QUYẾT ĐỊNH 668/QĐ-BTP VỀ KẾ HOẠCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ NĂM 2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 05/05/2021

BỘ TƯ PHÁP
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 668/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 05 tháng năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ NĂM 2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định s 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ v chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ; Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đnh số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ và Nghị định s 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị v tinh gin biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2021 của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Nội vụ;
– Bộ Tài chính;
– Các Thứ trưởng (để biết);
– Các tổ chức CT-XH Bộ Tư pháp (để phối hp);
– Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG

Lê Thành Long

 

KẾ HOẠCH

TINH GIẢN BIÊN CHẾ NĂM 2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 668/QĐ-BTP ngày 05/5/2021)

Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017-2021; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế;

Thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo Đề án tinh giản biên chế của Bộ Tư pháp giai đoạn 2015-2021 (ban hành kèm theo Quyết định số 1703/QĐ-BTP ngày 09/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2021, cụ th như sau:

I. PHẠM VI, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC

1. Phạm vi thực hiện tinh giản biên chế

Thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức và người lao động hợp đồng không xác định thời hạn theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (sau đây gọi là lao động hợp đồng theo Nghị định 68) tại các đơn vị thuộc Bộ và hệ thống thi hành án dân sự năm 2021.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào làm việc tại Bộ và các đơn vị, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ và các đơn vị, gim chi thường xuyên, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (được sửa đi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ) đối với 51 trường hợp (01 trường hợp thuộc khối các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, 50 trường hợp thuộc khối hệ thống thi hành án dân sự).

3. Quan đim

3.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ, cấp ủĐảng ở các đơn vị; sự quản lý thống nhất của Bộ trưng; phát huy vai trò giám sát của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ côncủa Bộ và các đơn vị trong quá trình thực hiện.

3.2. Thống nhất nhận thức và hành động; quyết tâm, kiên trì thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3.3. Tinh gin biên chế không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, bảo đm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

3.4. Tỉ lệ tinh giản biên chế được xác định theo từng đơn vị, phù hp với thực tế số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của đơn vị, tránh hiện tượng cào bằng.

3.5. Cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức hợp lý về trình độ chuyên môn, ngạch, chức danh nghề nghiệp và độ tuổi, giới tính, dân tộc.

3.6. Thực hiện tinh giản biên chế tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao chất lượng khu vực dịch vụ công và đẩy mạnh xã hội hóa khu vực sự nghiệp công; quan tâm đến đời sống công chức, viên chức, người lao động.

4. Nguyên tắc

4.1. Tinh gin biên chế phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong từng đơn vị; bảo đảm phù hợp với vị trí việc làm và tăng cường đào tạo, bồi dưng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

4.2. Tinh giản biên chế phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

4.3. Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.

4.4. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

II. GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu của công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, tạo sự đồng thuận của công chức, viên chức trong thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; xác định trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế trước hết thuộc về người đứng đầu đơn vị.

2. Về tổ chức bộ máy

2.1. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lp của Ngành.

3. Về biên chế

3.1. Cơ bản không giao thêm biên chế công chức, viên chức trong các đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt: Thành lập thêm tổ chức, đơn vị mới; phát sinh nhiệm vụ mới theo quyết định của cấp có thm quyền.

3.2. Tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm cơ cấu phù hợp về nữ, người dân tộc thiu số; rà soát trình độ đào tạo, năng lực của công chức, viên chức để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tinh giản biên chế đối với những công chức, viên chức không hoàn thành, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không dạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, năng lực, sức khỏe), những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức.

3.3. Tiếp tục hoàn thiện tiêu chun các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo hướng chú trọng phẩm chất, năng lực.

3.4. Thực hiện tuyn dụng, tiếp nhận công chức, viên chức mới (nếu có) không quá 50% số biên chế công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.

3.5. Rà soát, xác định cơ cấu, số lượng cán bộ hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của các đơn vị để làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng cán bộ hợp đồng hợp lý, tiết kiệm kinh phí.

4. Đy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập

Tiếp tục đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ. Số lượng người làm việc từ việc chuyển đổi hoạt động sẽ được bố trí cho các nhiệm vụ cần được tăng cường của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ. Cụ th như sau:

4.1. Tiếp tục thực hiện tự chủ đi với các đơn vị sự nghiệp đã thực hiện tự chủ, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động của Bộ và các đơn vị dịch vụ của các cơ sở đào tạo thuộc Bộ. Khuyến khích các đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư gắn với việc áp dụng cơ chế tài chính của doanh nghiệp cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

4.2. Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

5. Nâncao hiệu lc, hiệu quả công tác quản lý công chức, viên chức

5.1. Nâng cao chất lượng tuyn dụng công chức, viên chức; tăng cường thu hút, tiếp nhận công chức, viên chức có năng lực, trình độ, có kinh nghim thực tiễn vào công tác tại các đơn vị thuộc Bộ.

5.2. Thực hiện nghiêm việc đánh giá công chức, viên chức của đơn vị dựa chủ yếu trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm thực chất, không hình thức, nể nang, né tránh; sử dụng, bố trí công chức, viên chức đúng vị trí, đúng năng lực, sở trường, phù hợp với vị trí việc làm. Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá công chức, viên chức của Bộ.

5.3. Thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó trong các đơn vị thuộc Bộ.

5.4. Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức bồi dưng công chức, viên chức bảo đảm chất lượng bồi dưng, theo yêu cầu vị trí việc làm và yêu cầu công tác của các đơn vị; hướng tới xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia Bộ Tư pháp giai đoạn 2021 – 2025.

5.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của Bộ, của các đơn vị và từng công chức, viên chức để tiết kiệm nhân lực, thời gian, kinh phí và nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm

1.1. Chủ trì, làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tinh giản biên chế theo đúng Nghị quyết s 39-NQ/TW và quđịnh tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ;

1.2. Thẩm định và tổng hp danh sách đối tượng tinh giản biên chế của các đơn vị thuộc Bộ theo định kỳ 02 lần/năm (trừ Hệ thống Thi hành án dân sự),

1.3. Giúp Ban Chỉ đạo thực hiện tinh giản biên chế của Bộ Tư pháp tổng hp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, báo cáo Bộ trưng và gửi cơ quan có thẩm quyền.

2. Cục Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm

Bố trí, thm định kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, hướng dẫn thủ tục cấp phát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo quy định; tổng hp, đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí và thực hiện việc quyết toán kinh phí chi trả cho đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.

3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm

Bố trí, thẩm định kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, hướng dẫn thủ tục cp phát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế đi với các đơn vị thuộc khi Văn phòng Bộ theo quy định;

4. Tng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm

4.1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tinh giản biên chế trong Hệ thống Thi hành án dân sự;

4.2. Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý, sử dụng hiệu quả biên chế được phân b và biên chế đã thực hiện tinh giản biên chế của Hệ thng Thi hành án dân sự; rà soát, kim tra việc qun lý và sử dụng biên chế tại các cơ quan thi hành án dân sự địa phương;

4.3. Thm định và tổng hợp danh sách đối tượng tinh giản biên chế của Hệ thống Thi hành án dân sự theo định kỳ 02 lần/năm (6 tháng 01 lần), ly ý kiến của Vụ Tổ chức cán bộ (về đối tượng) và Cục Kế hoạch – Tài chính (về kinh phí) trước khi báo cáo Bộ trưng xem xét, quyết định.

4.5. Định kỳ 02 lần/năm (06 tháng/1 lần) tổng hợp, đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện tinh gin biên chế hệ thống Thi hành án dân sự gửi Vụ Tổ chức cán bộ đ tng hợp, báo cáo Bộ trưng, gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.

5. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có trách nhiệm

5.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước đến công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền qun lý; làm tốt công tác tư tưởng cho công chức, viên chức trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế;

5.2. Xây dựng Kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm của đơn vị để trình Bộ trưởng phê duyệt. Kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm cn được gửi cùng thời đim gửi Kế hoạch biên chế hàng năm;

5.3. Tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án tinh giản biên chế của Bộ Tư pháp giai đoạn 2015-2021 và Kế hoạch tinh giản biên chế của Bộ Tư pháp năm 2021;

5.4. Trên cơ sở Kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm được Bộ trưởng phê duyệt, lập Danh sách công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình kèm theo dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo định kỳ 02 lần/năm (06 tháng 01 lần) gửi Vụ Tổ chức cán bộ thm định trình Bộ trưởng phê duyệt;

5.5. Thực hiện việc chi trả chế độ, chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế thuộc quyền quản lý./.

QUYẾT ĐỊNH 668/QĐ-BTP VỀ KẾ HOẠCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ NĂM 2021 CỦA BỘ TƯ PHÁP
Số, ký hiệu văn bản 668/QĐ-BTP Ngày hiệu lực 05/05/2021
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 05/05/2021
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản