QUYẾT ĐỊNH 34/2020/QĐ-UBND QUY ĐỊNH VỀ KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2021

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 34/2020/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 22 tháng 12 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật giá;

Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;

Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2678/TTr-SNN ngày 18 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về khung giá rừng đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng áp dụng.

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, xác định và áp dụng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2. Phạm vi áp dụng:

Khung giá các loại rừng áp dụng cho các huyện, thị xã có rừng của tỉnh, bao gồm:

a) Huyện Dầu Tiếng.

b) Huyện Phú Giáo.

c) Huyện Bắc Tân Uyên.

d) Thị xã Tân Uyên.

Điều 3. Khung giá các loại rừng

1. Khung giá các loại rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương là căn cứ để sử dụng đối với các trường hợp sau:

a) Xác định tổng giá trị kinh tế của rừng, quy định tại Điều 90 của Luật Lâm nghiệp.

b) Thực hiện các quy định tại Điều 91 của Luật Lâm nghiệp.

3. Khung giá các loại rừng tự nhiên theo Phụ lục I Quyết định này.

4. Khung giá các loại rừng trồng bằng vốn ngân sách theo Phụ lục II Quyết định này.

Điều 4. Điều kiện để điều chỉnh khung giá

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh khung giá các loại rừng trong các trường hợp sau:

1. Khi có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng.

2. Trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian 06 (sáu) tháng trở lên.

Điều 5. Trách nhiệm của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan về Quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh để áp dụng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

b) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về trình tự thủ tục thực hiện giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện theo đúng quy định.

c) Tổng hợp những khó khănvướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trìphối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt giá rừng đối với từng chương trình, dự án cụ thể, trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

b) Hướng dẫn việc thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng, bồi thường rừng, thu hồi rừng theo các quy định hiện hành;

c) Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quản lý rừng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và một số nội dung có liên quan đến lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trìphối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có rừng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đất trên diện tích đã giao rừng, cho thuê rừng; việc thu hồi chuyển mục đích đất rừng để thực hiện các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Cục Thuế

a) Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của các tổ chức do các cơ quan chức năng gửi đến.

b) Chỉ đạohướng dẫn các Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do cơ quan chức năng có liên quan gửi đến.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có rừng

a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định giao rừng, cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.

b) Thực hiện thẩm quyền về giao rừng, cho thuê rừng; quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở Quy định giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh đã được ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án đầu tư có liên quan đến phát triển, bảo vệ rừng của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.

d) Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi hồ sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trong toàn tỉnh.

6. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện những nội dung có liên quan theo quy định.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và bãi bỏ Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định Bảng giá hiện trạng các loại rừng thuộc rừng phòng hộ tại xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ; Bộ NN&PTNT;
– 
Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
– TT.TU, TT.HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
– UBMTTQVN tỉnh;
– CT, các PCT UBND tỉnh;
– Cơ sở dự liệu QG về PL (Sở Tư pháp);
– 
Như điều 6;
– TT Công báo, Website Bình Dương;
– LĐVP
 (Lg, Th)Thi, TH;
– Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. 
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

 

Mai Hùng Dũng

 

PHỤ LỤC I

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34/2020/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

ĐVT: triệu đồng/ha

STT

Các loại rừng

Mức giá

Khung giá rừng tự nhiên (Gtn)

01

Rừng gỗ núi đất lá rộng rụng lá nghèo kiệt

Tối thiểu

9,3

Tối đa

36,2

02

Rừng gỗ núi đá lá rộng thường xanh nghèo

Tối thiểu

43,2

Tối đa

79,5

03

Rừng gỗ núi đất lá rộng thường xanh nghèo

Tối thiểu

45,3

Tối đa

83,9

04

Rừng gỗ núi đất lá rộng thường xanh trung bình

Tối thiểu

100,9

Tối đa

193,8

 

PHỤ LỤC II

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRỒNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34 /2020/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

ĐVT: triệu đồng/ha

STT

Các loại rừng trồng

Cấp tuổi

Mức giá

Khung giá rừng trồng

(Grt)

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

01

Rừng Dầu rái kiến thiết cơ bản

< I

 

62,1

 

02

Rừng Dầu rái+Sao đen

(5- 50 m3/ha)

II

Tối thiểu

58,9

 

Tối đa

140,4

 

03

Rừng Dầu rái

(50-100 m3/ha)

II

Tối thiểu

125,7

135,5

Tối đa

201,1

214,4

04

Rừng Keo lá tràm

(50-100 m3/ha)

II

Tối thiểu

72,8

 

Tối đa

119,2

 

05

Rừng Sao đen

(5-10 m3/ha)

II

Tối thiểu

24,0

 

Tối đa

35,9

 

06

Rừng Dầu rái

(50-150 m3/ha)

III

Tối thiểu

106,9

 

Tối đa

257,9

 

07

Rừng Keo lá tràm

(50-150 m3/ha)

III

Tối thiểu

102,8

 

Tối đa

195,6

 

08

Rừng Dầu rái+Keo lá tràm

(150-200 m3/ha)

IV

Tối thiểu

270,9

 

Tối đa

346,3

 

09

Rừng Dầu rái

(150-250 m3/ha)

IV

Tối thiểu

276,3

 

Tối đa

427,2

 

10

Rừng Dầu rái+Xà cừ+Keo tái sinh

(100-200 m3/ha)

IV

Tối thiểu

207,7

 

Tối đa

346,6

 

11

Rừng Keo lá tràm

(50-100 m3/ha)

V

Tối thiểu

78,5

88,2

Tối đa

127,7

141,0

12

Rừng Sao đen+Cao su

(150-250 m3/ha)

VI

Tối thiểu

384,6

 

Tối đa

612,8

 

13

Rừng Sao đen+Xà cừ+Keo tái sinh(150-250 m3/ha)

VI

Tối thiểu

345,8

 

Tối đa

550,4

 

14

Rừng Sao đen+Cao su(100-200 m3/ha)

VIII

Tối thiểu

253,8

 

Tối đa

439,7

 

15

Rừng Sao đen+Cao su+Cây ăn quả (100-200 m3/ha)

VIII

Tối thiểu

287,0

 

Tối đa

505,9

 

16

Rừng Sao đen+Keo lá tràm

(200-250 m3/ha)

VIII

Tối thiểu

435,0

 

Tối đa

527,0

 

17

Rừng Sao đen

(150-250 m3/ha)

VIII

Tối thiểu

419,0

 

Tối đa

652,5

 

18

Rừng Tràm nước

(230-280 m3/ha)

VII

Tối thiểu

 

377,2

Tối đa

 

452,2

19

Rừng Xà cừ+Keo lá tràm

(145-180 m3/ha)

IV

Tối thiểu

 

159,3

Tối đa

 

194,3

20

Rừng Xà cừ+Keo lá tràm trồng bổ sung(110-140 m3/ha)

IV

Tối thiểu

 

204,3

Tối đa

 

238,8

22

Rừng Keo lá tràm

(60-70 m3/ha)

VI

Tối thiểu

 

68,9

Tối đa

 

78,5

23

Rừng Xà cừ+Keo lá tràm

(170-215 m3/ha)

IV

Tối thiểu

 

209,7

Tối đa

 

256,4

24

Rừng Xà cừ

(60-70 m3/ha)

V

Tối thiểu

 

120,3

Tối đa

 

135,7

25

Rừng Keo lá tràm

(140-180 m3/ha)

V

Tối thiểu

 

174,4

Tối đa

 

211,6

26

Rừng Tràm nước

(195-240 m3/ha)

V

Tối thiểu

 

358,6

Tối đa

 

426,3

Lưu ýĐối với các loại cây công nghiệp, cây lấy gỗ và các loại cây khác ngoài quy định tại Điều 5 của Quy định này thì đơn giá được áp dụng theo các quy định hiện hành.

QUYẾT ĐỊNH 34/2020/QĐ-UBND QUY ĐỊNH VỀ KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Số, ký hiệu văn bản 34/2020/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 01/01/2021
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngân sách nhà nước
Ngày ban hành 22/12/2020
Cơ quan ban hành Bình Dương
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản