QUYẾT ĐỊNH 667/QĐ-BTP NĂM 2021 VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA “ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” DO BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 04/05/2021

BỘ TƯ PHÁP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 667/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA “ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngà16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thc hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Xét đề nghị của Viện trưng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3 (để t/h);
– Các Thứ trưng (để chỉ đạo t/h);
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Viện KHPL (20).

BỘ TRƯỞNG

Lê Thành Long

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA “ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”
(Ban hành kèm theo 
Quyết định số 667/QĐ-BTP ngày 4 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Trao đổi, tho luận để nhận thức rõ về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2021-2030, thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng mà trọng tâm là hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xâdựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

– Xác định cơ hội và những vấn đề đặt ra trong việc trin khai những định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2021-2030 theo định hướng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

– Đề xuất giải pháp cụ thể hóa và thực hiện đầy đủ những định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2021- 2030 theo định hướng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, tạo tiền đề xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Yêu cầu

– Huy động sự tham gia và phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

– Thúc đẩy mạnh mẽ vận dụng, triển khai về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

– Việc tổ chức Hội thảo đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, THÀNH PHẦN THAM DỰ, SẢN PHẨM CỦA HỘI THẢO

1. Thời gian và địa điểm

– Thời gian: Hội thảo dự kiến tổ chức trong tuần đầu của tháng 8/2021 (01 buổi).

– Địa điểm: Thành phố Hà Nội.

2. Nội dung Hội thảo

– Tổng quan nhng điểm mới của Văn kiện Đại hội ln thứ XIII của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

– Định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về quyền con người, quyền công dân.

– Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Các nội dung này được thiết kế thành hệ chuyên đề như được nêu trong Phụ lục 01 kèm theo Kế hoạch này.

3. Chương trình Hội thảo

– Phát biểu khai mạc.

– Chuyên đề tổng quan: Những điểm mới của Văn kiện Đại hội lần thứ XIII ca Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

– Thảo luận về những nội dung cơ bản định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (lựa chọn một số chuyên đề phù hp đ trình bày tham luận tại Hội trường).

– Tổng hợp kết quả chính của Hội thảo;

– Lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo.

4. Thành phần tham dự Hội thảo (chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo Kế hoạch này)

– Đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

– Đại diện Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương và một số Ban của Đảng; Lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ở Trung ương; Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Đại diện một số tổ chức chính trị – xã hội; một số hội, liên hiệp hội;

– Đại diện một số cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; các chuyên gia, nhà khoa học;

– Đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; đại diện một số s, ngành của thành phố Hà Nội;

– Đại diện một số đơn vị truyền thông, báo chí.

5. Sản phẩm của Hội thảo

Sản phẩm của Hội thảo bao gồm: Kỷ yếu Hội thảo và Báo cáo tổng hợp kết quả Hội thảo.

III. KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THẢO

Kinh phí tổ chức từ nguồn ngân sách nhà nước cấp theo đúng quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Viện Khoa học pháp lý

– Chủ trì, phối hợp với Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) xây dựng: nội dung, chương trình Hội thảo; chuẩn bị tài liệu Hội thảo; mời các chuyên gia viết chuyên đề, thu và biên tập các chuyên đề; làm đầu mối mời đại biểu Trung ương, địa phương tham dự Hội thảo; xây dựng dự toán và thanh quyết toán kinh phí theo nội dung được phê duyệt;

– Chủ trì, phối hp với Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), các đơn vị liên quan thuộc Bộ và đơn vị truyền thông chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức Hội thảo;

– Phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp biên tập và phát hành sách kỷ yếu kết quả Hội thảo.

2. Văn phòng Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Viện Khoa học pháp lý bố trí các điều kiện cần thiết để tổ chức Hội thảo (hội trường, khánh tiết); phối hợp đón tiếp các đại biểu tham dự Hội thảo.

3. Cục Công nghệ thông tin, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học pháp lý tổ chức; truyền thông về Hội thảo; tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa, các nội dung liên quan đến việc tổ chức Hội thảo.

4. Các đơn vị thuộc Bộ được mời tham dự có trách nhiệm cử đại biểu tham dự Hội thảo theo đúng thành phần; nghiên cứu, trao đổi các thông tin tại Hội thảo./.

 

PHỤ LỤC 01

DANH SÁCH CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA VÀ DỰ KIẾN ĐƠN VỊ/NGƯỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO “ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”

Chuyên đề 1: Những nội hàm mới về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Tư pháp.

Chuyên đề 2: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020, theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Dự kiến đơn vị viết: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.

Chuyên đề 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về tài sản và quyền sở hữu theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế, Bộ Tư pháp.

Chuyên đề 4: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ).

Chuyên đề 5: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chuyên đề 6: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thị trường bất động sản theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Xây dựng.

Chuyên đề 7: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chuyên đề 8: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thương mại điện tử theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Công thương.

Chuyên đề 9: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyn đổi số theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chuyên đề 10: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Công thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng).

Chuyên đề 11: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu qu thi hành pháp luật về ngân hàng theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chuyên đề 12: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chứng khoán theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán nhà nước).

Chuyên đề 13: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về lao động và an sinh xã hội theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Chuyên đề 14: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chuyên đề 15: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thuế theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Tài chính.

Chuyên đề 16: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giáo dục và đào tạo theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Giáo dục và đào tạo.

Chuyên đề 17: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khoa học và công nghệ theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chuyên đề 18: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến người thực hiện: Bộ Công an.

Chuyên đề 19: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quốc phòng theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến người thực hiện: Bộ Quốc phòng.

Chuyên đề 20 Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Chuyên đề 21: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giám sát, phản biện xã hội và phản biện văn bản quy phạm pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Chuyên đề 22: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Viện Nghiên cứu lập pháp.

Chuyên đề 23: Hoàn thiện pháp luật phục vụ định hướng cải cách tư pháp theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Ban Nội chính trung ương.

Chuyên đề 24: Định hướng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Thanh tra Chính phủ.

Chuyên đề 25: Định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và gii pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: y ban pháp luật của Quốc hội.

Chuyên đề 26: Định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Văn phòng Chính phủ.

Chuyên đề 27: Định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Chuyên đề 28: Định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Tòa án nhân dân tối cao.

Chuyên đề 29: Định hướng hoàn thiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Nội vụ (Viện Khoa học tổ chức nhà nước).

Chuyên đề 30: Định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Bộ Nội vụ/Chuyên gia, nhà khoa học.

Chuyên đề 31: Định hướng hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và giải pháp tổ chức thực hiện.

Dự kiến đơn vị viết: Ban Tổ chức trung ương.

Chuyên đề 32: Định hướng nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và những giải pháp triển khai.

Dự kiến đơn vị viết: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm gửi bài tham luận có chủ đề liên quan đến nội dung Hội thảo. Các bài tham luận có chủ đề liên quan đến nội dung Hội thảo có chất lượng tốt sẽ được lựa chọn, biên tập và đăng trong Kỷ yếu Hội thảo.

 

PHỤ LỤC 02

DANH SÁCH KHÁCH MỜI THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC GIA “ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG”

Dự kiến khách mời tham dự Hội tho khong 300 đại biểu. Ngoài thành phần Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thảo dự kiến khách mời gồm:

1. Khách mi từ các cơ quan trung ương

– Đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

– Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Tổ chức Trung ương; Ban Nội chính Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chi Minh; Tạp chí Cộng sản.

– Lãnh đạo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; một số đại biểu Quốc hội.

– Lãnh đạo Bộ Tư pháp.

– Đại diện một số đơn vị thuộc Văn phòng Trung ương Đng, Ban Tổ chức Trung ươngBan Nội chính Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

– Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

– Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính ph, Văn phòng Chủ tịch nước.

– Lãnh đạo Bộ Nội vụ; Bộ Công an; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Xây dựng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Công Thương; Bộ Tài chính; Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra Chính phủ…

– Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban chứng khoán; Hội Luật gia Việt Nam; Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

– Đại diện các Bộ, ngành.

– Một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu: Viện Nghiên cu lập pháp (Ủy ban thường vụ Quốc hội); Học viện Hành chính Quốc gia; Viện Nhà nước và Pháp luật Học viện Khoa học xã hội; Trường Đại học Nội vụ; Khoa Luật ĐHQG Hà Nội)…

– Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Viện Khoa học pháp lý, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Vụ Pháp luật Dân sự, kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp…).

– Đại diện Hội Khoa học hành chính.

– Một số chuyên gia, nhà khoa học.

– Các cơ quan truyền thông, báo chí (VTV, VOV, Báo Nhân dân, Báo Pháp luật Việt Nam…).

2. Khách mi từ các cơ quan địa phương

– Thành y, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

– Đại diện một số Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội.

 

QUYẾT ĐỊNH 667/QĐ-BTP NĂM 2021 VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA “ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG” DO BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 667/QĐ-BTP Ngày hiệu lực 04/05/2021
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 04/05/2021
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản