QUYẾT ĐỊNH 2140/QĐ-BNN-TCCB NĂM 2018 PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2140/QĐ-BNN-TCCB |
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo các Phụ lục kèm theo quyết định này.
Điều 2.
1. Danh mục chế độ báo cáo bãi bỏ theo Phụ lục I, II có hiệu lực ngay kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Giao Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản thông báo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo.
2. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị có liên quan xây dựng Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Bộ trưởng ký ban hành chậm nhất trong tháng 9 năm 2018.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Hà Công Tuấn |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN, BÃI BỎ, SỬA ĐỔI BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Báo cáo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước)
(Kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCCB ngày 06 tháng 6 năm 2018)
I. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ
1. Báo cáo thực hiện phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp
– Lý do: Các thông tin về phát triển kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị đều có thể có được từ các báo cáo thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của các địa phương gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 6, Mục II, Quyết định 1391/KH-BNN-TCLN ngày 29/04/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT như sau: Các đơn vị, địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện việc phát triển kinh tế hợp liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp của địa phương với Tổng cục Lâm nghiệp khi có yêu cầu.
2. Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế rừng sản xuất
– Lý do: Các số liệu báo cáo có thể lấy từ các nguồn khác.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm e, Khoản 1 và Điểm g, Khoản 5, Điều 21, Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 ban hành Quy chế Quản lý rừng sản xuất.
3. Báo cáo thực hiện Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên
– Lý do: Chính phủ đã ra Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
4. Báo cáo tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường
– Lý do: Tích hợp 02 báo cáo (Báo cáo tình hình quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và Báo cáo tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường) thành 01 Báo cáo công tác quản lý nuôi, trồng và khai thác động vật, thực vật hoang dã.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 3 Điều 10 Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
5. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
– Lý do: Tích hợp nội dung 3 báo cáo (Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Phương án Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; Báo cáo kết quả thực hiện Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng) thành 01 Báo cáo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng tại Phụ lục kèm theo Báo cáo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
6. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Phương án Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng
– Lý do: Tích hợp nội dung 3 báo cáo (Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Phương án Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; Báo cáo kết quả thực hiện Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng) thành 01 Báo cáo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn Phương án quản lý rừng bền vững.
+ Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Phương án Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng tại Phụ lục kèm theo Báo cáo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
7. Báo cáo thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến
– Lý do: Các hoạt động nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ thông qua chế biến giai đoạn 2014-2020 đều do Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì thực hiện, do đó các thông tin yêu cầu báo cáo có thể lấy tại Tổng cục Lâm nghiệp
– Kiến nghị thực thi: Bỏ yêu cầu các địa phương hàng năm phải báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tại mục 2, phần VI của Kế hoạch hành động ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/05/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
8. Báo cáo về khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản
– Lý do: Tích hợp nội dung 2 báo cáo (Báo cáo khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản; Báo cáo kết quả trồng rừng ven biển) vào cùng một nội dung Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi Điều 19, Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
+ Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo về khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản tại Phụ lục Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp; quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo và đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo.
9. Báo cáo kết quả trồng rừng ven biển
– Lý do: Tích hợp nội dung 2 báo cáo (Báo cáo khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản; Báo cáo kết quả trồng rừng ven biển) vào cùng một nội dung Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi quy định về chế độ báo cáo tại Văn bản số 1455/TCLN-KHTC ngày 2/10/2015 của Tổng cục Lâm nghiệp.
+ Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo kết quả trồng rừng ven biển tại Phụ lục Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp; quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo và đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo.
10. Báo cáo chứng nhận, xác nhận sản phẩm thủy sản khai thác
– Lý do: tích hợp nội dung báo cáo này trong Báo cáo tình hình hoạt động của cảng cá, sửa cơ quan thực hiện báo cáo từ Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ thành Tổ chức quản lý cảng cá báo cáo Tổng cục Thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi quy định chế độ báo cáo tại Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác.
+ Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo chứng nhận, xác nhận sản phẩm thủy sản khai thác tại Phụ lục kèm theo Báo cáo tình hình hoạt động của cảng cá.
11. Báo cáo kết quả đăng ký, đăng kiểm
– Lý do: tích hợp nội dung báo cáo này trong Báo cáo về khai thác thủy sản và quản lý tàu cá.
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3 mục III Thông tư 02/2007/TT-BTS thành: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp và định kỳ trước ngày 25 hàng tháng hoặc khi có yêu cầu báo cáo Tổng cục Thủy sản về tình hình quản lý tàu cá qua phần mềm điện tử và theo mẫu được quy định tại phụ lục VI, VII, VIII ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS.
+ Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo Báo cáo số lượng tàu thuyền đăng ký, đăng kiểm tại Phụ lục kèm theo Báo cáo về tình hình quản lý tàu cá.
12. Báo cáo tổng hợp số lượng tàu cá cấp phép theo nghề
– Lý do: tích hợp nội dung báo cáo này trong Báo cáo về khai thác thủy sản và quản lý tàu cá;
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT và Điều 7 Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT.
+ Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo số lượng cấp phép theo nghề tại Phụ lục kèm theo Báo cáo tình hình tình hình khai thác thủy sản.
13. Báo cáo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi
– Lý do: Tích hợp nội dung chế độ báo cáo này vào báo cáo tình hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp quy định tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi quy định chế độ báo cáo tại Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2017 phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi.
14. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới về lĩnh vực thủy lợi
– Lý do: Tích hợp báo cáo này trong báo chung về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
15. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án và kế hoạch nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi
– Lý do: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và triển khai phần mềm hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành hệ thống thủy lợi toàn quốc. Do đó, toàn bộ số liệu về việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi đều được cập nhật và truyền liên tục qua phần mềm. Việc yêu cầu báo cáo này là không cần thiết.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi quy định chế độ báo cáo tại Quyết định số 784 và 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
16. Báo cáo kết quả áp dụng bộ chỉ số Benchmarking
– Lý do: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và triển khai phần mềm hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành hệ thống thủy lợi toàn quốc. Do đó, toàn bộ số liệu về việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi đều được cập nhật và truyền liên tục qua phần mềm. Việc yêu cầu báo cáo này là không cần thiết.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi quy định chế độ báo cáo tại Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL ngày 30/9/2013 về Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác công trình thủy lợi.
17. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn
– Lý do: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phần mềm hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành hệ thống công trình thủy lợi, trong đó các thông tin về số liệu mực nước, dung tích hồ chứa, tình hình xả lũ, xả nước đều được cập nhật trên hệ thống. Đối với mục đích thống kê tình hình thiệt hại do thiên tai thì đã có báo cáo hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tại tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNN-BKHĐT.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi quy định chế độ báo cáo tại Quyết định số 1580/QĐ-BNN-TCTL ngày 04/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
18. Báo cáo cập nhật số liệu mực nước, dung tích hồ chứa, tình hình xả lũ các hồ chứa có cửa van vào trang mạng www.httl.com.vn
– Lý do: Các địa phương cập nhật số liệu vào phần mềm hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành hệ thống thủy lợi toàn quốc (http://httl.com.vn).
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
19. Báo cáo kiểm đếm Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nông thôn
– Lý do: Báo cáo này thuộc Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả (giai đoạn 2016-2021) tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hai Chương trình này thực hiện trong giai đoạn 5 năm và được quản lý, thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (Sổ tay hướng dẫn là một bộ phận không tách rời của Hiệp định đã được ký kết giữa Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và WB).
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện chế độ báo cáo theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình.
20. Báo cáo công nhận, công nhận lại hoặc hủy bỏ hiệu lực công nhận nguồn giống; tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trên địa bàn
– Lý do: Bãi bỏ chế độ báo cáo này do thông tin về số lượng nguồn giống được công nhận, công nhận lại, hủy bỏ hiệu lực, Cục Trồng trọt đã nắm được qua quá trình người dân làm thủ tục công nhận nguồn giống cây giống, bình tuyển…. và Cục Trồng trọt thực hiện công bố danh sách các nguồn giống trên trang web của Cục.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 11, Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
21. Kết quả thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020
– Lý do: Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì ban hành, do đó, chế độ báo cáo này không thuộc phạm vi rà soát của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
22. Thông báo tình hình sinh vật gây hại (tuần, tháng)
– Lý do: Tích hợp các báo cáo (Tình hình sinh vật gây hại tuần, tháng; tình hình sinh vật gây hại vụ; tình hình sinh vật gây hại năm) vào nội dung Báo cáo tình hình sinh vật gây hại.
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi quy định về chế độ báo cáo tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.
+ Quy định cụ thể tần suất thực hiện chế độ báo cáo; xây dựng đề cương, biểu mẫu số liệu từng kỳ báo cáo.
23. Báo cáo tình hình sinh vật gây hại vụ
– Lý do: Tích hợp các báo cáo (Tình hình sinh vật gây hại tuần, tháng; tình hình sinh vật gây hại vụ; tình hình sinh vật gây hại năm) vào nội dung Báo cáo tình hình sinh vật gây hại.
– Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi quy định về chế độ báo cáo tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.
+ Quy định cụ thể tần suất thực hiện chế độ báo cáo; xây dựng đề cương, biểu mẫu số liệu từng kỳ báo cáo.
24. Báo cáo công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác
– Lý do: Quy định trước đây tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT thực hiện quản lý phân bón theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, do vậy cần tổng hợp danh sách các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác đã công bố hợp quy để công bố trên Website của cơ quan quản lý. Hiện nay, phương thức quản lý đã thay đổi theo hình thức công nhận lưu hành quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 nên không cần thiết phải tổng hợp danh sách.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
25. Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm phân bón hữu cơ và phân bón khác
– Lý do: Nội dung báo cáo này được quy định tại khoản 6, Điều 22 Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 20/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón, do vậy Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT đã bị bãi bỏ.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
26. Báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành (bảo vệ và kiểm dịch thực vật, phân bón, an toàn thực phẩm); tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo (quý, 6 tháng, năm)
– Lý do: Báo cáo này đã có nội dung trong Báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT được quy định tại Điều 6 Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 15/4/2015 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
27. Báo cáo danh sách cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo như: Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng VietGAP tại địa phương; Báo cáo về việc chứng nhận VietGAHP nông hộ: báo cáo kết quả áp dụng GAP khác và việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg thành một chế độ báo cáo chung mang tính tổng thể với các nội dung tình hình chứng nhận VietGAP, các GAP khác và tình hình chính sách hỗ trợ đã thực hiện; đảm bảo tính tổng thể, thống nhất, logic của các chế độ báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 11 Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành quy chế chứng nhận và quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
28. Báo cáo danh sách và hồ sơ năng lực Tổ chức chứng nhận VietGAP nông hộ
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo như: Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng VietGAP tại địa phương; Báo cáo về việc chứng nhận VietGAHP nông hộ: báo cáo kết quả áp dụng GAP khác và việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg thành một chế độ báo cáo chung mang tính tổng thể với các nội dung tình hình chứng nhận VietGAP, các GAP khác và tình hình chính sách hỗ trợ đã thực hiện; đảm bảo tính tổng thể, thống nhất, logic của các chế độ báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 11 Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành quy chế chứng nhận và quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
29. Báo cáo công tác quản lý nhà nước về số lượng, chất lượng dê đực giống trên địa bàn tỉnh, thành phố; địa bàn huyện
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo (báo cáo công tác quản lý nhà nước về số lượng, chất lượng dê đực giống; báo cáo quản lý nhà nước về chất lượng trâu đực giống; báo cáo về chất lượng bò đực giống; báo cáo quản lý nhà nước về chất lượng lợn đực giống) thành một nội dung báo cáo công tác quản lý nhà nước về số lượng, chất lượng con giống.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm đ khoản 2; Điểm c khoản 3 Điều 19 Quyết định số 108/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 (Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BNNPTNT ngày 20/7/2015).
30. Báo cáo công tác quản lý nhà nước về chất lượng trâu đực giống trên địa bàn tỉnh, thành phố; địa bàn huyện
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo như: báo cáo công tác quản lý nhà nước về số lượng, chất lượng dê đực giống; báo cáo quản lý nhà nước về chất lượng trâu đực giống; báo cáo về chất lượng bò đực giống thành một nội dung báo cáo số lượng, chất lượng con giống.
– Kiến nghị thực thi: Điểm đ khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 22 Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007 (Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BNNPTNT ngày 20/7/2015).
31. Báo cáo công tác quản lý nhà nước về chất lượng bò đực giống trên địa bàn tỉnh, thành phố; địa bàn huyện
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo như: báo cáo công tác quản lý nhà nước về số lượng, chất lượng dê đực giống; báo cáo quản lý nhà nước về chất lượng trâu đực giống; báo cáo về chất lượng bò đực giống thành một nội dung tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản quy định tại Công văn số 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm d khoản 2 và Điểm d khoản 3 Điều 23 Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 (Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BNNPTNT ngày 20/7/2015)
32. Báo cáo công tác quản lý nhà nước về chất lượng lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, thành phố
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo như: báo cáo công tác quản lý nhà nước về số lượng, chất lượng dê đực giống; báo cáo quản lý nhà nước về chất lượng trâu đực giống; báo cáo về chất lượng bò đực giống thành một nội dung báo cáo số lượng, chất lượng con giống.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm d khoản 2 và Điểm d khoản 3 Điều 19 Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 (Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BNNPTNT ngày 20/7/2015)
33. Báo cáo điều tra xử lý ổ dịch truyền lây giữa người và động vật
– Lý do: Đây là báo cáo đột xuất khi có phát sinh ổ dịch (không thuộc phạm vi rà soát chế độ báo cáo định kỳ).
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
34. Báo cáo công tác Quản lý an toàn thực phẩm (Cục Thú y)
– Lý do: Bãi bỏ báo cáo này do trùng nội dung báo cáo với báo cáo định kỳ về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm tại Công văn số 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; tích hợp các nội dung yêu cầu báo cáo vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng thông tin phục vụ công tác quản lý lĩnh vực thú y tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
35. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc thuốc thú y, kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y và các cơ sở kinh doanh thuốc thú y vi phạm trên địa bàn quản lý
– Phương án đơn giản hóa: Bãi bỏ báo cáo này do báo cáo này đã có nội dung trong Báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT được quy định tại Điều 6 Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 15/4/2015 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
36. Báo cáo kết quả thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm thủy sản không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản.
+ Xây dựng nội dung Báo cáo kết quả thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản tại địa phương tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.
37. Báo cáo kết quả kiểm tra việc tuân thủ, việc thực hiện quy định về truy xuất, thu hồi và xử lý sản phẩm nông sản không bảo đảm an toàn của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ Khoản 3 Điều 12 Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý nông lâm sản thực phẩm không đảm bảo an toàn và Khoản 3. Điều 7 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Xây dựng nội dung Báo cáo về kết quả kiểm tra việc tuân thủ, việc thực hiện quy định về truy xuất, thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.
38. Báo cáo tình hình cấp, kiểm tra CFS đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý
– Lý do: Thẩm quyền quản lý CFS đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đã được phân công tới các Tổng cục/Cục quản lý chuyên ngành trong Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng. Khi có yêu cầu, đơn vị đầu mối có thể đề nghị báo cáo đột xuất.
– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Khoản 5 Điều 13 Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
39. Báo cáo kết quả kiểm tra việc tuân thủ, việc thực hiện quy định truy xuất, thu hồi và xử lý thực phẩm thủy sản bị cảnh báo mất an toàn ở địa phương
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT (Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn).
+ Xây dựng nội dung báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ theo lĩnh vực ở địa phương về đơn vị được phân công tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.
40. Báo cáo tình hình quản lý xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm và các trường hợp vi phạm quy định
– Lý do: Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, đối tượng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT không thuộc đối tượng phải đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Khoản 3 Điều 15 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 quy định về đăng ký và xác nhận quảng cáo thực phẩm nông lâm thủy sản.
41. Báo cáo kết quả thực hiện Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ Khoản 3, Điều 21; khoản 8, Điều 22; khoản 5, Điều 23 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.
42. Báo cáo kết quả thực hiện Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ điểm c Khoản 2 và điểm e Khoản 3 Điều 13 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
+ Xây dựng nội dung Báo cáo kết quả thực hiện quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản.
43. Báo cáo tình hình triển khai Chỉ thị 13/CT-TT ngày 09/5/2016
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ quy định chế độ báo cáo tại Quyết định số 2218/QĐ-BNN-QLCL ngày 07/6/2016 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.
+ Xây dựng nội dung Báo cáo kết quả thực hiện trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
44. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng nội dung Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
45. Báo cáo tình hình thực hiện Kết luận số 11-KL/TW của Ban Bí thư
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng nội dung Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
46. Báo cáo giám sát tình hình nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi thuộc Chương trình giám sát dư lượng
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 6/10/2015 Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
+ Xây dựng nội dung Báo cáo giám sát tình hình nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi thuộc Chương trình giám sát dư lượng tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
47. Báo cáo kết quả hoạt động kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của địa phương
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản quy định tại Công văn 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
– Kiến nghị thực thi:
+ Bãi bỏ điểm a, điểm c Khoản 10 Điều 29 Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 9/10/2015 Quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
+ Xây dựng nội dung kết quả hoạt động kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của địa phương tại Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
48. Báo cáo Kết quả thực hiện Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La-Lai Châu (giai đoạn 1)
– Lý do: Văn phòng Tiểu ban Di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La đã kết thúc hoạt động từ 31/12/2017.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
49. Báo cáo Kết quả thực hiện Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La-Lai Châu (giai đoạn 2)
– Lý do: Văn phòng Tiểu ban Di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La đã kết thúc hoạt động từ tháng 31/12/2017.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
50. Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ muối
– Lý do: Tích hợp 2 báo cáo Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ muối và Báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu thành 01 Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất, nhập khẩu muối.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất, nhập khẩu muối tại Phụ lục kèm theo Báo cáo; quy định rõ thời gian chốt số liệu báo cáo; thời gian gửi báo cáo; tần suất báo cáo.
51. Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Lý do: Tích hợp nội dung báo cáo này trong Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch đổi mới phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, vì cùng thời điểm báo cáo định kỳ, nội dung, phạm vi, đối tượng báo cáo giống nhau.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện xây dựng mô hình thí điểm hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tại Đồng bằng sông Cửu Long tại Phụ lục kèm theo Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch đổi mới phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
52. Báo cáo mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
– Lý do: Tích hợp nội dung báo cáo này trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Phụ lục kèm theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
53. Báo cáo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
– Lý do: Tích hợp nội dung báo cáo này trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đến kỳ báo cáo; phương hướng, giải pháp thực hiện kỳ tới tại Phụ lục kèm theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
54. Báo cáo về phát triển nông thôn trên địa bàn
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo công tác năm của địa phương.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 9 Điều 2; khoản 6 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
55. Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định
– Lý do: Tích hợp vào báo cáo công tác năm của địa phương.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 29 Điều 2; khoản 17 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 168/2016/NĐ-CP
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương và biểu mẫu, tần suất để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ chưa quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, Thời điểm gửi báo cáo, Hình thức báo cáo, Đề cương và biểu mẫu, tần suất báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo và các đề cương, biểu mẫu báo cáo kèm theo.
2. Báo cáo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương và biểu mẫu, tần suất để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW chưa quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương và biểu mẫu, tần suất báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo và các đề cương, biểu mẫu báo cáo kèm theo.
3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; tần suất báo cáo; xây dựng đề cương và biểu mẫu, để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo riêng lẻ (khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản; trồng rừng ven biển,…) thành một nội dung trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; mẫu đề cương số liệu báo cáo.
4. Báo cáo công tác quản lý nuôi, trồng và khai thác động vật, thực vật hoang dã
– Phương án đơn giản hoá: quy định rõ các nội dung: tên báo cáo, nội dung báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, đề cương, biểu mẫu, tần suất và đơn vị gửi báo cáo để thống nhất thực hiện.
– Lý do: Tích hợp 02 báo cáo (Báo cáo tình hình quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và Báo cáo tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường) thành 01 báo cáo công tác quản lý nuôi, trồng và khai thác động vật, thực vật hoang dã.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; mẫu đề cương số liệu báo cáo.
5. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu, đối tượng phải thực hiện báo cáo để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014 chưa quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương và biểu mẫu, tần suất báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; mẫu đề cương số liệu báo cáo.
6. Báo cáo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
– Phương án đơn giản hoá: Đổi tên báo cáo kết quả thực hiện Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thành Báo cáo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, tần suất báo báo, đề cương, biểu mẫu, đối tượng phải thực hiện báo cáo để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Tích hợp nội dung 3 báo cáo (báo cáo kết quả Thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; báo cáo tình hình và kết quả thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; báo cáo kết quả thực hiện Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng) thành 01 Báo cáo về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, tần suất báo cáo, đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo.
7. Báo cáo hoạt động của cảng cá
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT; Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT; Thông tư 02/2007/BTS; Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT; Thông tư 25/2013/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
8. Báo cáo khai thác thủy sản và quản lý tàu cá
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT; Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT; Thông tư 02/2007/BTS; Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT; Thông tư 25/2013/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
9. Báo cáo về tình hình quản lý khai thác thủy sản
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT; Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT; Thông tư 02/2007/BTS; Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT; Thông tư 25/2013/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
10. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ chưa quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
11. Báo cáo tổng hợp tình hình triển khai Quyết định số 79/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Quyết định số 79/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ chưa quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, nội dung báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
12. Báo cáo kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa lũ
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất đổi tên báo cáo thành “Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi”.
– Lý do: Tên cũ chưa bao hàm hết nội dung và yêu cầu của báo cáo quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ cũng như Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa sắp tới ban hành thay thế Nghị định 72/2007/NĐ-CP.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
13. Báo cáo thực hiện Quỹ phòng chống thiên tai
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu; thời điểm gửi báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo; tần suất báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
14. Báo cáo tình hình chứng nhận VietGAP, các GAP khác và tình hình chính sách hỗ trợ đã thực hiện
– Phương án đơn giản hóa: Đổi tên Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng VietGAP tại địa phương thành Báo cáo tình hình chứng nhận VietGAP, các GAP khác và tình hình chính sách hỗ trợ đã thực hiện. Ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, tần suất báo cáo, hình thức báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Lý do: Lồng ghép các chế độ báo cáo như: Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng VietGAP tại địa phương; Báo cáo về việc chứng nhận VietGAHP nông hộ; Báo cáo kết quả áp dụng GAP khác và việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg thành một chế độ báo cáo chung mang tính tổng thể với các nội dung tình hình chứng nhận VietGAP, các GAP khác và tình hình chính sách hỗ trợ đã thực hiện. Lý do: Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg quy định phạm vi hỗ trợ các cơ sở gồm: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bao gồm VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) do Nông nghiệp và PTNT ban hành và các tiêu chuẩn GAP khác, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho áp dụng (gọi chung là VietGAP). Do đó gộp các loại báo cáo này đảm bảo tính tổng thể, thống nhất, logic của các chế độ báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
15. Báo cáo Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30/6/2016 chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
16. Báo cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm và trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủ sản trên đất trồng lúa
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
17. Báo cáo việc phát triển hồ tiêu bền vững
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Chỉ thị số 123/CT-BNN-TT ngày 08/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
18. Báo cáo tình hình sinh vật gây hại
– Phương án đơn giản hóa: Tích hợp các báo cáo (Tình hình sinh vật gây hại tuần, tháng; Tình hình sinh vật gây hại vụ; tình hình sinh vật gây hại năm) vào nội dung Báo cáo tình hình sinh vật gây hại. Quy định rõ tần suất thực hiện báo cáo; thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, nội dung đề cương đối với từng loại báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 71/2010/TT-BNN ngày 10/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo Báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo theo biểu mẫu tại Phụ lục 5, QCVN 01-38/2010.
19. Báo cáo về hoạt động công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất đổi tên báo cáo thành “Báo cáo tình hình hoạt động công bố hợp quy”, thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
– Lý do: Nội dung báo cáo này được quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
– Kiến nghị thực thi: Thực hiện theo Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
20. Báo cáo công tác quản lý nhà nước về chất lượng con giống (trâu, bò, dê, lợn giống)
– Phương án đơn giản hóa: Lồng ghép các chế độ báo cáo như: báo cáo công tác quản lý nhà nước về số lượng, chất lượng dê đực giống; báo cáo quản lý nhà nước về chất lượng trâu đực giống; báo cáo về chất lượng bò đực giống thành một nội dung báo cáo số lượng, chất lượng con giống.
– Lý do: Đảm bảo tính tổng thể, thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về giống vật nuôi; đây là hoạt động đặc thù được quản lý theo Pháp lệnh giống vật nuôi nên cần có hệ thống báo cáo chuyên biệt để các Cục chuyên ngành nắm bắt tình hình sản xuất của địa phương, kịp thời đưa ra các chỉ đạo, định hướng quản lý phục vụ sản xuất.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
21. Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
– Phương án đơn giản hóa: Quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo để đảm bảo đồng bộ, thống nhất về bảng, biểu số liệu, tạo điều kiện tích hợp, chia sẻ thông tin và giảm gánh nặng thực hiện báo cáo.
– Lý do: Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ chưa quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
22. Báo cáo định kỳ về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Công văn số 4486/BNN-QLCL ngày 31/5/2017 và công văn số 3741 /BNN-QLCL ngày 05/05/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi mẫu báo cáo định kỳ về công tác quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; cần sửa đổi đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo Báo cáo cho đầy đủ vì một số báo cáo khác sẽ được tích hợp vào nội dung báo cáo này.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
23. Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất, nhập khẩu muối
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Gộp 2 báo cáo Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ muối và Báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu thành 01 Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất, nhập khẩu muối.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; ban hành mẫu đề cương Báo cáo và biểu mẫu số liệu liệu báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất, nhập khẩu muối tại Phụ lục kèm theo Báo cáo.
24. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và tình hình thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, tần suất báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Gộp 2 báo cáo Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm tiếp theo và Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành 01 Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và tình hình thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
25. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
– Phương án đơn giản hóa: Ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, tần suất báo báo, hình thức báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Tích hợp nội dung 03 báo cáo (Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Báo cáo mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Báo cáo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia) thành 01 báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
26. Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất đổi tên “Báo cáo tái cơ cấu ngành nông nghiệp” thành ”Báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp”; cập nhật lại các thông tin theo Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020; ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020 chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
27. Báo cáo việc phối hợp công tác bảo đảm an ninh, an toàn ngành Nông nghiệp và PTNT
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BCA-BNNPTNT ngày 15/12/2015 chưa quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
28. Báo cáo kết quả hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 47/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 (hiện đang sửa đổi, bổ sung) chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
29. Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 32/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
30. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm gửi báo cáo, tần suất báo cáo, hình thức báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có quy định thời điểm chốt số liệu, đề cương và biểu mẫu báo cáo; nhưng chưa quy định thời điểm gửi báo cáo, tần suất báo cáo, hình thức báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; tần suất báo cáo; hình thức báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN
1. Công bố hiện trạng rừng cấp tỉnh
– Lý do: Quyết định 78/2002/QĐ/BNN-KL ngày 28/8/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
2. Báo cáo tình hình tàu cá hoạt động trên biển
– Lý do: Theo quy định tại Luật Thủy sản 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại vùng khơi (Điều 48); chấp thuận hoặc cấp phép cho tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam (Điều 54); được cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Điều 56); và quản lý nhà nước về kiểm ngư (mục d, điểm 2, Điều 101). Do vậy, tiếp tục duy trì chế độ báo cáo này và lưu hành dưới dạng “Mật”.
3. Báo cáo định kỳ diện tích nuôi trồng thủy sản
– Lý do: Công văn số 113/TY-TS ngày 20/01/2017 của Cục Thú y đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ dịch bệnh truyền lây giữa người và động vật
– Lý do: Điều 6 Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2014 hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, đã quy định cụ thể nội dung báo cáo, biểu mẫu đề cương báo cáo.
5. Báo cáo định kỳ tình hình dịch bệnh động vật
– Lý do: Khoản 7 Điều 7 tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 đã thống nhất thời điểm gửi báo cáo định kỳ là tuần đầu tiên của kỳ báo cáo tiếp theo. Căn cứ nội dung Thông tư trên, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 1455/TY-DT ngày 27/7/2016 hướng dẫn chốt thời điểm thống kê và các biểu mẫu báo cáo.
6. Báo cáo định kỳ dịch bệnh thủy sản
– Lý do: Công văn số 1246/TY-TS ngày 24/6/2016 của Cục Thú y đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo; thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo, đối tượng phải thực hiện báo cáo, tần suất báo cáo.
7. Báo cáo kết quả xét nghiệm bệnh động vật thủy sản
– Lý do: Công văn số 1245/TY-TS ngày 24/6/2016 của Cục Thú y đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
8. Báo cáo kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và triển khai kế hoạch
– Lý do: Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
9. Báo cáo Kết quả thực hiện Dự án ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện
– Lý do: Thông tư 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
10. Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình bố trí dân cư
– Lý do: Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
11. Báo cáo kết quả thực hiện công tác Theo dõi Đánh giá Nước sạch và VSMT nông thôn
– Lý do: Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
12. Báo cáo tiến độ công trình điều tra cơ bản
– Lý do: Quyết định số 1350/BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
13. Báo cáo tiến độ công trình quy hoạch
– Lý do: Quyết định số 1349/BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
14. Báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Lý do: Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo./.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN, BÃI BỎ, SỬA ĐỔI BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Báo cáo cá nhân/tổ chức gửi cơ quan nhà nước)
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 2018)
I. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ
1. Báo cáo về khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản
– Lý do: bãi bỏ báo cáo này do quá trình khai thác cá nhân, tổ chức đã phải làm bảng kê lâm sản gửi kiểm lâm để xác nhận nguồn gốc gỗ. Do đó, thông tin về khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản đã được cơ quan có thẩm quyền biết, kiểm soát.
– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 19 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 14/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn thủy sản
– Lý do: lồng ghép 02 báo cáo (Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn thủy sản và Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi) thành 01 báo cáo Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo báo cáo tình hình sản xuất thức ăn thủy sản tại Phụ lục báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản; giảm tần suất báo cáo; thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
3. Báo cáo Cập nhật số liệu mực nước, dung tích hồ chứa, tình hình xả lũ các hồ chứa có cửa van vào trang mạng www.httl.com.vn
– Lý do: các địa phương cập nhật số liệu vào phần mềm hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành hệ thống thủy lợi toàn quốc (http://httl.com.vn).
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng biểu mẫu số liệu báo cáo cập nhật số liệu mực nước, dung tích hồ chứa, tình hình xả lũ các hồ chứa có cửa van, trên cơ sở đó, giúp tổng hợp, báo cáo và hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, đảm bảo an toàn hệ thống thủy lợi.
4. Báo cáo kết quả áp dụng bộ chỉ số Benchmarking
– Lý do: hiện tại, Bộ Nông nghiệp đã xây dựng và triển khai phần mềm hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành hệ thống thủy lợi toàn quốc. Do đó, toàn bộ số liệu về việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi đều được cập nhật và truyền liên tục qua phần mềm.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
5. Báo cáo kiểm đếm Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nông thôn
– Lý do: báo cáo này thuộc Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả (giai đoạn 2016-2021) tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hai Chương trình này thực hiện trong giai đoạn 5 năm và được quản lý, thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (Sổ tay hướng dẫn là một bộ phận không tách rời của Hiệp định đã được ký kết giữa Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và WB).
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện chế độ báo cáo theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình.
6. Báo cáo khi có sự thay đổi
– Lý do: đây là báo cáo đột xuất khi có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức và lãnh đạo, chính sách, thủ tục, địa chỉ, điện thoại; do đó không thuộc phạm vi rà soát chế độ báo cáo định kỳ.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
7. Báo cáo về tên giống, địa điểm, diện tích, thời gian sản xuất thử giống cây trồng Nông nghiệp
– Lý do: lồng ghép thông tin báo cáo về tên giống, địa điểm, diện tích, thời gian sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp vào chế độ báo cáo kết quả khảo nghiệm giống cây trồng nông nghiệp.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
8. Báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm premix kháng sinh
– Lý do: chế độ báo cáo này hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
9. Báo cáo việc sử dụng, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh
– Lý do: lồng ghép các báo cáo (kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu; sử dụng, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh) vào 01 báo cáo chung là Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu và sử dụng, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh và quy định thống nhất thời gian chốt số liệu, biểu mẫu báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Đưa ra khỏi Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
10. Báo cáo hoạt động của cơ sở kiểm nghiệm
– Lý do: Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, một số nội dung tại các Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/04/2011; Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/08/2013 và Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 sẽ cần sửa đổi, bổ sung.
– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
11. Báo cáo về tình hình hoạt động thử nghiệm trong phạm vi được chỉ định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
– Lý do: Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, bãi bỏ các Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/04/2011; Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/08/2013 và Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012.
– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Khoản 8 Điều 24, Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
12. Báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy cho Cơ quan quản lý đã chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy
– Lý do: Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, bãi bỏ các Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/04/2011; Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/08/2013 và Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012.
– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Khoản 8 Điều 24 Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2011 Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Điểm n Khoản 2 Điều 21 Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
13. Báo cáo kết quả kiểm tra giám sát mối nguy an toàn thực phẩm
– Lý do: Để giảm tải báo cáo cho các doanh nghiệp và để đảm bảo tính khả thi, để các doanh nghiệp tự kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ sở và khi sản phẩm của cơ sở gây mất an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp mới phải báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Điểm d Khoản 5 Điều 24 Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/01/2013 quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối.
14. Báo cáo về hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản và muối dùng làm thực phẩm
– Lý do: Để giảm tải báo cáo cho các doanh nghiệp và để đảm bảo tính khả thi, để các doanh nghiệp tự kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ sở và khi sản phẩm của cơ sở gây mất an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp mới phải báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Khoản 1 Điều 32 Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
15. Báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy
– Lý do: Thống kê chồng chéo với các chế độ báo cáo khác như: Báo cáo hoạt động chứng nhận hợp quy lĩnh vực quản lý chất lượng; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động đánh giá phù hợp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; báo cáo hoạt động chứng nhận hợp quy trong lĩnh vực trồng trọt,…
– Kiến nghị thực thi: Tích hợp các nội dung vào trong cùng 01 báo cáo chứng nhận hợp quy.
II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu, đối tượng phải thực hiện báo cáo để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014 chưa quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu, đối tượng phải thực hiện báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; đề cương báo cáo và mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo; tần suất báo cáo.
2. Báo cáo các đề tài/dự án khoa học công nghệ cấp Bộ
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định hình thức báo cáo để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 đã quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo; nhưng chưa quy định hình thức gửi báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Bổ sung quy định hình thức gửi báo cáo qua phần mềm có tích hợp chữ ký số.
3. Báo cáo tình hình họat động trong phạm vi được chỉ định
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, hình thức báo cáo để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 đã quy định đề cương và biểu mẫu báo cáo, nhưng chưa quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đối tượng phải thực hiện báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
4. Báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, hình thức báo cáo để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 55/2012/TT-BNPTNT ngày 31/10/2012 đã quy định đề cương và biểu mẫu báo cáo, nhưng chưa quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đối tượng phải thực hiện báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ môi trường
– Phương án đơn giản hoá: Đề xuất ban hành quy định về thời điểm chốt số liệu báo cáo, hình thức báo cáo để bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2016 đã quy định đề cương và biểu mẫu báo cáo, nhưng chưa quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đối tượng phải thực hiện báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
6. Báo cáo chứng nhận VietGAP
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
7. Báo cáo tổng hợp kết quả chứng nhận hợp quy giống cây trồng
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
8. Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm giống cây trồng
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Điều 24 Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quy định thời điểm gửi báo cáo, nhưng chưa quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, hình thức báo cáo, chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
9. Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống cây trồng nông nghiệp
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định hình thức báo cáo, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Điểm d Khoản 1 Điều 6 Quyết định 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT mới quy định thời điểm gửi báo cáo, nhưng chưa quy định hình thức gửi báo cáo, chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
10. Báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định hình thức gửi báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ đã quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, tần suất, mẫu đề cương, biểu mẫu báo cáo (mẫu số 30, phụ lục I), nhưng chưa quy định hình thức gửi báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu, thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo, đề cương, biểu mẫu báo cáo.
11. Báo cáo tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, hình thức báo cáo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Điểm e Khoản 4 Điều 22 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT đã quy định thời điểm gửi báo cáo, đề cương, nội dung báo cáo (tại mẫu số 03/BVTV ban hành kèm theo thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT), nhưng chưa quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo, hình thức báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; hình thức báo cáo.
12. Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
– Phương án đơn giản hóa: Lồng ghép 02 báo cáo (Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn thủy sản và Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi) thành 01 báo cáo Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản; quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; quy định đề cương báo cáo; quy định bảng, biểu số liệu báo cáo; giảm tần suất báo cáo từ hàng tháng (12 lần/năm) xuống báo cáo theo quý (04 lần/năm) hoặc 6 tháng.
– Lý do: Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ chưa quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo; đồng thời giảm tần suất báo cáo nhằm giảm gánh nặng thực hiện báo cáo đối với đối tượng phải thực hiện báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
13. Báo cáo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
– Phương án đơn giản hóa: Quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo để đảm bảo đồng bộ, thống nhất về bảng, biểu số liệu báo cáo.
– Lý do: Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ chưa quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo Báo cáo.
14. Báo cáo kết quả áp dụng GAP khác và việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg
– Phương án đơn giản hóa: Quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo để đảm bảo đồng bộ, thống nhất về đề cương báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
15. Báo cáo về việc chứng nhận VietGAHP nông hộ
– Phương án đơn giản hóa: Quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo để đảm bảo đồng bộ, thống nhất về đề cương báo cáo, tạo điều kiện tích hợp, chia sẻ thông tin và giảm gánh nặng thực hiện báo cáo.
– Lý do: Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa quy định rõ thời điểm chốt số liệu báo cáo; đề cương báo cáo; bảng, biểu số liệu báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; xây dựng mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
16. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu và sử dụng, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Đối với Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y TW 1, 2, lồng ghép các báo cáo: kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu; sử dụng, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh vào một chế độ báo cáo chung và quy định thống nhất thời gian chốt số liệu, biểu mẫu báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; ban hành mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo.
17. Báo cáo kết quả hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 47/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo.
18. Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 chưa quy định thời điểm chốt số liệu hàng năm; chưa có đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu của các báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo.
19. Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia do Bộ quản lý
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm gửi báo cáo, hình thức báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT; Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN đã quy định thời điểm chốt số liệu, đề cương và biểu mẫu báo cáo; nhưng chưa quy định hình thức gửi báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó bổ sung quy định hình thức của các báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo.
20. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông
– Phương án đơn giản hóa: Đề xuất ban hành quy định thời điểm chốt số liệu, hình thức báo cáo để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình xây dựng báo cáo.
– Lý do: Thông tư số 49/2015/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2015 đã quy định đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu báo cáo; nhưng chưa quy định hình thức báo cáo, thời điểm gửi báo cáo.
– Kiến nghị thực thi: Xây dựng 01 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chế độ báo cáo định kỳ, trong đó thống nhất quy định thời điểm chốt số liệu báo cáo; đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu kèm theo.
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN
1. Báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã đăng ký
– Lý do: Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
2. Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón
– Lý do: Điểm đ, Khoản 1 Điều 43 Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ hàng năm kết quả hoạt động khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
– Lý do: Khoản 9 Điều 44 Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
4. Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
– Lý do: Điều 41 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
5. Báo cáo về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
– Lý do: Điều 46 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
6. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu kinh doanh thuốc thú y, vắc xin thú y
– Lý do: Công văn 818/TY-QLT ngày 28/4/2016 của Cục Thú y đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo.
7. Báo cáo tình hình xuất khẩu thuốc thú y
– Lý do: Công văn số 439/TY-QLT ngày 15/3/2017 của Cục Thú y đã quy định cụ thể các nội dung: tên báo cáo, thời điểm chốt số liệu báo cáo; thời điểm gửi báo cáo; hình thức báo cáo; nội dung báo cáo; đề cương báo cáo; biểu mẫu, số liệu báo cáo; đối tượng phải thực hiện báo cáo; tần suất báo cáo./.
QUYẾT ĐỊNH 2140/QĐ-BNN-TCCB NĂM 2018 PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | |||
Số, ký hiệu văn bản | 2140/QĐ-BNN-TCCB | Ngày hiệu lực | 06/06/2018 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Bộ máy hành chính |
Ngày ban hành | 06/06/2018 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Còn hiệu lực |