THÔNG TƯ 07/2017/TT-BNV VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO BỘ NỘI VỤ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/12/2017

BỘ NỘI VỤ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 07/2017/TT-BNV

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009, Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 và Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiền lương,

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương (gồm: Nguyên tắc xếp lương, các bảng lương, chế độ nâng bậc lương, các chế độ phụ cấp, chuyn xếp lương khi thay đổi công việc, thẩm quyền quyết định xếp lương và nâng bậc lương) đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu và chế độ đối với học viên cơ yếu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng:

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm:

a) Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân;

b) Người làm công tác cơ yếkhông phải là quân nhân, công an nhân dân;

c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

d) Học viên cơ yếu.

2. Đtượng không áp dụng:

a) Người làm việc theo chế độ hđồng lao động một số loại công việc trong tổ chức cơ yếu không xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

b) Người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu.

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và thực hiện chế độ tiền lương

1. Đối với người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân thực hiện nguyên tắc xếp lương và chế độ tiền lương theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã quy định tại Thông tư này.

2. Đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu:

a) Nguyên tắc xếp lương:

Người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:

Người làm công tác cơ yếu tùy thuộc vào chức danh công việc đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư này.

Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức đó.

b) Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:

Người làm công tác cơ yếu nếu chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì được xếp lại lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm kể từ ngày chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. Trường hợp hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) xếp theo công việc mới thấp hơn so với hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) đã được hưởng theo công việc cũ, thì được bảo lưu hệ số chênh lệch; hệ số chênh lệch này sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng bậc lương.

Theo yêu cầu nhiệm vụ, người làm công tác cơ yếu đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác trong tổ chức cơ yếu mà có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn, thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn, thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.

Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương phải theo đúng đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng quy định tại Thông tư này và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 4. Bảng lương cấp hàm cơ yếu

1. Đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm  yếu:

a) Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;

b) Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã; nghiệp vụ mật mã; chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã; kỹ thuật mật mã; mã dịch mật mã; kiểm định mật mã; tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin khoa học công nghệ mật mã, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;

c) Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.

2. Bảng lương cấp hàm cơ yếu quy định 10 bậc như sau:

STT

Cấp hàm cơ yếu

Hệ s lương

1

Bậc 1 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu úy

4,20

2

Bậc 2 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung úy

4,60

3

Bậc 3 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng úy

5,00

4

Bậc 4 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại úy

5,40

5

Bậc 5 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tá

6,00

6

Bậc 6 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tá

6,60

7

Bậc 7 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng tá

7,30

8

Bậc 8 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại tá

8,00

9

Bậc 9 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng

8,60

10

Bậc 10 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng

9,20

3. Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu quy định như sau:

Nhóm

Chức danh

Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất

Hệ số lương

1

Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ

10

9,20

2

Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục trưởng Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã.

9

8,60

3

Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 2 Bảng này); Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao;

Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Phó Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;

Trợ lý tham mưu nghiệp vụ trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Vụ thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

8

8,00

4

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương;

Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;

Trợ lý tham mưu nghiệp vụ của phòng thuộc các đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 3 Bảng này); Trợ lý các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương;

Giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật mật mã.

7

7,30

5

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương

6

6,60

6

Trưởng ban thuộc phòng của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị;

Trợ lý tham mưu nghiệp vụ cơ yếu ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5

6,00

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 25/2015/NĐ-CP ngày 02 thán3 năm 2015 của Chính phủ quy định về ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các chức danh tương đương tại Ban Cơ yếu Chính phủ.

4. Người làm công tác cơ yếu đã được nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất quy định tại Khoản 3 Điều này khi đến niên hạn, đủ tiêu chuẩn nhưng không được bổ nhiệm chức danh cao hơn thì được xét nâng lương lần 1, lần 2 theo bảng nâng lương cấp hàm cơ yếu như sau:

Hệ số lương cấp hàm cơ yếu cao nhất

Nâng lương lần 1

Nâng lương lần 2

Hệ số lương

Hệ số lương

6,00

6,40

6,80

6,60

7,00

7,40

7,30

7,70

8,10

8,00

8,40

8,60

8,60

9,20

Không

9,20

9,80

Không

5. Trường hợp người hưởng lương cấp hàm cơ yếu đã được nâng lương lần 2, sau đó được bổ nhiệm chức danh mới cao hơn, thì được xếp vào hệ số lương của bậc lương cấp hàm cơ yếu cao hơn liền kề và được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số nâng lương lần 2 so với hệ số lương cấp hàm cơ yếu mới được xếp cho đến khi được nâng lương lần 1 của bậc lương cấp hàm cơ yếu mới được xếp hoặc nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao hơn. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh mới.

Điều 5. Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu

1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu:

Ngoài đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, người làm công tác cơ yếu còn lại được áp dụng bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo loại và nhóm ngành, nghề như sau:

a) Loại chuyên môn kỹ thuật cao cấp:

Áp dụng đối với nhng công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp cao đng trở lên chuyên ngành kỹ thuật mật mã hoặc chuyên ngành khác phù hợp với nhóm ngành, nghề sau:

Nhóm 1 gồm: Mã dịch mật mã; nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật mật mã; nghiên cứu khoa học công nghệ mật mã; thông tin khoa học công nghệ mật mã; kiểm định mật mã; giảng viên (không bao gồm giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư này); chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ cơ yếu; bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin cơ yếu; sản xuất tài liệu, lắp ráp, sửa chữa máy mật mã và trang thiết bị mật mã.

Nhóm 2: Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc những ngành, nghề còn lại.

b) Loại chuyên môn kỹ thuật trung cấp:

Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp trung cấp theo hai nhóm ngành, nghề như sau:

Nhóm 1 gồm: Mã dịch mật mã; nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật mật mã; bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ cơ yếu; bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin cơ yếu; sản xuất tài liệu, sản xuất lắp ráp, sửa chữa máy mật mã và trang thiết bị mật mã, kiểm tra tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành cơ yếu.

Nhóm 2: Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo tốt nghiệp trung cấp thuộc những ngành, nghề còn lại.

c) Loại chuyên môn kỹ thuật sơ cấp:

Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo sơ cấp theo hai nhóm ngành, nghề như sau:

Nhóm 1 gồm: Mã dịch mật mã; thực hành sản xuất và ứng dụng kỹ thuật mật mã; sản xuất tài liệu, lắp ráp, sửa chữa máy mật mã và trang thiết bị mật mã, lái xe chuyên ngành (xe đặc chủng), lái xe con; đánh máy, in sao, y sĩ, dược sĩ hạng IV; bảo vệ mật mã và thông tin cơ yếu.

Nhóm 2: Áp dụng đối với những công việc yêu cầu trình độ đào tạo sơ cấp thuộc những ngành, nghề còn lại.

Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu có trình độ đào tạo cao hơn trình độ quy định trong tiêu chuẩn chức danh thì chỉ được xếp lương theo tiêu chuẩn chức danh đó.

2. Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu quy định như sau:

CHỨC DANH

BẬC LƯƠNG

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cao cấp
Nhóm 1

Hệ số lương

3,85

4,20

4,55

4,90

5,25

5,60

5,95

6,30

6,65

7,00

7,35

7,70

Nhóm 2

Hệ số lương

3,65

4,00

4,35

4,70

5,05

5,40

5,75

6,10

6,45

6,80

7,15

7,50

2. Chuyên môn kỹ thuật cơ yếu trung cấp
Nhóm 1

Hệ số lương

3,50

3,80

4,10

4,40

4,70

5,00

5,30

5,60

5,90

6,20

 

 

Nhóm 2

Hệ số lương

3,20

3,50

3,80

4,10

4,40

4,70

5,00

5,30

5,60

5,90

 

 

3. Chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp
Nhóm 1

Hệ số lương

3,20

3,45

3,70

3,95

4,20

4,45

4,70

4,95

5,20

5,45

 

 

Nhóm 2

Hệ số lương

2,95

3,20

3,45

3,70

3,95

4,20

4,45

4,70

4,95

5,20

 

 

Điều 6. Chế độ nâng bậc lương đối với người làm công tác cơ yếu

1. Nâng bậc lương thường xuyên:

a) Đối với người hưởng lương cấp hàm cơ yếu được nâng một bậc lương cấp hàm cơ yếu khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:

Trong suốt thời gian giữ bậc lương được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không bị kỷ luật một trong các hình thức khin trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương.

Bậc lương cấp hàm cơ yếu hiện giữ thấp hơn bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Đủ điều kiện thời gian để nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu như sau:

Từ bậc 1 hệ số lương 4,20 lên bậc 2 hệ số lương 4,60 là 2 năm;

Từ bậc 2 hệ số lương 4,60 lên bậc 3 hệ số lương 5,00 là 3 năm;

Từ bậc 3 hệ số lương 5,00 lên bậc 4 hệ số lương 5,40 là 3 năm;

Từ bậc 4 hệ số lương 5,40 lên bậc 5 hệ số lương 6,00 là 4 năm;

Từ bậc 5 hệ số lương 6,00 lên bậc 6 hệ số lương 6,60 là 4 năm;

Từ bậc 6 hệ số lương 6,60 lên bậc 7 hệ số lương 7,30 là 4 năm;

Từ bậc 7 hệ số lương 7,30 lên bậc 8 hệ số lương 8,00 là 4 năm;

Từ bậc 8 hệ số lương 8,00 lên bậc 9 hệ số lương 8,60 là 4 năm;

Từ bậc 9 hệ số lương 8,60 lên bậc 10 hệ số lương 9,20 là 4 năm.

Trường hợp đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn nâng bậc lương, nhưng đã xếp bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất của chức danh hiện giữ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, nếu tiếp tục được sử dụng thì được nâng lương lần 1, lần 2 quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này; thời gian nâng lương lần 1, lần 2 của từng bậc lương cấp hàm cơ yếu thực hiện như thời gian quy định nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu nêu tại Điểm này.

b) Đối với người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được nâng một bậc lương trong nhóm chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện giữ khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện sau:

Hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, đạt định mức về số lượng, khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công việc.

Đã có đủ 02 năm (24 tháng) giữ bậc 1 của chức danh chuyên môn kỹ thuật cao cấp; bậc 1, bậc 2 nhóm 1 hoặc bậc 1, bậc 2, bậc 3 nhóm 2 của chức danh chuyên môn kỹ thuật trung cấp; bậc 1, bậc 2, bậc 3 nhóm 1 hoặc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 nhóm 2 của chức danh chuyên môn kỹ thuật sơ cấp; đủ 03 năm (36 tháng) giữ các bậc lương còn lại trong nhóm chức danh và trong sut thời gian này không bị kỷ luật một trong các hình thức khin trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức.

c) Quy định về các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên; thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên; tính lại chế độ nâng bậc lương thường xuyên trong trường hợp bị oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật thực hiện theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2013/TT-BNV).

2. Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với người làm công tác cơ yếu:

a) Người làm công tác cơ yếu lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, nếu chưa xếp bậc lương cao nhất trong chức danh hiện giữ và còn thiếu từ 01 tháng đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương lần 1 hoặc nâng lương lần 2, thì được xét nâng một bậc lương (hoặc nâng lương lần 1, lần 2) trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời hạn nâng bậc lương cấp hàm cơ yếu và nâng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn; cách tính số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn; số lần được nâng bậc lương trước thời hạn; xác định thành tích và tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với người làm công tác cơ yếu thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

3. Nâng bậc lương trước thời hạn đối với người làm công tác cơ yếu đã có thông báo nghỉ hưu:

Người làm công tác cơ yếu chưa xếp bậc lương cao nhất (hoặc đã xếp bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất, chưa nâng lương lần 1 hoặc lần 2) của chức danh hiện giữ, đã có thông báo nghỉ hưu của cơ quan có thẩm quyền, nếu trong thời gian giữ bậc hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức) và tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên (kể cả nâng lương lần 1, lần 2) theo quy định thì được nâng một bậc lương hoặc nâng lương lần 1, lần 2 trước thời hạn tối đa 12 tháng so với thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người làm công tác cơ yếu vừa thuộc đối tượng xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thàntích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ vừa thuộc đối tượng xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì người làm công tác cơ yếu được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 7. Các chế độ phụ cấp

1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

a) Người làm việc tại Ban Cơ yếu Chính phủ được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

STT

Chức danh lãnh đạo

Hệ số

1

Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ

1,30

2

Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ

1,10

3

Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ

0,90

4

Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ

0,70

5

Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ

0,50

6

Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ

0,40

7

Trưởng ban hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị và tương đương của các tổ chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ

0,20

Các chức danh lãnh đạo tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Các chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với chức danh theo tổ chức của cơ quan, đơn vị quy định tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

b) Nguyên tc, các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đi với người làm công tác cơ yếu thực hiện theo quy định tại Mục II và Khoản 2 Mục III Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2005/TT-BNV) và các quy định hiện hành của pháp luật về chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BNV .

2. Phụ cấp thâm niên nghề:

a) Người làm công tác cơ yếu (bao gồm người hưởng lương cấp hàm cơ yếu và người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu) không phải là quân nhân, công an nhân dân thực hiện phụ cấp thâm niên nghề như sau:

Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong tổ chức cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 (sáu) trở đi cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính hưởng thêm 1%.

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề ở các ngành, nghề khác (bao gồm: Quân đội, công an, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia) theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền được cộng dồn với thời gian làm công tác cơ yếu để tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

b) Phụ cấp thâm niên nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc:

a) Phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã:

Phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã gồm 3 mức: 0,10; 0,20 và 0,30 so với mức lương cơ sở áp dụng đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu (bao gồm cả những người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân và hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân) như sau:

Hệ số 0,30 áp dụng đối với những người xếp lương cấp hàm cơ yếu, cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, cấp bậc hàm sĩ quan và hạ sĩ quan công an nhân dân, người trực tiếp làm công việc mã dịch, nghiên cứu, biên soạn, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã và tài liệu mật mã, chứng thực số và bảo mật thông tin, an ninh mạng, quản lý mật mã dân sự;

Hệ số 0,20 áp dụng đối với giảng viên, giáo viên, những người trực tiếp liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu, những người làm công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật mật mã;

Hệ số 0,10 áp dụng đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

b) Những nơi không thành lập phòng, ban, đội cơ yếu thì người làm công tác cơ yếu đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo bổ nhiệm được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,20 so với mức lương cơ sở.

c) Phụ cấp trách nhiệm công việc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:

a) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:

Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;

Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức còn lại (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu.

b) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điểm a Khoản này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi công chức, viên chức được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc ngành, nghề này sang ngành, nghề khác, từ nơi có mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh 50% đến nơi có mức phụ cấp quốc phòng, an ninh 30% (hoặc ngược lại) thì được hưởng mức phụ cấp theo nơi mới kể từ tháng tiếp theo.

5. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

a) Đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu:

Người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, nếu đã có đủ 36 tháng giữ bậc lương cuối cùng trong nhóm chức danh hiện giữ và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này, thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên, vượt khung bng 5% mức lương của bậc lương cui cùng trong nhóm chức danh hiện giữ; từ năm thứ tư tr đi, mi năm (đủ 12 tháng) có đủ điều kiện và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

Quy định về các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung; về kéo dài thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung; về tính lại chế độ hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong trường hợp bị oan, sai khi bị đình chỉ công tác, tạm giam, tạm giữ, bị kỷ luật, về cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được thực hiện như đối với công chức, viên chức từ loại Atrở lên quy định tại Điểm 1.2 Mục II, Điểm 1.3, Điểm 1.4 Khoản 1 và Khoản 2 Mục III Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Ni vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2005/TT-BNV).

Việc quyết định hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với người xếp lương chuyên môn kỹ thuật cao cấp thuộc biên chế trả lương của Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ. Các trường hợp khác thực hiện theo phân cấp hiện hành.

b) Đối với công chức, viên chức làm việc trong tổ chức cơ yếu:

Công chức, viên chức làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV .

6. Các chế độ phụ cấp khác:

Ngoài các chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư này, tùy từng đối tượng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện các chế độ phụ cấp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 8. Chuyển xếp lương đối với người đang hưởng lương cấp hàm cơ yếu, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc

1. Trường hợp được chuyển vị trí công tác sang đối tượng thuộc diện xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu:

Người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương cấp hàm cơ yếu khi chuyển vị trí công tác sang đối tượng thuộc diện xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, thì căn cứ vào thời gian làm công tác cơ yếu (bao gồm cả thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân) để chuyển xếp như sau:

Tính là bậc 1 của nhóm chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được chuyn đến, sau mi khoảng thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này được xếp lên một bậc trong nhóm chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu đó. Trường hợp có số tháng chưa đủ thời gian nâng 1 bậc lương thì số tháng này được tính để xét nâng bậc lương lần sau. Sau khi tính chuyển xếp lương như trên mà được xếp vào bậc cuối cùng trong nhóm chức danh thì được tính hưởng phụ cấp thâm viên vượt khung theo quy định. Nếu hệ số lương mới cộng phụ cấp thâm viên vượt khung (nếu có) được xếp thấp hơn hệ số lương cấp hàm cơ yếu tại thời điểm chuyển sang công tác mới thì được bảo lưu hệ số chênh lệch cho bằng hệ số lương đã được hưởng; hệ số chênh lệch bảo lưu này sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng lương theo công việc mới.

2. Trường hợp được chuyển vị trí công tác sang đối tượng làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, thì căn cứ vào hệ số lương cấp hàm cơ yếu hiện hưởng để chuyển xếp vào hệ số lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo bảng chuyển xếp sau:

a) Bảng chuyển xếp lương cấp hàm cơ yếu sang lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức:

Hệ số lương cấp hàm cơ yếu hiện hưởng

Ngạch, bậc, hệ số lương được chuyển xếp theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức

Bậc

Hệ số lương

Ngạch

Bậc

Hệ số lương

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

4,20

Chuyên viên và tương đương

1

2,34

2

4,60

Chuyên viên và tương đương

3

3,00

3

5,00

Chuyên viên và tương đương

4

3,33

4

5,40

Chuyên viên và tương đương

6

3,99

5

6,00

Chuyên viên chính và tương đương

2

4,74

6

6,60

Chuyên viên chính và tương đương

4

5,42

7

7,30

Chuyên viên cao cấp và tương đương

1

6,20

8

8,00

Chuyên viên cao cấp và tương đương

3

6,92

b) Nếu đã được nâng lương lần 1 thì xếp lên 1 bậc trên liền kề; nếu đã được nâng lương lần 2 thì xếp lên 2 bậc trên liền kề trong ngạch công chức, viên chức so với bậc lương được chuyển xếp ở cột (4) trong bảng này.

c) Trường hợp chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định của ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức nào xếp lương theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đó; hệ số lương xếp theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm là hệ số lương thấp hơn gần nhất so với hệ số lương được chuyến xếp ở cột (5) trong bảng này.

d) Thời gian nâng bậc lương lần sau ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm được tính kể từ ngày xếp hệ số lương cấp hàm cơ yếu ở cột (2) trong bảng chuyn xếp này hoặc kể từ ngày nâng lương lần 1 hoặc lần 2.

đ) Chênh lệch giữa hệ số lương cấp hàm cơ yếu (kể cả nâng lương lần 1, lần 2 nếu có) so với hệ số lương theo ngạch, bậc công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được chuyn xếp được bảo lưu và sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng lương hoặc hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức.

Điều 9. Chuyển xếp lương đối với người đang hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc

1. Trường hợp được bổ nhiệm giữ chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu quy định tại Thông tư này, thì căn cứ vào hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng để chuyển xếp vào hệ số lương cấp hàm cơ yếu bằng hoặc cao hơn gần nhất; thời gian nâng bậc lương lần sađược tính như sau:

a) Nếu chênh lệch giữa hệ số lương cấp hàm cơ yếu được xếp so với hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề trong nhóm chức danh chuyên môn kỹ thuật đã được xếp trước khi thay đổi công việc, thì thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày xếp lương cấp hàm cơ yếu; nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề trong nhóm chức danh chuyên môn kỹ thuật đã được xếp trước khi thay đổi công việc, thì thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày giữ hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu;

b) Trường hợp hệ số lương cấp hàm cơ yếu được xếp theo quy định nêu trên thấp hơn hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng thì được bảo lưu hệ số chênh lệch thấp hơn này; hệ số chênh lệch này sẽ giảm tương ứng khi được nâng lương cấp hàm cơ yếu hoặc nâng lương lần 1 hoặc lần 2.

2. Trường hợp đã được đào tạo bồi dưỡng theo quy hoạch, đạt đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh chuyên môn kỹ thuật cao hơn, được bổ nhiệm lên nhóm chức danh cao hơn trong cùng loại (chuyển nhóm) hoặc được bổ nhiệm vào loại chuyên môn kỹ thuật cao hơn (nâng loại), thì căn cứ vào hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng ở nhóm chức danh cũ chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất trong nhóm chức danh mới được bổ nhiệm. Thời gian tính bậc lương lần sau thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Việc xét chuyn nhóm, nâng loại đối với các chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu xem xét và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Trường hợp được chuyn vị trí công tác sang đối tượng làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, thì chuyển xếp vào hệ số lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:

a) Căn cứ vào ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm và hệ số lương hiện hưởng trừ đi hệ số chênh lệch giữa tiền lương của chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu so với tiền lương của công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo bảng sau:

Chức danh chuyên môn kỹ thuật cơ yếu

Hệ số chênh lệch trừ đi giữa tiền lương của chuyên môn kỹ thuật cơ yếu so vi tiền lương của công chức, viên chức (theo chế độ tiền lương năm 2004)

Nếu được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và tương đương (loại A1) trở lên

Nếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức loại A0

Nếu được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và tương đương (loại B)

Nếu được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên

1. Loại cao cấp

 

 

 

 

– Nhóm 1

1,51

1,75

1,99

2,20

– Nhóm 2

1,31

1,55

1,79

2,00

2. Loại trung cấp

Không được bổ nhiệm vào các ngạch này vì không có trình độ đào tạo đi hc

Không được bổ nhiệm vào các ngạch này vì không có trình độ đào tạo cao đẳng

 

 

– Nhóm 1

1,64

1,85

– Nhóm 2

1,34

1,55

3. Loại sơ cấp

Không được bổ nhiệm vào ngạch này vì không có trình độ đào tạo trung cấp

 

– Nhóm 1

1,55

– Nhóm 2

1,30

b) Căn cứ kết quả hệ số lương được tính theo phép trừ nêu trên, thực hiện chuyển xếp vào bậc của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm có hệ số lương cao hơn gần nhất và được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương hiện hưởng so với hệ số lương mới được xếp; hệ số chênh lệch bảo lưu này sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng bậc lương ở ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm.

c) Thời gian nâng bậc lương lần sau đối với các trường hợp nêu tại Khoản này được tính theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Chuyển xếp lương đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, do yêu cầu nhiệm vụ được thay đổi công việc

1. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và quản lý nhà nước về cơ yếu theo quy hoạch, theo yêu cầu công việc được bổ nhiệm giữ chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu quy định tại Thông tư này, thì căn cứ vào hệ số lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng để chuyển xếp vào hệ số lương cấp hàm cơ yếu hoặc hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu bằng hoặc cao hơn gần nhất; thời gian nâng bậc lương lần sau được tính theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

2. Trường hợp hệ số lượng cấp hàm cơ yếu hoặc hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu được xếp theo quy định nêu trên thấp hơn hệ số lương chuyên môn theo ngạch, bậc công chức, viên chức cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng thì được bảo lưu hệ số chênh lệch thấp hơn này; hệ số chênh lệch sẽ giảm tương ứng khi được nâng lương cấp hàm hoặc nâng lương lần 1 hoặc lần 2 hoặc nâng bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu.

3. Trường hợp đã xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương được bổ nhiệm giữ chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu, thì tùy từng trường hợp cụ thể Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét quyết định xếp lương cấp hàm cơ yếu cho phù hợp.

4. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện chuyển xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Điều 11. Thẩm quyền quyết định xếp lương và nâng bậc lương đối với người làm công tác cơ yếu hưởng lương cấp hàm cơ yếu và lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu

1. Người làm công tác cơ yếu thuộc biên chế trả lương của Ban Cơ yếu Chính phủ:

a) Việc xếp lương và nâng bậc lương vào hệ số lương từ 7,30 trở lên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.

b) Việc xếp lương và nâng bậc lương vào hệ số lương dưới 7,30 do Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ quyết định.

2. Người làm công tác cơ yếu thuộc biên chế trả lương của các cơ quan Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Việc xếp lương và nâng bậc lương vào hệ số lương từ 7,30 trở lên do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Việc xếp lương và nâng bậc lương vào hệ số lương dưới 7,30 do người đứng đầu cơ quan ở Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền.

Điều 12. Chế độ đối với học viên cơ yếu

1. Đối với học viên cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân đang hưởng chế độ phụ cấp quân hàm và được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã mức 0,10 so với mức lương cơ sở. Sau khi tốt nghiệp tại Học viện Kỹ thuật mật mã được xét phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Đối với học viên cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân:

a) Đối với học viên cơ yếu hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí:

Được hưởng mức phụ cấp sinh hoạt phí bằng mức phụ cấp của cấp bậc quân hàm Binh nhì (hệ số 0,40 so với mức lương cơ sở). Căn cứ kết quả học tập trong năm học được đánh giá đạt yêu cầu trở lên, không vi phạm kỷ luật thì Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét, quyết định mức phụ cấp sinh hoạt phí như sau:

STT

Năm học

Hệ số phụ cấp sinh hoạt phí

01

Năm thứ nhất

0,40

02

Năm thứ hai

0,45

03

Năm thứ ba

0,50

04

Năm thứ tư

0,60

05

Năm thứ năm

0,70

Trường hợp lưu ban thì hưởng phụ cấp sinh hoạt phí theo mức của năm học bị lưu ban.

Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã mức 0,10 so với mức lương cơ sở kể từ ngày có quyết định vào học tại trường.

Học viên cơ yếu tốt nghiệp ra trường, tùy theo trình độ đào tạo được bổ nhiệm vào chức danh nào trong tổ chức cơ yếu thì xếp lương theo quy định đối với chức danh đó, cụ thể như sau:

Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo cao đẳng hoặc đại học, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cao cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm. Trường hợp tốt nghiệp thạc sỹ được xếp bậc 2; tốt nghiệp tiến sỹ được xếp bậc 3 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo trung cấp, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu trung cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

Đối với người tốt nghiệp trình độ đào tạo sơ cấp, được xếp lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu sơ cấp bậc 1 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

Học viên cơ yếu tốt nghiệp loại giỏi được xếp lên bậc 2 của nhóm chức danh được bổ nhiệm.

b) Việc xếp lương lần đầu đối với học viên cơ yếu khi tốt nghiệp ra trường và nâng bậc lương thường xuyên đối với người làm công tác cơ yếu học tập tại Học viện kỹ thuật mật mã do Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ quyết định.

c) Học viên cơ yếu tốt nghiệp ra trường mà chưa được bố trí, phân công công tác thì, chưa được xếp lương. Những tháng chờ phân công công tác được tiếp tục hưởng sinh hoạt phí. Thời gian tiếp tục hưởng sinh hoạt phí tối đa là 12 tháng. Thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí (kể cả thời gian chờ phân công công tác có hưởng phụ cấp sinh hoạt phí) được tính để đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tính hưởng thâm niên cơ yếu.

3. Đối với học viên cơ yếu đang hưởng lương:

Học viên cơ yếu đang hưởng lương thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp theo quy định đối với người làm công tác cơ yếu và được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã như đã được hưởng trước khi đi học.

4. Đối với sinh viên học tại các trường ngoài ngành cơ yếu, nếu có đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu thì phải thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu theo quy định của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ. Sau khi học xong được xếp lương theo chức danh cơ yếu được bổ nhiệm.

5. Đối với công chức, viên chức ngoài ngành cơ yếu, nếu được tuyển dụng vào làm công tác cơ yếu thì phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu theo quy định của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong thời gian học tại trường cơ yếu được giữ nguyên mức lương hiện hưởng; sau khi học xong xếp lương theo chức danh cơ yếu được bổ nhiệm.

6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể chế độ được hưởng đối với học viên tại Học viện Kỹ thuật mật mã sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

2. Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung.

4. Hệ thống tổ chức cơ yếu thuộc các cơ quan của Đảng do cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định trên cơ sở áp dụng các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn ph
òng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Tòa án Nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực 
thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật/Bộ Tư pháp;
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
– Bộ trưởng và các Thứ tr
ưởng Bộ Nội vụ;
– Lưu: VT, TL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Anh Tuấn

THÔNG TƯ 07/2017/TT-BNV VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO BỘ NỘI VỤ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 07/2017/TT-BNV Ngày hiệu lực 01/12/2017
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 01/11/2017
Lĩnh vực Lao động - tiền lương
Tài chính công
Ngày ban hành 10/10/2017
Cơ quan ban hành Bộ nội vụ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản