THÔNG TƯ 04/2017/TT-BGTVT SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 47/2015/TT-BGTVT CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/03/2017

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 04/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2017

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 47/2015/TT-BGTVT NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi, trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT

1. Sửa đổi Điều 3 như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ca làm việc là thời gian thuyền viên thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công trên phương tiện thủy nội địa nhưng không vượt quá 08 giờ làm việc trong 01 ngày.

2. Chuyến hành trình là thời gian phương tiện hoạt động bắt đầu từ cảng, bến xuất phát đầu tiên đến cảng, bến đích cuối cùng.

3. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.

4. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.

5. Nhân viên phục vụ là người làm việc trên phương tiện nhưng không phải là thuyền viên, người lái phương tiện.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Trách nhiệm của chủ phương tiện

1. Lập sổ danh bạ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, trang bị sổ nhật ký phương tiện đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 300 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 khách trở lên.

2. Bố trí đủ số lượng và đúng tiêu chuẩn chức danh thuyền viên làm việc trên phương tiện, phù hợp với số ca làm việc trong ngày.

3. Ngoài những chức danh thuyền viên đã được quy định trong định biên an toàn tối thiểu tại Điều 19 của Thông tư này, trong trường hợp cần thiết, chủ phương tiện được bố trí thêm thuyền viên hoặc các chức danh khác như: y tá, điện báo viên, thợ lặn, thợ cuốc, thợ hút, thợ kích kéo, nhân viên phục vụ nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.

4. Quy định phạm vi trách nhiệm của các chức danh khác làm việc trên phương tiện chưa có trong định biên an toàn tối thiểu quy định tại Thông tư này.

5. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Nhật ký phương tiện

Nhật ký phương tiện trước khi sử dụng, phải được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng dấu treo tại trang bìa. Nhật ký phương tiện bao gồm: nhật ký hành trình và nhật ký máy.

1. Nhật ký hành trình

a) Nhật ký hành trình luôn được lưu giữ tại buồng điều khiển.

b) Thuyền trưởng, thuyền phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký hành trình hàng ngày.

c) Nhật ký hành trình ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục những số liệu, dữ liệu, hành trình trong quá trình khai thác và việc bảo dưỡng phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký hành trình.

d) Thuyền trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

đ) Nhật ký hành trình khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất.

2. Nhật ký máy

a) Nhật ký máy luôn được lưu giữ tại buồng máy.

b) Máy trưởng, máy phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký máy hàng ngày.

c) Nhật ký máy ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục tất cả những số liệu, dữ liệu trong quá trình khai thác cũng như việc bảo dưỡng máy phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký máy.

d) Máy trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

đ) Nhật ký máy khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

“Điều 18. Phân nhóm phương tiện để định biên

1. Nhóm I

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần trên 150 tấn.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này có tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa.

2. Nhóm II

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 người đến 100 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 150 tấn.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 400 tấn đến 1000 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa.

3. Nhóm III

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 người đến 50 người.

b) Phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 150 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này có tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 150 sức ngựa.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Biểu định biên thuyền viên

1. Phương tiện chở khách

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

2

1

1

4

Thợ máy

1

1

 

Tổng cộng

5

4

3

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

2. Phương tiện chở hàng

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

1

 

Tổng cộng

3

3

2

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

3. Phà

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

4

3

1

 

Tổng cộng

6

5

3

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng hoặc máy phó, nhưng thuyền trưởng hoặc thuyền phó phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

4. Phương tiện lai

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

1

 

Tổng cộng

3

3

2

5. Phương tiện bị lai

a) Số lượng thuyền viên trên đoàn lai có một phương tiện bị lai, căn cứ trọng tải toàn phần của từng loại phương tiện được xác định như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thủy thủ

2

1

1

b) Đoàn lai kéo có nhiều loại phương tiện bị lai có số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc được xác định bằng tổng số thuyền viên phải bố trí trên từng phương tiện bị lai theo quy định tại điểm a khoản này.

c) Đoàn lai áp mạn, lai đẩy có từ hai phương tiện bị lai trở lên có số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc được xác định như sau: phương tiện bị lai thứ nhất bố trí số lượng thuyền viên theo quy định tại điểm a khoản này, từ phương tiện bị lai thứ hai trở đi cứ thêm 01 phương tiện bị lai phải bố trí thêm 01 thuyền viên.

6. Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm

Số

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

1

1

 

Tổng cộng

7

6

4

7. Nhà hàng nổi, khách sạn nổi

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

1

1

 

Tổng cộng

7

6

4

8. Phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu  trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

3

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

4

Thủy thủ

2

1

1

5

Thợ máy

1

1

 

Tổng cộng

6

5

3

Phương tiện thuộc nhóm III nếu lắp máy ngoài thì không nhất thiết phải bố trí chức danh thợ máy.

9. Phương tiện cao tốc có sức chở đến 12 người:

a) Có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa.

Số TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

 

Tổng cộng

1

b) Lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa.

Số TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

  Tổng cộng

1

Người lái phương tiện phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất.

c) Lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 50 sức ngựa đến 150 sức ngựa.

Số TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

2

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

 

Tổng cộng

2

Người lái phương tiện hoặc thủy thủ phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất.

d) Lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 400 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa.

Số TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

2

Thủy thủ

1

3

Thợ máy

1

 

Tổng cộng

3

10. Phương tiện đi ven biển mang cấp VR-SB

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó

1

1

1

2

Máy trưởng hoặc một trong các máy phó

1

1

1

3

Thủy thủ

1

1

1

4

Thợ máy

1

 

Tổng cộng

4

3

3

a) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 01 ca làm việc nhưng dưới 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 chuyến hành trình

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

5

Thủy thủ

1

1

1

6

Thợ máy

1

 

Tổng cộng

6

5

4

b) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 chuyến hành trình

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

2

2

2

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

2

1

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

 

Tổng cộng

9

6

5

c) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 5000 tấn đến 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 chuyến hành trình

1

Thuyền trưởng

1

2

Thuyền phó

2

3

Máy trưởng

1

4

Máy phó

2

5

Thủy thủ

3

6

Thợ máy

2

 

Tổng cộng

11

d) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá 02 ca làm việc thì phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 chuyến hành trình

1

Thuyền trưởng

1

2

Thuyền phó

2

3

Máy trưởng

1

4

Máy phó

2

5

Thủy thủ

4

6

Thợ máy

2

 

Tổng cộng

12

6. Thay thế Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT bằng Mẫu sổ nhật ký phương tiện quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Bổ sung Bảng mã hiệu vùng của sổ nhật ký phương tiện quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Quy định đánh số sêri sổ nhật ký phương tiện.

Số sêri sổ nhật ký phương tiện bao gồm: phần chữ và phần số.

a) Phần chữ: là mã hiệu vùng của sổ nhật ký phương tiện quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Phần số: gồm 09 chữ số, đánh số theo tuần tự bắt đầu từ 000.000.001.

Ví dụ:

Số sêri của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bắt đầu là CĐT 000.000.001.

Số sêri của Sở Giao thông vận tải An Giang bắt đầu là AG 000.000.001.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này;

b) In, phát hành, quản lý thống nhất việc sử dụng sổ nhật ký phương tiện bằng số sêri trong phạm vi toàn quốc.

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương;

b) In, phát hành, quản lý thống nhất việc sử dụng sổ nhật ký phương tiện bằng số sêri trong phạm vi địa phương.

3. Cơ quan phát hành sổ nhật ký phương tiện: Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phát hành sổ nhật ký phương tiện tới các chủ phương tiện.

4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia;
– Các Cục, Tổng Cục, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ GTVT;
– Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
– Lưu: VT, TCCB (Tđt).

BỘ TRƯỞNG

Trương Quang Nghĩa

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. MẪU SỔ NHẬT KÝ PHƯƠNG TIỆN

1. Sổ nhật ký hành trình

a) Mặt ngoài của trang bìa trước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1010px-Coat_of_arms_of_Vietnam

NHẬT KÝ

HÀNH TRÌNH

Năm………..

Số sêri: …………………

 

 

b) Mặt trong của trang bìa trước

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó đi ca có trách nhiệm ghi đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông số vào các cột, mục quy định trong nhật ký và phải ghi bằng bút mực màu đen hoặc xanh, không được sửa chữa, tẩy xóa, nếu có nhầm lẫn thì gạch bỏ số liệu cũ, ghi số liệu mới và ký tên vào bên cạnh.

2. Khi phương tiện hành trình các số liệu sau đây phải được ghi vào nhật ký:

a) Thời gian đến, đi và mọi chi tiết liên quan đến hành trình của phương tiện;

b) Tình trạng hoạt động của phương tiện, đặc biệt là các thiết bị liên quan đến tốc độ kế, máy đo sâu, la bàn từ, ra đa, máy định vị vệ tinh;

c) Các hư hỏng, sự cố xảy ra trong ca trực, trong quá trình vận hành, khai thác cũng như trong các trường hợp bị tai nạn như đâm va, mắc cạn hay các sự cố khác. Thời gian diễn biến các vụ việc, các biện pháp khắc phục và xử lý;

d) Các công việc về bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị.

3. Khi cập cảng hay neo đậu, phải ghi rõ tên cảng, lý do neo đậu, việc phân công, bố trí công việc, thời gian và các chi tiết liên quan đến điều động phương tiện.

4. Tùy điều kiện trang thiết bị của phương tiện, các thông số từ 01 đến 23 được ghi theo thực tế của phương tiện. Thông số 24 bắt buộc phải ghi chép đầy đủ.

 

c) Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1010px-Coat_of_arms_of_Vietnam

NHẬT KÝ

HÀNH TRÌNH

Tên phương tiện: ………………………………………………………….

Số đăng ký:……………………………………………………….…..……

Chủ phương tiện:……………………………………………………….…….

Người quản lý/ khai thác:………………………………………………….

Bắt đầu sử dụng từ ngày:……….………….…đến ngày……………………

 

Ngày……tháng……năm……

Chủ phương tiện

(Nếu là tổ chức: ký tên, đóng dấu)

(Nếu là cá nhân: ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Nhật ký này có kích thước 297 x 210 mm, gồm

200 trang, được đánh số thứ tự từ 1 đến 200

 

 

d) Trang 2 đến 200

Ngày……tháng……năm……… Vùng biển (Hệ thống sông, kênh)……………….

Giờ

Thủy triều

Hướng đi

Sai số

Tốc độ kế

Số V/ph (R.P.M)

Gió

Thời tiết

Khí áp kế

Biển

Tầm nhìn xa

Nhiệt độ

Thật

LBCQ

LB lái

LBCQ

LB từ

Hướng

Sức

K.K

Biển

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

 

18

19

20

21

22

23

Nước hầm hàng Nước két

Đèn hành trình

Ca trực

Khoảng cách đi được

Ca trực thủy thủ
No1………… No1………… Từ

Dự tính

Theo TĐK

Ca lái

Cảnh giới

No2………… No2…………

00÷04

       
No3………… No3………… Đến

04÷08

       
No4………… No4…………

08÷12

       
No5………… No5…………

 

12÷16

       
No6………… No6…………

Chỉnh giờ phương tiện

Giờ…..phút

16÷20

       
Buồng máy… No7…………

20÷24

       
  No8…………

 

       
  No9…………

 

       
  No10…………

 

       
  Mũi…………

 

       
  Đáy…………

 

       
  Lái…………

 

       
   

 

 

       

Ghi chú:

– LBCQ: La bàn con quay;

– LB: La bàn;

– V/ph: Vòng trên phút;

– K.K: Không khí;

– TĐK: Tốc độ kế.

 

Chuyến đi…..……….…….. Từ cảng:…………….…… Đến cảng:………….……

24

Ca trực

Ghi chú

Thuyền trưởng/ thuyền phó trực ca

00

04

08

12

16

20

25

Thuyền trưởng

 

 

2. Sổ nhật ký máy

a) Mặt ngoài của trang bìa trước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1010px-Coat_of_arms_of_Vietnam

NHẬT KÝ

MÁY

Năm………..

Số sêri: …………………

 

b) Mặt trong của trang bìa trước

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1. Máy trưởng hoặc máy phó đi ca có trách nhiệm ghi đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông số vào các cột, mục quy định trong nhật ký và phải ghi bằng bút mực màu đen hoặc xanh, không được sửa chữa, tẩy xóa, nếu có sự nhầm lẫn thì gạch bỏ số liệu cũ, ghi số liệu mới và ký tên vào bên cạnh.

2. Khi phương tiện hành trình các số liệu sau đây phải được ghi vào nhật ký máy:

a) Thời gian đến, đi và mọi chi tiết liên quan đến hoạt động của máy chính;

b) Tình trạng hoạt động của các máy phụ, đặc biệt là các thiết bị liên quan đến sự chuyển dịch phương tiện, bơm chuyển két, trạng thái các két nước dằn phương tiện, các két dầu đốt, dầu nhờn, các két nước ngọt và nước la canh;

c) Các hư hỏng, sự cố xảy ra trong ca trực trong quá trình vận hành, khai thác các hệ thống động lực cũng như trong các trường hợp bị tai nạn như đâm va, mắc cạn hay các sự cố khác. Thời gian diễn biến các vụ việc, các biện pháp khắc phục và xử lý;

d) Các công việc về bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị.

3. Khi cập cảng hay neo đậu, phải ghi rõ tên cảng, lý do neo đậu, việc phân công, bố trí công việc, thời gian và các chi tiết liên quan đến điều động máy chính và các máy phụ.

4. Tùy điều kiện trang thiết bị của phương tiện, các thông số được ghi theo thực tế của phương tiện.

 

c) Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1010px-Coat_of_arms_of_Vietnam

NHẬT KÝ MÁY

Tên phương tiện:……………………………………

                        Ký hiệu máy chính:……………………….Công suất:……………………………………..

                        Cảng đăng ký:……………………………..Số đăng ký:………………………………….

                        Chủ phương tiện:………………………….Người quản lý/khai thác:…………….………

                        Bắt đầu sử dụng từ ngày:………………….đến ngày:…………………………….………

Ngày……tháng……năm……

Chủ phương tiện

(Nếu là tổ chức: ký tên, đóng dấu)

(Nếu là cá nhân: ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

Nhật ký này có kích thước 297 x 420 mm, gồm

200 trang, được đánh số thứ tự từ 1 đến 200

 

d) Trang 2 đến 20

Ngày……..tháng……..năm 20…….. Vùng biển (Hệ thống sông, kênh):…………….……… Chuyến đi: …………………………..………

GIỜ ĐI CA

Vị trí tay ga

VÒNG QUAY

TỐC ĐỘ PHƯƠNG TIỆN

ÁP SUẤT, KG/CM2

ẮC QUY

NHIỆT ĐỘ, 0C

MÁY CHÍNH

CHÂN VỊT

Gió khởi động

Dầu nhờn sau P.L

Dầu nhờn tr.bơm c/c

Nước ngoài

Nước trong

Làm mát Vòi phun

Dòng điện (A)

Điện áp (V)

Nước ngoài

Dầu nhờn

NƯỚC LÀM MÁT

Làm mát vòi phun

Hâm dầu

KHÍ THOÁT

Trước sinh hàn

Sau sinh hàn

Vào máy

Ra máy

Ra

XL.1

XL.2

XL.3

XL.4

XL.5

XL.6

Dầu đốt

Dầu nhờn

Ra

XL.1

XL.2

XL.3

XL.4

XL.5

XL.6

Trung bình

Ra

XL.7

XL.8 XL.9 XL.10 XL.11 XL.12 Ra

XL.7

XL.8 XL.9 XL.10 XL.11 XL.12

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MÁY PHỤ

Tên thiết bị

SỐ GIỜ HOẠT ĐỘNG TRONG CA

Trong ngày

Từ s/c trước

Tên thiết bị

SỐ GIỜ HOẠT ĐỘNG TRONG CA

Trong ngày

Từ s/c trước

Tên thiết bị

SỐ GIỜ HOẠT ĐỘNG TRONG CA

Trong ngày

Từ s/c trước

00÷04

04÷08

08÷12

12÷16

16÷20

20÷24

00÷04

04÷08

08÷12

12÷16

16÷20

20÷24

00÷04

04÷08

08÷12

12÷16

16÷20

20÷24

MPĐ Diesel

Bơm chuyển dầu đốt

No 1

Bơm cứu hỏa

No 1

MPĐ Diesel

Bơm chuyển dầu đốt

No 2

Bơm cứu hỏa

No 2

MPĐ Diesel

Máy lọc ly tâm dầu đốt

No 1

Bơm la canh

No 1

BƠM LÀM MÁT

Nước ngoài

MÁY CHÍNH

Máy lọc ly tâm dầu đốt

No 2

Bơm la canh

No 2

MÁY CHÍNH

Máy lọc ly tâm dầu nhờn

No 1

Bơm ba lát

No 1

Nước trong

MÁY CHÍNH

Máy lọc ly tâm dầu nhờn

No 2

Bơm ba lát

No 2

MÁY CHÍNH

Máy nén khí

No 1

Bơm la canh – ba lát

BƠM DẦU NHỜN

No 1

Máy nén khí

No 2

No 2

Máy nén khí sự cố

Ghi chú:

– P.L: Phin lọc; – MPĐ: Máy phát điện;
– tr.bơm c/c: trước bơm chuyển; – s/c: Sửa chữa.
– XL: Xi lanh;

 

Từ cảng:…………………… Đến cảng: …………………..… Neo đậu tại: …………………. Mớn nước: Mũi:………..…….. Lái:…………………

TUA BIN TĂNG ÁP

PHỤ TẢI M.P.Đ (Kw)

GHI CHÚ

Máy trưởng/ máy phó trực ca

VÒNG QUAY X 1000

ÁP SUẤT KG/CM2

NHIỆT ĐỘ, 0C

Dầu nhờn

Gió tăng áp

Dầu nhờn

KHÍ THOÁT

Gió tăng áp

Nước làm

mát T.B

Số 1

Số 2

Số 3

Trước

Tuabin

Sau

Tuabin

TUABIN

SỐ 1

TUABIN SỐ 2

TUABIN SỐ1

TUABIN SỐ 2

TUABIN SỐ 1

TUABIN SỐ 2

TUABIN

SỐ 1

TUABIN

SỐ 2

TUABIN

SỐ 1

TUABIN

SỐ 2

Số 1

Số 2

Số 1

Số 2

00

04
08
12
16
20
CÁC KÉT NHIÊN LIỆU – DẦU NHỜN TÍNH TOÁN NHIÊN LIỆU – DẦU NHỜN Máy trưởng

KÉT NHIÊN LIỆU

TRÁI

PHẢI

GHI CHÚ

KÉT DẦU NHỜN

TRÁI

PHẢI

GHI CHÚ

TÌNH HÌNH NHIÊN LIỆU

NHIÊN LIỆU

DẦU NHỜN

D.O

F.O

Nhận từ hôm trước

Nhận thêm

Tiêu thụ

trong ngày

Máy chính

M.P.Đ Diesel

Còn lại trong ngày

KIỂM TRA ÁP SUẤT NÉN VÀ CHÁY

XL.1

XL.2

XL.3

XL.4

XL.5

XL.6

XL.7

XL.8

XL.9

XL.10

XL.11

XL.12

TRỊ SỐ: Pc/Pz (kg/cm2)

Ghi chú:

– TB: Tua bin.

 

 

II. BẢNG MÃ HIỆU VÙNG CỦA SỔ NHẬT KÝ PHƯƠNG TIỆN

Số TT

Tên địa phương

Mã hiệu vùng

Số TT

Tên địa phương

Mã hiệu vùng

1

An Giang

AG

33

Kiên Giang

KG

2

Bạc Liêu

BL

34

Lạng Sơn

LS

3

Bắc Kạn

BC

35

Lai Châu

LC

4

Bắc Giang

BG

36

Lâm Đồng

5

Bắc Ninh

BN

37

Lào Cai

LK

6

Bà Rịa-Vũng Tàu

BV

38

Kon Tum

KT

7

Bến Tre

BTr

39

Long An

LA

8

Bình Dương

BD

40

Nam Định

9

Bình Định

41

Nghệ An

NA

10

Bình Thuận

BTh

42

Ninh Bình

NB

11

Bình Phước

BP

43

Ninh Thuận

NT

12

Cà Mau

CM

44

Phú Thọ

PT

13

Cần Thơ

CT

45

Phú Yên

PY

14

Cao Bằng

CB

46

Quảng Bình

QB

15

Đà Nẵng

ĐNa

47

Quảng Nam

QNa

16

Đắk Lắk

ĐL

48

Quảng Ngãi

QNg

17

Đắk Nông

ĐNô

49

Quảng Ninh

QN

18

Điện Biên

ĐB

50

Quảng Trị

QT

19

Đồng Nai

ĐN

51

Sóc Trăng

ST

20

Đồng Tháp

ĐT

52

Sơn La

SL

21

Gia Lai

GL

53

Tây Ninh

TN

22

Hà Giang

HG

54

Thái Bình

TB

23

Hà Nam

HNa

55

Thái Nguyên

TNg

24

Hà Nội

HN

56

Thanh Hóa

TH

25

Hà Tĩnh

HT

57

Thừa Thiên Huế

TTH

26

Hải Dương

HD

58

Tiền Giang

TG

27

Hải Phòng

HP

59

Trà Vinh

TV

28

Hậu Giang

HGi

60

Tuyên Quang

TQ

29

Hòa Bình

HB

61

Vĩnh Long

VL

30

TP. Hồ Chí Minh

SG

62

Vĩnh Phúc

VP

31

Hưng Yên

HY

63

Yên Bái

YB

32

Khánh Hòa

KH

64

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

CĐT

 

THÔNG TƯ 04/2017/TT-BGTVT SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 47/2015/TT-BGTVT CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH PHẠM VI, TRÁCH NHIỆM CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Số, ký hiệu văn bản 04/2017/TT-BGTVT Ngày hiệu lực 15/03/2017
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 12/03/2017
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 20/01/2017
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản