QUYẾT ĐỊNH 3979/QĐ-BCT NĂM 2016 VỀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3979/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc chung về phân công nhiệm vụ giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ và trước Quốc hội về quản lý ngành Công Thương.
2. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý thường xuyên các lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về quyết định của mình.
3. Bộ trưởng phân công hoặc ủy quyền một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết các công việc của Bộ khi Bộ trưởng vắng mặt tại trụ sở của Bộ.
4. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công:
– Chỉ đạo các đơn vị xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế chính sách và các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến lĩnh vực được phân công để Bộ phê duyệt hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; các chủ trương, chính sách, pháp luật; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
– Thứ trưởng trực tiếp theo dõi ngành, đơn vị nào thì chịu trách nhiệm chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của Bộ tại ngành, đơn vị đó; đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm và những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, Thứ trưởng báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng hoặc tập thể Lãnh đạo Bộ khi giải quyết.
– Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác chuyên môn nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, hướng dẫn, chỉ đạo chung toàn ngành về chuyên môn đó.
– Trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến nhiệm vụ do Thứ trưởng khác phụ trách, các Thứ trưởng chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp các ý kiến không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
– Ngoài các nhiệm vụ cụ thể được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm tham gia quán xuyến hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhận các nhiệm vụ khác với sự phân công khi Bộ trưởng giao nhiệm vụ.
5. Phân công giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi tùy theo tình hình công việc, nhiệm vụ của Bộ.
6. Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo Quy chế làm việc của Bộ.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
a) Lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ.
b) Chỉ đạo công tác chiến lược, quy hoạch và cân đối lớn trong phát triển ngành; công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế, thi đua khen thưởng và kỷ luật.
c) Phụ trách ngành năng lượng, công tác quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất trong ngành.
d) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Thi đua – Khen thưởng, Thanh tra Bộ. Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
đ) Chủ nhiệm các chương trình Kỹ thuật – Kinh tế về tự động hóa và công nghệ vật liệu.
e) Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng.
g) Trưởng ban phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
h) Trưởng ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ Công Thương.
i) Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với một số nước.
k) Chủ tịch Hội đồng lương, Hội đồng tuyển dụng công chức Bộ Công Thương.
l) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng
a) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo ngành năng lượng.
b) Chỉ đạo công tác công tác quốc phòng toàn dân và công nghiệp phục vụ quốc phòng; công tác phòng, chống lụt bão; phòng chống cháy, nổ và an toàn, bảo vệ sức khỏe – y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; công tác phòng chống tội phạm; công nghệ thông tin, công tác văn phòng; phụ trách công tác thông tin, truyền thông của Bộ.
c) Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước Châu Âu.
d) Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
đ) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Văn phòng Bộ, Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Thị trường Châu Âu, Cục Công tác phía Nam, Trung tâm Y tế – Môi trường lao động công thương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Nhà Xuất bản Công Thương, các Báo, Tạp chí thuộc Bộ. Tham gia cùng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
e) Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, Trưởng ban phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương, Trưởng ban phòng chống cháy, nổ và an toàn Bộ Công Thương, Trưởng ban chỉ đạo của Bộ Công Thương về phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
g) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
h) Người phát ngôn của Bộ Công Thương.
i) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
3. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa
a) Chỉ đạo công tác tài chính, giá cả, phát triển thị trường trong nước, thương mại biên giới, miền núi và hải đảo, thương mại điện tử.
b) Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
c) Phụ trách công tác thanh niên, đoàn thể.
d) Thay mặt Bộ chỉ đạo ngành Công Thương các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
đ) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tài chính, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Thương mại biên giới và Miền núi, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
e) Tổ trưởng Tổ điều hành thị trường trong nước.
g) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
h) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
4. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh
a) Chỉ đạo công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ thương mại; xử lý các vấn đề liên quan đến cán cân thương mại; công tác xúc tiến thương mại, an toàn thực phẩm và cải cách hành chính.
b) Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.
c) Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương.
d) Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
đ) Phụ trách quan hệ song phương với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
e) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Xúc tiến thương mại, Văn phòng Hội đồng cạnh tranh, Đại diện của Bộ Công Thương (Phòng WTO) tại Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ.
g) Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh.
h) Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Công Thương.
i) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
k) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
5. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải
a) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác quốc tế; phụ trách quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM cũng như các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế khác.
b) Chỉ đạo công tác quản lý thị trường, ngành cơ khí, luyện kim, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hóa chất, ngành khai thác mỏ, chế biến khoáng sản.
c) Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước Châu Mỹ.
d) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thị trường Châu Mỹ, Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP, Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam.
đ) Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận.
e) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
g) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
6. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng
a) Chỉ đạo công tác kế hoạch, đầu tư, đào tạo, công nghiệp nhẹ bao gồm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác, nghiên cứu khoa học, công thương địa phương, kinh tế tập thể.
b) Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước Châu Phi, Tây Á và Nam Á.
c) Trực tiếp chỉ đạo Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Phát triển nguồn nhân lực, Vụ Thị trường Châu Phi – Tây Á – Nam Á, Cục Công nghiệp địa phương, các Viện và các trường thuộc Bộ.
d) Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, các doanh nghiệp ngành nhựa, da giày, sành sứ thủy tinh công nghiệp.
đ) Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
e) Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Công Thương.
g) Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
h) Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định trước đây về phân công nhiệm vụ cũng như tạm thời điều chỉnh, bổ sung phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Các đồng chí Thứ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Công Thương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh |
QUYẾT ĐỊNH 3979/QĐ-BCT NĂM 2016 VỀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | 3979/QĐ-BCT | Ngày hiệu lực | 04/10/2016 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Bộ máy nhà nước, nội vụ |
Ngày ban hành | 04/10/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ công thương |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |