QUYẾT ĐỊNH 3033/QĐ-BGDĐT NGÀY 30/09/2021 VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3033/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 5596/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động của Ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục – Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Thủ tướng Chính phủ (để b/c); – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để b/c); – Ủy ban Dân tộc; Hội đồng dân tộc của Quốc Hội; – Bộ trưởng (để b/c); – Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo); – Website Bộ GD&ĐT; – Lưu: VT, GDDT. |
KT. BỘ TRƯỞNG Ngô Thị Minh |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3033/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Thực hiện Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về phát triển bền vững; Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xác định các nhiệm vụ, giải pháp và chỉ tiêu cụ thể để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc có khó khăn đặc thù1.
2. Mục tiêu cụ thể
(Đơn vị %)
STT |
Chỉ tiêu giám sát đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) |
Kết quả đã thực hiện tính đến năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Định hướng năm 2030 |
1 |
Tỷ lệ học sinh DTTS đi học chung cấp tiểu học |
100,5 |
100 |
100 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
102,3 |
100 |
100 |
|
2 |
Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học |
96,9 |
99 |
100 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
98,1 |
99 |
100 |
|
3 |
Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành chương trình tiểu học |
99,3 |
>99 |
>99 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
99,4 |
>99 |
>99 |
|
4 |
Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành cấp tiểu học |
95,6 |
97 |
99 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
91,2 |
95 |
97 |
|
5 |
Tỷ lệ học sinh DTTS đi học chung cấp trung học cơ sở |
85,8 |
90 |
95 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
89,5 |
90 |
95 |
|
6 |
Tỷ lệ trẻ em DTTS đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở |
81,6 |
90 |
92 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
84,8 |
90 |
92 |
|
7 |
Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành cấp trung học cơ sở |
82 |
83 |
86 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
|
82 |
85 |
|
8 |
Tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp trung học cơ sở |
98 |
98,5 |
99 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
|
95 |
97 |
|
9 |
Tỷ lệ trẻ em DTTS ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học tiểu học |
2,5 |
1,0 |
0,3 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
2,4 |
0,8 |
0,3 |
|
10 |
Tỷ lệ trẻ em DTTS ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học trung học cơ sở |
8,0 |
6,0 |
2,0 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
|
5,0 |
1,5 |
|
11 |
Tỷ lệ trẻ em DTTS dưới 5 tuổi đến trường được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội |
85 |
88 |
90 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
|
88 |
90 |
|
12 |
Tỷ lệ huy động trẻ em DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo |
98 |
99 |
>99 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
|
99 |
>99 |
|
13 |
Tỷ lệ nữ giới người DTTS từ 15 – 60 tuổi biết chữ |
91 |
>93 |
>95 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
79 |
91 |
93 |
|
14 |
Tỷ lệ người DTTS từ 15 – 60 tuổi biết chữ |
94 |
98 |
>99 |
Trong đó: Riêng 14 DTTS có khó khăn đặc thù |
91 |
93 |
95 |
|
15 |
Tỷ lệ trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú (PTDTNT, PTDTBT), trường phổ thông có học sinh bán trú có chương trình GD cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại, cung cấp kiến thức về HIV |
80 |
100 |
100 |
16 |
Tỷ lệ giáo viên trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú đạt chuẩn trình độ được đào tạo trở lên |
<100 |
<100 |
100 |
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS
a) Chỉ đạo các địa phương rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng DTTS&MN đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và đặc điểm người học là người DTTS.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về việc đảm bảo tất cả trẻ em DTTS được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học; tất cả trẻ em DTTS hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng; tất cả trẻ em gái và trai DTTS đều được bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.
c) Hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo tham mưu lồng ghép các chỉ tiêu về phát triển bền vững trong giáo dục đối với đồng bào DTTS vào chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện. Đưa kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển bền vững trong giáo dục đối với đồng bào DTTS vào tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua hằng năm.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục đối với đồng bào DTTS. Hằng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện của các cấp quản lý địa phương, các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về GD&ĐT đối với đồng bào DTTS.
2. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục công tác vùng DTTS&MN đạt chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
a) Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS&MN, đặc biệt tại các trường PTDTNT, PTDTBT theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, từ đó có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học vùng DTTS&MN về nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh ở vùng này nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
c) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kỹ năng lồng ghép các nội dung giáo dục trong quản lý và dạy học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS&MN để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh về kỹ năng sống, giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa dân tộc …
d) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vùng DTTS&MN.
đ) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực dạy tiếng DTTS cho đội ngũ nhà giáo vùng DTTS&MN.
3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục dân tộc
a) Thực hiện công tác thống kê, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS các địa phương, đặc biệt là theo dõi các chỉ số của nhóm các dân tộc có khó khăn đặc thù để có những tác động, đề xuất chính sách kịp thời thúc đẩy sự phát triển về GD&ĐT của các DTTS và rút ngắn khoảng cách đạt được về các chỉ tiêu phát triển bền vững.
b) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Phân hệ cơ sở dữ liệu về Giáo dục dân tộc thuộc Hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD&ĐT; Quản lý thống nhất các chỉ số đánh giá về giáo dục dân tộc; hướng dẫn các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phương pháp thu thập, ghi chép, quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu hằng năm về Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS trong lĩnh vực GD&ĐT.
c) Ban hành quy định cơ chế theo dõi, báo cáo, đánh giá, giám sát, cập nhật dữ liệu hằng năm về Giáo dục dân tộc và xác định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan; tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chính xác số liệu của các chỉ số.
d) Cập nhật phần mềm thống kê công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ; đánh giá đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tách số liệu theo từng dân tộc và giới tính.
4. Ưu tiên và huy động các nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp vùng DTTS&MN
a) Huy động các nguồn vốn, vận động thu hút sự hỗ trợ về vật chất và kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân, đối tác phát triển để tăng cường đầu tư, phát triển giáo dục vùng DTTS&MN; chú trọng hỗ trợ ngân sách cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, dạy học tiếng DTTS, giáo dục bình đẳng giới, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn hóa dân tộc…trong các trường học vùng DTTS&MN đặc biệt là người học tại các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú.
b) Ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường PTDTNT, PTDTBT theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và đảm bảo các điều kiện để chăm sóc, giáo dục học sinh nội trú, bán trú, đẩy mạnh công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.
c) Đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS&MN giai đoạn 2019-2025”; Kế hoạch số 29/KH-BGDĐT ngày 11/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh kết nối nguồn lực xã hội, giúp các địa phương, các cơ sở giáo dục xây dựng, tu bổ trường lớp theo tiêu chí quy định, đảm bảo điều kiện và môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh.
d) Ưu tiên nguồn lực và lồng ghép hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục bình đẳng giới theo Quyết định 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới giai đoạn 2018-2025” đảm bảo 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi.
e) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trực tuyến cho các trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào DTTS&MN để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, dịch vụ giáo dục cho người dân góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” MN nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu xóa mù chữ.
f) Quan tâm bổ sung ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, đội ngũ để thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo và duy trì nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025.
5. Thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào DTTS trong lĩnh vực giáo dục
a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với người học là người DTTS, như chính sách ưu tiên tuyển sinh, miễn, giảm học phí, cấp học bổng, hỗ trợ học tập (tiền, gạo, sách vở, đồ dùng học tập), đặc biệt với các DTTS rất ít người… nhằm tăng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp, học sinh DTTS hoàn thành các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
b) Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách cử tuyển và dự bị đại học nhằm tăng tỷ lệ người DTTS đặc biệt là các DTTS trong nhóm có khó khăn đặc thù học các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.
c) Rà soát, hoàn thiện chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em, học sinh người DTTS đặc biệt là nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù được đảm bảo quyền lợi học tập gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
d) Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các chính sách mới, đặc biệt là các chính sách cho trẻ em gái, học sinh nữ DTTS nhằm đảm bảo chăm sóc tốt sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh DTTS và ngăn chặn các hủ tục lạc hậu liên quan đến định kiến về giới còn tồn tại ở một số DTTS, nhất là những dân tộc có khó khăn đặc thù.
đ) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục chuyên biệt vùng DTTS&MN (Trường PTDTNT, PTDTBT, Dự bị đại học).
e) Duy trì chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS&MN và các chính sách đối với người dạy, người học xóa mù chữ. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác giáo dục vùng DTTS&MN; giáo viên, quản lí và những người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS&MN giáo viên làm công tác xóa mù chữ ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS&MN.
6. Tăng cường các giải pháp huy động trẻ em, học sinh DTTS đi học, học hết cấp học; vận động người lớn đặc biệt là phụ nữ DTTS đi học xóa mù chữ
a) Tiếp tục thực hiện các giải pháp huy động trẻ em vùng DTTS&MN ra lớp mầm non, và đi học tiểu học đúng độ tuổi; học sinh DTTS đến lớp sau nghỉ hè, lễ, tết. Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong trường phổ thông để thu hút học sinh đến trường.
b) Đa dạng và linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho đồng bào DTTS, đặc biệt đối với phụ nữ người DTTS. Nghiên cứu, biên soạn các tài liệu dạy và học xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ phù hợp với đặc thù vùng miền và đối tượng người học là người DTTS.
c) Tiếp tục triển khai Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025; chú trọng các nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh DTTS nhằm thu hút học sinh đi học, nhập học đúng độ tuổi và hoàn thành cấp tiểu học, trung học cơ sở.
d) Tăng cường các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cha mẹ học sinh trong việc tạo điều kiện cho trẻ em gái người DTTS đi học. Xây dựng môi trường giáo dục thấu hiểu, thân thiện đối với học sinh người DTTS; tạo môi trường học tập thân thiện gần gũi với học sinh nhằm nâng cao tỷ lệ học sinh, trẻ em gái DTTS đi học ở các cấp học.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Vụ Giáo dục dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch này để cụ thể hóa các giải pháp trong từng lĩnh vực công tác theo từng năm, từng giai đoạn; tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương vùng DTTS&MN nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra; tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và các kiến nghị, đề xuất của địa phương; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, Chính phủ các chính sách, văn bản chỉ đạo để thúc đẩy, hỗ trợ các địa phương thực hiện hoàn thành mục tiêu Kế hoạch.
b) Vụ Giáo Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương vùng DTTS&MN nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra về giáo dục mầm non có chất lượng, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và các mục tiêu về bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục đối với đồng bào DTTS.
c) Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS&MN; Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học vùng DTTS&MN về nội dung, phương pháp dạy học phù hợp đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kỹ năng lồng ghép các nội dung giáo dục trong quản lý và dạy học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS&MN nhất là đội ngũ nhà giáo công tác tại các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú đạt chuẩn trình độ được đào tạo trở lên theo chỉ tiêu đã đề ra của Kế hoạch này.
d) Cục Công nghệ -Thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục dân tộc và các đơn vị liên quan xây dựng Phân hệ cơ sở dữ liệu về Giáo dục dân tộc thuộc Hệ thống Cơ sở dữ liệu toàn ngành, trong đó có dữ liệu theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT; hướng dẫn địa phương về công tác thống kê, rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá thực trạng các chỉ tiêu về giáo dục đối với từng DTTS.
đ) Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tham mưu hoàn thiện chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viên vùng DTTS&MN; tham mưu bố trí, huy động nguồn lực thúc đẩy hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững về GD&ĐT đối với đồng bào DTTS.
e) Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
2. Các sở giáo dục và đào tạo
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ưu tiên lồng ghép, bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện và duy trì bền vững kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT.
b) Tăng cường công tác tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành các chính sách phù hợp với tình hình phát triển của địa phương nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thống nhất việc quản lý, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT của địa phương.
d) Căn cứ Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT, xây dựng và thực hiện kế hoạch cụ thể hằng năm và theo từng giai đoạn.
3. Chế độ báo cáo
a) Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên báo cáo về tình hình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; báo cáo cơ quan quản lý giáo dục các cấp (phòng, sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo) theo yêu cầu.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo định kỳ (tháng 6 hằng năm) báo cáo kết quả thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT của địa phương về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch lấy từ nguồn ngân sách chi sự nghiệp GD&ĐT được giao trong dự toán kinh phí hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác của các đơn vị thực hiện, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và theo phân cấp quản lý hiện hành./.
1 Danh sách Các dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025 gồm: Ơ-đu, Brâu, Rơ – măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn, La Ha ban hành kèm theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH 3033/QĐ-BGDĐT NGÀY 30/09/2021 VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 3033/QĐ-BGDĐT | Ngày hiệu lực | 30/09/2021 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Giáo dục - đào tạo |
Ngày ban hành | 30/09/2021 |
Cơ quan ban hành |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |