QUYẾT ĐỊNH 8054/QĐ-BCT NĂM 2012 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 27/12/2012

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 8054/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;

Căn cứ Quyết định số 6941/QĐ-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch của Bộ Công Thương năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 3061/QĐ-BCT ngày 04 tháng 06 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu “Lập quy hoạch phát triển điện lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

Xét Hồ sơ đề án quy hoạch do Viện Năng lượng lập vào tháng 11 năm 2012 kèm theo Văn bản số 1048/TTr-VNL-P8 ngày 8 tháng 10 năm 2012 và văn bản số 1311/VNL-P8 ngày 04 tháng 12 năm 2012;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển điện lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” do Viện Năng lượng (IE) lập với các nội dung chính như sau:

1. Định hướng phát triển

a) Định hướng chung

– Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

– Phát triển lưới điện truyền tải phải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy điện để đạt được hiệu quả đầu tư chung của hệ thống điện quốc gia và khu vực, phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện, quy hoạch phát triển điện lực và các quy hoạch khác của vùng và các địa phương trong vùng.

– Phát triển lưới điện truyền tải 500kV và 220kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong mùa mưa, mùa khô và huy động các nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của hệ thống điện và thị trường điện.

– Phát triển lưới điện 220kV và 110kV, hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới điện trung áp sang cấp điện áp 22kV và điện khí hóa nông thôn.

– Xây dựng các đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với các thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.

– Từng bước hiện đại hóa lưới điện, cải tạo, nâng cấp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và tự động hóa của lưới điện; nghiên cứu sử dụng các thiết bị FACTS, SVC để nâng cao giới hạn truyền tải; từng bước hiện đại hóa hệ thống điều khiển lưới điện.

b) Tiêu chí phát triển lưới điện 500kV

– Cấu trúc lưới điện: Được đầu tư với mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy n-1 cho các thiết bị chính và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Quy định lưới điện truyền tải.

– Trạm biến áp 500/220kV: Được thiết kế với cấu hình đầy đủ tối thiểu là hai (02) máy biến áp với công suất của mỗi máy biến áp từ 450MVA – 1200MVA.

– Tiết diện dây dẫn: Sử dụng dây dẫn phân pha nhiều sợi, phân pha ≥ 4 dây, tiết diện một sợi tối thiểu là 330mm2.

c) Tiêu chí phát triển lưới điện 220-110kV

– Cấu trúc lưới điện: Được thiết kế đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng trong chế độ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo các quy định hiện hành đồng thời phải đảm bảo dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp.

– Đường dây 220-110kV: Ưu tiên sử dụng loại cột nhiều mạch để giảm hành lang tuyến các đường dây tải điện.

– Trạm biến áp 220-110kV: Được thiết kế với cấu hình quy mô hai máy biến áp.

– Tiết diện dây dẫn:

+ Các đường dây 220kV: Sử dụng dây dẫn tiết diện ≥  400mm2 hoặc dây phân pha có tổng tiết diện ≥  600mm2 và có dự phòng cho phát triển ở giai đoạn kế tiếp;

+ Các đường dây 110kV: Sử dụng dây dẫn tiết diện ≥  240mm2.

– Gam máy biến áp: Sử dụng gam máy biến áp công suất 125, 250MVA cho cấp điện áp 220kV; 25, 40, 63MVA cho cấp điện áp 110kV; đối với các trạm phụ tải của khách hàng, gam máy biến áp sẽ phụ thuộc quy mô công suất sử dụng. Công suất đặt cụ thể từng trạm sẽ được chọn phù hợp với nhu cầu công suất và phải đảm bảo mức mang tải 75% công suất trong chế độ vận hành bình thường.

– Hỗ trợ cấp điện giữa các trạm 110kV được thực hiện bằng các đường dây mạch vòng trung thế 22kV.

d) Định hướng phát triển lưới điện cấp cho các trạm bơm chính trong vùng

– Ưu tiên phát triển lưới điện cấp cho các trạm bơm tại các địa phương có thế mạnh về sản xuất nông lâm ngư nghiệp và đặc thù riêng (vùng ngập lụt, vùng nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp…).

– Đầu tư có trọng điểm các công trình có hiệu quả về mặt tài chính, ưu tiên đầu tư các trạm bơm điện gần đường dây trung áp, thay thế dần bơm dầu hiện có.

– Kết hợp đầu tư xây dựng trạm bơm với những chương trình dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện.

2. Nhu cầu điện giai đoạn quy hoạch

Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong vùng với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 7,7 %/năm và giai đoạn 2016-2020 là 8,6 %/năm. Nhu cầu điện các năm như sau:

– Năm 2015:

+ Tổng công suất cực đại toàn vùng Pmax = 3.421 MW, tổng điện thương phẩm toàn vùng 21.208 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 13,9 %/năm.

+ Công suất cực đại toàn vùng giảm so với Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành đã lập là 252 MW và điện thương phẩm toàn vùng giảm so với Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành đã lập là 1.642 triệu kWh.

– Năm 2020:

+ Tổng công suất cực đại toàn vùng Pmax = 6.532 MW, tổng điện thương phẩm toàn vùng 40.495 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 13,8 %/năm.

+ Công suất cực đại toàn vùng giảm so với Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành đã lập là 460 MW, điện thương phẩm toàn vùng giảm so với Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành đã lập là 3.181 triệu kWh.

– Năm 2025:

+ Công suất cực đại toàn vùng Pmax = 10.123 MW, điện thương phẩm toàn vùng 62.766 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 là 9,2 %/năm.

Tổng hợp nhu cầu điện của từng tỉnh trong vùng được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1 kèm theo.

3. Quy hoạch phát triển nguồn điện

Trên cơ sở tình hình đầu tư xây dựng hiện tại, cập nhật tiến độ đưa vào vận hành của các Trung tâm Điện lực Long Phú, Duyên Hải, Ô Môn, Kiên Lương, Sông Hậu.

Tổng hợp điều chỉnh tiến độ từng tổ máy được trình bày chi tiết trong Phụ lục 2 kèm theo.

4. Quy hoạch phát triển lưới điện 500, 220, 110 kV

Quy mô, tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp điều chỉnh bổ sung so với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 (QHĐVII) và các Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh trong vùng theo các giai đoạn quy hoạch như sau:

a) Lưới điện 500kV:

– Giai đoạn 2011-2015:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới trạm biến áp 500kV Thốt Nốt máy T1, công suất 600 MVA từ giai đoạn 2011-2015 sang giai đoạn 2016-2020.

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới 02 đường dây 500 kV: Mỹ Tho – Đức Hòa và Ô Môn – Thốt Nốt từ giai đoạn 2011-2015 sang giai đoạn 2016-2020.

– Giai đoạn 2016-2020:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới trạm biến áp 500 kV Trung tâm điện lực (TTĐL) Kiên Lương, quy mô công suất 1×450 MVA từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn sau năm 2025, đồng bộ với tiến độ vận hành TTĐL Kiên Lương.

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới 02 đường dây 500 kV: Thốt Nốt – Đức Hòa và Kiên Lương – Thốt Nốt từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn sau năm 2020.

+ Phương án đấu nối Trung tâm điện lực Sông Hậu:

Trường hợp tiến độ vào vận hành của 02 nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 và Nhiệt điện Sông Hậu 2 lệch nhau dưới 5 năm: Xây dựng mới đường dây 500kV Sông Hậu – Đức Hòa, chiều dài 120 km.

Trường hợp tiến độ vào vận hành của 02 nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 và Nhiệt điện Sông Hậu 2 lệch nhau từ 5 năm trở lên: Xây dựng mới đường dây 500kV Sông Hậu – Mỹ Tho, chiều dài 60 km.

Tiết diện đường dây 500kV đấu nối TTĐL Sông Hậu sẽ lựa chọn trên cơ sở Dự án đầu tư được duyệt theo nguyên tắc đảm bảo truyền tải công suất của TTĐL lên hệ thống điện theo tiêu chí n-1.

– Giai đoạn 2021-2025:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh quy mô công suất và tiến độ lắp máy biến áp T2 trạm biến áp 500kV Thốt Nốt từ máy 900 MVA thay bằng máy 600 MVA và chuyển từ giai đoạn 2021-2025 sang giai đoạn sau năm 2025.

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới đường dây 500 kV Kiên Lương – Củ Chi từ giai đoạn 2021-2025 sang giai đoạn sau năm 2025.

Danh mục chi tiết các công trình đường dây, trạm biến áp 500kV điều chỉnh so với QHĐVII trình bày trong Phụ lục 3 kèm theo.

b) Lưới điện 220kV:

– Giai đoạn 2011-2015:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới và cải tạo nâng công suất của 06 trạm biến áp với tổng dung lượng 1.500 MVA;

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới 02 đường dây với tổng chiều dài 71 km.

– Giai đoạn 2016-2020:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh tiến độ, quy mô công suất xây dựng mới và cải tạo của 18 trạm biến áp với tổng dung lượng 4.125 MVA;

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới 15 đường dây với tổng chiều dài 436 km.

– Giai đoạn 2021-2025:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh tiến độ, quy mô công suất xây dựng mới và cải tạo của 19 trạm biến áp với tổng dung lượng 8.500 MVA;

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới 09 đường dây với tổng chiều dài 304 km.

Danh mục chi tiết các công trình đường dây, trạm biến áp 220kV điều chỉnh so với QHĐVII và Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành trình bày trong Phụ lục 4 kèm theo.

c) Lưới điện 110kV:

– Giai đoạn 2011-2015:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh tiến độ, quy mô công suất xây dựng mới và cải tạo nâng công suất của 08 trạm biến áp với tổng dung lượng 235 MVA;

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới 03 đường dây với tổng chiều dài 52,4 km.

– Giai đoạn 2016-2020:

+ Trạm biến áp: Điều chỉnh tiến độ, quy mô công suất xây dựng mới và cải tạo của 18 trạm biến áp với tổng dung lượng 765 MVA;

+ Đường dây: Điều chỉnh tiến độ xây dựng mới 07 đường dây với tổng chiều dài 68 km.

Danh mục chi tiết các công trình đường dây, trạm biến áp 110kV điều chỉnh so với QHĐVII và Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành trình bày trong Phụ lục 5 kèm theo.

Sơ đồ đấu nối chi tiết lưới điện 500kV, 220kV và 110kV thể hiện tại bản vẽ số LĐ- 01 trong hồ sơ đề án quy hoạch.

5. Quy hoạch phát triển lưới điện cấp điện cho các trạm bơm chính trong vùng

– Giai đoạn 2011-2015:

+ Trạm biến áp: Xây dựng mới 940 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 112.465 kVA;

+ Đường dây trung áp: xây dựng mới 815km và cải tạo 376km đường dây;

+ Đường dây hạ áp: xây dựng mới 380 km đường dây.

– Giai đoạn 2016-2020:

+ Trạm biến áp: Xây dựng mới 873 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 49.705 kVA;

+ Đường dây trung áp: xây dựng mới 1.213 km đường dây;

+ Đường dây hạ áp: xây dựng mới 755 km đường dây.

Danh mục khối lượng đường dây, trạm biến áp cấp điện cho các trạm bơm theo từng tỉnh, thành trình bày trong Phụ lục 6 kèm theo.

6. Vốn đầu tư xây dựng

a) Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch:

Giai đoạn 2012-2015 tổng vốn đầu tư xây mới, cải tạo các công trình lưới điện có cấp điện áp 500 kV, 220 kV so với QHĐ VII; 110 kV so với các QHĐ tỉnh/thành phố giảm ước tính là 3.667 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Lưới 550 kV: giảm 1.769 tỷ đồng;

+ Lưới 220 kV: giảm 1.614 tỷ đồng;

+ Lưới 110 kV: giảm 284 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020 tổng vốn đầu tư xây mới, cải tạo các công trình lưới điện có cấp điện áp 500 kV, 220 kV so với QHĐ VII, 110 kV so với các QHĐ tỉnh/thành phố giảm ước tính là 5.696 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Lưới 500 kV: giảm 2.783 tỷ đồng;

+ Lưới 220 kV: giảm 2.862 tỷ đồng;

+ Lưới 110 kV: giảm 51 tỷ đồng.

b) Vốn đầu tư và giải pháp huy động vốn cấp điện cho trạm bơm trong vùng

– Vốn đầu tư cấp điện cho trạm bơm:

+ Giai đoạn 2012-2015:

+ Đường dây 861 tỷ đồng;

+ Trạm biến áp 215 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2016-2020:

+ Đường dây 942 tỷ đồng;

+ Trạm biến áp 235 tỷ đồng.

– Giải pháp huy động vốn cấp điện cho trạm bơm:

+ Trung ương và địa phương đầu tư vốn ngân sách để hỗ trợ các Công ty điện lực đầu tư đường dây trung thế và trạm biến áp phát triển hệ thống trạm bơm điện. Tỷ lệ vốn ngân sách trên vốn ngành điện là 70/30 hoặc 85/15 tại những khu vực không kết hợp được cấp điện cho trạm bơm và phục vụ ánh sáng sinh hoạt hoặc vị trí trạm bơm quá xa đường dây trung áp.

+ Kết hợp vốn đầu tư xây dựng lưới điện cho trạm bơm với những dự án điện khí hóa nông thôn khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Danh mục các dự án lưới điện khác (không nêu Điều chỉnh trong Quyết định này) sẽ thực hiện theo QHĐVII và các Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành đã được phê duyệt.

2. Danh mục điều chỉnh tiến độ lưới điện 500kV nêu trong Quyết định này sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thông qua.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trách nhiệm:

a) Bố trí quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương cho các công trình lưới điện 500kV, 220kV, 110kV được duyệt trong quy hoạch này và các công trình lưới điện phân phối được duyệt trong các quy hoạch phát triển điện lực địa phương.

b) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện, lưới điện đáp ứng tiến độ được duyệt.

c) Cập nhật, rà soát quy hoạch phát triển hệ thống các trạm bơm điện; bố trí nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm; quy định cụ thể về cơ chế chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng quản lý vận hành các trạm bơm điện.

4. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quản lý và báo cáo về tình hình thực hiện các hạng mục công trình điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

5. Giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện quy hoạch. Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình lưới điện truyền tải và phân phối, các đơn vị điện lực cần: (i) tuân thủ đúng cấu trúc lưới điện, quy mô và cấp điện áp được phê duyệt; (ii) tuân thủ các Quy định về hệ thống điện truyền tải và Quy định về hệ thống điện phân phối đã được Bộ Công Thương ban hành.

6. Viện Năng lượng có trách nhiệm hoàn thiện đề án quy hoạch theo đúng các nội dung được phê duyệt trong Quyết định này và gửi đề án đã hoàn thiện cho Bộ Công Thương, Tổng cục Năng lượng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long để quản lý và thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ KHĐT;
– UBND 13 tỉnh vùng ĐBSCL;
– Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
– Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;
– Tổng công ty Điện lực miền Nam;
– Viện Năng lượng;
– Lưu: VT, TCNL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

 

PHỤ LỤC 1:

NHU CẦU CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG TOÀN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 CÓ XÉT ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 8054/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Tỉnh, Thành phố

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Tốc độ tăng trưởng (%)

Pmax (MW)

Atp (GWh)

%A

Pmax (MW)

Atp (GWh)

%A

Pmax (MW)

Atp (GWh)

%A

2011-2015

2016-2020

2021-2025

1

Cần Thơ

412

2.259

10,7

757

4.048

10,0

1.100

5.948

9,5

11,1

12,4

8,0

2

Long An

648

3.794

17,9

1.285

7.672

18,9

2.134

12.355

19,7

16,2

15,1

10,0

3

Tiền Giang

369

2.228

10,5

774

4.732

11,7

1.364

7.621

12,1

13,9

16,3

10,0

4

Bến Tre

225

1.145

5,4

458

2.379

5,9

665

3.832

6,1

16,4

15,7

10,0

5

Đồng Tháp

403

2.283

10,8

740

4.171

10,3

1.025

6.417

10,2

15,6

12,8

9,0

6

Vĩnh Long

164

858

4,0

320

1.692

4,2

489

2.724

4,3

12,4

14,5

10,0

7

Trà Vinh

134

748

3,5

320

1.718

4,2

484

2.766

4,4

15,3

18,1

10,0

8

Hậu Giang

163

730

3,4

317

1.435

3,5

473

2.311

3,7

20,1

14,5

10,0

9

An Giang

375

2.300

10,8

701

4.315

10,7

1.183

6.640

10,5

13,4

13,4

9,0

10

Sóc Trăng

178

1.014

4,8

313

1.786

4,4

477

2.748

4,4

11,9

12,0

9,0

11

Kiên Giang

294

1.970

9

494

3.250

8

743

4.558

7,3

11,6

10,5

7,0

12

Bạc Liêu

142

757

3,6

252

1.325

3,3

339

1.946

3,1

13,5

11,8

8,0

13

Cà Mau

210

1.121

5,3

369

1.974

4,9

527

2.901

4,6

11,3

12,0

8,0

Toàn Vùng

3.421

21.208

100

6.532

40.495

100

10.123

62.766

100

13,9

13,8

9,2

 

PHỤ LỤC 2:

TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ ĐIỀU CHỈNH NGUỒN ĐIỆN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 CÓ XÉT ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 8054/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Nhà máy điện

Công suất (MW)

Tiến độ theo QHĐVII

Tiến độ điều chỉnh cập nhật

Đánh giá tiến độ dự kiến so với QHĐVII

1

NĐ Duyên Hải I #1

600

2014

2015

chậm tiến độ 1 năm

2

NĐ Ô Môn I #2

330

2014

2015

chậm tiến độ 1 năm

3

NĐ Duyên Hải I #2

600

2015

2016

chậm tiến độ 1 năm

4

NĐ Duyên Hải III #1

600

2015

2016

chậm tiến độ 1 năm

5

NĐ Long Phú I#1

600

2015

2016

chậm tiến độ 1 năm

6

TBKHH Ô Môn III

750

2015

2016

chậm tiến độ 1 năm

7

NĐ Long Phú I#2

600

2016

2017

chậm tiến độ 1 năm

8

TBKHH Ô Môn II

750

2016

2018

chậm tiến độ 2 năm

9

TBKHH Ô Môn IV

750

2016

2017

chậm tiến độ 1 năm

10

NĐ Duyên Hải II #2

600

2017

2018

sớm 1 năm

11

NĐ Sông Hậu II #1

1000

2027

2024

sớm 3 năm

12

NĐ Sông Hậu II #2

1000

2028

2025

sớm 3 năm

13

NĐ Kiên Lương I #1

600

2019

sau 2025

chậm hơn 5 năm

14

NĐ Kiên Lương I #2

600

2020

sau 2025

chậm hơn 5 năm

15

NĐ Kiên Lương II #1

600

2023

sau 2025

chậm hơn 5 năm

16

NĐ Kiên Lương II #2

600

2024

sau 2025

chậm hơn 5 năm

 

PHỤ LỤC 3:

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN 500KV ĐIỀU CHỈNH CỦA KHU VỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8054/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Bảng 3.1. Khối lượng các công trình trạm biến áp 500kV điều chỉnh của khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT

Tên công trình

Quy mô

Tiến độ theo QHĐ VII

Tiến độ điều chỉnh trong QH vùng

Ghi chú

1

Thốt Nốt-T1

1×600

2011-2015

2016-2020

Lùi tiến độ

2

NĐ Kiên Lương

1×450

2016-2020

Sau 2025

Lùi tiến độ, đồng bộ Nhiệt điện Kiên Lương 2

3

Thốt Nốt -T2

1×600

2021-2025

Sau 2025

Lùi tiến độ và thay đổi quy mô (MBA QHĐVII là 1×900 MVA)

Bảng 3.2. Khối lượng các công trình đường dây 500 kV điều chỉnh của khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT

Tên công trình

Quy mô

Tiến độ theo QHĐVII

Tiến độ điều chỉnh trong QH vùng

Ghi chú

Số mạch

x

Chiều dài (km)

1

Mỹ Tho – Đức Hòa

2

x

60

2011-2015

2016-2020

Lùi tiến độ

2

Ô Môn – Thốt Nốt

2

x

16

2011-2015

2016-2020

Lùi tiến độ, đồng bộ trạm 500kV Thốt Nốt

3

Thốt Nốt – Đức Hòa

2

x

145

2016-2020

2021-2025

Lùi tiến độ

4

Kiên Lương – Thốt Nốt

2

x

107

2016-2020

Sau 2025

Lùi tiến độ, đồng bộ NĐ Kiên Lương 2

5

Kiên Lương – Củ Chi

2

x

235

2021-2025

Sau 2025

Lùi tiến độ, đồng bộ NĐ Kiên Lương 3

6

Sông Hậu – Đức Hòa

2

x

120

2021-2025

Thay cho đường dây 500kV Sông Hậu – Mỹ Tho trong trường hợp NĐ Sông Hậu 1 và Sông Hậu 2 có tiến độ vận hành lệch nhau dưới 5 năm.

 

PHỤ LỤC 4:

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN 220KV ĐIỀU CHỈNH CỦA KHU VỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8054/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Bảng 4.1. Khối lượng các công trình trạm biến áp 220kV điều chỉnh của khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT

Tên công trình

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

Ghi chú

QHĐ VII

QHĐ ĐP

ĐBSCL

QHĐ VII

QHĐ ĐP

ĐBSCL

QHĐ VII

ĐBSCL

I

TP Cần Thơ                  

1

Thốt Nốt

125+250

2×125

2×125

2×250

2×125

2×125

2×250

125+250

Thay đổi quy mô, lùi tiến độ với QHĐVII

2

Cần Thơ (Ninh Kiều)

1×250

1×250

1×125

2×250

2×250

125+250

2×250

Sớm tiến độ, thay đổi quy mô với QHĐVII

3

Ô Môn 2

 

 

1×125

 

Lùi tiến độ với QHĐVII

II

Tỉnh Long An

 

 

 

 

1

Đức Hòa 2

 

1×250

1×250

2×250

2×250

Máy 1 sớm tiến độ với QHĐVII

2

Tân An

 

1×250

 

2×250

2×250

Lùi tiến độ với QHĐVII

III

Tỉnh Tiền Giang

 

 

 

 

1

Cai Lậy

125+250

2×125

2×125

2×250

125+250

125+250

2×250

2×250

Lùi tiến độ với QHĐVII

2

Cái Bè

 

 

2×250

 

Thay vị trí, về Tân Phước

3

Cái Bè 2

 

 

1×250

 

Lùi tiến độ với QHĐVII

4

Tân Phước

 

 

2×250

Thay cho trạm Cái Bè

IV

Tỉnh Bến Tre

 

 

 

 

1

Mỏ Cày

 

1×125

1×125

1×125

125+250

2×125

Thay đổi quy mô với QHĐVII

V

Tỉnh Đồng Tháp

 

 

 

 

1

Cao Lãnh

2×125

125+250

125+250

125+250

2×250

2×250

125+250

2×250

Sớm tiến độ với QHĐVII

2

Hồng Ngự

 

1×125

1×250

125+250

Sớm tiến độ với QHĐVII, QHĐ Đồng Tháp

3

Lấp Vò

 

2×250

 

2×250

 

Lùi tiến độ với QHĐVII

4

Thanh Bình

 

 

2×250

1×250

Thay đổi quy mô với QHĐVII

VI

Tỉnh Vĩnh Long

 

 

 

 

1

Vĩnh Long 3

 

1×125

 

125+250

1×250

Lùi tiến độ với QHĐVII

VII

Tỉnh Hậu Giang

 

 

 

 

1

Phụng Hiệp

2×125

 

2×125

 

125+250

 

Chuyển vị trí về Châu Thành, thay đổi quy mô, tiến độ

2

Châu Thành (Phụng Hiệp)

 

2×250

2×250

2×250

Chuyển vị trí từ Phụng Hiệp sang, bổ sung QHĐ-7

3

Vị Thanh

 

1×125

 

2×125

1×250

Lùi tiến độ với QHĐVII

VIII

Tỉnh An Giang

 

 

 

 

1

Châu Đốc

2×250

125+250

125+250

2×250

2×250

2×250

2×250

2×250

Thay đổi quy mô với QHĐVII

2

Châu Thành

 

1×250

 

2×250

1×250

Lùi tiến độ với QHĐVII

3

Chợ Mới

 

 

1×250

2×250

Thay đổi quy mô với QHĐVII

IX

Tỉnh Sóc Trăng

 

 

 

 

1

Long Phú

 

1×125

1×125

2×125

2×125

Sớm tiến độ với QHĐ tỉnh Sóc Trăng

2

Mỹ Tú

 

1×125

 

2×125

 

Lùi tiến độ với QHĐVII

X

Tỉnh Kiên Giang

 

 

 

 

1

Kiên Bình

2×125

2×125

2×125

2×250

125+250

125+250

2×250

2×250

Thay đổi quy mô với QHĐVII

2

Gò Quao

 

1×125

 

2×125

1×250

Lùi tiến độ với QHĐ VII

3

Hòn Đất

 

 

1×250

 

Lùi tiến độ với QHĐVII

XI

Tỉnh Bạc Liêu

 

 

 

 

1

Bạc Liêu

2×125

2×125

2×125

2×125

2×125

2×125

2×125

125+250

Thay đổi quy mô với QHĐVII

2

Giá Rai

 

1×125

1×125

2×125

2×125

Sớm tiến độ với QHĐ tỉnh Bạc Liêu

3

Hồng Dân

 

 

1×125

 

Lùi tiến độ với QHĐVII

XII

Tỉnh Cà Mau

 

 

 

 

1

Năm Căn (Ngọc Hiển)

 

2×125

1×125

1×125

2×125

125+250

Thay đổi quy mô với QHĐVII

2

Trần Văn Thời

 

 

1×250

 

Lùi tiến độ với QHĐVII

 

Bảng 4.2. Khối lượng các công trình đường dây 220kV điều chỉnh của khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT

Công trình

Quy mô (mạch x km)

Ghi chú

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

QHĐ VII

QHĐ ĐP

QH ĐBSCL

QHĐ VII

QHĐ ĐP

QH ĐBSCL

QHĐ VII

QH ĐBSCL

I

TP. Cần Thơ

 

 

1

Đấu nối Ô Môn 2

 

4 x 2

Lùi tiến độ, sau 2025

II

Tỉnh Long An

 

 

1

Đấu nối Đức Hòa 2

2 x 3

2 x 3

2 x 3

2 x 3

Đồng bộ TBA Đức Hòa 2

2

Đấu nối Tân An

4 x 5

 

4 x 5

4 x 5

Đồng bộ TBA Tân An

III

Tỉnh Tiền Giang

 

 

1

Đấu nối Cái Bè

 

2 x 2

Lùi tiến độ với QHĐVII

2

Đấu nối Cái Bè 2

 

2 x 1

Lùi tiến độ với QHĐVII

3

Tân Phước – Mỹ Tho 500kV

 

2 x 12

Đồng bộ TBA Tân Phước

IV

Tỉnh Đồng Tháp

 

 

1

Hồng Ngự – Châu Đốc

2 x 32

2 x 32

2 x 32

Đồng bộ TBA Hồng Ngự

2

Thanh Bình – Cao Lãnh

 

2 x 25

Thay Thanh Bình – Cái Bè trong QHĐ VII

3

Lấp Vò – Thốt Nốt

2 x 12

 

2 x 12

Lùi tiến độ với QHĐVII

4

Cái Bè – Thanh Bình

 

2 x 62

Thay bằng Cao Lãnh – Thanh Bình

V

Tỉnh Vĩnh Long

 

 

1

Đấu nối Vĩnh Long 3

4 x 3

 

4 x 3

4 x 3

Đồng bộ TBA Vĩnh Long 3

VI

Tỉnh Hậu Gỉang

 

 

 

1

Đấu nối Vị Thanh

2 x 8

 

2 x 8

2 x 8

Lùi tiến độ với QHĐVII

2

Đấu nối Châu Thành (Phụng Hiệp)

2 x 1

2 x 1

2 x 1

Chuyển tiếp trên ĐZ NĐ Long Phú – Cần Thơ

3

Phụng Hiệp rẽ Ô Môn – Sóc Trăng

4 x 6

4 x 6

 

4 x 6

Bỏ ĐZ đấu nối do chuyển vị trí trạm về Châu Thành

VII

Tỉnh An Giang

 

 

1

Đấu nối Châu Thành

4 x 2

 

4 x 2

4 x 2

Lùi tiến độ với QHĐVII

VIII

Tỉnh Sóc Trăng

 

 

1

NĐ Long Phú – Cần Thơ

2 x 65

2 x 65

2 x 65

2 x 65

2 x 65

2 x 65

2 x 65

Lùi tiến độ với QHĐVII, QHĐ ĐP

2

Đấu nối Long Phú

2 x 1

2 x 1

2 x 1

2 x 1

Sớm tiến độ với QHĐ tỉnh Sóc Trăng

3

Đấu nối Mỹ Tú

2 x 12

2 x 12

Lùi tiến độ, sau 2025

IX

Tỉnh Kiên Giang

 

1

NĐ K.Lương – Kiên Bình

2 x 10

2×10

Đồng bộ NĐ Kiên Lương I

2

NĐ K.Lương – Châu Đốc

3 x 86

3 x 86

Đồng bộ NĐ Kiên Lương I

3

Đấu nối Gò Quao

2 x 6

2 x 6

2 x 6

Lùi tiến độ với QHĐVII

4

Đấu nối Hòn Đất

2 x 2

Lùi tiến độ với QHĐVII

X

Tỉnh Bạc Liêu

 

1

Đấu nối Giá Rai

4 x 2

4 x 2

4 x 2

4 x 2

Sớm tiến độ so với QHĐ ĐP

2

Đấu nối Hồng Dân

2 x 16

Lùi tiến độ với QHĐVII

XI

Tỉnh Cà Mau

 

1

NĐ Cà Mau – Trần Văn Thời

2 x 28

Lùi tiến độ với QHĐVII

 

PHỤ LỤC 5:

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN 110KV ĐIỀU CHỈNH CỦA KHU VỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8054/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Bảng 5.1. Khối lượng các công trình trạm biến áp 110kV điều chỉnh của khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT

Công trình

Quy mô trạm (máy x MVA)

Ghi chú

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

QHĐ Tỉnh

QH ĐBSCL

QHĐ Tỉnh

QH ĐBSCL

I

Tỉnh Tiền Giang

309

185

555

330

 

1

KCN Long Giang

1×63

1×40

40+63

2×40

Giảm công suất

2

CCN Gia Thuận

1×40

1×25

40+63

2×25

Giảm công suất

3

KCN Tân Hương

40+63

1×40

2×63

2×40

Giảm quy mô

4

Cái Bè

40+63

2×40

Giảm công suất

5

Bình Xuân

2×40

1×40

Giảm quy mô

6

KCN Tân Phước 2

1×40

0

Lùi tiến độ

7

Gò Công

40+63

2×40

Giảm công suất

II

Tỉnh Bến Tre

40

0

 

1

An Hiệp

1×40

0

Lùi tiến độ

III

Tỉnh Trà Vinh

25

0

130

75

 

1

Long Đức

2×40

2×25

Giảm công suất

2

Cầu Ngang

1×25

0

2×25

1×25

Giảm quy mô

IV

Tỉnh Hậu Giang

266

80

 

1

Châu Thành 2

40+63

2×40

Giảm công suất

2

NM Thép Hậu Giang 2

100+63

0

Lùi tiến độ

V

Tỉnh Sóc Trăng

25

0

155

90

 

1

KCN An Nghiệp

1×40

0

1×40

1×40

Lùi tiến độ

2

Trần Đề

2×40

25+40

Giảm công suất

3

Mỹ Xuyên

1×25

0

Lùi tiến độ

VI

Tỉnh Kiên Giang

105

50

 

1

KCN Xẻo Rô

1×40

0

Lùi tiến độ

2

Giồng Riềng

25+40

2×25

Giảm công suất

VII

Tỉnh Cà Mau

65

50

185

140

 

1

Cà Mau 2

2×40

25+40

Giảm công suất

2

An Xuyên

25+40

2×25

25+40

2×25

Giảm công suất

3

Thới Bình

1×40

1×25

Giảm công suất

 

Bảng 5.2. Khối lượng các công trình đường dây 110kV điều chỉnh của khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT

Công trình

Quy cách

Quy mô (mạch x km)

Ghi chú

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

QHĐ Tỉnh

QH ĐBSCL

QHĐ Tỉnh

QH ĐBSCL

I

Tỉnh Tiền Giang

 

KCN Tân Phước 1 – Tân Phước 2

AC240

2×2

Lùi tiến độ

II

Tỉnh Bến Tre

 

Bến Tre – An Hiệp

AC185

2×7.2

2×7.2

Lùi tiến độ

III

Tỉnh Đồng Tháp

 

Đấu nối Hồng Ngự 220kV

AC240

4×1

Đồng bộ trạm 220kV Hồng Ngự

IV

Tỉnh Trà Vinh

 

Rẽ Cầu Ngang

AC185

2×4

2×4

Lùi tiến độ

V

Tỉnh Hậu Giang

 

Đấu nối Thép HG-2

AC240

1×2

Lùi tiến độ

VI

Tỉnh Sóc Trăng

 

Nhánh rẽ KCN An Nghiệp

AC185

2×1

2×1

Lùi tiến độ

Long Phú 220kV – rẽ Đại Ngãi – Trần Đề

AC240

2×1

Đồng bộ trạm 220kV Long Phú

VII

Tỉnh Kiên Giang

 

Đấu nối KCN Xẻo Rô

AC240

2×1

Lùi tiến độ

VIII

Tỉnh Bạc Liêu

 

Giá Rai 220kV – Đông Hải

AC240

2×26

Đồng bộ trạm 220kV Giá Rai

Giá Rai 220kV rẽ Giá Rai – Cà Mau

AC240

2×1

Đồng bộ trạm 220kV Giá Rai

 

PHỤ LỤC 6:

KHỐI LƯỢNG LƯỚI ĐIỆN VÀ VỐN ĐẦU TƯ CẤP ĐIỆN CHO TRẠM BƠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8054/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Bảng 6.1: Khối lượng lưới điện và vốn đầu tư cấp điện cho trạm bơm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015

TT

Tỉnh/T. phố

Đơn vị

Khối lượng

Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

1

TP Cần Thơ

ĐZ trung áp

km

33,4

27,02

ĐZ hạ áp

km

7,5

Trạm biến áp

trạm/kVA

36/10200

2

Long An

ĐZ trung áp XDM

km

57,7

196,493

ĐZ trung áp cải tạo

km

75,9

ĐZ hạ áp

km

120,6

Trạm biến áp

trạm/kVA

146/27780

3

Tiền Giang

 

ĐZ trung áp (XDM+CT)

km

241,7

167,095

ĐZ hạ áp XDM

km

9,8

Trạm biến áp

trạm/kVA

32/2350

5

Đồng Tháp

ĐZ trung áp

km

67,79

196,413

ĐZ hạ áp

km

71,9

Trạm biến áp

trạm/kVA

394/43590

7

Trà Vinh

ĐZ trung áp

km

22

38,67

Trạm biến áp

trạm/kVA

72/8125

8

Hậu Giang

ĐZ trung áp XDM

km

80,86

113,75

ĐZ trung áp cải tạo

km

96,75

Trạm biến áp

trạm/kVA

85/3627,5

9

An Giang

ĐZ trung áp

km

33,2

59,984

ĐZ hạ áp

km

42,95

Trạm biến áp

trạm/kVA

70/8512,5

10

Sóc Trăng

ĐZ trung áp (3 pha)

km

101

81,36

ĐZ hạ áp (3 pha)

km

22,4

Trạm biến áp

trạm/kVA

39/2995

11

Kiên Giang

ĐZ trung áp (3 pha) XDM

km

114,3

128,48

ĐZ trung áp (3 pha) cải tạo

km

203,516

ĐZ hạ áp

km

41,6

Trạm biến áp

trạm/kVA

42/3135

12

Bạc Liêu

ĐZ trung áp (3 pha)

km

63,45

66,73

ĐZ hạ áp (3 pha)

km

63,45

Trạm biến áp

trạm/kVA

24/2150

Tổng cộng vùng ĐBSCL
  ĐZ Trung áp xây mới

km

815,4

  ĐZ Trung áp cải tạo

km

376,2

  ĐZ hạ áp

km

380,2

  Trạm biến áp

trạm/kVA

940/112465

  Tổng vốn đầu tư

Tỷ đồng

1076

           

Bảng 6.2: Khối lượng lưới điện và vốn đầu tư cấp điện cho trạm bơm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

TT

Tỉnh/T. phố

Đơn vị

Khối Iượng

Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

1

Tiền Giang

ĐZ trung áp

km

101,9

96,002

ĐZ hạ áp

km

25,6

Trạm biến áp

trạm/kVA

125/7.125

2

Bến Tre

ĐZ trung áp

km

29,96

59,389

ĐZ hạ áp

km

122,25

Trạm biến áp

trạm/kVA

13/640

3

Vĩnh Long

ĐZ trung áp

km

101,9

88,248

ĐZ hạ áp

km

58,6

Trạm biến áp

trạm/kVA

20/1210

4

Hậu Giang

ĐZ trung áp

km

93,0

98,910

ĐZ hạ áp

km

101,6

Trạm biến áp

trạm/kVA

45/2220,0

5

An Giang

ĐZ trung áp

km

82,9

136,055

ĐZ hạ áp

km

100,9

Trạm biến áp

trạm/kVA

155/16380,0

6

Sóc Trăng

ĐZ trung áp

km

242,4

190,260

ĐZ hạ áp

km

56

Trạm biến áp

trạm/kVA

65/4870,0

7

Kiên Giang

ĐZ trung áp

km

411,48

353,642

ĐZ hạ áp

km

141,44

Trạm biến áp

trạm/kVA

140/13880,0

8

Bạc Liêu

ĐZ trung áp

km

93,9

94,777

ĐZ hạ áp

km

88,8

Trạm biến áp

trạm/kVA

165/1970,0

9

Cà Mau

ĐZ trung áp

km

55,9

59,314

ĐZ hạ áp

km

59,8

Trạm biến áp

trạm/kVA

145/1410

Tổng cộng vùng ĐBSCL

ĐZ trung áp

km

1213,38

ĐZ hạ áp

km

755,04

Trạm biến áp

trạm/kVA

873/49705

Tổng vốn đầu tư

Tỷ đồng

1.176,85

 

PHỤ LỤC 7:

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ KÈM THEO HỒ SƠ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8054/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

TÊN BẢN VẼ

1

Sơ đồ nguyên lý lưới điện 500-220kV vùng đồng bằng sông Cửu Long tới năm 2025

2

Bản đồ địa lý lưới điện 500-220-110kV vùng đồng bằng sông Cửu Long tới năm 2025
QUYẾT ĐỊNH 8054/QĐ-BCT NĂM 2012 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 8054/QĐ-BCT Ngày hiệu lực 27/12/2012
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 27/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ công thương
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản