QUYẾT ĐỊNH 2332/QĐ-BCT NGÀY 07/11/2022 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VÀ XÉT CÔNG NHẬN TIÊU CHÍ VỀ ĐIỆN TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025 DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 07/11/2022

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2332/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VÀ XÉT CÔNG NHẬN TIÊU CHÍ VỀ ĐIỆN TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 và Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí về điện nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao ban hành kèm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022; Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã, huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế cho Quyết định số 4293/QĐ – BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016; Quyết định số 5131/QĐ – BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục trưởng Cục Công Thương địa phương; Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– BCĐT
Ư CTMTQG xây dựng NTM (để báo cáo);
– BCĐ CTMTQG xây dựng NTM các 
tỉnh, thành phố;
– Lưu: VT, ĐL(03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đặng Hoàng An

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN VÀ XÉT CÔNG NHẬN CÁC TIÊU CHÍ VỀ ĐIỆN TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ, HUYỆN NÔNG THÔN MỚI, NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2021 -2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2332/QĐ-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Hướng dẫn này quy định, yêu cầu, phương pháp xem xét đánh giá và công nhận xã; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt Tiêu chí về điện trong việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

I. Phạm vi, đối tượng áp dụng và tổ chức thực hiện

a) Phạm vi: Các xã; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các công trình lưới điện (đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, đảm bảo mỹ quan, an toàn tin cậy và ổn định) theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

b) Đối tượng áp dụng: Các xã; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được xét công nhận xã, huyện đạt Tiêu chí về điện trong việc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

II. Tiêu chí xã; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt nông thôn mới về điện

1. Xã đạt nông thôn mới về điện

1.1. Tiêu chí xã đạt nông thôn mới về điện

Xã đạt chuẩn nông thôn mới về điện phải đạt Tiêu chí số 4 về Điện như sau:

– Có hệ thống điện (bao gồm các nguồn điện từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

(Đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện; Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối; Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thông điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối; Thông tư 39/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện; Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp trước đây về việc ban hành Quy định kỹ thuật điện nông thôn; Quy phạm trang bị điện: Từ 11 TCL-18-2006 đến 11 TCL-21-2006).

– Đạt tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

1.2. Phương pháp đánh giá

a) Phương pháp chung

Phương pháp chung: Nhận dạng, cập nhật tài liệu pháp lý, tài liệu thống kê để đánh giá. Không tổ chức thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và những công việc thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành;

Phương pháp đánh giá: Đánh giá theo nhận dạng, mức xác nhận kết quả của từng nội dung theo các mục thực hiện Tiêu chí về điện được quy định chi tiết trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.

b) Đánh giá hệ thống điện đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật, an toàn

Hệ thống điện đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật, an toàn của ngành điện quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

c) Đánh giá việc sử dụng điện thường xuyên

– Đối với khu vực sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình;

– Đối với khu vực sử dụng nguồn từ năng lượng tái tạo, trạm diezen độc lập: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình. Số giờ cấp điện trong ngày đảm bảo lớn hơn 12 giờ/ngày đối với khu vực đất liền và lớn hơn 08 giờ/ngày đối với khu vực hải đảo;

– Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

2. Huyện, thị xã, thành phố đạt nông thôn mới về điện

2.1. Tiêu chí huyện, thị xã, thành phố đạt nông thôn mới về điện

a) Huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới về điện: Có các xã trong huyện, thị xã, thành phố phải đạt Tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới;

b) Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã, phù hợp với quy hoạch theo Quyết định số 263/QĐ-TTg , đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành an toàn của cả hệ thống.

2.2. Phương pháp đánh giá

a) Các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp (hệ thống điện) đầu tư liên xã đạt các điều kiện như sau:

– Đảm bảo “đạt” thông số kỹ thuật, an toàn điện theo Tiêu chí tại Phụ lục kèm theo Quyết định này;

– Đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối liên xã theo các thông số quy định về hệ thống lưới điện phân phối;

b) Hệ thống điện đầu tư phù hợp với quy hoạch theo Quyết định số 263/QĐ-TTg , đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2021-2025;

c) 100% xã trong huyện “đạt” Tiêu chí về điện tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

III. Tiêu chí xã; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt nông thôn mới nâng cao về điện

1. Xã đạt nông thôn mới nâng cao về điện

1.1. Tiêu chí xã đạt nông thôn mới nâng cao về điện

a) Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao về điện phải đạt Tiêu chí về điện đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới;

b) Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định: Vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ đạt 100 %; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long đạt ≥ 99 %; Vùng Trung du và miền núi phía bắc, Tây Nguyên đạt  98 %.

1.2. Phương pháp đánh giá

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Công Thương phối hợp với các Công ty điện lực tại địa phương kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra, xác nhận theo các quy định hiện hành, phù hợp nhu cầu theo tiêu chí sử dụng điện trên địa bàn xã và điều kiện kinh tế – xã hội của từng xã.

2. Huyện, thị xã, thành phố đạt nông thôn mới nâng cao về điện

2.1. Tiêu chí huyện, thị xã, thành phố đạt nông thôn mới nâng cao về điện

a) Huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Huyện, thị xã, thành phố đạt Tiêu chí về điện đối với huyện nông thôn mới về điện và ít nhất 50% các xã trong huyện, thị xã, thành phố phải đạt Tiêu chí về điện đối với xã nông thôn mới nâng cao về điện trong xây dựng nông thôn mới;

b) Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan.

2.2. Phương pháp đánh giá

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Công Thương phối hợp với các Công ty điện lực tại địa phương kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra, xác nhận theo các quy định hiện hành, phù hợp nhu cầu theo mục tiêu, tiêu chí sử dụng điện trên địa bàn và điều kiện kinh tế – xã hội của từng huyện, thị xã, thành phố.

IV. Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo hướng an toàn, tin cậy, ổn định và đảm bảo mỹ quan.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các Công ty điện lực tại địa phương căn cứ theo tiêu chí sử dụng điện trên địa bàn và điều kiện kinh tế – xã hội của từng huyện, thị xã, thành phố thực hiện:

– Xây dựng mới hoặc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách về đầu tư kết cấu hạ tầng điện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với thực tế và thẩm quyền của địa phương.

– Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình, hạng mục công trình điện không đảm bảo an toàn, tin cậy, ổn định để đạt được Tiêu chí về điện.

– Đối với các công trình, hạng mục công trình điện không đảm bảo mỹ quan: Căn cứ vào các mục tiêu, tiêu chí và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong xây dựng nông thôn mới thực hiện cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện đảm bảo mỹ quan.

V. Tổ chức thực hiện.

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hướng dẫn đánh giá tại Quyết định này; mục tiêu, tiêu chí của Tỉnh để ban hành phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí về điện trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các Tổng Công ty trực thuộc phối hợp với địa phương tham gia đánh giá Tiêu chí về điện trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện:

– Phối hợp với Sở Công Thương/cơ quan chuyên môn về công thương ở cấp thành phố/thị xã/huyện để xác định các thông số kỹ thuật, chất lượng điện năng thực tế khi đánh giá kết quả đạt/không đạt Tiêu chí về điện.

– Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm của Tập đoàn, các Tổng Công ty/Công ty Điện lực địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển phụ tải; nâng cấp và cải tạo hệ thống lưới điện đạt Tiêu chí về điện thuộc phạm vi quản lý vận hành của đơn vị.

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VỀ ĐIỆN NÔNG THÔN MỚI THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Kèm theo Quyết định số     /QĐ-BCT ngày    tháng    năm 2022)

STT

Mục đánh giá

Thành phần đánh giá

Nội dung đánh giá

Nhận dạng đánh giá

Mức đánh giá

Ghi chú

 

I

Hệ thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định (Tiêu chí 4.1)

Đạt

 

 

1

Lưới điện cao áp

Đạt

 

 

1.1

Hồ  pháp lý

Đạt

 

 

1.1.1

Thủ tục, hồ sơ

Dự án/công trình/hạng mục đầu tư

Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền

Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt

Đạt

Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xác nhận đủ pháp lý

 

1.1.2

Hồ sơ thiết kế

Đạt

 

1.1.3

Hồ sơ nghiệm thu

Đạt

 

1.2

An toàn điện

Đạt

 

 

1.2.1

Thông tin số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện

Khoảncách thẳng đứng nhỏ nhất từ điểm thấp nhất của dây dẫn ở trạng thái võng lớn nhất đến trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây

Với đường dây không điện áp đến 35 kV nếu sử dụng dây trần: Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện cao áp trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong; nơi thường xuyên tập trung đông người: công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; khu di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện

 14 m

Đạt

 

 

1.2.2

Xây dựng trong trường hợp đặc biệt với đường dây không điện áp đến 35 knếu sử dụng dây bọc

≥ 11 m

Đạt

 

 

1.2.3

Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư

 7,0 m

Đạt

 

 

1.2.4

Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư

 5,5 m

Đạt

 

 

1.2.5

Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến

 4,5 m

Đạt

 

 

1.2.6

Đến mặt đường ô tô

 7,0 m

Đạt

 

 

1.2.7

Đến mặt ray đường sắt

 9,0 m

Đạt

 

 

1.2.8

Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại

tĩnh không +1,5 m

Đạt

 

 

1.2.9

Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại

 5,5 m

Đạt

 

 

1.2.10

Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được

 2,5 m

Đạt

 

 

1.2.11

Từ đường điện áp 22 kđến đường dây có cấp điện áp thấp hơn

 2,0 m

Đạt

 

 

1.2.12

Từ đường điện áp 35 kđến đường dây có cấp điện áp thấp hơn

 3,0 m

Đạt

 

 

1.2.13

Đến đường dây thông tin

 3,0 m

Đạt

 

 

1.2.14

Đến mặt đê, đập

 6,0 m

Đạt

 

 

1.2.15

Chiều rộng hành lang giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng

Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh

Dây bọc 22 kV

 1,0 m

Đạt

Không có cây có thể đổ hoặc xô cành vào dây dẫn điện.

 

1.2.16

Dây bọc 35 kV

 1,5 m

Đạt

 

1.2.17

Dây trần 22 kv

 2,0 m

Đạt

 

1.2.18

Dây trần 35 kV

 3,0 m

Đạt

 

1.2.19

Cáp ngầm

Cáp ngầm: Đường cáp điện đi trên mặt đất hoặc trên không, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp được giới hạn về các phía tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng trở ra

 0,5 m

Đạt

 

 

1.2.20

Biển báo an toàn

Có Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo an toàn

100%

Đạt

 

 

1.2.21

An toàn cho người và vật nuôi

Dây nối đất: dây nối từ xà, dây néo hoặc dây trung tính đến cọc tiếp địa

Không bị gi sát hoặc đứt, có nối vào cọc tiếp đất

Đạt

 

 

1.3

Cung cấp điện

Đạt

 

 

1.3.1

Nguồn điện cung cấp

Đảm bảo về nguồn cấp

Dòng điện làm việc lớn nhất của dây dẫn

Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

1.3.2

Đảm bảo điện áp

Điện áp tại đầu ra phía cuối đường dây

không vượt quá +5%; – 10% điện áp định mức

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

1.4

Kết cấu chịu lực

Đạt

 

 

1.4.1

Thôntin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực

Cột bê tông

Xác định mức độ vỡ, nứt bê tông

Không để hở cốt thép bên trong

Đạt

 

 

1.4.2

Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột

Không nghiêng quá 1/150 xH

Đạt

H: Chiều cao cột

 

1.4.3

Cột thép

Xác định các thanh thép và bu lông

Đủ các thanh thép không bị cong; sơn hoặc mạ chống gỉ không bị bong

Đạt

 

 

1.4.4

Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột

Không nghiêng quá 1/200 x H

Đạt

H: Chiều cao cột

 

1.4.5

Kết cấu hỗ trợ chịu lực

Dây néo thép, thanh chống

Có bảo vệ chống gỉ theo quy định

Đạt

 

 

1.4.6

Móng néo

Được bảo vệ chống xói lở

Đạt

 

 

1.4.7

Móng cột

Móng bê tông, trụ …

Được bảo vệ không bị xói l

Đạt

 

 

1.4.8

Xà giá đỡ

Xà đỡ, néo dây điện

Được bảo vệ chống gỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa

Đạt

 

 

1.4.9

Giá đỡ và kết cấu khác

Được bảo vệ chống g, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa

Đạt

 

 

1.5

Vận hành

Đạt

 

 

1.5.1

Nhận dạng về quy trình vận hành

Các quy trình vận hành

Quy trình kiểm tra an toàn vận hành

Có quy trình đầy đ

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả đề đánh giá: đạt/không đạt

 

1.5.2

Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố

Có quy trình đầy đ

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

2

Trạm biến áp phân phối

Đạt

 

 

2.1

Hồ sơ pháp lý

Đạt

 

 

2.1.1

Thủ tục, hồ sơ

Dự án đầu tư

Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền

Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt

Đạt

Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xác nhận đảm bảo pháp lý

 

2.1.2

Hồ sơ thiết kế

Đạt

 

2.1.3

Hồ sơ nghiệm thu

Đạt

 

2.2

An toàn điện

Đạt

 

 

2.2.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện

Khoảng cách giữa phần mang đin với các bộ phận, công trình xung quanh

Đến 22 kV

 2,0 m

Đạt

Không có cây có thể đổ hoặc xô cành vào các kết cấu côntrình trạm biến áp

 

2.2.2

Đến 35 kV

 3,0 m

Đạt

 

2.2.3

Nối đất

Dây nối đất an toàn, nối đất làm việc và ni đất chống sét

Có đủ các điểm ni đất, dãy nối đất không bị gỉ hoặc bị đứt

Đạt

 

 

2.2.4

Biển báo an toàn

Bin báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định

100%

Đạt

 

 

2.3

Cung cấp điện

Đạt

 

 

2.3.1

Nguồn điện cung cấp

Đảm bảo về nguồn cấp

Dung lượng vận hành trạm theo nhu cầu sử dụng điện

≤ công suất định mức máy biến áp

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

2.3.2

 

Đảm bảo về chất lượng điện

Điện áp phía hạ áp tại đầu ra

Không vượt quá +5%; – 10% điện áp định mức

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

2.4

Vận hành

Đạt

 

 

2.4.1

Nhận dạng về quy trình vận hành

Mua bán điện

Tỷ lệ số công tơ đo đếm điện năng khách hàng trong thời gian kiểm định, nguyên kẹp chì

100%

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

2.4.2

Có đồng hồ đobộ biến đổi kiểm tra các thông số vận hành (V; A; VT; CT ) trạm đảm bảo các thông số kỹ thuật đang vận hành

100%

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

2.4.3

Thao tác, vận hành

Thiết bị đóng cắt được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác

Có hồ sơ

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

2.4.4

Thiết bị bảo vệ được kiểm tra, bảo trì theo quy định hiện hành

Có hồ sơ

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

2.5

Kết cấu chịu lực, bảo vệ

Đạt

 

 

2.5.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực

Cột điện

 

Cột bê tông

Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong

Đạt

 

 

2.5.2

Cột thép

Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống gỉ sắt

Đạt

 

 

2.5.3

Móng cột

Móng bê tông, trụ

Được bảo vệ không bị xói l

Đạt

 

 

2.5.4

Giá đỡ thiết bị

Xà đỡ, dây néo cột điện

Được bảo vệ chống gỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa

Đạt

 

 

2.5.5

Giá đỡ và kết cấu khác

Được bảo vệ chống gỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc

Đạt

 

 

2.5.6

Cổng, hàng rào bảo vệ trạm (nếu có)

Hàng rào

Móng bờ rào không bị xói mòn, tường rào không bị bong vữa, thủng lỗ, nứt mạch vữa

Đạt

 

 

2.5.7

Cổng ra vào

Có cửa, khóa, ngăn được người và vật nuôi, không bị cong vênh, vật liệu bằng thép không bị gỉ sắt

Đạt

 

 

3

Đường dây hạ áp

Đạt

 

 

3.1

Hồ sơ pháp lý

 

 

 

3.1.1

Thủ tục, hồ sơ

Dự án đầu tư

Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền

Có hồ sơ, có Quyết định phê duyệt

Đạt

Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xác nhận đảm bảo pháp lý

 

3.1.2

Hồ sơ thiết kế

Đạt

 

3.1.3

Hồ sơ nghiệm thu

Đạt

 

3.2

An toàn điện

Đạt

 

 

3.2.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện

Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ điểm thấp nhất của dây dẫn ở trạng thái võng lớn nhất đến trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây

Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư

≥ 5,5 m

Đạt

 

 

3.2.2

Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư

 5,0 m

Đạt

 

 

3.2.3

Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến

≥ 4,0 m

Đạt

 

 

3.2.4

Đến mặt đường ô tô cấp I, II

 7,0 m

Đạt

 

 

3.2.5

Đến mặt đường ô tô các cấp còn lại

 6,0 m

Đạt

 

 

3.2.6

Đến mặt ray đường sắt

> 8,0 m

Đạt

 

 

3.2.7

Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại

tĩnh không +1,5 m

Đạt

 

 

3.2.8

Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại

 5,5 m

Đạt

 

 

3.2.9

Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được

 2,5 m

Đạt

 

 

3.2.10

Đến đường dây thông tin

≥ 1,25 m

Đạt

 

 

3.2.11

Đến mặt đê, đập

> 6,0 m

Đạt

 

 

3.2.12

Nối đất

Nối đất lặp lại cho dây trung tính, nối đất vỏ thiết bị

không bị dứt hay gỉ sét

Đạt

 

 

3.2.13

Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cao che chắn, khó có thể bị sét đánh trực tiếp

 

< 50 Ω

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

3.2.14

Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực trống trải không có nhà cửa, công trình, cây che chắn, đường dây dễ bị sét đánh trực tiếp

< 30 Ω

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giáđạt/không đạt

 

3.2.15

Biển báo an toàn

Có biển báo cấm; biển báo nguy hiểm, cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định

100%

Đạt

 

 

3.3

Chất lượng điện năng

Đạt

 

 

3.3.1

Thông tin, số liệu nhận dạng chất lượng điện năng sử dụng

Điện áp

Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận

trong khoảng ± 5%

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

3.3.2

Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép

từ +5% đến -10%

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

3.3.3

Tần số

Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép so với tần số danh định là 50 Hz

trong phạm vi ± 0,2 Hz

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

3.3.4

Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép so với tần số danh định là 50 Hz

trong phạm vi ± 0,5 Hz

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

3.4

Dây dẫn điện

Đạt

 

 

3.4.1

Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn hạ áp

Kiểu đi dây

Đảm bảo an toàn điện

Lắp trên sứ cách điện có xà đỡ sứ, không mắc dây dẫn điện trên cây xanh, gá trên mái nhà.

Đạt

 

 

3.4.2

Kết nối dây

Mối nối phải được nối bng ống nối ép chặt hoặc bắt siết ốc chắc chắn

số lượng gíp kẹp ≥ 2 bộ

Đạt

 

 

3.4.3

An toàn dẫn điện

Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn

Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả đánh giá: đạt/không đạt

 

3.4.4

An toàn cách điện

Dây trần

Có sứ cách điện trên cột

Đạt

 

 

3.4.5

Dây bọc

Dây không nứt, rách, có sứ cách điện trên cột

Đạt

 

 

3.4.6

Dây cáp dẫn điện

Được chôn dưới đất hoặc treo có cáp thép chịu lực

Đạt

 

 

3.4.7

An toàn về cơ học

Dây trần và dây bọc

Dây không bị bong đứt sợi cáp bện

Đạt

 

 

3.5

Kết cấu chịu lực

Đạt

 

 

3.5.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực.

Cột điện

Cột bê tông

Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong

Đạt

 

3.5.2

Cột thép

Không nghiêng, các thanh thép đầy đủđược bảo vệ chống gỉ sắt

Đạt

 

 

3.5.3

Cột gỗ, tre trên nhánh rẽ về hộ gia đình

Cao tối thiểu 5m, đường kính ngọn tối thiểu 80mm, được xử lý chống mối mục.

Đạt

 

 

3.5.4

Kết cấu hỗ trợ chịu lực

Dây néo thép, thanh chống

Có bảo vệ, chống gỉ sắt

Đạt

 

 

3.5.5

Móng néo

Được bảo vệ chống xói l

Đạt

 

 

3.5.6

Móng cột

Móng bê tông, trụ

Được bảo vệ không bị xói lở

Đạt

 

 

3.5.7

Móng đà cản

Được bảo vệ không bị xói lở

Đạt

 

 

3.5.8

Móng đất

Được bảo vệ không bị xói lở

Đạt

 

 

3.5.9

Xà giá đỡ

Xà đỡ, néo dây điện

Được bảo vệ chống gỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa

Đạt

 

 

3.5.10

Giá đỡ và kết cấu khác

Được bảo vệ chống gỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa

Đạt

 

 

3.6

Vận hành

Đạt

 

 

3.6.1

 

Đường dây

Sơn chỉ rõ tên và mạch trên các vị trí cột

Có đánh số

Đạt

 

 

3.6.2

Nhận dạng về quy trình vận hành

Các quy trình vận hành

Quy trình kiểm tra an toàn vận hành

Có sổ theo dõi

Đạt

 

 

3.6.3

Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố

Có sổ theo dõi

Đạt

 

 

3.6.4

Trong mạch điện ba pha bốn dây

Thiết bị đóng cắt (áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì) đặt trên dây pha

Cắt thiết bị các dây không có điện

Đạt

 

 

3.6.5

Trong mạch điện một pha hai dây

Áp-tô-mát, cầu chì và công tắc đặt trên dây pha

Cắt thiết bị hai dây không có điện

Đạt

 

 

4

Dây dẫn về hộ gia đình sau công tơ điện và công tơ điện

Đạt

 

 

4.1

Dây sau công tơ

Đạt

 

 

4.1.1

Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn sau công tơ

Loại dây dẫn về hộ gia đình

Tiết diện dây bọc cách điện hoặc cáp điện phải phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện.

Dây bọc cách điện, tiết diện tối thiểu 2,5 mm2

Đạt

 

 

4.1.2

An toàn treo dây dẫn

Khoảng cách từ công tơ về nhà dưới 20 m

Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu

Đạt

 

 

4.1.3

Khoảng cách từ công tơ về nhà từ 20 m trở lên

Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu, có cột đỡ trung gian

Đạt

 

 

4.1.4

Dây dẫn căng vượt đường ô tô

Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện hạ áp, có dây văng dỡ dây, khoảng cách an toàn tới đất kiểm tra theo tiêu chuẩn đường dây hạ áp

Đạt

 

 

4.2

Kết cấu sau công tơ điện và loại công tơ

Đạt

 

 

4.2.1

Thông tin, số liệu nhận dạng

Cột đỡ trung gian

Loại cột

Gỗ hoặc tre, cao ≥ 4,0 m, đường kính  80 mm

Đạt

 

 

4.2.2

Bảo vệ an toàn cho cột

Được chôn dưới đất, không bị nghiêng, không ảnh hưởng đến việc giao thông đi lại

Đạt

 

 

4.2.3

Hợp đồng mua bán điện

Các hộ dân ký hợp đồng mua bán điện theo giá quy định của Chính phủ

100 % các hộ dân được ký hợp đồng

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

 

4.2.4

Công tơ điện

Chất lượng

Có kiểm đnh còn thời hạn, được kẹp chì niêm phong

Đạt

 

 

4.2.5

Bảo vệ công tơ

Hòm công tơ

Công tơ được đặt trong hòm composite hoặc sơn tĩnh điện treo trên cột hoặc tường nhà

Đạt

 

 

4.3

Điện trong nhà

Đạt

 

 

4.3.1

Thông tin, số liệu nhận dạng

Bảng điện tổng

Có cầu chì/aptomat, công tắc, ổ cm đặt cố định trên tường hoặc khung nhà

100 % các hộ dân

đạt

Trưởng thôn (bản, buôn) báo cáo đánh giá chung, cung cấp kết quả để đánh giá đạt/ không đạt

 

4.3.2

Dây điện

Có vỏ cách điện, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà hoặc chôn trong tường

100 % các hộ dân

đạt

 

II

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên (Tiêu chí 4.2)

Đạt

 

 

1

Khu vực lưới điện kết nối lưới điện quốc gia

Đạt

 

 

1.2

Thông tin nhận dạng về sử dụng điện lưới quốc gia

Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên

Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

 99 %

Đạt

 

 

Đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long

 98 %

Đạt

 

 

1.3

 

1.4

Đối với vùng Trung du miền núi phía bắc; các xã theo Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 01 năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025

 95 %

Đạt

 

 

1.5

Ngừng, giảm mức cung cấp điện

Thông báo cho khách hàng biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện

≥ 05 ngày

Đạt

 

 

1.6

Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Trong 3 ngày liên tiếp

Đạt

 

 

2

Khu vực sử dụng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, trạm Diezen độc lập

Đạt

 

 

2.1

Nguồn năng lượng tái tạo.

Có công suất  50 kW

Tổ chức có giấy phép hoạt động điện lực

Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối  95 %

Đạt

 

 

2.2

Có công suất  50 kW

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán điện trực tiếp

Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 85 %

Đạt

 

QUYẾT ĐỊNH 2332/QĐ-BCT NGÀY 07/11/2022 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VÀ XÉT CÔNG NHẬN TIÊU CHÍ VỀ ĐIỆN TRONG BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025 DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 2332/QĐ-BCT Ngày hiệu lực 07/11/2022
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực xây dựng - đô thi
Ngày ban hành 07/11/2022
Cơ quan ban hành Bộ công thương
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản