QUYẾT ĐỊNH 981/QĐ-LĐTBXH NĂM 2019 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 20/03/2019

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 981/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN L‎Ý CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH, TCGDNN;
– Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Quân

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 981/QĐ-LĐTBXH ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

2

Đổi tên trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

3

Cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học

Giáo dục nghề nghiệp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

4

Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

5

Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

6

Cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

7

Công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài

Giáo dục nghề nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2

Đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Giáo dục nghề nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3

Cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

4

Cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Giáo dục nghề nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

5

Công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận

Giáo dục nghề nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

B-BLD-286293-TT

Cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

2

B-BLD-286296-TT

Chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

3

B-BLD-286292-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

B-BLD-286298-TT

Cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2

B-BLD-286301-TT

Chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3

B-BLD-286297-TT

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

3. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính được thay thế

Tên thủ tục hành chính thay thế

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

B-BLD-286295-TT

Cho phép mở phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài (trong cùng một tỉnh, thành phố với trụ sở chính của trường cao đẳng) Cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động – Thương binh và    Xã hội

2

B-BLD-286294-TT

Cho phép mở phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài (tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của trường cao đẳng)
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

B-BLD-286300-TT

Cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài (trong cùng một tỉnh, thành phố với trụ sở chính của trường trung cấp) Cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2

B-BLD-286299-TT

Cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài (tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp)

 

Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

I. Thủ tục hành chính mới ban hành

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1. Tên thủ tục: Giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2:

– Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định cho phép giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu. Trong quyết định cho phép giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài phải ghi rõ lý do giải thể, lý do chấm dứt hoạt động phân hiệu, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; phương án giải quyết tài sản và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do.

– Trường hợp trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Đối với giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu là 01 bộ, bao gồm:

– Văn bản đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu;

– Kết luận thanh tra, kiểm tra đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

– Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

– Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

b) Đối với giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu là 01 bộ, bao gồm:

– Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do giải thể, lý do chấm dứt hoạt động phân hiệu;

– Phương án giải thể, phương án chấm dứt hoạt động phân hiệu, trong đó nêu rõ phương án giải quyết tài sản, quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; Quyết định cho phép chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp và được phép giải thể, chấm dứt hoạt động đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

2. Tên thủ tục: Đổi tên trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài gửi văn bản đề nghị đổi tên đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cho phép đổi tên trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm văn bản đề nghị đổi tên.

2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đổi tên trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

2.8. Phí, lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài được xem xét đổi tên khi có văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập, trong đó nêu rõ lý do của việc đổi tên; tên của trường cao đẳng sau khi thay đổi.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

3. Tên thủ tục: Cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày làm việc trước khi hết thời hạn đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo, đại diện các bên liên kết đào tạo của trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học gửi văn bản đề nghị hoạt động liên kết đào tạo trở lại đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện liên kết theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ.

c) Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm tra thực tế, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định chấm dứt đình chỉ liên kết đào tạo và cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại.

3.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm văn bản đề nghị hoạt động liên kết đào tạo trở lại.

3.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ liên kết đào tạo.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt đình chỉ liên kết đào tạo và cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại.

3.8. Phí, lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học được phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại khi đáp ứng các điều kiện liên kết sau:

a) Ngành, nghề và trình độ đào tạo

Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP được liên kết đào tạo các ngành, nghề và trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, trừ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, tôn giáo và bảo đảm không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

b) Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;

– Trường hợp đồng cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

c) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

– Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề liên kết. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học;

– Thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề liên kết đào tạo phải bảo đảm đủ theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết.

d) Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo

Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết.

đ) Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và các tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật giáo dục nghề nghiệp hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các chương trình liên kết hoặc tiêu chuẩn của quốc gia có cơ sở đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

– Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;

– Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Tỷ lệ tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo.

e) Ngôn ngữ giảng dạy và học tập:

– Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;

– Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của các bên liên kết, nhưng tối thiểu phải đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

– Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

4. Tên thủ tục: Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

4.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2:

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thẩm tra, lấy ý kiến các cơ quan liên quan (nếu có), trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong đó nêu lý do, sự cần thiết thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài; dự kiến nhân sự giữ chức trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;

c) Bản sao Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;

d) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;

đ) Lý lịch cá nhân của người dự kiến giữ chức trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam có xác nhận của người đứng đầu tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài ở nước ngoài hoặc của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

e) Các văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.

4.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

4.8. Phí, lệ phí: Không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu Văn bản đề nghị cho phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo Mẫu 5A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân;

b) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động;

c) Đã có thời gian hoạt động giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;

d) Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

5. Tên thủ tục: Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

5.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện gửi hồ sơ đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2:

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thẩm tra, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với những nội dung chính: Tên, địa chỉ của văn phòng đại diện; nội dung thay đổi, bổ sung; lý do sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện;

b) Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (trừ trường hợp bị mất).

5.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (cấp lại).

5.8. Phí, lệ phí: Không

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được thành lập;

– Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện tại Việt Nam;

– Hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

b) Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thay đổi chức năng, phạm vi hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;

– Thay đổi trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài từ quốc gia này sang quốc gia khác;

– Bị mất hoặc rách nát giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi hoặc bị mất, rách nát giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc 30 ngày trước khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

6. Tên thủ tục: Cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

6.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận lập hồ sơ gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2:

– Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận hoàn thiện hồ sơ và gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và nêu rõ lý do.

c) Bước 3:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

6.2. Cách thức thực hiện: gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân.

Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận đặt trụ sở chính.

b) Đề án thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

c) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.

đ) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

e) Đối với trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài các hồ sơ trên cần bổ sung:

– Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận của các thành viên góp vốn.

– Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập.

– Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập.

– Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

g) Ngoài ra, hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục  hoạt động không vì lợi nhuận cần bổ sung các giấy tờ sau:

– Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này;

– Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;

– Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;

– Dự thảo Quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

6.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

6.8. Lệ phí: Không

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

a) Mu văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016.

b) Mu đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016.

6.10. Yêu cầu, điều kin thực hiện thủ tục hành chính

Trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

b) Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

c) Vốn đầu tư thành lập trường cao đẳng được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.

d) Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

đ) Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác.

e) Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiCam kết được công bố công khai để xã hội biết và giám sát;

g) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

7. Tên thủ tục: Công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận

7.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận gửi hồ sơ đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2:

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì, tổ chức thẩm định và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa bảo đảm theo ý kiến của các cơ quan có liên quan, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thêm các nội dung.

7.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận (trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

b) Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

c) Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;

d) Bản sao quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

đ) Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất và báo cáo kiểm toán theo định kỳ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

7.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

7.8. Phí, lệ phí: Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác;

b) Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cam kết được công bố công khai để xã hội biết và giám sát;

c) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Tên thủ tục: Giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2:

– Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép giải thể, chấm dứt  hoạt động phân hiệu. Trong quyết định cho phép giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; quyết định cho phép chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài phải ghi rõ lý do giải thể, lý do chấm dứt hoạt động phân hiệu, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; phương án giải quyết tài sản và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do.

– Trường hợp trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập hồ sơ đề nghị giải thể, hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động phân hiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Đối với giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt hoạt động phân hiệu trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu là 01 bộ, bao gồm:

– Văn bản đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể, lý do bị chấm dứt hoạt động phân hiệu;

– Kết luận thanh tra, kiểm tra đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

– Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

– Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

b) Đối với giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ giải thể, hồ sơ chấm dứt hoạt động phân hiệu là 01 bộ, bao gồm:

– Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do giải thể, lý do chấm dứt hoạt động phân hiệu;

– Phương án giải thể, phương án chấm dứt hoạt động phân hiệu, trong đó nêu rõ phương án giải quyết tài sản, quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Quyết định cho phép chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động phân hiệu đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp và được phép giải thể, chấm dứt hoạt động phân hiệu đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

2. Tên thủ tục: Đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi văn bản đề nghị đổi tên đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm văn bản đề nghị đổi tên.

2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.8. Phí, lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem xét đổi tên khi có văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cán nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập, trong đó nêu rõ lý do của việc đổi tên; tên của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp sau khi thay đổi.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

3. Tên thủ tục: Cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày làm việc trước khi hết thời hạn đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo, đại diện các bên liên kết đào tạo gửi văn bản đề nghị hoạt động liên kết đào tạo trở lại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện liên kết theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ.

c) Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm tra thực tế, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định chấm dứt đình chỉ liên kết đào tạo và cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại.

3.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm văn bản đề nghị hoạt động liên kết đào tạo trở lại.

3.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp bị đình chỉ liên kết đào tạo.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt đình chỉ liên kết đào tạo và cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại.

3.8. Phí, lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Ngành, nghề và trình độ đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP được liên kết đào tạo các ngành, nghề và trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, trừ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, tôn giáo và bảo đảm không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

b) Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;

– Trường hợp đồng cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

c) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

– Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề liên kết. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học;

– Thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề liên kết đào tạo phải bảo đảm đủ theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết.

d) Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết.

đ) Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và các tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật giáo dục nghề nghiệp hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các chương trình liên kết hoặc tiêu chuẩn của quốc gia có cơ sở đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

– Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;

– Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Tỷ lệ tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo.

e) Ngôn ngữ giảng dạy và học tập:

– Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;

– Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của các bên liên kết, nhưng tối thiểu phải đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

– Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

4. Tên thủ tục: Cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

4.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận lập hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2:

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và nêu rõ lý do.

c) Bước 3

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

4.2. Cách thức thực hiện: gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân.

b) Đề án thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

c) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.

đ) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.

e) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài các hồ sơ trên cần bổ sung:

– Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp của các thành viên góp vốn.

– Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập.

– Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập.

– Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp.

g) Ngoài ra, hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần bổ sung các giấy tờ sau:

– Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này;

– Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;

– Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;

– Dự thảo Quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

4.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

4.8. Phí, lệ phí: Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

a) Mu văn bản đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016.

b) Mu đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016.

4.10. Yêu cầu, điều kin thực hiện thủ tục hành chính

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

b) Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; đối với trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

c) Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

– Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng.

– Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng.

d) Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

đ) Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác;

e) Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính. Cam kết được công bố công khai để xã hội biết và giám sát;

g) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

5. Tên thủ tục: Công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận

5.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận gửi hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2:

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, tổ chức thẩm định và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa bảo đảm theo ý kiến của các cơ quan có liên quan, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thêm các nội dung.

5.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận (trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

b) Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

c) Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;

d) Bản sao quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

đ) Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất và báo cáo kiểm toán theo định kỳ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

5.8. Phí, lệ phí: Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác;

b) Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính nếu là trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Cam kết được công bố công khai để xã hội biết và giám sát;

c) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

II. Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1. Tên thủ tục: Cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận nộp hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng gửi đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

– Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận và nêu rõ lý do;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ

– Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả thẩm định;

– Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận hoàn thiện hồ sơ và gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng và nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Quyết định cho phép thành lập

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập đã được hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư);

c) Đề án thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận cho thuê đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính về vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp tối thiểu 100 tỷ đồng.

e) Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn trở lên hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ cần bổ sung:

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá về tài sản là vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh đề nghị thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

– Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh;

– Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên liên doanh cam kết góp vốn thành lập.

g) Ngoài hồ sơ nêu trên, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận phải bổ sung các giấy tờ sau:

– Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019;

– Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;

– Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

– Dự thảo Quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.4. Thời hạn giải quyết: 28 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

a) Mẫu văn bản đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019;

b) Mẫu Đề án thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng đủ điều kiện sau:

– Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).

– Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

– Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.

– Chương trình đào tạo:

+ Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;

+ Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 và Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019.

b) Ngoài các điều kiện nêu trên, khi thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.

c) Ngoài các điều kiện nêu tại điểm a ở trên, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được cho phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác;

– Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cam kết được công bố công khai để xã hội biết và giám sát;

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Ghi chú: Thủ tục hành chính này được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa về thời hạn giải quyết thủ tục; yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính; bổ sung thủ tục hành chính cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

2. Tên thủ tục: Chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài khi sáp nhập hoặc chia, tách; thẩm tra hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ đề nghị không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập trường; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của trường sau khi sáp nhập và trụ sở mới của trường sau khi chia, tách;

b) Biên bản họp của các bên góp vốn hoặc liên doanh về việc chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây:

– Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng ký kết. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập, thời hạn thực hiện sáp nhập.

– Đề án chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua. Đề án chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách; nguyên tắc và thủ tục chia, tách tài sản; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; thời hạn thực hiện chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đề án chia, tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ (nếu có) và thông báo cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động biết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông qua đề án.

2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

2.8. Phí, lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Ghi chú: Thủ tục hành chính này được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.

3. Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học

3.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học liên kết đào tạo gửi   hồ sơ đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2:

– Trường hợp hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.

– Căn cứ kết quả thẩm tra thực tế, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.

3.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký.

b) Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng.

c) Bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.

d) Bản sao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đối với chương trình đào tạo nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

3.4. Thời hạn giải quyết:  15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học thực hiện liên kết đào tạo nghề nghiệp với nước ngoài.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

3.8. Phí, lệ phí: Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

a) Mẫu Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo theo Mẫu 3A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

b) Mẫu Báo cáo đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài theo Mẫu 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Ngành, nghề và trình độ đào tạo

Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP được liên kết đào tạo các ngành, nghề và trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, trừ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, tôn giáo và bảo đảm không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

b) Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;

– Trường hợp đồng cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

c) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

– Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề liên kết. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học;

– Thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề liên kết đào tạo phải bảo đảm đủ theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết.

d) Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo

Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết.

đ) Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và các tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật giáo dục nghề nghiệp hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các chương trình liên kết hoặc tiêu chuẩn của quốc gia có cơ sở đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

– Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;

– Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Tỷ lệ tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo.

e) Ngôn ngữ giảng dạy và học tập:

– Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;

– Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của các bên liên kết, nhưng tối thiểu phải đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

– Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Ghi chú: Thủ tục hành chính này được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Tên thủ tục: Cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận nộp hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Bước 2:

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận và nêu rõ lý do;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả thẩm định.

c) Bước 3:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập đã được hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư);

c) Đề án thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận cho thuê đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính về vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp tối thiểu 50 tỷ đồng đối với trường trung cấp, tối thiểu 05 tỷ đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

e) Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn trở lên hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ cần bổ sung gồm có:

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá về tài sản là vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh đề nghị thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

– Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh;

– Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên liên doanh cam kết góp vốn thành lập.

g) Ngoài hồ sơ nêu trên, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận phải bổ sung các giấy tờ sau:

– Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019;

– Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;

– Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;

– Dự thảo Quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.4. Thời hạn giải quyết: 28 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

a) Mẫu văn bản đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019.

b) Mẫu Đề án thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng đủ điều kiện sau:

– Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).

– Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

– Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;

– Chương trình đào tạo:

+ Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;

+ Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 và Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019.

b) Ngoài các điều kiện nêu trên, khi thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giáo trình, phương pháp và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật. Các công trình xây dựng phục vụ cho người khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Có đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.

c) Ngoài các điều kiện nêu tại điểm a ở trên, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được cho phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác;

– Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cam kết được công bố công khai để xã hội biết và giám sát;

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Ghi chú: Thủ tục hành chính này được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa về thời hạn giải quyết thủ tục; yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính; bổ sung thủ tục hành chính cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

2. Tên thủ tục: Chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– Trường hợp hồ sơ đề nghị không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu đề nghị chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của trường, trung tâm sau khi sáp nhập và trụ sở mới của trường, trung tâm sau khi chia, tách;

b) Biên bản họp của các bên góp vốn hoặc liên doanh về việc chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây:

– Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng ký kết. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập, thời hạn thực hiện sáp nhập.

– Đề án chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua. Đề án chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách; nguyên tắc và thủ tục chia, tách tài sản; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; thời hạn thực hiện chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đề án chia, tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ (nếu có) và thông báo cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động biết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông qua đề án.

2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.8. Phí, lệ phí: Không

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Ghi chú: Thủ tục hành chính này được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.

3. Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

3.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Trường trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp liên kết đào tạo gửi hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2:

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.

– Căn cứ kết quả thẩm tra thực tế, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký.

b) Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng.

c) Bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.

d) Bản sao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đối với chương trình đào tạo nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp thực hiện liên kết đào tạo nghề nghiệp với nước ngoài.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức liên kết đào tạo.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

3.8. Phí, lệ phí: Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

a) Mẫu Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu 3A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

b) Mẫu Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Ngành, nghề và trình độ đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP được liên kết đào tạo các ngành, nghề và trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, trừ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, tôn giáo và bảo đảm không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

b) Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;

– Trường hợp đồng cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

c) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

– Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề liên kết. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học;

– Thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề liên kết đào tạo phải bảo đảm đủ theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết.

d) Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết.

đ) Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và các tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật giáo dục nghề nghiệp hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các chương trình liên kết hoặc tiêu chuẩn của quốc gia có cơ sở đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam;

– Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 15/2019/NĐ-CP phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

– Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;

– Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Tỷ lệ tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo.

e) Ngôn ngữ giảng dạy và học tập:

– Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;

– Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của các bên liên kết, nhưng tối thiểu phải đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

– Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 22 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Ghi chú: Thủ tục hành chính này được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.

III. Thủ tục hành chính được thay thế

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1. Tên thủ tục: Cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường nộp hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng gửi đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Bước 2: Thẩm tra hồ sơ và quyết định cho phép thành lập

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập;

b) Đề án thành lập;

c) Bản sao các giấy tờ pháp lý chứng minh cơ sở vật chất và năng lực tài chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.

1.8. Lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

a) Mẫu văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

b) Mẫu Đề án thành lập phân hiệu theo Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.

b) Có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.

c) Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai tối thiểu phải đạt 25% mức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ghi chú:

a) Thủ tục hành chính này được thay thế cho hai thủ tục hành chính, gồm:

– Thủ tục Cho phép mở phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài (trong cùng một tỉnh, thành phố với trụ sở chính của trường cao đẳng) và thủ tục;

– Cho phép mở phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài (tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của trường cao đẳng)

b) Thủ tục hành chính này được đơn giản hóa về thời hạn giải quyết thủ tục; yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính so với hai thủ tục hành chính trên.

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Tên thủ tục: Cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài

1.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1:

Trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp gửi đến Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

b) Bước 2:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập;

b) Đề án thành lập;

c) Bản sao các giấy tờ pháp lý chứng minh cơ sở vật chất và năng lực tài chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.8. Lệ phí: Không

1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

a) Mẫu văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;

b) Mẫu Đề án thành lập theo Mẫu 1B ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

a) Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.

b) Có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.

c) Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai tối thiểu phải đạt 25% mức quy định tại các điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

– Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ghi chú:

a) Thủ tục hành chính này được thay thế cho hai thủ tục hành chính, gồm:

– Cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài (trong cùng một tỉnh, thành phố với trụ sở chính của trường trung cấp).

– Cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài (tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp).

b) Thủ tục hành chính này được đơn giản hóa về thời hạn giải quyết thủ tục; yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính so với hai thủ tục hành chính trên.

 

QUYẾT ĐỊNH 981/QĐ-LĐTBXH NĂM 2019 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số, ký hiệu văn bản 981/QĐ-LĐTBXH Ngày hiệu lực 20/03/2019
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lao động - tiền lương
Bộ máy nhà nước, nội vụ
Ngày ban hành 10/07/2019
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản