QUYẾT ĐỊNH 434/QĐ-BNN-CN NĂM 2015 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 07/02/2015
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: 434/QĐ-BNN-CN Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này: 05 thủ tục hành chính mới ban hành; 07 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Trung tâm Tin học và Thống kê
(Cổng Thông tin điện tử Bộ NN&PTNT);
– Vụ pháp chế (Phòng KSTTHC);
– Lưu: VT, CN.

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 434/QĐ-BNN-CN ngày 03 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Cơ quan thực hiện
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1 Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được cấp phép, lưu hành tại Việt Nam để làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
2 Chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
3 Chỉ định lại Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
4 Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
5 Giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
  1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Cơ quan thực hiện
Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1 B-BNN-193572-TT Đăng ký thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
2 B-BNN-193582-TT Đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
3 B-BNN-193586-TT Thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
4 B-BNN-193598-TT Công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa được phép lưu hành tại Việt Nam Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
5 B-BNN-193608-TT Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
6 B-BNN-193609-TT Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi
7 B-BNN-193615-TT Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi Nông nghiệp Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thủ tục hành chính cấp Trung ương

Lĩnh vực: Nông nghiệp

  1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm

1.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do trong trường hợp không đồng ý cho nhập khẩu.

+ Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý cho nhập khẩu.

1.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 7A ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);

– Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là các phòng thử nghiệm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho nhập khẩu.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi,
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Văn bản chấp thuận.

Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.

– Văn bản không chấp thuận.

1.8. Lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (Phụ lục 7A ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

 

PHỤ LỤC 7A

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ LÀM MẪU PHÂN TÍCH TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức, cá nhân): ……
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: ………… ………, ngày …… tháng …… năm 20……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ LÀM MẪU PHÂN TÍCH TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email:…………………

  1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
TT Tên mẫu thức ăn chăn nuôi Khối lượng* Bản chất, công dụng Dạng, màu Quy cách bao gói Hãng, nước sản xuất
1
2
3

(*) Không quá 2,0 kg đối với mỗi sản phẩm.

  1. Thời gian nhập: …………………………………………………………………………………………..
  2. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………………….
  3. Ghi rõ mục đích phân tích:…………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

  1. Chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu

2.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký những nội dung chưa đạt yêu cầu để đơn vị đăng ký thực hiện bổ sung, hoàn thiện.

+ Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có quyết định chỉ định.

2.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014).

– Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.

– Quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng do Tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu ban hành.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã có báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đề nghị được chỉ định.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định hành chính.

Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: 02 năm.

– Văn bản không chấp thuận.

2.8. Lệ phí: Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chỉ định chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. a) Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số55/2012/TT-BNNPTNTngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  2. b) Có quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định.

(Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi)

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

PHỤ LỤC 22

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT Ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức): …………
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: ………
V/v đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng TĂCN xuất, nhập khẩu
………, ngày …… tháng …… năm 20……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi

  1. Tên tổ chức:………………………………………………………………………………………………..
  2. Địa chỉ liên lạc:…………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; E-mail:…………………

  1. Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi số ………… ngày …… tháng …… năm …… do……………(tên cơ quan có thẩm quyền)cấp.
  2. Hình thức đề nghị chỉ định:

Chỉ định lần đầu □                     Chỉ đỉnh lại □

  1. Hồ sơ kèm theo gồm:

– …

– …

  1. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Thông tư số66/2011/TT-BNNPTNTngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP , chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để tham gia hoạt động, kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.

Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.

Đại diện tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)

 

  1. Chỉ định lại Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu

3.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký những nội dung chưa đạt yêu cầu để đơn vị đăng ký thực hiện bổ sung, hoàn thiện.

+ Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có quyết định chỉ định.

3.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận, chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);

– Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu của Tổ chức được chỉ định trong thời gian trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014).

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá lại năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định lại Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định lại, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đề nghị được chỉ định lại.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định hành chính.

Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: 02 năm.

– Văn bản không chấp thuận.

3.8. Lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

– Mẫu báo cáo hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chỉ định chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. a) Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số55/2012/TT-BNNPTNTngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  2. b) Có quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định,

(Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi)

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

PHỤ LỤC 22

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT Ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức): ………..
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: ………
V/v đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng TĂCN xuất, nhập khẩu
………, ngày …… tháng …… năm 20…

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi

  1. Tên tổ chức:…………………………………………………………………………………………………..
  2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; E-mail:………………………………..

  1. Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi số …………  ngày …… tháng …… năm …… do ………… (tên cơ quan có thẩm quyền) cấp.
  2. Hình thức đề nghị chỉ định:

Chỉ định lần đầu □                     Chỉ định lại □

  1. Hồ sơ kèm theo gồm:

– …

– …

  1. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Thông tư số66/2011/TT-BNNPTNTngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP , chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.

Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.

Đại diện tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 24

MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT Ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức): …………
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: …………… ………, ngày …… tháng …… năm……

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

  1. Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………
  2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………………E-mail:…………………………

Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn từ … đến … như sau:

– Số lượng đơn vị đã kiểm tra: ………………………………………………………………………….

– Số lô hàng, khối lượng hàng hóa đã kiểm tra: ………………………………………………….

– Danh sách các lô hàng vi phạm nếu có (Tên, khối lượng, giá trị, nguồn gốc xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, lỗi vi phạm).

– Các lỗi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu của Tổ chức được chỉ định do các đoàn kiểm tra phát hiện

– Những kiến nghị của Tổ chức về hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu

Đại diện tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)

 

  1. Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

4.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:

+ Xem xét và hướng dẫn đơn vị nhập khẩu bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

+ Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời đơn vị nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn; trong trường hợp không được áp dụng phương thức miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi có thời hạn (theo mẫu tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);

– Bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng và giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn; trong trường hợp không được áp dụng Chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Văn bản chấp thuận.

Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: 06 tháng

– Văn bản không chấp thuận.

4.8. Lệ phí: Không.

4.9. Tên mẫu đơn, Mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chế độ miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011) của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.

(Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

PHỤ LỤC 25

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức, cá nhân): ……
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: …………… ………, ngày …… tháng …… năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email:……………………………

Đề nghị miễn/ giảm kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:

TT Tên sản phẩm Số văn bản công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số Hãng, nước sản xuất Thời gian nhập khẩu (ngày, tháng, năm) Giấy xác nhận chất Iượng số
I A
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
II B

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(ký tên, đóng dấu)

 

  1. Giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

5.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:

+ Xem xét và hướng dẫn đơn vị nhập khẩu bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

+ Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời đơn vị nhập khẩu về việc được áp dụng hình thức kiểm tra giảm; trong trường hợp không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị được áp dụng chế độ kiểm tra giảm (theo mẫu tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này);

– Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng và giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, hoặc của Phòng thử nghiệm nước ngoài được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thừa nhận.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được áp dụng chế độ kiểm tra giảm; trong trường hợp không được áp dụng chế độ kiểm tra giảm, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Văn bản chấp thuận.

Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: 12 tháng.

– Văn bản không chấp thuận.

Thời hạn hiệu lực của văn bản không chấp thuận: Không.

5.8. Lệ phí: Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chế độ kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

– Là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011) của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó;

– Đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; hoặc của Phòng thử nghiệm được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi đánh giá và thừa nhận.

(Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

PHỤ LỤC 25

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức, cá nhân): ……
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: …………… ………, ngày …… tháng …… năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email:……………….

Đề nghị miễn/ giảm kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:

TT Tên sản phẩm Số văn bản công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số Hãng, nước sản xuất Thời gian nhập khẩu (ngày, tháng, năm) Giấy xác nhận chất Iượng số
I A
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
II B

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(ký tên, đóng dấu)

 

  1. 6. Đăng ký thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam(phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)

6.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký những nội dung chưa đạt yêu cầu để đơn vị đăng ký thực hiện bổ sung, hoàn thiện.

+ Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và sản phẩm đạt các yêu cầu chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý.

– Bước 3: Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục.

6.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);

– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);

– Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định). Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh. Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;

– Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.

– Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.

– Cơ quan phối hợp: Không.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định hành chính.

Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: Không.

– Văn bản không chấp thuận.

6.8. Lệ phí: 120.000 đồng/Iần/01 ký mã hiệu/01 sản phẩm.

(Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi)

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  1. a) Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  2. b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này, phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.
  3. c) Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi:

Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá (tổ chức, cá nhân tự tiến hành việc khảo nghiệm và đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành);

Đối với thức ăn chăn nuôi mới: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục chăn nuôi thành lập đánh giá.

(Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi)

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

PHỤ LỤC 3

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức, cá nhân): ……
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
——————
Số:…………… ………, ngày …… tháng …… năm……

ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; Email:………………………..

Đề nghị đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:

TT Tên thức ăn chăn nuôi Ký mã hiệu (tên thương mại) Ký hiệu tiêu chuẩn Số tiếp nhận công bố hợp quy Ngày tiếp nhận công bố hợp quy Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy
1
2
3

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

  1. Đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam(phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)

7.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký những nội dung chưa đạt yêu cầu để đơn vị đăng ký thực hiện bổ sung, hoàn thiện.

+ Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và sản phẩm đạt các yêu cầu chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý.

– Bước 3: Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục.

7.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 50/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);

– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất), bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;

– Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

  1. b) Số lượng hồ sơ:01bộ.

7.4. Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.

– Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định hành chính

Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: Không

– Kết quả 2: Văn bản không chấp thuận

7.8. Lệ phí: 120.000 đồng/lần/01 ký mã hiệu/01 sản phẩm.

(Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi)

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đăng ký lại thức chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam  (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  1. a) Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  2. b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này, phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.
  3. c) Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi:

Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá (tổ chức, cá nhân tự tiến hành việc khảo nghiệm và đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành);

Đối với thức ăn chăn nuôi mới: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập đánh giá.

(Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi)

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

PHỤ LỤC 4

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức, cá nhân): ……
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số:…………… ………, ngày …… tháng …… năm……

ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; Email: ……………………….

Đề nghị đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:

TT Tên thức ăn chăn nuôi Ký mã hiệu (tên thương mại) Ký hiệu tiêu chuẩn Số tiếp nhận công bố hợp quy Ngày tiếp nhận công bố hợp quy Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy Số văn bản công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam
1
2
3

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

  1. Thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam(phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)

8.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời đồng ý hoặc không đồng ý về việc điều chỉnh thông tin.

– Bước 3: Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh thông tin sản phẩm trong Danh mục.

8.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/BNN-PTNT ngày 24/12/2014);

– Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng, mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;

– Bản chính giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu);

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu).

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định hành chính.

Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.

– Văn bản không chấp thuận.

8.8. Lệ phí: 120.000 đồng/lần/01 sản phẩm.

(Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi)

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, bao gồm: thay đổi tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại), dạng  kích cỡ, màu của sản phẩm.

(Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi)

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

PHỤ LỤC 5

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên tổ chức, cá nhân): ……
———-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số:…………… ………, ngày …… tháng …… năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………; Fax: …………………………; Email: ……………….

Đề nghị được thay đổi thông tin đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam sau đây:

  1. Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước
TT Tên sản phẩm hoặc ký mã hiệu Số tiêu chuẩn cơ sở Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam Thông tin đã được xác nhận Thông tin xin được thay đổi
1
2
  1. Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
TT Tên sản phẩm Hãng, nước sản xuất Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam Thông tin đã được xác nhận Thông tin xin được thay đổi
1
2

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

(*) Số đăng ký nhập khẩu

 

  1. Công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa được phép lưu hành tại Việt Nam(phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)

9.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do đối với những hồ sơ không được công nhận.

+ Đối với những sản phẩm không phải khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản công nhận chất lượng.

9.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011);

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;

– Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;

– Nhãn của sản phẩm;

– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;

– Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);

– Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A ban hành kèm theo Thông tư này) sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn môi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định hành chính.

Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: Không.

– Văn bản không chấp thuận.

9.8. Lệ phí: 40.000 đồng/lần/01 sản phẩm.

(Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi)

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 1, điểm a và b khoản 2 Điều 6 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

PHỤ LỤC 6

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT Ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên đơn vị): ……………
Số:…………………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
………, ngày…… tháng…… năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; Email: ………………………

  1. Đề nghị được công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:
TT Tên thức ăn chăn nuôi Bản chất, công dụng Dạng, màu Hãng, nước sản xuất
1
2
3

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

  1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm(phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)

10.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do trong trường hợp không đồng ý cho nhập khẩu.

+ Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý cho nhập khẩu.

10.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011);

– Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

10.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho nhập khẩu. Trường hợp không chấp thuận cho nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Văn bản chấp thuận.

Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.

– Văn bản không chấp thuận.

10.8. Lệ phí: 40.000 đồng/lần/01 sản phẩm.

(Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi)

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên đơn vị): ……………
Số:…………………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
………, ngày…… tháng…… năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; Email: ………………………

  1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm:
TT Tên thức ăn chăn nuôi Khối lượng Bản chất, công dụng Dạng, màu Quy cách bao gói Hãng, nước sản xuất
1
2
3
  1. Thời gian nhập: …………………………………………………………………………………………..
  2. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………………….
  3. Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm:
  4. Phương án xử lý mẫu sau hội chợ triển lãm:

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

  1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất(phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)

11.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do trong trường hợp không đồng ý cho nhập khẩu.

+ Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý cho nhập khẩu.

11.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011);

– Hợp đồng thực hiện giữa các bên phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam về việc nhập hàng gia công, tái xuất.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

11.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho phép nhập khẩu. Trong trường hợp không chấp thuận cần nêu rõ lý do.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Văn bản chấp thuận.

Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.

– Văn bản không chấp thuận.

11.8. Lệ phí: 40.000 đồng/lần/01sản phẩm.

(Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi)

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất (Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

PHỤ LỤC 8

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT Ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(Tên đơn vị): ……………
Số:…………………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
………, ngày…… tháng…… năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi

Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………; Fax: ………………………; Email: ………………………

  1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất:
TT Tên thức ăn chăn nuôi Khối lượng Bản chất, công dụng Dạng, màu Hãng, nước sản xuất
1
2
3
  1. Thời gian nhập: …………………………………………………………………………………………..
  2. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………………….
  3. Thời gian xuất: ……………………………………………………………………………………………
  4. Cửa khẩu xuất: …………………………………………………………………………………………..
  5. Nước nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………….

Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.

Giám đốc
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

  1. Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi(phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)

12.1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).

– Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:

+ Xem xét và hướng dẫn Doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

+ Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo cho Doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian về địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.

– Bước 3: Tiến hành kiểm tra tại hiện trường.

– Bước 4: Cơ quan kiểm tra cấp Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.

12.2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua đường bưu điện.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. a) Hồ sơ gồm:

– Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

+ Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);

+ Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam;

+ Bản sao chụp văn bản của Tổng Cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).

– Trường hợp xuất khẩu thức ăn chăn nuôi:

+ Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014); Bản yêu cầu các chỉ tiêu cần kiểm tra, xác nhận chất lượng;

+ Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng.

– Trường hợp thức ăn chăn nuôi bị triệu hồi, trả về:

+ Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);

+ Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, Giấy xác nhận chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có), văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc trả về.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

12.4. Thời hạn giải quyết:

– Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Cấp Giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng đạt yêu cầu:

+ Không quá 07 ngày làm việc đối với thức ăn hỗn hợp, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Không quá 10 ngày làm việc đối với chất bổ sung thức ăn chăn nuôi;

+ Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích đối với trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài.

– Thông báo đối với lô hàng không đạt chất lượng:

Sau thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu doanh nghiệp không khiếu nại về kết quả phân tích, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt cho doanh nghiệp và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức.

– Cá nhân.

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
  4. d) Cơ quan phối hợp: Không.

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.

Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng: Không.

12.8. Lệ phí: 120.000 đồng/lần/01 sản phẩm.

(Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi)

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).

12.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Điều 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.

– Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

PHỤ LỤC 9

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

The Socialist Republic of Vietnam
Independent – Freedom – Happiness
——————

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Registration for Quality Inspection of Feeds

Số/No: ……………………………………
(Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi)
  Số/No: ……………………………………
(Dành cho cơ quan kiểm tra ghi)

 

Kính gửi/To: …………………………………………………

1. Bên bán hàng / Seller: (hãng, nước)
2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/ Address, Phone, Fax:
3. Nơi xuất hàng/ Port of departure:
4. Bên mua hàng / Buyer.
5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/ Address, Phone, Fax:
6. Nơi nhận hàng/ Port of Destination:
7. Thời gian nhập khẩu dự kiến / Importing date:
MÔ TẢ HÀNG HÓA/ DESCRIPTION OF GOODS
8. Tên hàng hóa / Name of goods:
9. Số lượng, khối lượng Quantity, Volume
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam/ Resitration number:
11. Cơ sở sản xuất/ Manufacturer (hãng, nước sản xuất)
12. Địa điểm tập kết hàng/ Location of storage:
13. Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Date for sampling:
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Location for sampling:
15. Thông tin người liên hệ/ Contact person
16. Hợp đồng mua bán/ Contract: Số ………… Ngày …………
17. Hóa đơn mua bán/ Invoice: Số ………… Ngày …………
18. Phiếu đóng gói/ Packinglist: Số ………… Ngày …………
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA
19. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu/ Analytical paramenters required:
20. Thời gian kiểm tra/ Date of testing:
21. Đơn vị thực hiện kiểm tra:
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/ This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the impection body, afterward all related document of the imported goods
…………………… ngày/date
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
……………………, ngày/date
Đại diện cơ quan kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)

QUYẾT ĐỊNH 434/QĐ-BNN-CN NĂM 2015 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số, ký hiệu văn bản 434/QĐ-BNN-CN Ngày hiệu lực 07/02/2015
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 03/02/2015
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản