bệnh thường gặp bằng thuốc nam, phương pháp không dùng thuốc tại cộng đồng cho người dân.

(Phụ lục 2 – Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2021-2025).

2. Giải pháp về phòng, chống dịch bệnh

Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh; chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đối tượng chính sách. Đảm bảo hiệu quả, chất lượng công tác tiêm chủng mở rộng thông qua công tác đào tạo, tập huấn, trang bị hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin. Tổ chức theo dõi, quản lý, phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp. Kết hợp giữa phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu với điều trị các bệnh không lây nhiễm.

Tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, y tế học đường. Đổi mới công tác y tế học đường gắn với Trạm Y tế xã để Trạm Y tế xã phối hợp thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, cập nhật các thông số sức khỏe vào sổ sức khỏe điện tử của từng học sinh. Trước hết, ưu tiên đảm bảo cho các trường học mầm non, tiểu học công lập trên địa bàn tỉnh đều có nhân viên y tế trường học để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, bệnh; ngăn ngừa tai nạn, thương tích, các bệnh, tật về mắt, cột sống,… Và tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong học đường. Từng bước xem xét để các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có nhân viên y tế trường học với lộ trình phù hợp, đảm bảo hiệu quả.

Đảm bảo công tác lập hồ sơ sức khỏe và tổ chức theo dõi quản lý sức khỏe đến từng người dân tại Trạm Y tế xã, mỗi người dân có 01 hồ sơ sức khỏe điện tử tại Trạm Y tế xã và kịp thời cập nhật các thông số sức khỏe vào sổ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tổ chức hoạt động theo đúng nguyên lý y học gia đình tại tuyến xã. Thực hiện việc Trạm Y tế xã kết ni, chuyển tuyến người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng, chống dịch bệnh gắn liền với công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình.

3. Giải pháp về khám bệnh, chữa bệnh

Triển khai các biện pháp phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; tăng cường quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm công bằng giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.

Về nhân lực tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh, không chỉ phát triển đội ngũ bác sỹ mà còn phát triển cả đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Do đó, phải chú ý đảm bảo tỷ lệ hợp lý, cân đi giữa bác sỹ với điều dưng, kỹ thuật viên.

Tập trung phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện để thu hẹp nhanh khoảng cách chênh lệch về năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu về khám bệnh, chữa bệnh của người dân ngay tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là vùng khó khăn, biên giới, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng, ưu tiên đầu tư các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập có đủ tim năng triển khai các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao. Tiếp tục tăng cường mở rộng, phê duyệt danh mục kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật cao trong công tác khám bệnh, chữa bệnh gắn với việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả phương án khám, chữa bệnh theo yêu cầu đã được UBND tỉnh phê duyệt cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Trung tâm Y tế thị xã Phước Long, Trung tâm Y tế thị xã Bình Long. Thực hiện tốt các nội dung của Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2021-2025” đã được phê duyệt.

Tăng cường thực hiện chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến y tế cơ sở, các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến dưới chủ động xây dựng kế hoạch chuyển giao kỹ thuật để hợp đồng với các bệnh viện tuyến trên thực hiện hỗ trợ.

4. Giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị

Ưu tiên ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế thông qua việc tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương; cân đối ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách; đồng thời, vận động tài trợ từ các nguồn vốn ODA, vốn phi Chính phủ, các nguồn vốn hp pháp khác.

Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập khi đã hoàn toàn tự chủ tài chính thì cân đối nguồn kinh phí tự chủ để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn nhằm giảm chi từ ngân sách nhà nước.

Tiếp tục rà soát hiện trạng cơ sở vật chất để đầu tư, nâng cấp. Đầu tư trang thiết bị y tế gắn liền với đào tạo cán bộ, phát triển danh mục kỹ thuật để đáp ứng chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ y tế. Danh mục trang thiết bị y tế cần phải được cung cấp, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu và năng lực chuyên môn để tránh lãng phí. Chỉ đầu tư cho những nơi thực sự có nhu cầu, có năng lực sử dụng, đọc, phân tích kết quả và áp dụng kết quả cho công tác chẩn đoán và điều trị.

Tăng cường kiểm tra, rà soát trang thiết bị của các cơ sở y tế để điều chuyển từ nơi thừa, các nơi không có nhu cầu hoặc không có khả năng sử dụng được sang nơi thiếu, nơi có khả năng sử dụng để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm đầu tư.

Chú trọng đầu tư, phát triển các Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện thuộc vùng khó khăn, biên giới, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả.

Giai đoạn 2022-2025, thực hiện Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh thông qua Kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh giao kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh giao kế hoạch vn đầu tư công năm 2022, tập trung đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh và phẫu thuật từ xa (trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các đơn vị tuyến dưới), xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, nâng cấp các Trung tâm Y tế thị xã Phước Long, huyện Lộc Ninh.

Nâng cấp Trung tâm Y tế thị xã Bình Long từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế theo Công văn số 681/TTg-KTTH ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông báo danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (đợt 2).

Giai đoạn 2026-2030, trên cơ sở đánh giá sơ kết Đề án vào năm 2025 và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 để tiếp tục đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế.

(Phụ lục 3 – Nhu cu đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế giai đoạn 2021-2025).

5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin

– Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong chẩn đoán và điều trị, hiện đại hóa kỹ thuật chn đoán hình ảnh, chẩn đoán hóa sinh, lý sinh, áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong điều trị về tim mạch, can thiệp nội soi, chỉnh hình, vi phẫu trong điều trị. Kết nối dữ liệu chẩn đoán cận lâm sàng trong hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh. Đẩy mạnh việc đào tạo chuyên khoa kết hợp mua sắm trang thiết bị theo quy định để triển khai các gói dịch vụ kỹ thuật mới theo phân tuyến kỹ thuật.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, trong đào tạo, tập huấn và khám bệnh từ xa; ứng dụng phần mềm quản lý thuốc, vật tư y tế; trin khai sử dụng bệnh án điện tử trong chẩn đoán, điều trị.

– Các bệnh viện triển khai hiệu quả phần mềm quản lý công tác khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo kết nối liên thông dữ liệu phục vụ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công toàn tỉnh.

– Thực hiện hiệu quả Đề án khám chữa bệnh từ xa trong ngành Y tế, quản lý hồ sơ sức khỏe người dân, người khuyết tật; thực hiện cập nhật các thông tin, chỉ số sức khỏe khi đi khám sức khỏe, chữa bệnh; có lộ trình phù hợp, từng bước thực hiện để tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ.

– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đạt mức ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác có liên quan.

6. Giải pháp về quản lý nhà nước và truyền thông, giáo dục sức khỏe

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế ở các cấp gắn với kiện toàn mạng lưới y tế theo quy định và phù hợp thực tiễn địa phương. Đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về y tế tư nhân. Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Phát huy hơn nữa sự năng động, sáng tạo, bản lĩnh, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tăng cường thực hiện phân cấp quản lý, tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn liền với trách nhiệm giải trình trong quá trình thực thi công vụ và nhiệm vụ chuyên môn.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra và thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử và y đức của cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế. Thực hiện công tác thi đua – khen thưởng đảm bảo kịp thời, công bằng, dân chủ.

Đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ cộng đồng an toàn.

II. Kinh phí thực hiện

Tổng dự toán kinh phí thực hiện giai đoạn 2022-2025 dự kiến là 505,34 tỷ đồng, trong đó:

1. Nguồn ngân sách Trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế giai đoạn 2022-2023): đã được bố trí 174 tỷ đồng (Phụ lục 3).

2. Nguồn ngân sách địa phương (gồm cả Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Đề án): dự kiến 331,34 tỷ đồng, bao gồm:

– Nguồn vốn đầu tư công: dự kiến 293,5 tỷ đồng (Phụ lục 3).

– Nguồn chi sự nghiệp y tế hằng năm theo phân cấp ngân sách, nguồn chi sự nghiệp đào tạo khác của ngân sách tỉnh, nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị và nguồn xã hội hóa do cá nhân đóng góp và nguồn thu khác: dự kiến 37,84 tỷ đồng (Phụ lục 2).

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

– Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án này.

– Chủ trì, tham mưu xây dựng chính sách về phụ cấp cho viên chức y tế công tác tại các nơi khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

– Xây dựng Kế hoạch hành động (hoàn thành trong tháng 11/2022) và các Kế hoạch chi tiết (hoàn thành trong tháng 12/2022) để triển khai thực hiện Đề án. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết Đề án vào năm 2025 và tổng kết Đề án vào năm 2030.

2. Sở Nội vụ

– Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh về chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế, ưu tiên chỉ tiêu thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của địa phương.

– Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh quyết định cử công chức, viên chức ngành Y tế đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn (xây dựng cơ bản tập trung, Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, đối ứng ODA,…) để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị cho ngành Y tế.

– Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tham mưu chính sách thu hút đầu tư về y tế, trong đó có thu hút đầu tư các bệnh viện ngoài công lập.

4. Sở Tài chính

Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí triển khai Đề án đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán đúng quy định.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

– Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tham mưu bổ sung số lượng biên chế nhân viên y tế còn thiếu trong các trường học công lập.

– Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai công tác y tế trường học.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Y tế để thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch xây dựng để bảo đảm nhu cầu đất xây dựng các cơ sở y tế theo Quy hoạch tng thể của tỉnh và ngành Y tế.

7. Sở Xây dựng

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn trình tự công tác lập quy hoạch xây dựng, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền.

8. Các sở, ban, ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch để phối hợp triển khai thực hiện Đề án.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

– Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án, hoàn thành trong tháng 12 năm 2022. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn. Phối hợp với Sở Y tế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án.

– Cân đối ngân sách theo phân cấp quản lý để bổ sung cho các đơn vị y tế thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn nhằm phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Trên đây là Đề án “Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nêu có khó khăn, vướng mc hoặc nhận thy có nội dung cần thiết sửa đổi, bổ sung, đề nghị báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH MỘT SỐ DỊCH BỆNH VÀ KHÁM, CHỮA BỆNH
(Kèm theo Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

STT

Nội dung

ĐV tính

2016

2017

2018

2019

2020

2021

I

Các loại dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng, chống Covid-19

 

 

 

 

 

 

 

 

– Số ca mắc

Ca

0

0

0

0

0

19.959

 

– Tử vong

Ca

0

0

0

0

0

48

2

Sốt rét

 

 

 

 

 

 

 

 

– Số ca mắc

Ca

1218

1453

1346

830

126

40

 

– Tử vong

Ca

0

1

1

0

0

0

3

Sốt xuất huyết

 

 

 

 

 

 

 

 

– Số ca mắc

Ca

3322

2315

3673

7989

1968

2763

 

– Tử vong

Ca

1

2

1

4

2

6

4

Phòng chống Lao

 

 

 

 

 

 

 

 

– Số ca mc mới

Ca

853

891

933

899

924

547

 

– Tỷ lệ điều trị khỏi

%

75

74,6

90

91,5

89,9

90,4

5

Phòng chống Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

– Mắc mới

Ca

2

2

3

1

0

1

 

– Quản lý

Ca

101

98

99

94

84

82

II

Tiêm chủng mở rộng

 

 

 

 

 

 

 

 

– Tiêm chủng đầy đủ

%

86,4

90

90

77,1

85,2

80,3

 

– Tiêm BCG ngừa lao

%

76,6

84

84

90

81,4

76,8

 

– Ngừa viêm gan B 24 giờ

%

51,1

51,2

33,2

66,4

80

52,7

 

– Ngừa sởi

%

86,5

86,5

96

82,6

85,3

82

 

– Ngừa uốn ván sơ sinh

%

74,4

74

69,7

67,5

100

61,7

III

Khám, chữa bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

– Số lần khám chữa bệnh

Lần

1.727.091

1.959.725

1.910.546

1.900.707

1.856.979

1.321.495

 

– Số lần khám chữa bệnh theo yêu cầu

Lần

 

 

 

 

 

6.494

 

– Số điều trị nội trú

Lần

105.695

106.134

117.650

128.674

105.416

90.546

 

– Ngày điều trị nội trú

ngày

542.052

532.147

576.612

583.038

492.416

419.168

 

– Công suất giường bệnh

%

75,8

71,5

71,5

61,1

52

55,2

 

PHỤ LỤC 2

NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày 08/111/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

ĐVT: tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu dự kiến

Đào tạo bác sĩ trình độ Sau đại học (SĐH)

Đào tạo bác sĩ (Đại học)

Dự toán kinh phí hỗ trợ hàng tháng đối với đào tạo

Thu hút bác sĩ có trình độ Sau đại học

Thu hút bác sĩ đa khoa hệ chính quy (Đại học)

Tổng

Chỉ tiêu

Dự toán

Chỉ tiêu

Dự toán

Đào tạo Sau đại học

Đào tạo Đại học

Chỉ tiêu

Dự toán

Chỉ tiêu

Dự toán

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

Năm 2022

23

2,3

15

1,92

0,89

0,63

3

0,74

20

2,98

9,46

2

Năm 2023

23

2,3

15

1,92

0,89

0,63

3

0,74

20

2,98

9,46

3

Năm 2024

23

2,3

15

1,92

0,89

0,63

3

0,74

20

2,98

9,46

4

Năm 2025

23

2,3

15

1,92

0,89

0,63

3

0,74

20

2,98

9,46

 

Tổng số giai đoạn 2022 – 2025

92

9,2

60

7,68

3,56

2,52

12

2,96

80

11,92

37,84

– Cột 4 = cột 3*50.000.000 đồng*2 (Đào tạo SĐH là 2 năm; học phí theo mức đóng của Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh là 50.000.000 đồng/năm).

– Cột 6 = cột 5*32.000.000 đồng*4 (Đào tạo bác sĩ 4 năm; học phí tính theo mức 32.000.000 đồng/năm của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).

– Ct 7 tính cho 10 tháng/1 năm học*2 năm.

– Cột 8 tính cho 10 tháng/1 năm học*4 năm.

 

PHỤ LỤC 3

NHU CẦU ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày 08/111/2022 của UBND tỉnh Bình Phước)

STT

Tên đơn vị/Dự án

Nội dung đầu tư

Thời gian thực hiện

Nguồn ngân sách
(tỷ đồng)

Nhu cầu kinh phí
(tỷ đồng)

Cơ sở vật chất

Trang thiết bị

NSĐP

NSTW

1

Dự án Khám chữa bệnh và phẫu thuật từ xa

 

x

2022

40

 

40

2023-2025

95

 

95

2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Dự án cầu nối và sân vườn)

x

 

2023-2025

20

 

20

3

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (giai đoạn II)

x

x

2022

4,3

 

4,3

2023-2025

44,2

 

44,2

4

Trung tâm Y tế thị xã Bình Long

x

x

2022-2023

 

174

174

5

Trung tâm Y tế thị xã Phước Long

x

x

2022

25

 

25

2023

20

 

20

6

Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh

x

x

2022

25

 

25

2023

20

 

20

Tổng cộng

 

293,5

174

467,5

Ghi chú:

– Nguồn ngân sách Trung ương đã được bố trí từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực y tế (theo Công văn số 681/TTg-KTTH ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

– Nguồn ngân sách địa phương từ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 (theo Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh, Quyết định số 1372/QĐ-UBND và Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh)./.

 


[1] Gồm: Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực thẩm, Bệnh viện Đa khoa tnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm.

[2] Vì chưa đảm bo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai các khoa thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.

[3] Thực hiện Quyết định số 999-QĐ/Tngày 10/4/2018 của Tỉnh ủy. Chơn Thành: 02 trạm (Minh Thành, TT Chơn Thành); Bù Gia Mập: 01 trạm (Phú Nghĩa); Lộc Ninh: 02 trạm (TT Lộc Ninh, Lộc Thái); Hớn Qun: 01 trạm (TT Tân Khai); Bình Long: 04 trạm (An Lộc, Phú Đức, Phú Thịnh, Hưng Chiến); Phước Long: 05 trạm (Phước Bình, Long Phước, Sơn Giang, Thác Mơ, Long Thủy); Bù Đăng: 02 trạm (TT Đức Phong, Bom Bo); Đồng Xoài: 08 trạm (Tân Thành, Tiến Thành, Tân Bình, Tân Đồng, Tân Xuân, Tân Thiện, Tân Phú, Tiến Hưng); Bù Đốp: 03 trạm (TT Thanh Bình, Thiện Hưng, Thanh Hòa); Đồng Phú: 03 trạm (TT Tân Phú, Thuận Phú, Tân Tiến).

[4] Thực hiện theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 16/12/2019 của HĐND tỉnh.

[5] Toàn quốc có tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân đạt 10,4 bác s.

[6] Gồm: Sở Y tế: 02; Bệnh viện Đa khoa tinh: 18; Bệnh viện Y học cổ truyền tnh: 7; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tnh: 11; Trung tâm Pháp y: 3; Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài: 09; Trung tâm Y tế thị xã Bình Long: 18; Trung tâm Y tế thị xã Phước Long: 17; Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành: 07; Trung tâm Y tế huyện Hớn Qun: 03; Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng: 06; Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp: 09; Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập: 10; Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh: 10; Trung tâm Y tế huyện Phú Riềng: 03; Trung tâm Y tế huyện Đồng Phú: 10.

[7] Từ nguồn vốn sự nghiệp y tế, vốn tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU) là 116 tỷ đồng.

[8] Từ nguồn vốn của WB, hệ thống xử lý chất thải y tế được đầu tư tổng kinh phí là 60,831 tỷ đồng.

[9] Thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

[10] Theo Sở GD&ĐT, Mầm non là 123 trường, Tiểu học 122 trường, Trung học cơ sở 107 trường, Trung học phổ thông 36 trường. Số trường không có nhân viên y tế: Mầm non 88 trường, Tiểu học 99 trường, THCS 88 trường, THPT 24 trường

[11] Quyết định số 2341/QĐ-UBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh phê duyệt cho Bệnh viện Đa khoa tnh, Quyết định số 2340/QĐ-UBND ngày 21/9/2020 của UBND tỉnh phê duyệt cho Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Quyết định số 2630/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh phê duyệt cho Trung tâm Y tế thị xã Phước Long, Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 22/10/2020 của UBND tỉnh phê duyệt cho Trung tâm Y tế thị xã Bình Long.

[12] Bệnh viện Đa khoa tnh thực hiện từ tháng 6/2021, Bệnh viện Y học cổ truyền tnh thực hiện từ tháng 4/2021.

[13] Báo cáo số 08/BC-HĐND-VHXH ngày 30/3/2021 của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg , năm 2020, tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe là 90%.

[14] Nhằm đảm bảo 31 Trạm y tế này thực hiện tốt chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu và cunứng kịp thời các dịch vụ kỹ thuật đơn giản nhất, tiện lợi nht, tiết kiệm nht cho người dân; đng thời, góp phần chủ động khắc phục những tồn tại, khó khăn trong công tác phòng, chng dịch bệnh.

QUYẾT ĐỊNH 2075/QĐ-UBND NGÀY 08/11/2022 VỀ ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
Số, ký hiệu văn bản 2075/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 08/11/2022
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Thể thao
Y tế
Ngày ban hành 08/11/2022
Cơ quan ban hành Bình Phước
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản