QUYẾT ĐỊNH 5596/QĐ-BGDĐT NĂM 2016 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 1557/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT CHỈ TIÊU THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SAU NĂM 2015 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 24/11/2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 5596/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1557/QĐ-TTg NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SAU NĂM 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015;

Thực hiện Công văn số 65/UBDT-CSDT ngày 22 tháng 01 năm 2016 của y ban Dân tộc về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ;
– Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam;
– Ủy ban dân tộc; Hội đồng dân tộc của Quốc Hội;
– Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố vùng dân tộc thiểu số, miền núi;
– Các Sở GDĐT vùng dân tộc thiểu số, miền núi;
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, GDDT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1557/QĐ-TTg NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SAU NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5596/QĐBGDĐT ngày 24 tháng 11 m 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xác định nhiệm vụ và các điều kiện đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu về giáo dục để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực, phấn đấu đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 theo Quyết định số 1557/QĐTTg ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1557/QĐ-TTg).

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu từ năm 2016 – 2020

– Mục tiêu 1: Phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đối với các dân tộc thiểu số

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi cấp tiểu học của từng dân tộc thiểu số trên 94%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học của từng dân tộc thiểu số trên 94%;

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ người từ 15 tuổi đến 60 tuổi biết chữ của từng dân tộc thiểu số trên 92%.

– Mục tiêu 2: Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục đối với các dân tộc thiểu số

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ của từng dân tộc thiểu số dưới 20%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số (trong tổng số học sinh dân tộc thiểu số) ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên 45%.

Phấn đấu bình quân các chỉ tiêu tăng hoặc giảm từ 0,5 đến 1%/năm.

b) Định hướng đến năm 2025

– Mục tiêu 1: Phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đối với các dân tộc thiểu số

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi cấp tiểu học của tng dân tộc thiểu số trên 97%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học của từng dân tộc thiểu số trên 97%;

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ người từ 15 tuổi đến 60 tuổi biết chữ của từng dân tộc thiểu số trên 98%.

– Mục tiêu 2: Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục đối với các dân tộc thiểu số.

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ của từng dân tộc thiểu số dưới 10%;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số (trong tổng số học sinh dân tộc thiểu số) ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 50%;

Phấn đấu bình quân các chỉ tiêu tăng hoặc giảm từ 0,5 đến 1%/năm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015

a) Tăng cường công tác tuyên truyn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt là các chỉ tiêu về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với mục tiêu phát triển bn vững sau năm 2015.

b) Thực hiện các hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau như: xuất bản phẩm, báo đài trung ương và địa phương, các hội nghị, hội thảo để phổ biến các Mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh và toàn xã hội tham gia thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

c) Vinh danh, tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức, đơn vị có thành tích trong hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bn vững sau năm 2015.

2. Tăng cường huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số đi học và học hết cấp học; huy động người lớn đi học xóa mù chữ

a) Hằng năm, huy động hầu hết học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, miền núi đến trường, lớp. Đưa chỉ tiêu duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ vào chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện. Đưa kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ vào bình xét thi đua hằng năm.

b) Triển khai Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025; chú trọng các nội dung, phương pháp dạy học phù hp với học sinh dân tộc thiểu số học tiểu học nhằm thu hút học sinh đi học, nhập học đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình tiểu học.

c) Thực hiện lồng ghép các nội dung, chương trình giáo dục để nâng cao năng lực, kỹ năng sống, gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc cho người học tại các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi, trường ph thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn, đặc biệt cho các dân tộc thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp.

d) Đa dạng hóa và linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với phụ nữ người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu, biên soạn các tài liệu dạy và học xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ đặc thù, phù hợp vùng miền, phù hp với đối tượng người học là người dân tộc thiểu số.

đ) Tăng cường các giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cha mẹ học sinh trong việc tạo điều kiện cho trẻ em gái người dân tộc thiểu số đi học. Xây dựng môi trường giáo dục thấu hiểu, thân thiện đối với học sinh người dân tộc thiểu số. Tăng cường giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại cho các đối tượng trẻ em gái trong nhà trường nhằm hạn chế các nguy cơ, tạo môi trường tốt để nâng cao tỉ lệ học sinh, trẻ egái dân tộc thiểu số đi học ở các cấp học.

3. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư; vận động, thu hút các nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để thúc đẩy hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015

a) Huy động, lồng ghép các nguồn vốn, vận động thu hút nguồn hỗ trợ và hỗ trợ kỹ thuật ca các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển để tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi; chú trọng hỗ trợ ngân sách cho công tác chống mù chữ.

b) Ưu tiên tập trung đầu tư vốn triển khai Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2016-2020, đồng thời đề xuất các chương trình, dự án giáo dục cho vùng khó khăn, dân tộc, miền núi nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường học vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo hưng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, xóa bỏ các phòng học 3 ca, phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

c) Củng cốphát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường chuẩn quốc gia; xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú.

d) Thực hiện nghiêm túc các chính sách đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số như miễn, giảm học phí, cấp học bng, hỗ trợ học tập (tiền, gạo, sách vở, đồ dùng học tập); duy trì chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

4. Thực hiện công tác thống kê, rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá thực trạng các chỉ tiêu đối với từng dân tộc thiểu số ở một số địa phương, trên cơ sở đó lập cơ sở dữ liệu, các chỉ số thống kê về giáo dục dân tộc trên toàn quốc

a) Xây dựng và quản lý thống nhất các chỉ số đánh giá về giáo dục dân tộc; hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phương pháp thu thập, ghi chép, quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu hằng năm về tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số nhập học đúng độ tuổi cấp tiểu học; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học; tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi đến 60 tuổi biết chữ; tỷ lệ nam, nữ dân tộc thiểu số mù chữ; tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số ở các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thống kê đến từng dân tộc thiểu số.

b) Cập nhật phần mềm thống kê công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ có tách số liệu theo từng dân tộc, theo giới.

c) Thực hiện đánh giá, hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, có nhiều dân tộc thiểu số, có tỉ lệ người mù chữ cao, đánh giá thực trạng học sinh dân tộc thiểu số đến trường, học sinh bỏ học; thực trạng công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Xây dựng bản đồ số hóa về giáo dục dân tộc thiểu số; quy định cơ chế theo dõi, báo cáo, đánh giá, giám sát và cập nhật dữ liệu hằng năm và xác định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan; tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chính xác số liệu của các chỉ số.

5. Xây dựng cơ chế đặc thù, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

a) Nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, giáo viên làm công tác xóa mù chữ ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

b) Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giávà cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo chuẩn/tiêu chuẩn ban hành, từ đó có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn/tiêu chuẩn ban hành.

c) Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông mới, xây dựng và quy đnh nội dung, hình thức, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học vùng dân tộc thiểu số, miền núi về nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh ở vùng này nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mi.

d) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, lồng ghép các nội dung giáo dục cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa cho học sinh các dân tộc thiểu số.

đ) Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cộng tác viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ vùng dân tộc thiểu số, miền núi và các tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, có tỷ lệ người mù chữ cao.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015

a) Xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015;

b) Tăng cường theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Vụ Giáo dục dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch này để cụ thể hóa các giải pháp trong từng lĩnh vực công tác theo từng năm, từng giai đoạn; tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hp báo cáo kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn vi mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 của các địa phương; xây dựng bản đồ số hóa về giáo dục dân tộc thiểu số.

b) Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục thường xuyên tăng cường chỉ đạo việc duy trì, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ; phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các cơ quan, đoàn th, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác ở địa phương trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm hoàn thành các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục tiu học, xóa mù chữ, thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ.

c) Vụ Giáo dục trung học chú trọng chỉ đạo thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ học sinh nữ dân tộc thiểu số ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông để bảo đảm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ v bình đng giới trong giáo dục đi với đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương về công tác rà soát, đánh giá thực trạng cht lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo yêu cầu.

đ) Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hp với các đơn vị liên quan trong việc tham mưu hoàn thiện chế độ, chính sách đối với giáo viên và học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi; hướng dẫn địa phương về công tác thống kê, rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá thực trạng các chỉ tiêu về giáo dục đối với từng dân tộc thiểu số; tham mưu bố trí, huy động nguồn lực thúc đẩy hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

e) Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg.

2. Các sở giáo dục và đào tạo

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg của địa phương, trong đó cụ thể hóa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 trong các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo từng giai đoạn của địa phương.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ưu tiên lồng ghép, bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện và duy trì bền vững kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thống nhất việc quản lý, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 của địa phương.

d) Căn cứ Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg và kế hoạch của địa phương, xây dựng kế hoạch cụ th hng năm và theo từng giai đoạn của đơn vị thực hiện Quyết định số 1557/QĐTTg.

3. Chế độ báo cáo

a) Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và Kế hoạch của đơn vị thực hiện Quyết định 1557/QĐ-TTg với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cơ quan quản lý giáo dục các cấp (phòng, sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo) và cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc tại các địa phương.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo định kỳ (tháng 6 hằng năm) báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH 5596/QĐ-BGDĐT NĂM 2016 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 1557/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT CHỈ TIÊU THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SAU NĂM 2015 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 5596/QĐ-BGDĐT Ngày hiệu lực 24/11/2016
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo
Ngày ban hành 24/11/2016
Cơ quan ban hành Bộ giáo dục vào đào tạo
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản