THÔNG TƯ 03/2018/TT-BXD HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH 139/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG; KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, KINH DOANH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG, SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT; KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, PHÁT TRIỂN NHÀ Ở, QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ VÀ CÔNG SỞ DO BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2018/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 139/2017/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG; KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, KINH DOANH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG, SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT; KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, PHÁT TRIỂN NHÀ Ở, QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ VÀ CÔNG SỞ
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Điều 81 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết Điều 15 và Điều 79 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (sau đây viết tắt là Nghị định số 139/2017/NĐ-CP).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Điều 2. Về áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
1. Việc tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP được áp dụng như sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 9 Điều 15;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 6 tháng đến 9 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 9 Điều 15;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 9 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 9 Điều 15.
2. Trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng cá nhân, tổ chức vi phạm không được tổ chức thi công xây dựng.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền ra Quyết định phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Thanh tra Sở Xây dựng và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Điều 3. Về áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại quy định tại điểm c khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
1. Việc bồi thường thiệt hại do Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Trường hợp gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải dừng thi công xây dựng công trình và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải đảm bảo các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Nếu bên bị thiệt hại tự tìm chỗ ở (tương đương nơi ở bị ảnh hưởng) thì chủ đầu tư có trách nhiệm trả cho bên bị thiệt hại số tiền tương ứng với số tiền thuê nhà và chi phí di chuyển tài sản.
3. Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại và một bên có đơn yêu cầu gửi Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết thì được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức thỏa thuận lần đầu;
b) Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc không tổ chức được thỏa thuận lần đầu do một trong các bên vắng mặt, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai;
c) Tại buổi thỏa thuận lần hai mà một trong các bên vắng mặt không có lý do chính đáng thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thuê tổ chức tư vấn, có tư cách pháp nhân để xác định mức bồi thường thiệt hại. Chi phí thuê do Chủ đầu tư chi trả. Sau khi xác định mức bồi thường thiệt hại, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm yêu cầu Chủ đầu tư chuyển tiền vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng do UBND cấp xã làm chủ tài khoản. Chủ đầu tư chỉ được tiếp tục thi công xây dựng sau khi đã chuyển đủ số tiền vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng;
d) Tại buổi thỏa thuận lần hai mà hai bên không thống nhất được mức bồi thường thiệt hại thì hai bên thống nhất thuê một tổ chức tư vấn, có tư cách pháp nhân để xác định mức bồi thường thiệt hại. Trường hợp hai bên không thống nhất về tổ chức tư vấn được thuê hoặc mức bồi thường thiệt hại do tổ chức tư vấn được thuê xác định thì Chủ tịch UBND cấp xã thuê một tổ chức tư vấn xác định mức bồi thường thiệt hại. Chi phí thuê do Chủ đầu tư chi trả. Căn cứ kết quả xác định mức bồi thường thiệt hại, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm yêu cầu Chủ đầu tư chuyển tiền vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng do UBND cấp xã làm chủ tài khoản. Chủ đầu tư chỉ được tiếp tục thi công xây dựng sau khi đã chuyển đủ số tiền vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng;
đ) Trường hợp một bên không thống nhất với mức bồi thường thiệt hại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
4. Trường hợp Chủ đầu tư không bị xử phạt vi phạm hành chính thì khuyến khích áp dụng quy định tại khoản 3 Điều này để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
5. Bên vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận và đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại hoặc đã tuân thủ trình tự giải quyết quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 4. Về áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
1. Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, mà hành vi này đã kết thúc, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
2. Công trình, phần công trình xây dựng vi phạm phải được tháo dỡ theo phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt cho đến khi phần còn lại của công trình đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa vào sử dụng.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm tra, phê duyệt và thực hiện phương án, giải pháp phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều này. Phương án, giải pháp phá dỡ phải đảm bảo an toàn công trình xây dựng sau khi phá dỡ phần vi phạm, tính mạng, sức khỏe, công trình xây dựng lân cận và đảm bảo vệ sinh, môi trường.
4. Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm: lập, thẩm định, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.
Điều 5. Về áp dụng biện pháp dừng thi công xây dựng để làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
1. Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, mà hành vi này đang xảy ra, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị xử lý như sau:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải dừng thi công xây dựng kể từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người lập biên bản phải chuyển biên bản vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng và xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh;
d) Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Thông báo được gửi cá nhân, tổ chức vi phạm, UBND cấp xã nơi có công trình vi phạm bằng hình thức gửi bảo đảm và niêm yết công khai tại công trình vi phạm. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không nhận thông báo hoặc gỡ bỏ thông báo được niêm yết tại công trình vi phạm thì UBND cấp xã nơi có công trình vi phạm có trách nhiệm niêm yết công khai thông báo tại trụ sở UBND cấp xã. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
đ) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình được lập theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Trường hợp biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.
2. Cách xác định thời hạn bằng số ngày quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Bộ luật dân sự.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
4. Trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng mà không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 98 Luật Xây dựng thì không coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
Điều 6. Về áp dụng quy định chuyển tiếp tại Điều 79 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
1. Hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện sau đây:
a) Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04/01/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 nhưng sau ngày 15/01/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/01/2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả;
b) Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
c) Không ảnh hưởng các công trình lân cận;
d) Không có tranh chấp;
đ) Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
e) Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kể từ ngày 15/01/2018, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được miễn áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
3. Số lợi bất hợp pháp mà cá nhân, tổ chức có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp được xác định như sau:
a) Trường hợp xây dựng công trình nhằm mục đích kinh doanh: Số lợi bất hợp pháp là tổng số m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với đơn giá 1m2 theo hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đã ký nhưng không được thấp hơn suất vốn đầu tư đối với cùng loại, cấp công trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhân với 50%;
b) Trường hợp xây dựng công trình không nhằm mục đích kinh doanh: Số lợi bất hợp pháp là tổng số m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với chi phí 1m2 sàn xây dựng theo dự toán được duyệt nhưng không được thấp hơn suất vốn đầu tư đối với cùng loại, cấp công trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhân với 50%;
c) Trường hợp không có hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đã ký hoặc dự toán được duyệt: Số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng m2 sàn xây dựng vi phạm nhân với suất vốn đầu tư đối với cùng loại, cấp công trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhân với 50%;
d) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng suất vốn đầu tư tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm xác định số lợi bất hợp pháp phải nộp theo quy định tại điểm a, điểm b hoặc điểm c khoản này.
4. Hành vi vi phạm mà đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1, nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, thì xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15/01/2018, đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng đến ngày 15/01/2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP thay thế biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp;
b) Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện kể từ ngày 15/01/2018 thì xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có mức phạt đối với hành vi đó cao hơn mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì không ra quyết định xử phạt hành chính nhưng vẫn ra quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 6 năm 2018, thay thế Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG Lê Quang Hùng |
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BIỂU MẪU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
TT |
Mẫu biểu |
Nội dung |
1 |
Mẫu số 01 |
Biên bản vi phạm hành chính |
2 |
Mẫu số 02 |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính |
3 |
Mẫu số 03 |
Thông báo về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm |
4 |
Mẫu số 04 |
Biên bản kiểm tra, ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình xây dựng với giấy phép xây dựng được cấp hoặc điều chỉnh |
Mẫu số 01
CƠ QUAN(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./BB-VPHC |
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về………………………………………………………………. (2)
Hôm nay, hồi……. giờ…… phút, ngày……/……/………, tại(3)……………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………
Căn cứ……………………………………………………………………………………………………………….. (4)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên:……………………………………. Chức vụ:………………………………………………………..
Cơ quan:………………………………………………………………………………………………………………..
2. Với sự chứng kiến của(5):
a) Họ và tên:…………………………………………… Nghề nghiệp:……………………………………………
Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………………..
b) Họ và tên:………………………………………….. Nghề nghiệp:……………………………………………
Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………………..
c) Họ và tên:…………………………………………… Chức vụ:…………………………………………………
Cơ quan:………………………………………………………………………………………………………………..
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>:(6)……………………………Giới tính:………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./………………….. Quốc tịch:………………………………………………..
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………………….
CMND/Hộ chiếu:……………..; ngày cấp:…./…./……………………………………………………………..
nơi cấp:…………………………………………………………………………………………………………………
<1. Tên tổ chức vi phạm>:………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………………….
Ngày cấp:…./…./ ……………………………….. ; nơi cấp:……………………………………………………..
Người đại diện theo pháp luật(7):……………….. Giới tính:…………………………………………………..
Chức danh(8):…………………………………………………………………………………………………………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính(9):……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
3. Quy định tại(10)……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại(11):………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:……………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):………………………………………………………….
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):……………………………………………..
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm: dừng ngay mọi hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm.
9. Trong thời hạn(12)…. ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà)(13)……………………….. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông(bà)(14)…………………………………………………. để thực hiện quyền giải trình.
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày……../……/…, gồm…….. tờ, được lập thành……….. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13)………………………………………………………… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Lý do ông (bà)(13) ………………………………………….. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(15):
……………………………………………………………………………………………………………………………
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
|
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
_____________
Mẫu này được sử dụng để lập biên vi phạm hành chính về trật tự xây dựng quy định tại Khoản 12, Khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
(2) Ghi tên lĩnh vực quản lý nhà nước (cụ thể về trật tự xây dựng)
(3) Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.
(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc;….
(5) Trường hợp cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì biên bản phải có chữ ký của 02 người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền địa phương nơi xảy ra vi phạm. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
(6) Trường hợp vi phạm là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì ghi đầy đủ chức danh của chủ hộ và người đại diện. Thay thế các thông tin ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở hiện tại, số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu bằng mã số định danh cá nhân khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức hoạt động.
(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(9) Ghi chính xác, rõ ràng hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, hiện trạng bộ phận công trình, công trình xây dựng vi phạm tại thời điểm lập biên bản).
(10) Ghi Điểm …Khoản…..Điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
(11) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(12) Áp dụng đối với trường hợp được giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính. Ghi cụ thể thời hạn: Không quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải trình bằng văn bản.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(14) Họ và tên, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(15) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác….
Mẫu số 02
CƠ QUAN(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../QĐ-XPVPHC |
(2)…………….., ngày…… tháng…….. năm………… |
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 57, Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ (3)
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số………………………/BB-VPHC lập ngày……./……/…………;
Căn cứ Biên bản phiên giải trình trực tiếp số………………………./BB-GTTT lập ngày…./…./…….. (nếu có);
Căn cứ Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính số………../BB-XM lập ngày…./…./…….. (nếu có);
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số………./QĐ-GQXP ngày……/…./…….. (nếu có),
Tôi:……………………………………………………………………………………………………………………….
Chức vụ(4):……………………………………………………………………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên>(5):………………………… Giới tính:………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…………….. Quốc tịch:……………………………………………………….
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại:…………………………………………………………………………………………………………
CMND/Hộ chiếu:………..; ngày cấp:…./…./…………………………………………………………………… ;
nơi cấp:…………………………………………………………………………………………………………………
<1. Tên tổ chức vi phạm>:………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:
……………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày cấp:…./…./……………………………………..; nơi cấp:………………………………………………….
Người đại diện theo pháp luật(6):………………. Giới tính:……………………………………………………
Chức danh(7):…………………………………………………………………………………………………………..
2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính(8):………………………………………………………………..
3. Quy định tại(9):……………………………………………………………………………………………………..
4. Các tình tiết tăng nặng (nếu có):………………………………………………………………………………
5. Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có):………………………………………………………………………………..
6. Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính(10):
Cụ thể(11):……………………………………………………………………………………………………………….
b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có)(12):…………………………………………………………………….
c) Các biện pháp khắc phục hậu quả:
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính(13)…….. phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh/cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này(13)……… không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng/giấy phép xây dựng điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định.
– Sau khi được cấp/điều chỉnh giấy phép xây dựng tổ chức cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép được cấp/điều chỉnh thì mới được thi công xây dựng.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…./…./……………………………………………………….
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)(13)……………………………. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông (bà)/tổ chức(13)……………………….. không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức(13)……………………. phải nộp tiền phạt tại(14)…………… hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số(15):………….. của(16)………………………………………………………………………
trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức(13)…………………………………. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho(16)……………………………………………………… để thu tiền phạt.
3. Giao(17)………………………………………………… để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lưu: Hồ sơ. |
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
|
_____________
Mẫu này được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 15 và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi của văn bản (tên của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể).
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(5) Trường hợp vi phạm là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì ghi đầy đủ chức danh của chủ hộ, của người đại diện. Thay thế các thông tin ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở hiện tại, số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu bằng mã số định danh cá nhân khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức hoạt động.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; Ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm.
(9) Ghi Điểm… Khoản….. Điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
(10) Ghi rõ hình thức xử phạt chính được áp dụng (phạt tiền/tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn).
(11) Ghi chi tiết theo hình thức xử phạt chính đã áp dụng (trường hợp phạt tiền, thì ghi rõ mức tiền phạt bằng số và bằng chữ; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ).
(12) Ghi chi tiết hình thức xử phạt bổ sung (trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ).
(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(14) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước hoặc tên, địa chỉ Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
(15) Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản.
(16) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.
(17) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
Mẫu số 03
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…. (3) -….(4)…. |
….(5)…., ngày….. tháng….. năm 20… |
THÔNG BÁO
Về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số………………./BB-VPHC lập ngày……./……/………;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…………./QĐ-XPVPHC ngày…../……./……;
Cá nhân, tổ chức vi phạm có tên sau đây:
1. Họ và tên cá nhân vi phạm(6)……………………….. Giới tính:……………………….
Ngày, tháng, năm sinh:………/………/……………. Quốc tịch:…………………………….
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại:…………………………………………………………………………………………
CMND/Hộ chiếu:…………………..; ngày cấp:……./……./………; nơi cấp……………..
1. Tên tổ chức vi phạm(7):………………………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp:………………………………………………………………………………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:
Ngày cấp:……/……/; nơi cấp:……………………………………………………………………..
Người đại diện theo pháp luật…………………: Giới tính:…………………………………
Chức danh:……………………………………………………………………………………………..
Không thực hiện đúng quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 Thông tư….. quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ, cụ thể: đã quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính mà ông (bà)/tổ chức vi phạm(8)…….. không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.
Căn cứ quy định tại Khoản 12 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ và Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Thông tư…….. quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ, Người có thẩm quyền xử phạt(9)…… thông báo ông (bà)/tổ chức vi phạm(8)…….. phải thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện).
Hết thời hạn này mà ông (bà)/tổ chức vi phạm(8)…… không thực hiện thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư….. quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
Thông báo này được niêm yết công khai tại công trình vi phạm để cá nhân, tổ chức vi phạm biết và thực hiện./.
Nơi nhận: – Cá nhân, tổ chức vi phạm (để t/h); – UBND……. (để phối hợp t/h); – Lưu: VT, hồ sơ VPHC. |
NGƯỜI RA THÔNG BÁO |
_____________
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên loại văn bản.
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(5) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(6) Ghi thông tin về cá nhân vi phạm. Trường hợp vi phạm là hộ gia đình và cộng đồng dân cư thì ghi đầy đủ chức danh của chủ hộ, người đại diện. Thay thế các thông tin ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở hiện tại, số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu bằng mã số định danh cá nhân khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức hoạt động.
(7) Ghi thông tin về tổ chức vi phạm.
(8) Ghi rõ họ và tên của cá nhân, chủ hộ gia đình, người đại diện cho cộng đồng dân cư vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(9) Ghi họ, tên, chức danh của người có thẩm quyền xử phạt.
Mẫu số 04
CƠ QUAN(1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
|
BIÊN BẢN
Kiểm tra, ghi nhận về sự phù hợp của hiện trạng công trình xây dựng với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh
Căn cứ…………………………………………………………………………………………………(2)
Hôm nay, hồi……… giờ…….. phút, ngày…./…./…., tại(3)………………………………….
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên:…………………………………………………. Chức vụ:…………………………..
Cơ quan:………………………………………………………………………………………………….
2. Họ và tên:……………………………………………………… Chức vụ:………………………
Cơ quan:………………………………………………………………………………………………….
Tiến hành lập biên bản ghi nhận về sự phù hợp của hiện trạng công trình xây dựng với(4)……………………………………. cấp cho <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>(5):…………………………. Giới tính:…………………..
Ngày, tháng, năm sinh:………../……../……………………. Quốc tịch:…………………….
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại:………………………………………………………………………………………….
CMND/Hộ chiếu:…………….;…………………………………. ngày……. cấp:…./…./……;
nơi cấp:…………………………………………………………………………………………………………
<2. Tên tổ chức vi phạm>(6):……………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:
………………………………………………………………………………………………………………
Ngày cấp:………./……../……………………………………; nơi cấp:……………………………
Người đại diện theo pháp luật:……………………… Giới tính:…………………………….
Chức danh:………………………………………………………………………………………………
3. Kết quả kiểm tra, ghi nhận:
a) Công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp/điều chỉnh: Ghi rõ hiện trạng công trình xây dựng phù hợp với giấy phép được cấp/điều chỉnh và cá nhân, tổ chức vi phạm được tiếp tục thi công xây dựng công trình;
b) Công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp/điều chỉnh: Ghi rõ bộ phận công trình không phù hợp với giấy phép được cấp/điều chỉnh và yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp/được điều chỉnh trong thời hạn tối đa…… ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình thì mới được tiếp tục thi công.
Biên bản lập xong hồi….. giờ…… phút, ngày…./…./…., gồm…. tờ, được lập thành……. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(7)……….. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
_____________
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(2) Ghi tên loại quyết định; số, ký hiệu; ngày tháng năm ban hành; chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(3) Ghi địa điểm kiểm tra ghi nhận.
(4) Ghi tên loại giấy phép xây dựng; số, ký hiệu; ngày tháng năm ban hành/điều chỉnh; cơ quan cấp giấy phép xây dựng/điều chỉnh.
(5) Ghi thông tin về cá nhân vi phạm. Trường hợp vi phạm là hộ gia đình và cộng đồng dân cư thì ghi đầy đủ chức danh của chủ hộ và người đại diện. Thay thế các thông tin ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi ở hiện tại, số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu bằng mã số định danh cá nhân khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức hoạt động.
(6) Ghi thông tin về tổ chức vi phạm.
(7) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm
THÔNG TƯ 03/2018/TT-BXD HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH 139/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG; KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, KINH DOANH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG, SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT; KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, PHÁT TRIỂN NHÀ Ở, QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ VÀ CÔNG SỞ DO BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 03/2018/TT-BXD | Ngày hiệu lực | 12/06/2018 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 22/05/2018 |
Lĩnh vực |
Hành chính - Tư pháp Xây dựng |
Ngày ban hành | 24/04/2018 |
Cơ quan ban hành |
Bộ xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |