QUYẾT ĐỊNH 32/QĐ-TTG NĂM 2020 VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH HIỆN DO CÔNG TY NÔNG NGHIỆP, CÔNG TY LÂM NGHIỆP KHÔNG THUỘC DIỆN SẮP XẾP LẠI THEO NGHỊ ĐỊNH 118/2014/NĐ-CP, BAN QUẢN LÝ RỪNG VÀ TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP KHÁC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 07/01/2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 32/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH HIỆN DO CÁC CÔNG TY NÔNG NGHIỆP, CÔNG TY LÂM NGHIỆP KHÔNG THUỘC DIỆN SẮP XẾP LẠI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2014/NĐ-CP, BAN QUẢN LÝ RỪNG VÀ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP KHÁC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 04/TTr-BTNMT ngày 01 tháng 02 năm 2019 và Văn bản số 5897/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 11 tháng 11 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án tăng cường quản lý đi với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” (Đề án) với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu Đề án

a) Mục tiêu tổng quát

Tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, các tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân sử dụng có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh (nông, lâm trường).

b) Mục tiêu cụ thể

– Hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng; xác định cụ thể phần diện tích các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng và phần diện tích phải bàn giao cho địa phương;

– Cung cấp hồ sơ kỹ thuật và pháp lý phục vụ quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung, lập phương án sử dụng đất gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng, giảm nghèo bền vng, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống;

– Xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý, sử dụng đất; phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp, chính sách để xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; đề xuất giải pháp, xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai, thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất, cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với ranh giới đất trên thực địa; hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận), lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường;

– Tạo ra quỹ đất có quy mô diện tích lớn để phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn.

2. Nhiệm vụ của Đề án

a) Nhiệm vụ Trung ương tổ chức thực hiện

– Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương; ban hành các văn bản liên quan đến xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước.

– Xây dựng và thực hiện các phương án hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí đối với các địa phương.

– Thực hiện các hoạt động kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và xử lý các vi phạm đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

– Thực hiện điều tra, thống kê quỹ đất các nông, lâm trường bàn giao về địa phương; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất; lập các báo cáo, đề xuất, văn bản chuyên đề về đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường và xây dựng bộ dữ liệu đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trên phạm vi cả nước.

– Tích hợp dữ liệu địa chính đối với toàn bộ diện tích đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường vào cơ sở dữ liệu đất đai Trung ương.

– Đề xuất các giải pháp, chính sách, phương án để xử lý những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất và tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trên phạm vi cả nước.

b) Nhiệm vụ địa phương tổ chức thực hiện

– Thiết lập hệ thống bản đồ và hồ sơ kỹ thuật phản ánh chính xác, đầy đủ theo đúng hiện trạng ranh giới các loại đất; ranh giới đất thuộc tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng.

– Rà soát, xác định rõ ràng về nguồn gốc sử dụng đất, hình thức sử dụng đất và tình hình sử dụng đất; xây dựng được phương án sử dụng đất, phương án quản lý, sử dụng quỹ đất các nông, lâm trường bàn giao về địa phương; hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất, cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với kết quả xác định ranh giới trên thực địa và thực hiện phương án chuyển hình thức từ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức Nhà nước cho thuê đất đối với diện tích đất phải chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật.

– Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, xây dựng dữ liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường (bao gồm cả dữ liệu địa chính đối với đất của các công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP).

– Tích hợp dữ liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường vào cơ sở dữ liệu đất đai địa phương.

– Thực hiện các hoạt động kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

– Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; thực hiện xử lý, thu hồi đất đai, tài sản gắn liền với đất và nghĩa vụ tài chính đất đai theo quy định của pháp luật.

– Đề xuất các giải pháp, chính sách, phương án để xử lý những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất và tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường tại địa phương.

3. Về kinh phí

a) Nhu cầu kinh thực hiện Đề án sẽ được xác định cụ thể theo các dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán, kế hoạch thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định.

b) Nguồn vốn thực hiện Đề án là nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành và các nguồn vốn huy động khác, trong đó:

– Phần nhiệm vụ Trung ương tổ chức thực hiện do ngân sách Trung ương đảm bảo.

– Phần nhiệm vụ địa phương tổ chức thực hiện do ngân sách địa phương đảm bảo.

Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các Tỉnh có khó khăn, không tự chủ được ngân sách theo khả năng của ngân sách trung ương và quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

– Chủ trì, phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn chuyên môn để các Ban quản lý rừng, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Kiểm lâm và các bộ phận quản lý rừng có liên quan thực hiện tổng rà soát ranh giới, diện tích các loại đất đang quản lý, sử dụng và xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện phương án quản lý, sử dụng đất theo mục tiêu chung của Đ án.

– Chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đ án trên phạm vi cả nước.

– Phối hp với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường và giải quyết dứt điểm tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa nông, lâm trường đối với người dân để giải quyết các vấn đề bức xúc xảy ra ở các địa phương.

– Tổ chức thực hiện các công việc được phân công thực hiện trong Đề án. Hàng năm, rà soát, tổng hp nhu cầu khối lượng và kinh phí thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước; đề xuất căn cứ xác định và mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương có khó khăn về ngân sách để hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Đ án.

– Thường xuyên theo dõi và hàng năm tổng hp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đ án.

– Tổ chức tổng kết Đề án trên phạm vi cả nước trong năm 2024.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan:

– Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế giao khoán đất nông nghiệp; chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu tại Đ án này.

– Hướng dẫn chuyên môn đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ khi các Ban quản lý rừng, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Kiểm lâm thực hiện tổng rà soát ranh giới, diện tích các loại đất đang quản lý, sử dụng và xây dựng, trình phê duyệt, triển khai thực hiện phương án quản lý, sử dụng đất theo mục tiêu chung của Đ án.

3. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; trong đó tập trung chỉ đạo để sớm giải quyết dứt điểm các trường hp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi ranh giới đất thuộc Ban quản lý rừng, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, công ty nông, lâm nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định của pháp luật.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh:

– Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sử dụng đất có liên quan thực hiện tổng rà soát đất đai đang quản lý, sử dụng có nguồn gốc từ các nông, lâm trường và xây dựng, trình phê duyệt, triển khai thực hiện phương án quản lý, sử dụng đất theo hướng dẫn chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương.

– Bộ Công an chỉ đạo để đảm bảo an ninh trong quá trình rà soát đất đai, cắm mốc, đo đạc đối với đất ở khu vực biên giới, khu vực phức tạp về an ninh và trong quá trình kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, giải quyết tranh chấp, xử lý các vi phạm đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

– Bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho các cơ quan ở Trung ương có liên quan để thực hiện Đ án.

– Cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương cho địa phương để thực hiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh:

– Chủ trì tổ chức thực hiện các công việc được phân công thực hiện trong Đề án theo phâcấp.

– Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo và hướng dẫn các Ban quản lý rừng, Vườn Quốc gia, Khu Bảtồn thiên nhiên, Kiểm lâm, chủ sử dụng đất và các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương thực hiện tổng rà soát ranh giới, diện tích các loại đất đang quản lý, sử dụng và xây dựng, trình phê duyệt, triển khai thực hiện phương án quản lý, sử dụng đất theo mục tiêu chung của Đ án.

– Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện Đề án tại địa phương. Trên cơ sở khả năng bố trí ngân sách địa phương, tổng hợp đề xuất nhu cầu hỗ trợ hàng năm từ ngân sách Trung ương cho địa phương, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung.

– Hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án tại địa phương về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung trên phạm vi cả nước và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giao nộp, quản lý, lưu trữ, sử dụng, khai thác sản phẩm của Đề án theo hướng dẫn chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Chỉ đạo công an và cơ quan quân sự địa phương phối hợp, hướng dẫn kịp thời các Sở, ngành liên quan và đơn vị thi công để đảm bảo thực hiện đúng các quy định về an ninh, quốc phòng và công tác bảo mật; đảm bảo không để lộ, mất thông tin, dữ liệu, tài liệu bí mật trong quá trình rà soát, thống kê hiện trạng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

– Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối để chủ động điều phối, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan vi chính quyền các địa phương, bảo đảm không để tiếp tục xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, không tạo cớ để các thế lực thù địch, phản động kích động tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự hoặc hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

7. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường thực hiện các công việc nêu trong Đề án theo hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Đề án và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– V
ăn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Tr
ung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTC
N, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, Các Vụ: ĐMDN, KTTH, QHĐP;
– Lưu: VT, NN (3).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

Trịnh Đình Dũng

QUYẾT ĐỊNH 32/QĐ-TTG NĂM 2020 VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH HIỆN DO CÔNG TY NÔNG NGHIỆP, CÔNG TY LÂM NGHIỆP KHÔNG THUỘC DIỆN SẮP XẾP LẠI THEO NGHỊ ĐỊNH 118/2014/NĐ-CP, BAN QUẢN LÝ RỪNG VÀ TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP KHÁC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 32/QĐ-TTg Ngày hiệu lực 07/01/2020
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 07/01/2020
Cơ quan ban hành Thủ tướng chính phủ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản