QUYẾT ĐỊNH 762/QĐ-UBND NĂM 2021 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ, GIAI ĐOẠN 2021-2030″

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 08/03/2021

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 762/-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ, GIAI ĐOẠN 2021 – 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020 – 2021;

Căn cứ Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của y ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đ án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 34 73/TTr-GDĐT-VP ngày 20 tháng 10 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021 – 2030”.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận – huyện triển khai Đề án. Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận – huyện chịu trách nhiệm thẩm định và cho phép các trường phổ thông trực thuộc triển khai Chương trình trên cơ sở đồng thuận, tự nguyện của học sinh và phụ huynh học sinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận – huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Thường trực Thành ủy;
– TTUB: CT, các PCT;
– Sở Tài chính;
– VP
UB: Các PCVP;
– Phòng VX, TH;
– Lưu: VT, (VX-VNga).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

Dương Anh Đức

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Kèm theo Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã yêu cầu “dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X đã khẳng định mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh “sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á”. Nghị quyết cũng xác định mục tiêu của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành ph“Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một Thành phố học tập, một trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế”. Thành phố đang khẩn trương hoàn thành những mục tiêu của Đ án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, trong đó, không thể không nhắc đến vai trò của những công dân trẻ tương lai, phải là những công dân thông minh, thành thạo trong việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia chủ động, tích cực trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu đang phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố phải quan tâm để chuẩn bị mọi điu kiện, đặc biệt về chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu và bt kịp xu thế đó. Để có thể hội nhập quốc tế thành công và không tụt hậu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì kỹ năng sử dụng Tin học của nguồn nhân lực Thành phố phải đạt trình độ tương đương khu vực và quốc tế.

Lãnh đạo Thành phố luôn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhằm tận dụng tốt công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý, điu hành thành phố và đem lại những tiện ích phục vụ người dân. Nhân dân Thành phố cũng ý thức được vai trò của công nghệ thông tin, có nhu cầu rất lớn trong việc cho con em mình kỹ năng ứng dụng Tin học thành thạo, một trong những kỹ năng làm việc quan trọng trong tương lai, cũng là chìa khóa đ khai thác những tri thức, cập nhật những thông tin quan trọng, phát triển không ngừng của nhân loại, điều kiện để phục vụ việc học tập suốt đời.

Bên cạnh đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học đã trở thành bộ môn chính thức đưa vào giảng dạy kể cả ở cấp Tiểu học. Vì vậy, việc đầu tư phòng máy, máy vi tính và đội ngũ đạt chuẩn nhằm đảm bảo 100% các trường phổ thông dạy môn Tin học là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, vai trò của Giáo dục tin học trong nhà trường phổ thông hiện nay là rất lớn: “Giáo dục tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực cho việc tự học của học sinh; tạo cơ sở vững chắc cho ứng dụng công nghệ kĩ thuật s, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục” (theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Thành phố có nhiều lợi thế so với các tỉnh, thành trong cả nước về cơ sở vật chất, phòng máy, về đội ngũ giáo viên dạy Tin học. Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và những điều kiện cơ bản trong quá trình thí điểm thành công, từ năm 2014, việc đưa vào giảng dạy Tin học tại trường phổ thông theo chuẩn quốc tế IC3 Spark, IC3 và MOS (những chứng chỉ quốc tế của Tổ chức Certiport đã được Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận).

Từ những yêu cầu nêu trên, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đ án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021 – 2030”, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố làn thứ X “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố học tập, một trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế” và góp phần tham gia xây dựng “Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” là hết sức cần thiết.

II. CẤU TRÚC ĐỀ ÁN

Đ án gm các phn:

– Phần Mở đầu.

– Phần thứ nhất: Căn cứ pháp lý xây dựng đề án.

– Phần thứ hai: Thực trạng dạy và học Tin học trong các trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh.

– Phần thứ ba: Mục tiêu, nhiệm vụ, những giải pháp chủ yếu và kinh phí thực hiện.

– Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện.

Phần thứ nhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;

– Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

– Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quc tế;

– Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

– Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

– Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

– Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW;

– Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”;

– Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

– Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2020);

– Công văn số 7779/BGDĐT-GDTX ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai tổ chức thi và cấp chứng chỉ các bài thi Tin học quốc tế;

– Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

– Công văn số 3676/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai đào tạo chương trình tin học quốc tế cho học sinh Tiu học và Trung học cơ sở;

– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI nhiệm kỳ 2020-2025;

– Quyết định 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh;

– Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

– Quyết định số 638/QĐ-GDĐT-VP ngày 27 tháng 3 năm 2019 của Giám đc Sở Giáo dục và Đào tạo công bố Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIN HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Khái quát chung

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam bộ có diện tích tự nhiên 2.095 kmvới 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và 312 phường, xã, thị trấn. Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh luôn phát triển không ngừng với truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tích cực đổi mới. Nhờ vậy, luôn là ngọn cờ đầu của cả nước, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố cũng như cả nước.

Ngành giáo dục và đào tạo Thành phố tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2015 – 2020; triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch, giải pháp hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW.

2. Quy mô trường, lớp, học sinh năm học 2018 – 2019

STT

 

Tổng s

Trong đó

Công lập

Ngoài công lập

 

a. Trường

 

 

 

1

Tiu học

491

477

14

2

Trung học cơ sở

274

269

5

3

Trung học ph thông

192

108

84

 

b. Lớp

 

 

 

1

Tiểu học

15.888

14.966

922

2

Trung học cơ sở

10.268

9.494

774

3

Trung học phổ thông

5.567

4.209

1.358

 

c. Học sinh:

 

 

 

1

Tiểu học

642.054

623.125

18.929

2

Trung học cơ sở

416.043

398.269

17.774

3

Trung học phổ thông

218.444

177.210

41.234

II. TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TIN HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Chương trình

Thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông và Công văn số 3676/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai đào tạo chương trình Tin học quốc tế cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở; các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố đã triển khai một số chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế trong Chương trình tự chọn trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Các trường Tiểu học sử dụng tài liệu Luyện tập tin học cùng IC3 Spark (368 trường), Cùng học tin học (92 trường), tài liệu IC3 Spark của Fahasa (14 đơn vị), Tài liệu hướng dẫn học tin học theo mô hình trường học mới VNEN (21 đơn vị). Các Trường Trung học cơ sở, bên cạnh sử dụng sách giáo khoa, đã triển khai cho học sinh học và thi chứng chỉ quốc tế Internet and Computing Core Certification (IC3) gồm IC3 – Máy tính căn bản, IC3 – Các ứng dụng chủ chốt và IC3 – Đời sống trực tuyến. Ở bậc Trung học phổ thông, bên cạnh thực hiện môn Tin học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2 tiết/tuần đi với lớp 10; 1,5 tiết/tuần đối với lớp 11 và lớp 12), một số trường xây dựng chương trình nhà trường và dạy Tin học cho học sinh lớp 10 và 11 theo các chứng chỉ quốc tế của Microsoft Office Specialist (MOS) (gồm: MOS Word, MOS PowerPoint, MOS Excel và Adobe Certified Associate Photoshop) do tổ chức quốc tế Certiport chứng nhận.

Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình Tin học quốc tế mới chỉ dừng ở mức thí điểm, với số lượng trường, lớp và học sinh tham gia còn ít, trên cơ sở có sự tự nguyện của phụ huynh, sự tham gia của các doanh nghiệp (phương thức xã hội hóa), chưa có cơ chế đầy đủ và rất khó mở rộng.

2. Học sinh

Năm học 2018 – 2019, có 434 (88,4%) trường tiểu học tổ chức dạy – học Tin học cho 410.579 (63,95%) học sinh; trong đó: có 224 trường dạy từ lớp Một đến lớp Năm, 115 trường dạy từ lớp 2 đến lớp Năm và 95 trường đưa vào dạy ở lớp Năm. Một số trường tiểu học có tổ chức dạy Tin học nhưng không đầy đủ ở các cấp và vẫn còn 57 trường Tiểu học chưa tổ chức dạy – học Tin học.

Ở cấp Trung học (THCS&THPT), học sinh Thành phố có môi trường thuận lợi trong việc học và tiếp cận khoa học công nghệ, đặc biệt là Tin học. Với các phương tiện, thiết bị được đầu tư cho nhà trường, 100% học sinh THCS và THPT được học Tin học. Tuy nhiên, hầu hết chỉ dừng ở chương trình phổ thông, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh Thành phố đã đạt các giải cấp quốc gia, quốc tế về Tin học. Nhiều trường đã tổ chức dạy Tin học cho học sinh theo các chứng chỉ quốc tế là IC3, MOS. Số lượng học sinh đăng ký học và thi các chứng chỉ quốc tế ngày càng tăng. Tất cả cho thấy nhu cầu và khả năng rất lớn của học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Giáo viên

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thành phố được tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy; đảm bảo 100% cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ứng dụng được công nghệ thông tin trong công tác. Hàng năm, đã tập huấn cho khoảng 7.000 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy và học, như:

– Phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến e_Leaming đóng gói bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM: Producer for PowerPoint 2007, Adobe Presenter.

– Phần mềm “Sơ đồ tư duy – Mind Manager” hỗ trợ công tác quản lý và điều hành cho cán bộ quản lý giáo dục.

– Phương pháp dạy học tiên tiến: dạy học theo dự án (PBL – Project Based Learning), dạy học hướng cá thể có tích hợp công nghệ thông tin.

– Phương pháp dạy học định hướng STEM

Việc tích hợp công nghệ thông tin trong dạy – học và quản lý đã trở thành nhu cu cấp thiết, thành hoạt động thực tế trong tất cả các nhà trường. Giáo viên thành phố tích cực tham gia các kỳ thi tích hợp công nghệ thông tin trong dạy – học như: cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin”; cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hp”; cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế”… nhiều giáo viên của thành phố đã đạt các giải thưởng cao cấp quốc gia và quốc tế qua đó khẳng định tính năng động, sáng tạo trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Đội ngũ giáo viên Tin học cấp Trung học đủ để triển khai việc giảng dạy theo chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do được tuyển dụng, bổ sung hàng năm (THCS: 803 và THPT: 697). Riêng bậc Tiểu học, do chưa có trong định biên (theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) nên công tác tuyển dụng còn gặp nhiều khó khăn. Thành phố hiện có 851 giáo viên dạy Tin học cấp tiểu học (trong đó, có 475 giáo viên biên chế và 376 giáo viên thỉnh giảng).

Hằng năm, giáo viên dạy tin học được bồi dưỡng các chuyên đề về phương pháp, kỹ thuật dạy học, kỹ thuật đánh giá học sinh, kỹ thuật xây dựng ma trận để kiểm tra và nhiều nội dung liên quan đến việc dạy và học. Trong vài năm trở lại đây, nhiều giáo viên đã được tập huấn, bồi dưỡng theo các chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế, phần lớn giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy tin học theo theo các chứng chỉ quốc tế của Certiport. Tuy nhiên, số lượng còn ít, chưa đồng đều, chưa có chuẩn giáo viên Tin học đáp ứng nhu cầu giảng dạy các chương trình theo chuẩn quốc tế.

4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các nhà trường ngày một nâng cao. Hầu hết các đơn vị, cơ sở giáo dục đã được kết nối internet băng thông rộng và kết nối cáp quang, có máy tính phục vụ công tác quản lý và hoạt động chuyên môn; các trường trung học đều có phòng tin học và máy vi tính để giảng dạy chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (phụ lục 1), trong đó:

– THCS: 454 phòng máy với 18.272 máy/264 trường (69,21 máy/trường).

– THPT: 501 phòng máy với 18.711 máy/190 trường (98,47 máy/trường).

Về cơ bản, hệ thống máy vi tính tại các trường Trung học cũ kĩ, lạc hậu, cấu hình thấp, khó triển khai các chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế.

Riêng cấp Tiểu học, do chưa triển khai đại trà việc dạy học Tin học nên số lượng còn thấp. Hiện nay, có 650 phòng máy với 23.658 máy tính dùng để dạy học tin học (trong đó, 22.685 máy có kết nối Internet); hầu hết đều đã được cài đặt Hệ điều hành Windows 7 hoặc mới hơn (22.642), chỉ có một số ít sử dụng Hệ điều hành cũ (1.105 máy dùng Windows Vista hoặc XP và 78 máy sử dụng Windows Server, Mã nguồn mở…). Tuy nhiên, ở các trường Tiểu học triển khai thực hiện tốt chương trình, đa số đều sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa, không đồng bộ, khó nhân rộng và triển khai đại trà.

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư thiết bị máy tính cho các trường, Thành phố đã dành ra một khoản kinh phí lớn để trang bị bảng thông minh (Smart board), phòng có máy chiếu, phần mềm, thiết bị thực hành, thí nghiệm ảo, thiết bị thực hành, thiết bị tích hợp với máy tính để phục vụ công tác dạy và học. Một số trường, thông qua hình thức xã hội hóa giáo dục đã trang bị phòng máy chiếu 3D, bàn học tương tác… Việc trang bị các thiết bị dạy học hiện đại là cơ sở quan trọng giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận các nước tiên tiến trên thế giới; giúp các bài giảng sinh động hơn, dễ hiểu, gần gũi hơn với học sinh; giúp các em có thêm điều kiện thực hành, thực nghiệm. Đây là yêu cầu quan trọng cho việc xây dựng giáo dục thông minh trong các trường phổ thông.

5. Kết quả thí điểm dạy Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong trường phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ các văn bản pháp lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm việc đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông chương trình Tin học theo các chuẩn quốc tế IC3 Spark, IC3 và MOS từ năm học 2014 – 2015.

Để thực hiện được chương trình, hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát, chọn các trường phổ thông có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ để lựa chọn triển khai thí điểm. Nhờ vậy, số học sinh được học và đạt chứng chỉ Tin học quốc tế tăng dần, nhưng tỉ lệ chưa cao[1].

Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với IIG Việt Nam tổ chức tập huấn miễn phí, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp giảng dạy Tin học theo chuẩn quốc tế miễn phí cho tất cả giáo viên các trường tham gia dạy chương trình tin học quốc tế. Sau 4 năm triển khai đã đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy theo chuẩn quốc tế cho 1.169 giáo viên Tin học; trong đó, cấp Tiểu học: 349 giáo viên; cấp THCS: 630 giáo viên và cấp THPT: 190 giáo viên đạt chuẩn trình độ giáo viên Tin học.

Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã rất nỗ lực triển khai thí điểm giảng dạy Tin học theo chuẩn quốc tế trong các trường phổ thông nhưng kết quả nhận được còn hạn chế. Các trường Trung học vẫn phải dạy chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ linh hoạt đưa vào trong chương trình dạy nghề, chương trình buổi 2, ngoại khóa,… với thời lượng hạn chế; nhiều trường muốn triển khai nhưng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên không đáp ứng yêu cầu của Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế…

Tuy còn một số khó khăn, nhưng sau 4 năm triển khai thí điểm, đã có 4.524 học sinh Tiểu học đạt chứng chỉ IC3 Spark, 280 học sinh THCS đạt chứng chỉ IC3, có 10.277 học sinh THPT đạt chứng chỉ MOS. Nhiều em đã đạt giải cao trong các kì thi cấp quốc gia, quốc tế và được tuyn thng vào đại học ở Việt Nam, cũng như được nhận học bổng của các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt, có học sinh giành giải cao tại cuộc thi “Vô địch Tin học văn phòng thế giới – MOSWC” tại Việt Nam và được đại diện học sinh và sinh viên Việt Nam dự thi Vòng Chung kết thế giới tại Hoa Kỳ năm 2016 và 2018 và dành Huy chương tại Vòng Chung kết thế giới.

6. Nhận xét chung

6.1. Thuận lợi:

Do được quy định trong chương trình phổ thông, nên việc triển khai dạy học Tin học trong trường trung học thuận lợi hơn so với cấp Tiểu học. Đến nay, 100% học sinh THCS và THPT đã được học tin học; 100% các trường trung học có phòng máy tính và máy vi tính, đáp ứng cơ bản yêu cầu giảng dạy theo chương trình phổ thông; đội ngũ giáo viên dạy Tin học trong nhà trường từng bước được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ.

Bằng nhiều hình thức năng động và sáng tạo, mặc dù bộ môn Tin học Tiểu học chỉ là môn học tự chọn lớp 3, lớp 4 và lớp 5 nhưng các trường đã nỗ lực tổ chức dạy tin học cho học sinh tiểu học với tỷ lệ ngày càng tăng. Đội ngũ giáo viên được huy động từ nhiều nguồn, được bồi dưỡng thường xuyên nên đa số đáp ứng tốt yêu cầu dạy học tin học theo chương trình. Việc áp dụng Chương trình phổ thông mới sẽ tạo điều kiện để các trường Tiểu học đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ một cách đồng bộ hơn.

Việc thí điểm dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế ở các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố có sự phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng; phn nào đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh.

6.2. Khó khăn:

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành vẫn chưa đưa môn Tin học trở thành môn chính thức trong trường Tiểu học. Mặc dù thành phố rất quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn 57 trường tiểu học chưa tổ chức được việc dạy học tin học do không có phòng máy tính và thiếu giáo viên.

Do chưa có trong chương trình nên ở cấp Tiểu học vừa thiếu giáo viên dạy Tin học, vừa thiếu phòng máy vi tính. Nhiều giáo viên dạy Tin học ở cấp Tiu học còn là giáo viên kiêm nhiệm hoặc thuộc dạng hợp đồng, không ổn định.

Mặc dù được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm, nhưng do tâm lý thi cử còn nặng, nên việc học Tin học chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, chương trình bộ môn Tin học trong trường phổ thông chậm cập nhật, chưa theo kịp sự phát triển trong thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, phụ huynh và xã hội.

Việc mở rộng dạy – học Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong các trường phổ thông gặp nhiều khó khăn; thiếu cơ chế để xây dựng chương trình, kêu gọi xã hội hóa; thiếu sự đầu tư đồng bộ, đạt chuẩn về cơ sở vật chất; trình độ đội ngũ giáo viên Tin học còn chưa đồng đều, chưa đủ về số lượng và không đảm bảo cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng dạy và học Tin học trong nhà trường phổ thông, giúp học sinh Thành phố được trang bị kỹ năng sử dụng máy vi tính theo định hướng chuẩn quốc tế; qua đó, giúp các em trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng gia nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khai thác tốt kho tàng tri thức khng lồ, cập nhật không ngừng của nhân loại.

Chương trình giảng dạy Tin học trong nhà trường phổ thông phải góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là năng lực tin học đã được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng th. Môn Tin học trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông gồm ba mạch tri thức hòa quyện:

– Khoa học máy tính nhằm giúp học sinh hiểu biết các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn của tư duy tính toán; tạo cơ sở cho việc thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính.

– Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúp học sinh có khả năng sử dụng và áp dụng hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo.

– Học vấn số hóa phổ thông nhằm giúp học sinh có khả năng hòa nhập với xã hội hiện đại, sử dụng được các thiết bị số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức, văn hóa và tôn trọng pháp luật.

2. Mục tiêu cụ thể

Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể:

– Bảo đảm giáo dục toàn diện; phát triển cân đối, hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thm mĩ và các kỹ năng cơ bản; hình hành và phát triển những phẩm chất; năng lực cần thiết của con người Việt Nam đáp đúng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

– Bảo đảm tính phổ thông; cơ bản, hiện đại, hướng nghiệp và có hệ thống; chú trọng thực hành; gắn với thực tiễn cuộc sống; phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông;

– Tạo điều kiện thực hiện phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học;

– Bảo đảm tính thống nhất của chương trình qua từng cấp học, vận dụng cho phù hợp với đặc điểm nhà trường và các nhóm đối tượng học sinh;

– Tiếp cận trình độ Tin học của học sinh các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Song song với việc thực hiện Chương trình, Kế hoạch dạy học hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Tin học, việc triển khai thực hiện Đề án nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau:

2.1. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022

– Đối với các trường Tiên tiến – hội nhập: 90% học sinh được học và 30% đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 40% nhu cầu học sinh và 20% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Về đội ngũ giáo viên: 80% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.

– Về cơ sở vật chất: Rà soát, tiến hành trang bị, đảm bảo 100% các trường phổ thông có phòng máy vi tính và 50% đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.

2.2. Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025:

– Đối với các trường Tiên tiến – hội nhập: 100% học sinh được học và 50% đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 50% nhu cầu học sinh và 30% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Về đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.

– Về cơ sở vật chất: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, đảm bảo 100% các trường phổ thông có phòng máy vi tính và 80% đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.

2.3. Giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030:

– Đối với các trường Tiên tiến – hội nhập: 100% học sinh được học và 80% đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 80% nhu cầu học sinh và 50% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Về đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.

– Về cơ sở vật chất: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, đảm bảo 100% nhà trường có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy vi tính đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho xã hội, đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo, phụ huynh và học sinh

Tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, học sinh, toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh về vai trò của kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin của nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0, trong quá trình hội nhập và thực hiện các mục tiêu của Trung ương, của Thành phố và của Ngành Giáo dục; cập nhật những xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ mới; sự cần thiết và những lợi ích thiết thực trong việc nâng cao kỹ năng ứng dụng tin học khi học sinh được học một cách hệ thống và đạt các Chứng chỉ Tin học quốc tế. Từ đó, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, là cơ sở để triển khai xã hội hóa, tạo nguồn lực cho việc thực hiện Đề án.

2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất công nghệ thông tin và truyền thông, đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng máy vi tính, đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chuẩn quốc tế

– Từng bước hoàn chnh hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố theo Kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của ngành, đồng bộ và đảm bảo tính kết nối, nhất là về cơ sở dữ liệu đối với hệ thống của Thành phố.

– Rà soát tổng thể, nâng cấp đồng bộ hệ thống đường truyền internet cáp quang tốc độ cao, đáp ứng được yêu cầu quản lí, điều hành của ngành và đảm bảo điều kiện dạy – học Tin học trong nhà trường.

– Rà soát, tăng cường đầu tư, đảm bảo 100% các đơn vị, cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố có đủ về số lượng phòng máy, máy vi tính; đồng thời, cấu hình đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu dạy – học tin học theo chuẩn quốc tế.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên Tin học, có những chính sách thu hút, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng để đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo các chuẩn quốc tế

– Tổ chức tuyển dụng giáo viên Tin học cho trường phổ thông; nhất là ở cấp Tiu học, sẵn sàng triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới đúng tiến độ.

– Rà soát, xây dựng chế độ, chính sách nhằm thu hút giáo viên Tin học giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu dạy học Tin học trong trường phổ thông theo chuẩn quốc tế.

– Đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên và hợp tác với các đơn vị, tổ chức về giáo dục phù hợp để tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tin học đủ năng lực dạy Tin học theo các chuẩn quốc tế.

4. Đẩy mạnh việc đưa các chương trình dạy học Tin học theo các chuẩn quốc tế vào nhà trường phổ thông; định hướng, khuyến khích học sinh học và thi đạt các chứng chỉ Tin học quốc tế

4.1. Các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế

Song song với việc triển khai thực hiện việc dạy môn Tin học theo chương trình hiện hành và theo lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, mở rộng việc triển khai thực hiện các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế, khuyến khích đưa vào trường phổ thông nhiều chương trình theo các chuẩn quốc tế đa dạng nhăm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông các chương trình nhằm khuyến khích học sinh đạt các chứng chỉ quốc tế của Certiport[2] và ICDL[3]. Cụ thể:

4.1.1. Các chương trình Tin học quốc tế theo chuẩn của Certiport

– Cấp Tiểu học: Tổ chức dạy học tăng cường Tin học để học sinh được hướng dẫn sử dụng tài liệu “Luyện tập Tin học – cùng IC3 Spark”. IC3 Spark Máy tính căn bản (lớp 3), IC3 Spark Các ứng dụng chủ chốt (lớp 4), IC3 Spark Cuộc sống trực tuyến (lớp 5) và Phần mềm ôn luyện GMetrix IC3 Spark; nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ IC3 Spark.

– Cấp Trung học cơ sở: Tổ chức dạy học chương trình tin học quốc tế IC3. IC3 Máy tính căn bản (lớp 6), IC3 Các ứng dụng chủ chốt (lớp 7), IC3 Cuộc sống trực tuyến (lớp 8) và sử dụng phần mềm ôn luyện GMetrix IC3 GS4; nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ IC3.

– Cấp Trung học phổ thông: Tổ chức dạy học tích hợp chương trình tin học hiện hành với Chương trình Tin học quốc tế MOS, MOS Word và MOS PowerPoint (lớp 10) và MOS Excel và ACA Photoshop (lớp 11) và sử dụng phần mềm ôn luyện GMetrix MOS; nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ MOS.

4.1.2. Các chương trình Tin học quốc tế theo chuẩn của ICDL

– Cấp Tiu học: Tổ chức dạy học các nội dung: Làm quen với Thế giới số (lớp 3); Làm quen với các ứng dụng máy tính (lớp 4) và Làm quen với mạng trực tuyến (lớp 5); nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ “Digital explorer” của ICDL.

– Cấp Trung học cơ sở: Tổ chức dạy học các nội dung: Cơ bản về CNTT và TT và mạng trực tuyến (lớp 6); Xử lý văn bản (lớp 7); Sử dụng bảng tính, Làm quen với điện toán và lập trình I (lớp 8) và Sử dụng trình chiếu, làm quen với điện toán và lập trình II (lớp 9); nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ “Smart digital” của ICDL.

– Cấp Trung học phổ thông: Tổ chức dạy học các nội dung dung: An toàn và bảo mật CNTT và TT, Cộng tác trên mạng trực tuyến (lớp 10); Điện toán và lập trình (lớp 11) và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (lớp 12); nhằm giúp học sinh đạt chứng chỉ “Computer and code” của ICDL.

4.2. Triển khai đại trà các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong nhà trường phổ thông, tạo điu kiện cho học sinh phổ thông tham gia thi và đạt các Chứng chỉ Tin học quốc tế

– Song song với việc áp dụng các Chương trình Tin học của Certiport và ICDL; tổ chức nghiên cứu, thẩm định tính pháp lý các chương trình giảng dạy tin học theo các chuẩn quốc tế khác để có phương án, lộ trình triển khai thích hợp, nhằm đa dạng hóa sự lựa chọn cho các nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh, phù hợp với định hướng phát triển cũng như nghề nghiệp trong tương lai của các em.

– Tiếp tục mở rộng triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong nhà trường phổ thông theo hình thức dạy học tăng cường, trong chương trình dạy nghề, ngoại khóa, dạy buổi 2 trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận của phụ huynh. Khuyến khích mô hình câu lạc bộ Tin học trong trường phổ thông theo mô hình câu lạc bộ học thuật, gắn với định hướng nghề nghiệp của học sinh.

– Nghiên cứu, đưa Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế tích hợp trong giảng dạy Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng chất lượng dạy – học Tin học trong nhà trường. Khuyến khích kiểm tra, đánh giá kết quả dạy – học Tin học tự chọn ở Tiểu học, THCS và chương trình tin học nhà trường, học nghề Tin học đối với cấp THPT, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng các chứng chỉ quốc tế.

– Phối hợp với các đơn vị được ủy quyền để tổ chức thi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông thành phố tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế. Nghiên cứu chế độ khuyến khích trong tuyển sinh cho các em học sinh đạt các chứng chỉ Tin học quốc tế.

5. Tăng cường công tác quản lý dạy học Tin học

– Tăng cường quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động dạy, học Tin học trong nhà trường phổ thông. Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung và phương pháp tổ chức dạy học đáp ứng mục tiêu của Đề án.

– Xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học của giáo viên và học sinh phổ thông Thành phố phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

– Quản lý việc thực hiện giảng dạy Tin học trong nhà trường theo đúng các quy định hiện hành; xây dựng các hướng dẫn, quy định nhằm đảm bảo công tác quản lý chuyên môn đối với việc thực hiện các chương trình Tin học quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng nhà trường.

– Tăng cường phối hợp nhằm quản lý việc kiểm tra – đánh giá kết quả dạy học, tổ chức ôn luyện và tổ chức thi, đảm bảo cho học sinh phổ thông có kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn của Chứng chỉ quốc tế.

6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong dạy học Tin học

Trên cơ sở nâng cao nhận thức của xã hội, của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh các cơ sở giáo dục, tạo cơ chế để các trường phổ thông đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế một cách căn bản và có hệ thống từ Tiểu học đến Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Mục tiêu hoạt động xã hội hóa nhằm:

– Vận động sự đồng hành của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng giáo viên Tin học (bên cạnh nguồn kinh phí ngân sách dành cho hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo quy định) và hỗ trợ “học bổng”, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học và thi đạt các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Từng bước nâng cấp hệ thống phòng máy, máy vi tính của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình chuẩn quốc tế.

– Phát triển các mô hình dạy buổi 2, ngoại khóa và câu lạc bộ về Tin học theo chuẩn quốc tế, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của học sinh trong các nhà trường phổ thông.

– Vận động để phụ huynh tham gia, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục và cán bộ, giáo viên trong việc triển khai Chương trình Tin học quốc tế và học sinh có thành tích cao khi tham dự các cuộc thi Tin học quốc gia, khu vực và quốc tế.

III. KINH PHÍ

– Dự toán kinh phí cho Đề án được xây dựng cụ thể và được sử dụng từ Ngân sách thành phố, Ngân sách quận/huyện theo phân cấp, từ nguồn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa để đảm bảo triển khai đề án một cách hiệu quả.

– Kinh phí xã hội hóa.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

– Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với Sở ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các chế độ, chính sách, xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Đề án để bổ sung, điều chỉnh để đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ, đảm bảo thực hiện tốt Đề án phù hợp với thực tiễn địa phương; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo y ban nhân dân Thành phố.

– Chỉ đạo, hướng dẫn các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố triển khai xây dựng và thực hiện chương trình môn Tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đng thời, lựa chọn đơn vị, chỉ đạo và hướng dẫn để các nhà trường triển khai Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế nhằm đạt mục tiêu của Đề án.

– Kim tra, giám sát việc triển khai dạy – học, kiểm tra – đánh giá và chỉ đạo các trường tạo điều kiện, khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi Chứng chỉ Tin học quốc tế theo nhu cầu. Báo cáo đề xuất để Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách và chỉ đạo nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Đ án.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học của giáo viên, học sinh và cấu hình máy tính, các trang thiết bị phòng Tin học đảm bảo phù hợp với yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực.

– Tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố các chế độ, chính sách hỗ trợ giáo viên Tin học để thu hút và động viên giáo viên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt chuẩn giáo viên Tin học quốc tế; chế độ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong triển khai Chương trình Tin học quốc tế và tham dự các cuộc thi Tin học quốc gia, khu vực và quốc tế.

– Nghiên cứu đề xuất chính sách điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đối với những học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.

– Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các quận/huyện tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về kinh phí (phần ngân sách) để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

– Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc thu, chi phần kinh phí xã hội hóa khi triển khai các chương trình dạy học Tin học theo chun quốc tế.

2. Sở Ni v

– Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí số lượng người làm việc đáp ứng yêu cầu dạy và học Tin học trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập theo quy định pháp luật.

– Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc bổ sung, điều chỉnh quy định về các cơ chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên Tin học phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện của Thành phố.

– Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên Tin học đạt chuẩn và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy các chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế.

– Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố có chính sách khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong triển khai Chương trình Tin học quốc tế và tham dự các cuộc thi Tin học quốc gia, khu vc và quốc tế.

3. Sở Thông tin và truyền thông:

– Phối hợp xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học của giáo viên, học sinh và cấu hình máy tính, các trang thiết bị phòng Tin học đảm bảo phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

– Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác truyền thông cho xã hội, phụ huynh và học sinh đồng hành cùng thc hiện mục tiêu của Đề án.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện bố trí nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để thc hiện các nhiệm vụ của Đề án.

5. Sở Kế hoch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các ngành có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố lồng ghép các nguồn vốn để bố trí kinh phí cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

6. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện

– Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án tại địa phương.

– Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng và thực hiện Chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế tại các trường trực thuộc theo mục tiêu của Đề án; kiểm tra, giám sát về chất lượng tổ chức thực hiện Đề án.

– Chỉ đạo Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyn dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng giáo viên dạy Tin học theo lộ trình thực hiện mục tiêu của Đề án.

– Chỉ đạo việc bố trí kinh phí, đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phòng máy, máy vi tính, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án./.

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Stt

Nội dung

Phụ trách chính

Phối hợp

Thời hạn

Ghi chú

1. Nâng cao nhận thức

1.

Hội thảo triển khai Đề án và các nhiệm vụ của Đề án

Sở GD&ĐT

Sở TT&TT

Quý 1/2021

 

2.

Chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền trong xã hội

Sở TT&TT

Sở GD&ĐT

Thường xuyên

 

2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

3.

Xây dựng Kế hoạch tăng cường CSVC đáp ứng yêu cầu của Đề án

Sở GD&ĐT

Sở KH&ĐT

Sở Tài chính

Quý 2/2021

 

4.

Xây dựng chuẩn về phòng máy, máy vi tính đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chuẩn quốc tế

Sở GD&ĐT

Sở TT&TT

Quý 3/2021

 

5.

Rà soát, đảm bảo đường truyền, hạ tầng về CNTT&TT tại các nhà trường

Sở GD&ĐT

Sở TT&TT

Quý 3/2021

 

6.

Xây dựng dự án đầu tư, bảo đảm 100% các trường phổ thông đều có phòng máy đạt tiêu chuẩn

Các Q/H Sở GD&ĐT

Sở KH&ĐT

Sở Tài chính

Quý 3/2023

Hàng năm

7.

Hoàn chnh hệ thống CSDL dùng chung của Ngành GD&ĐT

Sở GD&ĐT

Sở TT&TT

Quý 2/2021

 

3. Đảm bảo về đội ngũ giáo viên Tin học

8.

Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tin học trường phổ thông đáp ứng yêu cầu của Đề án.

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ Sở TT&TT

Quý 2/2021

 

9.

Tuyển dụng, đảm bảo 100% trường phổ thông có đủ giáo viên Tin học đạt chuẩn theo quy định.

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện

Thường xuyên

 

10.

Tham mưu về chế độ, chính sách để thu hút giáo viên Tin học

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ

Quý 4/2021

 

11.

Xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng giáo viên Tin học theo chuẩn.

Sở GD&ĐT

Doanh nghiệp

Thường xuyên

Chương trình BDTX

4. Đẩy mạnh các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong trường phổ thông

12.

Xây dựng Kế hoạch, lộ trình triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế phù hợp các quy định về chương trình phổ thông theo từng cấp học

Sở GD&ĐT

 

Quý 2/2021

 

13.

Hội nghị triển khai Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế

Sở GD&ĐT

 

Quý 3

Hàng năm

14.

Tập hun đội ngũ giáo viên Tin học thực hiện chương trình

Sở GD&ĐT

 

Quý 3

Hàng năm

15.

Văn bản hướng dẫn việc thu phí các chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong nhà trường phổ thông

Sở GD&ĐT

Sở Tài chính

Đầu mỗi năm học

 

16.

Phối hợp tổ chức các Hội thi, các kỳ thi chứng chỉ Tin học theo chuẩn quốc tế

Sở GD&ĐT

Doanh nghiệp

Thường xuyên

 

5. Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học Tin học trong trường phổ thông

17.

Xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học đối với giáo viên và học sinh Thành phố phù hợp yêu cầu thực tiễn

Sở GD&ĐT

Sở TT&TT

Quý 3/2021

 

18.

Sơ kết việc thực hiện Đề án

Sở GD&ĐT

Sở, ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện

Năm 2023

 

19.

Tổng kết việc thực hiện Đề án

Sở GD&ĐT

Sở, ngành, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện

Năm 2025

 

 

PHỤ LỤC 01

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

TT

Quận/ huyện

Tổng số học sinh

Số HS học tin học

Số học sinh có chứng chỉ Tin học quốc tế

IC3 Spark (đối với Tiu học)

IC3 (đối với THCS)

MOS (đối với THCS và THPT)

Số phòng máy tính

S máy tính

Số máy tính kết ni internet

Số máy tính cài hệ điều hành Win 7, Win 8, Win 10

Số máy tính cài hệ điều hành Win Vista, XP

Số máy tính cài phần mềm office 2003- 2007

Số máy tính cài phần mềm office 2010 trở lên

1

Quận 1

38,524

21.416

21

5

16

 

45

1,800

1,800

1,785

15

32

1,768

2

Quận 2

24,381

19.952

0

0

 

 

37

1,480

1,480

1,477

3

57

1,423

3

Quận 3

31,245

17.054

17

1

16

 

36

1,440

1,440

1,422

18

35

1,405

4

Quận 4

16,583

13.196

13

0

13

 

29

1,160

1,160

1,147

13

31

1,129

5

Quận 5

30,257

23.636

16

1

15

 

37

1,480

1,480

1,463

17

36

1,444

6

Quận 6

35,220

30.803

4

0

4

 

43

1,720

1,720

1,716

4

6

1,714

7

Quận 7

42,685

29.863

2797

2778

19

 

39

1,560

1,560

1,530

30

46

1,514

8

Quận 8

41,708

39.150

1979

1955

24

 

56

2,240

2,240

2,210

30

57

2,183

9

Quận 9

48,881

41.349

1760

1743

17

 

56

2,240

2,240

2,217

23

46

2,194

10

Quận 10

28,134

16.878

2

0

2

 

32

1,280

1,280

1,276

4

8

1,272

11

Quận 11

28,695

22.093

3

0

3

 

33

1,320

1,320

1,315

5

10

1,310

12

Quận 12

76,242

50.713

11

0

11

 

57

2,280

2,280

2,260

20

42

2,238

13

Bình Chánh

77,172

58.613

4

0

4

 

105

4,200

4,200

4,194

6

11

4,189

14

Bình Tân

87,883

48.852

34

4

30

 

67

2,680

2,680

2,644

36

69

2,611

15

Bình Thạnh

53,696

36.394

36

21

15

 

51

2,040

2,040

2,019

21

39

2,001

16

Cần Giờ

10,433

8.100

78

59

19

 

30

1,200

1,200

1,176

24

47

1,153

17

Củ Chi

65,614

19.773

67

38

29

 

41

1,640

1,640

1,601

39

76

1,564

18

Gò Vấp

71,637

54.138

81

60

21

 

62

2,480

2,480

2,455

25

51

2,429

19

Hóc Môn

78,393

55.798

2009

1985

24

 

87

3,480

3,480

3,451

29

58

3,422

20

Nhà Bè

24,747

19.001

1727

1713

14

 

37

1,480

1,480

1,461

19

38

1,442

21

Phú Nhuận

17,977

14.057

1166

1156

10

 

20

800

800

787

13

26

774

22

Tân Bình

51,680

34.985

2

0

2

 

56

2,240

2,240

2,237

3

7

2,233

23

Tân Phú

64,678

52.640

2714

2687

27

 

63

2,520

2,520

2,493

27

56

2,464

24

Thủ Đức

68,533

56.475

1969

1937

32

 

58

2,320

2,320

2,280

40

79

2,241

 

THPT

233,740

232.060

15287

 

 

15287

480

19,200

19,200

19,008

192

389

18,811

 

TNG

1,348,738

1016.989

31,797

16143

351

15287

1,657

66,280

66,280

65,624

656

1,352

64,928

 


[1] Số học sinh đạt chứng chỉ tin học quốc tế hàng năm: năm 2014: 25 em; năm 2015: 99 em; năm 2016: 846 em; năm 2017: 1.656 em; năm 2018: 2.620 em; năm 2019: 6.046 em; năm 2020: 8.157 em.

[2]  Certiport là tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá và chứng nhận kỹ năng tin học, là đơn vị sáng lập và phân phối toàn cầu các chương trình đánh giá kỹ năng sử dụng các sản phm của Microsoft Offìce, chịu trách nhiệm cho những chương trình đánh giá được công nhận trên toàn cầu như MOS, MCAS, ACA, IC3,… Có trụ sở tại American Fork, Utah, ngày nay Certiport có mạng lưới gồm 12,000 trung tâm, tổ chức thi trên 142 quốc gia, các bài thi của Certiport được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ. Công ty HG Việt Nam chính thức trở thành đại diện quốc gia của tổ chức Certiport kể từ tháng 3 năm 2010.

[3] ICDL là từ viết tắt của “International Computer Driving Licence ” – Bộ chứng chỉ kỹ năng sứ dụng công nghệ thông tin (CNTT) quốc tế – tên gọi trên phạm vi quốc tế của bộ chứng chỉ chuẩn châu Ẩu ECDL (European Computer Driving Licence), sau khi ECDL được ph biến và công nhận rộng rãi ở các nước châu Âu. ICDL là chứng ch tin học phổ cập nhất thế giới, được công nhận và đã sử dụng tại: 170 quốc gia, 41 ngôn ngữ, 24.000 trung tâm kháo thí (ATC), và trên 15 triệu thí sinh tham dự. ICDL Việt Nam là một thành viên trực thuộc Tổ chức ECDL có chức năng kim định, qun lý và tổ chức các Trung tâm kho thí ICDL tại Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH 762/QĐ-UBND NĂM 2021 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ, GIAI ĐOẠN 2021-2030″
Số, ký hiệu văn bản 762/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 08/03/2021
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo
Ngày ban hành 08/03/2021
Cơ quan ban hành Tỉnh thành phố
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản