QUYẾT ĐỊNH 2178/QĐ-BCT NĂM 2016 PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM XÉT CHỌN, TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2017 THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐẾN NĂM 2020 DO BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2178/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM ĐỂ XÉT CHỌN, TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2017 THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐẾN NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương,
Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3439/QĐ-BCT ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020;
Căn cứ biên bản của Hội đồng tư vấn và xác định đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm thực hiện năm 2017 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 họp ngày 27 đến 30 tháng 4 năm 2016;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm để xét chọn, tuyển chọn thực hiện năm 2017 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 (chi tiết tại phụ lục kèm).
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Điều hành Đề án có nhiệm vụ thông báo tuyển chọn các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm theo Quy chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Điều hành Đề án và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Báo Công Thương (để đăng tin); – Cục TMĐT và CNTT (để đăng trên Website của Bộ); – Lưu: VT, KHCN. Tổ GV. |
KT. BỘ TRƯỞNG Cao Quốc Hưng |
DANH SÁCH
TỔNG HỢP ĐỀ TÀI/ DỰ ÁN SXTN ĐỂ XÉT CHỌN, TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2017
thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020
(Kèm theo Quyết định số: 2178/QĐ–BCT ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương)
I. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN (R-D)
STT |
Tên đề tài |
Định hướng mục tiêu |
Sản phẩm và yêu cầu của sản phẩm |
Ghi chú |
1 |
Nghiên cứu công nghệ sản xuất oligosaccharide có hoạt tính sinh học cao từ agar sử dụng trong công nghiệp thực phẩm | Mục tiêu: Xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được oligosaccharide có hoạt tính sinh học cao từ agar để ứng dụng trong sản xuất thực phẩm (thạch trái cây và bánh). | 1- Có chủng tái tổ hợp biểu hiện ngoại bào β-agarase (> 500U/L).
2- Công nghệ và mô hình thiết bị để sản xuất: – Chế phẩm β-agarase tái tổ hợp quy mô 80 lít/mẻ. – Chế phẩm neoagarooligosaccharide quy mô 300 kg nguyên liệu/mẻ. – Thực phẩm chứa neoagarooligosaccharide (thạch trái cây và bánh) quy mô 500 kg/mẻ. 3- Sản phẩm khác: 50 lít chế phẩm β-agarase tái tổ hợp (dạng kỹ thuật >1000 U/l và tinh khiết >1.000 U/g); 700 kg chế phẩm neoagarooligosaccharide (Có hoạt tính prebiotic và chống oxy hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm); 5.000 kg thạch trái cây; 2.000 kg bánh có chứa NAOS (Chứa 1% neoagarooligosaccharide; đảm bảo TCCL và an toàn thực phẩm). 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội. |
Tuyển chọn |
2 |
Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam | Mục tiêu: Xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được thức ăn nuôi ốc hương từ enzyme và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi nuôi ốc hương và hạn chế ô nhiễm môi trường. | 1- Công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thức ăn nuôi ốc hương giống từ enzyme và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam quy mô 500kg/giờ.
2- Công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thức ăn nuôi ốc hương thương phẩm từ enzyme và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam quy mô 500kg/giờ. 3- Sản phẩm khác: 10 tấn thức ăn công nghiệp nuôi ốc hương giai đoạn ương giống (Chỉ tiêu CLSP: Hàm lượng protein 45 %, lipid 10 %, độ ẩm 12%; FCR (qui khô) = 3,7); 30 tấn thức ăn công nghiệp cho ốc hương giai đoạn nuôi thương phẩm (Chỉ tiêu CLSP: Hàm lượng protein 40%, lipid 8%, độ ẩm 12%; FCR (quy khô) = 3,2). 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế – môi trường. |
Tuyển chọn |
3 |
Nghiên cứu ứng dụng enzyme để nâng cao năng suất và chất lượng giấy bao bì công nghiệp | Mục tiêu: Xây dựng được quy trình công nghệ xử lý bột giấy tái chế (OCC) bằng một số loại enzyme (esterase, cellulase, hemicellulase, α- amylase) để nâng cao chất lượng và hiệu suất vận hành dây chuyền thiết bị sản phẩm giấy bao bì công nghiệp. | 1- Công nghệ sử dụng enzyme (cellulase, hemicellulase và α- amylase) để biến tính xơ sợi và tăng tốc độ vận hành máy xeo trên 5% so với quy trình chuẩn bị bột giấy thông thường
2– Công nghệ sử dụng esterase để giảm trên 50% hàm lượng các chất bám dính (dạng macro sticky kích thước > 100µm) so với quy trình chuẩn bị bột giấy thông thường. 3- Sản phẩm khác: 1.000 tấn sản phẩm giấy bao bì công nghiệp có sử dụng enzyme (giấy carton sóng đạt 175 g/m2, độ chịu bục ≥ 3,6 kgf/cm2, độ chịu nén vòng theo chiều ngang ≥ 15,2 kf, độ hút nước của lớp mặt (Cobb60) ≤ 30 g/m2, độ ẩm 7 ± 2%). 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế – môi trường. |
Tuyển chọn |
4 |
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất tiêu đỏ, tiêu xanh và tiêu sọ bằng công nghệ enzyme | Mục tiêu: Thiết kế, chế tạo được thiết bị sản xuất tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu sọ bằng công nghệ enzyme để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm. | 1- Bản thiết kế thiết bị và hệ thống thiết bị sản xuất các loại tiêu (tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu sọ) bằng công nghệ enzyme quy mô 1.000kg nguyên liệu/ mẻ.
2- Hệ thống thiết bị sản xuất tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu sọ sử dụng công nghệ enzyme quy mô 1.000 kg nguyên liệu/mẻ. 3- Sản phẩm khác: 30 tấn (tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu sọ); Sản phẩm đạt TCCL xuất khẩu và ATTP theo quy định. 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế – môi trường. |
Tuyển chọn |
5 |
Nghiên cứu sản xuất đường trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm | Mục tiêu: Xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được đường trehalose từ tinh bột bằng enzyme tái tổ hợp (MTSase, MTHase) để thay thế sản phẩm ngoại nhập ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. | 1- Có chủng vi sinh vật tái tổ hợp sinh enzyme MTSase và MTHase có hoạt tính cao (120 U/ml).
2- Công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất: – Chế phẩm enzyme tái tổ hợp MTSase và enzyme MTHase có hoạt tính chuyển hóa tổng hợp trehalose cao (≥ 30.000 U/ml) quy mô 50 lít dịch lên men /mẻ. – Đường trehalose (Độ tinh sạch 98%) quy mô 500 kg nguyên liệu/mẻ. 3- Sản phẩm khác: 50 lít chế phẩm enzyme tái tổ hợp MTSase và enzyme MTHase có hoạt tính (≥ 30.000 U/ml); 6.000 kg đường trehalose (độ tinh sạch 98%; đảm bảo TCCL và an toàn thực phẩm theo quy định). 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội. |
Tuyển chọn |
6 |
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm giàu cantaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn bổ sung thức ăn để nâng cao chất lượng và màu sắc thịt cá hồi | Mục tiêu: Xây dựng được qui trình công nghệ, thiết bị và sản xuất được chế phẩm cantaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn bổ sung thức ăn để nâng cao chất lượng và màu sắc thịt cá hồi. | 1- Quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất chế phẩm giàu cantaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn (Độ tinh khiết ≥ 70%) quy mô 80-100 lit/mẻ.
2- Quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thức ăn nuôi cá hồi có bổ sung chế phẩm giàu cantaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn để để nâng cao chất lượng và màu sắc thịt cá hồi quy mô 500 kg/mẻ. 3- Sản phẩm khác: 30 kg chế phẩm giàu cantaxanthin từ vi khuẩn ưa mặn (Độ tinh khiết > 70%), đảm bảo TCCL và an toàn theo quy định; 20 tấn thức ăn chăn nuôi (Hàm lượng cantaxanthin: 10-20 g/1 kg thức ăn; sản phẩm đạt TCCL và an toàn theo quy định) đảm bảo nâng cao chất lượng và màu sắc thịt cá hồi. 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế – môi trường. |
Tuyển chọn |
7 |
Nghiên cứu công nghệ sản xuất β-Glucan kích thước phân tử lượng lớn bổ sung trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng | Mục tiêu: Xây dựng được quy trình công nghệ; thiết bị và sản xuất được thức ăn có β- Glucan phân tử lượng lớn (1000 – 5000 kda) để tăng cường miễn dịch, nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng tôm thẻ chân trắng. | 1 – Quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất β-Glucan có phân tử lượng lớn (1000 – 5000 kda) quy mô 100 nguyên liệu kg/mẻ.
2- Quy trình công nghệ và mô hình thiết bị ứng dụng β-Glucan có phân tử lượng lớn (1000 – 5000 kl dalton) sản xuất thức ăn nuôi trồng tôm thẻ chân trắng quy mô 500 kg/mẻ. 3- Sản phẩm khác: 50-70 kg β-Glucan có phân tử lượng lớn (1000 – 5000 kda; độ tinh khiết > 90%), đảm bảo TCCL và ATTP theo quy định; 50 tấn thức ăn nuôi trồng tôm thẻ chân trắng (Hàm lượng β- Glucan 250 mg – 1000mg/kg thức ăn; sản phẩm đạt TCCL và an toàn theo quy định); 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội. |
Tuyển chọn |
8 |
Nghiên cứu sản xuất thức ăn chăn nuôi thô xanh dạng lỏng bằng công nghệ vi sinh để nâng cao hiệu suất chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt lợn. | Mục tiêu: Xây dựng được quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được chế phẩm vi sinh vật có khả năng lên men nguồn thức ăn thô xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng lỏng (liquid feeding) nhằm nâng cao hiệu suất chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt trong chăn nuôi lợn thịt. | 1- Có chủng vi khuẩn tái tổ hợp có khả năng năng lên men nguồn thức ăn thô xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp;
2- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất sinh khối vi khuẩn để chế biến thức ăn thô xanh dạng lỏng (quy mô 300-350 lít/mẻ); 3- Có quy trình sản xuất thức ăn thô xanh dạng lỏng (bằng công nghệ lên men) quy mô 2-3 tấn/mẻ. 4- Sản phẩm khác: 1.000 lít chế phẩm vi sinh vật (Mật độ >108CFU/g mỗi loại, bảo quản 12 tháng ở nhiệt độ thường; an toàn trong sử dụng); 30 tấn thức ăn thô xanh sử dụng cho nuôi lợn thịt (đạt TCCL và an toàn nuôi lợn thịt theo quy định). 5- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 6- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội. |
Tuyển chọn |
9 |
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè giầu Gamma- Aminobutyric acid (GABA) bằng công nghệ lên men từ một số giống chè tại Việt Nam | Mục tiêu: Xây dựng được quy trình công nghệ; mô hình thiết bị và sản xuất được chè giầu hoạt tính sinh học Gamma-Aminobutyric acid (GABA) bằng công nghệ lên men để nâng cao giá trị kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm từ một số giống chè Việt Nam. | 1 – Có chủng vi sinh vật phù hợp công nghệ lên men chè để tạo Gamma- Aminobutyric acid;
2. Quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất chè giầu hoạt tính sinh học Gamma-Aminobutyric acid (GABA) bằng công nghệ lên men quy mô 250-300 kg nguyên liệu/mẻ. 2- Sản phẩm khác: 3.000 kg chè giầu hoạt tính sinh học GABA (Hàm lượng GABA: 180-200 mg/100 gr chè sản phẩm; đảm bảo TCCL và ATTP theo quy định). 3 – Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 4- Đánh giá hiệu quả kinh tế – môi trường. |
Tuyển chọn |
10 |
Nghiên cứu công nghệ sản xuất prodigiosin từ vi khuẩn tái tổ hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm | Mục tiêu: Có quy trình công nghệ; mô hình thiết bị và sản xuất được prodigiosin từ vi khuẩn. Ứng dụng để sản xuất một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm và tăng khả năng miễn dịch. | 1- Có chủng vi khuẩn gốc và chủng tái tổ hợp có khả năng sinh tổng hợp prodigiosin > 50 g/lít;
2- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất prodigiosin qui mô 100 lít nguyên liệu /mẻ; 3- Sản phẩm khác: 10 kg chế phẩm prodigiosin (dạng bột có độ tinh khiết trên 60% có hoạt tính sinh học và an toàn thực phẩm); 20.000 viên nang thực phẩm chức năng (chứa 0,5 mg prodigiosin/viên); 15.000 ống nước uống tăng lực (10ml/ống, chứa 10 mg/lít); các sản phẩm đảm bảo TCCL và ATTP theo quy định. 5- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 6- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội. |
Tuyển chọn |
11 |
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chế biến các sản phẩm từ dong đao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thải ô nhiễm môi trường | Mục tiêu: Xây dựng được các giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến các sản phẩm từ củ dong đao nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và giảm thải ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chế biến dong đao. | 1- Có chủng vi sinh vật phù hợp với công nghệ và chất lượng sản phẩm;
2- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị: – Mài bột dong đao (quy mô 8-10 tấn nguyên liệu /ngày) giảm 10- 20% nước, kết hợp thu bã làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm nuôi trồng nấm ăn. – Sử dụng bã thải dong đao để sản xuất nấm ăn quy mô 20-30 tấn/năm và nấm dược liệu quy mô 15-20 tấn/năm). – Xử lý các chất thải (từ các quá trình mài bột dong đao, sau trồng nấm và bùn hoạt tính,…) làm phân bón hữu cơ sinh học quy mô 8-10 tấn/mẻ. – Mô hình xử lý nước thải mài bột dong đao, quy mô 3-5 tấn nguyên liệu/ngày; Chất lượng nước thải sau xử lý đạt chuẩn B theo QCVN hiện hành. 3- Sản phẩm khác: 05 tấn nấm ăn; 03 tấn nấm dược liệu (polysacharid ≥5-10%), đảm bảo TCCL và an toàn thực phẩm; 20 tấn phân bón hữu cơ sinh học từ chất thải rắn mài bột dong đao sau tái chế (sản phẩm đạt các chỉ tiêu theo quy định). 4- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội. |
Tuyển chọn |
12 |
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất omega 6, 7, 9 từ vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm | Mục tiêu: ứng dụng công nghệ lên men để sản xuất sinh khối vi khuẩn tía quang hợp và công nghệ enzyme để sản xuất các axit béo không no (omega 6, 7, 9) sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm từ nguồn nguyên liệu trong nước. | 1– Có chủng vi khuẩn tía quang hợp có khả năng sinh omega 6, 7, 9 cao (70-80% tổng axit béo);
2- Có quy trình công nghệ sản xuất sinh khối vi khuẩn tía quang hợp (quy mô: 3-5m3/bể nuôi); 3- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất omega 6, 7, 9 từ vi khuẩn tía quang hợp (qui mô 10-15 kg nguyên liệu sinh khối tươi/mẻ. 4- Sản phẩm khác: 05 kg omega 6, 7, 9 (dạng dịch có độ tinh khiết trên 80%, đạt TCCL và ATTP theo quy định); 20.000 viên nang thực phẩm chức năng (Chứa 500 mg/viên); 15.000 ống chai nước uống 200 ml (Chứa 500 mg/chai); các sản phẩm đạt TCCL và ATTP theo quy định). 5- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 6- Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội. |
Tuyển chọn |
13 |
Nghiên cứu sử dụng nấm mục để sản xuất bio- composite từ dăm gỗ, rơm, rạ | Mục tiêu: Tuyển chọn được các chủng nấm mục phù hợp có khả năng phân hủy dăm gỗ, rơm rạ và ứng dụng để sản xuất vật liệu mới (bio-composite) thân thiện môi trường sử dụng trong lĩnh vực nội thất và xây dựng. | 1 – Có chủng nấm mục có khả năng phản giải cellulo và lignin của dăm gỗ, rơm, rạ (Hoạt tính: Cellulase ≥ 800 Ul/lít; lignin perosidase ≥ 60 Ul/lít; manganese peroxidase ≥ 0,5 UI/lít).
2- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất sinh khối nấm mục có khả năng phân hủy dăm gỗ, rơm, rạ (quy mô 150-200 kg nguyên liệu/mẻ). 3- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất vật liệu mới (bio- composite) thân thiện môi trường từ dăm gỗ và rơm, rạ (quy mô 4.000 – 5.000 m3/năm); 4- Sản phẩm khác: 500 kg sinh khối nấm mục có khả năng phân hủy dăm gỗ, rơm, rạ; 1.500 tấm bio-composite thân thiện môi trường (Kích thước: 60 cm x 60 cm x 3 cm; tính chất cách âm đáp ứng mức đạt yêu cầu trong TCXDVN 175:2005 (55 dB, A); cách nhiệt đáp ứng vật liệu cách nhiệt trong xây dựng có hệ số R=2,5m2.K/w). 5- Ứng dụng hoặc chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. 6– Đánh giá hiệu quả kinh tế- môi trường. |
Tuyển chọn |
II. DỰ ÁN SẢN XUẤT THỰC NGHIỆM
TT |
Tên đề tài |
Định hướng mục tiêu |
Sản phẩm và yêu cầu của sản phẩm |
Ghi chú |
1 |
Sản xuất dầu và nước uống từ quả gấc bằng công nghệ enzyme | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất sản phẩm thương mại (dầu gấc và nước gấc) bằng công nghệ enzyme nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm từ quả gấc Việt Nam. | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất các sản phẩm dầu và nước uống từ quả gấc (Hiệu suất thu hồi trên 60%) quy mô 200 kg nguyên liệu/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (Sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Công nghiệp thực phẩm. – Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH dược Tùng Lộc 2 |
2 |
Sản xuất tá dược tan (DE=5) từ tinh bột sắn bằng phương pháp enzym | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm tá dược tan (DE=5) từ tinh bột sắn bằng enzym cyclodextrin- glycosyltransferase thay thế sản phẩm nhập khẩu để sản xuất thực phẩm chức năng và cao dược liệu. | 1 – Có công nghệ và thiết bị hoàn thiện để sản xuất tá dược tan (DE=5) từ tinh bột sắn bằng cyclodextrin- glycosyltransferase quy mô 500 kg/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên Cứu và ứng dụng Sinh học Công nghệ Cao- Hibiotek. – Đơn vị phối hợp: 1. Viện CNSH-CNTP Đại học Bách Khoa Hà Nội. 2. Công ty Cổ phần Dược phẩm Novaco. |
3 |
Sản xuất mứt sệt từ một số loại quả Việt Nam bằng công nghệ enzyme | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm mứt sệt từ một số loại quả nhằm thay thế sản phẩm nhập khẩu, đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế cho một số loại trái cây Việt Nam. | 1- Có công nghệ và thiết bị hoàn thiện để sản xuất mứt quả dạng sệt quy mô 100-200 kg nguyên liệu/mẻ; sản xuất nhân bánh, nhân kẹo quy mô 1.000 kg/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định); 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội. |
4 |
Sản xuất thực phẩm giầu dinh dưỡng và năng lượng cao dùng cho bộ đội hoạt động trong điều kiện đặc biệt | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm (chứa axit amin, β-glucan từ nấm men và nấm dược liệu) và thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng dùng cho bộ đội hoạt động trong điều kiện đặc biệt. | 1 – Có quy trình công nghệ và thiết bị hoàn thiện để sản xuất axit amin, hoạt chất β-glucan từ nấm men và nấm dược liệu quy mô 500 kg nguyên liệu/mẻ; Quy trình công nghệ và thiết bị hoàn thiện để sản xuất thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng (chứa axit amin, hoạt chất β-glucan từ nấm men và nấm dược liệu) dùng cho bộ đội hoạt động trong điều kiện đặc biệt, quy mô 500 kg sản phẩm/ngày.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Hóa học vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. – Đơn vị phối hợp: Công ty Cổ phần 22, Tổng cục hậu cần, Bộ Quốc phòng. |
5 |
Sản xuất một số sản phẩm thực phẩm từ nhuyễn thể bằng công nghệ sinh học | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao từ nhuyễn thể bằng công nghệ sinh học nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho một số loại thủy sản Việt Nam | 1 – Có quy trình công nghệ và thiết bị hoàn thiện để sản xuất một số sản phẩm (bột dinh dưỡng từ ngao; nước uống từ hàu; mực nhồi ăn liền; bạch tuộc lên men) có giá trị dinh dưỡng cao, quy mô 500kg/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu hải sản. – Đơn vị phối hợp: 1. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thủy sản Quảng Ninh. 2. Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long 3. Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Ninh. |
6 |
Sản xuất chế phẩm CoQ10 từ Agrobacterium tumefaciens ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm CoQ10 từ Agrobacterium tumefaciens DPXS12 và thực phẩm chức năng có CoQ10 để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thay thế sản phẩm nhập khẩu. | 1- Có quy trình công nghệ, mô hình thiết bị hoàn thiện để sản xuất chế phẩm CoQ10 từ Agrobacterium tumefaciens DPXS12 quy mô 300 lít/mẻ; Sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang và nước uống tăng lực chứa CoQ10 quy mô 50 000 viên/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội. – Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH dược Tùng Lộc 2 |
7 |
Sản xuất bột gia vị dinh dưỡng từ cơ thịt sẫm màu cá Ngừ bằng công nghệ sinh học | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm bột gia vị dinh dưỡng từ cơ thịt sẫm màu cá Ngừ bằng phương pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong thu hoạch, chế biến cá Ngừ tại Việt Nam. | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất bột gia vị dinh dưỡng từ cơ thịt sẫm màu cá Ngừ bằng công nghệ sinh học quy mô 500 kg nguyên liệu/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3– Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. – Đơn vị phối hợp: 1. Công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng. 2. Công ty cổ phần thủy sản Nam Ô – Đà Nẵng. |
8 |
Sản xuất men lá bằng kỹ thuật cổ truyền để nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm cho rượu ngô Hà Giang | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm men lá ứng dụng trong sản xuất rượu ngô Hà Giang nhằm bảo tồn kỹ thuật cổ truyền, nâng cao hiệu suất, chất lượng và ATTP để đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm đặc sản của Hà Giang. | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất được men lá phù hợp công nghệ, chất lượng sản phẩm và ATTP theo quy định.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4– Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang. – Đơn vị phối hợp: Công ty Cổ phần Rượu Bia Hà Giang. |
9 |
Sản xuất chế phẩm giàu astaxanthin từ nấm men Xanthophyllomyces dendrorhous ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm astaxanthin và thực phẩm chức năng có astaxanthin từ nấm men Xanthophyllomyces dendrorhous tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thay thế sản phẩm nhập khẩu. | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất chế phẩm astaxanthin từ nấm men Xanthophyllomyces dendrorhous quy mô 300 lít/mẻ; Sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang chứa astaxanthin từ nấm men Xanthophyllomyces dendrorhous quy mô 50.000 viên/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Cơ điện NN & Công nghệ STH. – Đơn vị phối hợp: Công ty Cổ phần Nam Dược. |
10 |
Sản xuất sinh khối probiotic từ vi khuẩn Bifidobacterium sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm sinh khối từ vi khuẩn Bifidobacterium sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm, hạn chế và thay thế sản phẩm nhập khẩu | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất sinh khối probiotic từ vi khuẩn Bifidobacterium quy mô 350 lít/mẻ; Thực phẩm chức năng chứa vi khuẩn Bifidobacterium với quy mô 100.000 lọ/mẻ.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội. – Đơn vị phối hợp: Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. |
11 |
Sản xuất rượu Whisky từ malt đại mạch và nguyên liệu thay thế của Việt Nam | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa rượu Whisky từ malt đại mạch và nguyên liệu thay thế của Việt Nam. Sản phẩm có chất lượng tương đương ngoại nhập, hạn chế nhập khẩu và nâng cao giá trị kinh tế nông sản Việt Nam. | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất rượu whisky từ malt và ngô, gạo Việt Nam quy mô 150.000 – 200.000 lít/năm.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Công nghiệp thực phẩm. – Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH MTV Bia Rượu Eresson. |
12 |
Sản xuất chế phẩm vi khuẩn lactic sử dụng trong công nghiệp chế biến sữa chua chất lượng cao | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa chế phẩm vi khuẩn (giống khởi động vi khuẩn lactic) ứng dụng trong sản xuất sữa chua quy mô công nghiệp để khai thác có hiệu quả nguồn gen VSV quy hiện có và thay thế các chủng nhập khẩu. | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất chế phẩm vi khuẩn (giống khởi động vi khuẩn lactic) quy mô 500 lít/mẻ; Sản phẩm có chất lượng cao phù hợp công nghệ và chất lượng sản phẩm sữa chua lên men.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện VSV và Công nghệ sinh học. – Đơn vị phối hợp: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam. |
13 |
Sản xuất gôm gellan từ vi sinh vật ứng dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm gôm gellan tự nhiên và gôm gellan khử acyl từ vi sinh vật để nâng cao chất lượng và tăng thời gian bảo quản một số loại thực phẩm (thạch, bánh kẹo dẻo, mứt quả, nước giải khát xoài, táo, ổi, dưa hấu). | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất gôm gellan tự nhiên và gôm gellan khử acyl (quy mô 1.500 kg nguyên liệu/mẻ).
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Viện Cơ điện NN & Công nghệ STH. – Đơn vị phối hợp: Công ty cổ phần VINA – HTC. |
14 |
Sả xuất sinh khối rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) sử dụng trong công nghiệp thực phẩm | Mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm so với sâm Ngọc Linh trồng tự nhiên. Tạo sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao. | 1- Có quy trình công nghệ, thiết bị hoàn thiện để sản xuất nhanh sinh khối rễ tóc sâm Ngọc linh (quy mô 200-500 kg sinh khối rễ tóc sâm Ngọc linh tươi/mẻ); Thực phẩm chức năng (Viên nang, đồ uống chức năng, rượu) từ rễ tóc sâm Ngọc linh.
2- Có sản phẩm hoàn thiện (sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng; ATTP; bao bì sản phẩm,…theo quy định). 3- Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành công nghệ và thiết bị sản xuất. 4- Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 5- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. |
– Xét chọn.
– Đơn vị chủ trì: Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí Minh. – Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH Dược liệu Bảo Tâm. |
QUYẾT ĐỊNH 2178/QĐ-BCT NĂM 2016 PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM XÉT CHỌN, TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2017 THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐẾN NĂM 2020 DO BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 2178/QĐ-BCT | Ngày hiệu lực | 30/05/2016 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghệ thông tin |
Ngày ban hành | 30/05/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ công thương |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |