QUYẾT ĐỊNH 970/QĐ-BGDĐT NĂM 2012 PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2012-2015 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 09/03/2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 970/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2012-2015

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020,

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2012-2015

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Các Thứ trưởng;
– Trung ương Hội LHPNVN;
– UBQG VSTBPN Việt Nam;
– Lưu: VT, Vụ TCCB.

KT . BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 970 /QĐ-BGDĐT ngày 09/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU CHUNG

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm thực hiện các quyền hợp pháp của nữ nhà giáo, nữ học sinh, sinh viên; Thu hẹp khoảng cách giới trong giáo dục, hướng tới một nền giáo dục có trách nhiệm giới.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục

Chỉ tiêu 1: 100% các cơ quan Vụ và tương đương thuộc Bộ có từ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức có cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý;

Chỉ tiêu 2: 100% các sở giáo dục và đào tạo có lãnh đạo sở là nữ;

Chỉ tiêu 3: 100% các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên có cán bộ nữ trong Ban giám hiệu (Ban giám đốc);

Chỉ tiêu 4: 100% các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có cán bộ nữ tham gia Ban giám hiệu (Ban giám đốc) của đơn vị.

Mục tiêu 2: Xây dựng chính sách đặc thù cho nữ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn

Chỉ tiêu 1: 100% số giáo viên đang công tác tại các trường mầm non dân lập và giáo viên hợp đồng lao động tại các trường mầm non công lập được hưởng đầy đủ chính sách như giáo viên mầm non trong biên chế;

Chỉ tiêu 2: 90% trở lên số giáo viên, cán bộ nữ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn nếu có nhu cầu thì được bố trí ở nhà công vụ.

Mục tiêu 3: Tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn

Chỉ tiêu 1Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% trở lên (tập trung vào các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên);

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ đến trường trong độ tuổi của trẻ em gái vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, ở cấp học mầm non, cấp tiểu học và trung học cơ sở đạt 95% trở lên (Tây Bắc, Tây nguyên, Đồng Bằng sông Cửu Long).

Mục tiêu 4: Thu hẹp khoảng cách giới trong đào tạo sau đại học

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nữ thạc sĩ đạt ít nhất 40% trong tổng số thạc sĩ;

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ tiến sĩ đạt ít nhất 20% trong tổng số tiến sĩ.

Mục tiêu 5Loại bỏ định kiến giới trong chương trình, sách giáo khoa phổ thông, tài liệu giảng dạy

Chỉ tiêu 1: Rà soát trên quan điểm về giới chương trình sách giáo khoa trung học cơ sở và trung học phổ thông;

Chỉ tiêu 2: Không còn nội dung, hình ảnh dẫn đến cách hiểu có định kiến giới trong chương trình sách giáo khoa phổ thông mới sau năm 2015 (thông qua nội dung, hình ảnh minh họa, ngôn ngữ thể hiện).

Mục tiêu 6Tiếp tục nâng cao hiểu biết kiến thức về giới và bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác về giới và bình đẳng giới trong ngành giáo duc

Chỉ tiêu 1: 80% cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục được tập huấn về giới và lồng ghép giới trong công tác quản lý, lãnh đạo;

Chỉ tiêu 2: 90% cán bộ quản lý thuộc cơ quan quản lý giáo dục được tập huấn về giới và lồng ghép giới trong công tác quản lý, lãnh đạo;

Chỉ tiêu 3: 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới được tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới trong giáo dục.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1.Các giải pháp chung

a) Tiếp tục quán triệt các nội dung của Nghị quyết số11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Các đơn vị thể chế hoá tinh thần Nghị quyết thành các văn bản hướng dẫn, kết hợp, lồng ghép với việc triển khai các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, nhiệm vụ chính trị của ngành, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; triển khai Chỉ thị số 10-CT/TTg ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới.

b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, hiệu trưởng (giám đốc) các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục đối với việc thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới của Ngành Giáo dục giai đoạn 2012-2015. Thực hiện lồng ghép về bình đẳng giới trong xây dựng tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch, quy hoạch phát triển của ngành, của đơn vị .

c) Tăng cường gắn kết công tác chuyên môn với công tác nữ; đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ nữ học tập; nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong giáo dục đối với giáo viên, học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn ngành giáo dục nhằm tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2015.

d) Tiếp tục kiện toàn, củng cố Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ở các cơ quan, đơn vị trong ngành. Tăng cường hoạt động nâng cao năng lực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành và các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, các Đại học, trường đại học, cao đẳng và các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng hàng năm, đặc biệt cần có cơ chế rõ ràng trong khen thưởng, kỷ luật đối với các đơn vị thực hiện tốt và các đơn vị thực hiện Kế hoạch hành động chưa có hiệu quả.

e) Nguồn tài chính: Kinh phí dành cho việc thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ các nguồn sau đây:

– Ngân sách hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ;

– Ngân sách hoạt động khoa học (dành cho các nghiên cứu, tuyển chọn và đấu thầu các đề tài, đề án trong lĩnh vực bình đẳng giới);

– Ngân sách thường xuyên cho việc thực hiện Kế hoạch hành động;

– Huy động sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

2. Các giải pháp cụ thể:

a) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 1

– Quy hoạch cán bộ các cơ sở giáo dục và các cấp quản lý giáo dục đảm bảo có yếu tố giới;

– Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cho cán bộ nữ trong ngành giáo dục;

– Các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục xây dựng các biện pháp, chỉ tiêu cụ thể cho công tác cán bộ nữ;

– Tập huấn về kỹ năng quản lý, lãnh đạo cho cán bộ nữ trong quy hoạch của ngành;

– Đảm bảo sự cân bằng của nam, nữ trong tất cả khóa đào tạo, tập huấn, các cấp học và các chức năng quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân.

b) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 2

– Rà soát và đánh giá nhu cầu của đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập và hợp đồng lao động trong cả nước;

– Tổ chức thực hiện Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 10 năm 2011 về một số chính sách phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015;

– Đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, cán bộ nữ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 3

– Rà soát và đánh giá nhu cầu học tập xóa mù chữ của phụ nữ và người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 40;

– Rà soát, đánh giá thực trạng tỉ lệ đến trường của trẻ em gái, em trai ở một số địa phương trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên);

– Xây dựng kế hoạch thực hiện dựa trên kết quả rà soát (đảm bảo sự phân kỳ, phân vùng phù hợp và đúng đối tượng);

– Triển khai các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong giáo dục;

– Xây dựng kế hoạch hỗ trợ những học sinh, học viên, sinh viên gia đình nghèo dân tộc thiểu số, ưu tiên hỗ trợ gia đình có trẻ em gái;

– Hỗ trợ, tư vấn và triển khai các chương trình trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học đến trung học cơ sở;

– Triển khai dạy xóa mù chữ cho phụ nữ.

d) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 4

– Rà soát các văn bản, hướng dẫn chính sách về công tác đào tạo sau đại học;

– Báo cáo rà soát văn bản những kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới;

– Giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục và đào tạo có tính đến yếu tố giới và các giải pháp đặc thù cho nữ. Thực hiện nguyên tắc lựa chọn nữ khi nữ có đủ điều kiện như nam.

d) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 5

– Tập huấn về kỹ năng rà soát sách giáo khoa từ quan điểm giới cho các đối tượng tham gia;

– Thực hiện nghiên cứu, rà soát sách giáo khoa phổ thông cơ sở và sách giáo khoa phổ thông trung học trên quan điểm giới;

– Bổ sung tiêu chí đánh giá mức độ nhạy cảm giới trong chương trình, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy.

e) Các giải pháp thực hiện Mục tiêu 6

– Đào tạo nhóm chuyên gia về giới trong lĩnh vực giáo dục (10-15 người được lựa chọn từ Bộ và các sở giáo dục và đào tạo, trường đại học);

– Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ quản lý, lãnh đạo về giới và lồng ghép giới trong giáo dục;

– Xây dựng và thực hiên kế hoạch tập huấn phân theo các nhóm đối tượng khác nhau (trường đại học, các cơ quan quản lý GD, các đơn vị thuộc Bộ).

V. Tổ CHứC THựC HIệN

1. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành tham mưu Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ chỉ đạo và quán triệt quan điểm của Bộ về việc thực hiện bình đẳng giới trong ngành giáo dục; triển khai và các nội dung, hoạt động của Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2015 đến các đơn vị thuộc Bộ, các sở giáo dục và đào tạo, có trách nhiệm chính trong việc giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới.

– Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch hành động này, chỉ đạo các cơ sở trực thuộc ngành xây dựng kế hoạch, biện pháp và các chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị làm cơ sở cho việc giám sát;

– Tổ chức sơ kết hàng năm về việc thực hiện Kế hoạch hành động trên cơ sở thực hiện Kế hoạch hành động của các đơn vị, cơ quan trong toàn ngành;

– Tổ chức giám sát đối với các địa phương, đơn vị, cơ quan về việc thực hiện Kế hoạch hành động;

– Đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch hành động vào năm 2013;

– Đánh giá cuối kỳ việc thực hiện Kế hoạch hành động vào năm 2015;

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động của đơn vị và các cơ sở giáo dục trực thuộc;

– Xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu giám sát cụ thể, phù hợp đối với đơn vị trên cơ sở các chỉ tiêu của Kế hoạch hành động của toàn ngành;

– Thực hiện công tác sơ kết hàng năm, đánh giá nội bộ giữa kỳ và cuối kỳ về việc thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới của đơn vị, cơ quan;

– Thực hiện việc báo cáo hàng năm, báo cáo giữa kỳ và báo cáo cuối kỳ về việc thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới của đơn vị, cơ quan theo yêu cầu của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành gáo dục;

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành giáo dục, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hàng năm cho hoạt động vì bình đẳng giới, dựa trên kế hoạch hành động về Bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015.

2. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục ở các địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của địa phương cùng cấp trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về Bình đẳng giới trong ngành giáo dục.

3. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đào tạo thường xuyên báo cáo, liên hệ với Uỷ ban nhân dân các cấp nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp trong việc thực hiện kế hoạch hành động nói chung và trong công tác cán bộ nữ nói riêng.

4. Các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được phân công và báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 12 hàng năm (qua Ban VSTBPN).

5. Các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh tham mưu để Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các Bộ, Ngành liên quan tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chế độ, chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đào tạo trên tinh thần đảm bảo bình đẳng giới.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 09/ 3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Mục tiêu

Các chỉ tiêu

Hiện trạng

Giải pháp và kết quả đầu ra

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục

 

(Mục tiêu 1 trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020)

Chỉ tiêu 1: 100% các cơ quan Vụ và tương đương thuộc Bộ có nữ tham gia lãnh đạo, quản lý

 

Chi tiêu 2: 100% Sở Giáo dục và Đào tạo có nữ tham gia Ban lãnh đạo

 

Chỉ tiêu 3. 100% các trường thuộc khối giáo dục phổ thông, có nữ trong Ban giám hiệu nhà trường

 

Chỉ tiêu 4: 100% các đại học, trường đại học và cao đẳng có nữ tham gia Ban giám hiệu (Ban giám đốc) của đơn vị

41% các đơn vị có cán bộ nữ tham gia quản lý – Quy hoạch cán bộ các cơ sở giáo dục và các cấp quản lý về giáo dục cần đảm bảo có yếu tố giới

– Bản quy hoạch cán bộ của các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục có chỉ tiêu về cán bộ nam, nữ

Các cơ sở GD, Cơ quan QL GD Ban VSTPPN

Vụ /phòng Tổ chức cán bộ

Hàng năm
04 /63 sở giáo dục và đào tạo có giám đốc nữ, 63/63 sở giáo dục và đào tạo có phó giám đóc nữ – Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ nữ trong ngành giáo dục

– Bản KH về đào tạo cán bộ nữ của Ngành giáo dục được xây dựng

Vụ TCCB Các cơ sở GD & Cơ quan QL GD

Ban VSTPPN

2012-2013
Tỷ lệ nữ hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trong tổng số cán bộ QL khối phổ thông là 45% – Các cơ sở GD và cơ quan QL GD xây dựng kế hoạch biện pháp, chỉ tiêu cụ thể cho công tác cán bộ nữ

– KH về công tác cán bộ nữ của các cơ sở GD và cơ quan QL GD có các chỉ tiêu tách biệt nam-nữ

Phòng TCCB của các cơ sở GD, Cơ quan QL GD Ban VSTBPN

Vụ/Phòng

2012-2013
Có 02 nữ hiệu trưởng trường CĐ, ĐH và nhiều nữ phó hiệu trưởng – Tập huấn về kỹ năng quản lý, lãnh đạo cho cán bộ nữ trong quy hoạch của ngành

– Kỹ năng QL-LĐ của cán bộ nguồn là nữ được nâng cao

– Ban VSTPPN  Vụ TCCB của Bộ Hàng năm từ năm 2012-2015
– Văn bản hướng dẫn đảm bảo sự cân bằng của nam, nữ trong tất cả khóa đào tạo, tập huấn, các cấp học và các chức năng quản lý trong hệ thống GD quốc dân

– Có quy định về việc đảm bảo tỷ lệ nam nữ cần bằng trong tất các các khóa đào tạo

Vụ TCCB

– Ban Lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học

Ban VSTPPN 2012-2015

2

Mục tiêu 2: Xây dựng chính sách đặc thù cho nữ giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn Chỉ tiêu 1: duy trì và đảm bảo 100% số giáo viên đang công tác tại các trường mầm non dân lập và giáo viên hợp đồng tại các trường mầm non công lập được hưởng đầy đủ chính sách như giáo viên mầm non trong biên chế tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Chỉ tiêu 2: 80% số giáo viên, cán bộ nữ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nếu có nhu cầu thì được bố trí ở nhà công vụ

60% số giáo viên mầm non ngoài công lập và hợp đồng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được hưởng đầy đủ chế độ chính sách – Rà soát và đánh giá nhu cầu của đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập và hợp đồng tại các vùng khó khăn.

– Báo cáo đánh giá về thực trạng đội ngũ GV mầm mầm non ngoài công lập tại các vùng đặc biệt khó khăn

Vụ Giáo dục Mầm non – Cục Nhà giáo và cán bộ QLGD’

– Vụ TCCB

2012-2012
50% số giáo viên, cán bộ nữ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nếu có nhu cầu thì được bố trí ở nhà công vụ – Tổ chức thực hiện Quyết định 60 của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 10 năm 2011 về một số chính sách phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

– Các đề xuất về chính sách đối với GV mầm non ngoài công lập tại các vùng đặc biệt khó khăn

Vụ Giáo dục Mầm non Ban VSTBPN, Vụ Chính sách .Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính 2012-2013
– Đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, cán bộ nữ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn Cục cơ sở vật chất TBTrH và đồ chơI trẻ em Vụ Giáo dục dân tộc

Vụ Giáo dục dân tộc

Cục Nhà giáo và cán bộ quả lý giáo dục

2012-2015

3

Mục tiêu 3: Tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn

(Xóa mù được đề cập trong Mục tiêu 3 của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020)

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt trên 80% – Thực hiện ưu tiên hỗ trợ cho học sinh nữ và gia đình nghèo dân tộc thiểu số,

– Triển khai dạy xóa mù chữ cho phụ nữ từ độ tuổi 15-40 ở những vùng chưa đạt tỷ lệ biết chữ sau khi rà soát và đánh giá nhu cầu học tập xóa mù chữ của phụ nữ và người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 40

– Báo cáo thực trạng và nhu cầu

– Bản kiến nghị về việc thực hiện các chương trình xóa mù

Vụ Giáo dục Thường xuyên Chuong trinh MTQG về GD 2011-2015 ( Dự án 1) Vụ Giáo dục dân tộc 2012-2015

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ đến trường trong độ tuổi của trẻ em gái vùng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, ở cấp học mầm non, cấp tiểu học và trung học cơ sở đạt 95% vào năm 2015 (chú trọng một số dân tộc thiểu số có tỷ lệ em gái đi học thấp) Khoảng 80% trẻ em gái vùng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, ở cấp tiểu học và trung học cơ sở – Rà soát, đánh giá thực trạng đến trường của trẻ em gái, em trai ở một số địa phương trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên và ĐBSCL)

– Báo cáo thực trạng và nhu cầu

– Bản kiến nghị về các hoạt động liên quan đến việc hỗ trợ cho trẻ em gái, trai đến trường họ

Vụ Giáo dục Dân tộc Chương trinh MTQG về GD 2011-2015 (Dự án 4) Vụ Mầm non Vụ tiểu học, Vụ Trung học 2012-2013

– Xây dựng kế hoạch thực hiện dựa trên kết quả rà soát (đảm bảo sự phân kỳ, phân vùng phù hợp và đúng đối tượng):

-Triển khai các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong giáo dục

– Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gia đình nghèo DTTS

– Hỗ trợ, tư vấn và triển khai các chương trình trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học đến trung học cơ sở.

– Kế hoạch chi tiết về việc thực hiện chương trình xóa mù chữ và kế hoạch truyền thông

-Cộng đồng được nâng cao nhận thức về việc cho trẻ em đến trường

– Kế hoạch hỗ trợ và tư vấn chi tiết được xây dựng và thực hiện

2012-2015

-Phòng báo chí- Văn phòng Bộ;

– Công đoàn GDVN

– Hội Khuyến học

– Cộng đồng

2012-2015

4

Mục tiêu 4: Thu hẹp khoảng cách giới trong đào tạo sau đại học

(Mục tiêu 3 trong Chiến lược quốc gia về BĐG 2011-2020)

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% trong tổng số thạc sĩ vào năm 2015

 

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% trong tổng số tiến sĩ vào năm 2015

 

– Nữ thạc sĩ 30,53%;

– Nữ tiến sĩ là 17,1%,

– Nữ PGS là 11,7%

– Nữ GS là 5,1%

(trong tổng số những người đạt trình độ này)

,

– Rà soát các văn bản, hướng dẫn chính sách về công tác đào tạo sau đại học

– Báo cáo rà soát văn bản

Những Kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới

Vụ TCCB Vụ GD Đại học 2012

– Tổ chức hội thảo cùng với Bộ Nội vụ về việc sửa đổi các văn bản

– Thống nhất được những điều chỉnh văn bản, hướng dẫn có tính đến yếu tố giới

Vụ GD Đại học Vụ TCCB 2012

– Giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở GD-ĐT có tính đến yếu tố giới và các giải pháp đặc thù cho nữ. Thực hiện nguyên tắc lựa chọn nữ khi nữ có đủ điều kiện như nam

– Có công văn chỉ đại các cơ sở GD_ĐT trong đó có các quy định đảm bảo bình đẳng giới

Các Sở GD&ĐT Vụ GD Đại học 2012

5

Mục tiêu 5:. Đưa nội dung về bình đẳng giới vào chương trình sách giáo khoa phổ thông Chỉ tiêu 1: rà soát từ quan điểm về giới

chương trình sách giáo khoa phổ thông cơ sở và phổ thông trung học

Chỉ tiêu 2: Không còn nội dung, hình ảnh gây hiểu có định kiến giới trong chương trình sách giáo khoa phổ thông mới được sửa đổi vào năm 2015

Chỉ tiêu 3: Đảm bảo chương trình phổ thông sau 2015 nhạy cảm giới

Chương trình sách giáo khoa phổ thông cơ sở và phổ thông trung học chưa được rà soát từ quan điểm về giới – Tập huấn về kỹ năng rà soát SGK từ quan điểm giới các đối tượng tham gia

– Ban chỉ đạo được thành lập có đại diện của Ban VSTBP – được nâng cao kỹ năng rà soát từ quan điểm giới

Vụ GD Tiểu học

Vụ GD Trung học

Chuyên gia giới 2012

Còn tồn tại các định kiến trong giáo khoa phổ thông – Thực hiện nghiên cứu, rà soát SGK PTCS và SGK PTTH trên quan điểm giới;

– Những đề xuất chi tiết về việc sửa đồi từ quan điểm về giới đối với SGK PTCS và SGK PTTH

Vụ GD Tiểu học

Vụ GD Trung học

Chuyên gia giới 2012-2013

Chương trình phổ thông sau 2015 đang triển khai xây dựng – Bổ sung tiêu chí đánh giá mức độ nhạy cảm giới trong chương trình, SGK, tài liệu giảng dạy.

Tiêu chí đánh giá chương trình, SGK, tài liệu giảng dạy có bao gồm tiêu chí nhạy cảm giới

Vụ GD Tiểu học

Vụ GD Trung học

Chuyên gia giới 2013

6

Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực về giới cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác về bình đẳng giới trong ngành giáo dục

(Mục tiêu 7 trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020)

Chỉ tiêu 1: 80% cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo được tập huấn về giới và lồng ghép giới trong lĩnh vực Giáo dục,đào tạo và quản lý/lãnh đạo

 

Chỉ tiêu 2: 90% cán bộ quản lý thuộc CQ quản lý GD được được tập huấn về giới và lồng ghép giới trong GD – ĐT và quản lý, lãnh đạo

 

Chỉ tiêu 3: 100% cán bộ làm công tác BĐG được tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới trong GD

Đa số cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo chưa được tập huấn về giới và lồng ghép giới – Đào tạo nhóm chuyên gia về giới trong lĩnh vực GD (10-15 người được lựa chọn từ Bộ và các Sở GD-ĐT, trường đại học);

– Hình thành được nhóm chuyên gia có kiến thức và kỹ năng tốt về giới trong GD (Sử dụng các nguồn lực đã được UNESCO hỗ trợ)

Ban VSTBPN Vụ GD Tiểu học

Vụ GD Trung học

2012

Tỷ lệ cán bộ QLGD được tập huấn chiếm khoảng 60% – Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ quản lý, lãnh đạo về giới và lồng ghép giới trong giáo dục

– Những kiến nghị chi tiết cho việc tổ chức tập huấn vê giới cho cán bộ lãnh đạo

Vụ TCCB Vụ GD Tiểu học

Vụ GD Trung học

2012-2013

Khoảng 90% cán bộ làm công tác BĐG được tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới trong GD – XD và thực hiên kế hoạch tập huấn phân theo các nhóm đối tượng khác nhau (trường đại học, các cơ quan quản lý GD, các đơn vị thuộc Bộ,…)

– Cán bộ quản lý của ngành giáo dục, cán bộ làm công tác bình đẳng giới được nâng cao nhận thức và kỹ năng về lồng ghép giới trong GD và công việc hàng ngày

Ban VSTBPN Vụ GD Tiểu học

Vụ GD Trung học

Cục Nhà giáo và CBQLCSGD

2013
QUYẾT ĐỊNH 970/QĐ-BGDĐT NĂM 2012 PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2012-2015 DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 970/QĐ-BGDĐT Ngày hiệu lực 09/03/2012
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo
Văn hóa
Ngày ban hành 09/03/2012
Cơ quan ban hành Bộ giáo dục vào đào tạo
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản