QUYẾT ĐỊNH 453/QĐ-UBND NĂM 2016 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, SỬA ĐỔI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 29/02/2016

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 453/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 29 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 09/TTr-SNNPTNT ngày 19 tháng 01 năm 2016 và ý kiến của Sở Tư pháp tại công văn số 1799/STP-KSTTHC ngày 16 tháng 10 năm 2015 và số 1969/STP-KSTTHC ngày 13 tháng 11 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế thủ tục hành chính số 2 tại Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bổ sung bộ thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH


Lê Văn Bình

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(ban hành kèm theo Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

   

 

 

1 Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2 Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3 Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4 Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu

phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5 Bố trí ổn định dân cư ngoài tỉnh

nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6 Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư

nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7 Thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng

nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8 Cấp chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản);

thủy sản, chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9 Cấp lại Chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản)

thủy sản, chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10 Nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

lâm nghiệp

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh

2. Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Tên văn bản quy phạm pháp luật quy định sửa đổi, bổ sung

Cơ quan thực hiện

Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

Lâm nghiệp

Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: cơ sở nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (cơ quan có thẩm quyền).

– Bước 2: trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.

– Bước 3: trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra phân loại).

– Bước 4: cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trong đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục cấp giấy chứng nhận.

b) Cách thức thực hiện:

– Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện.

– Gửi qua fax, E-mail sau đó gửi hồ sơ bản chính tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục có liên quan.

+ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Địa chỉ: 263/26 Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3826885 – Email: chicucqlcl@ninhthuan.gov.vn

+ Chi cục Thủy sản

Địa chỉ: Số 38, đường Hải Thượng Lãn Ông, Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 0683.895555 – Email: chicucqlcnts@ninhthuan.gov.vn

+ Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật

Địa chỉ: số 11 đường Minh Mạng, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3888627 – Email: hcbvtvnt@gmail.com

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Địa chỉ: Số 385 đường 21 tháng 8, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.38888169 – Email: cctynt@gmail.com

+ Chi cục Thủy lợi

Địa chỉ: Số 01 đường Nguyễn Khuyến, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3823474 – Email: chicuctl@ninhthuan.gov.vn

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, gồm

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT .

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên); bản sao công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

– Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên);

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);

 – Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp giấy xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương (khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Chăn nuôi và Thú y/Chi cục Thủy sản, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật/Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản/ Chi cục Thủy lợi (theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y/ Chi cục Thủy sản, Chi cục trồng trọc và bảo vệ thực vật/ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

g. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại phụ lục VI; bản thuyết minh điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở tại phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT (trừ tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên).

h) Phí, lệ phí:

h1. Phí:

– Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000đ/1lần/cơ sở.

– Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính):

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:

2.000.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng:

3.000.000đ/1lần/cơ sở.

– Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản và thủy sản:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 500.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:

1.000.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng:

1.500.000đ/1lần/cơ sở.

h2. Lệ phí:

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản: 150.000 đồng/1lần cấp (Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính).

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/1lần cấp (phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính).

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hiệu lực là: 03 năm.

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở được xếp loại A hoặc B.

l) Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Liên Bộ Y tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Công Thương hướng dẫn về việc phân công, phối hợp trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.

– Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.

– Thông tư số 149/2013/TT- BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Quyết định số 471/QĐ-BNN-QLCL ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________________________

…………………….., ngày …  tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: ………………(tên cơ quan kiểm tra)……………..

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:……………………………………………………………….

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………………………………..

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:……………………………………………………………

4. Điện thoại……………………………… Fax…………………….. Email………………………..

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập:……………………………………..

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:…………………………………………………………………

Đề nghị ………………….. (tên cơ quan kiểm tra) …………….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại:……………………………………………………………………………………………

 

 

Đại diện cơ sở

(ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

 

BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT,TRANG THIẾT BỊ,
DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________________________

…………………….., ngày …  tháng … năm …

BẢN THUYẾT MINH

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:……………………………………………………………….

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………………………………..

3. Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………..

4. Điện thoại……………………………… Fax…………………….. Email………………………..

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh:

DN Nhà nước                                        □          DN 100% vốn nước ngoài □ 

DN liên doanh với nước ngoài   □          DN cổ phần                                □

DN tư nhân                                           □          Khác □ (ghi rõ loại hình)  

6. Năm bắt đầu hoạt động:………………………………………………………………………….

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh:………………………………

8. Công suất thiết kế:…………………………………………………………………………………

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây):………………………….

10. Thị trường tiêu thụ chính:………………………………………………………………………..

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

STT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

         
         
         
         
         

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

– Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh…………………………… m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/sản phẩm:………………………………………………….. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh:………………………………………………………………… m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm:……………………………………………………………….. m2

+ Khu vực/kho bảo quản thành phẩm:…………………………………………………………. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác:…………………………………………………………. m2

– Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

         

3. Hệ thống phụ trợ

– Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng: □                       Nước giếng khoan        □

Hệ thống xử lý: có            □      không □

Phương pháp xử lý:…………………………………………………………………………………….

– Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất □ Mua ngoài  □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá:…………………………………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:…………………………………………………………….

5. Người sản xuất, kinh doanh:

– Tổng số:……………………………….. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp:………………………………… người.

+ Lao động gián tiếp:………………………………… người.

– Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:……………………………………

– Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm:………………………………………………………

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

– Tần suất làm vệ sinh:………………………………………………………………………………….

– Nhân công làm vệ sinh: … người; trong đó … của cơ sở và … đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hoá chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hoá chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

         
         

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO, …)

……………………………………………………………………………………………………………….

9. Phòng kiểm nghiệm

– Của cơ sở £ Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:………………………………..

– Thuê ngoài £ Tên những PKN gửi phân tích:…………………………………………………..

10. Những thông tin khác:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(ký tên, đóng dấu)

 

2. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

1. Trình tự thực hiện

– Bước 1. trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (cơ quan có thẩm quyền).

– Bước 2. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.

– Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra phân loại).

– Bước 4. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Bước 5. Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

 b) Cách thức thực hiện: cơ sở gởi hồ sơ trực tiếp tại chi cục; qua bưu điện; qua fax, email, mạng điện tử của chi cục có liên quan.

+ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Địa chỉ: 263/26 Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3826885 – Email: chicucqlcl@ninhthuan.gov.vn

+ Chi cục Thủy sản

Địa chỉ: số 38, đường Hải Thượng Lãn Ông, Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 0683.895555 – Email: chicucqlcnts@ninhthuan.gov.vn

+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Địa chỉ: số 11 đường Minh Mạng, thành phố Phan Rang – Tháp chàm.

Fax: 068.3888627 – Email: hcbvtvnt@gmail.com

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Địa chỉ: Số 385 đường 21 tháng 8, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.38888169 – Email: cctynt@gmail.com

+ Chi cục Thủy lợi

Địa chỉ: số 01 đường Nguyễn Khuyến, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3823474 – Email: chicuctl@ninhthuan.gov.vn.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Địa chỉ: số 385 đường 21 tháng 8, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.38888169 – Email: cctynt@gmail.com

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

 Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên); bản sao công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

– Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên).

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

 – Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp giấy xác nhận đủ sức khoẻ (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện:

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

 + Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương (khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Chăn nuôi và Thú y/Chi cục Thủy sản/Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật/ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản/ Chi cục Thủy lợi (theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và thú y/ Chi cục Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật/Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

g) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại phụ lục VI; bản thuyết minh điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở tại phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT (trừ tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên).

h) Phí, lệ phí

h1. Phí:

– Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000đ/1lần/cơ sở.

– Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10/2013 của Bộ Tài chính):

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:

2.000.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng:

3.000.000đ/1lần/cơ sở.

– Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản và thủy sản:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 500.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:

1.000.000đ/1lần/cơ sở.

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng:

1.500.000đ/1lần/cơ sở.

h2. Lệ phí:

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản: 150.000 đồng/1lần cấp (Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính).

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/1lần cấp (phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính).

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hiệu lực là: 03 năm.

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở được xếp loại A hoặc B.

l) Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Thông tư số 13/2014/TTLT- BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Liên Bộ Y tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Công thương hướng dẫn về việc phân công, phối hợp trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm;

– Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản;

– Thông tư số 149/2013/TT- BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính, quy định mức thu, nộp, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm;

– Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________________________

…………………….., ngày …  tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: ………………(tên cơ quan kiểm tra)……………..

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:………………………………………………………………….

2. Mã số (nếu có):………………………………………………………………………………………..

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:……………………………………………………………..

4. Điện thoại……………………………… Fax…………………….. Email…………………………..

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập:……………………………………….

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:…………………………………………………………………..

Đề nghị ………………….. (tên cơ quan kiểm tra) …………….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại:……………………………………………………………………………………………..

 

 

Đại diện cơ sở

(ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

 

BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT,TRANG THIẾT BỊ,
DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________________________

…………………….., ngày …  tháng … năm …

BẢN THUYẾT MINH

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:……………………………………………………………….

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………………………………..

3. Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………..

4. Điện thoại……………………………… Fax…………………….. Email………………………..

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh:

DN Nhà nước                                        □          DN 100% vốn nước ngoài □ 

DN liên doanh với nước ngoài   □          DN cổ phần                                □

DN tư nhân                                           □          Khác □ (ghi rõ loại hình) 

6. Năm bắt đầu hoạt động:………………………………………………………………………….

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh:………………………………

8. Công suất thiết kế:…………………………………………………………………………………

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây):………………………….

10. Thị trường tiêu thụ chính:………………………………………………………………………..

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

STT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

         
         
         
         
         

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

– Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh…………………………… m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/sản phẩm:………………………………………………….. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh:………………………………………………………………… m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm:……………………………………………………………….. m2

+ Khu vực/kho bảo quản thành phẩm:…………………………………………………………. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác:…………………………………………………………. m2

– Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

         

3. Hệ thống phụ trợ

– Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng: □                       Nước giếng khoan        □

Hệ thống xử lý: có            □      không □

Phương pháp xử lý:…………………………………………………………………………………..

– Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất □ Mua ngoài  □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá:…………………………………………………

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:………………………………………………………….

5. Người sản xuất, kinh doanh:

– Tổng số:……………………………….. người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp:………………………………… người.

+ Lao động gián tiếp:………………………………… người.

– Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:………………………………….

– Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm:……………………………………………………

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…

– Tần suất làm vệ sinh:………………………………………………………………………………..

– Nhân công làm vệ sinh: … người; trong đó … của cơ sở và … đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hoá chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hoá chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

         
         

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO, …)

……………………………………………………………………………………………………………..

9. Phòng kiểm nghiệm

– Của cơ sở £ Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:……………………………..

– Thuê ngoài £ Tên những PKN gửi phân tích:…………………………………………………

10. Những thông tin khác:

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(ký tên, đóng dấu)

 

3. Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên chứng nhận an toàn thực phẩm

a) Trình tự thực hiện:

– Cơ sở nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của chi cục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

– Chi cục nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ.

– Chi cục kiểm tra hồ sơ lưu và cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (trường hợp không cấp phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do).

– Trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của chi cục.

b) Cách thức thực hiện: cơ sở gởi hồ sơ trực tiếp tại chi cục, qua bưu điện, qua fax, email, mạng điện tử của chi cục có liên quan.

– Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,

Địa chỉ: 263/26 Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3826885 – Email: chicucqlcl@ninhthuan.gov.vn

– Chi cục Thủy sản.

Địa chỉ: số 38, đường Hải Thượng Lãn Ông, Đông Hải, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm.

Fax: 0683.895555 – Email: chicucqlcnts@ninhthuan.gov.vn

– Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật,

Địa chỉ: số 11 đường Minh Mạng, thành phố Phan Rang – Tháp chàm.

Fax: 068.3888627 – Email: hcbvtvnt@gmail.com

– Chi cục Chăn nuôi và Thú y,

Địa chỉ: Số 385 đường 21 tháng 8, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.38888169 – Email: cctynt@gmail.com

– Chi cục Thủy lợi

Địa chỉ: Số 01 đường Nguyễn Khuyến, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3823474 – Email: chicuctl@ninhthuan.gov.vn

 Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Địa chỉ: 263/26 Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.3826885 – Email: chicucqlcl@ninhthuan.gov.vn

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: số lượng hồ sơ 01 bộ gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT .

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ sở.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bao gồm:

+ Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.

+ Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

+ Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương (khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Chăn nuôi và Thú y/ Chi cục Thủy sản/ Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật/ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản/Chi cục Thủy lợi (theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Chăn nuôi và Thú y/ Chi cục Thủy sản, Chi cục trồng trọc và bảo vệ thực vật/ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

g) Mẫu đơn, tờ khai: đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT .

h) Phí, lệ phí

– Phí: phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000đ/1lần/cơ sở (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính).

– Lệ phí:

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản: 150.000 đồng/1lần cấp (Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính).

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/1lần cấp (phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính).

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hiệu lực trùng với thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũ.

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

l) Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNTT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

– Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Liên Bộ Y tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Công Thương hướng dẫn về việc phân công, phối hợp trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.

– Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản.

– Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính, quy định mức thu, nộp, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Quyết định số 471/QĐ-BNN-QLCL ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014  quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________________________

…………………….., ngày …  tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: ………………(tên cơ quan kiểm tra)……………..

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:……………………………………………………………….

2. Mã số (nếu có):……………………………………………………………………………………..

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:……………………………………………………………

4. Điện thoại……………………………… Fax…………………….. Email………………………..

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập:……………………………………..

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:…………………………………………………………………

Đề nghị ………………….. (tên cơ quan kiểm tra) …………….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại:……………………………………………………………………………………………

 

 

Đại diện cơ sở

(ký tên, đóng dấu)

Hồ sơ gửi kèm:

 

II. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng mẫu muối nhập khẩu

Khi lô hàng về đến cửa khẩu, người nhập khẩu liên hệ với cơ quan Hải quan làm thủ tục và lấy mẫu để thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu và đưa hàng hoá về kho bảo quản theo quy định của cơ quan Hải quan. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, người nhập khẩu phải giao mẫu thử nghiệm cho phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS lĩnh vực hoá có đối tượng thử là muối natri clorua.

Bước 2. Lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu; người nhập khẩu lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và gửi về cơ quan kiểm tra: Chi cục Phát triển nông thôn.

Bước 3. Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc cơ quan kiểm tra xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ vào “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu”:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ: cơ quan kiểm tra xác nhận hồ sơ đầy đủ về số lượng và kiểm tra bước tiếp theo.

– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ (nếu có): cơ quan kiểm tra xác nhận các thành phần hồ sơ còn thiếu và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Bước 4. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và ra “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu hoặc xác nhận lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu và nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu.

Bước 5. Trả kết quả kiểm tra: trả kết quả trực tiếp tại cơ quan kiểm tra hoặc gửi qua đường bưu điện tới người nhập khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu, chi phí gửi bưu điện do người nhập khẩu trả.

b) Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp.

– Qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu:

– Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư.

– Bản sao chụp Hợp đồng (Contract) mua bán hàng hoá (là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch).

– Bản sao chụp Danh mục hàng hoá (Packing List).

– Bản sao chụp Hoá đơn (Invoice).

– Bản sao chụp Vận đơn (Bill of Lading).

– Bản sao chụp Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

– Bản sao chụp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O-Certificate of Origin).

– Bản sao chụp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có).

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hàng hoá lưu hành tự do CFS đối với muối ăn.

– Bản chính Biên bản lấy mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư, kèm theo mẫu đại diện lô hàng muối nhập khẩu đựng trong hộp hoặc chai nhựa kín có dán số hiệu niêm phong của cơ quan Hải quan.

– Bản chính Kết quả thử nghiệm mẫu muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư.

– Số lượng: 01 (một) bộ hồ sơ.

d) Thời hạn giải quyết:

– Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 01 (một) ngày làm việc.

– Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ đầy đủ: 02 (hai) ngày làm việc.

– Thời hạn bổ sung hồ sơ: 10 (mười) ngày làm việc.

đ) cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối.

g) Mẫu đơn, tờ khai: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

h) Phí, lệ phí: chưa quy định.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

– Thời hạn hiệu lực của kết quả: không.

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Các loại muối nhập khẩu thuộc nhóm 2501 theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành, phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng muối nhập khẩu tương ứng quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

– Lô hàng muối nhập khẩu chỉ được phép đưa vào sản xuất hoặc lưu thông trên thị trường khi cơ quan kiểm tra ra “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng được yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và cơ quan Hải quan thông quan trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

 

Phụ lục III

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU
(ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên cơ quan chủ quản
Tên tổ chức nhập khẩu
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:     /……

………, ngày …  tháng … năm 20…

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU

Kính gửi: Chi cục Phát triển nông thôn Ninh Thuận

Người nhập khẩu:

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại…………………………………. Fax…………………….. Email…………………………..

Địa chỉ bảo quản lô hàng (theo quy định của cơ quan Hải quan):……………………………

Đề nghị Quý cơ quan kiểm tra về chất lượng lô hàng muối nhập khẩu sau:

STT

Tên hàng hoá, mã HS

Đặc tính kỹ thuật và Mục đích sử dụng

Xuất xứ, nhà sản xuất

Khối lượng/ Số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

             
             

 

Hồ sơ kèm theo gồm

Cơ quan kiểm tra xác nhận

1 □ Hợp đồng (Contract) số: ………………… ngày……….……………………..

2  Danh mục hàng hoá (Packing list) số:……………ngày………………

3  Hoá đơn (Invoice) số:……………………………………ngày…………………

4  Vận đơn (Bill of Loading) số:……………………ngày……………………

5  Tờ khai hàng hoá nhập khẩu số:………………………ngày……………..

6  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) số:………………………

ngày …………………………

7  Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có) số: ………………………… ngày…………………………

8  Mẫu muối có dán số hiệu niêm phong của Hải quan số: ……………………và biên bản lấy mẫu có xác nhận của Hải quan số …………………………ngày …………………………

9  Kết quả thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu số:………………

ngày……………tại:…………………………

10  Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với muối ăn số: …………………………ngày …………………………

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về chất lượng lô hàng muối nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chất lượng muối nhập khẩu đối với mã HS ………………………… quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 

 

NGƯỜI NHẬP KHẨU
(ký tên, đóng dấu)

 

CƠ QUAN KIỂM TRA XÁC NHẬN TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

1. Hồ sơ đầy đủ về số lượng:  tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

2. Hồ sơ không đầy đủ về số lượng:  tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục số:………………………… trong thời gian 10 ngày làm việc. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.

Vào sổ số: ……………………/…………………… ngày … tháng … năm 20 …

 

 

Người kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:
– Người nhập khẩu;
– Lưu: VT, …

 

2. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư

a) Trình tự thực hiện:

– Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Chi cục Phát triển nông thôn 01 (một) ngày.

– Bộ phận một cửa sau khi xem xét hồ sơ tiếp nhận, nếu đầy đủ, ghi giấy biên nhận và chuyển cho phòng, ban chuyên môn có liên quan quan theo phân công của lãnh đạo chi cục, phòng chuyên môn tiếp nhận phối kết hợp với cơ quan liên quan xử lý nghiệp vụ, tham mưu lãnh đạo đơn vị văn bản trình lãnh đạo Sở (29 ngày).

– Lãnh đạo Sở xem xét chuyển phòng nghiệp vụ Sở rà soát, kiểm tra, đối chiếu, tính pháp lý, … trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh (10 ngày).

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (05 ngày).

b) Cách thức thực hiện: tổ chức gởi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện đến Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

c) Hồ sơ:

– Tờ trình của chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết.

– Các văn bản tham gia ý kiến của các cấp chính quyền (xã, huyện, tỉnh) nơi tái định cư, vùng ngập lòng hồ, mặt bằng công trình và một số văn bản pháp lý có liên quan.

– Báo cáo tổng hợp quy hoạch chi tiết (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2015).

– Các loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng kinh tế – xã hội khu, điểm tái định cư, tỷ lệ 1/25.000; bản đồ quy hoạch khu, điểm tái định cư tỷ lệ 1/10.000 hoặc tỷ lệ 1/25.000; bản đồ quy hoạch chi tiết điểm tái định cư, tỷ lệ 1/500; bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp điểm tái định cư, tỷ lệ 1/2.000.

– Các phụ lục số liệu kèm theo (nếu có).

– Số lượng: 20 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư.

h) Lệ phí (nếu có): không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg; Điều 4 Thông tư số 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2015;

– Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KTHT ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Phụ lục I

MẪU NỘI DUNG QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU, ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ
(
ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT-BNNPTN ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư, bao gồm các nội dung sau:

1. Sự cần thiết lập quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư.

2. Xác định vị trí (địa điểm), ranh giới và mối liên hệ của khu, điểm tái định cư với phát triển kinh tế – xã hội của xã, huyện sở tại.

3. Xác định khả năng dung nạp số hộ, khẩu của khu, điểm tái định cư dự kiến quy hoạch và số hộ, khẩu phải di chuyển tái định cư của dự án được xác định trên cơ sở đơn đăng ký di chuyển của các hộ dân (theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4. Đánh giá thực trạng khu, điểm tái định cư dự kiến quy hoạch

a) Điều kiện tự nhiên: khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, diện tích và thổ nhưỡng các loại đất; nguồn nước và chất lượng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

b) Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất khác.

c) Thực trạng kinh tế – xã hội:

– Tình hình sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề khác.

– Tình hình cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, trụ sở cơ quan, thương mại, dịch vụ, thông tin liên lạc.

– Tình hình dân cư và phân bố dân cư: số thôn, bản; dân số (số hộ, khẩu; dự báo tăng dân số); lao động; thành phần dân tộc; phong tục tập quán; trình độ dân trí; thu nhập và đời sống;

d) Đánh giá khả năng dung nạp số hộ di chuyển đến khu, điểm tái định cư.

5. Phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân tái định cư.

6. Xây dựng phương án quy hoạch chi tiết, gồm 4 phần sau:

a) Quy hoạch chi tiết sử dụng đất: xác định vị trí, tổng diện tích các loại đất, bao gồm: đất ở; đất sản xuất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất chuyên dùng; đất dự phòng; các loại đất khác. Diện tích bình quân từng loại đất trên cho các hộ tái định cư và hộ sở tại bị ảnh hưởng (nếu có), đảm bảo định mức tối thiểu theo chính sách hiện hành;

b) Quy hoạch chi tiết điểm dân cư xác định: vị trí, địa điểm, quy mô dân số; phân lô bố trí mặt bằng không gian các điểm tái định cư (gồm: nhà ở, vườn, công trình phụ trợ kèm theo nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm tái định cư), diện tích đất ở, đất sản xuất, đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tiến độ di dân, tái định cư;

c) Quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng: xác định quy mô, tiêu chuẩn các công trình giao thông, thủy lợi, cấp và thoát nước, phúc lợi công cộng (gồm: trường học, trạm y tế, nhà trẻ mẫu giáo, nhà văn hoá) và các công trình khác thuộc phạm vi điểm tái định cư và liên vùng, liên khu điểm tái định cư (nếu có) phù hợp với quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc;

d) Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất: xác định diện tích từng loại đất sản xuất (gồm: diện tích đất của các hộ sở tại chuyển nhượng và đất khai hoang, phục hoá) giao cho hộ tái định cư; bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế cạnh tranh (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng); dự tính năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập bình quân của các hộ gia đình.

7. Khái toán tổng mức vốn đầu tư, gồm: chi phí bồi thường thiệt hại đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi nơi đi và nơi đến; chi phí hỗ trợ tái định cư theo chính sách; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư và các công trình liên vùng, liên khu tái định cư; chi phí sản xuất; chi phí quản lý dự án; chi phí khác và dự phòng;

8. Dự kiến các nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, vốn các chương trình phát triển kinh tế – xã hội khác trên địa bàn, vốn của người dân đóng góp (nếu có), vốn khác.

9. Phân kỳ vốn đầu tư theo từng năm.

10. Dự kiến tiến độ xây dựng khu, điểm tái định cư.

11. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường: các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội; thu nhập, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hoá, an ninh, quốc phòng; tác động môi trường.

3. Bố trí ổn định dân cư ngoài tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi.

Bước 2: Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi tổ chức thẩm định hồ sơ và gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi.

Bước 3. Trong vòng 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi chuyển cho cơ quan quản lý chuyên ngành bố trí dân cư cấp tỉnh kiểm tra, thực hiện. Cơ quan quản lý chuyên ngành bố trí dân cư cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi ban hành quyết định di dân đến vùng dự án, phương án và gửi quyết định đến Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, địa chỉ số 134 đường 21/8 thành Phố Phan Rang – Tháp Chàm).

Bước 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận nơi đến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi, căn cứ vào kế hoạch bố trí, ổn định dân cư hàng năm của tỉnh, tổ chức thẩm tra địa bàn nhân dân, xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định tiếp nhận bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án.

b) Hồ sơ:

Thành phần: hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Ủy ban nhân dân huyện nơi đi.

– Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư (ban hành kèm theo Phụ lục I của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT).

– Biên bản họp bình xét hộ dân được bố trí, ổn định (ban hành kèm theo Phụ lục II của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT).

– Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư ban hành kèm theo Phụ lục III của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT).

– Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Số lượng: 01 bộ

* Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi gửi Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đi

– Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư ban hành kèm theo Phụ lục III của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT).

– Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Số lượng: 01 bộ

* Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận – nơi đến).

– Quyết định di dân đến vùng dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư.

– Công văn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận – nơi đến (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) phối hợp và ra quyết định tiếp nhận bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án.

Số lượng: 01 bộ.

c) Thời hạn giải quyết: 70 ngày.

d) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận (qua Chi cục Phát triển nông thôn – cơ quan chuyên môn giúp việc cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính.

h) Lệ phí: không.

i) Mẫu đơn, tờ khai: không quy định.

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

– Điều 7, Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định Quy trình bố trí ổn định dân cư thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

– Quyết định số 2950/QĐ-BNN-KTHT ngày 27 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC I (mẫu đơn)

(ban hành kèm theo Thông tư  số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________________________

ĐƠN TỰ NGUYỆN BỐ TRÍ, ỔN ĐỊNH DÂN CƯ

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã

Họ và tên chủ hộ:………………………………………………………….. Dân tộc………………..

Sinh ngày………………………………….. tháng…………………………… năm………………….

Nguyên quán:……………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………….

Thuộc đối tượng bố trí, ổn định dân cư:………………………………………………………… (*)

Tên dự án, phương án:…………………………………………………………………………………

Số người đi trong hộ có:…………………………………….. khẩu……………………. lao động

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐI TRONG HỘ

STT

Họ và tên

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ

Trình độ văn hoá

Nghề nghiệp

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân

Nam Nữ
               
               

Tôi tự nguyện làm đơn này xin tham gia dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư.

Nếu được chấp nhận tôi xin cam kết:

– Tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ, quyền công dân theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức xây dựng cuộc sống lâu dài tại nơi được bố trí, sắp xếp.

Nếu tôi tự ý bỏ đi nơi khác, tôi sẽ phải hoàn trả các khoản tiền Nhà nước hỗ trợ, diện tích đất, rừng đã được giao (nếu có)./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
(họ tên, chức vụ, ký, đóng dấu)

……….., ngày … tháng … năm …
CHỦ HỘ LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (*) đối tượng: thiên tai, biên giới, hải đảo, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, dân cư trú trong rừng đặc dụng.

 

PHỤ LỤC II (mẫu Biên bản)

(ban hành kèm theo Thông tư  số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________________________

BIÊN BẢN BÌNH XÉT HỘ DÂN THAM GIA
DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)
…………………………

Hôm nay, ngày………………………………….. tháng………………………… năm…………….. ,

Tại thôn (bản)…………………………. xã………………………. huyện…………………. tỉnh……

diễn ra cuộc họp với các nội dung sau:

I. Thành phần tham dự gồm:

1. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã:

– Ông (bà)………………………………………………………………….. Chức vụ………………….

-………………………………………………………………………………………………………………

2. Hội đồng bình xét:

– Ông (bà)………………………………………………………………….. Chức vụ………………….

-………………………………………………………………………………………………………………

II. Kết quả bình xét:

Tổng số hộ có đơn:……………………………………………………………………………………..

Số hộ được bình xét:…………………………………………………………………………………..

Danh sách hộ được bình xét

STT

Họ và tên chủ hộ

Năm sinh

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân

Ghi chú

Nam

Nữ

           
           

Cuộc họp kết thúc lúc ………… ngày ………………………………

 

CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG BÌNH XÉT
(ký tên)

CHỦ DỰ ÁN
(ký tên)

UBND CẤP XÃ
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III (mẫu Danh sách trích ngang)

(ban hành kèm theo Thông tư  số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ỦY BAN NHÂN DÂN
 ……………………
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁC HỘ THAM GIA
DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)
…………………………………

Đối tượng bố trí, ổn định dân cư (*):………………………………………………………………

Hình thức (tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ):………………………………………………..

Nơi đi:………………………………………. thôn (bản)………………………….. xã……………

huyện……………………………………………………………………………… tỉnh………………..

Thứ tự hộ

Họ và tên
(từng người trong hộ)

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ

Số khẩu (của hộ)

Số lao động

(của hộ)

Trình độ văn hoá

Nghề nghiệp

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân (chủ hộ)

Ghi chú

Nam

Nữ

1 1.1.     Chủ hộ            
  1.2.                  
                   
2 2.1.     Chủ hộ            
  2.2.                  
                   
  Tổng số                  

Ngày … tháng … năm …

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(ký tên và đóng dấu)

Ngày … tháng … năm …

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú: (*) đối tượng: thiên tai, biên giới, hải đảo, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, dân cư trú trong rừng đặc dụng.

 

III. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

1. Thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng

a) Trình tự thực hiện:

– Bước 1: chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.

– Bước 2: chủ đầu tư nộp 02 (hai) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận (số 134 đường 21/8 thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

– Bước 3: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Đối với trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ ngay sau khi nhận hồ sơ.

+ Đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc.

Nếu hồ sơ đầy đủ thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 4: thẩm định hồ sơ, thành phần hội đồng thẩm định gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; thẩm định trực tiếp hoặc xác minh thực địa. Thời gian thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

+ Đối với trường hợp thẩm định trực tiếp là 10 (mười) ngày làm việc.

+ Đối với trường hợp thẩm định qua xác minh thực địa là 20 (hai mươi) ngày làm việc.

Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi chủ đầu tư yêu cầu bổ sung, làm rõ. Thời gian yêu cầu trả lời tùy thuộc vào nội dung cần bổ sung, làm rõ và không tính vào thời gian thẩm định.

Nếu hồ sơ đạt yêu cầu trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ dự án và báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chủ trì thẩm định dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt theo quy định về phê duyệt dự án đầu tư; Đối với dự án khác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt phương án đã được thẩm định.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp, thông qua đường bưu điện.

c) Hồ sơ:

c1. Hồ sơ gồm:

– Tờ trình thẩm định phương án theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.

– Bản sao có chứng thực các văn bản pháp lý có liên quan đến chủ trương đầu tư và địa điểm đầu tư.

– Phương án bao gồm thuyết minh, khảo sát thiết kế cơ sở lập theo quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản; kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất cần bóc lớp đất mặt và thửa đất cần cải tạo, khai hoang, phục hoá.

– Phương án hỗ trợ, bồi thường cho người sử dụng đất tại nơi cần cải tạo, khai hoang, phục hoá (nếu có).

c2. Số lượng: 02 (bộ)

d) Thời hạn giải quyết:

– Tiếp nhận hồ sơ, xem xét hướng dẫn, bổ sung hoàn thiện hồ sơ: 5 (năm) ngày làm việc.

– Xác minh thực địa, lập báo cáo thẩm định: 20 (hai mươi) ngày làm việc.

đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật)

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Tài nguyên và Môi trường.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ đầu tư (tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài).                           

g. Mẫu đơn, tờ khai: Tờ trình thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt và phương án khai hoang, phục hoá, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước. (theo mẫu được đính kèm ngay sau thủ tục này).

h) Phí, lệ phí: không quy định.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Báo cáo thẩm định đối với phương án sử dụng lớp đất mặt và phương án khai hoang, phục hoá, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.

– Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án đã được thẩm định.

k) Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.

– Chủ đầu tư căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa, phương án tổng thể của địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương và thỏa thuận với người sử dụng đất để lập phương án cụ thể đối với từng dự án trên cơ sở lựa chọn các biện pháp phù hợp theo quy định về biện pháp sử dụng lớp đất mặt để cải tạo đất trồng lúa kém chất lượng, đất trồng trọt khác bao gồm:

+ Sử dụng lớp đất mặt để cải tạo đất trồng lúa kém chất lượng.

Tăng độ dầy của tầng canh tác và cải tạo lý hoá tính của đất trồng lúa có tầng canh tác mỏng hoặc có các tính chất lý hoá ít phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây lúa như đất bạc màu, đất xám, đất cát.

Cải tạo đất trồng lúa trũng, thấp hoặc không bằng phẳng: đổ đất tôn cao nền ruộng, tăng độ bằng phẳng mặt ruộng.

+ Sử dụng lớp đất mặt để cải tạo đất trồng trọt khác:

* Đổ đất tôn cao mặt ruộng để hạn chế ngập úng.

* Tăng độ dầy, chất lượng đất tầng canh tác.

* Bổ sung đất vào ruộng, vườn, nương rẫy đang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nông nghiệp khác.

+ Sử dụng lớp đất mặt để thực hiện các phương án theo hướng dẫn biện pháp để bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng bao gồm:

* Khai hoang, phục hoá: xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng đảm bảo đủ điều kiện để trồng được 2 vụ lúa/năm trở lên; cải tạo mặt bằng, tạo lớp đất mặt phù hợp hoặc cải tạo lý hoá tính đất để trồng được 2 vụ lúa/năm trở lên.

* Cải tạo đất lúa khác: tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp, không chủ động tiêu nước chỉ trồng được 1 vụ lúa/năm thành đất trồng 2 vụ lúa/năm; xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi, điều chỉnh độ cao mặt ruộng đối với đất trồng lúa nước nhờ nước mưa hoặc không chủ động tưới tiêu chỉ trồng được 1 vụ lúa/năm thành đất trồng lúa 2 vụ lúa/năm; Xây dựng, cải tạo đất lúa nương thành đất ruộng bậc thang trồng được 2 vụ lúa /năm.

* Thực hiện các phương án khác phù hợp với điều kiện địa phương để khai hoang, phục hoá, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.

– Trường hợp người sử dụng đất bị thiệt hại về cây trồng, công trình trên đất hoặc bị thiệt hại do chậm, lỡ thời vụ canh tác do thực hiện phương án thì chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất về mức hỗ trợ, bồi thường theo các quy định hiện hành và được tính vào chi phí chung thực hiện phương án.

– Trường hợp địa phương chưa phê duyệt được phương án tổng thể theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phối hợp với chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để xác định vị trí, diện tích thửa đất, khoanh đất cần cải tạo hoặc cần khai hoang, phục hoá bằng việc sử dụng lớp đất mặt và phê duyệt độ dầy lớp đất mặt cần bóc để chủ đầu tư có cơ sở lập phương án.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất lúa.

– Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.

– Quyết định số 364/QĐ-BNN-TT ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

CHỦ ĐẦU TƯ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:

…………, ngày …  tháng  … năm …

 

TỜ TRÌNH

Thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt và phương án khai hoang, phục hoá, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố …

Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Chủ đầu tư trình thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt và phương án khai hoang, phục hoá, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước với các nội dung chính sau:

1. Tên phương án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập phương án:

4. Chủ nhiệm lập phương án:

5. Mục tiêu phương án:

6. Nội dung và quy mô phương án:

7. Địa điểm thực hiện:

8. Diện tích sử dụng đất:

9. Phương án sử dụng lớp đất mặt và phương án khai hoang, phục hoá, cải tạo đất lúa khác (thiết kế cơ sở):

10. Thiết bị công nghệ (nếu có):

11. Phương án hỗ trợ, bồi thường (nếu có):

12. Tổng mức đầu tư của phương án:

13. Nguồn vốn đầu tư:

14. Hình thức quản lý thực hiện phương án:

15. Thời gian thực hiện phương án:

16. Các nội dung khác:

17. Các tài liệu kèm theo:

18. Kết luận:

Chủ đầu tư trình…………………..….thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt và phương án khai hoang, phục hoá, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:

CHỦ ĐẦU TƯ

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

IV. LĨNH VỰC THỦY SẢN, CHĂN NUÔI

1. Cấp chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản)

a) Trình tự thực hiện:

– Nộp hồ sơ: người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

– Thực hiện:

+ Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Thủy sản/ Chi cục Chăn nuôi và Thú y có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ.

+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề cho người đăng ký nếu hồ sơ đạt yêu cầu.

– Trả kết quả: trực tiếp tại Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Chi cục Khai thác VBVNLTS, Chi cục Nuôi trồng thủy sản/Thủy sản:

Địa chỉ: số 38, đường Hải Thượng Lãn Ông, Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 0683.895555 – Email: chicucqlcnts@ninhthuan.gov.vn

– Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y

Địa chỉ: số 385 đường 21 tháng 8, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.38888169 – Email: cctynt@gmail.com

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) kèm theo 2 ảnh màu 4×6 cm.

– Bản sao chứng thực bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn hoặc bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn kèm bản gốc để cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối chiếu, kiểm tra.

– Sơ yếu lý lịch.

– Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

– Giấy xác nhận của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường về thời gian đã thực hành tại cơ sở áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1, 2 Điều 23 Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

– Văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác áp dụng đối với trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là cán bộ, công chức.

– Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ hành nghề.

g) Phí, lệ phí: chưa có quy định.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT .

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

– Quyết định số 3239/QD-BNN-TCTS, ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Mẫu CCHN-1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________________________

…………………, ngày … tháng … năm 20 …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu

Kính gửi: ………………………………………………………….

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………..

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:…………………………………………………………..

Ngày cấp:…………………………………………………… Nơi cấp:…………………………………

Điện thoại:………………………………………….. Email (nếu có):…………………………………

Văn bằng chuyên môn:…………………………………………………………………………………

Lĩnh vực đề nghị cấp hành nghề:…………………………………………………………………….

Hành nghề tại cơ sở:……………………………………………………………………………………

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn
2. Sơ yếu lý lịch
3. Giấy chứng nhận sức khỏe
4. Giấy xác nhận kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề
5. 02 (hai) ảnh màu 4×6 cm

 

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề cho tôi./.

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

2. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản)

a) Trình tự thực hiện:

– Nộp hồ sơ: người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

– Thực hiện:

+ Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ và hợp lệ.

+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề cho người đăng ký nếu hồ sơ đạt yêu cầu.

– Trả kết quả: trực tiếp tại Chi cục Thủy sản/Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc gửi qua đường bưu điện.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Chi cục Khai thác VBVNLTS; Chi cục Nuôi trồng thủy sản/Thủy sản

Địa chỉ: số 38, đường Hải Thượng Lãn Ông, Đông Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 0683.895555 – Email: chicucqlcnts@ninhthuan.gov.vn

– Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y

Địa chỉ: Số 385 đường 21 tháng 8, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Fax: 068.38888169 – Email: cctynt@gmail.com

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề (theo Mẫu CCHN-2 Phụ lục I Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) kèm theo 2 ảnh màu 4×6 cm.

– Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp hoặc bản sao chứng chỉ hành nghề kèm bản gốc để cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối chiếu, kiểm tra.

– Giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

– Số lượng: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ hành nghề.

h) Phí, lệ phí: chưa có quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT .

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 6 năm 2015 quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

– Quyết định số 3239/QĐ-BNN-TCTS ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Mẫu CCHN-2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________________________

…………………, ngày … tháng … năm 20 …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề

Kính gửi: ………………………………………………………….

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………..

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:…………………………………………………………..

Ngày cấp:…………………………………………………… Nơi cấp:…………………………………

Điện thoại:………………………………………….. Email (nếu có):…………………………………

Văn bằng chuyên môn:…………………………………………………………………………………

Lĩnh vực đề nghị cấp hành nghề:…………………………………………………………………….

Hành nghề tại cơ sở:……………………………………………………………………………………

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp
2. Giấy chứng nhận sức khỏe
3. 02 (hai) ảnh màu 4×6 cm

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề cho tôi./.

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ, tên)

 

V. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

– Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ dự án nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Chi cục Kiểm lâm (01 ngày).

– Bộ phận một cửa sau khi xem xét hồ sơ tiếp nhận, ghi giấy biên nhận và chuyển cho phòng, ban chuyên môn có liên quan theo phân công của lãnh đạo Chi cục. Phòng chuyên môn tiếp nhận phối kết hợp với cơ quan liên quan xử lý nghiệp vụ, tham mưu lãnh đạo đơn vị văn bản trình lãnh đạo Sở (04 ngày).

– Lãnh đạo Sở xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh (04 ngày).

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (05 ngày).

– Bộ phận một cửa của Chi cục Kiểm lâm trả kết quả (01 ngày).

b) Cách thức thực hiện: hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần:

+ Văn bản của chủ dự án.

+ Thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng.

– Số lượng: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của chủ dự án.

h) Lệ phí (nếu có): không..

i) Tên mẫu đơn: không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

– Quyết định số 3482/QĐ-BNN-TCLN ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v vic công bố thủ tục hành chính mi ban hành, thủ tục hành chính đưc sa đi, b sung thuc phm vi chc năng qun lý cBộ Nông nghip và Phát trin nông thôn.

2. Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác

a) Trình tự thực hiện:

– Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm tổ chức lập phương án trồng rừng thay thế gửi hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

– Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định (trường hợp Phương án trồng rừng thay thế có tổng diện tích dưới 50 hecta thì không nhất thiết thành lập Hội đồng thẩm định phương án với đầy đủ thành phần Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định số lượng thành phần Hội đồng thẩm định phù hợp. Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.

– Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhạn hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết lý do.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt phương án. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết.

b) Cách thức thực hiện: hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần:

+ Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT).

+ Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNTPTNT).

– Số lượng: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao).

d) Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 20-35 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp/Chi cục Kiểm lâm).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

h) Lệ phí (nếu có): không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục khác; phương án trồng rừng thay thế.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

– Khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

– Quyết định số 3482/QĐ-BNN-TCLN ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v vic công bố thủ tục hành chính mi ban hành, thủ tục hành chính đưc sa đi, b sung thuc phm vi chc năng qun lý cBộ Nông nghip và Phát trin nông thôn.

 

Phụ lục 1

ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………..…., ngày … tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI
CHUYỂN SANG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG SỬ DỤNG CHO MỤC KHÁC

Dự án:……………………………………………………………………

Kính gửi:………………………………………………………………

Tên tổ chức:……………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục đích khác, đề nghị …………….  phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:

Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:………………………………………………….

Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:……………………………………………………………….

Đối tượng rừng chuyển đổi:…………………………………………………………………………..

Diện tích đất trồng rừng thay thế:……………………………………………………………………

Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh…………………………………………… tiểu khu……

Xã……………………………………………….. huyện……………………………….. tỉnh………….

Thuộc đối tượng đất rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):……………………………………

Phương án trồng rừng thay thế:

– Loài cây trồng:………………………………………………………………………………………….

– Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):……………………………………………………….

– Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng):…………………………………………………………

– Thời gian trồng:…………………………………………………………………………………………

Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế:……………………………………………………………..

……………(tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của Nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện của tổ chức

(ký, đóng dấu)

 

Phụ lục 2

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG

III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG, ĐẤT RỪNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH

1. Tên phương án:……………………………………………………………………………………….

2. Vị trí khu rừng: diện tích………………………………. ha, thuộc khoảnh………… ,lô……..

Các mặt tiếp giáp………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ khu rừng: thuộc xã……………………………………… huyện………. tỉnh…………….. ;

3. Địa hình: loại đất……………………………………………………….. độ dốc………………… ;

4. Khí hậu:………………………………………………………………………………………………….

5. Tài nguyên rừng (nếu có): loại rừng:…………………………………………………………….

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Phương án án 1: Chủ đầu tư tự thực hiện.

– Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:………………………………………………..

– Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:……………………………………………………………..

– Đối tượng rừng chuyển đổi:

+ Trạng thái rừng:………………………………………………………………………………………..

+ Trữ lượng rừng …………………………………………………… m3, tre, nứa…………….. cây

– Diện tích đất trồng rừng thay thế:

+ Vị trí trồng: thuộc khoảnh……………………………………………. tiểu khu………………….

xã………………………………………………. huyện…………………………………. tỉnh………….

+ Thuộc đối tượng đất rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):…………………………………

– Kế hoạch trồng rừng thay thế

+ Loài cây trồng:…………………………………………………………………………………………

+ Mật độ:…………………………………………………………………………………………………..

+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):………………………………………………………

+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:…………………………………………………………………….

+ Thời gian và tiến độ trồng:………………………………………………………………………….

+ Xây dựng đường băng cản lửa:…………………………………………………………………..

+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng):…………………………………………………………

+ Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế:……………………………………………………………

2. Phương án 2: nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng (do hết quỹ đất)

– Lý do xây dựng phương án

– Dự toán kinh phí thực hiện phương án

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH 453/QĐ-UBND NĂM 2016 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, SỬA ĐỔI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN
Số, ký hiệu văn bản 453/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 29/02/2016
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 29/02/2016
Cơ quan ban hành Ninh Thuận
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản