QUYẾT ĐỊNH 2316/QĐ-BTP NGÀY 24/11/2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023-2028 DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 24/11/2022

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2316/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ TƯ PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023 - 2028

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày 26 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg Thường trực CP Phạm Bình Minh (để báo cáo);
- Bộ trưởng Lê Thành Long (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để phối hợp);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, PBGDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Tịnh

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023 - 2028
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2316/QĐ-BTP ngày 24 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ do Bộ Tư pháp được giao chủ trì theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (sau đây gọi là Đề án).

b) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ về vị trí, vai trò của công tác truyền thông về quyền con người ở Việt Nam; phát huy vai trò chủ động, tích cực phối hợp trong tổ chức và triển khai công tác truyền thông về quyền con người đạt hiệu quả, chất lượng.

2. Yêu cầu

a) Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án ban hành tại Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022.

b) Xác định rõ từng nhiệm vụ, lộ trình thực hiện, kết quả đầu ra và trách nhiệm cụ thể của cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành

1.1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án của Bộ Tư pháp

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

c) Thời gian thực hiện: Trong Quý IV/2022.

d) Kết quả, sản phẩm: Kế hoạch thực hiện Đề án được ban hành.

1.2. Tham mưu xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp về thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người.

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Quý I hàng năm.

d) Kết quả, sản phẩm: Công văn chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành.

1.3. Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2025 và năm 2028.

d) Kết quả, sản phẩm: Báo cáo sơ kết năm 2025 và báo cáo tổng kết quả thực hiện Đề án năm 2028.

2. Xây dựng Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả, sản phẩm: Tài liệu hướng dẫn thực hiện truyền thông được biên soạn, phát hành.

3. Tổ chức các hội nghị tập huấn về quyền con người 1, trọng tâm là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị

3.1. Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc Bộ Tư pháp

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật quốc tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Vụ Tổ chức cán bộ; Học viện Tư pháp.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2023.

d) Kết quả, sản phẩm: Hội nghị quán triệt, phổ biến được tổ chức.

3.2. Tổ chức các Hội nghị tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Hợp tác quốc tế; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả, sản phẩm: Các hội nghị tập huấn được tổ chức.

3.3. Tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ, công chức ở trung ương tham mưu hoạch định chính sách, xây dựng thể chế

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2023.

d) Kết quả, sản phẩm: Hội nghị tập huấn được tổ chức.

4. Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ liệu truyền thông nội dung Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Công ước ICCPR); Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT); kết quả thực hiện ở Việt Nam; số hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người

4.1. Xây dựng tài liệu, ấn phẩm, nội dung truyền thông; tăng cường trao đổi chuyên môn giữa Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương có liên quan để thống nhất cách hiểu về các quyền được quy định trong Công ước ICCPR

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật quốc tế.

b) Cơ quan/đơn vị phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Công an, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Vụ Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học pháp lý; Trường Đại học Luật Hà Nội).

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả, sản phẩm: Tài liệu, sản phẩm truyền thông được xây dựng và phát hành.

4.2. Số hóa, tích hợp tài liệu, sản phẩm truyền thông về Công ước ICCPR, Công ước CAT vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người (sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng xong hệ cơ sở dữ liệu); đăng tải trên các nền tảng internet (Cổng/Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật; Trang Thông tin điện tử pháp luật quốc tế; mạng lưới thông tin cơ sở…)

a) Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin.

b) Cơ quan/đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả, sản phẩm: Các tài liệu, sản phẩm thông tin truyền thông được tích hợp, chia sẻ, kết nối vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người.

5. Tổ chức các Hội thảo, xây dựng các đề tài, đề án, thực hiện các báo cáo nghiên cứu so sánh về chế định quyền con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam và đề xuất hướng hoàn thiện

a) Đơn vị chủ trì: Viện Khoa học pháp lý.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Trường Đại học Luật Hà Nội; các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2023-2028.

d) Kết quả, sản phẩm: Các hội thảo được tổ chức, đề tài, đề án được nghiên cứu, đề xuất.

6. Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế (trao đổi thông tin với các đối tác quốc tế về các cơ chế bảo vệ quyền con người, hoạt động bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi các Công ước của Liên hợp quốc về quyền con người)

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật quốc tế.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả, sản phẩm: Các cuộc trao đổi, bảo vệ báo cáo; các Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm, đoàn công tác nước ngoài được thực hiện.

7. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện truyền thông về quyền con người trên các phương tiện thông tin đại chúng

a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Đơn vị phối hợp: Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả, sản phẩm: Các sản phẩm truyền thông được đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện

a) Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu tổ chức thực hiện Kế hoạch.

b) Các đơn vị thuộc Bộ được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch này có trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai và thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;

- Lập dự toán kinh phí gửi Cục Kế hoạch - Tài chính hoặc Văn phòng Bộ (đối với những đơn vị do Văn phòng Bộ quản lý kinh phí chi thường xuyên) để thẩm định, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt;

- Báo cáo kết quả thực hiện về Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật để tổng hợp, xây dựng báo cáo chung.

2. Kinh phí thực hiện

a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và mục 12 Phần VII Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam.

b) Cục Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng Bộ có trách nhiệm thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên cơ sở thực tế tình hình quản lý ngân sách của Bộ và theo quy định pháp luật./.


gồm: (1) Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị; (2) Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; (3) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; (4) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; (5) Công ước về Quyền Trẻ em; (6) Công ước về Quyền của Người khuyết tật; (7) Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

QUYẾT ĐỊNH 2316/QĐ-BTP NGÀY 24/11/2022 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023-2028 DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 2316/QĐ-BTP Ngày hiệu lực 24/11/2022
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Quyền dân sự Ngày ban hành 24/11/2022
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2015


Văn bản căn cứ NGHỊ ĐỊNH 96/2017/NĐ-CP VỀ QUY ĐỊNH...


LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT...


Tải văn bản

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Nội dung chỉ dành cho Thành viên VIP.
Vui lòng đăng ký hoặc Đăng nhập nếu đã có tài khoản

Liên quan