THÔNG TƯ 08/2016/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN VIỆC THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP, CUNG CẤP, CÔNG BỐ, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày hết hiệu lực: 15/01/2021

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP, CUNG CẤP, CÔNG BỐ, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ny 20 tháng 12 năm 2012 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dn việc thu thập, lưu trữ, tng hp, cung cấp, công b, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự c k thuật gây mt an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dn việc thu thập, lưu tr, tng hp, cung cấp, công b, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự c kỹ thuật gây mt an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, tng hợp, cung cấp, công b, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự c kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Điều 3. Thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin tai nạn lao động

1. Trách nhiệm thu thập, lưu tr thông tin tai nạn lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ thng kê theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (sau đây gọi tt là Ủy ban nhân dân cấp xã) phi tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hp đồng lao động xảy ra trên địa bàn; mở sổ thống kê theo mu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cơ quan chịu trách nhiệm Điều tra các vụ tai nạn lao động theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34, Khoản 4 Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính ph quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao độntổ chức thu thập, lưu trữ thông tin vụ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm Điều tra; mở sổ thống kê các vụ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm Điều tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

d) S Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn;

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra trong c nước.

2. Người sử dụng lao động và các cơ quan được quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào các thông tin được thu thập, lưu trữ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 36 Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; cuncấp thông tin về tình hình tai nạn lao động khi được cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 4. Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại  sở của mình theo quy định sau:

a) Định kỳ 06 tháng, hng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động được biết. Thông tin phải được công b trước ngày 10 tháng 7 đi với s liệu 06 tháng và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đi với s liệu cả năm;

b) Thông tin công b phải được niêm yết công khai tại trụ sở của  s và cấp t đội, phân xưởng (đi với các t đội, phân xưởng có xảy ra tai nạn lao động) và đăng tải trên trang thông tin điện tử của  sở (nếu có).

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra đi với người lao động làm việc không theo hp đồng lao động trên địa bàn theo quy định sau:

a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động đvới người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xy ra trên địa bàn. Thông tin phđược công b trước ngày 10 tháng 7 đi với s liệu 06 tháng và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đi với s liệu cả năm;

b) Thông tin công b phi được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, đăng tải trên trang thông tin điện t của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và phát trên đài truyền thanh cấp xã.

3. S Lao động - Thương binh và Xã hội công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định sau:

a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn. Thông tin phải được công b trước ngày 20 tháng 7 đi với s liệu 06 tháng và trước ngày 30 tháng 01 năm sau đi với s liệu cả năm;

b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

4. Cơ quan được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư này công bố tình hình tai nạn lao động thuộc trách nhiệm Điều tra theo quy định sau:

a) Định kỳ 06 tháng, hng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền Điều tra. Thông tin phải được công b trước ngày 20 tháng 7 đi với s liệu 06 tháng và trước ngày 30 tháng 01 năm sau đi với s liệu cả năm;

b) Thông tin công b phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan, đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan và các phương tiện truyn thông của Bộ, ngành quản lý (nếu có).

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước theo quy định sau:

a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước. Thông tin phải được công b trước ngày 05 tháng 8 đi với s liệu 06 tháng và trước ngày 15 tháng 02 năm sau đi với số liệu cả năm;

b) Thông tin công bố phải được đăng tải trên cng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.

6. Người sử dụng lao động và các  quan được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này có trách nhiệm phải công b các thông tin sau:

a) Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;

b) S người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;

c) Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;

d) Thiệt hại do tai nạn lao động;

đ) Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu qu của các biện pháp phòng chốntai nạn lao động.

Điều 5. Thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, đánh giá, công bố về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng

1. Việc thu thập, lưu trữ, tổng hp, cung cấp, đánh giá, công bố về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao độnnghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Trên cơ s thông tin do cơ quan chủ trì Điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao độnnghiêm trọng cung cấp theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, công bố tình hình sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trong cả nước cùng với tình hình tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm: thực hiện những quy định tại Thông tư này; tăng cường các biện pháp cải thiện Điều kiện lao động; tun truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: thực hiện những quy định tại Thông tư này; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này đến tất cả người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Điều Khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hết hiệu lực k từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính ph, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòn
g Chủ tịch nước;
- Văn phò
ng Chính phủ;
- Văn phòn
g Trung ương và các Ban của Đảng:
- Viện Ki
m sát nhân dân ti cao;
- Tòa án nhân dân t
i cao;
- Ki
m toán nhà nước;
- Các Bộ
, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Ủy ban trung ương Mặt trận T quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- S
 LĐTBXH các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh t
ế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, ATLĐ, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Doãn Mậu Diệp

 

 

PHỤ LỤC I

MẪU SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM…..
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM……

- Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cơ sở): …………………………………………………………………………………..

- Cơ quan quản lý cấp trên: ………………………………………………………………………………

- Thuộc loại hình cơ sở1: ………………………………………….. Mã loại hình cơ sở:

- Tổng số lao động bình quân trong năm: ……………..  người: trong đó nữ: …………. người

- Tổng quỹ lương: ……………………………………………………………………………………………..

TT

Họ và tên

Giới tính

Năm sinh

Nghề nghiệp2

Tuổi nghề (năm)

Mức lương (1.000 đ)

Bậc thợ

Loại hợp đồng lao động3

Nơi làm việc (tổ phân xưởng)

Nơi xảy ra tai nạn lao động

Ngày, Giờ, Số giờ đã làm việc trong ca, ngày làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra

Loại tai nạn lao động4
(yếu tố gây chấn thương)

Đã huấn luyện ATVSLĐ

Nguyên nhân gây tai nạn lao động5

Tình trạng thương tích

Thiệt hại

Ghi chú

Chết

Bị thương

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ)

Thiệt hại tài sản (1.000 đ)

Nặng

Nhẹ

Tổng số

Khoản chi cụ thể

Y tế

Trả lương trong thời gian Điều trị

Bồi thường / Trợ cấp

Chi phí khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

2

3

Tổng số

___________________

1 Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê, thống nhất ghi cấp 1.

2 Ghi theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thống nhất ghi cấp 3.

3 Ghi có hợp đồng lao động (ghi rõ: không xác định thời hạn; xác định thời hạn; theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng) hoặc không có hợp đồng lao động.

4 Ghi theo danh Mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 39/2016/NĐ-CP .

5 Ghi theo kết luận tại biên bản Điều tra tai nạn lao động.

 

PHỤ LỤC II

MẪU SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ/PHƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM ………….

TT

Tên người bị tai nạn

Ngh nghiệp6

Nơi cư trú

Thông tin vụ tai nạn lao động

Ghi chú

Ngày, giờ xảy ra tai nạn

Nơi xy ra tai nạn

Tình trng nạn nhân (chết, bị thương)

Yếu t gây chấn thương7

Nguyên nhân gây tai nn lao động8

Thiệt hại v tài sn (nếu có, đơn vị tính: 1.000 đồng)

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_____________________

6 Ghi theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thống nhất ghi cấp 3.

7 Ghi theo danh Mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 39/2016/NĐ-CP .

8 Ghi theo kết luận tại biên bản Điều tra tai nạn lao động.

 

PHỤ LỤC III

MẪU SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM…..
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM……

Tên cơ quan: …………………………………………………………………………………………………….……………………………………………..

TT

Họ và tên

Giới tính

Năm sinh

Nghề nghiệp9

Tuổi nghề (năm)

Mức lương (1.000 đ)

Bậc thợ

Loại hợp đồng lao động10

Nơi làm việc (tổ phân xưởng)

Nơi xảy ra tai nạn lao động

Ngày, Giờ, Số giờ đã làm việc trong ca, ngày làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra

Loại tai nạn lao động11
(yếu tố gây chấn thương)

Đã huấn luyện ATVSLĐ

Nguyên nhân gây tai nạn lao động12

Tình trạng thương tích

Thiệt hại

Ghi chú

Chết

Bị thương

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ)

Thiệt hại tài sản (1.000 đ)

Nặng

Nhẹ

Tổng số

Khoản chi cụ thể

Y tế

Trả lương trong thời gian Điều trị

Bồi thường / Trợ cấp

Chi phí khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

2

3

Tổng số

_________________

9 Ghi theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thống nhất ghi cấp 3.

10 Ghi có hợp đồng lao động (ghi rõ: không xác định thời hạn; xác định thời hạn; theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng) hoặc không có hợp đồng lao động.

11 Ghi theo danh Mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 39/2016/NĐ-CP .

12 Ghi theo kết luận tại biên bản Điều tra tai nạn lao động.

THÔNG TƯ 08/2016/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN VIỆC THU THẬP, LƯU TRỮ, TỔNG HỢP, CUNG CẤP, CÔNG BỐ, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 08/2016/TT-BLĐTBXH Ngày hiệu lực 01/07/2016
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 01/08/2016
Lĩnh vực An toàn lao động Ngày ban hành 15/05/2016
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế THÔNG TƯ 13/2020/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN...


Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Nội dung chỉ dành cho Thành viên VIP.
Vui lòng đăng ký hoặc Đăng nhập nếu đã có tài khoản

Liên quan