QUYẾT ĐỊNH 630/QĐ-UBND NĂM 2022 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 03/03/2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 630/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 228/TTr-SKHCN ngày 26 tháng 01 năm 2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Chương trình nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– TTUB: CT, các PCT;
– VPUB: CVP, các PCVP;
– Các Phòng CV;
– Lưu: VT, (KT/VT).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Dương Anh Đức

 

CHƯƠNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 630/UBND ngày 03 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

Chương trình hành động số 02-CTrHĐ/Tngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;

Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh;

Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.

II. PHƯƠNG HƯỚNG

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành khoa học và công nghệ của Thành phố tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm xây dựng thành phố thông minh, phục vụ chương trình chuyển đi số của Thành phố và các ngành công nghiệp chủ lực. Nghiên cứu và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế chia sẻ, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình, đề án của Thành phố giai đoạn 2021-2025. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đi mới sáng tạo, đồng hành và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cụ thể như sau:

1. Triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đột phá nhằm tạo động lực cho hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy mọi thành phần xã hội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

2. Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập của Thành phố. Đầu tư cho các tổ chức khoa học và công nghệ có ưu thế để hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh trong 04 ngành công nghiệp chủ lực theo mô hình tiên tiến của thế giới.

3. Thúc đy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố ngang tầm khu vực, từng bước trở thành nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động đi mới sáng tạo; Nâng cao năng suất lao động, năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực của Thành phố, góp phần nâng cao tỉ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP đến năm 2025 đạt t 45-50%.

4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ theo mô hình liên kết 3 nhà: doanh nghiệp – trường viện – nhà nước, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

5. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, giải mã và chuyn giao một số công nghệ chủ chốt của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và sản phẩm, xây dựng đô thị thông minh, đô thị sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển kinh tế – xã hội.

6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới, góp phần vào việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Thành phố.

III. MỤC TIÊU

1. Đầu tư từ ngân sách Thành phố cho khoa học và công nghệ đạt trên 2% tổng chi ngân sách Thành phố, trong đó phấn đấu nâng tỷ lệ dành cho hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo đạt 30%.

2. Tỷ lệ ứng dụng kết quả sau nghiệm thu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt trên 70%; ứng dụng trực tiếp cho doanh nghiệp đạt 60%.

3. Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt 50% so với cả nước.

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm giai đoạn 2021-2025

a) Chương trình Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ Đô thị thông minh và chuyển đổi số

– Mục tiêu: Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ và xây dựng các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ phục vụ Đề án Đô thị thông minh và Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố. Tập trung nghiên cứu ứng dụng các giải pháp để quản trị, điều hành xã hội và phát triển các nền tảng số trong lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác.

– Các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên: Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Chuỗi khối (Blockchain), Dữ liệu lớn (Big data), Vạn vật kết nối (Internet of Things), Robotic, Điện toán đám mây (Cloud Computing), Điện toán lưới (Grid Computing), Điện toán biên (Edge Computing), Tính toán hiệu năng cao (High Performance Computing), Thực tại ảo (Virtual Reality – VR), Thực tại tăng cường (Augmented Reality – AR) và thực tại trộn (Mixed Reality), Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, Network Slicing, LPWAN, IO-Link Wireless), Công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng (Intelligent, Remediating and Adaptive cybersecurity).

b) Chương trình Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ công nghiệp

– Mục tiêu: Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đặc biệt là nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm tiềm năng của Thành phố.

– Các công nghệ ưu tiên: Các công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV; Công nghệ in và vật liệu in 3D; Robot tự hành; Công nghệ chế tạo vật liệu nano (Nanomaterials), thiết bị nano (Nanodevices); Công nghệ chế tạo vật liệu chức năng (Functional materials); Công nghệ hệ thống vi cơ điện tử (Micro Electronic Mechanical System – MEMS); Công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE); Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị đầu cuối thông minh; Công nghệ lưới điện thông minh (Smart grids); Công nghệ thiết kế, chế tạo máy công cụ điều khiển số (CNC) độ chính xác cao; Công nghệ xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt; Công nghệ rèn, dập tiên tiến để tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, chế tạo khuôn mẫu; Công nghệ thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp tiên tiến; Công nghệ thiết kế, chế tạo cảm biến sinh học, cảm biến thông minh; Công nghệ sinh học tng hp (Synthetic biology), sinh học phân tử (Molecular biology); Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học tiên tiến (Advanced biofuels); Công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật cao cấp, cao su tổng hợp chuyên dụng; Công nghệ vật liệu xúc tác, hấp thụ; Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến (Advanced energy storage technologies); Công nghệ sản xuất chế phẩm nhiên liệu sinh học tiên tiến; Công nghệ vi sinh thế hệ mới; Công nghệ xử lý chất thải và Công nghệ xây dựng mô hình thông tin công trình (Building Information Model-BIM).

c) Chương trình Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ

– Mục tiêu: Phát triển và ứng dụng các kỹ thuật, giải pháp, quy trình khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Y – Dược, tạo ra các sản phẩm để nâng cao chất lượng dự phòng, chẩn đoán, điều trị, nâng cao sức khỏe và phòng chống dịch Covid-19.

– Các kỹ thuật, công nghệ ưu tiên: Công nghệ y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô (Regenerative medicine and tissue engineering); Công nghệ thn kinh (Neurotechnologies); Công nghệ tế bào gốc (Stem cells); Công nghệ Enzyme (Enzyme technologies); Tin sinh học (Bioinformatics); Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (Next-generation sequencing technologies); Công nghệ nhân, nuôi mô tế bào; Công nghệ phân tích và chẩn đoán phân tử; Công nghệ tách, chiết hoạt chất dược liệu; Công nghệ bào chế dược phẩm, thực phẩm chức năng; Công nghệ sản xuất viên đông khô, viên giải phóng có kiểm soát, viên nang ứng dụng lidose, thuốc tác dụng tại dịch; Công nghệ chế tạo, sản xuất kháng thể đơn dòng, protein, enzyme tái tổ hợp; Công nghệ sản xuất thiết bị, vật liệu kháng khuẩn, kháng virus; Công nghệ điều chế và sản xuất các loại vắc xin, sinh phẩm y tế và sinh phẩm chẩn đoán thế hệ mới; Công nghệ chế tạo, sản xuất các chế phẩm vi sinh vật đạt tiêu chuẩn quốc tế và phát triển y học cổ truyền.

d) Chương trình Nghiên cứu phát triển, ng dụng nông nghiệp công nghệ cao

– Mục tiêu: Nghiên cứu phát triển, ng dụng công nghệ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị và phát triển giống cây, giống con.

– Các công nghệ và lĩnh vực ưu tiên: Công nghệ phụvụ nuôi trồng, canh tác, bảo quản, chế biến nông sản; Công nghệ chọn tạo giống cây, giống con; Công nghệ nông nghiệp chính xác (Precision agriculture); Công nghệ, kỹ thuật bào chế kháng thể, vắc-xin, chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp; Công nghệ sản xuất các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng, thuốc kích dục tố thủy sản thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế; Tin sinh học (Bioinformatics); Công nghệ canh tác không dùng đất quy mô công nghiệp.

đ) Chương trình Nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý và phát triển đô thị

– Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý và phát triển đô thị bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Tập trung nghiên cứu các mô hình, giải pháp tạo ra động lực mới cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế Thành phố.

– Các lĩnh vực ưu tiên:

+ Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách, dịch vụ công, mô hình tổ chức quản lý, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công; nghiên cứu mô hình, cơ chế, chính sách chuyển dịch kinh tế, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế du lịch… để tạo ra động lực mới cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế;

+ Các vấn đề về xã hội đô thị, quản lý đô thị, văn hóa đô thị, con người và gia đình đô thị; Các vấn đề về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực có trình độ quốc tế; Chiến lược phát triển ngành văn hóa, công nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao; các vấn đề về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

+ Cơ chế, chính sách, giải pháp, mô hình về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và chất thải, giảm hiện tượng sụt lún, phát triển nhà ở và dự trữ sinh quyn.

e) Chương trình Vườn ươm khoa học và công nghệ Trẻ

– Mục tiêu: Hỗ trợ Trung tâm sáng tạo khoa học và công nghệ Trẻ – Thành Đoàn ươm tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ, sinh viên, học sinh.

– Lĩnh vực ưu tiên: theo định hướng của các chương trình khoa học và công nghệ nêu trên.

2. Kết nối các thành phần để phát triển hệ sinh thái hợp tác giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ

a) Tổ chức các sự kiện kết nối doanh nghiệp với trường, viện, các nhà khoa học, chuyên gia

– Tổ chức định kỳ hàng tháng các sự kiện kết nối doanh nghiệp với trường, viện, nhà khoa học, chuyên gia theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể để chia sẻ thông tin cung cầu về công nghệ, sản phẩm, qua đó thúc đy hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo nguồn nhân lực.

– Hỗ trợ, phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, trường, viện tổ chức các sự kiện kết nối.

b) Tổ chức kết nối các doanh nghiệp có tiềm năng dẫn dắt nghiên cứu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhóm nghiên cứu mạnh để hình thành chuỗi nghiên cứu – sản xuất

– Tìm kiếm, kết nối doanh nghiệp dẫn dắt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy hình thành chuỗi sản xuất công nghiệp và khuyến khích thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ liên kết giữa các doanh nghiệp;

– Kết nối các chui sản xuất với các nhóm nghiên cứu mạnh để hình thành chuỗi nghiên cứu – sản xuất và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm cho doanh nghiệp.

c) Hỗ trợ triển khai thương mại hóa, hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp từ các kết quả nghiên cứu

– Lập danh mục các kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa và chưa được khai thác, sử dụng;

– Tổ chức định kỳ giới thiệu các kết quả nghiên cứu với các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp và thương mại hóa kết quả nghiên cứu;

– Hỗ trợ triển khai thương mại hóa, hoạt động đổi mới sáng tạo – khởi nghiệp từ các kết quả nghiên cứu.

d) Hỗ trợ hình thành tổ chức thương mại hóa (TTO) trong các trường đại học, viện nghiên cứu.

– Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình tổ chức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong trường đại học, viện nghiên cứu;

– Hình thành mạng lưới liên kết các tổ chức TTO.

đ) Phát triển hệ thống nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo

– Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin trực tuyến, đa truyền thông với các công cụ, tiện ích thông minh hỗ trợ kết nối, thu thập thông tin và phục vụ người dùng hiệu quả trong môi trường internet và di động;

– Kết nối cơ sở dữ liệu phòng thí nghiệm, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ với sàn giao dịch công nghệ;

– Công khai danh mục tài sản trí tuệ có sử dụng ngân sách Thành phố lên sàn giao dịch công nghệ;

– Phát triển nguồn tin về các nhóm nghiên cứu mạnh theo từng ngành, lĩnh vực.

e) Hỗ trợ thử nghiệm công nghệ, dịch vụ mới và sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

– Xây dựng các quy định, cơ chế, chính sách về hỗ trợ hoạt động thử nghiệm các kết quả nghiên cứu, các sản phẩm đổi mới sáng tạo.

– Hỗ trợ các hoạt động thử nghiệm, kim nghiệm, đo lường đánh giá chất lượng sản phẩm.

g) Thúc đẩy chia sẻ thông tin trong hoạt động nghiên cứu và phát triển

– Hỗ trợ và phối hợp với các trường, viện tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế nhằm chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ, các thành tựu, giải pháp mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

h) Thực hiện công tác truyền thông về hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ

– Tổ chức hội nghị giới thiệu các chương trình nghiên cứu, các gói chính sách hỗ trợ giai đoạn 2021-2025;

– Thường xuyên tổ chức thu thập thông tin, nhu cầu đặt hàng nghiên cứu từ các sở ban ngành, doanh nghiệp.

– Định kỳ và đột xuất công bố danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng và mời gọi tổ chức có chức năng phối hợp, tham gia nghiên cứu.

– Công bố các kết quả nghiên cứu, phát triển nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng và thương mại hóa.

3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ

– Thu thập nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp, nhu cầu hợp tác phát triển công nghệ của trường, viện, các nhóm nghiên cứu.

– Tổ chức kết nối các nhóm nghiên cứu trong nước với các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế (CSIRO – Úc, Israel, Phần Lan…) để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm chuyn giao công nghệ, rút ngắn thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào sử dụng.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được cân đối và bố trí hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì xây dựng nội dung chi tiết triển khai Kế hoạch hàng năm và dự toán ngân sách thực hiện, thông qua Sở Tài chính thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

b) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; định kỳ hàng năm báo cáo cho Ủy ban nhân dân Thành phố, đồng thời đề xuất, kiến nghị, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, bố trí kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.

3. Các sở, ban, ngành Thành phố, cơ quan, đơn vị có liên quan

Thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Thành phố về Sở Khoa học và Công nghệ; đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại địa phương, đơn vị./.

 

QUYẾT ĐỊNH 630/QĐ-UBND NĂM 2022 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025
Số, ký hiệu văn bản 630/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 03/03/2022
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Ngày ban hành 03/03/2022
Cơ quan ban hành TP HCM
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản