TCN 68-216:2002 VỀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG SỬ DỤNG KÊNH THUÊ RIÊNG TỐC ĐỘ N X 64 KBIT/S – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68 – 216: 2002

THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG
SỬ DỤNG KÊNH THUÊ RIÊNG TỐC ĐỘ N x 64 KBIT/S
YÊU CẦU KỸ THUẬT

Terminal equipment connected to
The public telecommunications networks (ptns)
Using digital leased circuits at data rates of N x 64 kbit/s
Technical requirements

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu …………………………………………………………………………………………………………….

1. Phạm vi áp dụng ………………………………………………………………………………………………….

2. Tài liệu tham chiếu chuẩn ……………………………………………………………………………………..

3. Thuật ngữ, định nghĩa và các chữ viết tắt …………………………………………………………………

3.1 Thuật ngữ, định nghĩa……………………………………………………………………………………………

3.2 Các chữ viết tắt …………………………………………………………………………………………………..

4. Yêu cầu kỹ thuật chung …………………………………………………………………………………………

4.1 Điểm kết nối mạng ……………………………………………………………………………………………….

4.2 Các yêu cầu về điện tại giao diện…………………………………………………………………………….

5. Đặc trưng điện của các mạch trao đổi tại giao diện V.11………………………………………………..

5.1 Đặc trưng điện của mạch trao đổi cân bằng……………………………………………………………….

5.2 Các đặc trưng điện của mạch trao đổi không cân bằng………………………………………………..

6. Đặc trưng điện của các mạch trao đổi giao diện V.35………………………………………………….

6.1 Đặc trưng điện của mạch trao đổi cân bằng……………………………………………………………….

6.2 Đặc trưng điện của mạch trao đổi không cân bằng………………………………………………………

7. Đặc trưng điện của giao diện G.703 64 kbit/s……………………………………………………………..

7.1 Cổng lối ra………………………………………………………………………………………………………….

7.2 Cổng lối vào………………………………………………………………………………………………………..

Phụ lục A

A.1 Phương pháp đo các đặc trưng điện của giao diện V.11………………………………………………

A.2 Phương pháp đo các đặc trưng điện giao diện G.703 64 kbit/s……………………………………..

A.3 Phương pháp đo các đặc trưng điện tại giao diện V.35……………………………………………….

A.4 Các mạch trao đổi tại giao diện……………………………………………………………………………….

Phụ lục B

B.1 Các loại giắc nối………………………………………………………………………………………………….

B.2 Bảng tóm tắt các yêu cầu kỹ thuật…………………………………………………………………………..

B.3 Chuỗi bit giả ngẫu nhiên dài 211– 1 (2047 bit)……………………………………………………………….

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 216: 2002 “Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng tốc độ Nx64 kbit/s – Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn nội dung chính của các khuyến nghị ITU-T V.11, V.28, V.35; tiêu chuẩn ETSI EN 300 290 theo phương pháp bao hàm.

Để giúp cho người sử dụng có các thông tin cần thiết mà không phải tra cứu nhiều tài liệu khác, các phụ lục tham khảo B1 và B2 đã được bổ sung vào tiêu chuẩn, trong đó B1 là sơ đồ chân của các giắc cắm cần thiết, B2 là bảng tham chiếu đến các tiêu chuẩn quốc tế tương đương.

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 216: 2002 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên soạn, Vụ Khoa học – Công nghệ đề nghị và được Bộ Bưu chính, Viễn thông (MPT) ban hành theo Quyết định số 34/2002/QĐ-BBCVT ngày 31 tháng 12 năm 2002.

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 216: 2002 được ban hành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong trường hợp có tranh chấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.

 

THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

SỬ DỤNG KÊNH THUÊ RIÊNG TỐC ĐỘ N x 64 KBIT/S

YÊU CẦU KỸ THUẬT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2002/QĐ-BBCVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn TCN 68 – 216: 2002 quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu về điện và vật lý tại giao diện số kết nối các thiết bị đầu cuối viễn thông (TTE) vào mạng viễn thông công cộng (PTN) sử dụng kênh thuê riêng số tốc độ n x 64 kbit/s (với n ¸ 31).

Tiêu chuẩn TCN 68 – 216: 2002 là sở cứ cho việc chứng nhận hợp chuẩn thiết bị, nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động với mạng.

Tiêu chuẩn TCN 68 – 216: 2002 không đề cập đến các yêu cầu về an toàn điện và tương thích điện từ. Các yêu cầu này được quy định trong các tiêu chuẩn ngành liên quan như TCN 68 – 190: 2000 và TCN 68 – 191: 2000.

2. Tài liệu tham chiếu chuẩn

[1] ETSI EN 300.290: 2001: “Access and Terminal (AT) 64 kbit/s digital unrestricted leased line with octet integrity (D64U); Terminal equipment interface”.

[2] ITU-T Recommendation V.11: “Electrical characteristics for balanced double-current interchange circuits operating at data signaling rates up to 10 Mbit/s”; 1996.

[3] ITU-T Recommendation V.28: “Electrical characteristics for unbalanced double-current interchange circuits”; 1996.

[4] ITU-T Recommendation V.35: “Data transmission at 48 kbit/s using 60-108 kHz group band circuits”; 1996.

[5] ITU-T Recommendation G.703: “Physical/electrical characteristics of hierarchical digital interfaces”; 1998.

[6] ISO/IEC 2593: 1993: “Information technology – Telecommunications and information exchange between systems – 34 pole DTE/DCE interface connector mateability dimensions and contact number assignments”.

[7] ISO/IEC 4902: 189: “Information technology – Data communication – 37 pole DTE/DCE interface connector and contact number assignments”.

[8] HKTA 2030. Network Connection specification for connection of Customer Premises Equipment (CPE) to the public telecommunications network (PTNs) using digital leased circuits at data rates of nx64 kbit/s; March 1999.

3. Thuật ngữ, định nghĩa và các chữ viết tắt

3.1 Thuật ngữ, định nghĩa

Kênh thuê riêng: là phương tiện viễn thông của mạng viễn thông công cộng cung cấp các đặc tính truyền dẫn xác định giữa các điểm kết cuối mạng và không bao gồm các chức năng chuyển mạch mà người sử dụng có thể điều khiển được (ví dụ: chuyển mạch theo yêu cầu).

Điểm kết cuối mạng: là các kết nối vật lý và các thông số kỹ thuật của chúng tạo thành một phần của mạng viễn thông công cộng, giúp cho việc truy nhập và truyền tin có hiệu quả qua mạng viễn thông đó.

Thiết bị đầu cuối viễn thông (TTE): là thiết bị nối với mạng viễn thông công cộng hoặc mạng nội bộ hoặc mạng viễn thông chuyên dụng có nghĩa là: nối trực tiếp với kết cuối của mạng viễn thông hoặc liên kết với một mạng đã được nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết cuối của mạng viễn thông để gửi, nhận hoặc xử lý thông tin.

3.2 Các chữ viết tắt

ASD     Bộ phát hiện trạng thái

DC       Dòng một chiều

DCE     Thiết bị đầu cuối mạch số liệu

DTE      Thiết bị đầu cuối số liệu

EMC     Tương thích điện từ

IP         Điểm kết nối

LCL      Suy hao chuyển đổi dọc

NTP      Điểm kết cuối mạng

ppm     Phần triệu

PRBS(211– 1)      Chuỗi bit giả ngẫu nhiên (theo  quy định ở mục 2.1 của Khuyến nghị ITU O.152)

PTN      Mạng viễn thông công cộng

r.m.s     Giá trị hiệu dụng

TTE      Thiết bị đầu cuối viễn thông

UI         Khoảng đơn vị

4. Yêu cầu kỹ thuật chung

4.1 Điểm kết nối mạng

4.1.1 Vị trí

Như hình 1.

Hình 1: Điểm kết nối TTE với giao diện số nx 64 kbit/s

4.1.2 Yêu cầu

Thiết bị của nhà khai thác được lắp đặt và đi cáp tại nhà thuê bao để cung cấp điểm kết nối tới thiết bị đầu cuối TTE. Thiết bị của nhà khai thác có thể sử dụng cùng nguồn điện 220 V (AC) ± 10% hoặc 48 V (DC) ± 10% của TTE trong nhà thuê bao.

4.1.3 Loại giắc nối

Loại giắc nối tuỳ thuộc vào giao diện sử dụng.

– Giao diện V.35 sử dụng giắc nối 34 chân theo tiêu chuẩn ISO 2593 (M34).

– Giao diện V.11 sử dụng giắc nối 37 chân theo tiêu chuẩn ISO 4902 (DB37).

– Giao diện G703 64 kbit/s sử dụng giắc nối loại 8 chân theo tiêu chuẩn ISO/IEC 10173.

4.2 Các yêu cầu về điện tại giao diện

4.2.1 Loại giao diện

Giao diện số ứng với điểm kết nối của TTE là một trong các loại chính sau:

a) V.35;

b) V.11 hoặc

c) G.703 64 kbit/s.

4.2.2 Tốc độ số liệu và định thời

4.2.2.1 Tốc độ số liệu

TTE phải có khả năng hoạt động với tốc độ n x 64 kbit/s với n = 1 ¸ 31, dung sai tốc độ ± 10-4.

4.2.2.2 Định thời

– TTE phải có khả năng hoạt động trong chế độ định thời tớ (trạng thái mặc định) và chế độ định thời chủ là tuỳ chọn.

– Giao diện thiết bị đầu cuối dùng cho các kênh thuê riêng tốc độ 64 kbit/s, cung cấp các kết nối điểm – điểm, hai hướng sử dụng tín hiệu định thời do mạng cung cấp. Phân bố tín hiệu định thời là đồng hướng.

5. Đặc trưng điện của các mạch trao đổi tại giao diện V.11

5.1 Đặc trưng điện của mạch trao đổi cân bằng

Đặc trưng điện của các mạch trao đổi cân bằng (mạch 103, 104, 113, 114 và 115 trong bảng 2) tuân thủ khuyến nghị ITU-T V.11, được trích dẫn nguyên vẹn sau đây.

5.1.1 Minh họa tượng trưng mạch trao đổi cân bằng

Thiết bị tại hai phía của giao diện có thể kết hợp máy phát và thu theo cách bất kỳ. Minh họa tượng trưng của mạch trao đổi trong hình 2 mô tả điểm trao đổi máy phát và điểm trao đổi tải.

Trong các ứng dụng truyền số liệu, cáp giao diện được cấp bởi DTE. DTE và cáp giao diện tạo ra một đường phân định với DCE. Đường phân định này cũng được gọi là điểm trao đổi như minh họa trong hình 3.

Vab Điện áp lối ra máy phát giữa các điểm A và B

Vca Điện áp lối ra máy phát giữa các điểm C và A

Vcb Điện áp lối ra máy phát giữa các điểm C và B

Zt Trở kháng kết cuối cáp

Vg Hiệu điện thế đất

A, B và A’, B’ Các điểm trao đổi

C, C’ Các điểm trao đổi chuẩn điện áp 0V

Hình 2: Minh họa tượng trưng của mạch trao đổi cân bằng

Hình 3: Minh họa thực tế của giao diện

5.1.2 Các trạng thái tín hiệu máy phát và máy thu

5.1.2.1 Trạng thái tín hiệu máy phát

Các trạng thái tín hiệu của máy phát được xác định bằng điện áp giữa các điểm lối ra A và B trong hình 2.

Điện thế điểm A dương so với điểm B tương ứng với trạng thái tín hiệu mạch số liệu là 0 (không có xung); mạch điều khiển và định thời là ON.

Điện thế điểm A âm so với điểm B ứng với trạng thái tín hiệu mạch số liệu là 1 (có xung); mạch điều khiển và định thời là OFF.

5.1.2.2 Trạng thái tín hiệu máy thu

Các mức tín hiệu chênh lệch của máy thu được quy định trong bảng 1, với VA’ và VB’ tương ứng là điện áp tại điểm A’ và B’ so với điểm C’.

Bảng 1:  Các mức vi sai có nghĩa của máy thu

 

VA’ – VB’ £ – 0,3 V

VA’ – VB’ ³ + 0,3 V

Các mạch số liệu

1

0

Các mạch điều khiển và định thời

OFF

ON

5.1.3 Máy phát

5.1.3.1 Điện trở và điện áp lệch một chiều

Yêu cầu:

– Điện trở giữa điểm A và B của máy phát nhỏ hơn hoặc bằng 100 W, đủ cân bằng so với điểm C.

– Trong mọi điều kiện hoạt động, điện áp lệch một chiều của máy phát phải nhỏ hơn hoặc bằng 3,0 V.

Phép đo: Theo mục A.1.1.

5.1.3.2 Các tham số tĩnh

a) Hở mạch

Yêu cầu:

Khi nối điện trở 3900 W giữa điểm A và B, trong cả hai trạng thái nhị phân, biên độ điện áp vi sai V0 phải nhỏ hơn hoặc bằng 6,0 V, cả V0a  và V0b không được lớn hơn 6,0 V (hình 4a).

Phép đo: Theo mục A.1.2a.

b) Kết cuối

Yêu cầu:

– Với tải thử là hai điện trở 50 W mắc nối tiếp giữa hai điểm ra A và B. Điện áp vi sai Vt không nhỏ hơn giá trị lớn nhất trong hai giá trị: 2,0 V hay 50% biên độ V0 (hình 4b).

– Khi thay đổi trạng thái nhị phân, cực tính Vt sẽ bị đảo ngược (-Vt), sự khác nhau về biên độ của Vt và -Vt phải nhỏ hơn 0,4 V.

– Biên độ điện áp lệch một chiều của máy phát, V0s, nhỏ hơn hoặc bằng 3,0 V.

– Sự khác nhau về biên độ của V0s trong hai trạng thái nhị phân phải nhỏ hơn 0,4 V.

Phép đo: Theo mục A.1.2b.

c) Ngắn mạch

Yêu cầu:

Khi nối ngắn mạch điểm A và B với điểm C, dòng qua mỗi điểm lối ra A hay B (trong hình 4c) trong cả hai trạng thái nhị phân không lớn hơn 150 mA.

Phép đo: Theo mục A.1.2c.

d) Ngắt nguồn

Yêu cầu:

Khi ngắt nguồn, với điện áp giữa mỗi lối ra và điểm C trong dải từ -0,25 V đến +0,25 V (như trong hình 4d), biên độ dòng rò lối ra (Ixa và Ixb) không được lớn hơn 100 µA.

Phép đo: Theo mục A.1.2d.

Hình 4: Máy phát – các tham số tĩnh

5.1.3.3 Độ cân bằng động điện áp và thời gian sườn lên của xung

Yêu cầu:

– Với tín hiệu thử lối vào gồm các bit “1” và “0” có độ rộng xung danh định tb, khi chuyển tiếp giữa hai trạng thái nhị phân, biên độ tín hiệu lối ra thay đổi đều giữa 0,1 và 0,9 Vss trong khoảng thời gian lớn nhất trong hai giá trị: 0,1 tb hoặc 20 ns (xác định trong hình 5). Sau đó, điện áp tín hiệu sẽ không thay đổi lớn hơn 10%Vss xung quanh giá trị trạng thái ổn định.

– Giá trị đỉnh-đỉnh của điện áp do không cân bằng điện trở gây ra (VE) nhỏ hơn 0,4 V.

Phép đo: Theo mục A.1.3.

Hình 5:  Cân bằng động và thời gian sườn lên của xung

5.1.4 Tải

5.1.4.1 Các đặc tính

Tải gồm máy thu (R) và điện trở kết cuối cáp (Zt) như mô tả trong hình 2. Các đặc trưng điện của máy thu được xác định theo các tham số trong hình 6, 7 và 8, mô tả trong các mục 5.1.4.2, 5.1.4.3 và 5.1.4.4.

5.1.4.2 Dòng – điện áp lối vào máy thu

– Với điện áp Via (hoặc Vib) có giá trị giữa -10 và +10 V khi Vib (hoặc Via) bằng 0 V, dòng vào Iia (hay Iib) phải có giá trị trong vùng giới hạn ở hình 6.

– Các giá trị trên áp dụng khi có hoặc không có nguồn nuôi.

Hình 6: Dòng – điện áp lối vào máy thu

5.1.4.3 Độ nhạy tín hiệu lối vào DC

Yêu cầu:

– Máy thu phải chuyển trạng thái logic lối ra chính xác khi Vcm có giá trị trong dải -7 V tới +7 V mà không cần điện áp lối vào vi sai (Vi) lớn hơn 300 mV. Đảo ngược cực tính của Vi làm cho máy thu chuyển sang trạng thái nhị phân ngược lại.

– Điện áp giữa một trong hai lối vào và đất máy thu (Vcm) không được lớn hơn 10 V và không làm hỏng máy thu. Máy thu phải chịu được điện áp vi sai cực đại 12 V giữa các lối vào mà không bị hư hại.

– Khi có tổ hợp điện áp Via và Vib (hình 7) xác định trong bảng 2 ở lối vào, máy thu phải duy trì được trạng thái logic lối ra mà không bị hư hại.

Phép đo: Theo mục A.1.4.

Hình 7:  Độ nhạy lối vào DC của máy thu

Bảng 2:  Các mức điện áp đầu vào và ra

Điện áp sử dụng (V)

Điện áp lối vào Vi (V)

Trạng thái nhị phân lối ra

Mục đích đo kiểm

Via

Vib

-12

0

+12

0

0

-12

0

+12

-12

+12

+12

-12

Không xác định

Đảm bảo an toàn các lối vào của máy thu

+10

+4

-10

-4

+4

+10

-4

-10

+6

-6

-6

+6

0

1

1

0

Duy trì trạng thái logic chính xác tại  Vi = 6 V

Đo ngưỡng 300 mV

+0,30

0

+0,3

0

}Vcm = 0 V

0

+0,30

-0,3

1

+7,15

+6,85

+0,3

}Vcm = +7V

+6,85

+7,15

-0,3

-7,15

-6,85

-0,3

1

}Vcm = -7V

-6,85

-7,15

+0,3

0

5.1.4.4 Cân bằng lối vào

Độ cân bằng của điện trở lối vào và các thiên áp bên trong máy thu phải đảm bảo cho máy thu duy trì ổn định trạng thái nhị phân trong các điều kiện được chỉ ra trong hình 8 và được mô tả như sau:

a) Vi = +720 mV, Vcm thay đổi trong khoảng -7 V đến +7 V;

b) Vi = -720 mV, Vcm thay đổi trong khoảng -7 V đến +7 V;

c) Vi = +300 mV, Vcm là sóng vuông có giá trị đỉnh – đỉnh 1,5 V tại tốc độ số liệu cao nhất;

d) Vi = -300 mV, Vcm là sóng vuông có giá trị đỉnh – đỉnh 1,5 V tại tốc độ số liệu cao nhất.

Hình 8: Độ cân bằng lối vào của máy thu

5.1.4.5 Kết cuối

Sử dụng trở kháng kết cuối cáp (Zt) là tuỳ chọn. Trong mọi trường hợp, tổng điện trở tải phải nhỏ hơn 100 W.

5.2 Các đặc trưng điện của mạch trao đổi không cân bằng

Đặc trưng điện của các mạch trao đổi không cân bằng (các mạch còn lại của bảng 2) tuân thủ khuyến nghị ITU-T V.28, được trích dẫn nguyên vẹn sau đây.

5.2.1 Mạch trao đổi tương đương

Hình 9 là mạch trao đổi tương đương với các tham số điện được quy định kèm theo.

Mạch tương đương không phụ thuộc vào vị trí máy phát nằm trong thiết bị kết cuối/ mạch số liệu và tải nằm trong thiết bị đầu cuối số liệu hay ngược lại.

Trở kháng của máy phát/ tải bao gồm cả trở kháng của cáp nằm về phía máy phát/ tải của điểm trao đổi.

Thiết bị tại hai phía giao diện có thể kết hợp các máy phát và các máy thu theo tổ hợp bất kỳ.

Trong các ứng dụng truyền số liệu, cáp giao diện được cấp bởi DTE. DTE và cáp giao diện tạo ra một đường phân định với DCE. Đường phân định này cũng được gọi là điểm trao đổi và được thực hiện bằng một bộ giắc nối. Các ứng dụng cũng yêu cầu các mạch trao đổi theo hai hướng như minh họa trong hình 10.

V0: Điện áp máy phát hở mạch

R0: Tổng điện trở một chiều hiệu dụng kết hợp với máy phát, đo tại điểm trao đổi

C0: Tổng điện dung hiệu dụng kết hợp với máy phát, đo tại điểm trao đổi

V1: Điện áp tại điểm trao đổi so với đất.

CL: Tổng điện dung hiệu dụng kết hợp với tải, đo tại điểm trao đổi

RL: Tổng điện trở một chiều hiệu dụng kết hợp với tải, đo tại điểm trao đổi

EL: Điện áp tải hở mạch

Hình 9: Mạch trao đổi tương đương

Hình 10: Minh họa thực tế của giao diện

5.2.2 Tải

Các điều kiện để đo trở kháng tải như minh họa trong hình 11. Trở kháng phía tải của mạch trao đổi có điện trở một chiều (RL), trong giới hạn: 3000W < RL < 7000W.

Khi điện áp thử (Em) có biên độ từ 3 V đến 15 V, thì dòng vào (I) đo được phải trong giới hạn:

Điện áp tải hở mạch, (EL) không được lớn hơn 2 V. Điện dung rẽ mạch hiệu dụng của tải, (CL), đo tại điểm trao đổi không được lớn hơn 2500 pF.

Hình 11: Mạch kiểm tra tương đương

5.2.3 Máy phát

Biên độ điện áp máy phát hở mạch, (V0), trên một mạch trao đổi bất kỳ không lớn hơn 15 V.

Không quy định trở kháng phía máy phát (R0 và C0) của mạch trao đổi. Tuy nhiên, tổ hợp V0 và C0 được lựa chọn sao cho ngắn mạch giữa hai mạch trao đổi bất kỳ không gây ra dòng lớn hơn 0,5 A.

Ngoài ra, khi điện áp hở mạch tải EL = 0, điện trở tải 3000W < RL < 7000W, thì điện áp tại điểm trao đổi: 5V £ V1 £ 15V .

Không quy định điện dung C0 tại phía máy phát của mạch trao đổi. Tuy nhiên, cùng với điện trở tải RL, máy phát có khả năng tải tất cả các điện dung phía máy phát, C0, cùng với điện dung tải CL = 2500 pF.

5.2.4 Điện áp và mức logic

Điện áp và mức logic đối với các mạch trao đổi được quy định trong bảng 3.

Bảng 3:  Điện áp và mức logic

Mạch trao đổi

V1 < – 3 V

V1 > + 3 V

Số liệu

Điều khiển, định thời

1

OFF

0

ON

5.2.5 Các đặc trưng tín hiệu

Các giới hạn sau áp dụng đối với tất cả các tín hiệu trao đổi (số liệu, điều khiển, định thời) tại điểm trao đổi khi mạch trao đổi được nối với mạch thu có tải thoả mãn các yêu cầu xác định trong mục 5.2.2 (trừ nhiễu ngoài).

a. Tất cả các tín hiệu đi vào vùng chuyển tiếp sẽ tiếp tục qua vùng này tới trạng thái tín hiệu ngược lại và cho đến khi có sự thay đổi trạng thái tín hiệu tiếp theo, ngoại trừ điều kiện như mô tả ở điểm f).

b. Khi tín hiệu đang trong vùng chuyển tiếp, không có sự đảo ngược hướng thay đổi điện áp, ngoại trừ điều kiện như mô tả ở điểm f).

c. Đối với các mạch trao đổi điều khiển, thời gian tín hiệu qua vùng chuyển tiếp khi thay đổi trạng thái không lớn hơn 1 ms.

d. Đối với các mạch trao đổi số liệu và định thời, thời gian tín hiệu qua vùng chuyển tiếp khi thay đổi trạng thái không lớn hơn giá trị thấp nhất trong hai giá trị sau: 1 ms hoặc 3% chu kỳ danh định của trạng thái trên mạch trao đổi.

e. Để giảm xuyên âm giữa các mạch trao đổi, giá trị cực đại của tốc độ thay đổi điện áp tức thời không được lớn hơn 30 V/µs.

f. Khi sử dụng các thiết bị cơ điện trên các mạch trao đổi, không áp dụng điểm a) và b) cho các mạch trao đổi số liệu.

6. Đặc trưng điện của các mạch trao đổi giao diện V.35

6.1 Đặc trưng điện của mạch trao đổi cân bằng

Đặc trưng điện của các mạch trao đổi cân bằng (mạch 103, 104, 113, 114 của bảng 1) tuân thủ phụ lục II trong khuyến nghị ITU-T V.35, được trích dẫn nguyên vẹn sau đây.

6.1.1 Máy phát

Mạch này phải tuân theo các yêu cầu sau:

a. Trở kháng nguồn trong dải từ 50 đến 150 W;

b. Điện trở giữa các đầu cuối bị ngắn mạch và mạch 102: 150 ± 15 W.

c. Khi kết cuối bằng tải thuần trở 100 W, điện áp đầu cuối – đầu cuối phải có giá trị 0,55 V ± 20%, sao cho đầu cuối A dương so với đầu cuối B khi phát bit “0” và trạng thái sẽ đảo lại khi phát bit “1”.

d. Thời gian tăng từ điểm 10% tới 90% của bất kỳ sự thay đổi trạng thái khi kết cuối như trong mục c) phải nhỏ hơn giá trị lớn nhất trong hai giá trị sau: 1% độ rộng xung danh định của phần tử tín hiệu bất kỳ hoặc 40 ns.

e. Trung bình số học điện áp đầu cuối A so với mạch 102 và đầu cuối B so với mạch 102 (điện áp lệch một chiều) không lớn hơn 0,6 V khi được kết cuối như trong mục c).

6.1.2 Tải

Tải phải tuân theo các yêu cầu sau:

a. Trở kháng lối vào trong khoảng: 100 ± 10 W, là thuần trở trong dải tần hoạt động;

b. Điện trở giữa các đầu cuối ngắn mạch và mạch 102: 150 ± 15 W.

6.1.3 Cáp

Cáp giao diện phải là cáp kim loại nhiều đôi cân bằng với giá trị trở kháng đặc tính giữa 80 và 120 W tại tần số cơ bản của dạng sóng định thời.

6.2 Đặc trưng điện của mạch trao đổi không cân bằng

Các đặc trưng điện của các mạch trao đổi không cân bằng (các mạch còn lại của bảng 1) tuân thủ khuyến nghị ITU-T V.28 như đã được trích dẫn trong mục 5.2.

7. Đặc trưng điện của giao diện G.703 64 kbit/s

7.1 Cổng lối ra

7.1.1 Mã hoá tín hiệu

Yêu cầu:

Tín hiệu phát từ cổng lối ra phải tuân theo các nguyên tắc mã hoá như sau:

Bước 1: Một chu kỳ bit 64 kbit/s được chia thành 4 khoảng đơn vị

Bước 2: Bit nhị phân 1 được mã hoá thành khối bốn bit: 1100

Buớc 3: Bit nhị phân 0 được mã hoá thành khối bốn bit: 1010

Bước 4: Tín hiệu nhị phân được chuyển thành tín hiệu ba mức bằng cách thay thế luân phiên cực tính các khối.

Bước 5: Sự thay thế cực tính của các khối được thực hiện cứ sau 8 khối, đánh dấu bit cuối trong mỗi byte.

Các nguyên tắc chuyển đổi minh họa trong hình 12.

Phép đo: Theo mục A.2.1.

Hình 12: Nguyên tắc mã hóa

7.1.2 Dạng xung

Yêu cầu: Dạng xung tại cổng lối ra phải tuân theo các yêu cầu trong bảng 4 và các hình 13, 14.

Phép đo: Theo mục A.2.2.

Bảng 4: Dạng xung lối ra

Dạng xung (danh định là vuông)

Tất cả các xung của tín hiệu hợp lệ phải tuân theo giới hạn như hình 13 và 14, không kể đến cực tính

Cáp cho mỗi hướng truyền Một đôi dây đối xứng
Trở kháng tải thử 120 W, thuần trở
Điện áp đỉnh danh định mức cao (có xung) 1,0 V
Điện áp đỉnh mức thấp (không xung) 0 ± 0,1 V
Độ rộng xung danh định 3,9 µs đối với xung đơn

7,8 µs đối với xung kép

Tỉ lệ biên độ xung dương và âm tính từ điểm giữa độ rộng xung danh định Từ 0,95 tới 1,05
Tỉ lệ các độ rộng xung dương và âm tính từ điểm giữa biên độ xung Từ 0,95 tới 1,05

Hình 13: Giới hạn đối với xung đơn

Hình 14:  Giới hạn đối với xung kép

7.1.3 Định thời lối ra

Thiết bị đầu cuối phải có khả năng:

– Đồng bộ định thời lối ra với tín hiệu định thời thu được tại phía thu của giao diện; hay

– Đồng bộ định thời lối ra với tín hiệu chuẩn bên ngoài (chế độ hoạt động cận đồng bộ).

Chú ý: Yêu cầu trên không loại trừ các nguồn định thời phụ, ví dụ nguồn xung nhịp nội.

7.1.4 Rung pha lối ra

Yêu cầu: Rung pha đỉnh – đỉnh lối ra không được lớn hơn các giá trị quy định trong bảng 5.

Phép đo: Theo mục A.2.5.

Bảng 5:  Giá trị rung pha lối ra cực đại

Băng thông bộ lọc đo

Rung pha lối ra đỉnh-đỉnh (cực đại)

Băng cao

Băng thấp

20 Hz

20 kHz

0,25 UI

3 kHz

20 kHz

0,05 UI

Chú ý: 0,25 UI = 3,9 ms; 0,05 UI = 0,78 ms

7.1.5 Trở kháng so với đất

Yêu cầu: Khi thiết bị đầu cuối có nối đất, trở kháng so với đất của cổng lối ra phải lớn hơn 1000 W trong dải tần từ 10 Hz tới 1 MHz khi đo với điện áp tín hiệu thử hình sin có biên độ 2 V r.m.s.

Phép đo: Theo mục A.2.6.

7.1.6 Suy hao chuyển đổi dọc (LCL)

Yêu cầu: Khi thiết bị đầu cuối có nối đất, suy hao chuyển đổi dọc cổng lối ra không nhỏ hơn các giá trị quy định trong bảng 6.

Phép đo: Theo mục A.2.7.

Bảng 6: Suy hao chuyển đổi dọc lối ra

Tần số

Suy hao chuyển đổi dọc

3,4 kHz 40 dB
3,4 kHz tới 34 kHz Giảm 20 dB/10 độ chia từ 40 dB xuống 20 dB
34 kHz tới 256 kHz 20 dB

7.2 Cổng lối vào

7.2.1 Mã hoá tín hiệu

Yêu cầu: Cổng lối vào phải giải mã không có lỗi tín hiệu đã được mã hoá tuân theo các nguyên tắc mã hoá trong mục 7.1.1.

Phép đo: Theo mục A.2.3.

7.2.2 Giới hạn xung nhịp lối vào

Thiết bị đầu cuối phải hoạt động không có lỗi với tín hiệu mã hoá theo các nguyên tắc mã hoá trong mục 7.1.1 trong dải 64 kbit/s ± 100 ppm.

7.2.3 Giới hạn rung pha lối vào

Yêu cầu: Thiết bị đầu cuối phải hoạt động không có lỗi với rung pha lối vào hình sin cực đại quy định trong hình 15 và bảng 7.

Phép đo: Theo mục A.2.5.

Hình 15: Giới hạn rung pha lối vào

Bảng 7: Giới hạn rung pha lối vào

Biên độ đỉnh – đỉnh, UI

Tần số, Hz

A1

A2

f1

f2

f3

f4

0,25

0,05

20

600

3000

20000

Chú ý: 0,25 UI = 3,9 ms; 0,05 UI = 0,78 ms

7.2.4 Giới hạn suy hao lối vào

Yêu cầu: Cổng lối vào phải hiểu chính xác tín hiệu 64 kbit/s lối vào tuân theo các nguyên tắc mã hoá trong mục 7.1.1 sau khi qua đôi dây cáp với các đặc tính sau:

a. Suy hao tuân theo luật , suy hao tại tần số 128 kHz nằm trong dải từ 0 tới 3 dB;

b. Trở kháng đặc tính bằng 120 W ± 20% trong dải tần từ 200 kHz đến 1 MHz; bằng 120 W ± 10% tại 1 MHz.

Phép đo: Theo mục A.2.3.

7.2.5 Miễn nhiễm với các phản xạ

Yêu cầu:

– Không có lỗi xuất hiện khi tổ hợp của một tín hiệu thường và một tín hiệu nhiễu qua cáp nhân tạo có suy hao tại tần số 128 kHz nằm trong dải từ 0 tới 3 dB được đưa tới lối vào.

– Tín hiệu thường là chuỗi bit giả ngẫu nhiên độ dài 211-1 tuân theo quy định ở mục 2.1 của khuyến nghị ITU-T O.152 (tham khảo phụ lục B.3) và các nguyên tắc mã hoá trong mục 7.1.1, có dạng sóng thoả mãn các điều kiện trong hình 13 và 14.

– Tín hiệu nhiễu là tín hiệu có cùng dạng như tín hiệu danh định nhưng có mức thấp hơn so với tín hiệu danh định 20 dB với tốc độ 64 kbit/s ± 100 ppm, không đồng bộ với tín hiệu danh định.

Phép đo: Theo mục A.2.3.

7.2.6 Suy hao phản xạ

Yêu cầu: Suy hao phản xạ lối vào tương ứng với điện trở 120 W tại giao diện phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong bảng 8.

Phép đo: Theo mục A.2.4.

Bảng 8: Suy hao phản xạ lối vào

Tần số

Suy hao phản xạ

4 kHz tới13 kHz 12 dB
13 kHz tới 256 kHz 18 dB
256 kHz tới 384 kHz 14 dB

7.2.7 Trở kháng so với đất

Yêu cầu: Khi thiết bị đầu cuối có nối đất, trở kháng so với đất của cổng lối vào phải lớn hơn 1000 W trong dải tần từ 10 Hz đến 1 MHz khi đo với điện áp tín hiệu thử hình sin có biên độ 2 V r.m.s.

Phép đo: Theo mục A.2.6.

7.2.8 Suy hao chuyển đổi dọc (LCL)

Yêu cầu: Khi thiết bị đầu cuối có nối đất, suy hao chuyển đổi dọc của cổng lối vào không nhỏ hơn các giá trị quy định trong bảng 9.

Phép đo: Theo mục A.2.7.

Bảng 9:  Suy hao chuyển đổi dọc cổng lối vào

Tần số

Suy hao chuyển đổi dọc

3,4 kHz 40 dB
3,4 kHz tới 34 kHz Giảm 20 dB/10 độ chia từ 40 dB xuống 20 dB
34 kHz tới 256 kHz 20 dB

Ghi chú: Đối với tín hiệu có tốc độ n x 64 kbit/s (n = 2 ¸ 31) được định tuyến qua thiết bị ghép kênh 2048 kbit/s thì giao diện phải có cùng đặc tính điện/vật lý với giao diện 2048 kbit/s.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

A.1 Phương pháp đo các đặc trưng điện của giao diện V.11

A.1.1 Điện áp lệch một chiều của máy phát

Cấu hình đo: hình A.1.1.

Thực hiện:

– Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị 50 W giữa hai điểm A và B.

– Đo điện áp giữa A và B, điện áp điểm giữa hai điện trở và điểm C trong hai trạng thái nhị phân “1” và “0”.

– Trong cả hai trường hợp, giá trị tuyệt đối của điện áp lệch một chiều không được lớn hơn 3 V. Thay đổi về giá trị tuyệt đối của biên độ điện áp lệch một chiều không lớn hơn 0,3 V.

Hình A.1.1: Đo điện áp lệch một chiều máy phát

A.1.2 Các tham số tĩnh

a) Hở mạch

Cấu hình đo: hình A.1.2a.

Thực hiện:

– Đo điện áp giữa A và B, giữa A và C, giữa B và C trong cả hai trường hợp trạng thái nhị phân là “1” và “0”.

– Trong cả hai trường hợp, giá trị tuyệt đối của các điện áp đo được phải nhỏ hơn hoặc bằng 6,0 V.

b) Kết cuối

Cấu hình đo: hình A.1.2b.

Thực hiện:

– Công tắc S1 ở vị trí đóng, công tắc S2 ở vị trí mở. Đo điện áp giữa A và B bằng vôn kế V1. Đây là giá trị V0.

– Tiếp theo, công tắc S1 ở vị trí mở, công tắc S2 ở vị trí đóng. V1 chỉ giá trị điện áp Vt, V2 chỉ giá trị điện áp Vos.

– Thực hiện các bước trên trong cả hai trường hợp trạng thái nhị phân là “1” và “0”.

Hình A.1.2:  Đo các tham số tĩnh của máy phát

c) Ngắn mạch

Cấu hình đo: hình A.1.2c.

Thực hiện:

– Đo các giá trị dòng lối ra từ A đến C và từ B đến C trong cả hai trường hợp trạng thái nhị phân tín hiệu lối ra là “1” và “0”.

– Giá trị tuyệt đối dòng đo được phải nhỏ hơn 150 µA.

d) Ngắt nguồn

Cấu hình đo: hình A.1.2d.

Thực hiện:

– Tắt nguồn máy phát;

– Đặt điện áp giữa mỗi đầu ra A, B và điểm C trong dải – 0,25 V tới +0,25 V;

– Đo dòng lối ra bằng các micro ampe kế A1 và A2;

– Giá trị tuyệt đối của dòng đo được phải nhỏ hơn 100 µA.

A.1.3 Độ cân bằng động điện áp và thời gian sườn lên của xung

Cấu hình đo: hình A.1.3.

Thực hiện:

– Máy phát tạo tín hiệu lối vào gồm các xung “1” và “0” liên tiếp với độ rộng xung tb có thể thay đổi được quanh giá trị 200 ns.

– Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng giữa hai điểm A và B. Giá trị điện áp đỉnh – đỉnh giữa hai điểm A và B phải nhỏ hơn 0,4 V.

– Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng giữa hai điểm C và D. Khi độ rộng xung danh định của tín hiệu thử, tb ³  200 ns, thời gian sườn lên của xung đầu ra tr £ 0,1tb. Khi tb £ 200 ns, thời gian sườn lên của xung đầu ra tr £ 20 ns.

Hình A.1.3:  Đo cân bằng động điện áp thời gian sườn lên của xung

A.1.4 Độ nhạy tín hiệu lối vào DC

Cấu hình đo: hình A.1.4.

Thực hiện:

– Đặt các điện áp lối vào Via, Vib và điện áp Vi theo các giá trị quy định trong bảng A.1. Xác định giá trị nhị phân lối ra có tuân thủ theo bảng A.1 hay không.

Hình A.1.4: Đo độ nhạy tín hiệu lối vào DC

Bảng A.1: Các mức điện áp thử

Điện áp sử dụng (V)

Điện áp lối vào (V)

Trạng thái nhị phân lối ra

Via

Vib

-12

0

+12

0

0

-12

0

+12

-12

+12

+12

-12

Không xác định

+10

+4

-10

-4

+4

+10

-4

-10

+6

-6

-6

+6

0

1

1

0

+0,30

0

+7,15

+6,85

-7,15

-6,85

0

+0,30

+6,85

+7,15

-6,85

-7,15

+0,3

-0,3

+0,3

-0,3

-0,3

+0,3

0

1

0

1

1

0

A.2 Phương pháp đo các đặc trưng điện giao diện G.703 64 kbit/s

A.2.1 Mã hoá tín hiệu tại cổng lối ra

Cấu hình đo: hình A.2.1

Thực hiện:

– Thiết bị đầu cuối phát luồng bit có cả bit nhị phân 1 và 0, ví dụ PRBS(211– 1).

– Dùng thiết bị đo giám sát luồng bit ra. Trong khoảng thời gian đo là 5 phút, tối thiểu có 1 phút không lỗi.

Hình A.2.1: Đo mã hoá tín hiệu tại cổng lối ra

A.2.2 Dạng xung tại cổng lối ra

Cấu hình đo: hình A.2.2.

Thực hiện:

– Thiết bị đầu cuối phát các xung có khoảng trống và dấu. Dùng thiết bị đo, đo biên độ và dạng các xung dương và âm (đo tại tâm khoảng thời gian xung) và độ rộng xung dương và âm (đo tại điểm giữa danh định biên độ xung, nghĩa là 0,5 V).

– Độ chính xác phép đo phải tốt hơn 30 mV. Thiết bị đo có khả năng ghi lại thành phần DC, băng thông lớn hơn hoặc bằng 200 MHz.

Hình A.2.2: Đo dạng xung lối ra

A.2.3 Mã hoá, giới hạn suy hao lối vào và miễn nhiễm đối với các phản xạ

Cấu hình đo: hình A.2.3.

Thực hiện:

– Máy đo và máy phát mẫu tạo các tín hiệu là chuỗi bit giả ngẫu nhiên độ dài (211– 1) tuân theo quy định ở mục 2.1 của khuyến nghị ITU-T O.152 và các nguyên tắc mã hoá trong mục 7.1.1, có dạng sóng thoả mãn các điều kiện trong hình 13 và 14.

– Tín hiệu nhiễu từ máy phát mẫu có cùng dạng như tín hiệu thử với tốc độ 64 kbit/s ± 100 ppm, không đồng bộ với tín hiệu thử.

– Mạng kết hợp có trở kháng 120 W, tín hiệu nhiễu được đưa vào nhánh suy hao 20 dB của mạng, tín hiệu thử được đưa vào nhánh có suy hao 0 dB.

– Bộ mô phỏng cáp có suy hao 3 dB tại tần số 128 kHz và đặc tính suy hao tuân theo luật 

– Giám sát số liệu lối ra trong các điều kiện:

a. Không có bộ mô phỏng cáp và tín hiệu nhiễu, có tín hiệu thử PRBS từ máy đo; và

b. Có bộ mô phỏng cáp và không có tín hiệu nhiễu; và

c. Không có bộ mô phỏng cáp và có tín hiệu nhiễu; và

d. Có bộ mô phỏng cáp và có tín hiệu nhiễu.

+ Tráo dây nối tới thiết bị đầu cuối và lặp lại phép đo

+ Trong thời gian đo 5 phút, tối thiểu có 1 phút số liệu thu được từ thiết bị đầu cuối giống với tín hiệu được tạo ra.

Chú ý: Luật  của bộ mô phỏng cáp được áp dụng trong dải tần từ 100 kHz tới 1 MHz.

Hình A.2.3:  Đo giới hạn suy hao lối vào và tính miễn nhiễm đối với các phản xạ

A.2.4 Suy hao phản xạ tại cổng lối vào

Cấu hình đo: hình A.2.4.

Thực hiện:

– Máy phát tạo tín hiệu thử hình sin có biên độ đỉnh 1 V tần số giữa 4 kHz và 384 kHz.

– Đo điện áp tại một nhánh cầu bằng vôn kế chọn tần cóp băng thông nhỏ hơn 1 kHz.

– Giá trị suy hao phản xạ đo được phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị cho trong bảng 8.

Hình A.2.4:  Đo suy hao phản xạ tại cổng lối vào

A.2.5 Rung pha lối vào và ra

Cấu hình đo: hình A.2.5.

Thực hiện:

– Thiết bị đầu cuối có thể cấu hình như sau:

+ Định thời lối ra chuẩn theo xung nhịp nội, hoặc

+ Định thời lối ra chuẩn theo nguồn xung nhịp ngoài bất kỳ.

– Nguồn điều chế có thể ở trong máy phát xung nhịp hoặc máy phát mẫu. Máy phát mẫu tạo tín hiệu chuỗi giả ngẫu nhiên 211– 1. Phép đo thực hiện với tốc độ số liệu danh định 64 kbit/s. Có thể cần thiết đồng bộ máy phát mẫu với:

+ Cổng lối ra thiết bị đầu cuối khi thiết bị đầu cuối hoạt động ở chế độ nguồn xung nhịp nội, hoặc

+ Với nguồn đồng bộ ngoài khi thiết bị đầu cuối đồng bộ theo nguồn này để tránh khả năng xảy ra các trượt.

– Nguồn điều chế cho lối vào tín hiệu thiết bị đầu cuối tạo ra các thành phần rung pha hình sin tại các điểm trên đồ thị hình 15 và bảng 7.

Trong thời gian đo, yêu cầu không có lỗi bit xuất hiện, giá trị rung pha đỉnh – đỉnh tuân theo bảng 5.

Hình A.2.5: Đo rung pha vào và ra

A.2.6 Trở kháng so với đất

Cấu hình đo: hình A.2.6.

Thực hiện:

– Máy phát tạo tín hiệu hình sin (Vgen) biên độ 2V r.m.s ± 20 mV, dải tần từ 10 Hz tới 1 MHz. Đo điện áp thử Vtest.

– Giá trị Vtest phải nhỏ hơn 19,2 V r.m.s.

Hình A.2.6: Đo trở kháng so với đất

A.2.7 Suy hao chuyển đổi dọc

Cấu hình đo: hình A.2.7.

Thực hiện:

– Máy phát tạo tín hiệu thử hình sin (Vgen) điện áp 1 V r.m.s ± 10 mV, tần số bất kỳ trong dải từ 3,4 kHz tới 256 kHz.

– Suy hao chuyển đổi dọc  phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị cho trong bảng 6 và bảng 9

Hình A.2.7:  Đo suy hao chuyển đổi dọc

A.3 Phương pháp đo các đặc trưng điện tại giao diện V.35

Tương tự như phương pháp đo các đặc trưng điện tại giao diện V.11.

A.4 Các mạch trao đổi tại giao diện

A.4.1 Giao diện V.35

Các mạch trao đổi tại giao diện V.35 tuân thủ theo bảng A.4.1.

Bảng A.4.1: Các mạch trao đổi tại giao diện V.35

Ký hiệu

Chức năng

102

Đất tín hiệu

103

Số liệu phát

104

Số liệu thu

105

Yêu cầu phát

106

Sẵn sàng phát

107

Mạch số liệu sẵn sàng

109

Phát hiện có tín hiệu đường dây trên kênh số liệu

114

Nhịp tín hiệu phát

115

Nhịp tín hiệu thu

A.4.2 Giao diện V.11

Các mạch trao đổi tại giao diện V.11 tuân thủ theo bảng A.4.2

Bảng A.4.2: Các mạch trao đổi tại giao diện V.11

Ký hiệu

Chức năng

102

Đất tín hiệu

103

Số liệu phát

104

Số liệu thu

105

Yêu cầu phát

106

Sẵn sàng phát

107

Mạch số liệu sẵn sàng

109

Phát hiện có tín hiệu đường dây trên kênh số liệu

113

Nhịp tín hiệu phát (nguồn DTE)

114

Nhịp tín hiệu phát (nguồn DCE)

115

Nhịp tín hiệu thu (nguồn DCE)

140

Đấu vòng, kiểm tra bảo dưỡng

141

Đấu vòng nội bộ

142

Báo hiệu kiểm tra

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

B.1 Các loại giắc nối

B.1.1 Giắc nối 34 chân theo tiêu chuẩn ISO 2593 (M34)

Hình B.1.1.1:  Giắc nối DTE (kích thước theo mm)

Hình B.1.1.2: Giắc nối DCE (kích thước theo mm)

Bảng B.1.1.1: Quy định chân nối của giắc nối 34 chân ISO 2593

Chân*

Chức năng**

Ký hiệu mạch theo ITU-T

Hướng

A

Chú ý 1

B

Đất tín hiệu

102

Chung

C

Yêu cầu phát

105

Từ DTE

D

Sẵn sàng phát

106

Tới DTE

E

Mạch số liệu sẵn sàng

107

Tới DTE

F

Phát hiện tín hiệu đường dây trên kênh số liệu

109

Tới DTE

H

Nối số liệu tới đường dây hoặc

Đầu cuối số liệu sẵn sàng (chú ý 2)

108/1

108/2

Từ DTE

Từ DTE

J

Chỉ thị gọi (chú ý 2)

125

Tới DTE

K

F1

L

Đấu vòng nội bộ (chú ý 2)

N

Đấu vòng/Kiểm tra bảo dưỡng (chú ý 2)

140

Từ DTE

R

Số liệu thu dây A

104

Từ DTE

T

Số liệu thu dây B

104

Từ DTE

V

Nhịp tín hiệu thu dây A

115

Tới DTE

X

Nhịp tín hiệu thu dây B

115

Tới DTE

Y

Nhịp tín hiệu phát dây A

114

Tới DTE

AA

Nhịp tín hiệu phát dây B

114

Tới DTE

P

Số liệu phát dây A

103

Từ DTE

S

Số liệu phát dây B

103

Từ DTE

U

Nhịp tín hiệu phát dây A (chú ý 2)

113

Từ DTE

Z

F2

W

Nhịp tín hiệu phát dây B (chú ý 2)

113

Từ DTE

BB

F2

CC

F3

DD

F4

EE

F3

FF

F4

HH

N1

JJ

N2

KK

N1

LL

N2

MM

F

NN

Chỉ thị kiểm tra (chú ý 2)

142

Tới DTE

*N = Dùng dành riêng cho quốc gia

F = Dành riêng cho các tiêu chuẩn quốc tế tương lai, không dùng cho quốc gia.

Chú ý:

1. Chân A dành để nối các màn chắn của cáp giao diện. Màn chắn có thể nối tới đất bảo vệ hoặc đất tín hiệu tại DTE hay DCE theo các quy định quốc gia. Đất tín hiệu có thể nối với đất bảo vệ tuỳ theo quy định quốc gia. Cần chú ý tránh các mạch vòng đất có dòng cao.

2. Các chức năng này không có trong khuyến nghị V.35.

B.1.2 Giắc nối 37 chân theo tiêu chuẩn ISO 4902 (DB37)

Hình B.1.2.1:  Giắc nối DTE (kích thước theo mm)

Hình B.1.2.2:  Giắc nối DCE (kích thước theo mm)

Bảng B.1.2.1: Quy định chân nối của giắc nối 37 chân ISO 4902

Hàng chân phía trên2)

Hàng chân phía dưới2)

Loại máy thu4)

Hướng tới

Chân số

Mạch số

Điểm  trao đổi3)

Chân số

Mạch số

Điểm trao đổi3)

DTE

DCE

1

1)

2

N

A-A’

20

102b

C-B’

2

x

3

N

A-A’

21

N

B/C-B’

1

x

4

103

A-A’

22

103

B/C-B’

1

x

5

114

A-A’

23

114

B/C-B’

1

x

6

104

A-A’

24

104

B/C-B’

1

x

7

105

A-A’

25

105

B/C-B’

1

x

8

115

A-A’

26

115

B/C-B’

1

x

9

106

A-A’

27

106

B/C-B’

1

x

10

141

A-A’

28

N

A-A’

2

x

11

107

A-A’

29

107

B/C-B’

1

x

12

108*

A-A’

30

108*

B/C-B’

1

x

13

109

A-A’

31

109

B/C-B’

1

x

14

140

A-A’

32

N

A-A’

2

x

15

N

A-A’

33

N

A-A’

2

x

16

111

A-A’

34

N

A-A’

2

x

17

113

A-A’

35

113

B/C-B’

1

x

18

142

A-A’

36

N

A-A’

2

x

19

102

C-C’

37

102a

C-B’

x

N – Chân dùng dành riêng cho quốc gia

*  – Mạch 108/1 hoặc 108/2 (nếu có một trong hai)

Chú ý:

1. Chân 1 dành để nối các màn chắn của cáp giao diện. Màn chắn có thể nối tới đất bảo vệ hoặc đất tín hiệu tại DTE hay DCE theo các quy định quốc gia. Đất tín hiệu có thể nối với đất bảo vệ tuỳ theo quy định quốc gia. Cần chú ý tránh các mạch vòng đất có dòng cao.

2. Các chân của mỗi hàng được sắp xếp để tạo cặp nối với cáp nhiều đôi. Mỗi hàng trong bảng biểu thị các chân tạo cặp tương ứng, ví dụ 2 và 20, 3 và 21.

3.  A, A, B, B’, C và C’ chỉ thị các điểm trao đổi trong hình 2 của khuyến nghị V.10 và V.11. Trong bảng này B/C có nghĩa gán là B khi sử dụng máy phát V.11 và gán là C khi sử dụng máy phát V.10.

4.  Các loại máy thu quy định trong V.10. Loại máy thu 1 có nghĩa là có thể sử dụng các máy phát V.10 hoặc V.11. Chỉ các máy phát V.11 sử dụng cho các mạch 103, 104, 114, 115. Loại máy thu 2 có nghĩa là sử dụng các máy phát V.10.

B.1.3 Giắc nối loại 8 chân theo tiêu chuẩn ISO/IEC 10173

Bảng B.1.3.1: Qui định chân cắm

Tiếp điểm

Giao diện với thiết bị

1 và 2

Đôi dây thu

3

Điểm nối vỏ (nếu có)

4 và 5

Đôi dây phát

6

Điểm nối vỏ (nếu có)

7

Không sử dụng

8

Không sử dụng

B.2 Bảng tóm tắt các yêu cầu kỹ thuật

Điều khoản

Nội dung điều khoản

Yêu cầu

Tham chiếu đến các tiêu chuẩn khác

Mục

Tên

4

Yêu cầu kỹ thuật chung      

4.1

Các yêu cầu về an toàn điện và tương thích điện từ trường      

4.1.1

Đảm bảo quá áp quá dòng Tuân thủ TCN 68 – 140: 1995 3.2.7 TCN 68 -140: 1995

4.1.2

Đảm bảo an toàn cho khai thác viên và người sử dụng Tuân thủ TCN 68 – 190: 2000 3.2 TCN 68 -190: 2000

4.1.3

Bảo vệ người sử dụng khỏi quá áp trên mạng viễn thông Tuân thủ TCN 68 – 190: 2000 3.2 TCN 68-190: 2000

4.1.4

Yêu cầu về tương thích điện từ trường Tuân thủ TCN 68 – 191: 2000   TCN 68-191: 2000

4.2

Điểm kết nối mạng      

4.2.1

Vị trí Hình 1    

4.2.2

Yêu cầu Nguồn 220 V (AC) ± 10% hoặc 48 V (DC) ± 10%    

4.2.3

Loại kết nối Tuỳ thuộc giao diện sử dụng   ISO 4902

ISO 2593

ISO/IEC 10173

4.3

Các yêu cầu tại giao diện    

4.3.1

Loại giao diện V.35; V.11 hoặc G.703 64 kbit/s  

4.3.2

Tốc độ số liệu và định thời    

4.3.2.1

Tốc độ số liệu n x 64 kbit/s (n = 1 ¸ 31)  

4.3.2.2

Định thời TTE phải có khả năng hoạt động trong cả hai chế độ định thời tớ (mặc định) và chủ (tuỳ chọn)  

4.3.3

Các mạch trao đổi tại giao diện    

5

Đặc trưng điện của mạch trao đổi giao diện V.11  

5.1

Đặc trưng điện của mạch trao đổi cân bằng Tuân thủ Khuyến nghị V.11

ITU-T V.11

5.1.1

Mạch trao đổi tương đương Hình 2

3

ITU-T V.11

5.1.2

Các trạng thái tín hiệu  

4

ITU-T V.11

5.1.2.1

Máy phát Điện áp giữa các điểm A và B trong hình 2

4.1

ITU-T V.11

5.1.2.2

Máy thu Bảng 1

4.2

ITU-T V.11

5.1.3

Máy phát  

5

ITU-T V.11

5.1.3.1

Điện trở và điện áp lệch một chiều Điện trở £ 100 W

Điện áp lệch £ 3,0 V

5.1

ITU-T V.11

5.1.3.1

Các tham số tĩnh  

5.2

ITU-T V.11

a)

Hở mạch

5.2.1

ITU-T V.11

b)

Kết cuối

5.2.2

ITU-T V.11

c)

Ngắn mạch

5.2.3

ITU-T V.11

d)

Ngắt nguồn

5.2.4

ITU-T V.11

5.1.3.3

Độ cân bằng động điện áp và thời gian sườn lên của xung VE < 0,4 V

tb ³ 200 ns, tr £ 0,1tb

tb < 200 ns, tr £ 20 ns

5.3

ITU-T V.11

5.1.4

Tải  

6

ITU-T V.11

5.1.4.1

Các đặc tính Xác định theo các tham số hình 6 và 7

6.1

ITU-T V.11

5.1.4.2

Dòng-điện áp lối vào máy thu Xác định trong hình 6

6.2

ITU-T V.11

5.1.4.3

Độ nhạy lối vào DC Xác định trong bảng 2

6.3

ITU-T V.11

5.1.4.4

Cân bằng lối vào TTE duy trì ổn định trạng thái trong các điều kiện ở hình 8 và:

a) Vi = +720 mV

Vcm: -7 V ¸ +7 V

b) Vi = -720 mV

Vcm: -7 V ¸ +7V

c) Vi = +300 mV

Vcm: = 1,5 V (đỉnh – đỉnh)

d) Vi = -300 mV

Vcm= 1,5V (đỉnh – đỉnh)

6.4

ITU-T V.11

5.1.4.5

Kết cuối Z < 100 W

6.5

ITU-T V.11

5.2

Đặc trưng điện của mạch trao đổi không cân bằng Tuân  thủ  theo  Khuyến  nghị V.28

ITU-T V.28

5.2.1

Mạch trao đổi tương đương Hình 9

2

ITU-T V.28

5.2.2

Tải 3000W < RL < 7000W

CL £ 2500 pF

3

ITU-T V.28

5.2.3

Máy phát V0 £ 15 V

4

ITU-T V.28

5.2.4

Các mức có nghĩa Bảng 3

5

ITU-T V.28

5.2.5

Các đặc trưng tín hiệu  

6

ITU-T V.28

6

Đặc trưng điện của giao diện V.35  

ITU-T V.35

6.1

Đặc trưng điện của mạch trao đổi cân bằng  

Phụ lục II

ITU-T V.35

6.1.1

Máy phát  

II.3

ITU-T V.35

a)

Trở kháng 50 ¸ 150 W

a)

ITU-T V.35

b)

Điện trở giữa các đầu cuối ngắn mạch và mạch 102 150 ± 15 W

a)

ITU-T V.35

c)

Điện áp đầu cuối – đầu cuối 0,55 V ± 20%

b)

ITU-T V.35

d)

Thời gian tăng từ 10 ¸ 90% của bất kỳ sự thay đổi trạng thái mục c) Nhỏ hơn giá trị lớn nhất trong hai giá trị 1% độ rộng xung danh định hoặc 40 ns

c)

ITU-T V.35

e)

Điện áp lệch một chiều £ 0,6 V

e)

ITU-T V.35

6.1.2

Tải  

II.4

ITU-T V.35

a)

Trở kháng lối vào 100 ± 10 W

a)

ITU-T V.35

b)

Điện trở giữa các đầu cuối ngắn mạch và mạch 102 150 ± 15 W

b)

ITU-T V.35

6.1.3

Cáp Cáp  kim  loại  nhiều  đôi  cân bằng trở kháng 80 ÷ 120 W

II.5

ITU-T V.35

7

Đặc trưng điện của giao diện G.703 64 kbit/s  

5.2

ETSI EN 300 290

7.1

Cổng lối ra  

5.2.1

ETSI EN 300 290

7.1.2

Mã hoá tín hiệu  

4.2.1.1

ITU-T G.703

7.1.2

Dạng sóng Bảng 4, hình 13 và 14 5.2.1.2

ETSI EN 300 290

7.1.3

Định thời lối ra – Từ phía thu

– Từ nguồn ngoài

5.2.1.3

ETSI EN 300 290

7.1.4

Rung pha lối ra Bảng 5 5.2.1.4

ETSI EN 300 290

7.1.5

Trở kháng so với đất > 1000 W 5.2.15

ETSI EN 300 290

7.1.6

Suy hao chuyển đổi dọc Bảng 6 5.2.1.6

ETSI EN 300 290

7.2

Cổng lối vào   5.2.2

ETSI EN 300 290

7.2.1

Mã hoá tín hiệu Như mục 7.1.1 5.2.2.1

ETSI EN 300 290

7.2.3

Giới hạn rung pha lối vào Hình 15 và bảng 7 5.2.2.3

ETSI EN 300 290

7.2.4

Giới hạn suy hao lối vào   5.2.5.5

ETSI EN 300 290

7.2.5

Miễn nhiễm với các phản xạ   5.2.5.6

ETSI EN 300 290

7.2.4

Suy hao phản xạ Bảng 8 5.2.2.4

ETSI EN 300 290

7.2.5

Trở kháng so với đất > 1000 W 5.2.2.5

ETSI EN 300 290

7.2.6

Suy hao chuyển đổi dọc Bảng 9 5.2.2.6

ETSI EN 300 290

B.3 Chuỗi bit giả ngẫu nhiên dài 211– 1 (2047 bit)

Chuỗi bit giả ngẫu nhiên này thường được sử dụng trong các phép đo lỗi và rung pha trên các mạch hoạt động với tốc độ 64 kbit/s và n x 64 kbit/s.

Chuỗi bit này được phát đi từ một thanh ghi dịch 11 tầng trong đó các đầu ra của tầng thứ 9 và 11 được cộng mô-đun 2 với nhau, kết quả sau đó được đưa trở lại đầu vào của tầng thứ nhất.

Số tầng của thanh ghi dịch: 11

Độ dài của chuỗi bit giả ngẫu nhiên: 211 – 1 = 2047 bit

Độ dài chuỗi toàn mức 0 dài nhất: 10

  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TCN 68-216:2002 VỀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI KẾT NỐI VÀO MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG SỬ DỤNG KÊNH THUÊ RIÊNG TỐC ĐỘ N X 64 KBIT/S – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCN68-216:2002 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành 31/12/2002
Cơ quan ban hành Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản