THÔNG TƯ 02/2018/TT-BTTTT VỀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA – PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN DO BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/07/2019

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 02/2018/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2018

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA – PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN”

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số Vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA – Phần truy nhập vô tuyến.

Điều 1.Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA – Phần truy nhập vô tuyến (QCVN 117:2018/BTTTT).

Điều 2.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ,
Cổng thông tin điện tử Bộ;
– Lưu: VT, KHCN (250).

BỘ TRƯỞNG

Trương Minh Tuấn

QCVN 117:2018/BTTTT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA – PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

National technical regulation

on Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) User Equipment (UE) – Radio Access

 

Mục lục

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Ký hiệu

1.6. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Điều kiện môi trường

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Công suất ra cực đại của máy phát

2.2.2. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát

2.2.3. Phát xạ giả của máy phát

2.2.4.Công suất ra cực tiểu của máy phát

2.2.5. Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS)

2.2.6. Đặc tính chặn của máy thu

2.2.7. Đáp ứng giả của máy thu

2.2.8. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu

2.2.9. Phát xạ giả của máy thu

2.2.10. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát

2.2.11. Độ nhạy tham chiếu của máy thu

2.2.12. Phát xạ bức xạ

2.2.13. Chức năng điều khiển và giám sát

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO

3.1. Điều kiện môi trường

3.2. Giải thích kết quả đo

3.3. Phương pháp đo

3.3.1. Công suất ra cực đại của máy phát

3.3.2. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát

3.3.3. Phát xạ giả của máy phát

3.3.4. Công suất ra cực tiểu của máy phát

3.3.5. Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS)

3.3.6. Đặc tính chặn của máy thu

3.3.7. Đáp ứng giả của máy thu

3.3.8. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu

3.3.9. Phát xạ giả của máy thu

3.3.10. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát

3.3.11. Độ nhạy tham chiếu của máy thu

3.3.12. Phát xạ giả bức xạ

3.3.13. Các chức năng điều khiển và giám sát

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC A(Quy định) Điều kiện môi trường

 

Lời nói đầu

QCVN 117:2018/BTTTT được xây dựng trên cơ sở ETSI EN 301 908-13 V11.1.1 (2016-07) và ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 (2016-07) của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 117:2018/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTTTT ngày 13 tháng 04 năm 2018.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THÔNG TIN DI ĐỘNG E – UTRA – PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

National technical regulation

on Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) User Equipment (UE) – Radio Access

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phần truy nhập vô tuyến đối với các thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA hoạt động trên toàn bộ hoặc một trong các băng tần quy định từ Bảng 1 đến Bảng 5.

Bảng 1 – Băng tần hoạt động

Băng tần E-UTRA

Hướng truyền của UE

Băng tần hoạt động E-UTRA

1

Phát

1 920 MHz – 1 980 MHz

Thu

2 110 MHz – 2 170 MHz

3

Phát

1 710 MHz – 1 785 MHz

Thu

1 805 MHz – 1 880 MHz

5

Phát

824 MHz – 835 MHz

Thu

869 MHz – 880 MHz

7

Phát

2 500 MHz – 2 570 MHz

Thu

2 620 MHz – 2 690 MHz

8

Phát

880 MHz – 915 MHz

Thu

925 MHz – 960 MHz

Bảng 1 –           Băng tần hoạt động kết hợp sóng mang liền kề trong băng

Băng tần
CA E-UTRA

Băng tần
E-UTRA

Hướng truyền của UE

Băng tần hoạt động
E-UTRA

CA_1

1

Phát

1 920 MHz – 1 980 MHz

Thu

2 110 MHz – 2 170 MHz

CA_3

3

Phát

1 710 MHz – 1 785 MHz

Thu

1 805 MHz – 1 880 MHz

CA_7

7

Phát

2 500 MHz – 2 570 MHz

Thu

2 620 MHz – 2 690 MHz

Bảng 2 – Băng tần hoạt động kết hợp sóng mang ngoài băng (2 băng)

Băng tần CA
E-UTRA

Băng tần
E-UTRA

Băng tần hoạt động UL

Băng tần hoạt động DL

BS thu/UE phát

BS phát/UE thu

FUL_low – FUL_high

FDL_low – FDL_high

CA_1-3

1

1 920 MHz – 1 980 MHz

2 110 MHz – 2 170 MHz

3

1 710 MHz – 1 785 MHz

1 805 MHz – 1 880 MHz

CA_1-5

1

1 920 MHz – 1 980 MHz

2 110 MHz – 2 170 MHz

5

824 MHz – 835 MHz

869 MHz – 880 MHz

CA_1-7

1

1 920 MHz – 1 980 MHz

2 110 MHz – 2 170 MHz

7

2 500 MHz – 2 570 MHz

2 620 MHz – 2 690 MHz

CA_1-8

1

1 920 MHz – 1 980 MHz

2 110 MHz – 2 170 MHz

8

880 MHz – 915 MHz

925 MHz – 960 MHz

CA_3-5

3

1 710 MHz – 1 785 MHz

1 805 MHz – 1 880 MHz

5

824 MHz – 835 MHz

869 MHz – 880 MHz

CA_3-7

3

1 710 MHz – 1 785 MHz

1 805 MHz – 1 880 MHz

7

2 500 MHz – 2 570 MHz

2 620 MHz – 2 690 MHz

CA_3-8

3

1 710 MHz – 1 785 MHz

1 805 MHz – 1 880 MHz

8

880 MHz – 915 MHz

925 MHz – 960 MHz

CA_5-7

5

824 MHz – 835 MHz

869 MHz – 880 MHz

7

2 500 MHz – 2 570 MHz

2 620 MHz – 2 690 MHz

Bảng 3 – Băng tần hoạt động kết hợp sóng mang ngoài băng (3 băng)

Băng tần CA
E-UTRA

Băng tần
E-UTRA

Băng tần hoạt động UL

Băng tần hoạt động DL

BS thu/UE phát

BS phát/UE thu

FUL_low – FUL_high

FDL_low – FDL_high

CA_1-3-8

1

1 920 MHz – 1 980 MHz

2 110 MHz – 2 170 MHz

3

1 710 MHz – 1 785 MHz

1 805 MHz – 1 880 MHz

8

880 MHz – 915 MHz

925 MHz – 960 MHz

Bảng 4 – Băng tần hoạt động kết hợp sóng mang không liền kề trong băng

Băng tần CA
E-UTRA

Băng tần
E-UTRA

Băng tần hoạt động UL

Băng tần hoạt động DL

BS thu/UE phát

BS phát/UE thu

FUL_low – FUL_high

FDL_low – FDL_high

CA_3-3

3

1 710 MHz – 1 785 MHz

1 805 MHz – 1 880 MHz

CA_7-7

7

2 500 MHz – 2 570 MHz

2 620 MHz – 2 690 MHz

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

ETSI TS 136 521-1 (V12.7.0) (10-2015): “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) conformance specification; Radio transmission and reception; Part 1: Conformance testing (3GPP TS 36.521-1 version 12.7.0 Release 12)”.

ETSI TS 136 508 (V12.7.0) (10-2015): “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) and Evolved Packet Core (EPC); Common test environments for User Equipment (UE) conformance testing (3GPP TS 36.508 version 12.7.0 Release 12)”.

ETSI TS 136 101 (V11.14.0) (10-2015): “LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) radio transmission and reception (3GPP TS 36.101 version 11.14.0 Release 11)”.

IEC 60068-2-1 (2007): “Environmental testing – Part 2-1: Tests – Test A: Cold”.

IEC 60068-2-2 (2007): “Environmental testing – Part 2-2: Tests – Test B: Dry heat”.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Băng thông kênh kết hợp (aggregated channel bandwidth)

Băng thông vô tuyến tại đó UE phát và thu nhiều sóng mang kết hợp liền kề.

1.4.2. Cấu hình băng thông truyền dẫn kết hợp (aggregated transmission bandwidth configuration)

Số khối tài nguyên được phân bổ trong băng thông kênh kết hợp.

1.4.3. Kết hợpsóng mang (carrier aggregation)

Kết hợp hai hay nhiều sóng mang thành phần để mở rộng băng thông truyền dẫn.

1.4.4. Băng tần kết hợpsóng mang (carrier aggregation band)

Tập hợp của một hoặc nhiều băng tần hoạt động qua đó nhiều sóng mang được kết hợp theo các yêu cầu kỹ thuật xác định.

1.4.5. Loại băng thông kết hợpsóng mang (carrier aggregation bandwidth class)

Được định nghĩa bởi cấu hình băng thông truyền dẫn kết hợp và số lượng tối đa sóng mang thành phần được hỗ trợ bởi UE.

Bảng 5 – Các loại băng thông CA và băng tần bảo vệ danh định tương ứng

Loại băng thông CA

Cấu hình băng thông truyền dẫn kết hợp

Số lượng CC liền kề

Băng tần bảo vệ danh định BWGB

A

NRB,agg ≤ 100

1

a1 BWChannel(1) – 0,5Δf1 (Chú thích 2)

B

NRB,agg ≤ 100

2

0,05 max(BWChannel(1),BWChannel(2)) – 0,5Δf1

C

100 < NRB,agg ≤ 200

2

0,05 max(BWChannel(1),BWChannel(2)) – 0,5Δf1

CHÚ THÍCH 1: BWChannel(j), j = 1, 2, 3 là băng thông kênh của sóng mang thành phần E-UTRA theo Bảng 5.4.2-1của tài liệu ETSI TS 136 521-1. Δf1 = Δf đối với đường xuống với Δf là khoảng cách sóng mang thành phần, Δf1 = 0 đối với đường lên.
CHÚ THÍCH 2: a1 = 0,05.

1.4.6. Cấu hình kết hợp sóng mang (carrier aggregation configuration)

Sự kết hợp của băng tần hoạt động CA và loại băng thông CA được hỗ trợ bởi UE.

1.4.7. Băng thông kênh (channel bandwidth)

Băng thông vô tuyến hỗ trợ sóng mang đơn RF E-UTRA với băng thông truyền dẫn được cấu hình ở đường lên hoặc đường xuống của tế bào.

CHÚ THÍCH 1: Băng thông kênh có thứ nguyên là MHz và được sử dụng làm tham chiếu cho các yêu cầu máy phát và máy thu.

CHÚ THÍCH 2: Băng thông kênh và cấu hình băng thông truyền dẫn đối với một sóng mang E UTRA được mô tả trong Hình 1 theo tài liệu ETSI TS 136 101.

Hình 1 – Băng thông kênh và cấu hình băng thông truyền dẫn đối với một sóng mang E-UTRA

1.4.8. Băng thông kênh kết hợp sóng mang (channel bandwidth for carrier aggregation)

Băng thông vô tuyến kết hợp từ nhiều hơn một sóng mang E-UTRA với băng thông truyền dẫn được cấu hình trong đường lên hoặc đường xuống của các tế bào khác nhau

CHÚ THÍCH: Băng thông kênh kết hợp và các biên băng thông kênh kết hợp của nhiều hơn 1 sóng mang E-UTRA được mô tả trong Hình 2 theo tài liệu ETSI TS 136 101.

Hình 2 – Băng thông kênh kết hợp và các biên băng thông kênh kết hợp đối với nhiều hơn một sóng mang E-UTRA

1.4.9. Biên của kênh (channel edge)

Tần số thấp nhất và cao nhất của sóng mang, cách nhau bởi băng thông kênh.

1.4.10. Sóng mang liền kề (contiguous carriers)

Tập hợp của hai hay nhiều sóng mang được cấu hình trong một khối phổ tần mà không có yêu cầu RF dựa trên sự cùng tồn tại cho các hoạt động không phối hợp trong cùng khối phổ.

1.4.11. Kết hợp sóng mang liên băng (inter-band carrier aggregation)

Kết hợp sóng mang từ các sóng mang thành phần trong các băng tần hoạt động khác nhau.

CHÚ THÍCH: Kết hợp sóng mang trong mỗi băng tần có thể là liền kề hoặc không liền kề.

1.4.12. Kết hợp sóng mang liền kề trong băng (intra-band contiguous carrier aggregation)

Các sóng mang liền kề kết hợp trong cùng băng tần hoạt động.

1.4.13. Kết hợp sóng mang không liền kề trong băng (intra-band non-contiguous carrier aggregation)

Các sóng mang không liền kề kết hợp trong cùng băng tần hoạt động.

1.4.14. Công suất đầu ra cực đại (maximum output power)

Mức công suất trung bình của mỗi sóng mang của UE đo tại đầu nối ăng ten trong điều kiện tham chiếu xác định.

1.4.15. Công suất trung bình (mean power)

Khi áp dụng cho truyền sóng E-UTRA, công suất trung bình là công suất đo được trong băng thông hệ thống hoạt động của sóng mang.

CHÚ THÍCH: Thời gian đo được giả định là ít nhất một khung phụ (1 ms), trừ khi có quy định khác.

1.4.16. Tham số báo hiệu mạng (network signalled value)

Được gửi từ các BS đến UE để chỉ ra thêm các yêu cầu phát xạ không mong muốn tới UE.

1.4.17. Băng thông chiếm dụng (occupied bandwidth)

Là độ rộng của băng tần số mà công suất trung bình được phát xạ tại các tần số thấp hơn cận dưới và cao hơn cận trên của băng tần đó bằng số phần trăm cho trước β/2 của tổng công suất trung bình của phát xạ đó.

1.4.18. Băng tần hoạt động (operating band)

Dải tần số được định nghĩa với một tập các yêu cầu kỹ thuật mà E-UTRA hoạt động.

CHÚ THÍCH: Băng tần cho E-UTRA được chỉ định bằng chữ số Ả Rập, các băng tần hoạt động tương ứng cho UTRA được chỉ định bằng chữ số La Mã.

1.4.19. Công suất đầu ra (output power)

Công suất trung bình của một sóng mang của UE phát tới tải có điện trở bằng trở kháng danh định của máy phát.

1.4.20. Băng thông tham chiếu (reference bandwidth)

Băng thông ở đó mức phát xạ được xác định.

1.4.21. Khối tài nguyên (resource block)

Tài nguyên vật lý bao gồm một số ký hiệu trong miền thời gian và một số sóng mang con liên tiếp kéo dài 180 kHz trong miền tần số.

1.4.22. Khối con (sub-block)

Khối phân bổ liền kề của dải tần truyền và nhận bởi cùng một UE, trong đó có thể có nhiều thể hiện của khối con trong một băng thông vô tuyến.

1.4.23. Băng thông truyền dẫn (transmission bandwidth)

Băng thông truyền dẫn tức thời từ UE hoặc BS, được đo bằng đơn vị khối tài nguyên.

1.4.24. Cấu hình băng thông truyền dẫn (transmission bandwidth configuration)

Băng thông truyền dẫn cao nhất cho phép đối với đường lên hoặc đường xuống trong một băng thông kênh nhất định, được đo bằng đơn vị khối tài nguyên.

1.4.25. Phân tập phát (transmit diversity)

Phân tập phát dựa trên kỹ thuật mã hóa khối không gian – tần số cùng với phân tập thời gian dịch – tần số khi bốn ăng ten phát được sử dụng.

1.5. Ký hiệu

ΔfOOB Δ Tần số phát xạ ngoài băng
BWChannel Băng thông kênh
BWChannel_CA Băng thông kênh tổng hợp, thể hiện qua MHz
BWGB Băng bảo vệ lọc trên / dưới biên CC máy phát (máy thu)
BWInterferer Băng thông kênh của nguồn nhiễu
ERS Năng lượng phát trên mỗi RE cho các ký hiệu tham chiếu trong phần hữu ích của ký hiệu, nghĩa là không bao gồm các khoảng bảo vệ, (công suất trung bình được chuẩn hóa theo khoảng cách các sóng mang con) tại đầu nối ăng ten phát eNode B
Ês Năng lượng thu được trên mỗi RE trong thời gian hữu ích của ký hiệu, nghĩa là không bao gồm các khoảng bảo vệ, được tính trung bình trên khối tài nguyên được phân bổ (công suất trung bình trên khối tài nguyên được phân bổ), chia cho số lượng khối tài nguyên thành phần (RE) trong phân bổ này và được chuẩn hóa theo khoảng cách giữa các sóng mang con tại đầu nối ăng ten UE.
BWUTRA Băng thông kênh UTRA
F Tần số
FInterferer (offset) Độ lệch tần của nhiễu
FInterferer Tần số nhiễu
FIoffset Độ lệch tần của nhiễu
FC Tần số sóng mang trung tâm
FCA_low Tần số trung tâm của các sóng mang thấp nhất
FCA_high Tần số trung tâm của các sóng mang cao nhất
FDL_low Tần số thấp nhất của băng tần hoạt động đường xuống
FDL_high Tần số cao nhất của băng tần hoạt động đường xuống
FUL_low Tần số thấp nhất của băng tần hoạt động đường lên
FUL_high Tần số cao nhất của băng tần hoạt động đường lên
Fedge_low Biên dưới của băng thông kênh kết hợp
Fedge_high Biên trên của băng thông kênh kết hợp
Foffset_NS_23 Tần số lệch ứng với NS_23
Io Mật độ phổ công suất của tín hiệu đầu vào tổng cộng (công suất trung bình trên phần hữu ích của ký hiệu trong cấu hình băng thông truyền dẫn, chia cho tổng số RE của cấu hình này và được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con) tại đầu nối ăng ten của UE, bao gồm cả tín hiệu đường xuống của tế bào hoặc mật độ phổ công suất của tín hiệu đầu vào tổng cộng tại đầu nối ăng ten UE (công suất trung bình trên phần hữu ích của ký hiệu trong một băng thông nhất định và được chuẩn hóa theo băng thông này), bao gồm các tín hiệu đường xuống của tế bào.
Ior Mật độ phổ công suất phát tổng cộng của tín hiệu đường xuống (công suất trung bình trên phần hữu ích của ký hiệu trong cấu hình băng thông truyền dẫn, chia cho tổng số RE trong cấu hình này và được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con) tại kết nối ăng ten phát eNode B
Îor Mật độ phổ công suất phát tổng cộng của tín hiệu đường xuống (công suất trung bình trên phần hữu ích của ký hiệu trong cấu hình băng thông truyền dẫn, chia cho tổng số RE trong cấu hình này và được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con) tại kết nối ăng ten phát UE
Iot Mật độ phổ công suất thu của tổng cộng tạp âm và nhiễu của RE xác định (công suất trung bình trong RE và được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con) đo tại đầu nối ăng ten UE
LCRB Băng thông truyền dẫn thể hiện chiều dài của phân bổ khối tài nguyên liên tục
Noc Mật độ phổ công suất của một nguồn nhiễu trắng (công suất trung bình trên mỗi RE được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con), mô phỏng nhiễu từ các tế bào mà không được định nghĩa trong thủ tục thử nghiệm, được đo tại đầu nối ăng ten UE
Noc1 Mật độ phổ công suất của một nguồn nhiễu trắng (công suất trung bình trên mỗi RE được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con), mô phỏng nhiễu trong các ký hiệu không CRS của khung con ABS từ các tế bào không được định nghĩa trong thủ tục thử nghiệm, được đo tại đầu nối ăng ten UE
Noc2 Mật độ phổ công suất của một nguồn nhiễu trắng (công suất trung bình trên mỗi RE được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con), mô phỏng nhiễu trong các ký hiệu CRS của khung con ABS từ các tế bào không được định nghĩa trong thủ tục thử nghiệm, được đo tại đầu nối ăng ten UE
Noc3 Mật độ phổ công suất của một nguồn nhiễu trắng (công suất trung bình trên mỗi RE được chuẩn hóa theo khoảng cách sóng mang con), mô phỏng nhiễu trong khung con không ABS từ các tế bào không được định nghĩa trong thủ tục thử nghiệm, được đo tại đầu nối ăng ten UE
NOffs-DL Độ lệch dùng để tính toán đường xuống EARFCN
NOffs-UL Độ lệch dùng để tính toán đường lên EARFCN
NRB Cấu hình băng thông truyền dẫn
NRB_agg Cấu hình băng thông truyền dẫn kết hợp, số lượng RB kết hợp trong toàn bộ băng thông kênh kết hợp được phân bổ
NUL EARFCN đường lên
NS_x Giá trị báo hiệu mạng “x”
P Số lượng cổng ăng ten của tế bào cụ thể
p Số hiệu cổng ăng ten
PInterferer Công suất điều chế trung bình của nhiễu
PUMAX Công suất tối đa UE có thể giảm công suất theo loại điều chế, ký hiệu mạng và vị trí gần biên của băng tần
Rav Thông lượng trung bình tối thiểu với mỗi RB

1.6. Chữ viết tắt

AC Kênh truy nhập Access Channel
ACLR Tỉ số công suất rò kênh lân cận Adjacent Channel Leakage Ratio
ACS Độ chọn lọc kênh lân cận Adjacent Channel Selectivity
BS Trạm gốc Base Station
BW Băng thông BandWidth
CA Kết hợp sóng mang Carrier Aggregation
CA_NS Giá trị báo hiệu mạng khi kết hợp sóng mang Network Signalled value in Carrier Aggregation
CA_X CA đối với băng X trong đó X là băng tần hoạt động E-UTRA CA for band X where X is the applicable E-UTRA operating band
CA_X-Y CA đối với băng X và băng Y trong đó X và Y là băng tần hoạt động thành phần E-UTRA CA for band X and Band Y where X and Y are the applicable E-UTRA operating band
CC Sóng mang thành phần Component Carrier
CW Sóng liên tục Continuous Wave
DCI Thông tin điều khiển đường xuống Downlink Control Information
DL Đường xuống DownLink
EARFCN Kênh tần số sóng vô tuyến tuyệt đối E-UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number
ERM Tương thích điện từ trường và phổ tần sóng vô tuyến Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters
EUT Thiết bị được đo kiểm Equipment Under Test
E-UTRA Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS tiên tiến Evolved UMTS Terrestrial Radio Access
FDD Ghép kênh phân chia theo tần số Frequency Division Duplex
GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu Global System for Mobile
HARQ Yêu cầu xác nhận lai Hybrid Acknowledge Request
IMT Hệ thống viễn thông di động toàn cầu International Mobile Telecommunications
LTE Công nghệ truyền thông không dây tiến hóa dài hạn Long Term Evolution
LTE-A Công nghệ truyền thông không dây tiến hóa dài hạn tiên tiến LTE-Advanced
MAC Điều khiển truy nhập môi trường Medium Access Control
MBW Băng thông đo Measurement BandWidth
MOP Công suất ra cực đại Maximum Output Power
MSG Nhóm tiêu chuẩn điện thoại di động Mobile Standards Group
OOB Ngoài băng Out Of Band
PCC Sóng mang thành phần sơ cấp Primary Component Carrier
PDCCH Kênh vật lý điều khiển đường xuống Physical Downlink Control Channel
PHICH Kênh chỉ số PUSCH vật lý lai ARQ Physical Hybrid ARQ Indicator Channel
PUSCH Kênh vật lý đường lên được chia sẻ Physical Uplink Shared Channel
QPSK Khóa dịch pha cầu phương Quadrature Phase Shift Keying
RB Khối tài nguyên Resource Block
RE Thành phần tài nguyên vô tuyến Resource Element
REFSENS Công suất nhạy thu tham chiếu Reference sensitivity power level
RMC Kênh đo tham chiếu Reference Measurement Channel
RNTI Định danh tạm thời mạng truyền sóng vô tuyến Radio Network Temporary Identifier
RRC Kiểm soát tài nguyên vô tuyến Radio Resource Control
SCC Sóng mang thành phần thứ cấp Secondary Component Carrier
SS Hệ thống mô phỏng System Simulator
TFES Nhóm tiêu chuẩn hóa của Châu Âu về IMT Task Force for European Standards for IMT
TH Nhiệt độ tới hạn cao Temperature High
TH/VH Nhiệt độ tới hạn cao/Điện áp tới hạn cao High extreme Temperature/High extreme Voltage
TH/VL Nhiệt độ tới hạn cao/Điện áp tới hạn thấp High extreme Temperature/Low extreme Voltage
TL Nhiệt độ tới hạn thấp Temperature Low
TL/VH Nhiệt độ tới hạn cao/Điện áp tới hạn cao Low extreme Temperature/High extreme Voltage
TL/VL Nhiệt độ tới hạn thấp/Điện áp tới hạn thấp Low extreme Temperature/Low extreme Voltage
TPC Điều khiển công suất phát Transmitter Power Control
TRP Công suất bức xạ tổng cộng Total Radiated Power
UE Thiết bị đầu cuối User Equipment
UL Đường lên Uplink
UL-MIMO Đa ăng ten truyền sóng đường lên Uplink Multiple Antenna transmission
UMTS Hệ thống thông tin di động toàn cầu Universal Mobile Telecommunications System
UTRA Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu Universal Terrestrial Radio Access
VH Điện áp tới hạn cao Higher extreme Voltage
VL Điện áp tới hạn thấp Lower extreme Voltage
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Điều kiện môi trường

Các yêu cầu kỹ thuật trong Quy chuẩn này áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị và phải được công bố bởi nhà sản xuất. Thiết bị phải tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này khi hoạt động trong các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã công bố.

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Công suất ra cực đại của máy phát

2.2.1.1. Công suất ra cực đại của máy phát đối với sóng mang đơn

2.2.1.1.1. Định nghĩa

Các loại công suất của UE sau đây xác định công suất ra cực đại đối với băng thông truyền dẫn bất kỳ thuộc băng thông kênh. Thời gian đo ít nhất phải là 1 khung con (1_ms).

2.2.1.1.2. Giới hạn

Công suất ra cực đại của UE không được vượt các giá trị tại Bảng 7.

Bảng 7 – Các loại công suất UE

Băng tần E-UTRA

Công suất Loại 3 (dBm)

Dung sai (dB)

1

23

3

23

 (xem chú thích)

5

23

 (xem chú thích)

7

23

 (xem chú thích)

8

23

 (xem chú thích)

CHÚ THÍCH: Đối với các băng thông truyền dẫn (mục 5, tài liệu ETSI TS 136 521-1) nằm trong giới hạn FUL_low và FUL_low + 4 MHz hoặc FUL_high – 4 MHz và FUL_high, yêu cầu công suất ra cực đại được nới lỏng bằng cách giảm giới hạn dưới của dung sai một đoạn 1,5 dB (dung sai = +2,7/-4,2).

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu này không xem xét đến việc cho phép UE giảm công suất cực đại để đảm bảo các điều kiện truyền sóng xác định theo 6.2.3 và 6.2.4, tài liệu ETSI TS 136 101.

CHÚ THÍCH 2: Phạm vi công suất ra cực đại của UE đối với các loại công suất khác nhau được xác định theo 6.2.2, tài liệu ETSI TS 136 101. Các giá trị tại Bảng 7 tương ứng với các giới hạn thử nghiệm có xem xét đến độ không đảm bảo đo của thiết bị đo (xem 3.2).

2.2.1.2. Công suất ra của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA hoặc UL CA)

2.2.1.2.1. Định nghĩa

Các loại công suất của UE sau đây xác định công suất ra cực đại đối với băng thông truyền dẫnbất kỳ thuộc băng thông kênhkết hợp.

Công suất ra cực đại được đo bằng tổng công suất ra cực đại tại mỗi đầu nối ăngten của UE. Thời gian đo ít nhất phải là một khung con (1 ms).

2.2.1.2.2. Giới hạn

Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng, công suất ra cực đại được xác định trong Bảng 8.

Bảng 8 – Loại công suất UE đối với CA

Băng tần E-UTRA

Công suất Loại 3 (dBm)

Dung sai (dB)

CA_1C

23

±2,7

CA_3C

23

±2,7 (xem chú thích 1)

CA_7C

23

±2,7 (xem chú thích 1)

CHÚ THÍCH 1: Nếu tất cả các khối tài nguyên truyền (mục 5, tài liệu ETSI TS 136 521-1) trên tất cả các sóng mang thành phần nằm trong giới hạn FUL_low và FUL_low + 4 MHz hoặc/và FUL_high – 4 MHz và FUL_high, yêu cầu công suất ra cực đại được nới lỏng bằng cách giảm giới hạn dưới của dung sai một đoạn 1,5 dB.

CHÚ THÍCH 2: Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng, yêu cầu công suất cực đại áp dụng cho tổng công suất phát trên tất cả các sóng mang thành phần (trên mỗi UE).

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu này không xem xét đến việc cho phép UE giảm công suất cực đại trong các điều kiện truyền sóng xác định theo 6.2.3A và 6.2.4A, tài liệu ETSI TS 136 101.

CHÚ THÍCH 2: Phạm vi công suất ra cực đại của UE với các loại công suất khác nhau được xác định theo 6.2.2A, tài liệu ETSI TS 136 101. Các giá trị trong Bảng 8 tương ứng với các giới hạn thử nghiệm có xem xét đến độ không đảm bảo đo của thiết bị đo (xem 3.2).

2.2.2. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát

2.2.2.1. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát đối với sóng mang đơn

2.2.2.1.1. Định nghĩa

Mặt nạ phổ phát xạ của UE áp dụng đối với các tần số ΔfOOB bắt đầu từ ± biên băng thông kênh E-UTRA được cấp phát.

2.2.2.1.2. Giới hạn

Công suất phát xạ của UE bất kỳ phải tuân thủ theo các yêu cầu tại Bảng 9.

Bảng 9 – Mặt nạ phổ phát xạ

ΔfOOB (MHz)

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Băng thông đo

0 đến 1

-13,5

-16,5

-18,5

-19,5

30 kHz

1 đến 2,5

-8,5

-8,5

-8,5

-8,5

1 MHz

2,5 đến 2,8

-8,5

-8,5

-8,5

-8,5

1 MHz

2,8 đến 5

-8,5

-8,5

-8,5

-8,5

1 MHz

5 đến 6

-11,5

-11,5

-11,5

-11,5

1 MHz

6 đến 10

-23,5

-11,5

-11,5

-11,5

1 MHz

10 đến 15

-23,5

-11,5

-11,5

1 MHz

15 đến 20

-23,5

-11,5

1 MHz

20 đến 25

-23,5

1 MHz

CHÚ THÍCH 1: Điểm đo đầu tiên và cuối với bộ lọc 30 kHz là tại DfOOBbằng 0,015 MHz và 0,985 MHz.

CHÚ THÍCH 2: Điểm đo đầu và cuối với bộ lọc 1 MHz trong phạm vi 1 MHz – 2,5 MHz là tại DfOOB bằng 1,5 MHz và 2,5 MHz. Tương tự cho các dải DfOOB khác.

CHÚ THÍCH 3: Các phép đo phải được thực hiện tại phía trên của biên trên và phía dưới của biên dưới của kênh.

2.2.2.2. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA hoặc UL CA)

2.2.2.2.1. Định nghĩa

Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng, mặt nạ phổ phát xạ của UE áp dụng cho các tần số ΔfOOB bắt đầu từ các biên của băng thông kênh kết hợp.

2.2.2.2.2. Giới hạn

Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng – băng thông loại C, công suất phát xạ của UE bất kỳ không được vượt quá các mức được quy định tại Bảng 10 đối với băng thông kênh xác định.

Bảng 10 – Mặt nạ phổ phát xạ kết hợp sóng mang E-UTRA đối với băng thông loại C

Giới hạn phổ phát xạ (dBm)/ Băng thông kênh tổng hợp

ΔfOOB

(MHz)

25 RB + 100 RB

(24,95 MHz)

50 RB + 100 RB

(29,9 MHz)

75 RB + 75 RB

(30 MHz)

75 RB + 100 RB

(34,85 MHz)

100 RB + 100 RB

(39,8 MHz)

Băng thông đo

±0-1

-20,5

-21

-21

-22

-22,5

30 kHz

±1-5

-8,5

-8,5

-8,5

-8,5

-8,5

1 MHz

±5-24,95

-11,5

-11,5

-11,5

-11,5

-11,5

1 MHz

±24,95-29,9

-23,5

-23,5

1 MHz

±29,9-29,95

1 MHz

±29,95-30

1 MHz

±30-34,85

-23,5

1 MHz

±34,85-34,9

-23,5

1 MHz

±34,9-35

1 MHz

±35-39,8

1 MHz

±39,8-39,85

-23,5

1 MHz

±39,85-44,8

1 MHz

CHÚ THÍCH 1: Điểm đo đầu và cuối với bộ lọc 30 kHz là tại DfOOB bằng 0,015 MHz và 0,985 MHz.

CHÚ THÍCH 2: Tại biên giới hạn phổ phát xạ, điểm đo đầu và cuối với bộ lọc 1 MHz lần lượt là +0,5 MHz và -0,5 MHz từ các biên giới hạn vào phía trong.

CHÚ THÍCH 3: Các phép đo được thực hiện phía trên của biên trên và phía dưới của biên dưới của băng thông kênh kết hợp.

2.2.2.4. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát đối với đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần

2.2.2.4.1. Định nghĩa

Đối với các UE hỗ trợ đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần của băng tần hoạt động, mặt nạ phổ phát xạ của UE áp dụng cho các tần sốDfOOBbắt đầu từ biên của băng thông kênh E-UTRA được cấp phát.

2.2.2.4.2. Giới hạn

Công suất phát xạ của UE bất kỳ phải tuân thủ theo các yêu cầu tại Bảng 9.

2.2.3. Phát xạ giả của máy phát

2.2.3.1. Phát xạ giả của máy phát đối với sóng mang đơn

2.2.3.1.1. Định nghĩa

Phát xạ giả của máy phát là các phát xạ được tạo ra bởi các hiệu ứng không mong muốn của máy phát như: các phát xạ hài, phát xạ ký sinh, các thành phần xuyên điều chế và các thành phần đổi tần nhưng không bao gồm các phát xạ ngoài băng.

Các giới hạn phát xạ giả được quy định tại các điều khoản yêu cầu chung phù hợp với khuyến nghị ITU-R SM.329-12 và yêu cầu băng tần hoạt động E-UTRA của UE.

Để nâng cao độ chính xác thử nghiệm, độ nhạy và hiệu quả của phép đo, băng thông phân giải có thể nhỏ hơn băng thông đo. Khi băng thông phân giải nhỏ hơn băng thông đo, kết quả đo phải được lấy tích phân trên băng thông đo để thu được băng thông tạp âm tương đương của băng thông đo.

2.2.3.1.2. Giới hạn

Các giới hạn phát xạ giả trong Bảng 12 áp dụng đối với các dải tần số lớn hơn DfOOB (MHz) tại Bảng 11 tính từ biên của băng thông kênh.

Công suất trung bình của phát xạ giả đo được đối với yêu cầu chung không được vượt quá các giá trị tại Bảng 12.

Công suất trung bình của các phát xạ giả đo được đối với yêu cầu cụ thể cho từng băng tần hoạt động E-UTRA cho băng bảo vệ không được vượt quá các giá trị tại Bảng 13.

Bảng 11 – Ranh giới ΔfOOB giữa kênh E-UTRA và miền phát xạ giả

Băng thông kênh

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

(MHz)

10

15

20

25

CHÚ THÍCH 1: Đối với điều kiện thử nghiệm tại biên của mỗi dải tần số, tần số thấp nhất của điểm đo trong mỗi dải tần số được đặt tại ranh giới thấp nhất của dải tần số cộng với MBW/2. Tần số cao nhất của điểm đo trong mỗi dải tần số nên được đặt tại ranh giới cao nhất của dải tần số trừ MBW/2. MBW là ký hiệu cho băng thông đo xác định cho băng bảo vệ.

Bảng 12 – Giới hạn phát xạ giả

Dải tần số

Mức tối đa

Băng thông đo

Ghi chú

9 kHz ≤ f < 150 kHz

-36 dBm

1 kHz

150 kHz ≤ f < 30 MHz

-36 dBm

10 kHz

30 MHz ≤ f < 1 GHz

-36 dBm

100 kHz

1 GHz ≤ f < 12,75 GHz

-30 dBm

1 MHz

Các yêu cầu bổ sung tại Bảng 13 đối với các dải tần số lớn hơn và nhỏ hơn ΔfOOB (MHz) như quy định tại Bảng 11 từ biên của băng thông kênh.

Bảng 13 – Giới hạn phát xạ giả (mạng hiển thị giá trị “NS_01”)

Băng
E-UTRA

Phát xạ giả

Băng bảo vệ

Dải tần số
(MHz)

Mức tối đa (dBm)

MBW (MHz)

Ghi chú

1

Băng E-UTRA 1, 7, 8

FDL_low

FDL_high

-50

1

Băng E-UTRA 3

FDL_low

FDL_high

-50

1

Chú thích 3

Dải tần số

1 900

1 915

-15,5

5

Chú thích 3, 5

Dải tần số

1 915

1 920

+1,6

5

Chú thích 3, 5

3

Băng E-UTRA 1, 7, 8

FDL_low

FDL_high

-50

1

Băng E-UTRA 3

FDL_low

FDL_high

-50

1

Chú thích 3

5

Băng E-UTRA 5

FDL_low

FDL_high

-50

1

7

Băng E-UTRA 1, 3, 7, 8

FDL_low

FDL_high

-50

1

Dải tần số

2 570

2 575

+1,6

5

Chú thích 3, 4

Dải tần số

2 575

2 595

-15,5

5

Chú thích 3, 4

Dải tần số

2 595

2 620

-40

1

Chú thích 3, 4

8

Băng E-UTRA 1

FDL_low

FDL_high

-50

1

Băng E-UTRA 3

FDL_low

FDL_high

-50

1

Chú thích 2

Băng E-UTRA 7

FDL_low

FDL_high

-50

1

Chú thích 2

Băng E-UTRA 8

FDL_low

FDL_high

-50

1

Chú thích 3

CHÚ THÍCH 1: FDL_low và FDL_high chỉ ra tần số của băng E-UTRA được bảo vệ.

CHÚ THÍCH 2: Ngoại lệ, các phép đo phù hợp với các yêu cầu tại Bảng 12 áp dụng cho mỗi sóng mang E-UTRA cấp phát, được sử dụng trong phép đo phát xạ giả hài bậc 2, 3 hay bậc 4. Do sự mở rộng của phát xạ hài, dải tần số 1 MHz đầu tiên phải được loại trừ tại cả hai phía của phát xạ hài. Khoảng cách loại trừ tổng cộng nằm tại tâm của phát xạ hài (2 MHz + N x LCRB x 180 kHz), với N là 2, 3, 4 tương ứng với hài bậc 2, 3, 4. Ngoại lệ được phép nếu băng thông đo MBW chồng lấn toàn bộ hoặc một phần lên khoảng cách loại trừ tổng cộng.

CHÚ THÍCH 3: Các yêu cầu này cũng áp dụng đối với các dải tần số nhỏ hơn DfOOB (MHz) được chỉ ra tại Bảng 11 từ biên của băng thông kênh.

CHÚ THÍCH 4: Yêu cầu này được áp dụng với các băng thông kênh bất kỳ nằm trong dải 2 500 – 2 570 MHz với các hạn chế sau: đối với các sóng mang của băng thông 15 MHz mà tần số sóng mang trung tâm nằm trong dải 2 560,5 – 2 562,5 MHz và đối với các sóng mang của băng thông 20 MHz mà tần số sóng mang trung tâm nằm trong dải 2 552 – 2 560 MHz, yêu cầu chỉ áp dụng cho đường lên có băng thông truyền dẫn ≤ 54 RB.

CHÚ THÍCH 5: Yêu cầu này áp dụng đối với các băng thông đo bất kỳ nằm trong dải 1 920 – 1 980 MHz với hạn chế sau: đối với các sóng mang của băng thông 15 MHz mà tần số sóng mang trung tâm nằm trong dải 1 927,5 – 1 929,5 MHz và các sóng mang của băng thông 20 MHz mà tần số sóng mang trung tâm nằm trong dải 1 930 – 1 938 MHz thì yêu cầu chỉ áp dụng cho một đường lên với băng thông truyền dẫn ≤ 54 RB.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các điều kiện thử nghiệm tại biên của mỗi dải tần số, tần số thấp nhất của điểm đo tại mỗi dải tần số phải thiết lập tại ranh giới thấp nhất của dải tần số cộng với MBW/2. Tần số cao nhất của điểm đo tại mỗi dải tần số phải thiết lập tại ranh giới cao nhất của dải tần số trừ MBW/2. MBW là ký hiệu cho băng thông đo được định nghĩa cho băng bảo vệ.

2.2.3.2. Phát xạ giả của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

2.2.3.2.1. Định nghĩa

Phát xạ giả của máy phát là các phát xạ được tạo ra bởi các hiệu ứng không mong muốn của máy phát như: các phát xạ hài, phát xạ ký sinh, các thành phần xuyên điều chế và các thành phần đổi tần nhưng không bao gồm các phát xạ ngoài băng.

Các giới hạn phát xạ giả được chỉ ra tại các điều khoản yêu cầu chung phù hợp với khuyến nghị ITU-R SM.329-12 và yêu cầu băng tần hoạt động E-UTRA của UE.

Để nâng cao độ chính xác thử nghiệm, độ nhạy và hiệu quả của phép đo, băng thông phân giải có thể nhỏ hơn băng thông đo. Khi băng thông phân giải nhỏ hơn băng thông đo, kết quả đo nên được lấy tích phân trên băng thông đo để thu được băng thông tạp âm tương đương của băng thông đo.

2.2.3.2.2. Giới hạn

Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng, các giới hạn phát xạ giả áp dụng đối với các dải tần số lớn hơn DfOOB (MHz) xác định tại Bảng 14 từ các biên của băng thông kênh kết hợp. Đối với các tần số DfOOB lớn hơn FOOB xác định tại Bảng 14, các yêu cầu áp dụng đối với phát xạ giả xác định tại Bảng 15.

Đối với các tần số DfOOB lớn hơn FOOB xác định tại Bảng 14, công suất trung bình của phát xạ giả đo được theo yêu cầu chung không được vượt quá các giá trị xác định tại Bảng 15.

Đối với cấu hình kết hợp sóng mang cụ thể, công suất trung bình phát xạ giả đo được không được vượt quá các giá trị xác định tại Bảng 16.

Bảng 14 – Ranh giới giữa E-UTRA DfOOB và miền phát xạ giả đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng

Loại băng thông CA

Ranh giới ngoài băng FOOB(MHz)

A

Bảng 11

C

BWChannel_CA +5

CHÚ THÍCH: Đối với các điều kiện đo tại biên của mỗi dải tần số, tần số thấp nhất của điểm đo trong mỗi dải tần số phải đặt tại ranh giới thấp nhất của mỗi dải tần số cộng MBW/2. Tần số cao nhất của điểm đo trong mỗi dải tần số phải đặt tại ranh giới cao nhất của mỗi dải tần số trừ MBW/2. MBW ký hiệu cho băng thông đo được định nghĩa cho băng bảo vệ.

Bảng 15 – Giới hạn phát xạ giả đối với CA liền kề trong băng

Dải tần số

Mức tối đa

Băng thông đo

Ghi chú

9 kHz ≤ f < 150 kHz

-36 dBm

1 kHz

150 kHz ≤ f < 30 MHz

-36 dBm

10 kHz

30 MHz ≤ f < 1 000 MHz

-36 dBm

100 kHz

1 GHz ≤ f < 12,75 GHz

-30 dBm

1 MHz

Bảng 16 – Giới hạn phát xạ giả đối với CA liền kề trong băng (giá trị báo hiệu mạng “NS_01”)

Cấu hình E-UTRA CA

Phát xạ giả

Băng bảo vệ

Dải tần số
(MHz)

Mức tối đa (dBm)

MBW
(MHz)

Ghi chú

CA_1C

Băng E-UTRA 1, 3, 7, 8

FDL_low – FDL_high

-50

1

CA_3C

Băng E-UTRA 1, 7, 8

FDL_low – FDL_high

-50

1

Băng E-UTRA 3

FDL_low – FDL_high

-50

1

Chú thích 2

CA_7C

Băng E-UTRA 1, 3, 7, 8

FDL_low – FDL_high

-50

1

CHÚ THÍCH 1: FDL_low và FDL_high chỉ ra mỗi dải tần số của băng E-UTRA được bảo vệ xác định tại Bảng 5.2-1, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu cũng áp dụng cho các tần số nhỏ hơn DfOOB (MHz) xác định trong Bảng 11 và Bảng 14 tính từ biên của băng thông kênh kết hợp.

 

Bảng 17 – Giới hạn phát xạ giả đối với CA liền kề trong băng (giá trị báo hiệu mạng CA_NS_06”)

Cấu hình
E-UTRA CA

Phát xạ giả

Băng bảo vệ

Dải tần số (MHz)

Mức tối đa (dBm)

MBW (MHz)

Ghi chú

CA_7C

Dải tần số

2 570

2 575

+1,6

5

Chú thích

Dải tần số

2 575

2 595

-15,5

5

Chú thích

Dải tần số

2 595

2 620

-40

1

Chú thích

CHÚ THÍCH: Yêu cầu cũng áp dụng cho các tần số nhỏ hơn DfOOB (MHz) xác định trong Bảng 11 và Bảng 14 tính từ biên của băng thông kênh kết hợp.

2.2.3.4. Phát xạ giả của máy phát đối với đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần

2.2.3.4.1. Định nghĩa

Đối với các UE hỗ trợ đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần, phát xạ giả của máy phát là các phát xạ được tạo ra bởi các hiệu ứng không mong muốn của máy phát như: các phát xạ hài, phát xạ ký sinh, các thành phần xuyên điều chế và các thành phần đổi tần nhưng không bao gồm các phát xạ ngoài băng.

Để nâng cao độ chính xác, độ nhạy và hiệu quả của phép đo, băng thông phân giải có thể nhỏ hơn băng thông đo. Khi băng thông phân giải nhỏ hơn băng thông đo, kết quả đo nên được tích phân trên băng thông đo để thu được băng thông tạp âm tương đương của băng thông đo.

2.2.3.4.2. Giới hạn

Các giới hạn phát xạ giả tại Bảng 12 áp dụng đối với các tần số lớn hơn DfOOB (MHz) xác định tại Bảng 11 tính từ biên của băng thông kênh.

Công suất trung bình phát xạ giả theo các yêu cầu chung không được vượt quá các giá trị xác định tại Bảng 12.

2.2.4. Công suất ra cực tiểu của máy phát

2.2.4.1. Công suất ra cực tiểu của máy phát đối với sóng mang đơn

2.2.4.1.1. Định nghĩa

Công suất ra cực tiểu được điều khiển của UE được định nghĩa là công suất phát băng rộng của UE, nghĩa là công suất bên trong băng thông kênh đối với mọi cấu hình băng thông phát khi công suất được thiết lập đến một giá trị cực tiểu.

2.2.4.1.2. Giới hạn

Công suất ra cực tiểu đo được không được vượt quá các giá trị tại Bảng 18.

Bảng 18 – Công suất ra cực tiểu

Băng thông kênh/ Công suất ra cực tiểu/ Băng thông đo

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất ra cực tiểu

Đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz: ≤ -39 dBm

Đối với tần số sóng mang 3,0 GHz < f ≤ 4,2 GHz: ≤ -38,7 dBm

Băng thông đo

4,5 MHz

9,0 MHz

13,5 MHz

18 MHz

2.2.4.2. Công suất ra cực tiểu của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

2.2.4.2.1. Định nghĩa

Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng, công suất ra cực tiểu được điều khiển của UE được định nghĩa là công suất phát của UE trên mỗi sóng mang thành phần, nghĩa là công suất trong băng thông kênh của mỗi sóng mang thành phần đối với mọi cấu hình băng thông phát (các khối tài nguyên) khi công suất tại mọi sóng mang thành phần đều đặt ở mức tối thiểu.

2.2.4.2.2. Giới hạn

Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng, công suất ra cực tiểu được xác định là công suất trung bình tại mỗi khung con (1 ms) và không vượt quá các giá trị trong Bảng 19.

Bảng 19 – Công suất ra cực tiểu của UE đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng

 

Băng thông kênh CC/ Công suất ra cực tiểu/Băng thông đo

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất ra cực tiểu

Đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz: ≤ -39 dBm

Đối với tần số sóng mang 3,0 GHz < f ≤ 4,2 GHz: ≤ -38,7 dBm

Băng thông đo

4,5 MHz

9,0 MHz

13,5 MHz

18 MHz

2.2.5. Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS)

2.2.5.1. Độ chọn lọc kênh lân cận đối của máy thu (ACS) đối với sóng mang đơn

2.2.5.1.1. Định nghĩa

Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu là tham số đánh giá khả năng nhận tín hiệu E-UTRA tại kênh tần số được cấp phát của nó khi có sự hiện diện của tín hiệu kênh lân cận tại tần số lệch cho trước so với tần số trung tâm của kênh được cấp phát.

ACS là tỉ số giữa mức suy hao của bộ lọc máy thu trên tần số kênh được cấp phát với mức suy hao của bộ lọc máy thu trên (các) kênh lân cận.

2.2.5.1.2. Giới hạn

Thông lượng Rav phải ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu xác định tại ETSI TS 136 521-1 theo các điều kiện được chỉ ra tại Bảng 21 và Bảng 22.

Bảng 20 – Độ chọn lọc kênh lân cận

 

 

Băng thông kênh

Tham số Rx

Đơn vị

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

ACS

dB

33,0

33,0

30

27

Bảng 21 – Các tham số đo ACS, trường hợp 1

 

Băng thông kênh

Tham số Rx

Đơn vị

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất tại cấu hình băng thông truyền dẫn

dBm

REFSENS + 14 dB

Pinterferer

dBm

REFSENS

+45,5dB

REFSENS

+45,5dB

REFSENS

+42,5dB

REFSENS

+39,5dB

BWinterferer

MHz

5

5

5

5

Finterferer

(Độ lệch)

MHz

5,0025

7,5075

10,0125

12,5025

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được thiết lập ở mức PCMAX_L – 4dBhoặc PCMAX_L_CA như định nghĩa tại tài liệu ETSI TS 136 101.

CHÚ THÍCH 2: Nhiễu gồm kênh đo kiểm tham chiếu xác định tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1 với thiết lập theo C.3.1, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: REFSENS được xác định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Bảng 22 – Các tham số đo ACS, trường hợp 2

 

Băng thông kênh

Tham số Rx

Đơn vị

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất tại cấu hình băng thông truyền dẫn

dBm

-56,5

-56,5

-53,5

-50,5

Pinterferer

dBm

-25

BWinterferer

MHz

5

5

5

5

Finterferer

(Độ lệch)

MHz

5,0025

7,5075

10,0125

12,5025

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được thiết lập ở mức PCMAX_L – 24 dB hoặc PCMAX_L_CA như định nghĩa tại tài liệu ETSI TS 136 101.

CHÚ THÍCH 2: Nhiễu gồm kênh đo kiểm tham khảo xác định tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1 với thiết lập theo C.3.1, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: REFSENS được xác định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

2.2.5.2. Độ chọn lọc kênh lân cận (ACS) đối với kết hợp sóng mang trong các băng chỉ có DL

2.2.5.2.1. Định nghĩa

Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu là một tham số đánh giá khả năng nhận tín hiệu E-UTRA tại kênh tần số được cấp phát của nó khi có sự hiện diện của tín hiệu kênh lân cận tại tần số lệch cho trước so với tần số trung tâm của kênh được cấp phát.

ACS là tỉ số giữa độ suy giảm bộ lọc máy thu trên tần số kênh được cấp phát với độ suy giảm bộ lọc máy thu trên (các) kênh lân cận.

2.2.5.2.2. Giới hạn

Đối với kết hợp sóng mang liên băng với đường lên được cấp phát một băng E-UTRA, các yêu cầu kênh lân cận được xác định với đường lên hoạt động trong băng khác với băng mà đường xuống được đo. UE phải thỏa mãn các yêu cầu tại mục 2.2.5.1.2 cho mỗi sóng mang thành phần trong khi tất cả các sóng mang đường xuống hoạt động.

2.2.6. Đặc tính chặn của máy thu

2.2.6.1. Đặc tính chặn của máy thu đối với sóng mang đơn

2.2.6.1.1. Định nghĩa

Đặc tính chặn là một tham số đánh giá khả năng của máy thu thu được tín hiệu mong muốn tại tần số kênh được cấp phát khi có sự hiện diện của nhiễu không mong muốn trên các tần số khác với các tần số đáp ứng giả này hoặc các tần số kênh lân cận, mà không có tín hiệu vào không mong muốn này gây ra sự suy giảm chỉ tiêu của máy thu vượt quá giới hạn quy định. Chỉ tiêu chặn áp dụng đối với tất cả các tần số ngoại trừ các tần số xảy ra đáp ứng giả.

2.2.6.1.2. Giới hạn

Với các tham số xác định tại Bảng 23 và Bảng 24, thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Với các tham số xác định tại Bảng 25 và Bảng 26, thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1, ngoại trừ các tần số đáp ứng giả.

Đối với Bảng 26 trong các dải tần số 1, 2 và 3 tới max(24,6[NRB/6] các ngoại lệ được phép đối với các tần số đáp ứng giả trong mỗi kênh tần số được cấp phát khi đo sử dụng kích thước bước 1 MHz, với NRB là số lượng khối tài nguyên trong cấu hình băng thông truyền dẫn đường xuống. Đối với các ngoại lệ, các yêu cầu được đáp ứng tại 2.2.7.1 – Đáp ứng giả của máy thu đối với sóng mang đơn.

Với các tham số xác định tại Bảng 27, thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Bảng 23 – Các tham số chặn trong băng

Tham số Rx

Đơn vị

Kênh băng thông

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất tại cấu hình băng thông truyền dẫn

dBm

REFSENS + giá trị băng thông kênh xác định bên dưới

6

6

7

9

BWinterferer

MHz

5

5

5

5

Floffset, case 1

MHz

7,5125

7,5025

7,5075

7,5125

Floffset, case 2

MHz

12,5075

12,5125

12,5025

12,5075

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được thiết lập ở mức PCMAX_L – 4dB tại cấu hình đường lên tối thiểu xác định theo tài liệu ETSI TS 136 101 (Bảng 7.3.1-2 với PCMAX_L như định nghĩa tại 6.2.5).

CHÚ THÍCH 2: Nhiễu gồm kênh đo kiểm tham chiếu xác định tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1 với thiết lập theo C.3.1, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: REFSENS được xác định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Bảng 24 – Chặn trong băng

Băng E-UTRA

Tham số

Đơn vị

Trường hợp 1

Trường hợp 2

Pinterferer

dBm

-56

-44

Finterferer

(Độ lệch)

MHz

= -BW/2 – FIoffset, case 1

= +BW/2 + FIoffset, case 1

≤ -BW/2 – FIoffset, case 2

≥ +BW/2 + FIoffset, case 2

1, 3, 5, 7, 8

Finterferer

MHz

Chú thích 2

FDL_low – 15

tới

FDL_high + 15

CHÚ THÍCH 1: Đối với các băng nhất định, tín hiệu nhiễu điều chế không mong muốn có thể không rơi vào băng thu của UE, nhưng chỉ trong phạm vi 15 MHz đầu tiên bên trên và dưới băng thu của UE.

CHÚ THÍCH 2: Đối với mỗi tần số sóng mang, yêu cầu khả thi đối với 2 tần số:

a. Tần số sóng mang –BW/2 – FIoffset, case 1; và

b. Tần số sóng mang +BW/2 + FIoffset, case 1.

CHÚ THÍCH 3: Các giá trị dải Finterferer đối với tín hiệu nhiễu điều chế không mong muốn là các tần số nhiễu trung tâm.

Bảng 25 – Các tham số chặn ngoài băng

Tham số Rx

Đơn vị

Kênh băng thông

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất tại cấu hình băng thông truyền dẫn

dBm

REFSENS + giá trị băng thông kênh xác định bên dưới

6

6

7

9

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được đặt ở mức PCMAX_L – 4dB tại cấu hình đường lên tối thiểu xác định theo tài liệu ETSI TS 136 101 (Bảng 7.3.1-2 với PCMAX_L được định nghĩa tại 6.2.5).

CHÚ THÍCH 2: Kênh đo kiểm tham chiếu xác định tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: REFSENS được xác định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Bảng 26 – Chặn ngoài băng

Băng E-UTRA

Tham số

Đơn vị

Dải 1

Dải 2

Dải 3

Pinterferer

dBm

-44

-30

-15

1, 3, 5, 7, 8 (Chú thích 2)

Finterferer (CW)

MHz

FDL_low – 15

tới

FDL_low – 60

FDL_low – 60

tới

FDL_low – 85

FDL_low – 85

tới

1 MHz

FDL_low + 15

tới

FDL_low + 60

FDL_low + 60

tới

FDL_low + 85

FDL_low + 85

tới

12 750 MHz

CHÚ THÍCH 1: Đo dải 3 với băng thông kênh cao nhất.

CHÚ THÍCH 2: Mức công suất nhiễu (Pinterferer) đối với Dải 3 được đổi thành -20 dBm đối với Finterferer > 2 800 MHz và Finterferer < 4 400 MHz.

Bảng 27 – Chặn băng hẹp

Tham số

Đơn vị

Băng thông kênh

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

PW

dBm

PREFSENS + giá trị băng thông kênh xác định dưới đây

16

13

14

16

PUW (CW)

dBm

-55

-55

-55

-55

FUW

(lệch với Df = 15 kHz)

MHz

2,7075

5,2125

7,7025

10,2075

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được đặt ở mức PCMAX_L -4dB tại cấu hình đường lên tối thiểu xác định theo tài liệu ETSI TS 136 101 (Bảng 7.3.1-2 với PCMAX_L được định nghĩa tại 6.2.5).

CHÚ THÍCH 2: Kênh đo kiểm tham chiếu xác định tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: REFSENS được xác định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

2.2.6.2. Đặc tính chặn của máy thu đối với kết hợp sóng mang trong các băng chỉ có DL

2.2.6.2.1. Định nghĩa

Đặc tính chặn là một tham số đánh giá khả năng của máy thu thu được tín hiệu mong muốn tại tần số kênh được cấp phát của nó khi xuất hiện nhiễu không mong muốn trên các tần số khác với các tần số đáp ứng giả hoặc các tần số kênh lân cận, mà không có tín hiệu vào không mong muốn gây ra sự suy giảm chỉ tiêu của máy thu vượt quá giới hạn quy định. Chỉ tiêu chặn áp dụng đối với mọi tần số ngoại trừ các tần số xảy ra đáp ứng giả.

2.2.6.2.2. Giới hạn

Với các tham số xác định tại Bảng 23, thông lượng trên sóng mang thành phần thứ cấp (SCC) ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Với các tham số xác định tại Bảng 25 và Bảng 28, thông lượng của SCC phải ≥ 95% thông lượng tối đa các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1, ngoại trừ các tần số đáp ứng giả.

Đối với Bảng 28 trong các dải tần số 1, 2, 3 tới max(24,6.[NRB/6]), các ngoại lệ được phép đối với các tần số đáp ứng giả của khối tài nguyên thuộc mỗi kênh tần số được cấp phát khi đo kiểm với bước đo 1 MHz, với  là số lượng khối tài nguyên trong cấu hình băng thông truyền dẫn đường xuống. Đối với các ngoại lệ này, các yêu cầu được đáp ứng tại 2.2.7.2.

Với các tham số xác định tại Bảng 27, thông lượng của SCC phải ≥ 95% thông lượng tối đa các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Bảng 28 – Chặn ngoài băng đối với kết hợp sóng mang ngoài băng với một đường lên chủ động

Tham số

Đơn vị

Dải 1

Dải 2

Dải 3

Pwanted

dBm

Áp dụng Bảng 25 đối với tất cả các sóng mang thành phần

Pinterferer

dBm

-44 + DRIB,c

-30 + DRIB,c

-15 + DRIB,c

Finterferer (CW)

MHz

-60 < f – FDL_low(j)< -15

hoặc

15 < f – FDL_high(j)< 60

-85 < f – FDL_low(j) ≤ -60

hoặc

60 ≤ f – FDL_high(j)< 85

1 ≤ f ≤ FDL_low(j) – 85

hoặc

FDL_high(j) + 85 ≤ f ≤ FDL_low(j + 1) – 85

hoặc

FDL_high(X) + 85 ≤ f ≤

12 755

CHÚ THÍCH 1: FDL_Low(j) và FDL_High(j) tương ứng với giới hạn tần số trên và dưới băng hoạt động chứa sóng mang j, j = 1, …, X, với các sóng mang được đánh số theo yêu cầu tăng của tần số sóng mang và X là số lượng các sóng mang thành phần trong băng kết hợp (X = 2 hoặc X = 3).

CHÚ THÍCH 2: Khi FDL_Low(j+1) – FDL_High(j) < 145 MHz và Finterferer nằm trong FDL_High(j) < f < FDL_Low(j+1), Finterferer có thể thuộc cả Dải 1 và Dải 2, áp dụng mức Pinterferer thấp hơn.

CHÚ THÍCH 3: Khi FDL_Low(j) – 15 MHz ≤ f ≤ FDL_High(j) + 15 MHz, các yêu cầu độ chọn kênh lân cận và chặn trong băng tương ứng tại 7.5A.3.3 và 7.6.1A.3.3, tài liệu ETSI TS 136 521-1 áp dụng cho sóng mang j.

CHÚ THÍCH 4: DRIB,c phải tuân thủ theo Bảng 7.3.3-1A, tài liệu ETSI TS 136 521-1 khi phần tế bào c được thử nghiệm.

2.2.7. Đáp ứng giả của máy thu

2.2.7.1. Đáp ứng giả của máy thu đối với sóng mang đơn

2.2.7.1.1. Định nghĩa

Đáp ứng giả là tham số đánh giá khả năng máy thu thu tín hiệu mong muốn tại tần số kênh được cấp phát của nó mà không vượt quá độ suy giảm cho trước do sự hiện diện của một tín hiệu gây nhiễu CW không mong muốn tại bất cứ tần số nào khác, mà tại đó có tồn tại đáp ứng, nghĩa là đối với các tần số đó giới hạn chặn ngoài băng xác định trong Bảng 26 không được thoả mãn.

2.2.7.1.2. Giới hạn

Thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1 với các tham số tại Bảng 29 và Bảng 30.

Bảng 29 – Các tham số đáp ứng giả

Tham số thu

Đơn vị

Băng thông kênh

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất trong cấu hình băng thông truyền dẫn

dBm

REFSENS + giá trị băng thông kênh xác định dưới đây

6

6

7

9

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được đặt ở mức PCMAX_L – 4dB tại cấu hình đường lên tối thiểu xác định theo tài liệu ETSI TS 136 101 (Bảng 7.3.1-2 với PCMAX_L được định nghĩa tại 6.2.5).

CHÚ THÍCH 2: Kênh đo kiểm tham chiếu xác định tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: REFSENS được xác định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Bảng 30 – Đáp ứng giả

Tham số

Đơn vị

Mức

 (CW)

dBm

-44

MHz

Các tần số đáp ứng giả

2.2.7.2. Đáp ứng giả của máy thu đối với kết hợp sóng mang trong các băng chỉ có DL

2.2.7.2.1. Định nghĩa

Đáp ứng giả là tham đánh giá khả năng máy thu thu thu tín hiệu mong muốn tại tần số kênh được cấp phát của máy thu mà không vượt quá độ suy giảm cho trước do có một tín hiệu gây nhiễu CW không mong muốn tại bất cứ tần số nào khác, mà tại đó có tồn tại đáp ứng, nghĩa là đối với các tần số đó giới hạn chặn ngoài băng xác định trong Bảng 28 không được thoả mãn.

2.2.7.2.2. Giới hạn

Thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa trên SCC của các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1 với tham số xác định tại Bảng 29 và Bảng 30.

2.2.8. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu

2.2.8.1. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu đối với sóng mang đơn

2.2.8.1.1. Định nghĩa

Loại bỏ đáp ứng xuyên điều chế là tham số đánh giá khả năng của máy thu thu một tín hiệu mong muốn tại tần số kênh được cấp phát khi có hai hoặc nhiều tín hiệu gây nhiễu có mối liên quan tần số đặc thù với tín hiệu mong muốn.

2.2.8.1.2. Giới hạn

Thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu như quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1 với các tham số xác định tại Bảng 31 đối với công suất trung bình tín hiệu mong muốn xác định khi có sự suất hiện của hai tín hiệu nhiễu.

Bảng 31 – Các tham số thử nghiệm đối với xuyên điều chế băng rộng

Tham số Rx

Đơn vị

Băng thông đo

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

Công suất trong cấu hình băng thông truyền dẫn

dBm

REFSENS + Giá trị băng thông kênh xác định dưới đây

6

6

7

9

Pinterferer 1 (CW)

dBm

-46

Pinterferer 2

(Điều chế)

dBm

-46

BWinterferer 2

MHz

5

Finterferer 1

(Độ lệch)

MHz

-BW/2 – 7,5

/

+BW/2 + 7,5

Finterferer 2

(Độ lệch)

MHz

2 x Finterferer 1

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được đặt ở mức PCMAX_L – 4 dB tại cấu hình đường lên tối thiểu xác định theo tài liệu ETSI TS 136 101 (Bảng 7.3.1-2 với PCMAX_L được định nghĩa tại 6.2.5).

CHÚ THÍCH 2: Kênh đo kiểm tham chiếu xác định tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: Nhiễu điều chế gồm kênh đo kiểm tham chiếu tại A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1 với thiết lập theo C.3.1, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Tín hiệu nhiễu điều chế là tín hiệu E-UTRA 5 MHz như mô tả tại Phụ lục C, tài liệu ETSI TS 136 521-1 đối với băng thông kênh ≥ 5 MHz

CHÚ THÍCH 4: REFSENS được xác định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1.

2.2.8.2. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu đối với kết hợp sóng mang trong các băng chỉ có DL

2.2.8.2.1. Định nghĩa

Loại bỏ đáp ứng xuyên điều chế là tham số đánh giá khả năng của máy thu thu một tín hiệu mong muốn tại tần số kênh được cấp phát khi có hai hoặc nhiều tín hiệu gây nhiễu có mối liên quan tần số đặc thù với tín hiệu mong muốn.

2.2.8.2.2. Giới hạn

Thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa trên SCC của các kênh đo kiểm tham chiếu theo quy định tại tài liệu ETSI TS 136 521-1 với tham số xác định tại Bảng 31 đối với công suất trung bình tín hiệu mong muốn xác định khi có sự suất hiện của hai tín hiệu nhiễu.

2.2.9. Phát xạ giả của máy thu

2.2.9.1. Phát xạ giả của máy thu đối với sóng mang đơn

2.2.9.1.1. Định nghĩa

Công suất phát xạ giả là công suất của các phát xạ được tạo ra hoặc được khuếch đại trong máy thu xuất hiện tại đầu nối ăng ten của UE.

2.2.9.1.2. Giới hạn

Các phát xạ giả đo được trong 3.3.9 không được vượt quá mức tối đa trong Bảng 32.

Bảng 32 – Các yêu cầu chung cho phát xạ giả máy thu

Tần số băng

Băng thông thử nghiệm

Mức tối đa

Ghi chú

30 MHz ≤ f < 1 GHz

100 kHz

-57 dBm

1 GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz

1 MHz

-47 dBm

CHÚ THÍCH: Các tài nguyên PDCCH không sử dụng được độn với các nhóm tài nguyên có mức công suất đưa ra bởi PDCCH_RA/RB như định nghĩa tại C.3.1, tài liệu ETSITS 136 101.

2.2.9.2. Phát xạ giả máy thu trong các băng chỉ có DL

2.2.9.2.1. Định nghĩa

Công suất phát xạ giả là công suất của các phát xạ được tạo ra hoặc được khuếch đại trong máy thu xuất hiện tại đầu nối ăng ten của UE.

2.2.9.2.2. Giới hạn

Các phát xạ giả đo được trong SCC theo 3.3.9 không được vượt quá mức tối đa trong Bảng 33.

Bảng 33 – Các yêu cầu chung cho phát xạ giả máy thu

Tần số băng

Băng thông thử nghiệm

Mức tối đa

Ghi chú

30 MHz ≤ f < 1 GHz

100 kHz

-57 dBm

1 GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz

1 MHz

-47 dBm

CHÚ THÍCH 1: Các tài nguyên PDCCH không sử dụng được độn với các nhóm tài nguyên có mức công suất đưa ra bởi PDCCH_RA/RB như định nghĩa tại C.3.1, tài liệu ETSI TS 136 101.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu áp dụng khi UE được cấu hình cho kết hợp sóng mang nhưng không phát.

2.2.10. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát

2.2.10.1. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát đối với sóng mang đơn

2.2.10.1.1. Định nghĩa

Tỉ số công suất rò kênh lân cận (ACLR) là tỉ số giữa công suất trung bình đã lọc có tâm trên tần số kênh được cấp phát và công suất trung bình đã lọc có tâm trên tần số kênh lân cận

2.2.10.1.2. Giới hạn

Nếu công suất kênh lân cận đo được lớn hơn -50 dBm thì E-UTRAACLR đo được phải lớn hơn các giới hạn tại Bảng 34.

Bảng 34 – Tỉ số công suất rò kênh lân cận E-UTRA UE

Băng thông kênh / E-UTRAACLR1 / Băng thông đo
5 MHz 10 MHz 15 MHz 20 MHz
E-UTRAACLR1 29,2 dB 29,2 dB 29,2 dB 29,2 dB
Băng thông đo kênh E-UTRA 4,5

MHz

9,0

MHz

13,5

MHz

18

MHz

Kênh UE +5 MHz

hoặc

-5 MHz

+10 MHz hoặc

-10 MHz

+15 MHz

hoặc

-15 MHz

+20 MHz

hoặc

-20 MHz

Nếu công suất kênh UTRA đo được lớn hơn -50 dBm thì UTRAACLR1, UTRAACLR2 phải lớn hơn các giới hạn tại Bảng 35.

Bảng 35 – Tỉ số công suất rò kênh lân cận UTRA UE

 

Băng thông kênh/ UTRAACLR1/ Băng thông đo

5 MHz

10 MHz

15 MHz

20 MHz

UTRAACLR1

32,2 dB

32,2 dB

32,2 dB

32,2 dB

Độ lệch tần số trung tâm kênh lân cận (MHz)

2,5 + BWUTRA/2

/

-2,5 -BWUTRA/2

5 + BWUTRA/2

/

-5 – BWUTRA/2

7,5 + BWUTRA/2

/

-7,5 – BWUTRA/2

10 + BWUTRA/2

/

-10 – BWUTRA/2

35,2 dB

35,2 dB

35,2 dB

35,2 dB

Độ lệch tần số trung tâm kênh lân cận (MHz)

2,5 + 3 × BWUTRA/2

/

-2,5 – 3 × BWUTRA/2

5 + 3 × BWUTRA/2

/

-5 – 3 × BWUTRA/2

7,5 + 3 × BWUTRA/2

/

-7,5 – 3 ×BWUTRA/2

10 +3 × BWUTRA/2

/

-10 – 3 × BWUTRA/2

Băng thông đo kênh E-UTRA

4,5 MHz

9,0 MHz

13,5 MHz

18 MHz

Băng thông đo kênh UTRA 5 MHz

(Chú thích 1)

3,84 MHz

3,84 MHz

3,84 MHz

3,84 MHz

Băng thông đo kênh UTRA 1,6 MHz

(Chú thích 2)

1,28 MHz

1,28 MHz

1,28 MHz

1,28 MHz

CHÚ THÍCH 1: Áp dụng đối với E-UTRA FDD với UTRA FDD trong phổ kết hợp.

CHÚ THÍCH 2: BWUTRA đối VỚI UTRA FDD là 5 MHz.

2.2.10.2. Tỉ số công suất rò kênh lân cận đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

2.2.10.2.1. Định nghĩa

Đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng, tỉ số công suất rò kênh lân cận UTRA (UTRAACLR) là tỉ số giữa công suất trung bình đã lọc có tâm trên băng thông kênh tổng hợp sóng mang được cấp phát với công suất trung bình đã lọc có tâm trên một (nhiều) tần số kênh lân cận UTRA.

Tỉ số công suất rò kênh lân cận UTRA được xác định cho cả kênh lân cận UTRA đầu tiên (UTRAACLR1) và kênh lân cận UTRA thứ 2 (UTRAACLR2). Công suất kênh UTRA được đo với một băng thông lọc RRC với hệ số roll-off . Công suất băng thông kênh kết hợp được đo với một bộ lọc chữ nhật với băng thông đo xác định tại Bảng 37.

2.2.10.2.2. Giới hạn

Nếu công suất kênh lân cận UTRA đo được lớn hơn -50 dBm thì giá trị đo được của UTRAACLR1 và UTRAACLR2 phải lớn hơn các giới hạn tại Bảng 36.

Bảng 36 – Tỉ số công suất dò kênh lân cận UTRA UE đối với CA

Loại băng thông CA/ UTRAACLR1/2 /

Băng thông đo

Băng thông CA loại C

UTRAACLR1

32,2 dB

Độ lệch tần số trung tâm kênh lân cận (MHz)

+BWChannel_CA/2 + BWUTRA/2

/

-BWChannel_CA/2 – BWUTRA/2

UTRAACLR2

35,2 dB

Độ lệch tần số trung tâm kênh lân cận (MHz)

+BWChannel_CA/2 + 3´BWUTRA/2

/

-BWChannel_CA/2 – 3´BWUTRA/2

Băng thông đo kênh CA E-UTRA

BWChannel_CA/2 – 2´BWGB

Băng thông đo kênh UTRA 5 MHz (Chú thích 1)

3,84 MHz

Băng thông đo kênh UTRA 1,6 MHz (Chú thích 2)

1,28 MHz

CHÚ THÍCH 1: Áp dụng đối với E-UTRA FDD với UTRA FDD trong phổ kết hợp.

Nếu công suất kênh lân cận E-UTRA đo được lớn hơn -50 dBm thì CA E-UTRAACLR đo được phải lớn hơn các giới hạn tại Bảng 37.

Bảng 37 – Tỉ số công suất dò kênh lân cận CA E-UTRA

Loại băng thông CA/ CA E-UTRAACLR / Băng thông đo

Băng thông CA loại C

CA E-UTRAACLR

29,2 dB

Băng thông đo E-UTRA CA

BWChannel_CA – 2 x BWGB

Độ dịch tần của kênh lân cận (MHz)

+ BWChannel_CA

/

– BWChannel_CA

2.2.10.4. Tỉ số công suất rò kênh lân cận đối với đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần

2.2.10.4.1. Định nghĩa

Đối với các UE hỗ trợ đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần trong băng hoạt động, tỉ số công suất rò kênh lân cận (ACLR) là tỉ số của công suất trung bình đã lọc có tâm trên tần số kênh đã cấp phát với công suất trung bình đã lọc có tâm trên tần số kênh lân cận.

2.2.10.4.2. Giới hạn

Nếu công suất kênh lân cận đo được lớn hơn -50 dBm thì E-UTRAACLR đo được phải lớn hơn các giới hạn tại Bảng 34.

Nếu công suất kênh lân cận UTRA đo được lớn hơn -50 dBm thì UTRAACLR1 và UTRAACLR2 đo được phải lớn hơn các giới hạn tại Bảng 35.

2.2.11. Độ nhạy tham chiếu của máy thu

Trừ khi có quy định khác, các đặc tính của máy thu được xác định tại các đầu nối ăng ten của UE. Đối với (các) UE chỉ có một ăng ten liền duy nhất, một (nhiều) ăng ten tham chiếu với độ tăng ích 0 dBi được giả định đối với mỗi cổng ăng ten.

2.2.11.1. Độ nhạy tham chiếu của máy thu đối với sóng mang đơn

2.2.11.1.1. Định nghĩa

Độ nhạy tham chiếu đánh giá khả năng của UE để nhận dữ liệu với một thông lượng trung bình cho trước đối với kênh đo kiểm tham chiếu xác định, dưới các điều kiện về mức tín hiệu thấp, lan truyền lý tưởng và không có tạp âm.

Một UE không thể áp ứng thông lượng theo các yêu cầu trên sẽ làm giảm hiệu quả vùng phủ của một e-NodeB.

2.2.11.1.2. Giới hạn

Thông lượng phải ≥ 95% thông lượng tối đa của các kênh đo kiểm tham chiếu theo xác định tại A.2.2, A.2.3 và A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1 (với một mặt động OCNG Pattern OP.1 FDD/TDD đối với tín hiệu DL như mô tả tại A.5.1.1/A.5.2.1, tài liệu ETSI TS 136 521-1) với các tham số xác định trong Bảng 38 và Bảng 7.3.3-2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Bảng 38 – Độ nhạy tham chiếu QPSK PREFSENS

Băng
E-UTRA

Băng thông kênh

5 MHz
(dBm)

10 MHz
(dBm)

15 MHz
(dBm)

20 MHz
(dBm)

Chế độ song công

1

-99,3

-96,3

-94,5

-93,3

FDD

3

-96,3

-93,3

-91,5

-90,3

FDD

5

-98

-95

FDD

7

-97,3

-94,3

-92,5

-91,3

FDD

8

-96,3

-93,3

FDD

CHÚ THÍCH 1: Máy phát được đặt ở mức công suất cực đại (Bảng 7.3.5-2, tài liệu ETSI TS 136 521-1).

CHÚ THÍCH 2: Kênh đo kiểm tham chiếu được xác định theo A.3.2, tài liệu ETSI TS 136 521-1 với OCNG Pattern OP.1 FDD/TDD như miêu tả tại A.5.1.1/A.5.2.1, tài liệu ETSI TS 136 521-1.

CHÚ THÍCH 3: Công suất tín hiệu được xác định trên mỗi cổng.

Yêu cầu đối với độ nhạy thu tham chiếu (REFSENS) xác định tại Bảng 38 phải nhỏ hơn hoặc bằng với mức xác định tại Bảng 7.3.5-2, tài liệu ETSI TS 136 521-1đối với băng thông truyền dẫn đường lên.

2.2.12. Phát xạ bức xạ

2.2.12.1. Định nghĩa

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng hạn chế các phát xạ không mong muốn từ cổng vỏ của thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ trợ.

Chỉ tiêu này áp dụng cho thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ trợ.

Phép đo chỉ tiêu này phải được thực hiện trên thiết bị thông tin vô tuyến và/hoặc trên cấu hình tiêu biểu của thiết bị phụ trợ.

2.2.12.2. Giới hạn

Biên tần số và các băng thông tham chiếu đối với những chuyển tiếp chi tiết của các giới hạn giữa các yêu cầu đối với các phát xạ ngoài băng và các yêu cầu đối với các phát xạ giả được dựa trên các khuyến nghị SM.329-12 và SM.1539-1 của ITU-R.

Các yêu cầu trong Bảng 39 chỉ áp dụng đối với các tần số trong miền phát xạ giả.

Bảng 39 – Các yêu cầu đối với phát xạ giả bức xạ

Tần số

Yêu cầu tối thiểu đối với (e.r.p)/băng thông tham chiếu ở chế độ rỗi

Yêu cầu tối thiểu đối với (e.r.p)/băng thông tham chiếu ở chế độ lưu lượng

30 MHz ≤ f < 1 000 MHz

-57 dBm/100 kHz

-36 dBm/100 kHz

1 GHz ≤ f < 12,75 GHz

-47 dBm/1 MHz

-30 dBm/1 MHz

2.2.13. Chức năng điều khiển và giám sát

2.2.13.1. Định nghĩa

Yêu cầu này xác minh rằng các chức năng điều khiển và giám sát của UE ngăn UE phát trong trường hợp không có mạng hợp lệ.

Chỉ tiêu này có thể áp dụng được cho thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ trợ.

Phép đo chỉ tiêu này phải được thực hiện trên thiết bị thông tin vô tuyến và/hoặc trên cấu hình tiêu biểu của thiết bị phụ trợ.

2.2.13.2. Giới hạn

Công suất cực đại đo được trong khoảng thời gian đo kiểm không được vượt quá -30 dBm.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO

3.1. Điều kiện môi trường

Việc đo kiểm được thực hiện tại các điểm giới hạn đại diện trong môi trường hoạt động công bố trong hồ sơ.

Các bài đo phải được thực hiện trong đầy đủ các điều kiện môi trường khác nhau (trong giới hạn công bố về môi trường hoạt động của thiết bị) để xác định sự tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật.

Bình thường, thiết bị phải đạt được tất cả các bài đo sử dụng phương pháp đo dẫn trong điều kiện bình thường, trừ trường hợp có quy định khác. Hướng dẫn về việc sử dụng các điều kiện khác sử dụng tài liệu tham khảo ETSI TS 136 521-1.

Đối với mỗi băng tần hoạt động của UE, các bài đo được thực hiện với tần số thích hợp được định nghĩa trong ETSI TS 136 508.

3.2. Giải thích kết quả đo

Các kết quả được ghi trong báo cáo đo kiểm đối với các phép đo được mô tả trong Quy chuẩn này như sau:

        Giá trị đo được liên quan đến giới hạn tương ứng dùng để quyết định việc thiết bị có thoả mãn các yêu cầu của Quy chuẩn hay không;

        Giá trị độ không đảm bảo đo đối với phép đo của mỗi tham số phải được đưa vào báo cáo đo kiểm;

        Đối với mỗi phép đo, giá trị ghi được của độ không đảm bảo đo phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cho trong Bảng 40 và Bảng 41.

Theo Quy chuẩn này, trong các phương pháp đo, các giá trị của độ không đảm bảo đo phải được tính toán và phải tương đương với hệ số mở rộng (hệ số phủ) k = 1,96 (cho độ tin cậy là 95% trong trường hợp các phân bố đặc trưng cho độ không đảm bảo đo thực tế là chuẩn (Gaussian)). Các nguyên tắc tính độ không đảm bảo đo được trình bày trong TR 100 028, trường hợp đặc biệt trong Phụ lục C của ETSI TR 100 028-2. Hướng dẫn về việc sử dụng các điều kiện đo khác sử dụng tài liệu tham khảo ETSI TS 136 521-1.

Bảng 40 – Độ không đảm bảo đo tối đa của hệ thống đo kiểm

Tham số

Các điều kiện

Độ không đảm bảo đo của hệ thống đo kiểm

Công suất ra cực đại của máy phát

±0,7 dB

Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát

±1,5 dB

Các phát xạ giả của máy phát

9 kHz < f ≤ 4 GHz: ±2,0 dB

4 GHz < f ≤ 12,75 GHz: ±4,0 dB

±2,0 dB

±4,0 dB

Công suất ra cực tiểu của máy phát

±1,0 dB

Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS)

±1,1 dB

Các đặc tính chặn của máy thu

1 MHz < finterferer ≤ 3 GHz

3 GHz < finterferer ≤ 12,75 GHz

±1,3 dB

±3,2 dB

Đáp ứng giả của máy thu

1 MHz < finterferer ≤ 3 GHz

3 GHz < finterferer ≤ 12,75 GHz

±1,3 dB

±3,2 dB

Các đặc tính xuyên điều chế của máy thu

±1,4 dB

Các phát xạ giả của máy thu

30 MHz ≤ f ≤ 4,0 GHz: ±2,0 dB

4 GHz < f ≤ 12,75 GHz: ±4,0 dB

±2,0 dB

±4,0 dB

Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát

±0,8 dB

Bảng 41 – Độ không đảm bảo đo tối đa đối với phát xạ bức xạ, chức năng điều khiển và giám sát

Tham số

Độ không đảm bảo đo của hệ thống đo kiểm

Công suất bức xạ hiệu dụng RF giữa 30 MHz và 180 MHz

±6 dB

Công suất bức xạ hiệu dụng RF giữa 180 MHz và 12,75 GHz

±3 dB

Công suất RF dẫn

±1 dB

CHÚ THÍCH 1: Đối với các phép đo RF, phải chú ý rằng độ không bảo đảm trong Bảng 40 và Bảng 41 áp dụng cho hệ thống đo kiểm hoạt động với tải danh định 50 Ω và không tính đến các hiệu ứng của hệ thống do sự không thích ứng giữa EUT và hệ thống đo kiểm.

CHÚ THÍCH 2: Nếu hệ thống đo kiểm có độ không đảm bảo đo lớn hơn độ không đảm bảo đo đã chỉ định trong Bảng 40 và Bảng 41, thì thiết bị này có thể vẫn được sử dụng, miễn là có điều chỉnh như sau: Bất cứ độ không bảo đảm bổ sung nào trong Hệ thống đo kiểm ngoài độ không bảo đảm đã chỉ định trong Bảng 40 và Bảng 41 có thể được sử dụng để siết chặt các yêu cầu đo – làm cho phép đo khó được vượt qua hơn (đối với một số phép đo, ví dụ các phép đo máy thu, điều này có thể phải thay đổi các tín hiệu kích thích). Thủ tục này đảm bảo cho hệ thống đo không đáp ứng yêu cầu trong Bảng 40 và Bảng 41 sẽ không làm tăng khả năng EUT vượt qua các phép đo đối với trường hợp EUT sẽ bị đánh giá không đạt nếu như sử dụng hệ thống đo đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 40 và Bảng 41.

3.3. Phương pháp đo

Mục này quy định các bài đo áp dụng cho E-UTRA FDD.

3.3.1. Công suất ra cực đại của máy phát

3.3.1.1. Công suất ra cực đại của máy phát đối với đơn sóng mang

3.3.1.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, C.3.0 của ETSI TS 136 521-1

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 của ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng

3.3.1.1.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.2.2.1.4.1-1 của ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong tất cả thông tin lịch đường lên đến UE; cho phép ít nhất 200 ms để UE đạt được mức PUMAX.

3) Đo công suất trung bình của UE trong băng thông kênh của chế độ truy cập vô tuyến. Thời gian đo ít nhất phải là khoảng thời gian liên tục của một khung con (1_ms).

4) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.2.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.1.2. Công suất ra cực đại của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

3.3.1.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Đo thiết lập CC kết hợp (NRB_agg): NRB_agg thấp nhất, NRB_agg cao nhất (xem 5.4.2A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 đối với Cấu hình CA).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu đối với PCC được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 của ETSI TS 136 521-1

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo 6.2.2A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 của ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng

3.3.1.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.2.2A.1.4.1-1 của ETSI TS 136 521-1 trên cả PCC và SCC. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

5) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong tất cả thông tin lịch đường lên đến UE; cho phép ít nhất 200 ms để UE đạt được mức PUMAX.

6) Đo công suất phát trung bình trên tất cả các sóng mang thành phần trong cấu hình CA của chế độ truy nhập vô tuyến. Thời gian đo ít nhất phải là khoảng thời gian liên tục của một khung con (1 ms).

7) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.2.2A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.2. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát

3.3.2.1. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát đối với sóng mang đơn

3.3.2.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.2.1.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.2.1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong thông tin lịch đường lên tới UE đến khi UE phát ở mức PUMAX.

3) Đo công suất của tín hiệu phát với bộ lọc băng thông theo Bảng 9. Các tần số trung tâm của bộ lọc phải chuyển qua các bước liên tục trong cùng một Bảng. Công suất đo được phải được ghi cho mỗi bước. Trong quá trình đo phải thu được được các TS tích cực.

4) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.2.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.2.2. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

3.3.2.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Đo thiết lập CC kết hợp (NRB_agg): NRB_agg thấp nhất, NRB_agg cao nhất (xem 5.4.2A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 đối với Cấu hình CA).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo 6.6.2.1A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.2.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất 2 giây.

4) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.2.1A.1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

5) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong mỗi thông tin lịch đường lên đến UE; cho phép ít nhất 200 ms để UE đạt được mức PUMAX.

6) Đo công suất của tín hiệu phát với bộ lọc băng thông theo Bảng 10. Các tần số trung tâm của bộ lọc phải chuyển qua các bước liên tục trong cùng một Bảng. Công suất đo được phải được ghi cho mỗi bước. Trong quá trình đo phải thu được được các TS tích cực.

7) Lặp lại cho các tần số áp dụng kiểm tra, băng thông kênh, dải điều hành và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.2.1A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.2.4. Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát đối với đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần

3.3.2.4.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz, 10 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.2.4.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.2.1_1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong thông tin lịch đường lên tới UE đến khi UE phát ở mức PUMAX.

3) Đo công suất của tín hiệu phát với bộ lọc băng thông theo Bảng 9. Các tần số trung tâm của bộ lọc phải chuyển qua các bước liên tục trong cùng một Bảng. Công suất đo được phải được ghi cho mỗi bước. Trong quá trình đo phải thu được được các TS tích cực.

4) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.2.1.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.3. Phát xạ giả của máy phát

3.3.3.1. Phát xạ giả của máy phát đối với sóng mang đơn

3.3.3.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.3.1.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.3.1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải dữ liệu để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong thông tin lịch đường lên tới UE đến khi UE phát ở mức PUMAX.

3) Đối với mỗi yêu cầu được áp dụng trong các Bảng 12 và Bảng 13; đo công suất của tín hiệu với bộ lọc có băng thông tương ứng. Tần số trung tâm của bộ lọc phải được đặt tại các bước liên tiếp tương ứng với các bảng. Công suất đo được phải được đánh giá tại mỗi bước. Trong quá trình đo phải thu được được các TS tích cực.

4) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.3.1, 6.6.3.2 và 6.6.3.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.3.2. Phát xạ giả của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

3.3.3.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Đo thiết lập CC kết hợp (NRB_agg): NRB_agg thấp nhất, NRB_agg cao nhất (xem 5.4.2A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 đối với Cấu hình CA).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu đối với PCC được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 của ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo 6.6.3.1 A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2 A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.3.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.3.1A.1.4.1-1 của ETSI TS 136 521-1 trên cả PCC và SCC. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

5) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong mỗi thông tin lịch đường lên đến UE; cho phép ít nhất 200 ms để UE đạt được mức PUMAX.

6) Đối với mỗi yêu cầu trong các bảng từ Bảng 15 đến Bảng 17, đối với mỗi sóng mang thành phần, đo công suất của tín hiệu với bộ lọc có băng thông tương ứng. Tần số trung tâm của bộ lọc phải được đặt tại các bước liên tiếp tương ứng với các bảng. Công suất đo được phải được đánh giá tại mỗi bước. Trong quá trình đo phải thu được được các TS tích cực.

7) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Phương pháp đo tại 6.6.3.2 A.1 và 6.6.3.2 A.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.3.3. Phát xạ giả của máy phát đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần

3.3.3.3.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2 A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.3.3.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.3.1_1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong thông tin lịch đường lên tới UE đến khi UE phát ở mức PUMAX.

3) Đối với mỗi yêu cầu được áp dụng trong các Bảng 12, đo công suất của tín hiệu với bộ lọc có băng thông tương ứng. Tần số trung tâm của bộ lọc phải được đặt tại các bước liên tiếp tương ứng với các bảng. Công suất đo được phải được đánh giá tại mỗi bước. Trong quá trình đo phải thu được được các TS tích cực.

4) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.3.1.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.4. Công suất ra cực tiểu của máy phát

3.3.4.1. Công suất ra cực tiểu của máy phát đối với sóng mang đơn

3.3.4.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.4.1.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.3.2.1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “giảm” trong thông tin lịch đường lên tới UE để đảm bảo UE phát mức công suất tối thiểu.

3) Đo công suất trung bình của UE với băng thông đo tương ứng quy định tại Bảng 18 đối với băng thông kênh xác định đang đo. Thời gian đo ít nhất phải là khoảng thời gian liên tục của một khung con (1 ms).

4) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.3.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.4.2. Công suất ra cực tiểucủa máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

3.3.4.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Đo thiết lập CC kết hợp (NRB_agg): NRB_agg thấp nhất, NRB_agg cao nhất (xem 5.4.2A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 đối với Cấu hình CA).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.4.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.3.2A.1.4.1-1 của ETSI TS 136 521-1 trên cả PCC và SCC. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

5) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “giảm” trong thông tin lịch đường lên tới UE để đảm bảo UE phát mức công suất tối thiểu.

6) Đo công suất phát trung bình trên tất cả các sóng mang thành phần trong cấu hình CA của chế độ truy nhập vô tuyến. Thời gian đo ít nhất phải là khoảng thời gian liên tục của một khung con (1 ms).

7) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.3.2A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.5. Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS)

3.3.5.1. Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS) đối với sóng mang đơn

3.3.5.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS và nguồn gây nhiễu tới các đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Các kênh đo tham chiếu UL được thiết lập theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.5.1.2. Thủ tục đo

1) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.5.4.1-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

2) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.5.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

3) Đặt giá trị tín hiệu đường xuống theo Bảng 21 (Trường hợp 1). Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 21 (Trường hợp 1) đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng (UE đạt được công suất ra đúng theo ETSI TS 136 521-1).

4) Thiết lập giá trị tín hiệu nhiễu theo Bảng 21 (Trường hợp 1) và tần số thấp hơn tín hiệu mong muốn, sử dụng nhiễu điều chế theo Phụ lục C tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Đo thông lượng trung bình trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đặt giá trị tín hiệu đường xuống theo Bảng 21 (Trường hợp 1). Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 22 (Trường hợp 1) đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng (UE đạt được công suất ra đúng theo ETSI TS 136 521-1).

7) Thiết lập mức tín hiệu nhiễu tới giá trị theo Bảng 22 (Trường hợp 2) và tần số thấp hơn tín hiệu mong muốn, sử dụng nhiễu điều chế theo Phụ lục C tài liệu ETSI TS 136 521-1.

8) Đo thông lượng trung bình trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo Phụ lục G tài liệu ETSI TS 136 521-1.

9) Lặp lại đối với các băng thông kênh áp dụng cho cả trường hợp 1 và 2.

10) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.5 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.5.2. Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS) đối với kết hợp sóng mang đối với các băng chỉ có DL

3.3.5.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: NRB_agg cao nhất đối với PCC và SCC.

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS và tín hiệu nhiễu tới đầu nối ăng ten của UE.

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL và DL được theo Bảng 7.5.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.5.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.5A.3.4-1 trên cả PCC và SCC. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

5) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.5A.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 trên PCC. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

6) Đặt giá trị tín hiệu đường xuống theo Bảng 21 (Trường hợp 1). Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 21 (Trường hợp 1) đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng.

7) Thiết lập mức tín hiệu nhiễu tới giá trị theo Bảng 21 (Trường hợp 1) và tần số thấp hơn tín hiệu mong muốn, sử dụng băng tần nhiễu điều chế theo Phụ lục C tài liệu ETSI TS 136 521-1.

8) Đo thông lượng trung bình trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

9) Lặp lại các bước từ 6 đến 8, sử dụng tín hiệu nhiễu trên tín hiệu mong muốn trong trường hợp 1 ở bước 7.

10) Đặt giá trị tín hiệu đường xuống theo Bảng 22 (Trường hợp 2). Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 22 (Trường hợp 2) đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng.

11) Thiết lập mức tín hiệu nhiễu tới giá trị theo Bảng 22 (Trường hợp 2) và tần số thấp hơn tín hiệu mong muốn, sử dụng băng tần nhiễu điều chế theo Phụ lục C tài liệu ETSI TS 136 521-1.

12) Đo thông lượng trung bình của SCC trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo Phụ lục G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

13) Lặp lại các bước từ 10 đến 12, sử dụng tín hiệu nhiễu trên tín hiệu mong muốn trong trường hợp 2 ở bước 11.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.5 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.6. Đặc tính chặn của máy thu

3.3.6.1. Đặc tính chặn của máy thu đối với sóng mang đơn

3.3.6.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Đối với chặn trong băng, các tần số phải đo là dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Đối với chặn ngoài băng, tần số phải đo là dải thấp hoặc dải cao (xem ETSI TS 136 508).

Đối với chặn băng hẹp, các tần số phải đo là dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508). Dải 3 của chặn ngoài băng chỉ đo với băng thông cao nhất.

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE.

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL và DL theo Bảng 7.6.2.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.6.1.2. Thủ tục đo trong băng

1) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.1.4.1-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

2) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

3) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu cho tín hiệu nhiễu dưới tín hiệu mong muốn trong trường hợp 1 theo Bảng 23 và Bảng 24 theo ETSI TS 136 521-1.

4) Đặt mức tín hiệu đường xuống theo Bảng 23. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 23 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng theo ETSI TS 136 521-1.

5) Đo thông lượng trung bình trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Lặp lại các bước từ 3 đến 5, sử dụng tín hiệu nhiễu trên mức tín hiệu mong muốn đối với trường hợp 1 ở bước 3.

7) Lặp lại các bước từ 3 đến 6, sử dụng tín hiệu nhiễu trong trường hợp 2 ở bước 3 và 6. Các dải của trường hợp 2 bao trùm các bước bằng với băng thông nhiễu. Các tần số đo được lựa chọn tương tự Bảng 7.6.1.4.2-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

8) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.6.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.6.1.3. Thủ tục đo ngoài băng

1) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.2.4.1-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

2) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.2.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

3) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu CW cho tín hiệu nhiễu theo Bảng 26 theo ETSI TS 136 521-1.

4) Đặt mức tín hiệu đường xuống theo Bảng 25. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 25 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng theo ETSI TS 136 521-1.

5) Đo thông lượng trung bình trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Ghi lại các tần số theo Bảng 26 tại đó thông lượng đo được không đạt yêu cầu.

7) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.6.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.6.1.4. Thủ tục đo băng hẹp

1) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.3.4.1-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

2) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

3) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu CW cho tín hiệu nhiễu dưới tín hiệu mong muốn theo Bảng 27 theo ETSI TS 136 521-1 .

4) Đặt mức tín hiệu đường xuống theo Bảng 27. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 27 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng theo ETSI TS 136 521-1.

5) Đo thông lượng trung bình trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Ghi lại các tần số theo Bảng 26 tại đó thông lượng đo được không đạt yêu cầu.

7) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.6.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.6.2. Đặc tính chặn của máy thu đối với kết hợp sóng mang đối với các băng chỉ có DL

3.3.6.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: NRB_agg cao nhất đối với PCC và SCC.

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.1 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL và DL theo Bảng 7.6.2.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.6.2.2. Thủ tục đo trong băng

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.1A.3.4.1-1 trên cả PCC và SCC. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

5) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.1A.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 trên PCC. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

6) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu cho tín hiệu nhiễu dưới SCC trong trường hợp 1 theo Bảng 23 và Bảng 24 theo ETSI TS 136 521-1 .

7) Đặt mức tín hiệu đường xuống theo Bảng 23. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 23 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng.

8) Đo thông lượng trung bình của SCC trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

9) Lặp lại các bước từ 6 đến 8, sử dụng tín hiệu nhiễu trên SCC đối với trường hợp 1 ở bước 6.

10) Lặp lại các bước từ 6 đến 9, sử dụng các tín hiệu nhiễu trong trường hợp 2 ở bước 6 và 9. Các dải của trường hợp 2 bao trùm các bước bằng với băng thông nhiễu. Các tần số đo được lựa chọn tương tự Bảng 7.6.1.4.2-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.6.1A.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.6.2.3. Thủ tục đo ngoài băng

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.2A.3.4.1-1 trên cả PCC và SCC. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

5) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.2A.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 trên PCC. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

6) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu cho tín hiệu nhiễu dưới SCC trong trường hợp 1 theo Bảng 28. Kích thước bước tần số là 1 MHz.

7) Đặt mức tín hiệu đường xuống theo Bảng 25. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 25 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng.

8) Đo thông lượng trung bình của SCC trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

9) Ghi lại các tần số ở đó thông lượng không đạt yêu cầu.

10) Lặp lại các bước từ 6 đến 9, sử dụng tín hiệu nhiễu trên băng tần hoạt động của SCC ở bước 6.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.6.2A.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.6.2.4. Thủ tục đo băng hẹp

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.3A.3.4.1-1 trên cả PCC và SCC. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

5) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.3A.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 trên PCC. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

6) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu CW cho tín hiệu nhiễu dưới SCC theo Bảng 27.

7) Đặt mức tín hiệu đường xuống theo Bảng 27. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 27 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng.

8) Đo thông lượng trung bình của SCC trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

9) Ghi lại các tần số ở đó thông lượng không đạt yêu cầu.

10) Lặp lại các bước từ 6 đến 8, sử dụng tín hiệu nhiễu trên băng tần hoạt động của SCC ở bước 6.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.6.3A.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.7. Đáp ứng giả của máy thu

3.3.7.1. Đáp ứng giả của máy thu đối với sóng mang đơn

3.3.7.1.1. Điều kiện ban đầu

Các điều kiện ban đầu sẽ giống như đối với đặc tính chặn ngoài băng tại 3.3.6.1.1 để thử nghiệm đáp ứng giả có được tại 3.3.6.1.3 trong cùng điều kiện.

3.3.7.1.2. Thủ tục đo

1) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.2.4.1-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

2) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.2.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

3) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu CW cho tín hiệu nhiễu theo Bảng 30 theo ETSI TS 136 521-1.

4) Đặt giá trị tín hiệu đường xuống theo Bảng 29. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 29 (Trường hợp 1) đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng theo ETSI TS 136 521-1.

5) Đối với các tần số giả, đo thông lượng trung bình cho một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.7 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.7.2. Đáp ứng giả của máy thu đối với kết hợp sóng mang đối với các băng chỉ có DL

3.3.7.2.1. Điều kiện ban đầu

Các điều kiện ban đầu sẽ giống như đối với đặc tính chặn ngoài băng tại 3.3.6.2.1 để đo kiểm đáp ứng giả có được từ 3.3.6.2.3 trong cùng điều kiện.

3.3.7.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.6.2A.3.4.1-1 trên cả PCC và SCC. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

5) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.6.2A.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

6) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu CW cho tín hiệu nhiễu theo Bảng 30. Các tần số giả được lấy từ các bản ghi tại bước 9 của 3.3.6.2.3.

7) Đặt giá trị tín hiệu đường xuống theo Bảng 29 cho các sóng mang. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 29 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng.

8) Đối với các tần số giả, đo thông lượng trung bình cho một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.7A.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.8. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu

3.3.8.1. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu đối với sóng mang đơn

3.3.8.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS và nguồn nhiễu tới đầu nối ăng ten của UE.

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.1 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL và DL theo Bảng 7.8.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.8.1.2. Thủ tục đo

1) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.8.1.4.1-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

2) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.8.1.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

3) Thiết lập các thông số của máy phát tín hiệu cho tín hiệu nhiễu dưới tín hiệu mong muốn trong trường hợp 1 theo Bảng 23 và Bảng 24 theo ETSI TS 136 521-1 .

4) Đặt mức tín hiệu đường xuống theo Bảng 31. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 23 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng theo ETSI TS 136 521-1.

5) Thiết lập giá trị tín hiệu nhiễu theo Bảng 31, sử dụng băng thông nhiễu điều chế theo Phụ lục C tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.8 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.8.2. Đặc tính xuyên điều chế của máy thu đối với kết hợp sóng mang đối với các băng chỉ có DL

3.3.8.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: NRB_agg cao nhất đối với PCC và SCC.

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS và nguồn nhiễu tới đầu nối ăng ten của UE.

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.1 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL và DL theo Bảng 7.8.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.8.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 2A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.8.1A.3.4-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

5) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.8.1A.3.4-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

6) Đặt giá trị tín hiệu đường xuống theo Bảng 31. Gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên tới UE (nên sử dụng bước nhỏ hơn hoặc bằng 1 dB) để đảm bảo công suất ra của UE trong khoảng từ 0 đến -3,4 dB ở mức ngưỡng theo Bảng 31 đối với tần số sóng mang f ≤ 3,0 GHz hoặc trong khoảng từ 0 đến -4,0 dB ở mức ngưỡng đối với tần số sóng mang 3,0 GHz ≤ f ≤ 4,2 GHz, ít nhất là trong khoảng thời gian đo thông lượng.

7) Thiết lập mức tín hiệu nhiễu có giá trị theo Bảng 31 và tần số dưới tín hiệu mong muốn, sử dụng băng thông nhiễu điều chế theo Phụ lục C, ETSI TS 136 521-1.

8) Đo thông lượng trung bình của SCC trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo Phụ lục G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

9) Lặp lại các bước từ 6 đến 8, sử dụng tín hiệu nhiễu trên tín hiệu mong muốn ở bước 4.

3.3.9. Phát xạ giả của máy thu

3.3.9.1. Phát xạ giả của máy thu đối với sóng mang đơn

3.3.9.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Cao nhất (xem ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối máy phân tích phổ hoặc thiết bị phù hợp khác tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Thiết lập các tín hiệu đường xuống ban đầu theo C.0, C.1 và C.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu DL theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.9.1.2. Thủ tục đo

1) Sử dụng máy phân tích phổ (hoặc thiết bị đo tương đương) quét dải tần số từ 30 MHz đến 12,75 GHz và đo công suất trung bình của các phát xạ giả.

2) Lặp lại bước 1 cho tất cả các ăng ten E-UTRA Rx của UE.

3) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

3.3.9.2. Phát xạ giả của máy thu đối với các băng chỉ có DL

3.3.9.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải giữa (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: NRB_agg cao nhất đối với PCC và SCC (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối máy phân tích phổ hoặc thiết bị phù hợp khác tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Thiết lập các tín hiệu đường xuống ban đầu theo C.0, C.1 và C.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu DL theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.9.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC theo 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.5A.3.4-1 trên cả PCC và SCC. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

5) Sử dụng máy phân tích phổ (hoặc thiết bị đo tương đương) quét dải tần số và đo công suất trung bình của các phát xạ giả. Trong quá trình thử nghiệm, SS không gửi thông tin lịch trình đường lên tới UE.

6) Lặp lại các bước từ 1 đến 5 cho tất cả các ăng ten E-UTRA Rx băng tần chỉ có DL của UE.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.9A tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.10. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát

3.3.10.1. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát đối với sóng mang đơn

3.3.10.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz, 10 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.10.1.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.2.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có tải dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong thông tin lịch đường lên tới UE đến khi UE phát ở mức PUMAX.

3) Đo công suất trung bình của UE trong băng thông kênh của các chế độ truy cập vô tuyến theo các cấu hình thử nghiệm, mà phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 34 và Bảng 35. Các giai đoạn của phép đo phải được ít nhất trong thời gian liên tục của một khung con (1 ms).

4) Đo công suất trung bình của bộ lọc đối với E-UTRA.

5) Đo công suất trung bình của bộ lọc kênh lân cận đối với E-UTRA đầu tiên.

6) Đo RRC lọc công suất trung bình của bộ lọc RRC đối với kênh lân cận UTRA thứ nhất và thứ hai.

7) Tính tỉ lệ công suất giữa các giá trị đo được ở bước 4 và bước 5 đối với E-UTRAACLR.

8) Tính tỷ lệ công suất giữa các giá trị đo được ở bước 4 và bước 6 cho UTRAACLR1, UTRAACLR2.

9) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.2.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.10.2. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát đối với kết hợp sóng mang liền kề trong băng (DL CA và UL CA)

3.3.10.2.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Đo thiết lập CC kết hợp (NRB_agg): NRB_agg thấp nhất, NRB_agg cao nhất (xem 5.4.2A.1 Cấu hình CA trong tài liệu ETSI TS 136 521-1).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu đối với PCC được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL theo 6.6.2.3A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.10.2.2. Thủ tục đo

1) Cấu hình SCC theo C.0, C.1 và C.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1 cho tất cả các kênh vật lý đường xuống, trừ PHICH.

2) SS phải cấu hình SCC 5.2A.4 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) SS kích hoạt SCC bằng cách gửi kích hoạt MAC-CE. Chờ ít nhất là 2 giây.

4) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.2.3A.1.4.1-1 của ETSI TS 136 521-1 trên cả PCC và SCC. Do UE không có tải và không có dữ liệu vòng lặp để gửi nên UE gửi các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

5) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong mỗi thông tin lịch đường lên đến UE; cho phép ít nhất 200 ms để UE đạt được mức PUMAX.

6) Đo công suất phát trung bình trên tất cả các sóng mang thành phần trong cấu hình CA của chế độ truy nhập vô tuyến theo cấu hình thử nghiệm theo yêu cầu tại Bảng 36 và Bảng 37. Thời gian đo ít nhất phải là khoảng thời gian liên tục của một khung con (1 ms).

7) Đo công suất trung bình của bộ lọc chữ nhật đối với CA E-UTRA.

8) Đo công suất trung bình của bộ lọc chữ nhật đối với kênh lân cận CA E-UTRA đầu tiên trên cả hai biên trên và dưới của kênh CA E-UTRA tương ứng.

9) Đo công suất trung bình của bộ lọc RRC của UTRA đầu tiên và thứ hai đối với kênh lân cận CA trên cả hai mặt trên và dưới của kênh CA E-UTRA tương ứng.

10) Tính tỉ lệ công suất giữa các giá trị đo được trong bước 7 và bước 8 đối với CA E-UTRAACLR.

11) Tính tỷ lệ công suất giữa các giá trị đo được trong bước 7 và bước 9 đối với UTRAACLR1, UTRAACLR2.

12) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.2.3A.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.10.4. Tỉ số công suất rò kênh lân cận của máy phát đối với đa cụm PUSCH trong sóng mang thành phần

3.3.10.4.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL theo ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.10.4.2. Thủ tục đo

1) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 6.6.2.3_2.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

2) Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong thông tin lịch đường lên tới UE đến khi UE phát ở mức PUMAX.

3) Đo công suất trung bình của UE trong băng thông kênh của các chế độ truy nhập vô tuyến theo cấu hình thử nghiệm, mà phải đáp ứng yêu cầu nêu trong Bảng 34 và Bảng 35. Thời gian đo ít nhất phải là khoảng thời gian liên tục của một khung con (1 ms).

4) Đo công suất trung bình của bộ lọc chữ nhật đối với E-UTRA.

5) Đo công suất trung bình của bộ lọc chữ nhật đối với kênh lân cận E-UTRA đầu tiên tại mỗi đầu kết nối của UE.

6) Đo công suất trung bình của bộ lọc RRC của kênh lân cận UTRA đầu tiên.

7) Tính tỉ lệ công suất giữa các giá trị đo được trong bước 4 và bước 5 đối với E-UTRAACLR.

8) Tính tỷ lệ công suất giữa các giá trị đo được trong bước 4 và bước 6 đối với UTRAACLR1, UTRAACLR2.

9) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh, dải tần hoạt động và các điều kiện môi trường.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 6.6.2.3.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.11. Độ nhạy tham chiếu của máy thu

3.3.11.1. Độ nhạy tham chiếu của máy thu đối với sóng mang đơn

3.3.11.1.1. Điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục B).

Các tần số được đo kiểm: Dải thấp, dải giữa và dải cao (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Băng thông kênh được đo kiểm: Thấp nhất, 5 MHz và cao nhất (xem 4.3.1 của ETSI TS 136 508).

Cấu hình Đường lên/Đường xuống: xem ETSI TS 136 521-1:

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE

2) Thiết lập các tham số cho tế bào theo 4.4.3 tài liệu ETSI TS 136 508.

3) Các tín hiệu đường xuống ban đầu được thiết lập theo C.0, C.1 và C.3.0 và các tín hiệu đường lên theo H.1, H.3.1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

4) Thiết lập các kênh đo tham chiếu UL và DL theo Bảng 7.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Các điều kiện truyền sóng được thiết lập theo B.0 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

6) Đảm bảo UE ở trạng thái 3A-RF theo 5.2A.2 tài liệu ETSI TS 136 508.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết lập tham chiếu để thử nghiệm các chế độ (thiết lập, gọi và kiểm tra) được quy định tại các tài liệu ETSI TS 136 521-1, ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509 tương ứng.

3.3.11.1.2. Thủ tục đo

1) SS phát PDSCH qua PDCCH DCI định dạng 1A đối với C_RNTI để phát DL RMC quy định tại Bảng 7.3.4.1-1. SS gửi các bit đệm MAC đường xuống trên DL RMC.

2) SS gửi thông tin lịch đường lên cho mỗi quá trình UL HARQ thông qua PDCCH DCI định dạng 0 cho C_RNTI để sắp xếp cho UL RMC theo Bảng 7.3.4.1-1 tài liệu ETSI TS 136 521-1. Do UE không có dữ liệu tải để gửi nên UE phát các bit đệm MAC đường lên trên UL RMC.

3) Thiết lập mức tín hiệu đường xuống tới giá trị REFSENS phù hợp quy định tại Bảng 38. Gửi liên tục tại đường lên các lệnh điều khiển công suất “tăng” trong thông tin lịch đường lên tới UE để đảm bảo UE phát ở mức PUMAX ít nhất trong khoảng thời gian của phép đo thông lượng (UE đạt được công suất ra đúng theo ETSI TS 136 521-1).

4) Đo thông lượng trung bình trong một khoảng thời gian đủ để đạt được tính toán thống kê theo G.2 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

5) Lặp lại đối với các tần số đo, băng thông kênh và dải tần hoạt động.

Xem chi tiết phương pháp đo tại 7.3 tài liệu ETSI TS 136 521-1.

3.3.12. Phát xạ giả bức xạ

3.3.12.1. Phương pháp đo

Nếu có thể, vị trí đo kiểm phải là một buồng đo hoàn toàn không dội để mô phỏng các điều kiện của không gian tự do. EUT phải được đặt trên một giá đỡ không dẫn điện. Công suất trung bình của bất cứ thành phần phát xạ giả nào phải được xác định bởi ăng ten đo kiểm và máy thu đo (ví dụ máy phân tích phổ).

Tại mỗi tần số mà một thành phần được xác định, EUT phải được quay để đạt được đáp ứng cực đại, và công suất bức xạ hiệu dụng (e.r.p) của thành phần đó được xác định bằng một phép đo thay thế, phép đo này là phương pháp tham chiếu. Phép đo phải được lặp lại với ăng ten đo kiểm trong mặt phẳng phân cực trực giao.

CHÚ THÍCH: Công suất bức xạ hiệu dụng (e.r.p.) tham chiếu đến bức xạ của ăng ten lưỡng cực điều hưởng nửa bước sóng thay cho một ăng ten đẳng hướng. Hiệu số không đổi giữa e.i.r.p và e.r.p. là 2,15 dB.

e.r.p. (dBm) = e.i.r.p. (dBm) – 2,15

(Khuyến nghị ITU-R SM.329-12, Phụ lục 1).

Các phép đo được thực hiện với một ăng ten lưỡng cực điều hưởng hoặc một ăng ten tham chiếu có độ tăng ích đã biết được quy chiếu tới một ăng ten đẳng hướng.

Phải nêu rõ trong báo cáo đo kiểm nếu sử dụng vị trí đo kiểm hoặc phương pháp đo kiểm khác. Các kết quả phải được chuyển đổi sang các giá trị của phương pháp tham chiếu và tính hợp lệ của việc chuyển đổi phải được chứng minh.

3.3.12.2. Cấu hình đo

Mục này quy định các cấu hình đo kiểm phát xạ như sau:

– Thiết bị phải được đo kiểm trong các điều kiện đo kiểm bình thường;

– Cấu hình đo kiểm phải càng gần với cấu hình sử dụng thông thường càng tốt;

– Nếu thiết bị là bộ phận của một hệ thống, hoặc có thể được kết nối với thiết bị phụ trợ, thì việc đo kiểm thiết bị khi nó kết nối với cấu hình tối thiểu của thiết bị phụ trợ để thử các cổng là có thể chấp nhận được;

– Nếu thiết bị có rất nhiều cổng, thì phải lựa chọn đủ số cổng để mô phỏng các điều kiện hoạt động thực và bảo đảm rằng tất cả các kiểu kết cuối khác nhau đều được đo kiểm;

– Các điều kiện đo kiểm, cấu hình đo kiểm và chế độ hoạt động phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm;

– Các cổng có đấu nối khi hoạt động bình thường phải được kết nối với một thiết bị phụ trợ hoặc một đoạn cáp đại diện được kết cuối đúng để mô phỏng các đặc tuyến vào/ra của thiết bị phụ trợ, các cổng vào/ra RF phải được kết cuối đúng;

– Các cổng không được kết nối với các dây cáp khi hoạt động bình thường, ví dụ các đầu nối dịch vụ, các đầu nối lập trình, các đầu nối tạm thời… không được kết nối với bất cứ dây cáp nào khi đo kiểm. Trường hợp phải nối cáp với các cổng này, hoặc các cáp liên kết cần được kéo dài để chạy EUT, cần lưu ý để đảm bảo việc đánh giá EUT không bị ảnh hưởng bởi việc thêm và kéo dài những dây cáp này.

Đo kiểm phát xạ phải được thực hiện trong hai chế độ hoạt động:

– Với một liên kết thông tin được thiết lập (chế độ lưu lượng); và

– Trong chế độ rỗi.

3.3.13. Các chức năng điều khiển và giám sát

1) Khi bắt đầu đo kiểm, UE phải được tắt. Đầu nối ăng ten của UE phải được nối tới một thiết bị đo công suất có các đặc tính sau đây:

– Băng thông RF phải lớn hơn dải tần hoạt động tổng của UE;

– Thời gian đáp ứng của thiết bị đo công suất phải đảm bảo công suất đo được không quá 1 dB giá trị của nó ở trạng thái ổn định trong vòng 100 μs khi đưa một tín hiệu CW vào.

– Thiết bị này phải ghi lại công suất cực đại đo được.

CHÚ THÍCH: Thiết bị có thể bao gồm một bộ lọc thông thấp thị tần để giảm thiểu đáp ứng của nó đối với các đột biến điện hoặc đối với các đỉnh tạp âm Gaussian.

2) Bật UE trong thời gian khoảng 15 phút, sau đó tắt UE.

3) EUT được duy trì ở trạng thái tắt trong khoảng thời gian ít nhất là 30 giây, sau đó được bật trong thời gian khoảng 1 phút.

4) Ghi lại công suất cực đại phát xạ từ UE trong suốt thời gian đo kiểm.

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4.1. Các thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này

4.2. Tần số hoạt động của thiết bị: Tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.

4.3. Phương tiện, thiết bị đo: Tuân thủ các quy định hiện hành.

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai hướng dẫn và quản lý các thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA theo Quy chuẩn này.

6.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

6.3.Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ)để được hướng dẫn, giải quyết ./.

 
PHỤ LỤC A

(Quy định)

Điều kiện môi trường

A.1. Giới thiệu

Phụ lục này quy định các điều kiện về môi trường của UE.

A.2. Nhiệt độ

UE đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dải nhiệt độ như Bảng A.1.

Bảng A.1 – Điều kiện nhiệt độ

Dải nhiệt độ

Điều kiện

Từ +15 °C đến +35 °C

Đối với điều kiện bình thường (với độ ẩm tương đối lên đến 75%)

Từ -10 °C đến +55 °C

Đối với điều kiện tới hạn (xem IEC 60068-2-1 và IEC 60068-2-2)

Bên ngoài khoảng nhiệt độ này, nếu nguồn được bật, UE không được gây tác động có hại đến phổ tần số vô tuyến điện. Trong mọi trường hợp, UE không được vượt quá các mức công suất phát như được định nghĩa trong ETSI TS 136 101 đối với điều kiện tới hạn.

Tài liệu tham khảo cho yêu cầu này là E.1 tài liệu ETSI TS 136 101.

Một số thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ tới hạn. Các điều kiện thử nghiệm này được ký hiệu là TL (Nhiệt độ tới hạn dưới, -10° C) và TH (Nhiệt độ tới hạn trên, +55° C).

A.3. Điện áp

UE đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dải điện áp, nghĩa là dải điện áp trong khoảng các điểm điện áp tới hạn.

Nhà sản xuất phải công bố các điện áp tới hạn cận dưới và điện áp tới hạn cận trên và điện áp tắt máy gần đúng. Đối với các thiết bị có thể hoạt động từ một hoặc nhiều nguồn điện được liệt kê dưới đây, điện áp tới hạn cận dưới không được cao hơn và điện áp tới hạn cận trên không thấp hơn so với quy định dưới đây.

Bảng A.2 – Điều kiện điện áp thử nghiệm

Nguồn điện

Điện áp tới hạn cận dưới

Điện áp tới hạn cận trên

Điện áp trong các điều kiện bình thường

Nguồn điện xoay chiều (AC)

0,9 x Danh định

1,1 x Danh định

Danh định

Ắc quy axit chì theo quy định

0,9 x Danh định

1,3 x Danh định

1,1 x Danh định

Các pin không được quy định:

Leclanché

0,85 x Danh định

Danh định

Danh định

Lithium

0,95 x Danh định

1,1 x Danh định

1,1 x Danh định

Thuỷ ngân/Niken và Cađimi

0,90 x Danh định

Danh định

Ngoài dải điện áp này, nếu nguồn được bật, UE không được gây tác động có hại đến phổ tần số vô tuyến điện. Trong mọi trường hợp, UE không được vượt quá các mức công suất phát như được định nghĩa trong ETSI TS 136 101 đối với điều kiện tới hạn. Đặc biệt, UE phải chặn tất cả các phát xạ RF khi nguồn điện áp dưới mức điện áp tắt máy do nhà sản xuất công bố.

Các tài liệu tham khảo chuẩn cho yêu cầu này là E.2 của tài liệu ETSI TS 136 101.

Một số thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện điện áp tới hạn. Các điều kiện thử nghiệm này được ký hiệu là VL (Điện áp tới hạn dưới) và VH (Điện áp tới hạn trên).

A.4. Môi trường thử nghiệm

Khi yêu cầu thử nghiệm ở điều kiện môi trường bình thường thì áp dụng các điều kiện bình thường tại A.2 và A.3.

Khi yêu cầu thử nghiệm ở điều kiện tới hạn thì áp dụng kết hợp các điều kiện nhiệt độ tới hạn và điện áp tới hạn trong A.2 và A.3. Các kết hợp này bao gồm:

    Nhiệt độ tới hạn dưới / Điện áp tới hạn dưới (TL/VL);

    Nhiệt độ tới hạn dưới / Điện áp tới hạn trên (TL/VH);

    Nhiệt độ tới hạn trên / Điện áp tới hạn dưới (TH/VL);

    Nhiệt độ tới hạn trên / Điện áp tới hạn trên (TH/VH).

THÔNG TƯ 02/2018/TT-BTTTT VỀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA – PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN DO BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 02/2018/TT-BTTTT Ngày hiệu lực 01/07/2019
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 10/05/2018
Lĩnh vực Công nghệ thông tin
Ngày ban hành 13/04/2018
Cơ quan ban hành Bộ thông tin và truyền thông
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản