QUYẾT ĐỊNH 3986/QĐ-BYT NĂM 2020 VỀ “SỔ TAY HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ VÙNG CÓ DỊCH COVID-19” DO BỘ Y TẾ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 16/09/2020

BỘ Y TẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 3986/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “SỔ TAY HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ VÙNG CÓ DỊCH COVID – 19”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID – 19”.

Điều 2. “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID – 19” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trên toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 904/QĐ-BYT ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Bộ Y tế.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Đồng chí PTT. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
– Đồng chí Q. Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp);
– UBND tỉnh/thành phố;
– Cổng TTĐT Bộ Y tế;
– Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Xuân Tuyên

 

SỔ TAY

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ VÙNG CÓ DỊCH COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3986/QĐ-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2020 của Bộ Y tế)

MỤC LỤC

I. Mục đích

II. Thời điểm xem xét thiết lập vùng cách ly y tế

III. Cơ sở pháp lý

IV. Quy mô

V. Thời gian

VI. Cách thức tổ chức

1. Quyết định thiết lập vùng cách ly

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Công tác truyền thông trước khi thực hiện cách ly

2.2. Thiết lập chốt, trạm kiểm soát ra/vào vùng cách ly

2.3. Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly

2.4. Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly

3. Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly

3.2. Tổ chức cách ly y tế

3.3. Tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly

3.4. Bảo đảm công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị

4. Hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong vùng cách ly

6. Kiểm tra, giám sát

 

SỔ TAY HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ VÙNG CÓ DỊCH COVID-19

I. Mục đích

Khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ vùng có dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lan rộng trong cộng đồng và không để dịch lây lan sang các vùng khác, địa phương khác.

II. Điều kiện áp dụng

Khi vùng dịch diễn biến phức tạp, các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát và dịch có nguy cơ lây lan rộng.

III. Cơ sở pháp lý

Thực hiện Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

IV. Quy mô

Tùy theo diễn biến tình hình dịch có thể lựa chọn quy mô vùng cách ly như sau:

– Cụm dân cư

– Khu phố, dãy phố

– Thôn, t, đội, p

– Xã, phường, thị trấn

– Cơ quan, đơn vị: tùy tình hình cụ thể quyết định cách ly cho phù hợp (riêng cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 03/04/2020 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh trong phòng, chống dịch COVID-19).

V. Thời gian áp dụng

Cách ly tối thiểu 14 ngày, tùy theo diễn biến tình hình dịch mà thời gian cách ly có thể kéo dài hơn.

VI. Cách thức tổ chức

1. Quyết định thiết lập vùng cách ly

Căn cứ đề nghị của Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định thiết lập cách ly y tế vùng có dịch trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian và phạm vi vùng cách ly.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Công tác truyền thông trước khi thực hiện cách ly

Tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức đến từng hộ dân để quán triệt chủ trương, tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thiết lập vùng cách ly y tế, cụ thể là:

– Truyền thông về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc lập vùng cách ly y tế;

– Truyền thông, vận động nhân dân về vai trò, trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội của mỗi người và mỗi gia đình trong việc thực hiện cách ly chống dịch.

– Phát động phong trào toàn thể nhân dân tham gia phòng chống dịch bệnh.

2.2. Thiết lập chốt, trạm kiểm soát ra/vào vùng cách ly

– Khảo sát địa lý, địa hình, địa vật toàn vùng cách ly.

– Vẽ sơ đồ toàn bộ đường chính, đường làng, lối mở, ngõ, ngách ra/vào vùng cách ly cũng như kênh, rạch, sông, suối có liên quan đến vùng cách ly.

– Lập sơ đồ chốt, trạm kiểm soát tại tất cả đường chính, đường làng, lối mở, ngõ, ngách ra/vào vùng cách ly.

– Phân công và bố trí lực lượng tại các chốt/trạm kiểm soát.

– Thành phần chốt/trạm kiểm soát: nên bao gồm cán bộ công an, quân đội, cán bộ xã/phường, cán bộ y tế, dân quân, các tổ chức chính trị – xã hội, các đoàn thể, trong đó chốt trưởng nên là cán bộ công an.

– Nhiệm vụ của chốt/trạm kiểm soát:

+ Kiểm soát chặt chẽ 24/24h không cho người ra, người vào vùng cách ly. Người được phép ra/vào vùng cách ly là những người đang thực hiện nhiệm vụ được phân công tại vùng cách ly; một số trường hợp đặc biệt khác phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

+ Kiểm soát chặt chẽ 24/24h không cho hàng hóa, phương tiện ra vào vùng cách ly. Chỉ cho phép ra, vào vùng cách ly những hàng hóa, phương tiện phục vụ việc cách ly; một số trường hợp đặc biệt khác phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

+ Lập danh sách, đo thân nhiệt, quan sát tình trạng sức khỏe tất cả người được phép ra/vào vùng cách ly.

+ Yêu cầu tất cả những người được phép ra/vào vùng cách ly phải đeo khẩu trang và khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh; khi ra phải tháo bỏ khẩu trang đã sử dụng và thu gom vào nơi quy định tại chốt kiểm soát và khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

+ Kiểm soát, khử trùng toàn bộ phương tiện được phép ra/vào vùng cách ly.

Để đảm bảo việc kiểm soát nghiêm ngặt tại các chốt, tùy theo tình hình thực tế nên lựa chọn từ 2-3 chốt “mở” thuận tiện cho việc kiểm soát và chỉ cho phép người, phương tiện, hàng hóa được phép đi ra/vào ở những chốt này. Tất cả các chốt khác đều là chốt “đóng” có nghĩa là chỉ thiết lập hàng rào và cử lực lượng canh gác mà không cho bất cứ người, phương tiện, hàng hóa qua lại chốt.

2.3. Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly

– Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly.

– Đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ trong vùng cách ly.

– Không được tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người, đám ma, đám cưới, đám giỗ, tân gia, liên hoan ăn uống, sinh hoạt tôn giáo v.v.. trong vùng cách ly.

– Không được họp chợ; đóng cửa các cửa hàng, cửa hiệu không cần thiết. Chỉ các cửa hàng bán hàng hóa thiết yếu được mở cửa và phải có sự cho phép của chính quyền địa phương.

– Tạm dừng hoạt động các công trình xây dựng trong vùng cách ly.

– Học sinh trong vùng cách ly nghỉ học; học sinh, giáo viên, người lao động trong vùng cách ly học tập, làm việc bên ngoài vùng cách ly cũng phải được cho nghỉ và không đi ra ngoài vùng cách ly trong suốt thời gian cách ly.

– Người đang thực hiện nhiệm vụ tại vùng cách ly được phép vào, ra vùng cách ly khi thực thi công vụ hoặc được phép di chuyển từ vùng cách ly đến khu vực ăn, nghỉ tập trung được chỉ định và phải tuân thủ nghiêm ngặt việc phòng chống lây nhiễm.

2.4. Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly

Chính quyền và các cơ quan chức năng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly, bao gồm:

– Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu thông qua việc cung ứng, thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá, xe bán hàng lưu động trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp: nhu yếu phẩm; lương thực, thực phẩm; năng lượng, xăng dầu; thuốc chữa bệnh thiết yếu, đảm bảo cung cấp đủ điện, nước sạch sinh hoạt; cung ứng trang bị phòng bệnh cá nhân: khẩu trang, xà phòng, các chất sát khuẩn thông thường; cung ứng các nguyên vật liệu khác như: vật liệu điện, nước …

– Đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

– Đảm bảo nhân lực, phương tiện cho hoạt động chăm sóc, cấp cứu, điều trị người bệnh, giám sát, phòng chống lây nhiễm trong vùng cách ly.

– Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trong vùng cách ly nếu địa phương có điều kiện.

3. Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly

3.1. Tổ chức giám sát phòng chống dịch chủ động dựa vào cộng đồng

3.1.1. Thành lập các tổ phòng chống “COVID cộng đồng”

Ủy ban nhân dân cấp xã/phường, thị trấn ra quyết định thành lập tổ “Giám sát và tuyên truyền phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng” gọi tắt là “tổ COVID cộng đồng” ở vùng cách ly. Tổ Covid cộng đồng chính là cầu nối chủ động về công tác phòng chống dịch của chính quyền và ngành y tế đến với nhân dân, giúp cho người dân yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.

– Thành phần:

Mỗi tổ Covid cộng đồng gồm 2 – 3 người nên là cán bộ tổ, thôn, khu phố, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư. Tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách từ 40-50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ.

– Nhiệm vụ:

Tổ Covid cộng đồng hàng ngày đi từng ngõ, gõ từng nhà để thực hiện:

a) Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng chống dịch tại từng hộ gia đình: mọi người ở tại nhà, không đi ra ngoài; đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; giữ khoảng cách; không tiếp xúc với người bên ngoài; tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân nhiệt hàng ngày và chủ động khai báo y tế khi trong gia đình có người nghi ngờ, mắc bệnh…

b) Hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế tuyến xã những trường hợp nghi mắc Covid-19 phát hiện được tại các hộ gia đình như: sốt; ho; đau họng; cảm cúm; ốm mệt; viêm đường hô hấp … để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.

c) Phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; người từ vùng dịch trở về chưa khai báo y tế.

d) Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vết F1, F2 khi có ca bệnh liên quan ở địa bàn phụ trách.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã/phường phân công.

– Đảm bảo an toàn cho tổ Covid cộng đồng:

Các thành viên tổ Covid cộng đồng khi làm nhiệm vụ phải luôn đeo khẩu trang; sử dụng nước sát trùng tay; tấm che mặt (nếu có). Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ Covid cộng đồng không vào bên trong nhà dân, chỉ cần gõ cửa, đứng ngoài nhà yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu trên 2 mét khi giao tiếp với người trong hộ gia đình để đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm.

3.1.2. Tổ chức thực hiện

– Tổ chức tập huấn ngắn gọn cho tổ “Covid cộng đồng” về nhiệm vụ, đảm bảo an toàn và cách thức thực hiện cho tất cả các thành viên (Phụ lục 1).

– Xây dựng bản tin ngắn phát trên loa truyền thanh hàng ngày “Thông báo cho người dân về hoạt động của tổ Covid cộng đồng” để nhân dân biết và hợp tác (Phụ lục 2).

– Yêu cầu và hướng dẫn người dân tự đo thân nhiệt hàng ngày cho các thành viên trong hộ gia đình (nếu gia đình có nhiệt kế). Đo thân nhiệt đột xuất khi trong gia đình có người có biểu hiện sốt, ốm mệt.

– Cung cấp số điện thoại đường dây nóng báo dịch và số điện thoại của tổ Covid cộng đồng cho toàn thể nhân dân trong vùng cách ly biết để người dân chủ động thông báo ngay khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện sốt, ho, ốm hoặc các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.

– Hàng ngày tổ Covid cộng đồng đến từng hộ gia đình được phân công để thực hiện nhiệm vụ.

– Phân công cán bộ y tế tuyến trên cùng cán bộ y tế xã cắm chốt tại trạm y tế xã để nắm bắt thông tin về dịch bệnh và đảm bảo việc khám chữa bệnh, cấp cứu các bệnh thông thường cho nhân dân.

– Thông báo cho cộng đồng yêu cầu người bị ốm trong vùng cách ly chỉ đi khám bệnh ban đầu tại trạm y tế xã, không tự ý đi khám bệnh vượt tuyến ra bên ngoài xã.

3.2. Tổ chức cách ly y tế

Trong vùng cách ly cần thực hiện các biện pháp cách ly y tế nghiêm ngặt, cụ thể như sau:

3.2.1. Tổ chức cách ly hộ gia đình

– Thực hiện cách ly tại từng hộ gia đình trong cộng đồng với nguyên tắc: nhà cách ly với nhà; không ai đến nhà ai; không cho ai vào nhà mình; nhà nào ở yên nhà ấy, hạn chế tối đa ra khỏi nhà, không gặp gỡ ai ở bên ngoài. Các gia đình chỉ cử người ra ngoài mua các nhu yếu phẩm khi cần thiết.

– Để đảm bảo tốt việc cách ly hộ gia đình, chính quyền sở tại nên phát “Thẻ cho phép ra ngoài phục vụ hộ gia đình” đến từng hộ dân để mua nhu yếu phẩm cần thiết theo ngày chẵn và ngày lẻ để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người cùng một lúc, tại một địa điểm. Thẻ này được phép ra khỏi nhà nhưng chỉ ở bên trong phạm vi vùng cách ly y tế (Phụ lục 3).

– Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát trong vùng cách ly. Lực lượng này nên gồm công an, dân quân, cán bộ chính quyền và các lực lượng tình nguyện khác để đảm bảo việc tuân thủ cách ly tại cộng đồng; xử phạt theo quy định của pháp luật nếu vi phạm các biện pháp phòng chống dịch hoặc đi ra ngoài nhà không có lý do hoặc không có thẻ.

3.2.2. Tổ chức cách ly ca bệnh và những người tiếp xúc

a) Ca bệnh xác định

Cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế ngay khi phát hiện.

b) Người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (người tiếp xúc vòng 1 – F1):

– Tổ chức cách ly ngay tất cả người tiếp xúc gần tại cơ sở cách ly tập trung trong 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Tốt nhất nên thiết lập cơ sở cách ly tập trung dành riêng cho người tiếp xúc gần vì những người này có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các đối tượng cách ly tập trung khác. Trong trường hợp không có cơ sở cách ly riêng thì trong cơ sở cách ly tập trung cần bố trí phân khu cách ly dành riêng cho những người tiếp xúc gần. Những người sống trong cùng hộ gia đình, sống cùng nhà, cùng phòng ở, cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định cần được cách ly riêng với những người khác vì những người này có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất.

– Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR tối thiểu 2 lần trong quá trình cách ly.

– Lấy mẫu lần 1 ngay khi được cách ly:

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định.

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe hàng ngày (đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng) tại cơ sở cách ly tập trung đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Trong quá trình theo dõi nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.

– Lấy mẫu lần 2 trong ngày kết thúc cách ly:

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định.

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc việc cách ly.

c) Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (người tiếp xúc vòng 2 – F2)

– Yêu cầu cách ly tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức khỏe trong khi chờ kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc vòng 1:

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc vòng 1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly người tiếp xúc vòng 2 lên thành người tiếp xúc vòng 1.

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc vòng 1 âm tính với SARS-CoV-2 thì hướng dẫn người tiếp xúc vòng 2 tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như những người dân khác trong vùng cách ly.

d) Ca bệnh nghi ngờ

Cho bệnh nhân đeo khẩu trang và đưa đi cách ly, điều trị ngay tại cơ sở y tế ở khu riêng với khu điều trị bệnh nhân xác định.

– Lấy mẫu bệnh phẩm lần 1 để xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR ngay khi nhập viện:

+ Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí là ca bệnh xác định.

+ Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì chuyển trường hợp này sang khu cách ly, điều trị riêng cho bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính và tiếp tục cách ly đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn truyền nhiễm.

– Lấy mẫu bệnh phẩm lần cuối để xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR trong ngày kết thúc cách ly

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý là ca bệnh xác định.

+ Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 thì kết thúc việc cách ly.

e) Người tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ

Yêu cầu cách ly tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức khỏe trong khi chờ kết quả xét nghiệm của ca bệnh nghi ngờ:

– Nếu kết quả xét nghiệm PCR của ca bệnh nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly những người này thành người tiếp xúc vòng 1.

– Nếu kết quả xét nghiệm PCR của ca bệnh nghi ngờ âm tính với SARS-CoV-2 thì hướng dẫn những người này tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như những người dân khác trong vùng cách ly.

3.2.5. Hoạt động xử lý môi trường, khử trùng khu vực ổ dịch

a) Đối với hộ gia đình bệnh nhân COVID-19

– Cán bộ y tế trực tiếp xử lý môi trường, khử trùng tại nhà bệnh nhân: lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bằng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính.

– Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà …

– Tốt nhất nên đóng cổng/cửa nhà bệnh nhân không cho người ngoài ra vào nhà trong khi bệnh nhân và thành viên gia đình bệnh nhân đang được cách ly tại cơ sở y tế.

b) Đối với hộ gia đình liền kề xung quanh:

– Các hộ liền kề xung quanh phải được khử trùng: lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bằng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính.

– Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà …

c) Đối với hộ gia đình ca bệnh nghi ngờ: Xử lý như đối với ca bệnh xác định.

d) Đối với các khu vực khác:

– Trụ sở ủy ban xã, trường học, trạm y tế, chợ… Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính.

– Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, tiến hành phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính những nơi có nguy cơ ô nhiễm …

3.3. Tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly

Trong thời gian cách ly, người dân trong vùng cách ly không ra khỏi vùng cách ly, do vậy ngành y tế phải bảo đảm công tác y tế thiết yếu, bao gồm: cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường, bệnh mạn tính, các dịch vụ y tế, tiêm chủng cho một số nhóm đối tượng đặc biệt, chăm sóc giảm nhẹ, v.v…Để bảo đảm cho công tác này, cần triển khai các hoạt động sau:

a) Thiết lập tại trạm y tế xã/phường (TYT) ở vùng cách ly một phòng khám bệnh đa khoa tạm thời trong đó phải phân làm 2 khu riêng biệt để tránh lây nhiễm, gồm: khu tiếp nhận, khám và cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh COVID-19 và khu tiếp nhận, khám, cấp cứu các bệnh nhân thông thường khác. Nếu có điều kiện có thể thiết lập trong vùng cách ly phòng khám và cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh COVID-19 tại một địa điểm riêng biệt với trạm y tế xã (phòng khám Covid). Có thể trưng dụng nhà văn hóa hoặc trường học để làm phòng khám Covid.

Ngay tại cổng trạm y tế cần có 1 bàn hướng dẫn và phân loại bệnh nhân ngay từ đầu và có biển chỉ dẫn rõ ràng. Tất cả các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, dấu hiệu cảm cúm, viêm đường hô hấp đều phải được phân loại, hướng dẫn ngay sang khu tiếp nhận, khám và cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh COVID-19 hoặc phòng khám Covid.

b) Huy động nhân lực từ bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện về trạm y tế xã để thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, sơ cấp cứu thường trực 24/24 giờ, gồm bác sĩ đa khoa, truyền nhiễm, sản khoa, chuyên khoa nội, nhi, điều dưỡng.

c) Huy động và bổ sung trang thiết bị, phương tiện cần thiết:

– Xe cứu thương: ít nhất có 2 xe cứu thương thường trực tại trạm y tế xã. Một xe chuyên để đưa bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19 lên các cơ sở điều trị theo phân tuyến; xe còn lại để phục vụ chuyên chở các bệnh nhân thông thường khác.

– Máy chụp X-quang di động (có thể huy động xe chụp X-quang lưu động), máy siêu âm, monitor theo dõi người bệnh, xét nghiệm nhanh đường máu; bổ sung thêm máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử và các phương tiện, dụng cụ thăm khám người bệnh bảo đảm sử dụng riêng cho người bệnh nghi nhiễm và người bệnh không thuộc diện nghi nhiễm.

d) Bổ sung thuốc bảo đảm tối thiểu danh mục và số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh các bệnh thường gặp, bệnh mạn tính ngay tại TYT xã, sử dụng Danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo Thông tư số 39. Trung tâm y tế huyện chịu trách nhiệm cung ứng đủ thuốc cho Trạm y tế xã và mở cổng thanh toán bảo hiểm y tế ngay tại trạm y tế xã.

đ) Tổ chức triển khai công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh vượt khả năng điều trị của trạm y tế xã lên bệnh viện tuyến trên nhưng vẫn bảo đảm công tác cách ly y tế đối với người dân trong vùng được cách ly.

Tại Bệnh viện tuyến trên, cần bố trí một khu vực điều trị cách ly riêng để cấp cứu, hồi sức, điều trị, đỡ đẻ, phẫu thuật, thận nhân tạo v.v…. cho những bệnh nhân từ vùng cách ly chuyển lên. Khu điều trị cách ly nên có khoảng từ 50 – 100 giường bệnh đa khoa (tùy theo quy mô dân số vùng cách ly). Trong trường hợp không thể bố trí buồng phẫu thuật tại đây, phải bố trí buồng phẫu thuật riêng cho người bệnh của vùng cách ly ở Khoa Phẫu thuật của bệnh viện. Khoa Thận nhân tạo cũng nên có buồng riêng cho người chạy thận là người dân của vùng cách ly. Người bệnh vượt quá khả năng điều trị tại TYT xã được vận chuyển về khu vực điều trị cách ly của Bệnh viện tuyến trên bằng xe ô tô cứu thương cả chiều đi và chiều về. Thống nhất quy trình chuyển người bệnh lên Bệnh viện tuyến trên điều trị và các đầu mối thông tin liên lạc, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ.

e) Bảo đảm một số dịch vụ y tế thiết yếu khác:

Chuyển việc cấp Methadon, thuốc ARV từ tuyến huyện về phục vụ ngay tại trạm y tế xã. Liên hệ với các bệnh viện tuyến trên để cung ứng kịp thời các thuốc đặc thù đối với người bệnh của vùng cách ly đang được quản lý, điều trị các bệnh mạn tính không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác, chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện tuyến trên. Trung tâm y tế huyện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố cung ứng dịch vụ tiêm chủng đối với một số dịch vụ tiêm chủng không thể trì hoãn như: tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Tạm hoãn việc tiêm chủng thường xuyên trong tháng tại vùng cách ly cho đến khi hết thời gian cách ly để tránh ảnh hưởng của các phản ứng sau tiêm chủng tới công tác giám sát và phòng chống dịch tại vùng cách ly.

3.4. Bảo đảm công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị

Mục tiêu: Không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, không lây nhiễm sang người bệnh khác và không lây ra cộng đồng, công tác phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tại Trạm Y tế, cơ sở cách ly điều trị người bệnh là vô cùng quan trọng, đối với từng cơ sở (trạm y tế, bệnh viện, đơn vị thu dung điều trị người bệnh) cần triển khai một số công việc sau:

– Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các điều kiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trạm Y tế xã, cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, Bệnh viện tuyến trên nơi thu dung điều trị người bệnh.

– Sau khi rà soát, lập danh mục các trang bị, phương tiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Sở Y tế bổ sung ngay các phương tiện còn thiếu đồng thời huy động sự hỗ trợ từ các bệnh viện trung ương và các đơn vị khác nếu cần.

– Tổ chức tập huấn chi tiết về kiểm soát lây nhiễm cho nhân viên y tế của các đơn vị Trạm Y tế xã, cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, Bệnh viện tuyến trên nơi thu dung điều trị người bệnh.

– Mỗi đơn vị cử 01 cán bộ có năng lực, có trách nhiệm cao làm giám sát viên chuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn được tập huấn về công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn dưới sự chỉ đạo của chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trực tiếp kiểm tra thực hành kiểm soát lây nhiễm tại các đơn vị.

Qua kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực thực hành và sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và thực hành kiểm soát lây nhiễm của nhân viên y tế.

Để phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 được đảm bảo, cần phân khu để tiếp nhận điều trị và cách ly các nhóm bệnh nhân một cách riêng biệt, cụ thể như sau:

– Khu vực cách ly đặc biệt điều trị các ca bệnh xác định mắc COVID-19.

– Khu vực cách ly bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đang chờ kết quả xét nghiệm.

– Khu vực cách ly bệnh nhân nghi ngờ đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2.

– Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nghi ngờ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm mùa.

– Khu vực bệnh nhân xác định mắc COVID-19 đã hoàn thành điều trị được theo dõi và hồi phục sức khỏe chờ ra viện (hết triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm 2 lần âm tính cách nhau ít nhất 1 ngày).

– Khu vực cách ly cho người trong cùng hộ gia đình với bệnh nhân xác định.

4. Hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong vùng cách ly

– Truyền thông vận động nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân cần đóng góp cho công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt trong việc đồng thuận thực hiện cách ly tại vùng dịch.

– Cập nhật tình hình dịch bệnh tại địa phương, đảm bảo bám sát diễn biến của dịch bệnh truyền thông cho người dân địa phương trong các xã, thôn, xóm để ổn định tình hình của bà con trên địa bàn.

– Truyền thông về sự vào cuộc tích cực của các các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành Y tế trong việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để nhân dân yên tâm.

– Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn xã, cụ thể: Truyền thông rộng rãi các văn bản chỉ đạo; hướng dẫn việc phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh của ngành y tế; các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh đến từng xã, thôn, xóm và từng người dân địa phương.

– Phổ biến kiến thức; phát tờ rơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn các hộ gia đình về cách phòng, chống dịch bệnh.

– Phối hợp quản lý các tin đồn, thông tin thiếu chính xác về tình hình dịch bệnh tại địa phương, ngăn chặn kịp thời các thông tin sai lệch.

– Nêu gương một số cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cũng như cách ly tại địa phương.

– Tuyên truyền phát động toàn thể nhân dân tham gia công tác phòng chống dịch.

5. Đảm bảo hậu cần cho vùng cách ly

5.1. Đảm bảo hậu cần chuyên môn kỹ thuật

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp đảm bảo đầy đủ số lượng, chủng loại các loại trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân cho các lực lượng chống dịch và cung cấp đến tận nơi sử dụng, cụ thể như sau:

– Đảm bảo đầy đủ các trang bị phòng chống lây nhiễm: khẩu trang, trang phục phòng hộ, dung dịch sát khẩn các loại, ủng, găng tay, kính che giọt bắn các loại, mặt nạ, dung dịch sát khuẩn xúc họng…

– Đảm bảo cung ứng đầy đủ số lượng, chủng loại các loại trang thiết bị, máy móc, vật tư, hóa chất, nhiên liệu, xe cứu thương, phương tiện sửa chữa… phục vụ cho công tác chống dịch.

5.2. Đảm bảo phương tiện vận chuyển

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp đảm bảo đầy đủ phương tiện vận chuyển con người, vận chuyển trang thiết bị máy móc, vật tư, hóa chất… từ vị trí tập kết hàng ngày đến vị trí sử dụng bên trong vùng cách ly y tế; Đảm bảo phương tiện vận chuyển các công dân phải đưa đi cách ly y tế tập trung theo quy định. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và khoảng cách làm việc giữa khu vực bên trong và khu vực bên ngoài của vùng cách ly y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp bố trí đủ số lượng, chủng loại phương tiện ô tô dân dụng, ô tô chuyên dụng và các loại phương tiện khác đảm bảo cho các lực lượng chống dịch hoàn thành nhiệm vụ.

5.3. Đảm bảo hậu cần cho các lực lượng chống dịch

Ban chỉ đạo các cấp đảm bảo hậu cần cho các lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch bao gồm cả lực lượng trực tiếp và gián tiếp. Nội dung đảm bảo bao gồm: nơi ở, các bữa ăn, phương tiện sinh hoạt ăn ở, sinh hoạt hàng ngày (máy giặt, máy sấy quần áo; quạt điện vào mùa hè, bình nóng lạnh vào mùa đông)…

Căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 các cấp tổ chức công tác hậu cần tập trung hoặc giao cho các lực lượng thành viên ban chỉ đạo tự tổ chức nhưng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí và kiểm tra, giám sát đảm bảo hậu cần tốt nhất cho công tác chống dịch.

6. Kiểm tra, giám sát

Thành lập đội liên ngành các cấp với thành viên gồm cán bộ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể hàng ngày đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tuyên truyền công tác phòng chống dịch trong vùng cách ly.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19) sẽ cập nhật bổ sung điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tiễn.

 

PHỤ LỤC 1.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TỔ COVID CỘNG ĐỒNG

I. Mục đích: Giám sát và tuyên truyền phòng, chống COVID-19 chủ động tại từng hộ gia đình. Tổ Covid cộng đồng chính là cầu nối chủ động về công tác phòng chống dịch của chính quyền và ngành y tế đến với nhân dân, giúp cho người dân yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.

II. Thành phần:

Mỗi tổ Covid cộng đồng gồm 2 – 3 người nên là cán bộ tổ, thôn, khu phố, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư. Tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách từ 40-50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ.

III. Nhiệm vụ:

Hàng ngày đi từng ngõ, gõ từng nhà để thực hiện:

1) Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng chống dịch tại từng hộ gia đình: mọi người ở tại nhà, không đi ra ngoài; đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; giữ khoảng cách; không tiếp xúc với người ở bên ngoài. Yêu cầu và hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân nhiệt hàng ngày cho các thành viên trong hộ gia đình (nếu gia đình có nhiệt kế). Cung cấp số điện thoại và yêu cầu người dân chủ động khai báo y tế ngay khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện sốt, ho, ốm hoặc các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.

2) Hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế tuyến xã những trường hợp nghi mắc Covid-19 phát hiện được tại các hộ gia đình như: sốt; ho; đau họng; cảm cúm; ốm mệt; viêm đường hô hấp … để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.

3) Phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền nhng trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

4) Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vết F1, F2 khi có ca bệnh liên quan ở địa bàn phụ trách.

5) Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã/phường phân công.

IV. Phòng tránh lây nhiễm cho tổ Covid cộng đồng:

Các thành viên tổ Covid cộng đồng khi làm nhiệm vụ phải luôn đeo khẩu trang; sử dụng nước sát trùng tay; tấm che mặt (nếu có). Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ Covid cộng đồng không vào bên trong nhà dân, chỉ cần gõ cửa, đứng ngoài nhà yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu trên 2 mét khi giao tiếp với người trong hộ gia đình để đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm.

 

PHỤ LỤC 2

THÔNG BÁO CHO NGƯỜI DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ COVID CỘNG ĐỒNG
(Dùng để phát trên loa truyền thanh của thôn, xã)

Để chủ động phòng chống dịch COVID-19 tại từng hộ gia đình, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân xã thông qua Tổ COVID cộng đồng hàng ngày sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng chống dịch tại từng hộ gia đình; hỏi, giám sát, phát hiện những dấu hiệu như: sốt; ho; đau họng; cảm cúm; ốm mệt; viêm đường hô hấp của từng người ở các hộ gia đình trong toàn xã. Kính đề nghị toàn thể bà con nhân dân phối hợp để thực hiện tốt việc này.

Bên cạnh đó đề nghị mỗi người trong hộ gia đình cần chủ động tự theo dõi sức khỏe thường xuyên, tự đo thân nhiệt hàng ngày, nếu phát hiện có một trong các dấu hiệu như: sốt hoặc ho hoặc chảy mũi – đau họng hoặc khó thở thì điện thoại báo ngay cho trạm y tế xã biết theo số điện thoại: ………………………………….

Xin trân trọng cảm ơn!

 

PHỤ LỤC 3

MẪU THẺ CHO PHÉP RA NGOÀI HỘ PHỤC VỤ GIA ĐÌNH

BAN CHỈ ĐẠO PCD COVID-19 …………………

THẺ RA NGOÀI

PHỤC VỤ HỘ GIA ĐÌNH

NGÀY LẺ

 

BAN CHỈ ĐẠO PCD COVID-19 ……………….

THẺ RA NGOÀI

PHỤC VỤ HỘ GIA ĐÌNH

 

NGÀY LẺ

Họ tên chủ hộ:…………………………………………

Họ tên người được ra ngoài:……………………

………………………………………………………………..

Lưu ý:

– Thẻ này không được cho mượn.

– Người có tên trong thẻ mới được ra ngoài.

– Nếu ai không có tên được ra ngoài mà tự ý ra ngoài thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Họ tên chủ hộ:…………………………………………

Họ tên người được ra ngoài:……………………

………………………………………………………………..

Lưu ý:

– Thẻ này không được cho mượn.

– Người có tên trong thẻ mới được ra ngoài.

– Nếu ai không có tên được ra ngoài mà tự ý ra ngoài thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

 

BAN CHỈ ĐẠO PCD COVID-19 …………………

THẺ RA NGOÀI

PHỤC VỤ HỘ GIA ĐÌNH

NGÀY CHẴN

 

BAN CHỈ ĐẠO PCD COVID-19 ……………….

THẺ RA NGOÀI

PHỤC VỤ HỘ GIA ĐÌNH

 

NGÀY CHẴN

Họ tên chủ hộ:…………………………………………

Họ tên người được ra ngoài:……………………

………………………………………………………………..

Lưu ý:

– Thẻ này không được cho mượn.

– Người có tên trong thẻ mới được ra ngoài.

– Nếu ai không có tên được ra ngoài mà tự ý ra ngoài thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Họ tên chủ hộ:…………………………………………

Họ tên người được ra ngoài:……………………

………………………………………………………………..

Lưu ý:

– Thẻ này không được cho mượn.

– Người có tên trong thẻ mới được ra ngoài.

– Nếu ai không có tên được ra ngoài mà tự ý ra ngoài thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

 

PHỤ LỤC 4

MẪU BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ TẠI NHÀ/NƠI LƯU TRÚ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………………, ngày …. tháng …. năm 202…

BẢN CAM KẾT

Thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú để phòng, chống bệnh COVID-19

Họ và tên người được cách ly: ………………………………………………………………………………………….

Họ và tên chủ hộ gia đình có người được cách ly: ……………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, tôi và gia đình xin cam kết với Chính quyền địa phương thực hiện tốt các biện pháp cách ly y tế tại nơi ở/nơi lưu trú, cụ thể như sau:

1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của Chính quyền địa phương và hướng dẫn của ngành Y tế.

2. Chấp hành việc tự cách ly tại nhà đúng thời gian quy định.

3. Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.

4. Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.

5. Các cá nhân trong hộ gia đình chấp hành nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe, không giấu bệnh và thông báo ngay cho cán bộ y tế xã và tổ dân phố, thôn khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt (nhiệt độ trên 37,5°C); ho; khó thở; sổ mũi-đau rát họng …

6. Cá nhân và các thành viên hộ gia đình hàng ngày thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:

– Đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

– Giữ nhà cửa thông thoáng, vệ sinh trong nhà: lau các đồ dùng vật dụng, bàn ghế, nền nhà, tay nắm cửa… bằng các chất khử trùng, chất tẩy rửa thông thường.

7. Các thành viên trong gia đình động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau, yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.

Tôi và gia đình cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.

Số điện thoại thông báo khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh: …………………………………………..

 

Người được cách ly

Đại diện hộ gia đình

Trạm Y tế xã/phường/thị trấn

UBND xã/phường/thị trấn

 

PHỤ LỤC 5

MẪU BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ TẠI CƠ SỞ CÁCH LY TẬP TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BẢN CAM KẾT

Thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống bệnh COVID-19

Họ và tên người được cách ly: …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………….

Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, tôi xin cam kết thực hiện tốt các biện pháp cách ly y tế tại cơ sở, cụ thể như sau:

1. Chấp hành việc cách ly theo quy định và nội quy của cơ sở cách ly.

2. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

3. Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần một ngày (sáng, chiều) và tự theo dõi sức khỏe.

4. Thông báo cho cán bộ y tế được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở, sổ mũi-đau họng.

5. Hạn chế ra khỏi phòng cách ly, không tụ tập và tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác trong khu vực cách ly.

6. Thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở.

7. Thu gom các rác thải sinh hoạt theo đúng quy định.

Tôi xin cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu không tôi xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.

…………….., ngày…. tháng …. năm 202…

Người được cách ly

Đại diện Cơ sở cách ly

 

PHỤ LỤC 6

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM TẠI TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG/ THỊ TRẤN VÙNG CÁCH LY

 

PHỤ LỤC 7

QUY TRÌNH CHUYỂN NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU VÀ NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH THÔNG THƯỜNG KHÁC QUÁ KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÙNG CÁCH LY LÊN TUYẾN TRÊN

 

PHỤ LỤC 8

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI NGƯỜI BỆNH NGHI NHIỄM COVID-19 ĐẾN KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI NƠI CÁCH LY, ĐIỀU TRỊ

 

PHỤ LỤC 9

NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CẦN CHO TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN VÙNG CÁCH LY

1. Nhân lực:

– Bác sĩ, Y sĩ: 4

– Điều dưỡng: 7

– Công tác Dược: 1

– Kế toán: 1

– Bảo vệ, hành chính, các nhân viên trợ giúp khác bảo đảm bữa ăn cho nhân viên y tế, cung ứng điện, nước, thông tin liên lạc.

– 01 nhân lực bác sĩ hoặc điều dưỡng làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hành phòng chống lây nhiễm.

– Phân công 02 nhân lực làm công tác vệ sinh môi trường.

– Phân công 01 nhân lực thu gom đồ vải, chất thải và xử lý dụng cụ.

– Điều động 02 xe cứu thương và lái xe thường trực tại trạm:

+ 01 xe làm nhiệm vụ vận chuyển người dân nghi nhiễm đến cơ sở y tế được phân công

+ 01 xe làm nhiệm vụ vận chuyển người dân mắc các bệnh khác cần chuyển tuyến điều trị lên tuyến trên

– Dựa trên tình hình thực tế của vùng cách ly có thể điều động bổ sung thêm Bác sĩ, điều dưỡng tham gia công tác khám, chữa bệnh, điều tra dịch tễ và nhân lực khác.

2. Phương tiện, trang thiết bị tại khu vực khám, sàng lọc

STT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

1.

Xe thủ thuật inox 2 tầng đặt trong các buồng cách ly

02

 

2.

Nhiệt kế điện tử

02

 

3.

Máy đo đường huyết nhanh + que thử

01

 

4.

Máy điện tim

01

 

5.

Hộp đựng khăn lau tay

05

 

6.

Tủ đựng phương tiện phòng hộ

01

 

7.

Tủ sấy dụng cụ

01

 

8.

Giường inox, chăn, màn (phòng nhân viên y tế tăng cường)

05

 

9.

Biển báo, chỉ dẫn khu khám, sàng lọc người bệnh lây nhiễm

03

 

10.

Biển báo phòng khám bệnh ho, sốt

01

 

11.

Chậu đựng hóa chất có nắp đậy kín loại 20 lít

03

 

12.

Xe vệ sinh (3 tầng có móc treo cây lau và túi đựng đầu lau)

02

 

13.

Hệ thống rửa, khử khuẩn xe ô tô vận chuyển người bệnh: bơm tăng áp, vòi xịt, bình phun tay hóa chất khử khuẩn cloramin B, thiết bị xì khô

01

 

14.

Máy giặt đồ vải

01 chiếc

 

15.

Máy sấy đồ vải

01 chiếc

 

16.

Khăn lau bề mặt thấm hút tốt

300 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 50 cái cho mỗi màu)

 

17.

Khăn lau bề mặt không thấm

300 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 100 cái cho mỗi màu)

 

18.

Đầu lau sàn nhà

150 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 60 cái cho mỗi màu)

 

19.

Đầu lau cho cây đẩy khô

150 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 50 cái cho mỗi màu)

 

20.

Cây đẩy khô sàn nhà

12 chiếc (3 màu khác nhau, 4 chiếc cho mỗi màu)

 

21.

Cây lau sàn nhà

12 chiếc (3 màu khác nhau, 4 chiếc cho mỗi màu)

 

22.

Chổi nhựa quét sân, vườn

03

 

23.

Xô lau nhà

3 chiếc (3 màu khác nhau)

 

24.

Thùng gom đồ vải bẩn 240 lít có nắp đậy kín

02

 

25.

Thùng rác loại 30 lít

02

 

26.

Bình nhựa (0,5-1 lít) có vòi xịt để đựng hóa chất cloramin B sau khi pha

05

 

3. Danh mục: Phương tiện bảo hộ và chống nhiễm khuẩn: (sử dụng cho 60 người nghi nhiễm đến khám, 02 bác sĩ, 02 điều dưỡng/ca x 2 ca/ngày, trong 3 tuần):

STT

Tên vật tư

Căn cứ

Đơn v tính

Số lượng

1.

Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần

1 đôi/ngày

đôi

21

2.

Găng khám, dùng 01 lần

2 đôi/người bệnh/Ngày

100c/hộp

2500 đôi (25 hộp)

3.

Găng tay vô khuẩn

1 đôi/người bệnh/ngày

đôi

1.260 đôi

4.

Găng tay dài

1 đôi/ngày

đôi

21

5.

Bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần

– Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Châu Âu: EN 13795-2011

– Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06

2 bộ/ nhân viên y tế/4 nhân viên y tế/ngày

bộ

170 bộ

6.

Khẩu trang ngoai khoa

– Khẩu trang Việt Nam: theo TCVN 8389-2:2010

– Khẩu trang Mỹ: theo Tiêu chuẩn ASTM F2100-11

– Khẩu trang Châu Âu: theo tiêu chuẩn EN14683-2014

3 chiếc/ nhân viên y tế /22 nhân viên y tế/ngày

3 chiếc/người bệnh/60 người bệnh/ngày

cái

5.200

7.

Mũ phẫu thuật trùm kín tai, cổ

2 bộ/nhân viên y tế/4 nhân viên y tế/ngày

100 cái/túi

200 cái (2 hộp)

8.

Bao giầy phòng mổ, dùng 01 lần

2 bộ/nhân viên y tế/4 nhân viên y tế/ngày

100 đôi/hộp

200 đôi (4 hộp)

9.

Khẩu trang N95

1 chiếc/nhân viên y tế/Ngày/4 nhân viên y tế/ngày

Chiếc

85

10.

Băng có đánh dấu màu trắng/cam dùng để chỉ cản quang, cuộn dài 500m

cuộn

cuộn

02

11.

Khăn giấy lau tay

Hộp/cuộn

Hộp/cuộn

Theo nhu cầu

12.

Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn

Chai 500 ml có vòi bơm

Chai 500 ml có vòi bơm

252 chai (126 lít)

13.

Dung dịch xà phòng

Chai 500 ml có vòi bơm

Chai 500 ml có vòi bơm

80 chai (40 lít)

14.

Túi rác thải nguy hại loại thùng 30 lít

60 chiếc/ngày

Chiếc

1.260

15.

Túi rác thải nguy hại loại thùng 120 lít

10 chiếc/ngày

Chiếc

210

16.

Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho nhân viên y tế

Chai/200ml

Chai/200ml

150

17.

Cloramin B 25%

1,5kg/ngày

Kg

32

 

PHỤ LỤC 10

NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CẦN CHO ĐƠN VỊ THU DUNG ĐIỀU TRỊ BỆNH COVID-19 TUYẾN HUYỆN (50 giường bệnh)

1. Nhân lc:

– Bác sĩ: 9 (chuyên khoa truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, nhi, nội, đa khoa)

– Điều dưỡng: 8

– Dược sĩ: 1

– Kỹ thuật viên xét nghiệm: 1

– Hộ lý: 2

– Kế toán: 1

– Lái xe: 1

– Bảo vệ, hành chính, các nhân viên trợ giúp khác bảo đảm bữa ăn cho người bệnh và nhân viên y tế, cung ứng điện, nước, thông tin liên lạc.

– 01 nhân lực bác sĩ hoặc điều dưỡng làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hành phòng chống lây nhiễm.

– 02 nhân lực cho vệ sinh môi trường.

– 01 nhân lực thu gom đồ vải, chất thải và xử lý dụng cụ.

2. Phương tiện

STT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

1.

Xe thủ thuật inox 2 tầng đặt trong các buồng cách ly

16

 

2.

Hộp đựng khăn lau tay

12

 

3.

Chậu đựng hóa chất có nắp đậy kín loại 20 lít

03

 

4.

Xe vệ sinh (3 tầng có móc treo cây lau và túi đựng đầu lau)

03

 

5.

Hệ thống rửa, khử khuẩn xe ô tô vận chuyển người bệnh: bơm tăng áp, vòi xịt, bình phun tay hóa chất khử khuẩn cloramin B, thiết bị xì khô

01

 

6.

Túi máy giặt

100 chiếc

 

7.

Khăn lau bề mặt thấm hút tốt

360 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 120 cái cho mỗi màu)

 

8.

Khăn lau bề mặt không thấm

360 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 120 cái cho mỗi màu)

 

9.

Đầu lau sàn nhà

180 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 60 cái cho mỗi màu)

 

10.

Đầu lau cho cây đẩy khô

180 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 60 cái cho mỗi màu)

 

11.

Cây đẩy khô sàn nhà

12 chiếc (3 màu khác nhau, 4 chiếc cho mỗi màu)

 

12.

Cây lau sàn nhà

12 chiếc (3 màu khác nhau, 4 chiếc cho mỗi màu)

 

13.

Chi nhựa quét sân, vườn

03

 

14.

Xô lau nhà

3 chiếc (3 màu khác nhau)

 

15.

Thùng gom đồ vải bẩn 240 lít có nắp đậy kín

03

 

16.

Bình nhựa (0,5-1 lít) có vòi xịt để đựng hóa chất cloramin B sau khi pha

10

 

3. Danh mục: Phương tiện bảo hộ và chống nhiễm khuẩn: (sử dụng cho 20 bệnh nhân, 02 bác sĩ, 07 điều dưỡng/ca x 2 ca/ngày, trong 3 tuần):

STT

Tên mặt hàng

Căn cứ

Đơn v tính

Số lượng

1.

Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần

4 đôi/ngày

đôi

84

2.

Găng khám, dùng 01 lần

10 đôi/người bệnh/Ngày

100c/hộp

4200 đôi (84 hộp)

3.

Găng tay vô khuẩn

1 đôi/người bệnh/ngày

đôi

420

4.

Găng tay dài

4 đôi/ngày

đôi

84

5.

Bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần

– Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Châu Âu: EN 13795-2011

– Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06

10 bộ/người bệnh/ngày

bộ

4.200 bộ

6.

Khẩu trang ngoai khoa

– Khẩu trang Việt Nam: theo TCVN 8389-2:2010

– Khẩu trang Mỹ: theo Tiêu chuẩn ASTM F2100-11

– Khẩu trang Châu Âu: theo tiêu chuẩn EN14683-2014

3 chiếc/ nhân viên y tế/20 nhân viên y tế/ngày

3 chiếc/người bệnh/20 người bệnh/ngày

cái

2.520

7.

Mũ phẫu thuật trùm kín tai, cổ

10 chiếc/người bệnh/ngày

100 cái/túi

42 túi (4.200 cái)

8.

Bao giầy phòng mổ, dùng 01 lần

10 đôi/người bệnh/ngày

100 đôi/hộp

42 hộp (4.200 cái)

9.

Khẩu trang N95

10 chiếc/người bệnh/ngày

Chiếc

4.200

10.

Băng có đánh dấu màu trắng/cam dùng để chỉ cản quang, cuộn dài 500m

cuộn

cuộn

20

11.

Khăn giấy lau tay

Hộp/cuộn

Hộp/cuộn

Theo nhu cầu

12.

Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn

Chai 500 ml có vòi bơm

Chai 500 ml có vòi bơm

252 chai (126 lít)

13.

Dung dịch xà phòng

Chai 500 ml có vòi bơm

Chai 500 ml có vòi bơm

80 chai (40 lít)

14.

Khăn lau khử khuẩn bề mặt máy thở, monitor…

80 Cái/Hộp

80 Cái/Hộp

3.200

15.

Túi rác thải nguy hại loại thùng 30 lít

60 chiếc/ngày

Chiếc

1.260

16.

Túi rác thải nguy hại loại thùng 120 lít

10 chiếc/ngày

Chiếc

210

17.

Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho nhân viên y tế

Chai/200ml

Chai/200ml

150

18.

Cloramin B 25%

1,5kg/ngày

Kg

32

 

PHỤ LỤC 11

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CẦN BỔ SUNG CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH NGHI NHIỄM COVID-19 VÀ NGƯỜI BỆNH VÙNG CÁCH LY CHUYỂN LÊN (100 giường bệnh)

1. Phương tiện, trang thiết bị tại khu vực khám, sàng lọc

STT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

1.

Xe thủ thuật inox 2 tầng đặt trong các buồng cách ly

25

 

2.

Nhiệt kế điện tử

03

 

3.

Hộp đựng khăn lau tay

10

 

4.

Tủ đựng phương tiện phòng hộ

03

 

5.

Chậu đựng hóa chất có nắp đậy kín loại 20l

25

 

6.

Xe vệ sinh (3 tầng có móc treo cây lau và túi đựng đầu lau)

03

 

7.

Hệ thống rửa, khử khuẩn xe ô tô vận chuyển người bệnh: bơm tăng áp, vòi xịt, bình phun tay hóa chất khử khuẩn cloramin B, thiết bị xì khô

01

 

8.

Máy giặt đồ vải

02 chiếc

 

9.

Máy sấy đồ vải

01 chiếc

 

10.

Khăn lau bề mặt thấm hút tốt

900 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 100 cái cho mỗi màu)

 

11.

Khăn lau bề mặt không thấm

900 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 100 cái cho mỗi màu)

 

12.

Đầu lau sàn nhà

450 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 180 cái cho mỗi màu)

 

13.

Đầu lau cho cây đẩy khô

450 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 150 cái cho mỗi màu)

 

14.

Cây đẩy khô sàn nhà

36 chiếc (3 màu khác nhau, 12 chiếc cho mỗi màu)

 

15.

Cây lau sàn nhà

36 chiếc (3 màu khác nhau, 12 chiếc cho mỗi màu)

 

16.

Chổi nhựa quét sân, vườn

03

 

17.

Xô lau nhà

03 chiếc (3 màu khác nhau)

 

18.

Thùng gom đồ vải bẩn 240 lít có nắp đậy kín

06

 

19.

Thùng rác màu vàng loại 120 lít, có nắp đậy kín

03

 

20.

Bình nhựa (0,5-1 lít) có vòi xịt để đựng hóa chất cloramin B sau khi pha

15

 

2. Danh mục: Phương tiện bảo hộ và chống nhiễm khuẩn: (sử dụng cho 60 người nghi nhiễm đến khám, 03 bác sĩ, 03 điều dưỡng/ca x 2 ca/ngày, trong 3 tuần):

STT

Tên mặt hàng

Căn cứ

Đơn v tính

Số lượng

1.

Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần

3 đôi/ngày

đôi

63

2.

Găng khám, dùng 01 lần

2 đôi/người bệnh/ngày

100c/hộp

2500 đôi (25 hộp)

3.

Găng tay vô khun

1 đôi/người bệnh/ngày

đôi

1.260 đôi

4.

Găng tay dài

3 đôi/ngày

đôi

63

5.

Bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần

– Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Châu Âu: EN 13795-2011

– Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06

3 bộ/nhân viên y tế/lần/

6 nhân viên y tế/ngày

bộ

378 bộ

6.

Khẩu trang ngoai khoa

– Khẩu trang Việt Nam: theo TCVN 8389-2:2010

– Khẩu trang Mỹ: theo Tiêu chuẩn ASTM F2100-11

– Khẩu trang Châu Âu: theo tiêu chuẩn EN14683-2014

3 chiếc/nhân viên y tế/22 nhân viên y tế /ngày

3 chiếc/người bệnh/60 người bệnh/ngày

cái

5.200

7.

Mũ phẫu thuật trùm kín tai, cổ

3 bộ/ nhân viên y tế /6 nhân viên y tế /ngày

100 cái/túi

378 cái (4 hộp)

8.

Bao giầy phòng mổ, dùng 01 lần

3 bộ/ nhân viên y tế /6 nhân viên y tế /ngày

100 đôi/hộp

378 đôi (4 hộp)

9.

Khẩu trang N95

3 chiếc/ nhân viên y tế/ngày/6 nhân viên y tế /ngày

Chiếc

378

10.

Khăn giấy lau tay

Hộp/cuộn

Hộp/cuộn

Theo nhu cầu

11.

Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn

Chai 500 ml có vòi bơm

Chai 500 ml có vòi bơm

252 chai (126 lít)

12.

Dung dịch xà phòng

Chai 500 ml có vòi bơm

Chai 500 ml có vòi bơm

80 chai (40 lít)

13.

Túi rác thải nguy hại loại thùng 30 lít

60 chiếc/ngày

Chiếc

1.260

14.

Túi rác thải nguy hại loại thùng 120 lít

10 chiếc/ngày

Chiếc

210

15.

Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho nhân viên y tế

Chai/200ml

Chai/200ml

150

16.

Cloramin B 25%

1,5kg/ngày

Kg

32

QUYẾT ĐỊNH 3986/QĐ-BYT NĂM 2020 VỀ “SỔ TAY HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ VÙNG CÓ DỊCH COVID-19” DO BỘ Y TẾ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 3986/QĐ-BYT Ngày hiệu lực 16/09/2020
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Thể thao
Y tế
Ngày ban hành 16/09/2020
Cơ quan ban hành Bộ y tế
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản