Quyết định 3091/QĐ-BYT năm 2017 hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3091/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM LỒNG GHÉP BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, BỆNH DO VI RÚT ZIKA VÀ CHIKUNGUNYA”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này ‘”Hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya”.
Điều 2. “Hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng; Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, các cơ sở khám, chữa bệnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo); – Các Đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp); – Cổng TTĐT Bộ Y tế. – Lưu: VT, DP. |
KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long |
HƯỚNG DẪN
GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM LỒNG GHÉP BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, BỆNH DO VI RÚT ZIKA VÀ CHIKUNGUNYA
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
MỤC LỤC
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Mục tiêu
Phần III. Nội dung và kỹ thuật giám sát
1. Giám sát trên bệnh nhân
1.1. Chỉ số giám sát
1.2. Lựa chọn điểm giám sát
1.3. Lựa chọn đối tượng giám sát
1.4. Điều tra dịch tễ, điền phiếu điều tra trường hợp bệnh
1.5. Lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm của bệnh nhân
1.6. Tổ chức xét nghiệm bệnh phẩm và phản hồi, báo cáo kết quả
2. Giám sát véc tơ
2.1. Chỉ số giám sát
2.2. Lựa chọn điểm giám sát
2.3. Thu thập, bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm mẫu muỗi
3. Quản lý dữ liệu và quy định về báo cáo
3.1. Tại các điểm giám sát (bệnh viện)
3.2. TTYT huyện hoặc khối dự phòng của TTYT huyện 2 chức năng
3.3. TYT xã
3.4. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố
3.5. Tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur khu vực
Phụ lục 1
Mẫu phiếu giám sát bệnh nhân
Mẫu phiếu giám sát véc tơ
Phụ lục 2. Hướng dẫn thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm
A. Mẫu huyết thanh
B. Mẫu muỗi
Phụ lục 3. Hướng dẫn lưu trữ, xét nghiệm bệnh phẩm.
Phụ lục 4. Sơ đồ quy trình giám sát SXHD, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya
DANH MỤC VIẾT TẮT
GSTĐ | Giám sát trọng điểm |
PCR | Phản ứng trùng hợp chuỗi |
(Polymerase Chain Reaction) | |
RT-PCR | Phản ứng PCR theo thời gian thực |
(Real time PCR) | |
RP | RNase P Primer and Probe Set |
PXN | Phòng xét nghiệm |
SXHD | Bệnh sốt xuất huyết Dengue |
TTYTDP | Trung tâm Y tế dự phòng |
TTYT | Trung tâm Y tế |
TYT | Trạm Y tế |
VSDT | Vệ sinh dịch tễ |
WHO | Tổ chức Y tế Thế giới |
(World Health Organization) |
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do Arbo vi rút gây ra, bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng tương tự nhau và chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) lưu hành ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, bệnh lưu hành ở hầu hết quốc gia trong khu vực. Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra vào năm 1958, từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và Nam Trung bộ. Ngày nay, SXHD đang là một trong mười bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Khoảng 70 triệu người nước ta nằm trong vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy cơ mắc dịch bệnh này.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 10/3/2017, tổng số 148 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika. Có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo ghi nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Tại Việt Nam, từ tháng 3 năm 2016 đến ngày 12/6/2017, cả nước ghi nhận 246 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại 15 tỉnh, thành phố. Trong đó có 01 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ nghi liên quan đến vi rút Zika tại tỉnh Đắk Lắk.
Ổ dịch Chikungunya đầu tiên đã được ghi nhận tại cao nguyên Makonde, dọc theo biên giới giữa Tanzania (trước đây là Tanganyika) và Mozambique, trong 1952-1953. Sau vụ dịch năm 1952 – 1953, vi rút đã phổ biến rộng rãi trên khắp châu Phi cận Sahara, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, là nguyên nhân gây dịch trong những năm tiếp theo. Vi rút đã trở thành lưu hành phổ biến ở châu Phi, bằng chứng là dịch xảy ra thường xuyên ở Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe, Senegal, Nigeria, Nam Phi và Kenya. Trong một nghiên cứu gần đây tại Guatemala năm 2015 trên các mẫu huyết thanh dương tính với Chikungunya hoặc Dengue gửi đến phòng thí nghiệm quốc gia, kết quả xét nghiệm RT-PCR đã phát hiện sự đồng nhiễm với cả 2 loại vi rút Chikungunya và Dengue tại 44/144 mẫu huyết thanh (32%). Các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong nghiên cứu này, đồng nhiễm là khá phổ biến và đây là những bệnh có biểu hiện lâm sàng tương tự, cần kiểm tra sàng lọc đồng thời để chăm sóc bệnh nhân và giám sát tốt hơn. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cũng đã xác định được tỷ lệ nhất định bệnh nhân nhiễm vi rút Chikungunya.
Nhằm mục đích đánh giá sự lưu hành của vi rút Dengue, Zika và Chikungunya, cũng như xác định tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của SXHD, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya, hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép 3 bệnh này cũng là một phần của mạng lưới giám sát trọng điểm của Bộ Y tế với sự hỗ trợ từ các đối tác trong việc giám sát các bệnh truyền nhiễm ưu tiên tại Việt Nam. Việc thiết lập hệ thống giám sát lồng ghép 3 tác nhân này sẽ tăng khả năng phát hiện, giám sát và can thiệp sớm bảo vệ sức khỏe người dân, thuận lợi và hiệu quả cho việc tổ chức, tiết kiệm nguồn lực và thống nhất thực hiện trong cả nước.
PHẦN II
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Lồng ghép giám sát, thu thập thông tin về dịch tễ và vi rút của SXHD, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya ở các khu vực trọng điểm trên cả nước, làm cơ sở cho việc đánh giá nguy cơ, qua đó lập kế hoạch giám sát, phòng chống hiệu quả các bệnh dịch trên.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thu thập, phân tích dữ liệu dịch tễ học của SXHD, bệnh do vi rút Zika, và Chikungunya tại một số bệnh viện trọng điểm.
b) Xác định sự lưu hành của vi rút Dengue, Zika và Chikungunya ở người tại các điểm giám sát.
c) Xác định sự phân bố của vi rút Dengue, Zika và Chikungunya trên quần thể muỗi Aedes tại các điểm giám sát.
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT
1. Giám sát trên bệnh nhân
1.1. Chỉ số giám sát
Thu thập và phân tích các chỉ số sau:
– Tỷ lệ, phân bố số mắc và tử vong SXHD, bệnh do vi rút Zika, và Chikungunya theo thời gian, địa điểm, con người.
– Tỷ lệ dương tính từng loại vi rút Dengue, Zika và Chikungunya trên tổng số mẫu huyết thanh thu thập.
– Tỷ lệ phần trăm của các týp vi rút Dengue lưu hành trong tổng số những mẫu được xét nghiệm theo thời gian, địa điểm.
– Xác định chủng vi rút Zika tại các điểm giám sát theo thời gian, địa điểm.
1.2. Lựa chọn điểm giám sát
Các Viện VSDT, Pasteur khu vực thực hiện lựa chọn điểm giám sát theo các nội dung sau:
a) Lựa chọn các tỉnh, thành phố có ít nhất một trong các tiêu chí:
– Có tỷ lệ mắc SXHD/100.000 dân cao trong khu vực.
– Có trường hợp bệnh nhân nhiễm vi rút Zika hoặc trẻ mắc chứng đầu nhỏ nghi liên quan đến vi rút Zika hoặc có kết quả xét nghiệm muỗi dương tính với vi rút Zika.
– Có chỉ số véc tơ cao (khu vực miền Bắc: BI >20, DI >0,5 con/ nhà; các khu vực khác: BI >30, DI >0,5 con/ nhà) và có nguy cơ bùng phát dịch SXHD/ bệnh do vi rút Zika/ Chikungunya.
b) Lựa chọn bệnh viện có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
– Bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tỉnh, quận/ huyện tại tỉnh, thành phố đã được lựa chọn có đủ điều kiện, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ có đủ khả năng thực hiện các hoạt động chuyên môn giám sát, lấy mẫu.
– Đã hoặc đang thực hiện giám sát trọng điểm SXHD.
– Phối hợp chặt chẽ và cam kết duy trì hoạt động giám sát lâu dài.
Số lượng các điểm giám sát dựa trên khả năng và nguồn lực sẵn có (tối thiểu 10 điểm giám sát: khu vực miền Bắc tối thiểu 3 điểm; khu vực miền Trung tối thiểu 2 điểm; khu vực miền Nam tối thiểu 4 điểm; khu vực Tây Nguyên tối thiểu 1 điểm).
1.3. Lựa chọn đối tượng giám sát
Thực hiện lồng ghép điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nhân nghi ngờ mắc SXHD/bệnh do vi rút Zika/Chikungunya đến khám ngoại trú, theo các tiêu chí chọn như sau:
1.3.1. Tiêu chí lựa chọn bệnh nhân
Là các trường hợp trên 5 tuổi đến khám ngoại trú có các triệu chứng khởi phát trong vòng 5 ngày và thỏa mãn 1 trong 2 định nghĩa trường hợp bệnh sau:
a) Trường hợp có phát ban và kèm theo có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau;
– Sốt, thường dưới 38,5oC.
– Đau cơ.
– Đau khớp, phù quanh khớp.
– Viêm kết mạc mắt xung huyết, không mủ.
b) Trường hợp có sốt cao đột ngột và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
– Biểu hiện xuất huyết.
– Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
– Da xung huyết, phát ban.
– Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
– Vật vã, li bì.
– Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
1.3.2. Chọn mẫu giám sát
– Lựa chọn các trường hợp thỏa mãn tiêu chí lựa chọn bệnh nhân (chọn ít nhất 02 bệnh nhân/ ngày/ điểm giám sát).
– Lựa chọn bệnh nhân được tiến hành 5 ngày/tuần (thứ Hai đến thứ Sáu). Nếu trong ngày không có đủ số lượng bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí để lấy mẫu, có thể lấy bù trong các ngày tiếp theo cho đến thứ Sáu của tuần đó, nếu đến thứ Sáu không đủ thì dừng lại (không lấy bù vào thứ Bảy, Chủ nhật và các tuần sau).
1.4. Điều tra dịch tễ điền phiếu điều tra trường hợp bệnh
– Sau khi lựa chọn bệnh nhân, cán bộ giám sát thu thập thông tin về trường hợp bệnh theo Mẫu 1, Phụ lục 1. Mỗi bệnh nhân có một mã số riêng để quản lý thông tin dịch tễ và kết quả xét nghiệm. Mã số bệnh nhân là mã số duy nhất, không trùng lặp. Mỗi bệnh nhân số được cấp một mã số riêng để quản lý thông tin dịch tễ và kết quả xét nghiệm. Cấu trúc của mỗi mã số bệnh nhân bao gồm các thành phần như sau:
Cấu trúc mã số BN:
[Mã điểm giám sát (mã vùng điện thoại + chữ viết tắt tên điểm giám sát) / YY (hai số cuối của năm)/ XXXX (số thứ tự trường hợp bệnh với 4 chữ số)]
Ví dụ :
– 0296PTn/17/001 là mã số bệnh nhân của trường hợp bệnh thứ nhất năm 2017 tại BVĐK huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
– 0296BVĐK/17/001 là mã số bệnh nhân của trường hợp bệnh thứ nhất năm 2017 tại BVĐK tỉnh An Giang.
– 0296BVSN/17/001 là mã số bệnh nhân của trường hợp bệnh thứ nhất năm 2017 tại BV Sản Nhi tỉnh An Giang.
Lưu ý: Mã số bệnh nhân phải được ghi trên phiếu giám sát trường hợp bệnh, ghi trên ống đựng bệnh phẩm và trên danh sách bệnh nhân đối với các bệnh nhân được chọn lấy mẫu xét nghiệm.
– Thông tin trong phiếu điều tra trường hợp bệnh thu thập qua phỏng vấn bệnh nhân hoặc người nhà, người chăm sóc bệnh nhân phải được điền đầy đủ, chính xác. Cán bộ điều phối tại bệnh viện cần kiểm tra phiếu trước khi gửi về các Viện VSDT, Pasteur khu vực.
– Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm tra:
+ Tất cả các câu hỏi đều được trả lời.
+ Tính hợp lý của số liệu (ví dụ: ngày khởi phát, ngày nhập viện, nghề nghiệp có tương ứng với tuổi không,…).
1.5. Lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm của bệnh nhân
– Tại điểm giám sát (bệnh viện), mẫu máu sau khi lấy vào ống đựng mẫu cần phải ly tâm tách huyết thanh trước khi chuyển đến phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur để tránh tán huyết (tan máu). Các mẫu huyết thanh được thu thập trong tuần gửi đến Viện VSDT, Pasteur trước 16h00 ngày thứ Hai của tuần kế tiếp.
– Lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm được thực hiện theo đúng Hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm (Mục A, Phụ lục 2).
– Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, cán bộ phụ trách ghi thông tin các trường hợp được lấy Mẫu vào Danh sách gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút Dengue/ Zika/ Chikungunya (Mẫu 2, Phụ lục 1) để lưu tại Khoa.
1.6. Tổ chức xét nghiệm bệnh phẩm và phản hồi, báo cáo kết quả
Trường hợp bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí sàng lọc sẽ được lấy mẫu huyết thanh để chuyển về Viện VSDT, Pasteur làm xét nghiệm phát hiện cùng lúc 3 tác nhân gây bệnh trên cùng một mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật Trioplex rRT- PCR.
Khi bệnh phẩm, phiếu điều tra trường hợp bệnh (Mẫu 1, Phụ lục 1) và phiếu yêu cầu xét nghiệm (Mẫu 3, Phụ lục 1) được chuyển đến phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur khu vực, bên giao và bên nhận phải ký xác nhận vào Sổ giao nhận bệnh phẩm và Phiếu điều tra trường hợp bệnh (Mẫu 5, Phụ lục 1).
1.6.1. Xét nghiệm bệnh phẩm
Sau khi nhận được bệnh phẩm từ các điểm giám sát được phân công phụ trách, phòng xét nghiệm tại các Viện VSDT, Pasteur sẽ tiến hành xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trước thứ Tư hàng tuần để đảm bảo kết quả xét nghiệm được gửi đến các đơn vị liên quan đúng thời gian quy định.
1.6.2. Phản hồi, báo cáo kết quả xét nghiệm
Sau khi hoàn thành xét nghiệm, phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur sẽ điền kết quả vào Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm trong Mẫu 3, Phụ lục 1 và gửi đến các điểm giám sát trước 16h00 thứ Tư hàng tuần. Trong trường hợp cần xác định lại kết quả khi phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur sẽ thông báo cho các đơn vị nhận kết quả xét nghiệm về các mẫu cần xác định lại, đồng thời kết quả được gửi đến các đơn vị này trước 16h00 thứ Hai của tuần kế tiếp.
Viện VSDT, Pasteur tổng hợp kết quả xét nghiệm vào Bảng tổng hợp kết quả xét nghiệm (Mẫu 4, Phụ lục 1) và gửi về Cục Y tế dự phòng.
2. Giám sát véc tơ
2.1. Chỉ số giám sát
Thu thập và phân tích chỉ số sau:
– Tỷ lệ dương tính với vi rút Dengue, Zika và Chikungunya trên tổng số mẫu muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus theo thời gian và địa điểm.
– Các chỉ số của véc tơ tại ổ dịch: chỉ số Breteau (BI), mật độ muỗi (DI), nhà có muỗi (HI), chỉ số vật chứa có lăng quăng (Cl), chỉ số nhà có lăng quăng (HI).
2.2. Lựa chọn điểm giám sát
Giám sát muỗi, lăng quăng tại nơi xảy ra ổ dịch SXHD/ Zika/ Chikungunya theo các quy định hiện hành.
2.3. Thu thập, bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm mẫu muỗi
2.3.1. Điều tra thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu muỗi
– Thời điểm bắt muỗi: TTYTDP tỉnh, thành phố phối hợp TTYT huyện triển khai đi bắt muỗi tại ổ dịch SXHD/ Zika/ Chikungunya ngay sau khi nhận kết quả xét nghiệm trường hợp bệnh dương tính trên mẫu bệnh phẩm của Viện VSDT, Pasteur và trước thời gian phun hóa chất diệt muỗi (Mẫu 6, Mẫu 7, Phụ lục 1).
– Phạm vi bắt muỗi: bắt toàn bộ muỗi Aedes trong các hộ gia đình, cơ quan, trường học, công trình công cộng, công trường xây dựng… trong bán kính 200 m theo chiều ngang và theo chiều cao (trong trường hợp nhà cao tầng) của ổ dịch bằng máy hút muỗi cầm tay hoặc máy hút muỗi đeo vai, vợt muỗi.
– Bảo quản, vận chuyển mẫu muỗi được thực hiện theo đúng Hướng dẫn bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm tại Mục B, Phụ lục 2.
– Thời gian gửi mẫu: các mẫu muỗi (bao/gói riêng) được thu thập trong tuần gửi đến Viện VSDT, Pasteur trước 16h00 ngày thứ Hai của tuần kế tiếp.
2.3.2. Xét nghiệm mẫu muỗi
Số muỗi bắt được trong giám sát ổ dịch được chia làm nhiều pool (mẫu gộp) riêng biệt theo loài, giống muỗi, địa điểm, ngày điều tra… Các pool xét nghiệm không để quá 20 con muỗi/ pool. Khi phát hiện mẫu pool dương tính, phải tiến hành xét nghiệm tiếp từng cá thể muỗi trong pool để xác định số cá thể muỗi dương tính.
Các Viện VSDT, Pasteur sẽ tiến hành xét nghiệm mẫu muỗi để xác định từng tác nhân gây bệnh bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real-time RT-PCR.
3. Quản lý dữ liệu và quy định về báo cáo
3.1. Tại các điểm giám sát (bệnh viện)
– Phiếu điều tra trường hợp bệnh (Mẫu 1, Phụ lục 1) và Phiếu yêu cầu xét nghiệm (Mẫu 3, Phụ lục 1) cần được gửi kèm với mẫu bệnh phẩm về phòng xét nghiệm của các Viện VSDT, Pasteur khu vực tương ứng ít nhất một lần/tuần để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và thời gian báo cáo.
– Hàng ngày cán bộ tham gia hoạt động giám sát tại điểm giám sát tổng hợp số liệu theo Mẫu 2, Phụ lục 1 và các thông tin này sẽ được lưu tại điểm giám sát. Danh sách gửi mẫu bệnh phẩm (Mẫu 2, Phụ lục 1) gửi tới Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố tương ứng và các Viện VSDT, Pasteur khu vực trước 16h00 ngày thứ Hai của tuần kế tiếp.
3.2. TTYT huyện hoặc khối dự phòng của TTYT huyện 2 chức năng
– Điều tra xác minh thông tin dịch tễ trường hợp được xác định mắc SXHD/ bệnh do vi rút Zika Chikungunya tại thực địa (phối hợp TYT xã).
– Điều tra giám sát, thu thập muỗi và xác định các chỉ số véc tơ tại ổ dịch.
– Khoanh vùng xử lý ổ dịch SXHD/ bệnh do vi rút Zika/ Chikungunya theo quy định (đối với ổ dịch Chikungunya xử lý như ổ dịch SXHD).
3.3. TYT xã
Điều tra xác minh thông tin trường hợp được xác định mắc SXHD/ bệnh do vi rút Zika/ Chikungunya, phối hợp TTYTDP tuyến huyện, tỉnh để xử lý ổ dịch kịp thời theo quy định.
3.4. TTYTDP tỉnh, thành phố
– Phối hợp tuyến huyện triển khai giám sát muỗi tại ổ dịch SXHD/ bệnh do vi rút Zika/ Chikungunya sau khi nhận kết quả xét nghiệm trường hợp bệnh dương tính trên mẫu bệnh phẩm của Viện VSDT, Pasteur.
– Phối hợp tuyến huyện tiến hành gửi mẫu muỗi (bao/gói riêng) được thu thập trong tuần gửi đến Viện VSDT, Pasteur trước 16h00 ngày thứ Hai của tuần kế tiếp.
3.5. Tại các Viện VSDT, Pasteur khu vực
– Phòng xét nghiệm của các Viện VSDT, Pasteur sau khi nhận được Phiếu điều tra trường hợp bệnh (Mẫu 1, Phụ lục 1) từ các bệnh viện cần chuyển ngay cho khoa Dịch tễ của Viện VSDT, Pasteur.
– Các thông tin từ Phiếu điều tra trường hợp bệnh (Mẫu 1, Phụ lục 1) cần được khoa Dịch tễ của Viện VSDT, Pasteur tổng hợp ngay trong ngày sau khi nhận được Phiếu.
– Các thông tin từ Báo cáo tuần của bệnh viện (Mẫu 2, Phụ lục 1) được tổng hợp tại khoa Dịch tễ của Viện VSDT, Pasteur.
– Kết quả xét nghiệm (Mẫu 3, Phụ lục 1) được Phòng xét nghiệm của các Viện VSDT, Pasteur gửi đến khoa Dịch tễ tại các Viện VSDT, Pasteur trước 16h00 thứ Tư hàng tuần. Các Viện VSDT, Pasteur sẽ gửi kết quả xét nghiệm đến các điểm giám sát và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố tương ứng ngay sau đó. Trường hợp cần xác định lại kết quả thì báo cáo kết quả sẽ được gửi đến các đơn vị này trước 10h00 thứ Hai của tuần kế tiếp.
– Các dữ liệu từ báo cáo tuần và kết quả xét nghiệm trong tuần trước của các bệnh viện thuộc khu vực phụ trách được Viện VSDT, Pasteur tổng hợp theo Mẫu 4, Phụ lục 1 gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước 14h00 thứ Năm hàng tuần.
– Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ tổng hợp thông tin từ báo cáo tuần của các Viện VSDT, Pasteur và gửi về Cục Y tế dự phòng trước 16h00 thứ Năm hàng tuần.
– Tất cả các phiếu điều tra và phiếu xét nghiệm (thu thập mẫu bệnh phẩm và kết quả xét nghiệm) bản gốc sẽ được lưu tại Viện VSDT, Pasteur và gửi về Cục Y tế dự phòng khi có yêu cầu. Phiếu điều tra trường hợp bệnh và phiếu kết quả xét nghiệm của mỗi bệnh nhân phải được gắn kèm với nhau.
– Hàng tháng, Viện VSDT, Pasteur khu vực gửi file kết xuất dữ liệu từ Phiếu điều tra trường hợp bệnh về Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước ngày 05 của tháng kế tiếp và báo cáo tháng phân tích theo các chỉ số giám sát quy định lại Phần III, mục 1.1 và 2.1: Chỉ số giám sát.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để giải quyết./.
PHỤ LỤC 1
MẪU PHIẾU GIÁM SÁT BỆNH NHÂN
Mẫu 1. Mẫu phiếu điều tra trường hợp bệnh
Mẫu 2. Mẫu danh sách trường hợp bệnh
Mẫu 3. Phiếu yêu cầu xét nghiệm và trả lời kết quả xét nghiệm SXHD, bệnh do vi rút Zika, Chikungunya
Mẫu 4. Kết quả xét nghiệm SXHD, bệnh do vi rút Zika, Chikungunya
Mẫu 5. Sổ giao nhận bệnh phẩm, phiếu điều tra trường hợp bệnh
MẪU PHIẾU GIÁM SÁT VÉC TƠ
Mẫu 6. Mẫu phiếu điều tra giám sát muỗi
Mẫu 7. Mẫu khảo sát lăng quăng tại thực địa
Mẫu 8. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm vi rút Dengue/ Zika/ Chikungunya trên muỗi Aedes
Mẫu 9. Mẫu báo cáo kết quả điều tra véc tơ tại ổ dịch
Mẫu 10. Sổ giao nhận bệnh phẩm mẫu muỗi Aedes
Mẫu 1 |
TỈNH:___________HUYỆN:____________Mã số:_____/_______/___________
PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỜNG HỢP BỆNH
I. THÔNG TIN CA BỆNH
1. Họ và tên bệnh nhân: ………………………………………………………… 2. Nam, Nữ: ………………
3. Ngày, tháng, năm sinh: [_____/______/_______] Tuổi: …………………………………………………
4. Địa chỉ:…………………………………………………………………… Số điện thoại: ……………………
5. Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………
6. Đang có thai: 1. Có, Tuần thứ:_________ 2. Không
7. Siêu âm thai (nếu là phụ nữ mang thai):
□ Nghi ngờ có đầu nhỏ □ Không có đầu nhỏ Ngày siêu âm _____/______ /201 ____
8. Ngày khởi bệnh:…………………… 9. Ngày lấy mẫu xét nghiệm: …………………………………….
10. Người lấy mẫu xét nghiệm: ………………………………………………………………………………….
11. Bệnh viện: ………………………………………………………………………………………………………..
12. Chẩn đoán sơ bộ: ………………………………………………………………………………………………
II. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (không được bỏ trống)
13. Sốt: …………………°C (thân nhiệt tối đa). Kéo dài: (ngày).
14. Phát ban: | □ Có | □ Không |
15. Đau khớp: | □ Có | □ Không |
16. Đau cơ: | □ Có | □ Không |
17. Viêm kết mạc (xung huyết, không mủ): | □ Có | □ Không |
18. Biểu hiện xuất huyết: | □ Có | □ Không |
19. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn: | □ Có | □ Không |
20. Da xung huyết: | □ Có | □ Không |
21. Vật vã, li bì: | □ Có | □ Không |
22. Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan: | □ Có | □ Không |
23. Các triệu chứng khác: ………………………………………………………………………………… |
Ngày …. tháng ….. năm 201….
|
Yêu cầu xét nghiệm:
□ Realtime RT-PCR: (mẫu máu lấy từ ngày khởi phát triệu chứng thứ 1 đến 5)
□ Khác (ghi rõ):
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM:………………………………
Mẫu 2 |
Cơ quan chủ quản………………
Đơn vị báo cáo……………………
DANH SÁCH GỬI MẪU BỆNH PHẨM NGHI NHIỄM VI RÚT DENGUE/ ZIKA/ CHIKUNGUNYA
Tuần lễ thứ: …………….(từ thứ Hai ngày……/………/…….đến thứ Sáu ngày….. /….. /……… )
STT |
Mã số BN |
Họ và tên |
Tuổi |
Địa chỉ nơi ở (số nhà, tên đường, tổ, ấp, xã, huyện, tỉnh) |
Nội trú/ngoại trú |
Họ tên Cha/mẹ/người thân |
Điện thoại liên lạc |
Ngày khởi bệnh |
Ngày vào viện |
Chẩn đoán LS |
Giờ, ngày lấy mẫu |
Loại bệnh phẩm |
Kết quả NS1 (nếu có) |
Yêu cầu XN |
Ghi chú |
|
Nam |
Nữ |
rRT-PCR |
||||||||||||||
1 |
||||||||||||||||
2 |
||||||||||||||||
3 |
||||||||||||||||
4 |
||||||||||||||||
5 |
||||||||||||||||
6 |
||||||||||||||||
7 |
||||||||||||||||
8 |
||||||||||||||||
9 |
||||||||||||||||
10 |
Người làm báo cáo
|
Ngày … tháng … năm 201 …
|
Mẫu 3 |
PHIẾU YÊU CẦU XÉT NGHIỆM VÀ TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM SXHD, BỆNH DO VI RÚT ZIKA, CHIKUNGUNYA
Mã số bệnh nhân: _____/______ /_______ / __________
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ______/_______ /_________ Tuổi (năm): ____________
Giới: □ Nam □ Nữ
Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: Số nhà/số phòng: …………………………….Xã/phường: ……………………………………..
Quận/huyện: …………………………………………..Tỉnh, thành phố: …………………………………..
Ngày nhập viện: _______/_______/20________ (ngày/tháng/năm)
Ngày khởi phát: _______/_______/20________ (ngày/tháng/năm)
Ngày lấy mẫu: _______/_______/20________ (ngày/tháng/năm)
Thời gian lấy mẫu: ______giờ ______phút
Loại bệnh phẩm:
□ Huyết thanh □ Khác (ghi rõ) ………………………………………………………………………………….
Nơi lấy mẫu: ………………………………………………………………………………………………………..
Bác sỹ yêu cầu xét nghiệm (ký, họ tên) | Người lấy mẫu (ký, họ tên) |
Số điện thoại của bác sĩ yêu cầu xét nghiệm: ……………………………………………………………..
_____________________________________________________________________________
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
Viện VSDT/Pasteur:………………………………………………………………………………………………..
Mã số bệnh nhân _______/________/__________/_____________
Ngày nhận bệnh phẩm; ______/________ /20_______ (ngày/tháng/năm)
Tình trạng bệnh phẩm: □ Tốt □ Không tốt □ Từ chối xét nghiệm (lý do:………………… )
Ngày xét nghiệm: ______/_______/20________ (ngày/tháng/năm)
Kỹ thuật xét nghiệm: ………………………………………………………………………………………………
Kết quả: □ Zika □ Dengue □ Chikungunya
□ Vi rút Arbo khác (ghi rõ…………………………………… )
|
………ngày ……tháng ……năm…….. |
Mẫu 4 |
||
Tên Viện VSDT/Pasteur:……………………..
Tên khoa/phòng:……………………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Ngày ….. tháng …. năm 20…. |
||
Kính gửi: ……………………………….
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM BỆNH NHÂN SXHD/ ZIKA/ CHIKUNGUNYA
Từ ngày ……………Đến…………..
STT |
Mã số bệnh nhân |
Họ và tên
|
Tuổi |
Giới |
Địa chỉ nơi ở (số nhà, tên đường, tổ, ấp, xã, huyện, tỉnh) |
Nơi gửi mẫu |
Ngày khởi bệnh |
Ngày, giờ lấy mẫu |
Ngày nhận mẫu |
Ngày xét nghiệm |
Kết quả xét nghiệm |
Ghi chú |
1 |
||||||||||||
2 |
||||||||||||
3 |
||||||||||||
4 |
||||||||||||
5 |
||||||||||||
6 |
||||||||||||
7 |
Người thực hiện xét nghiệm |
Phụ trách phòng xét nghiệm |
Mẫu 5 |
Tên đơn vị ……………………………
SỔ GIAO NHẬN
Bệnh phẩm, Phiếu điều tra trường hợp bệnh
NĂM……….
Mẫu 5 |
Số thứ tự tuần |
Thời gian thực hiện |
Ngày giao – nhận |
Số lượng bệnh phẩm |
Số phiếu điều tra (Mẫu 1) |
Chữ ký và tên người giao |
Chữ ký và tên người nhận |
Ghi chú |
Từ ……………………
Đến …………………. |
|||||||
Từ ……………………
Đến …………………. |
|||||||
Từ ……………………
Đến …………………. |
|||||||
Từ ……………………
Đến …………………. |
|||||||
Mẫu 6 |
Cơ quan chủ quản…………………..
Đơn vị báo cáo………………………
PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁM SÁT MUỖI
Ấp/Khu phố:____________ Phường/xã: ___________Quận/huyện________________
Ngày điều tra________/___________/_____________Người điều tra:__________________
STT |
Địa điểm giám sát |
Tổng số Muỗi bắt được |
Aedes aegypti |
Aedes albopictus |
Culex fatigans |
Loại muỗi khác |
Nhà có muỗi Aedes |
Ghi chú |
||||
Cái |
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
Đực |
|||||
1 |
||||||||||||
2 |
||||||||||||
3 |
||||||||||||
4 |
||||||||||||
5 |
||||||||||||
6 |
||||||||||||
7 |
||||||||||||
8 |
||||||||||||
9 |
||||||||||||
10 |
||||||||||||
11 |
||||||||||||
12 |
||||||||||||
13 |
||||||||||||
14 |
||||||||||||
15 |
Người làm báo cáo
|
Ngày … tháng … năm 201 …
|
Mẫu 7 |
Cơ quan chủ quản…………………..
Đơn vị báo cáo………………………
PHIẾU KHẢO SÁT LĂNG QUĂNG TẠI Ổ DỊCH
– Địa điểm khảo sát: Tổ……………. Ấp ………………….Xã/Phường ………………………….Huyện/Thị xã……………………….
– Ngày khảo sát: ……………………………………………..Người khảo sát………………………………………………….
Số
TT |
Tên chủ hộ | Dụng cụ chứa nước | Đồ vật linh tinh | Đồ vật phế thải | Có LQ | Ghi chú | ||||||||||||
Lu | Khạp | Hồ | Phuy | Thùng xô, chậu nhựa | Khác | Chân…. | Bình bông | Máng gia súc | Khác | Gáo dừa | Lon, hũ | Mảnh lu bể | Lốp xe cũ | Khác | ||||
Người làm báo cáo
|
Ngày … tháng … năm 201 …
|
Mẫu 8 |
VIỆN………… Khoa………. PXN………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM VIRÚT
DENGUE/ZIKA/CHIKUNGUNYA TRÊN MUỖI AEDES
Kính gửi: …………………………………………………………………………………
Kỹ thuật xét nghiệm: ……………………………………………….
Đơn vị gửi mẫu: …………………………………………………
STT |
Mã số mẫu |
Địa điểm thu mẫu |
Số lượng muỗi |
Ngày PXN nhận mẫu |
Ngày làm XN |
Kết quả xét nghiệm |
||
Denv |
Zika |
Chikv |
||||||
1 |
||||||||
2 |
Người thực hiện xét nghiệm |
………, ngày…. tháng… năm…
|
Mẫu 9 |
Đơn vị chủ quản:
Tỉnh/thành phố:
Quận/huyện:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÉC TƠ TẠI Ổ DỊCH
Tháng……năm………
STT |
Địa phương |
Điểm giám sát |
Số hộ điều tra |
Aedes aegypti |
Aedes albopictus |
||||||||
Chỉ số Breteau |
Chỉ số nhà có bọ gậy |
Tỷ lệ % DCCN có bọ gậy |
Chỉ số mật độ muỗi |
Chỉ số nhà có muỗi |
Chi số Breteau |
Chỉ số nhà có bọ gậy |
Tỷ lệ % DCCN có bọ gậy |
Chỉ số mật độ muỗi |
Chỉ số nhà có muỗi |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
|||||||||||||
2 |
|||||||||||||
3 |
|||||||||||||
4 |
|||||||||||||
5 |
|
Ngày tháng năm |
Mẫu 10 |
Tên đơn vị …………….
SỔ GIAO NHẬN
Bệnh phẩm mẫu muỗi AEDES
NĂM…..
Mẫu 10 |
Tên đơn vị………………….
SỔ GIAO NHẬN MẪU MUỖI AEDES
STT |
Ngày gửi |
Nơi gửi |
Mã hóa của mẫu |
Người gửi (cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/ Trung tâm Y tế huyện) |
Người giao (nhân viên bưu điện/ vận chuyển hàng) |
Người nhận (cán bộ Khoa Côn trùng của Viện…………. ) |
|||
Họ và tên — Ký nhận |
Số điện thoại |
Họ và tên- Ký nhận |
Số điện thoại |
Họ và tên – Ký nhận |
Số điện thoại |
||||
1 |
|||||||||
2 |
|||||||||
3 |
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU BỆNH PHẨM
A. Mẫu huyết thanh
1. Mẫu bệnh phẩm
Bệnh phẩm xét nghiệm vi rút Dengue/ Zika/ Chikungunya phải được thu thập bởi các nhân viên y tế. Bệnh phẩm thu thập từ mẫu máu sau khi lấy vào ống đựng mẫu cần phải ly tâm tách huyết thanh trước khi chuyển đến phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur để tránh tán huyết (tan máu).
2. Phương pháp thu thập mẫu bệnh phẩm
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
– Bông vô trùng;
– Cồn 70° hoặc cồn I ốt;
– Bộ dụng cụ lấy máu bằng ống hút chân không (ống chân không có chứa gel thể tích 5ml, kim 2 đầu cỡ 22G, giá đỡ kim);
– Dây garô;
– Găng tay dùng một lần;
– Khẩu trang y tế;
– Giá để ống nghiệm;
– Pippet nhựa vô trùng dùng 1 lần hoặc đầu côn (típ) có lọc (không có ADNase/ARNase);
– Ống cyotube loại 2ml (không có ADNase/ARNase);
– Phích tích lạnh/thùng xốp giữ lạnh và túi tích lạnh (ice-pack)/ đá khô;
– Nhãn dán ống nghiệm;
– Bút mực không phai;
– Hộp dựng các vật sắc nhọn và rác thải Y tế.
2.2. Lấy mẫu máu
– Kiểm tra, đối chiếu tên người bệnh, mã số trên phiếu và trên ống nghiệm;
– Điền đầy đủ thông tin của người bệnh (họ, tên mã số, tuổi) và ngày lấy mẫu trên ống đựng mẫu;
– Rửa tay (hoặc sát trùng nhanh bằng dung dịch sát khuẩn) và đi găng tay không có bột (trường hợp không có găng tay không bột có thể dùng găng tay thường nhưng phải rửa sạch bột trước khi lấy máu cho bệnh nhân).
Lưu ý: thay găng tay sau khi lấy máu để tránh nhiễm chéo.
2.3. Tiến hành lấy máu
– Xác định vị trí lấy máu (tĩnh mạch) và ga rô cách vị trí lấy máu 5 cm về phía trên;
– Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn 70o và để khô 30 giây;
– Đưa kim vào tĩnh mạch lấy 3 – 4 ml máu cho vào ống nghiệm. Có thể dùng bơm kim tiêm loại 5ml (đầu kim cỡ 21G – 23G) để lấy máu hoặc dùng bộ dụng cụ lấy máu với ống hút chân không (vacutainer). Nếu dùng bơm kim tiêm để lấy máu, tháo đầu kim ra bằng dụng cụ chuyên biệt, để bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm và bơm từ từ cho máu chảy theo thành ống nghiệm tránh làm vỡ hồng cầu.
– Tháo bỏ đầu kim vào hộp đựng các vật sắc nhọn và bơm tiêm hoặc giá đỡ ống lấy máu bẩn vào hộp đựng rác thải Y tế;
– Đặt miếng gạc/ bông vô trùng vào vị trí vừa rút kim ra;
– Để ống máu ở nhiệt độ phòng (18-25°C) trong vòng 30-40 phút để cho máu đông lại sau đó giữ ở nhiệt độ 4-8°C trong vòng 4-6 giờ để ly tám tách huyết thanh.
Lưu ý: Chỉ bảo quản ống máu ở nhiệt độ 4-8°C sau khi máu đã đông ở nhiệt độ phòng để tránh tán huyết, mẫu máu bị tán huyết sẽ không được chấp nhận và phải loại bỏ trước khi ly tâm tách huyết thanh.
Đối với các điểm lấy mẫu trong cùng địa bàn với Viện VSDT, Pasteur thì chuyển mẫu máu toàn phần đến Phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur trong vòng 4-6 giờ để tách huyết thanh. Các mẫu máu cần bảo quản ở nhiệt độ 4-8°C trong suốt quá trình vận chuyển.
Đối với các điểm lấy máu không cùng địa bàn với các Viện VSDT, Pasteur thì cần phải tách huyết thanh ngay tại điểm lấy mẫu hoặc gửi mẫu máu về TTYTDP tỉnh, thành phố trong vòng 4-6 giờ (bảo quản ở nhiệt độ 4-8°C trong suốt quá trình vận chuyển) sau khi lấy mẫu.
* Hướng dẫn tách huyết thanh từ mẫu máu toàn phần:
– Xếp các ống mẫu vào máy ly tâm, nếu các ống chưa thăng bằng thì cần đặt một ống nghiệm có chứa nước có thể tích tương đương vào máy ly tâm để đảm bảo thăng bằng trước khi quay ly tâm.
– Ly tâm ống máu với tốc độ 2.500 – 3.000 vòng/ phút trong 10 phút ở nhiệt độ phòng (18-25°C).
– Dùng ống hút nhựa (dùng một lần) hoặc i đầu côn có lọc để hút toàn bộ huyết thanh của từng ống mẫu sau khi ly tâm vào ống cryotube đã có dán mã số tương ứng. Thể tích tối thiểu sau khi tách là 1,5 ml huyết thanh.
Lưu ý: thay pipette hoặc đầu côn sau mỗi lần hút huyết thanh của một ống mẫu bệnh phẩm.
3. Bảo quản và đóng gói mẫu bệnh phẩm
3.1. Bảo quản
– Các mẫu huyết thanh cần được bảo quản ở nhiệt độ 4-8°C trong vòng 72 giờ kể từ khi tách huyết thanh cho đến khi chuyển tới phòng xét nghiệm của các Viện VSDT, Pasteur.
Lưu ý: Nếu Mẫu huyết thanh không được vận chuyển đến phòng xét nghiệm của các Viện VSDT, Pasteur trong vòng 72 giờ kể từ khi tách huyết thanh, các mẫu huyết thanh cần phải được bảo quản trong tủ lạnh âm 20°C (-20°C) và sau đó phải được bảo quản đông trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur.
3.2 Đóng gói
– Mẫu máu/ huyết thanh được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp được quy định theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05/12/2011 quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
– Đặt Mẫu bệnh phẩm trong túi chống thấm/ túi nylon chuyên dụng và đóng kín theo quy định.
– Đặt túi chống thấm chuyên dụng có chứa ống đựng mẫu bệnh phẩm vào thùng xốp hoặc thùng đựng mẫu chuyên dụng.
– Bổ sung đủ túi /bình tích lạnh hoặc đá khô (tốt nhất là đá khô đối với mẫu huyết thanh đã đông băng) vào trong phích/thùng đựng mẫu để mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 4-8°C đối với mẫu máu toàn phần (hoặc -20°C đối với mẫu huyết thanh đông băng) trong suốt quá trình vận chuyển mẫu (trong trường hợp dùng đá khô thì lớp đóng gói ngoài cũng cần có thông khí; nếu sử dụng bình tích lạnh thì phải đặt bình tích lạnh trong tủ lạnh âm sâu -20°C hoặc thấp hơn trước khi sử dụng).
– Phiếu điều tra và phiếu yêu cầu xét nghiệm được đặt trong túi chống thấm / túi nylon khác (không để chung phiếu với mẫu huyết thanh/ mẫu máu) và gửi kèm cùng mẫu bệnh phẩm đến các Viện VSDT, Pasteur.
– Ghi rõ thông tin cơ sở gửi mẫu và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp bên ngoài của hộp đựng mẫu bệnh phẩm.
4. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
4.1. Vận chuyển mẫu
– Hàng tuần, bệnh viện giám sát trọng điểm hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố sẽ chủ động vận chuyển mẫu bệnh phẩm tới Viện VSDT, Pasteur tùy theo công tác tổ chức thực hiện của địa phương.
– Mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản tại nhiệt độ từ 4-8°C đối với mẫu máu toàn phần hoặc mẫu huyết thanh không đông băng (hoặc tại -20°C nếu là mẫu huyết thanh đã đông băng) trong suốt quá trình vận chuyển và tránh rã đông nhiều lần sẽ làm giảm chất lượng bệnh phẩm.
– Phiếu yêu cầu xét nghiệm (mẫu 3, phụ lục 1) và phiếu điều tra trường hợp bệnh (mẫu 1, phụ lục 1) sẽ được gửi kèm với mẫu bệnh phẩm.
– Các cơ sở gửi mẫu cần thông báo ngay cho phòng xét nghiệm khoảng thời gian dự kiến phòng xét nghiệm sẽ nhận được bệnh phẩm để cán bộ phòng xét nghiệm có thể chuẩn bị cho việc nhận mẫu.
– Lựa chọn các phương tiện/ hình thức vận chuyển để đảm bảo thời gian vận chuyển ngắn nhất, trong khi vẫn phải đảm bảo điều kiện bảo quản mẫu trong suốt quá trình vận chuyển.
4.2. Nhận mẫu
Khi bệnh phẩm và phiếu yêu cầu xét nghiệm (Mẫu 3, phụ lục 1) được chuyển đến phòng xét nghiệm của Viện VSDT, Pasteur, bên giao và bên nhận phải ký xác nhận vào Sổ giao nhận bệnh phẩm (mẫu 6, phụ lục 1). Các mẫu bệnh phẩm sẽ không được chấp nhận nếu có một trong các vấn đề sau:
– Bệnh phẩm được lấy không đúng theo tiêu chí thu thập mẫu hoặc thiếu thông tin của tiêu chí thu thập mẫu trên phiếu yêu cầu xét nghiệm;
– Có hiện tượng rò rỉ bệnh phẩm;
– Không đủ lượng bệnh phẩm yêu cầu;
– Loại bệnh phẩm không phù hợp;
– Nhiệt độ của phích lạnh/ thùng đựng mẫu không đáp ứng yêu cầu hoặc không được duy trì;
– Bệnh phẩm (mẫu máu toàn phần hoặc mẫu huyết thanh không đông băng) được bảo quản ở nhiệt độ 4-80C và chuyển đến phòng xét nghiệm của các Viện VSDT, Pasteur quá thời gian quy định (hơn 4-6 giờ sau kể từ khi lấy mẫu đối với máu toàn phần và hơn 72 giờ đối với mẫu huyết thanh không đông băng kể từ khi tách huyết thanh).
– Thông tin của bệnh nhân (tên, mã số bệnh nhân, tuổi…) hoặc/và thời gian thu thập mẫu trên ống đựng mẫu bị mất hoặc không trùng với phiếu yêu cầu xét nghiệm.
Lưu ý:
– Các mẫu bệnh phẩm bị từ chối xét nghiệm phải được giữ tại phòng xét nghiệm của các Viện VSDT, Pasteur khu vực theo quy định của từng phòng xét nghiệm.
– Mẫu huyết thanh dạng đông băng sau khi nhận chưa thực hiện xét nghiệm ngay thì PXN cần bảo quản ở –70oC cho đến khi tiến hành xét nghiệm.
B. Mẫu muỗi
1. Chuẩn bị dụng cụ/thiết bị cần thiết:
– Máy hút muỗi
– Đèn pin
– Ống nghiệm
– Tube eppendorf 1,5 ml
– Băng keo vải
– Bút viết
– Kính lúp
– Băng định loại muỗi
– Tủ lạnh
– Thùng xốp
– Bình/túi tích lạnh.
2. Các bước thực hiện:
– Muỗi được bắt bằng máy hút muỗi cầm tay hoặc máy hút muỗi đeo vai, vợt muỗi.
– Muỗi được thu giữ trong các ống nghiệm có nút bông. Muỗi phải còn sống và được làm ngất bằng cách để vào tủ mát 4°C trong khoảng 5-10 phút.
– Sau khi muỗi ngất, tiến hành định loại muỗi. Thu nhận tất cả cá thể đực và cái của Ae.aegypty và Ae.albopictus tại ổ dịch SXHD/ Zika/ Chikungunya.
– Muỗi Aedes được phân vào từng tube riêng biệt theo loài và theo giới tính. Mỗi điểm giám sát ổ dịch sẽ có nhiều nhất 4 tube eppendorf chứa muỗi Aedes khác nhau gửi về các Viện VSDT, Pasteur:
+ Tube chứa muỗi cái Ae.aegypty
+ Tube chứa muỗi cái Ae.albopictus
+ Tube chứa muỗi đực Ae.aegypty
+ Tube chứa muỗi đực Ae.albopictus
– Những muỗi cái Aedes no máu sẽ được nuôi tiêu máu theo các bước sau:
+ Thả muỗi cái Aedes no máu vào hủ nhựa trong có đục các lỗ nhỏ trên nắp để muỗi hô hấp. Dùng bông gòn thấm nước đường (saccarose) 10% cho vào 1 lỗ phía trên nắp.
+ Quan sát bụng muỗi cái Aedes sau khoảng thời gian 2-3 ngày, khi không còn máu.
+ Sau đó muỗi được làm ngất và cho chung vào tube eppendorf của nhóm muỗi cái Aedes đã tiêu máu.
– Mã hóa mẫu thu được từ giám sát điều tra ổ dịch:
+ Thứ tự mã hóa: Tỉnh/ Huyện/ loại ổ dịch/ số thứ tự OD/ năm/ loài muỗi- giới tính.
+ Ví dụ: mã hóa ghi vắn tắt trên tube eppendorf như sau: “VL/MT/SXH/OD20/2017/Ae đực” sẽ được hiểu: “Tỉnh Vĩnh Long/ Huyện Mang Thít/ ổ dịch sốt xuất huyết/ Ổ dịch thứ 20/ năm 2017/ Ae.aegypti đực”.
– Cho các tube eppendorf chứa muỗi Aedes vào tủ đông 0°C chờ ngày vận chuyển mẫu về các Viện VSDT, Pasteur để làm xét nghiệm tìm vi rút Dengue/ Zika/ Chikungunya trên muỗi.
– Sau khi thu thập, mẫu muỗi phải được vận chuyển về các Viện VSDT, Pasteur trong vòng 1 tuần.
– Trong quá trình vận chuyển mẫu, các tube eppendorf chứa muỗi Aedes được cho vào lớp túi nilong và được cho vào thùng xốp chứa đá gel lạnh.
– Cả nơi gửi và nơi nhận mẫu muỗi đều phải có sổ ký khi giao nhận mẫu muỗi (mẫu 10, phụ lục 1).
– Khi vận chuyển mẫu muỗi đến các Viện VSDT, Pasteur, liên hệ nhân viên khoa côn trùng để ký vào sổ giao nhận nhận mẫu muỗi và cho mẫu vào tủ -70oC trong khi chờ xét nghiệm.
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN LƯU TRỮ, XÉT NGHIỆM BỆNH PHẨM
1. Lưu trữ mẫu bệnh phẩm
– Các dụng cụ dùng để vận chuyển, bảo quản mẫu cần tuân thủ nguyên tắc vô trùng của thực hành vi sinh tốt.
– Trường hợp phòng xét nghiệm của Viện khu vực không tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong vòng 72 giờ sau khi nhận mẫu thì bảo quản mẫu ở tủ ấm 70°C (-70°C) hoặc thấp hơn.
– Các mẫu bệnh phẩm sau khi tách chiết vật liệu di truyền phải được bảo quản trong tủ -70°C hoặc thấp hơn tại Viện khu vực.
– Tất cả các bệnh phẩm cần được bảo quản ở tủ -70°C hoặc thấp hơn trong vòng ít nhất 1 năm sau khi làm xét nghiệm. Sau đó nếu hủy mẫu thì phải tuân theo quy trình hủy mẫu và lưu hồ sơ.
2. Quy trình xét nghiệm Trioplex rRT-PCR
2.1. Kỹ thuật xét nghiệm
Kỹ thuật xét nghiệm Trioplex rRT-PCR cần được thực hiện bởi các nhân viên xét nghiệm có đủ năng lực và thành thạo trong việc thực hiện kỹ thuật real-time RT-PCR và đã qua tập huấn về kỹ thuật này.
Phòng xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và không được thay đổi bất kỳ các bước nêu trong quy trình và theo sơ đồ quy trình sau:
Quy trình xét nghiệm
2.2. Biện giải kết quả xét nghiệm
ZIKV |
DENV |
CHIKV |
RP |
Kết quả |
Kết luận |
Hành động |
– |
– |
– |
+ |
Âm tính |
Không phát hiện vật liệu di truyền của vi rút Zika, Dengue, Chikungunya bằng kỹ thuật rRT-PCR | |
– |
– |
– |
– |
Không xác định |
Không xác định sự có mặt ARN của vi rút Zika bằng kỹ thuật rRT-PCR. Sự không xác định được này có thể xảy ra do lượng mẫu không đủ. | Tách chiết lại và chạy lại rRT-PCR. Nếu xét nghiệm lại không giải quyết được, kết quả không xác định đối với mẫu huyết thanh, lấy lại mẫu huyết thanh từ bệnh nhân. |
– |
+ |
– |
+/- |
Dương tính DENTV, âm tính ZIKV, CHIKV |
Phát hiện ARN của vi rút Dengue bằng kỹ thuật rRT-PCR.
Không phát hiện ARN của vi rút Zika và Chikungunya |
|
– |
– |
+ |
+/- |
Dương tính CHIKV, âm tính ZIKV, DENV |
Phát hiện ARN của vi rút Chikungunya bằng kỹ thuật rRT-PCR.
Không phát hiện ARN của vi rút Zika và Dengue. |
|
+ |
– |
– |
+/- |
Dương tính ZIKV, âm tính DENV, CHIKV |
Phát hiện ARN của vi rút Zika bằng kỹ thuật rRT-PCR.
Không phát hiệu ARN của vi rút Dengue và Chikungunya. |
|
– |
+ |
+ |
+/- |
Dương tính DENV, CHIKV, âm tính ZIKV |
Phát hiện ARN của vi rút Dengue và Chikungunya bằng kỹ thuật rRT- PCR.
Không phát hiện ARN của vi rút Zika. |
|
+ |
+ |
– |
+/- |
Dương tính ZIKV, DENV, âm tính CHIKV |
Phát hiện ARN của vi rút Zika và Dengue bằng kỹ thuật rRT-PCR.
Không phát hiện ARN của vi rút Chikungunya. |
|
+ |
– |
+ |
+/- |
Dương tính ZIKV, CHIKV, âm tính DEKV |
Phát hiện ARN của vi rút Zika và Chikungunya bằng kỹ thuật rRT- PCR.
Không phát hiện ARN của vi rút Dengue. |
|
+ |
+ |
+ |
+/- |
Dương tính ZIKV, DENV, CHIKV |
Phát hiện ARN của vi rút Zika và Dengue và Chikungunya bằng kỹ thuật rRT-PCR. |
PHỤ LỤC 4:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH GIÁM SÁT DENGUE/ZIKA/CHIKUNGUNYA
Quyết định 3091/QĐ-BYT năm 2017 hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành | |||
Số, ký hiệu văn bản | 3091/QĐ-BYT | Ngày hiệu lực | 03/07/2017 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Thể thao Y tế |
Ngày ban hành | 03/07/2017 |
Cơ quan ban hành |
Bộ y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |