QUYẾT ĐỊNH 219/QĐ-TTG NĂM 2018 VỀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5 NĂM 2016-2020 CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 13/02/2018

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 219/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5 NĂM 2016 – 2020 CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 1855/QĐTTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh);

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016 – 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1Phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành điện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, xây dựng thành công hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, phục vụ khách hàng sử dụng điện với chất lượng dịch vụ ngày càng tt hơn.

2. Nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển thông qua việc sử dụng tối ưu mọi nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu quản lý vận hành và đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải và phân phối, kinh doanh bán điện.

II. NHIỆM VỤ CHÍNH

1. Đầu tư phát triển các dự án, công trình nguồn điện và lưới điện được giao trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các địa phương, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư. Nghiên cứu đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình điện.

2. Vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an ninh cung ứng điện và hiệu quả kinh tế vận hành hệ thống điện.

3. Thực hiện các nhiệm vụ được giao về đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các văn bản pháp lý và đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ thị trường điện lực cạnh tranh.

4. Thực hiện kế hoạch sắp xếp, tái cơ cấu các đơn vị thành viên của Tập đoàn theo Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đi đôi với phát triển thị trường điện bán buôn điện cạnh tranh.

5. Thực hiện đầu tư đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo góp phần đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện theo Chương trình mục tiêu cấp điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo.

6. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý vận hành hệ thống điện; xây dựng hệ thống điện vận hành linh hoạt có khả năng tự động hóa cao từ sản xuất, truyền tải tới phân phối điện.

7. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động; cải tiến công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ.

8. Đào tạo phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hiện đại hóa của Tập đoàn.

9. Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên (CBCNV), ổn định việc làm và cải thiện đời sống người lao động trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động.

III. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU

1. Kế hoạch cung ứng điện 5 năm giai đoạn 2016 – 2020

a) Tập đoàn có trách nhiệm đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 10,08%/năm, cụ thể như sau:

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Điện sản xuất và mua của Tập đoàn, triệu kWh

177.234

192.445

210.490

232.100

255.900

Tăng trưởng (%)

10,99%

8,58%

9,38%

10,27%

10,25%

Điện thương phẩm, triệu kWh

159.793

174.050

190.540

210.356

232.233

Tăng trưởng (%)

11,21%

8,92%

9,47%

10,40%

10,40%

b) Tập đoàn chuẩn bị phương án để có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm cao hơn.

2. Kế hoạch đầu tư phát triển nguồn điện

a) Các dự án đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 – 2020

Bảo đảm tiến độ đưa vào vận hành 21 tổ máy thuộc 12 dự án nguồn điện với tng công suất 6.100 MW, trong đó có các dự án trọng điểm như sau:

– Dự án nhà máy thủy điện Lai Châu (đã đưa vào vận hành năm 2016).

– Các dự án nhà máy nhiệt điện: Duyên Hải III, Duyên Hải III mở rộng, Vĩnh Tân IV, Vĩnh Tân IV mở rộng và Thái Bình I.

b) Kế hoạch khởi công các công trình nguồn điện

– Khởi công xây dựng 08 công trình nguồn điện với tổng công suất 5.540 MW, cụ th:

+ Các công trình nhà máy thủy điện: Ialy mở rộng, Hòa Bình mở rộng, Trị An mở rộng;

+ Nhiệt điện Vĩnh Tân IV mở rộng (đã khởi công năm 2016);

+ Nhiệt điện Ô Môn III;

+ Nhiệt điện Ô Môn IV;

+ Nhiệt điện Quảng Trạch I;

+ Nhiệt điện Quảng Trạch II.

– Đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng Dự án nhà máy nhiệt điện Tân Phước I để có thể sớm khởi công trong giai đoạn đến 2020.

– Khởi công xây dựng các dự án nhà máy điện mặt trời được phê duyệt bổ sung quy hoạch.

Danh mục các dự án nguồn điện đưa vào vận hành và khởi công xây dựng giai đoạn 2016 – 2020 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện

a) Đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành khoảng 300 công trình lưới điện truyền tải 500 kV, 220 kV với tổng chiều dài 12.200 km đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp khoảng 66.000 MVA.

b) Đầu tư xây dựng các công trình lưới điện, khắc phục tình trạng quá tải, nghẽn mạch, cải thiện chất lượng điện áp và đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 hệ thống lưới điện truyền tải từ 220 kV trở lên trên toàn quốc và lưới điện 110kV tại các thành phố lớn đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-để đảm bảo cung ứng điện với độ tin cậy cao.

c) Nghiên cứu việc đầu tư lưới điện liên kết với các nước trong khu vực để tăng cường nhập khẩu điện từ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Campuchia và Trung Quốc, bao gồm các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối với lưới điện các nước và các trạm biến áp, trạm chuyển đổi AC-DC-AC (back to back).

d) Đầu tư xây dựng lưới điện 110 kV, lưới điện trung, hạ áp từ cấp điện áp 35 kV xuống đến 0,4 kV để đảm bảo năng lực phân phối điện, độ tin cậy và chất lượng điện năng.

Danh mục đầu tư các công trình lưới điện truyền tải 500 kV, 220 kV giai đoạn 2016 – 2020 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.

4. Kế hoạch đầu tư cấp điện cho nông thôn, miền núi và hải đảo

– Đầu tư các dự án cấp điện nông thôn tại các địa phương được giao trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn đến năm 2020 phù hợp với Chương trình mục tiêu cấp điện cho nông thôn, miền núi và hải đảo được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 và khả năng bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn 2016 – 2020.

– Tiếp tục bố trí các nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn hiện có nhằm đảm bảo độ tin cậy cấp điện và chất lượng điện năng, đáp ứng yêu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và phát triển sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn.

5. Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động giai đoạn 2016  2020

– Giảm tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối đến 2020 xuống 6,5%.

– Độ tin cậy cung cấp điện: Thời gian mất điện bình quân của một khách hàng trong năm (chỉ số SAIDI) đến năm 2020 xuống dưới 400 phút.

– Chỉ số tiếp cận điện năng: Giảm thời gian thực hiện các thủ tục cấp điện theo Nghị quyết của Chính phủ để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối điện và năng lực cạnh tranh của quốc gia; rút ngắn tổng thời gian tiếp cận điện năng đến năm 2020 xung dưới 30 ngày.

– Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương. Tăng năng sut lao động bình quân hàng năm từ 8 – 10%. Sản lượng điện thương phẩm đạt bình quân 2,5 triệu kWh/CBCNV đến năm 2020.

6. Kế hoạch chỉ tiêu tài chính, kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020

a) Phê duyệt định hướng kế hoạch tài chính, kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn 2016 – 2020 như sau:

– Các năm trong giai đoạn 2016 – 2020, Tập đoàn đảm bảo kinh doanh có lãi với chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 3% trở lên; hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần; tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%; hệ số thanh toán nợ bằng hoặc lớn hơn 1,5 lần.

– Thực hiện phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá còn chưa phân bổ hết đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 cho các năm tiếp theo nhưng không quá 5 năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

– Xem xét tăng vốn điều lệ của EVN trên cơ sở tăng vốn từ tái định cư các công trình điện từ NSNN, lợi nhuận để lại, tiếp nhận lưới điện nông thôn được đầu tư bằng vốn NSNN và các nguồn vốn hợp pháp khác.

– Thực hiện giá bán điện bình quân theo giá thị trường trên cơ sở khung giá bán lẻ điện bình quân để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính.

b) Kế hoạch vốn đầu tư

Tập trung mọi nỗ lực, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 720.576 tỷ đng, trong đó:

– Nhu cầu vốn đầu tư thuần: 505.510 tỷ đồng;
+ Nguồn điện: 232.609 tỷ đồng;
+ Lưới điện truyền tải: 96.406 tỷ đồng;
Lưới điện phân phối: 172.141 tỷ đồng;
+ Các công trình khác: 4.354 tỷ đồng;
– Góp vốn các dự án điện: 2.707 tỷ đồng;
– Trả nợ gốc và lãi vay: 212.359 tỷ đồng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2016 – 2020

1. Giải pháp trong sản xuất và cung ứng điện

– Vận hành an toàn và ổn định hệ thống điện: Đảm bảo tiến độ sửa chữa các nhà máy điện, các công trình lưới điện theo kế hoạch; đảm bảo tính khả dụng của các tổ máy phát điện, nâng cao hiệu suất các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện than.

– Huy động hợp lý công suất, điện năng các nhà máy thủy điện, các nguồn điện mua của các nhà máy điện độc lập và các nguồn điện dự phòng của khách hàng, nhập khẩu điện.

– Đảm bảo nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện: Khai thác tối ưu các nguồn năng lượng, đặc biệt là nguồn thủy điện, nguồn nhiên liệu khí và nguồn than trong nước và nhập khu than.

– Đưa các nhà máy điện mới vào khai thác đúng tiến độ và ổn định.

– Cải thiện chất lượng công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng, thực hiện rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng theo quy định hiện hành.

2. Giải pháp về quản lý, tổ chức

– Thực hiện việc sắp xếp, tái cơ cấu các đơn vị trực thuộc, các công ty con theo Đề án sắp xếp, tái cơ cấu EVN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Rà soát, sửa đổi, xây dựng hệ thống quy chế quản lý nội bộ EVN.

– Tham gia xây dựng và phát triển thị trường điện lực Việt Nam theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Giải pháp về đảm bảo tài chính

a) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

– Thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động.

– Ban hành mới, sửa đổi các quy chế, quy định trong quản lý tài chính, kiểm soát chi phí; sửa đổi, bổ sung các loại định mức chi phí để tiết kiệm chi phí sản xuất trong từng khâu sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích thực hiện tối ưu hóa chi phí.

– Ban hành mới bộ “Định mức lao động sản xuất kinh doanh điện” phù hợp với yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ và quản lý tài sản.

– Xây dựng thang bảng lương theo vị trí chức danh công việc và cơ chế đánh giá kết quả thực hiện công việc theo hiệu quả năng suất và chất lượng.

– Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển dụng lao động mới hàng năm của từng đơn vị. Rà soát, điều chuyển hợp lý lao động hiện có, mở rộng hình thức thuê ngoài lao động cho các công việc phụ trợ.

– Thực hiện điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường được Thủ tướng Chính phủ ban hành, bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh điện có mức lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư mở rộng phát triển điện.

– Tăng cường kiểm tra việc áp giá bán điện cho khách hàng theo mục đích sử dụng điện và các đối tượng sử dụng điện, tăng cường các biện pháp quản lý để giảm tổn thất điện năng.

b) Tăng cường quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

– Tiến hành đánh giá lại tài sản của Công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc, thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ của Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc theo quy định.

– Thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư các công trình hoàn thành theo đúng quy định của Nhà nước.

– Thực hiện tốt công tác thanh quyết toán công nợ; tăng cường quản trị vật tư thiết bị tồn kho và tài sản cố định.

– Ban hành mới, sửa đổi các quy chế quy định trong quản lý tài chính, kiểm soát chi phí.

4. Giải pháp cho đầu tư xây dựng

a) Giải pháp đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư

– Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ODA và các nguồn vốn vay nước ngoài, có kế hoạch giải ngân nguồn vốn vay ODA theo tiến độ đã ký kết trong Hiệp định vay vốn.

– Đa dạng các hình thức huy động nguồn vốn trong nước và quốc tế để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư nguồn và lưới điện. Chủ động xây dựng, tính toán nhu cầu vốn theo các dự án, chương trình đầu tư để làm việc với các Ngân hàng thương mại trong nước; chủ động hợp tác, đề xuất với các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn ODA và vốn ưu đãi. Tìm kiếm nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nước ngoài thông qua việc đấu thầu cung cấp thiết bị hoặc đấu thầu EPC; huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu trong nước và phát hành trái phiếu quốc tế.

– Sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN để thực hiện ddân tái định cư các công trình nguồn điện và các chương trình mục tiêu cấp điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo.

– Kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư trong tất cả các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư, nghiệm thu bàn giao và quyết toán công trình.

– Hoàn thiện hệ thống các quy trình, quy định, hệ thống các đơn giá – định mức chi phí trong quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng.

– Thực hiện các giải pháp phù hợp với Đề án sắp xếp, tái cơ cấu EVN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới nghiên cứu phát hành trái phiếu EVN ra thị trường quốc tế hoặc vay nước ngoài có bảo lãnh một phần của Ngân hàng thế giới và đồng bảo lãnh một phần (15 – 20% giá trị khoản vay, trái phiếu) của Bộ Tài chính.

b) Giải pháp đảm bảo tiến độ các dự án nguồn và lưới điện

– Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nguồn và lưới điện trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh được Chính phủ giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra; chủ động rà soát Quy hoạch phát triển điện lực của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế.

– Đảm bảo tính đồng bộ trong đầu tư xây dựng các công trình nguồn và lưới điện, giữa các công trình lưới điện truyền tải và phân phối.

– Sắp xếp, nâng cao năng lực của các Ban Quản lý dự án; điều hành quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các nhà thầu.

– Kiểm soát chặt chẽ tiến độ và giám sát chất lượng công trình.

– Kịp thời nghiên cứu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đảm bảo chất lượng, tiến độ theo tình hình thực tế của từng dự án.

5. Ứng dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật mới để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động

– Chủ động áp dụng các công nghệ và thiết bị mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng khả năng giám sát tình trạng thiết bị, ngăn ngừa sự cố như: Công nghệ không cắt điện khi sửa chữa, bảo dưỡng; công nghệ vệ sinh cách điện trên lưới điện đang mang điện bằng nước áp lực cao; công nghệ tự động hóa điều khiển xa trạm biến áp.

– Hợp tác nghiên cứu chế tạo trong nước các thiết bị và các phụ tùng đặc chủng với các đơn vị có năng lực để tạo ra nguồn cung cấp thiết bị phụ tùng có chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp, tiến độ cấp hàng đáp ứng các yêu cầu của sửa chữa.

– Nâng cao năng lực quản lý dự án, thiết kế, công nghệ để chủ động tham gia chương trình nội địa hóa các thiết bị phụ của nhà máy nhiệt điện.

6. Giải pháp tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả

– Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn trong hệ thống điện; bố trí kế hoạch sửa chữa các nhà máy điện hợp lý; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác thiết bị; hạn chế sự cố, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, giảm tổn thất điện năng nhằm huy động tối đa và có hiu quả các nguồn điện.

– Tham gia xây dựng và thúc đẩy thực hiện các chính sách khuyến khích tiết kiệm điện và nâng cao hiệu suất sử dụng điện.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền được giao, chỉ đạo và phối hợp với EVN tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan cụ thể hóa kế hoạch phát triển điện lực tại địa phương và bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng các dự án điện trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.

3. Hội đồng thành viên EVN chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, th
ành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân t
i cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quố
Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Tập đoàn Điện 
lực Việt Nam;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NN, ĐMDN;

– Lưu: VT, CN (2). nvq

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Trịnh Đình Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH NGUỒN ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Bảng 1. Danh mục các công trình nguồn điện dự kiến vào vận hành giai đoạn 2016 – 2020

TT

Danh mục công trình

Công suất (MW)

Ghi chú

I

Năm 2016

2.305

 

1

TĐ Huội Quảng #2

260

Đã vận hành

2

TĐ Lai Châu #2,3

2×400

Đã vận hành

3

NĐ Duyên Hải 3

2×622,5

Đã vận hành (GENCO 1)

II

Năm 2017

2.135

 

1

TĐ Trung Sơn #1,2,3,4

4×65

Đã vận hành (GENCO 2)

2

TĐ Thác Mơ mở rộng

75

Đã vận hành

3

NĐ Thái Bình I #1,2

2×300

Đã vận hành

4

NĐ Vĩnh Tân IV #1,2

2×600

Đã vận hành

III

Năm 2018

760

 

1

TĐ Sông Bung 2 #1,2

2×50

GENCO 2

2

NĐ Duyên Hải 3 mở rộng

660

 

IV

Năm 2019

900

 

1

TĐ Thượng Kon Tum #1,2

2×110

VSH (GENCO 3)

2

TĐ Đa Nhim mở rộng

80

DHD (GENCO 1)

3

NĐ Vĩnh Tân IV mở rộng

600

 

 

Tổng cộng

6.100

21 tổ máy/12 dự án

Bảng 2. Danh mục các công trình nguồn điện dự kiến khởi công giai đoạn 2016 – 2020

TT

Danh mục công trình

Công suất (MW)

Tiến độ vận hành được duyệt

Ghi chú

I

Năm 2016

600

 

 

1

NĐ Vĩnh Tân IV mở rộng

600

Năm 2019

Đã khởi công năm 2016

II

Năm 2018

1.200

 

 

1

NĐ Quảng Trạch I

2×600

TM1: năm 2021

TM2: năm 2022

 

III

Năm 2019

1.590

 

 

1

TĐ Hòa Bình mở rộng

2×240

TM1: năm 2021

TM2: năm 2022

Phát điện TM1 năm 2022; TM2 năm 2023

2

TĐ Ialy mở rộng

2×180

Năm 2020

Phát điện năm 2022

3

NĐ Ô Môn III

750

Năm 2020

Phát điện phù hp với tiến độ cấp khí

IV

Năm 2020

2.150

 

 

1

TĐ Trị An mở rộng

2×100

Năm 2025

 

2

NĐ Quảng Trạch II

2×600

TM1: năm 2028

TM2: năm 2029

Nghiên cứu đẩy sớm tiến độ

3

NĐ Ô Môn IV

750

Năm 2021

Phát điện phù hợp với tiến độ cấp khí

 

Tổng cộng

5.540

 

08 dự án

Bảng 3. Danh mục các công trình đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để xem xét khởi công trong giai đoạn 2016 – 2020

TT

Danh mục công trình

Công suất (MW)

Tiến độ vận hành được duyệt

Ghi chú

 

Năm 2020

2.200

 

 

1

NĐ Tân Phước I

2×600

TM1: năm 2027

TM2: năm 2028

Nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ tiến độ vận hành, tiến độ chuẩn bị đầu tư để xem xét khởi công trong giai đoạn 2016 -2020.

2

NĐ Tân Phước II

2×600

TM1: năm 2028

TM2: năm 2029

3

TBKHH Dung Quất I

750

Năm 2023

Phát điện phù hợp với tiến độ cấp khí Cá Voi Xanh

4

TBKHH Dung Quất II

750

Năm 2026

Bảng 4. Danh mục các công trình điện mặt tri dự kiến khởi công, hoàn thành trong giai đoạn 2016 – 2020

TT

Danh mục công trình

Công suất (MW)

Dự kiến

Khởi công

Hoàn thành

I

Năm 2018

50

 

 

1

Điện mặt trời Phước Thái 1

50

2018

2019

II

Năm 2019

99

 

 

1

Điện mặt trời Sê San 4

49

2019

2019

2

Điện mặt trời Sông Bình 1

50

2019

2019

III

Năm 2020

300

 

 

1

Điện mặt trời Phước Thái 2+3

150

2020

2021

2

Điện mặt trời Sông Bình 2+3

150

2020

2021

 

Tổng cộng (I+II+III)

449

 

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Danh mục dự án

Quy mô

Ghi chú

Chiều dài (km)

Công suất (MVA)

A

LƯỚI ĐIỆN 500 KV

 

 

 

I

Năm 2016

 

 

 

1

Trạm biến áp 500 kV Phố Nối và các đường dây đấu nối

2×1,2+4×10

600

 

2

Trạm 500 kV Pleiku 2

2×3,8

 

 

3

Đường dây 500kV Nhiệt điện Duyên Hải – Mỹ Tho

2×113

 

 

4

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Sơn La

 

2×450→
450+900

 

5

Lắp máy biến áp 500/220 kV Trạm biến áp 500 kV Pleiku 2

 

1×450

 

6

Đấu nối Nhà máy điện Vĩnh Tân 4 vào hệ thống điện Quốc gia

2×1,864

 

 

7

Trạm biến áp 500 kV Mỹ Tho và các Đường dây đấu nối (lp máy biến áp 500 kV)

 

900

 

8

Nâng công suất Trạm biến áp 500kV Thường Tín

 

600→900

 

9

Mở rộng ngăn lộ đường dây tại trạm 500 kV Quảng Ninh và trạm 500 kV Hiệp Hòa để đấu nối Đường dây 500 kV Quảng Ninh – Hiệp Hòa (mạch 2)

 

 

 

II

Năm 2017

 

 

 

10

Trạm biến áp 500 kV Đông Anh

2×1,675

900

 

11

Đường dây 500 kV đấu nối NMNĐ Thăng Long

2×4,039

 

 

12

Đường dây 500/220 kV Hiệp Hòa – Đông Anh – Bắc Ninh 2

1×43+2×43+4×6

 

 

13

Lp máy 2 Trạm biến áp 500 kV Cầu Bông

 

900

 

14

Lắp máy 2 Trạm biến áp 500 kV Pleiku 2

 

1×450

 

15

Lắp máy 2 Trạm biến áp 500 kV Phố Nối

 

600

 

16

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Thường Tín (giai đoạn 2 – lắp máy biến áp 220 kV thứ 2)

 

1×250

 

17

Lắp đặt ngăn lộ tại Trạm biến áp 500 kV Duyên Hải đấu nối Nhà máy điện Duyên Hải 3 mở rộng

 

 

 

18

Nâng công suất máy biến áp 500 kV Sân phân phối nhà máy nhiệt điện Vũng Áng

 

450→900

 

19

Trang bị kháng điện bù ngang trên lưới 500 kV: Vũng Áng, Pleiku 2, Đăk Nông, Di Linh, Sông Mây, Cầu Bông

 

6 bộ x128 MVAr

 

III

Năm 2018

 

 

 

20

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Sơn La

 

450+900→ 2×900

 

21

Trạm biến áp 500 kV Lai Châu

 

1×450+1×250

 

22

Lp máy 2 Trạm biến áp 500 kV Đông Anh

 

900

 

23

Trạm 500 kV Việt Trì và đấu nối

2×2,5+4×16

450

 

24

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Phố Nối

 

2×600→ 600+900

 

25

Trạm biến áp 500 kV Tây Hà Nội

 

900

 

26

Đường dây 500 kV Tây Hà Nội – Thường Tín

2×39,97

 

 

27

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Tân Định

 

450→900

 

28

Trạm biến áp 500 kV Tân Uyên

4x(10,5+1,9)

900+250

 

29

Đường dây 500 kV Sông Mây – Tân Uyên

2×7,8+4×15,5

 

 

30

Đường dây Vĩnh Tân – rẽ Sông Mây – rẽ Tân Uyên

2×233,84

 

 

31

Đường dây 500 kV NĐ Long Phú – Ô Môn

2×85,2

 

 

32

Thay dây chống sét thứ 2 trên Đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch 1 bng dây chống sét có kết hợp cáp quang OPGW

 

 

 

IV

Năm 2019

 

 

 

33

Lắp máy 2 Trạm biến áp 500 kV Việt Trì

 

450→2×450

 

34

Đường dây 500 kV Công Thanh – Nghi Sơn

2×18

 

 

35

Đường đây 500 kV Nhiệđiện Quảng Trạch – Vũng Áng và Sân phân phối 500kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch

2×18

 

 

36

Đường dây mạch kép 500 kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi

2×484

 

 

37

Đường dây mạch kép 500 kV Dốc Sỏi – Pleiku 2

2×208

 

 

38

Trạm biến áp 500 kV Chơn Thành (trạm Mỹ Phước)

 

900+250

 

39

Trạm biến áp 500 kV Đức Hòa và đường đây đấu nối

2×12,4+4×24,4+ 4×29,8

900

 

40

Đường dây 500 kV Mỹ Tho – Đức Hòa

2×60

 

 

41

Trạm biến áp 500 kV Mỹ Tho (máy 2)

 

900

 

42

Trạm biến áp 500 kV Tân Uyên (máy 2)

 

900

 

43

Nâng công suất máy 2 Trạm biến áp 500 kV Tân Định

 

450→900

 

44

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Dc Sỏi

 

1×600

 

45

Nâng cấp hệ thống điều khiển, bảo vệ các Trạm biến áp 500 kV, 220 kV khu vực Miền Bắc.

 

 

 

46

Nâng cấp hệ thống điều khiển, bảo vệ các Trạm biến áp 500 kV, 220 kV khu vực Miền Trung

 

 

 

47

Nâng cấp hệ thống điều khiển, bảo vệ các Trạm biến áp 500 kV, 220 kV khu vực Miền Nam

 

 

 

V

Năm 2020

 

 

 

48

Đường dây 500/220 kV Nho Quan – Phủ Lý – Thường Tín

6&3&2&1×3,9+ 39+2,6+32

 

 

49

Lắp máy 2 Trạm biến áp 500 kV Lai Châu

 

450

 

50

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh

 

2×450→2×600

 

51

Đường dây 500 kV đấu nối nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 vào hệ thống điện Quốc gia

4×50

 

 

52

Đường dây 500 kV Vũng Áng – Rẽ Hà Tĩnh – Đà Nng M3,4

2×17

 

 

53

Nâng công suất Trạm biến áp 500 kV Nhà Bè

 

2×600→2×900

 

54

Nâng công suất máy 2 Trạm biến áp 500 kV Ô Môn

 

600→900

 

55

Đường dây 500 kV Sông Hậu – Đức Hòa

2×138

 

 

56

Đường dây 500 kV Đức Hòa – Chơn Thành

2×104

 

 

57

Trạm biến áp 500 kV Long Thành

4×8+4×8

900+250

 

58

Đường dây 500 kV Long Thành – Phú Mỹ – Rẽ Sông Mây

2×16

 

 

59

Trạm 500 kV Củ Chi và đường dây đấu nối

2×20

900

 

60

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 500 kV Đức Hòa

 

900

 

B.

LƯỚI ĐIỆN 220 KV

 

 

 

I

Năm 2016

 

 

 

1

Nâng công suất máy biến áp 220 kV Trạm biến áp 220 kV Huế

 

2×125→125+250

 

2

Đường dây 220 kV Vũng Áng – Ba Đồn – Đồng Hới

2×86

 

 

3

Trạm biến áp 220 kV Than Uyên và đường dây đấu nối

2×24,6

250

 

4

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Tuy Hòa

 

125

 

5

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Thuận An

 

250

 

6

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Krôngbuk

 

2×125→125+250

 

7

Lắp máy biến áp 220 kV tại Trạm biến áp 500 kV Nho Quan và mở rộng ngăn lộ

 

125

 

8

Đường dây 220 kV Thái Bình – Kim Động

2×46,2

 

 

9

Đường dây 220 kV Xekaman 1- Pleiku 2

2×103+4×16

 

 

10

Thay máy biến áp AT2 Trạm biến áp 500 kV Đà Nẵng

 

125→250

 

11

Thay máy Trạm biến áp 220 kV Dốc Sỏi

 

125

 

12

Trạm biến áp 220 kV Sơn Tây và đấu nối

1×3,8

250

 

13

Trạm biến áp 220 kV Mỏ Cày

2x 0,46

125

 

14

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Bến Tre

 

250

 

15

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Cao Lãnh (máy thứ 2)

 

125→250

 

16

Mở rộng ngăn lộ 220 kV Cát Lái

 

 

 

17

Trạm biến áp 220 kV Hàm Tân

11,5

250

 

18

Lắp máy thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Bỉm Sơn

 

250

 

19

Lắp máy biến áp 220 kV thứ 2 Trạm biến áp 500 kV Hà Tĩnh

 

125

 

20

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Yên Bái

 

125

 

21

Trạm biến áp 220 kV Mỹ Xuân

2 x 0,16

2 x 250

 

22

Trạm 220 kV Đức Trọng và nhánh rẽ đường dây

2×7,1

125

 

23

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Thanh Hóa (lên quy mô 125+250 MVA)

 

125→250

 

24

Treo dây M2 Đường dây 220 kV Hòa Khánh – Huế

90

 

 

25

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Vt Cách

 

2×125→125+250

 

26

Đường dây 220 kV Cầu Bông – Hóc Môn – Rẽ Bình Tân

2×7,2+2×7,6

 

 

27

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Yên

 

 

 

28

Lắp máy biến áp 220 kV Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh

 

125

 

29

Trạm biến áp 220 kV Ngũ Hành Sơn và Đường dây 220 kV Đà Nẵng – Quận 3

11,25

250

 

30

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Hòa Khánh

 

125

 

31

Trạm biến áp 220 kV Bảo Lâm và đường dây đấu nối

2×14,2

1×125

 

32

Đường dây 220 kV Phan Thiết – Phú Mỹ 2

2×144

 

 

33

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Hoành Bồ từ 2x125MVA lên (125+250) MVA

 

125→250

 

34

Đường dây 220 kV đấu nối Thủy điện Trung Sơn

2×57,4

 

 

35

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Lào Cai

 

250

 

36

Trạm biến áp 220 kV Sơn Hà

 

2×125

 

37

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Sóc Trăng

 

125

 

38

Trạm biến áp 220 kV Vũng Tàu

2×1

1×250

 

39

Trạm biến áp 220 kV Tây Hà Nội

 

250

 

40

Trạm biến áp 220 kV Long Biên và đường dây đấu nối

 

2×250

 

41

Trạm biến áp 220 kV Đông Anh

 

250

 

42

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Kim Động

 

250

 

43

Nâng công suất trạm 220 kV Kiên Bình

 

2×125→125+250

 

44

Lắp máy biến áp AT2 Trạm biến áp 220 kV Phú Bình

 

250

NPC

45

Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Tường và các đường dây đấu nối

2×4,5+2×5+ 7,5

250

NPC

46

Trạm biến áp 220 kV Công nghệ cao và đường dây đấu nối

2×6,5

2×250

HCMC

II

Năm 2017

 

 

 

47

Đường dây 220 kV Bảo Thắng – Yên Bái

2×117

 

 

48

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Cao Bằng

 

125

 

49

Đường dây 220 kV Hòa Bình – Tây Hà Nội

2&4×50,6

 

 

50

Trạm biến áp 220 kV Bắc Ninh 3 và đấu nối

2×4,7

250

 

51

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Bắc Ninh 2

 

250

 

52

Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

 

250

 

53

Trạm biến áp 220 kV Trực Ninh

 

250

 

54

Đường dây 220 kV Trực Ninh cắt Đường dây 220 kV Ninh Bình – Nam Định

2×29,5

 

 

55

Đường dây 220 kV Thái Bình- Tiền Hải – Trực Ninh

2×42,2

 

 

56

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Đô Lương

 

125

 

57

Lắp đặt tụ bù ngang trên lưới truyền tải điện miền Bắc

 

8 Trạm biến áp

 

58

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Thạnh Mỹ

 

125

 

59

Đường dây 220 kV Quảng Ngãi – Quy Nhơn

2×142,4

 

 

60

Trạm cắt 220 kV Phước An

 

 

 

61

Trạm biến áp 220 kV Phù Mỹ

 

1×125

 

62

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Nha Trang

 

125+250→2×250

 

63

Trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm (máy 2)

 

125

 

64

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kthủy điện Đại Ninh

 

63→63+125

GENCOl

65

Đường dây 220 kV cấp điện cho Nhà máy điện phân nhóm Đăk Nông

2×12,74

 

 

66

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Tây Ninh

 

250

 

67

Thay máy biến áp trạm 220 kV Bình Long

 

125→250

 

68

Đường dây 220 kV Tân Uyên-Thuận An

2×0,7+4×11,9

 

 

69

Cải tạo Đường dây 220 kV Phú Lâm – Hóc Môn 1 thành 2 mạch

2×19

 

 

70

Trạm biến áp 220 kV Quận 8

 

2×250+2×63

HCMC

71

Thay dây siêu nhiệt Đường dây 220 kV Phú Mỹ – Mỹ Xuân

2×2,16

 

 

72

Thay máy biến áp 100 MVA bằng máy biến áp 250 MVA trạm biến áp 220 kV Trà Nóc

 

100→250

 

73

Cải tạo, nâng cấp Đường dây 220 kV Cai Lậy – Cao Lãnh

2×57

 

 

74

Trạm 220 kV Long Xuyên 2 và đường dây đấu nối

2×0,1+4×0,74

250+40

SPC

75

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Trà Vinh

 

125

 

76

Lắp đặt tụ bù ngang trên lưới truyền tải điện miền Nam

 

5 Trạm biến áp

 

III

Năm 2018

 

 

 

77

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Đông Anh

 

250

 

78

Bổ sung máy biến áp ATvà các xuất tuyến 110 kV trạm 220 kV Tây Hồ – E1.40

 

250

HANOI

79

Lắp máy biến áp 220 kV thứ 2 Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa

 

250

 

80

Đường dây 220 kV nhánh rẽ Trạm biến áp 220 kV Tây Hà Nội

4×12,7

 

 

81

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Tây Hà Nội

 

250

 

82

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Bắc Ninh 3

 

250

 

83

Trạm biến áp 220 kBảo Lâm (máy 2)

 

125

 

84

Lắp máy 2 các Trạm biến áp 220 kV Hà Giang, Tuyên Quang, Bảo Thắng

 

125+125+250

 

85

Trạm biến áp 220 kV Lưu Xá

2×5

250

 

86

Trạm biến áp 220 kV Phú Thọ

2×7

250

 

87

Trạm biến áp 220 kV Quang Châu

4×6

250

 

88

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Đng Hòa

 

125+250→2×250

 

89

Nâng công suất trạm 220 kV Hải Dương 1

 

125→250

 

90

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Hải Dương 2

 

250

 

91

Cải tạo, nâng khả năng tải cho Đường dây 220 kV Hà Đông – Phủ Lý

1×43

 

 

92

Trạm biến áp 220 kV Thanh Nghị

 

250

 

93

Đường dây 220 kV Nho Quan – Thanh Nghị

2×25

 

 

94

Thay dây nâng khả năng tải Đường dây 220 kV Nho Quan – Thanh Hóa

62,8

 

 

95

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Trực Ninh

 

250

 

96

Đường dây 220 kV Ninh Bình – Nam Định

2&3×34,7

 

 

97

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Nghi Sơn và mở rộng 02 ngăn lộ 110 kV

 

125+250→2×250

 

98

Trạm biến áp 220 kV Nông Cống

 

2×250

 

99

Trạm biến áp 220 kV Quỳnh Lưu

4×5

250

 

100

Nâng công suất máy biến áp 220 kV Trạm biến áp 500 kV Hà Tĩnh

 

125→250

 

101

Đường dây 220 kV mạch 2 Đồng Hới – Đông Hà

107

 

 

102

Đường dây 220 kV mạch 2 Đông Hà – Huế

87

 

 

103

Trạm biến áp 220 kV Phong Điền

4×5

1×125

 

104

Trạm biến áp 220 kV Quảng Ngãi (máy 2)

 

125

 

105

Nâng công suất các trạm biến áp 220 kV: Quy Nhơn, Nha Trang, Krông Buk, Bảo Lộc, máy biến áp 220 kV trong trạm 500 kV Pleiku

 

125→250; 125→250, 125→250, 63→125; 125→250

 

106

Lắp máy biến áp trong Trạm ct Phước An

 

1×125

 

107

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Dung Quất

 

250

 

108

Treo dây mạch 2 Đường dây 220 kV Tuy Hòa – Nha Trang

128,8

 

 

109

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Kon Tum

 

125

 

110

Trạm biến áp 220 kV Đăk Nông

 

2×125

 

111

Đường dây 220 kDi Linh – Bảo Lộc

33

 

 

112

Đường dây 220 kV Bình Long- Tây Ninh

2×64

 

 

113

Lắp máy 2 trạm 220 kV Uyên Hưng

 

250

 

114

Trạm biến áp 220 kV Bến Cát

4×2

250

 

115

Đường dâ220 – 110 kV Bình Tân – Cầu Bông (đoạn từ Trạm biến áp 220 kV Cầu Bông đến Trạm biến áp 110 kV Hóc Môn 2)

4×12

 

HCMC

116

Đường dây 220 kV Nam Sài Gòn – Quận 8

2×6,5

 

HCMC

117

Trạm biến áp 220 kV Tân Cảng

 

2×250+2×63

HCMC

118

Lắp máy 2 trạm biến áp 220 kV Đức Hòa

 

250

 

119

Trạm 220 kV Cần Đước và đường dây đấu nối

2×0,3+4×2

250+63

SPC

120

Lắp máy 2 trạm biến áp 220 kVũng Tàu

 

250

 

121

Lắp máy biến áp thứ 3 Trạm biến áp 220 kV Tân Thành (KCN Phú Mỹ 2)

 

250

 

122

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV TP. Nhơn Trạch (Bàu Sen)

 

250

 

123

Cải tạo Đường dây 220 kV Phú Lâm – Cai Lậy 2

70,9

 

 

124

Cải tạo, nâng cấp Đường dây 220 kV Cao Lãnh – Thốt Nt

2×31,2

 

 

125

Trạm biến áp 220 kV Cần Thơ

 

250

 

126

Đường dây 220 kV Nhà máy điện Long Phú – Sóc Trăng

2×34,6

 

 

127

Đường dây 220kV Nhà máy điện Long Phú – Cần Thơ – Trà Nóc

2×47,8+4×27,7

 

 

128

Treo dây mạch 2 Đường dây 220 kV Ô Môn – Sóc Trăng

1×80

 

 

129

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV: Trà Vinh, Cà Mau và lắp đặt các ngăn lộ 110 kV trạm 220 kV Bến Tre

 

125→250 125→250

 

130

Trạm biến áp 220 kV KCN Sa Đéc và đường dây đấu nối

2×0,2+2×18,5

250

SPC

IV

Năm 2019

 

 

 

131

Trạm biến áp 220 kV Thủy Nguyên

4×2

250

 

132

Trạm biến áp 220 kV Lạng Sơn

 

125

 

133

Đường dây 220 kV Bắc Giang – Lạng Sơn

1×101,6

 

 

134

Đường dây 220 kV Nha Trang – Tháp Chàm

2×87

 

 

135

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Than Uyên

 

250

 

136

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Sơn Tây

 

250

 

137

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Phủ Lý

 

125→250

 

138

Nâng khả năng tải Đường dây 220 kV Hòa Bình – Chèm

70

 

 

139

Thay dây nâng khả năng tải Đường dây 220 kV Hòa Bình – Hà Đông

2×62

 

 

140

Cải tạo Đường dây 220 kV Hà Đông – Chèm

1×17

 

 

141

Trạm biến áp 220 kV Tây Ninh 2

2×5

2×250

 

142

Mở rộng Trạm biến áp 220 kV Đình Vũ

 

250

 

143

Cải tạo Đường dây 220 kV Đồng Hòa – Thái Bình

2×53

 

 

144

Cải tạo Đường dây 220 kV Phú Mỹ – Long Thành

2×24,9

 

 

145

Lắp máy biến áp trạm 220 kV Bắc Kạn

 

1×125

 

146

Đường dây 220 kV Pleiku 2 – An Khê

1×120

 

 

147

Đường dây 220 kV Thượng Kon Tum – Quảng Ngãi

2×76

 

 

148

Trạm biến áp 220 kV Vân Phong

4×3

1×250

 

149

Trạm biến áp 220 kV Bến Lức

2×10

250

 

150

Trạm biến áp 220 kV Châu Đức

4×2

250

 

151

Trạm biến áp 220 kV Tân Uyên (máy 2)

 

250

 

152

Trạm biến áp 220 kV Tam Phước

2×2

250

 

153

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Hàm Tân

 

250

 

154

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Sóc Trăng

 

125→250

 

155

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Trà Vinh

 

125→250

 

156

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Hưng Đông

 

125+250→2×250

 

157

Thay dây tăng cường khả năng tải Đường dây 220 kV Nhà Bè – Phú Lâm (đoạn Bình Chánh – Phú Lâm)

2×8,7

 

 

158

Treo dây mạch 2 đoạn Thanh Hóa – Nghi Sơn – Quỳnh Lưu trên Đường dây 220kV Thanh Hóa – Vinh

1×100

 

 

159

Trạm biến áp 220 kV Ninh Bình 2 và các đường dây đấu nối 220 kV, 110kV

2×9,5+2×1,5+ 1×2,4

1×250

NPC

160

Trạm biến áp 220 kV Hải Châu và Đường dây 220 kV Hòa Khánh – Hải Châu

2×10

1×250

 

161

Trạm biến áp 220 kV Mường La và đường dây đấu nối

2×1,5

2×125

 

162

Trạm biến áp 220 kV Yên Mỹ và đường dây đấu nối

2×2

1×250

 

163

Trạm biến áp 220 kV Lai Châu (máy 2)

 

250

 

164

Cải tạo Đường dây 220 kV Yên Bái – Việt Trì

2×67

 

 

165

Đường dây 220 kV Nhiệt điện Hải Dương – trạm 500 kV Phố Ni

2×60

 

 

166

Đường dây 220 kV Nhiệt điện Hải Dương – Rẽ Phả Lại – Hải Dương 2

4×2

 

 

167

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Ngũ Hành Sơn

 

250→2×250

 

168

Trạm 220kV Xuân Lộc (máy 2)

 

250

 

169

Thay dây siêu nhiệt Đường dây Bến Tre – Mỹ Tho

2×15,95

 

 

170

Đường dây 220 kV Chơn Thành – Bến Cát

2×50

 

 

171

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Bến Cát

 

250

 

172

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Đông Hà

 

125

 

173

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Đức Trọng

 

125

 

174

Trạm biến áp 220 kV Cam Ranh và đường dây đấu nối

4×2

1×250

 

175

Trạm biến áp 220 kV Châu Thành (Hậu Giang)

 

250

 

176

Đường dây 220 kV Kiên Bình – Phú Quốc

2×73

 

SPC

177

Trạm 220 kV Vĩnh Lộc và đường dây đấu nối

 

2×250+2×63

HCMC

178

Đường dây 220 kV Cát Lái – Tân Cảng

2×13,6

 

HCMC

179

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp

 

125→2×125

GENCO3

180

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Nhà máy thủy điện Hòa Bình

 

2×63→2×125

EVN

181

Trạm biến áp 220 kV Nghĩa Lộ và đường dây đấu nối

2×93

1×250

 

V

Năm 2020

 

 

 

182

Trạm biến áp 220 kV Mường Tè

 

1×250

 

183

Đường dây 220 kV Mường Tè – Lai Châu

2×80

 

 

184

Đường dây 220 kV Huội Quảng – Nghĩa Lộ

2×65

 

 

185

Cải tạo Đường dây 220 kV Hòa Bình – Trạm biến áp 500 kV Việt Trì – Sóc Sơn

50+49,6+40,2+27,4

 

 

186

Trạm biến áp 220 kV Bắc Ninh 4 và đường dây đấu nối

2×11

1×250

 

187

Lắp máy biến áp 220 kV thứ 2 Trạm biến áp 500 kV Nho Quan

 

125

 

188

Trạm biến áp 220 kV Văn Điển và đường dây đấu nối

4×7

2×100

 

189

Cải tạo Đường dây 220 kV Thái Nguyên – Bắc Giang

1×68

 

 

190

Cải tạo Đường dây 220 kV Phả Lại – rẽ NĐ Hải Dương

2×17

 

 

191

Trạm biến áp 220 kV Vũng Áng và đường dây đấu nối

2×3

125

 

192

Trạm biến áp 220 kV Dung Quất 2 và đường dây đấu nối

2×15

2×125

 

193

Trạm biến áp 220 kV Chư Sê và đường dây đấu nối

2×2

1×125

 

194

Trạm biến áp 220 kV Duy Xuyên và Đường dây 220 kV Trạm 500 kV Thạnh Mỹ – Duy Xuyên

4×2+2×57

125

 

195

Trạm biến áp 220 kV Yên Hưng và đường dây đấu nối

2×12

250

 

196

Trạm biến áp 220 kV Lao Bảo và đường dây 220 kV Lao Bảo – Đông Hà

2×52

125

 

197

Trạm biến áp 220 kV An Phước và đường dây đấu nối

4×5

2×250

 

198

Trạm biến áp 220 kV Bến Cát 2 và đường dây đấu nối

4×2

2×250

 

199

Cải tạo đường dây 110 kV Nhiệt điện Phú Mỹ – Tân Thành thành đường dây 4 mạch hỗn hợp 220-110 kV

2×11

 

 

200

Đường dây 220 kV Sông Mây – Tam Phước

2×20

 

 

201

Đường dây 220 kV Tân Sơn Nhất – Thuận An

2×15

 

 

202

Đường dây 220 kV từ Trạm 500 kV Long Thành – Công nghệ cao

2×25

 

 

203

Đường dây 220 kV Chơn Thành – Bến Cát 2

2×20

 

 

204

Đường dây 220 kV Thốt Nốt – Long Xuyên – Châu Đốc

2×69

 

cải tạo

205

Đường dây 220 kV Củ Chi – Trảng Bàng

2×15

 

cải tạo

206

Nâng công suất máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Long 2

 

125→250

 

207

Trạm biến áp 220 kV Phan Rí và đường dây đấu nối

4×2

250

 

208

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Phú Thọ

 

250

 

209

Thay máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Bình Long

 

125→250

 

210

Trạm biến áp 220 kV Krông Ana và đường dây đấu nối (Cư Kuin)

2×12

2×125

 

211

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Huế

 

125+250→2×250

 

212

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Hòa Khánh

 

125+250→2×250

 

213

Nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Tường

 

250→2×250

NPC

214

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV KCN Sa Đéc

 

250

SPC

215

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Long Xuyên 2

 

250

SPC

216

Lắp máy 2 Trạm biến áp 220 kV Cần Đước

 

250

SPC

217

Trạm biến áp 220 kV Tân Sơn Nhất

 

2×250

HCMC

218

Đường dây 220 kV Hiệp Bình Phước – Tân Sơn Nhất

2×7

 

HCMC

219

Trạm 220/110 kV Thủ Thiêm và đường dây đấu nối

4×0,5

2×250+2×63

HCMC

220

Đường dây 220 kV Đầm Sen – Tân Sơn Nhất

2×6

 

HCMC

221

Trạm biến áp 220 kV Đầm Sen

 

2×250+2×63

HCMC

222

Đường dây 220 kV Phú Lâm – Đầm Sen

2×6

 

HCMC

223

Cáp ngầm Tân Cảng – Tao Đàn

2×7

 

 

224

Trạm 220 kV Giá Rai

4×2

125

 

225

Đường dây 220 kV Lào Cai – Bảo Thắng và mở rộng ngăn lộ tại Trạm biến áp 220 kV Bảo Thắng

1×17

 

 

226

Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Đông Hà

 

125

 

227

Trạm biến áp 220 kV nối cấp tại trạm 500 kV Phố Nối

 

2×250

 

228

Trạm biến áp 220 kV Tương Dương và đường dây đấu nối

2×3

125

 

229

Mạch 2 đường dây 220 kV Rạch Giá 2 – Kiên Bình

2×74

 

 

230

Trạm biến áp 220 kV Khu kinh tế Nghi Sơn

 

2×250

 

231

Cải tạo Đường dây 220 kV Nhiệt điện Phả Lại – Bắc Giang

26,9

 

 

QUYẾT ĐỊNH 219/QĐ-TTG NĂM 2018 VỀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5 NĂM 2016-2020 CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 219/QĐ-TTg Ngày hiệu lực 13/02/2018
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp
Đầu tư
Ngày ban hành 13/02/2018
Cơ quan ban hành Thủ tướng chính phủ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản