QUYẾT ĐỊNH 6708/QĐ-BCT NĂM 2015 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 02/07/2015

BỘ CÔNG THƯƠNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 6708/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến Kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài và Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ được quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài và Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Cục KSTTHC, Bộ Tư pháp;
– Sở Công thương các tỉnh;
– Lưu: VT, PC, ĐTĐL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hồ Thị Kim Thoa

 

PHỤ LỤC 1

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6708/QĐ-BCT ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Phần I

DANH MỤC TTHC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành

STT

Tên thủ tục hành chính mới ban hành

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và tên loại, trích yếu của VBQPPL có quy định về TTHC

I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1.

Phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài

2.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

3.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

4.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

5.

Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

6.

Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

7.

Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

8.

Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

9.

Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

10.

Cấp Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

11.

Cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

12.

Cấp Giấy phép hoạt động phát điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

13.

Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

14.

Cấp Giấy phép xuất nhập khẩu điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

15.

Cấp Giấy phép hoạt động bán buôn điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

16.

Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện

Điện

Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

II. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh

1.

Cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô dưới 3MW đặt tại địa phương

Điện

Sở Công Thương

Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

2.

Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương;

Điện

Sở Công Thương

Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

3.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

Điện

Sở Công Thương

Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

4.

Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương.

Điện

Sở Công Thương

Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

5

Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương

Điện

Sở Công Thương

Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015

2. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ

STT

Tên thủ tục hành chính bị huỷ bỏ, bãi bỏ

Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và tên loại, trích yếu của VBQPPL có quy định về TTHC

Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và tên loại, trích yếu của VBQPPL có quy định về việc bãi bỏ TTHC

Lĩnh vực

I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1.

Phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài Thông tư số 11/2008/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29 tháng năm 2015 quy định trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài

Điện

2.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện Thông tư số 25/2013/TT-BCT ngày 29/10/2013 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực (Thông tư 25/2013/TT-BCT) Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực

Điện

3.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

4.

Gia hạn Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thuỷ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

5.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

6.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

7.

Gia hạn Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

8.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

9.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

10.

Gia hạn Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

11.

Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

12.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

13.

Gia hạn Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

14.

Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

15.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

16.

Gia hạn Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

17.

Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch thuỷ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

18.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn quy hoạch thuỷ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

19.

Gia hạn Giấy phép tư vấn quy hoạch thuỷ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

20.

Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

21.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

22.

Gia hạn Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

23.

Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

24.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

25.

Gia hạn Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

26.

Cấp Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

27.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

28.

Gia hạn Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

29.

Cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

30.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động truyền tải điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

31.

Gia hạn Giấy phép hoạt động truyền tải điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

32.

Cấp Giấy phép hoạt động phát điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

33.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

34

Gia hạn Giấy phép hoạt động phát điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

35.

Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

36.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phân phối điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

37.

Gia hạn Giấy phép hoạt động phân phối điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

38.

Cấp Giấy phép xuất nhập khẩu điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

39.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép xuất nhập khẩu điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

40.

Gia hạn Giấy phép xuất nhập khẩu điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

41.

Cấp Giấy phép hoạt động bán buôn điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

42.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động bán buôn điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

43.

Gia hạn Giấy phép hoạt động bán buôn điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

44.

Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

45.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động bán lẻ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

46.

Gia hạn Giấy phép hoạt động bán lẻ điện Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

II. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh

1.

Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

2.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

3.

Gia hạn Giấy phép hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

4.

Cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô dưới 3MW đặt tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

5.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô dưới 3MW đặt tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

6.

Gia hạn Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô dưới 3MW tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

7.

Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương; Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

8.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

9.

Gia hạn Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

10.

Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

11.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

12.

Gia hạn Giấy phép tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

13.

Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03 MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

14.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03 MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

15.

Gia hạn Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03 MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

16.

Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

17.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

18.

Gia hạn Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương Thông tư 25/2013/TT-BCT Thông tư số 10/2015/TT-BCT

Điện

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

I. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1. Phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài 

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

– Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập và nộp trực tiếp hồ sơ theo quy định về Cục Điều tiết điện lực để thẩm định.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:

§ Chủ trì tổ chức thẩm định Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài cho dự án xuất, nhập khẩu điện;

§ Lấy ý kiến bằng văn bản về phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện của các cơ quan, đơn vị sau:

ü Bộ, ngành có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên;

ü Đơn vị điện lực có liên quan đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp dưới 220 kV;

– Yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải trình ý kiến thẩm định hoặc tổ chức cho Cơ quan thẩm định xem xét và đánh giá dự án xuất, nhập khẩu điện tại hiện trường trong trường hợp cần thiết.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi hết hạn lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành và các đơn vị điện lực có liên quan đến phương án mua, bán điện với nước ngoài, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thành báo cáo thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét để:

§ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên;

§ Phê duyệt đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp dưới 220 kV.

b) Cách thức thực hiện:

– Nộp trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài của dự án bao gồm:

– Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài;

– Bản sao văn bản đề nghị mua điện hoặc chấp thuận bán điện của phía nước ngoài;

– Bản sao văn bản thỏa thuận của Đơn vị quản lý lưới điện khác trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này;

– Phương án dự kiến mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện bao gồm các nội dung sau:

§ Mô tả sơ bộ hiện trạng lưới điện khu vực đấu nối của cả 2 nước;

§ Nhu cầu điện (công suất, điện năng, biểu đồ phụ tải năm, ngày điển hình) dự kiến của dự án xuất, nhập khẩu điện cho từng năm trong giai đoạn phù hợp với giai đoạn của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hoặc Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phê duyệt;

§ Phương án đấu nối lưới điện giữa hệ thống điện Việt Nam với lưới điện phía nước ngoài để cấp điện cho dự án xuất, nhập khẩu điện bao gồm:

ü Bản sao Kế hoạch phát triển lưới điện khu vực phục vụ cho việc đấu nối của cả hai nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung;

ü Phương án đấu nối lưới điện bao gồm các nội dung: Công suất, điện năng; thời điểm dự kiến mua hoặc bán điện; lưới điện đấu nối và điểm đấu nối; điểm đặt thiết bị đo đếm mua hoặc bán điện; cấp điện áp mua, bán điện; bản đồ địa lý và sơ đồ đấu nối lưới điện khu vực của hai nước thể hiện phương án mua bán điện cho dự án;

– Đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp từ 110 kV trở lên: Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật của phương án đấu nối lưới điện; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng (nếu có);

– Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ khối lượng xây dựng, tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án và phân kỳ vốn đầu tư nếu có của phía Việt Nam;

– Kiến nghị và các giải pháp tổ chức thực hiện.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 05 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu điện.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Không

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt phương án mua, bán điện với nước ngoài

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Việc mua, bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất, nhập khẩu điện phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.

– Phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt hoặc Kế hoạch phát triển lưới điện khu vực phục vụ cho việc đấu nối của cả hai nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung; đảm bảo an ninh và an toàn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia cũng như cung cấp điện của địa phương.

– Trường hợp việc mua, bán điện với nước ngoài có sử dụng lưới điện của một đơn vị quản lý lưới điện khác để thực hiện hoạt động mua, bán điện với nước ngoài thì Đơn vị điện lực phải thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện này.

Điều kiện riêng:

– Đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu điện.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 quy định trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài.

m) Mẫu đơn, tờ khai: Không có

2. Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực.

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy thủy điện.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thiết bị thủy công, thiết bị điện, xử lý nước, điều khiển tự động, thủy công, thủy văn, thủy năng, địa chất công trình, xây dựng thủy điện và các lĩnh vực có liên quan đến nhà máy thủy điện.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành thủy điện.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định nêu trên còn phải có kinh nghiệm, chủ trì thực hiện giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc giám sát thi công các công trình nhà máy thủy điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:

§ Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 2: Có 17 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 3: Có 12 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 4: Có 08 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [1]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………, đăng ký lần … ngày … tháng … năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [2]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

3. Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện 

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực.

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy nhiệt điện.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực lò hơi, tua bin, máy phát điện, thiết bị điện, điều khiển tự động, địa chất công trình, xây dựng nhiệt điện và các lĩnh vực có liên quan đến các loại nhà máy nhiệt điện.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, địa chất, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành nhiệt điện.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm, chủ trì thực hiện giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc giám sát thi công các công trình nhà máy nhiệt điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình nhiệt điện như sau:

Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [3]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………, đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị  [4]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

4. Cấp Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tổ chức xây dựng.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp  tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp..

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm, chủ trì thực hiện giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

§ Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [5]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ……….  ngày …  tháng … năm …    

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

 Đề nghị  [6]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án, công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

5. Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

§– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

§– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch các dạng năng lượng sơ cấp, dự báo nhu cầu, nghiên cứu phân tích thị trường tiêu thụ, tính toán phân tích quy hoạch tối ưu hệ thống điện, phân tích kỹ thuật vận hành hệ thống điện, kinh tế – tài chính dự án.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm về các loại nhà máy điện, hệ thống điện, kinh tế – tài chính và môi trường.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế năng lượng, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định nêu trên còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án hoặc chủ trì lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Có số lượng các chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như sau:

§ Về dự báo nhu cầu phụ tải điện: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Về tính toán, phân tích tối ưu phát triển nguồn và lưới điện: Có 08 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Về kinh tế – tài chính và đầu tư: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Về công nghệ và môi trường: Có 02 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết đáp ứng yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [7]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị  [8]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

6. Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tinh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k)Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch phát triển lưới điện, nghiên cứu và dự báo phụ tải, tính toán phân tích tối ưu lưới điện truyền tải và phân phối, phân tích kinh tế – tài chính dự án.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm về dự báo phụ tải, kết cấu và chế độ vận hành lưới điện, phân tích kinh tế – tài chính dự án.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế năng lượng, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm tham gia lập ít nhất ba quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như sau:

§ Về dự báo nhu cầu phụ tải điện: Có 03 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Về tính toán, phân tích tối ưu hệ thống điện, công nghệ: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Về kinh tế – tài chính và đầu tư: Có 02 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết đáp ứng yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [9]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [10]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

7. Cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thủy công, thủy văn, thủy năng, địa chất công trình, xây dựng thủy điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc lập quy hoạch thủy điện.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thủy văn, thủy công, địa chất công trình, thủy điện, xây dựng thủy điện.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, hoặc chuyên ngành tương tự và có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch thủy điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn như sau:

§ Về thủy năng, thủy văn: Có 02 chuyên gia trở lên;

§ Về kinh tế năng lượng: Có 02 chuyên gia trở lên;

§ Về thủy lực, thủy công: Có 03 chuyên gia trở lên;

§ Về địa chất và địa kỹ thuật: Có 02 chuyên gia trở lên;

§ Về kết cấu: Có 01 chuyên gia trở lên;

§ Về tổ chức thi công: Có 01 chuyên gia trở lên.

– Có các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho lập quy hoạch thủy điện.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [11]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [12]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

8. Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy thủy điện, phân tích kỹ thuật, kinh tế – tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thiết bị thủy công, thiết bị điện, xử lý nước, điều khiển tự động, thủy công, thủy văn, thủy năng, khí tượng thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật, kết cấu, tổ chức thi công công trình nhà máy thủy điện và các lĩnh vực có liên quan đến các loại nhà máy thủy điện.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, thủy lợi, địa chất, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thiết kế dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy thủy điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:

§ Hạng 1: Có 25 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 2: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 3: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 4: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

… , ngày … tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [13]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [14]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

9. Cấp Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

 Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy nhiệt điện, phân tích kỹ thuật, kinh tế – tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực lò hơi, tua bin, máy phát điện, thiết bị điện, điều khiển tự động, địa chất công trình, địa kỹ thuật, hóa, kết cấu, tổ chức thi công công trình nhà máy nhiệt điện và các lĩnh vực có liên quan đến các loại nhà máy nhiệt điện.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, nhiệt điện, địa chất, kinh tế, môi trường, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thiết kế dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy nhiệt điện.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình nhiệt điện như sau:

§ Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 2: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [15]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ……….  ngày …  tháng … năm …    

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [16]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

10. Cấp Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thiết kế công trình, thiết bị đường dây và trạm biến áp, bảo vệ rơ le, điều khiển tự động, đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế – tài chính dự án cho các công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp phù hợp.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tài chính dự án, địa chất, xây dựng, tổ chức thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật, thiết bị điện, tự động hóa, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thực hiện ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thực hiện dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

§ Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [17]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

 Đề nghị  [18]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

11. Cấp giấy phép truyền tải điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành theo Mẫu 7b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

– Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính do tổ chức đang quản lý vận hành hoặc chuẩn bị tiếp nhận theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

– Bản sao Thỏa thuận đấu nối hoặc Hợp đồng đấu nối.

– Bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng được các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa kiểm tra các tuyến đường dây tải điện, các trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù và các thiết bị đồng bộ kèm theo trong hệ thống truyền tải điện; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nht 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo, kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn điện theo quy định pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [19]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [20]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 

12. Cấp giấy phép hoạt động phát điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

§– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

§– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện theo Mẫu 7b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

– Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy điện của cấp có thẩm quyền.

– Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản sao Hợp đồng mua bán điện.

– Danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và cam kết của chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

– Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

– Bản sao quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện).

– Bản sao biên bản nghiệm thu hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; biên bản nghiệm thu hoàn thiện kết nối tín hiệu với hệ thống SCADA/EMS, SCADA/DMS của cấp điều độ có quyền điều khiển phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định.

– Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện, tuyến năng lượng; Bản đăng ký an toàn đập gửi cơ quan có thẩm quyền; phương án bảo đảm an toàn đập và bảo đảm an toàn vùng hạ du đập theo quy định; Báo cáo kết quả kiểm định đập (đối với đập thủy điện đã đến kỳ kiểm định).

– Bản sao biên bản nghiệm thu cuối cùng hoặc văn bản xác nhận đảm bảo điều kiện vận hành thương mại cho từng tổ máy.

– Bản sao Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị Điều độ hệ thống điện.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.

– Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.

– Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

– Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [21]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ……….  ngày …  tháng … năm …    

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị 2.. cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 

13. Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

– Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành theo Mẫu 7b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

– Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính do tổ chức đang quản lý vận hành hoặc chuẩn bị tiếp nhận theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

– Bản sao Thỏa thuận đấu nối hoặc Hợp đồng đấu nối.

– Bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác.

– Tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [22]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [23]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 

14. Cấp giấy phép xuất nhập khẩu điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

§– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

§– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Bản sao Quyết định phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài, phương án đấu nối lưới điện đã được phê duyệt để mua, bán điện với nước ngoài.

– Bản sao hợp đồng xuất, nhập khẩu điện hoặc bản sao văn bản đề nghị mua điện hoặc chấp thuận bán điện của phía nước ngoài.

– Sơ đồ nguyên lý lưới điện liên quan đến điểm mua, bán điện và Quy trình phối hợp vận hành và xử lý sự cố lưới điện giữa bên mua điện và bên bán điện (nếu có). 

– Bản sao có chứng thực tài liệu thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các trạm biến áp theo quy định.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Chủ trương mua bán điện với nước ngoài được duyệt theo quy định tại Điều 22 Nghị định 137/2013/NĐ-CP .

– Phương án mua bán điện với nước ngoài được Cơ quan Điều tiết điện lực thẩm định.

– Người trực tiếp quản lý kinh doanh điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện ít nhất 05 năm.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [24]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ……….  ngày …  tháng … năm …    

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị 2.. cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

15. Cấp Giấy phép hoạt động bán buôn điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

§– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

§– Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang cán bộ quản lý theo Mẫu 7b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

f) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

h) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

– Người quản lý kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và kinh nghiệm làm việc với lưới điện có cấp điện áp tương ứng ít nhất 03 năm.

– Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

– Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [25]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ……….  ngày …  tháng … năm …    

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [26]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 

16. Cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

Đối với hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

§- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cục Điều tiết điện lực

§- Cục Điều tiết điện lực tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với hồ sơ thực hiện trực tuyến:

– Thực hiện theo hướng dẫn của Cục Điều tiết điện lực;

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử Cục Điều tiết điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang cán bộ quản lý theo Mẫu 7b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

– Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

– Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

… , ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [27]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ……….  ngày …  tháng … năm …    

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị 2… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 

II. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh

1. Cấp giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô dưới 3MW đặt tại địa phương

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

§- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương

§- Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện theo Mẫu 7b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

– Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy điện của cấp có thẩm quyền.

– Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản sao Hợp đồng mua bán điện.

– Danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và cam kết của chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

– Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

– Bản sao quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện).

– Bản sao biên bản nghiệm thu hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; biên bản nghiệm thu hoàn thiện kết nối tín hiệu với hệ thống SCADA/EMS, SCADA/DMS của cấp điều độ có quyền điều khiển phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định.

– Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện, tuyến năng lượng; Bản đăng ký an toàn đập gửi cơ quan có thẩm quyền; phương án bảo đảm an toàn đập và bảo đảm an toàn vùng hạ du đập theo quy định; Báo cáo kết quả kiểm định đập (đối với đập thủy điện đã đến kỳ kiểm định).

– Bản sao biên bản nghiệm thu cuối cùng hoặc văn bản xác nhận đảm bảo điều kiện vận hành thương mại cho từng tổ máy.

– Bản sao Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị Điều độ hệ thống điện.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15  ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.

– Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.

– Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

– Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

…, ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [28]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị 2… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 

2. Cấp Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

§- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương

§- Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

k) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thiết kế công trình, thiết bị đường dây và trạm biến áp, bảo vệ rơ le, điều khiển tự động, đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế – tài chính dự án cho các công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp phù hợp.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tài chính dự án, địa chất, xây dựng, tổ chức thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật, thiết bị điện, tự động hóa, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thực hiện ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thực hiện dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

§ Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

…, ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [29]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [30]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

3. Cấp Giấy phép Tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

§- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương

§- Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo Mẫu 7a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

– Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

– Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 0-1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia  tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tổ chức xây dựng.

– Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp.

– Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có kinh nghiệm chủ trì thực hiện giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

– Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

– Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

§ Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

§ Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

, ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [31]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [32]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7a

DANH SÁCH TRÍCH NGANG

CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Tên dự án,
công trình đã tham gia

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý

1

2

4

5

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

4. Cấp Giấy phép Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

§– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương 

§– Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành theo Mẫu 7b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

– Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính do tổ chức đang quản lý vận hành hoặc chuẩn bị tiếp nhận theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

– Bản sao Thoả thuận đấu nối hoặc Hợp đồng đấu nối.

– Bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác.

– Tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

…, ngày  …  tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [33]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ……….        ngày …  tháng … năm …    

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………, đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị [34]… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 

5. Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương

a) Trình tự và cách thức thực hiện:

§- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương

§- Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

o- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

o- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

b) Cách thức thực hiện:

– Qua Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang cán bộ quản lý theo Mẫu 7b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT ; Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

đ) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

g) Phí, Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số10/2015/TT-BCT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

§ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

§ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hp tác xã;

§ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

§ Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện riêng:

– Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

– Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

– Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

– Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

m) Mẫu đơn, tờ khai: đính kèm dưới đây

 

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

…, ngày … tháng … năm …

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: [35]…………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị: ………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………

Có trụ sở giao dịch chính tại:………Điện thoại:..……….. Fax:……………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:………. ………. ngày … tháng … năm …

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do … cấp, mã số doanh nghiệp ………,

đăng ký lần … ngày … tháng …  năm …

Giấy phép hoạt động điện lực số: ….. do ……. cấp ngày ………… ……………………………….. (nếu có). 

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………………………..

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………….

Đề nghị 2… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho … (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu 7b

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẻ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên
công tác (năm)

Ghi chú

I.

Cán bộ quản lý            

1

2

4

II

Người trực tiếp vận hành

1

2

3

4

 

5

6

7

8

9

 

 


[1] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[2] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2  Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[5] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[6] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[7] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[8] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[9] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[10] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[11] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[12] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[13] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[14] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[15] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[16] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[17] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[18] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[19] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[20] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[21] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[22] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[23] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[24] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[25] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[26] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[27] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[28]  Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[29] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[30] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[31] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[32] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[33] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[34] Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

[35] Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương

QUYẾT ĐỊNH 6708/QĐ-BCT NĂM 2015 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Số, ký hiệu văn bản 6708/QĐ-BCT Ngày hiệu lực 02/07/2015
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Thương mại
Bộ máy nhà nước, nội vụ
Ngày ban hành 02/07/2015
Cơ quan ban hành Bộ công thương
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản