THÔNG TƯ 09/2017/TT-BCT QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/08/2017

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 09/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trưng lao động;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư trong Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại Phụ lục Ib Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (Nghị định 44/2016/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sở hữu và sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 3. Phân loại đối tượng kiểm định

Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm:

1. Đối tượng kiểm định nhóm A (nhóm A) là nồi hơi nhà máy điện.

2. Đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng.

3. Đối tượng kiểm định nhóC (nhóm C) là hệ thống điều chế, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa sản phẩm dầu khí, khí dầu mỏ (LPG, LNG, CNG), đường ống vận chuyển, phân phối khí dầu mỏ cố định bằng kim loại và đường ống công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền.

4. Đối tượng kiểm định nhóm D (nhóm D) là chai chứa LPG.

5. Đối tượng kiểm định nhóm E (nhóm E) là cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành sử dụng trong khai thác hầm lò.

6. Đối tượng kiểm định nhóm G (nhóm G) là tời, trục tải mỏ.

7. Đối tượng kiểm định nhóm H (nhóm H) là thiết bị điện phòng nổ.

8. Đối tượng kiểm định nhóm I (nhóm I) là máy nổ mìn điện (trừ máy nổ mìn điện phòng nổ).

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

Điều 4. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định

1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải có thông số kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu thiết bị, dụng cụ tối thiểu phải có phục vụ hoạt động kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

a) Đối với nhóm A, B và C

– Bơm thử thủy lực;

– Áp kế kiểm tra các loại;

– Thiết bị đo chiều dày kim loại;

– Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

– Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu;

– Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;

– Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

– Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;

– Thiết bị kiểm định van an toàn;

– Thiết bị đo nhiệt độ.

b) Đối với nhóm D

– Thiết bị thu hồi LPG còn lại trong chai;

– Thiết bị đo chiều dày kim loại;

– Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

– Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;

– Thiết bị tháo, lắp van chai;

– Thiết bị thử bền, thử kín;

– Thiết bị làm khô vỏ chai;

– Thiết bị kiểm tra bên trong chai;

– Thiết bị làm sạch bề mặt;

– Thiết bị kiểm tra van chai;

– Cân khối lượng;

– Thiết bị, dụng cụ đóng số, ký hiệu kiểm định;

– Thiết bị hút chân không;

– Thiết bị thử giãn nở thể tích.

c) Đối với nhóm E

– Hệ thống tạo áp suất thử nghiệm van, cột chống và đường ống áp lực;

– Thiết bị duy trì áp suất thử cột chống;

– Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống;

– Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

– Áp kế kiểm tra các loại.

d) Đối với nhóm G

– Lực kế;

– Thiết bị, dụng cụ đo kích thước hình học;

– Thiết bị đo tốc độ;

– Dụng cụ đo cương cự đường ray;

– Máy trắc đạc;

– Thiết bị kiểm tra khuyết tật cáp thép;

– Thiết bị kiểm tra độ lệch hướng tâm và hướng kính của các mối ghép trục;

– Thiết bị kéo kiểm tra cáp thép bằng phương pháp phá hủy;

– Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

– Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu;

– Thiết bị đo thời gian tác động phanh;

– Thiết bị đo điện trở cách điện, điện trở nối đất;

– Vôn ké, Ampe kế;

– Áp kế kiểm tra các loại.

đ) Đối với nhóm H

– Thiết bị thử áp lực nổ và lan truyền sự cháy;

– Thiết bị thử áp lực nước;

– Thiết bị thử nghiệm mạch an toàn tia lửa;

– Thiết bị tạo môi trường thử nghiệm;

– Thiết bị thử nghiệm sốc nhiệt;

– Thiết bị thử nghiệm va đập;

– Thiết bị thử nghiệm kéo cáp điện trong phễu đấu nối cáp;

– Thiết bị kiểm tra mô-men xoắn cọc, bu lông đấu cáp;

– Thiết bị đo điện trở cách điện;

– Đồng hồ đo điện vạn năng;

– Thiết bị, dụng cụ đo kích thước hình học;

– Thiết bị điện tử đo ghi dữ liệu (Oscilloscope).

e) Đối với nhóm I

– Thiết bị đo điện trở cách điện;

– Đồng hồ đo điện vạn năng;

– Thiết bị điện tử ghi dữ liệu (Oscilloscope);

– Đồng hồ bấm giây.

Điều 5. Tài liệu kỹ thuật về đối tượng kiểm định

Danh mục tài liệu kỹ thuật chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

1. Đối với nhóm A và B

a) Nồi hơi

– QCVN: 01-2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

– TCVN 7704:2007 , Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;

– TCVN 6413:1998 , Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);

– TCVN 5346-91, Kỹ thuật an toàn nồi hơi và nước nóng – Yêu cầu chung đối với việc tính độ bền;

– TCVN 6008:2010 , Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

– TCVN 9385:2012 , Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

– TCVN 9358:2012 , Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại nồi hơi do Tổ chức hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (Tổ chức kiểm định) ban hành không trái với Quy trình kiểm định nồi hơi do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

b) Bình chịu áp lực

– QCVN: 01-2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

– TCVN 8366:2010 , Bình chịu áp lực – Yêu cầu về thiết kế và chế tạo;

– TCVN 6155:1996 , Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;

– TCVN 6156:1996 , Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn lắp đặt, sử dụng và sửa chữa – Phương pháp thử;

– TCVN 6008:2010 , Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại bình chịu áp lực do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kim định bình chịu áp lực do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

c) Hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng

– QCVN 04:2014/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn hơi và nước nóng nhà máy điện;

– TCVN 6008:2010 , Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

– TCVN 6158:1996 , Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng – Yêu cầu kỹ thuật;

– TCVN 6159:1996 , Đường ống dẫn hơi nước và nước nóng – Phương pháp thử;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại đường ống dẫn hơi và nước nóng do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định đường ống dẫn hơi và nước nóng do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

2. Đối với nhóm C

a) Hệ thống nạp, Trạm nạp LPG

– QCVN 04:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép;

– TCVN 6486:2008 , Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất -Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt;

– TCVN 7762:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp;

– TCVN 7763:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Thiết kế và kết cấu;

– TCVN 7832:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại Hệ thống nạp, Trạm nạp LPG do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định Hệ thống nạp, Trạm nạp LPG do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

b) Hệ thống cung cấp, Trạm cấp LPG

– QCVN 10:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng;

– QCVN 04:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép;

– TCVN 6486:2008 , Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất -Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt;

– TCVN 7762:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp;

– TCVN 7763:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Thiết kế và kết cấu;

– TCVN 7832:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm;

– TCVN 7441:2004 , Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại Hệ thống cung cấp, Trạm cấp LPG do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định Hệ thống cung cấp, Trạm cấp LPG do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

c) Đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại

– QCVN 01:2016/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại;

– TCVN 6008:2010 , Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

3. Đối với nhóm D

– QCVN 04:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép;

– TCVN 7762:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp;

– TCVN 7763:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Thiết kế và kết cấu;

– TCVN 7832:2007 , Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm;

– TCVN 6294:2007 , Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép các bon hàn – Kiểm tra và thử định kỳ;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại chai chứa LPG do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định chai chứa LPG do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

4. Đối với nhóm E

– QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và  dàn chống tự hành sử dụng trong khai thác hầm lò do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chng tự hành sử dụng trong khai thác than hầm lò do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

5. Đối với nhóm G

– QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;

– QCVN 02:2016/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ;

– TCVN 4244:2005 , Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

– TCVN 6780-1:2009 , Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng – Phần 1: Yêu cầu chung và công tác khai thác mỏ;

– TCVN 6780-2:2009 , Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng – Phần 2: Công tác vận tải mỏ;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại tời, trục tải mỏ do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định tời, trục tải mỏ do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

6. Đối với nhóm H

a) Sử dụng trong môi trường khí cháy nổ

– TCVN 10888-0:2015 (IEC60079-0:2011), Khí quyển nổ – Phần 0: Thiết bị – Yêu cầu chung;

– TCVN 10888-1:2015 (IEC60079-1:2014), Khí quyển nổ – Phần 1: Bảo vệ thiết bị bằng vỏ bọc không xuyên nổ “d”;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại thiết bị điện phòng nổ do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định thiết bị điện phòng nổ do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

b) Sử dụng trong khai thác than hầm lò

– QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò;

– TCVN 7079-0:2002 , Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 0: Yêu cầu chung;

– TCVN 7079-1:2002 , Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 1: Vỏ không xuyên nổ -Dạng bảo vệ “d”;

– TCVN 7079-2:2002 (IEC 60079-2:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 2: vỏ được thổi dưới áp suất dư – Dạng bảo vệ “p”;

– TCVN 7079-5:2002 (IEC 60079-5:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 5: Thiết bị đổ đầy cát – Dạng bảo vệ “q”;

– TCVN 7079-6:2002 (IEC 60079-6:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hm lò – Phần 6: Thiết bị đổ đầy dầu-Dạng bảo vệ “o”;

– TCVN 7079-7:2002 (IEC 60079-7:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 7: Tăng cường độ tin cậy – Dạng bảo vệ “e”;

– TCVN 7079-11:2002 (IEC 60079-11:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 11: An toàn tia lửa – Dạng bảo vệ “i”;

– TCVN 7079-17:2003 (IEC 60079-17:2007), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 17: Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị;

– TCVN 7079-18:2003 (IEC 60079-18:2004), Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 18: Đổ đầy chất bao phủ – Dạng bảo vệ “m”;

– TCVN 7079-19:2003 , Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – Phần 19: Sửa chữa và đại tu thiết bị;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại thiết bị điện phòng nổ do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định thiết bị điện phòng nổ do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

7. Đối với nhóm I

– QCVN 01:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy nổ mìn điện;

– Quy trình kiểm định chi tiết phù hợp với từng loại máy nổ mìn điện do Tổ chức kiểm định ban hành không trái với Quy trình kiểm định máy nổ mìn điện do Bộ Công Thương ban hành và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 6. Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định

Tiêu chuẩn người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP theo từng nhóm đối tượng kim định cụ thể như sau:

1. Đối với nhóm A

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 03 năm.

2. Đối với nhóm B, C

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm B, tối thiểu là 03 năm.

3. Đối với nhóm D

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm D tối thiểu là 03 năm.

4. Đối với nhóm E

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm E tối thiểu là 03 năm.

5. Đối với nhóm G

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm G tối thiểu là 03 năm.

6. Đối với nhóm H

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm H tối thiểu là 03 năm.

7. Đối với nhóm I

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm I tối thiểu là 03 năm.

Điều 7. Kiểm định viên

Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Kinh nghiệm và chuyên ngành của kiểm định viên thetừng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

1. Đối với nhóm A

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 02 năm.

2. Đối với nhóm B và C

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm B, tối thiểu là 02 năm.

3. Đối với nhóm D

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm D tối thiểu là 02 năm.

4. Đối với nhóm E

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm E tối thiểu là 02 năm.

5. Đối với nhóm G

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm G tối thiểu là 02 năm.

6. Đối với nhóm H

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm H tối thiểu là 02 năm.

7. Đối với nhóm I

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm I tối thiểu là 02 năm.

Điều 8. Số lượng kiểm định viên

Tổ chức kiểm định phải có ít nhất 02 kiểm định viên cho mỗi loại đối tượng kiểm định.

Điều 9. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và Chứng chỉ kiểm định viên

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Giấy chứng nhận đủ điều kiện), Chứng chỉ kiểm định viên (Chứng chỉ) lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi qua đường bưu điện, nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.

2. Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Chi tiết thành phần hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này.

3. Hồ sơ, thủ tục, trình tự cấp, cấp lại Chứng chỉ theo quy định tại Điều 11, 12 và 13 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

4. Các thiết bị, tài liệu, nhân lực nêu tại Điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này chỉ được sử dụng để làm điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với một Tổ chức kiểm định.

Chương III

HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH

Điều 10. Hình thức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch

1. Huấn luyện, sát hạch lần đầu áp dụng đối với cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định viên quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Huấn luyện, sát hạch lại áp dụng đối với Kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn hoặc Kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ.

3. Bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ sau 30 tháng kể từ thời điểm cấp chứng chỉ.

Điều 11. Nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng

1. Nội dung huấn luyện

a) Lý thuyết chung

– Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định;

– Tổng quan về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến hoạt động kiểm định;

– Tổng quan về hệ thống quy trình kiểm định;

– Tổng quan về các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định;

– Phương pháp đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn liên quan đến hoạt động kiểm định.

b) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm A, B, C, D, E, G và I

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng;

– Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản;

– Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn;

– Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định;

– Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng của đối tượng được kiểm định và các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định;

– Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị;

– Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn;

– Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy;

– Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định;

– Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định;

– Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).

c) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị H

Như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và:

– Môi trường khí cháy và bụi nổ: Đặc điểm, phân loại vùng nguy hiểm;

– Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện trong môi trường khí nổ.

2. Nội dung bồi dưỡng

a) Cập nhật các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định mới liên quan đến nội dung huấn luyện tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định mới trang bị;

c) Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.

3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng

Căn cứ vào đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng tổ chức huấn Luyện nghiệp vụ kiểm định xây dựng nội dung chi tiết và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nhưng không ít hơn 06 ngày đối với huấn luyện, không ít hơn 02 ngày đối với bồi dưỡng.

Điều 12. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng

1. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này;

b) Có đủ tài liệu kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;

c) Có giảng viên với chuyên ngành phù hợp với quy định tại Điều 7 của Thông tư này và có kinh nghiệm liên quan đến hoạt động kiểm định ti thiểu 05 năm.

2. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kim định kỹ thuật an toàn lao động cho đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 và 5 của Thông tư này.

Điều 13. Tổ chức sát hạch

1. Hội đồng sát hạch thực hiện sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên.

2. Hội đồng sát hạch có ít nhất 05 thành viên, có trách nhiệm như sau:

a) Xây dựng đề sát hạch và đáp án theo thang điểm 100;

b) Tổ chức sát hạch lý thuyết và thực hành;

c) Chấm điểm và đánh giá kết quả sát hạch;

d) Tổng hợp kết quả sát hạch.

3. Nội dung sát hạch

Nội dung sát hạch phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.

4. Hình thức sát hạch

a) Sát hạch lý thuyết theo hình thức viết và vấn đáp;

b) Sát hạch thực hành được thực hiện trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng.

5. Kết quả sát hạch đạt yêu cầu khi điểm sát hạch lý thuyết đạt từ 80 điểm trở lên và điểm thực hành đạt từ 75 điểm trở lên.

6. Cá nhân có kết quả sát hạch đạt yêu cầu được xem xét cấp Chứng chỉ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương

1. Nội dung đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định gồm:

a) Tên, địa chỉ, mã số của Tổ chức kiểm định;

b) Danh mục đối tượng kiểm định;

c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện;

d) Danh sách kiểm định viên;

đ) Các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức kiểm định (nếu có).

2. Nội dung đăng tải thông tin theo đề nghị của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định.

a) Tên, địa chỉ của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định;

b) Đối tượng kiểm định được huấn luyện, bồi dưỡng.

Điều 15. Trách nhiệm Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

1. Hướng dẫn thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

3. Quyết định thành lập Hội đồng sát hạch và ban hành Quy chế sát hạch.

4. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ theo quy định.

5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương theo quy định.

6. Lựa chọn tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này trên cơ sở đề nghị của tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kèm theo nội dung chi tiết, kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng.

7. Công bố các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Tổng hợp, báo cáo việc chấp hành quy định tại Thông tư này trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.

Điều 17. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định

1. Tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo đúng quy định của pháp luật và Thông tư này.

2. Xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát chất lượng kiểm định.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định.

4. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định theo quy định.

5. Báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1. Thực hiện kiểm định tại Tổ chức kiểm định đã được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

2. Duy trì các điều kiện để máy, thiết bị vận hành an toàn.

3. Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định về Sở Công Thương nơi lắp đặt máy, thiết bị trước ngày 05 tháng 01 hàng năm theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

Điều 19. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2017 và bãi bỏ Thông tư số 35/2009/TT-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ đó nhưng không quá ngày 31 tháng 8 năm 2018.

Sau khi hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ hoặc chậm nhất ngày 3tháng năm 2018, tất cả các Tổ chức kiểm định và kiểm định viên phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc Chứng chỉ theo quy định tại Thông tư này khi thực hiện kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

3. Trường hợp có sự thay đổi đối với các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng theo văn bản mới.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:

– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Lãnh đạo Bộ Công Thương;
– Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
– UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Bộ Tư pháp;
– Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
– Công báo;
– Lưu: VT, PC, ATMT.

BỘ TRƯỞNG

Trần Tuấn Anh

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

SỞ CÔNG THƯƠNG
…………………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: ………….

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Thực hiện quy định theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, (tên Sở Công Thương) báo cáo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong……….. (ghi năm báo cáo) tại các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể như sau:

1. Đánh giá công tác quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn

………………………………………………………………………………………………………

2. Tình hình thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

………………………………………………………………………………………………………

3. Thống kê máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương trên địa bàn được kiểm định

Đối tượng kiểm định

Đơn vị tính

Tổng

số

thiết bị

Số lượng thiết bị được kim định

Lần đầu

Định kỳ

Bất thường

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

1. Nhóm A:

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Nhóm D

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Nhóm E

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Nhóm G

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Nhóm H

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Nhóm I

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trường hợp không đạt, nêu lý do không đạt.

4. Kiến nghị, đề xuất: ………………………../.

 

 

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: …………….

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIM ĐỊNH
 KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Thực hiện quy định theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ………..(tên tổ chức kiểm định), số GCNĐĐK kiểm định………….., báo cáo tình hình kim định kỹ thuật an toàn lao động trong ………. (ghi năm báo cáo hoặc thời gian khi có yêu cầu báo cáo) như sau:

1. Đánh giá việc thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

………………………………………………………………………………………………………

2. Thống kê máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương được kiểm định

Đối tượnkiểm định

Đơn vị tính

Tổng số thiết bị

Số lượng thiết bị được kiểm định

Lần đầu

Định kỳ

Bất thường

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

1. Nhóm A:

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Nhóm D

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Nhóm E

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Nhóm G

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Nhóm H

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Nhóm I

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trường hợp không đạt, nêu lý do không đạt.

3. Kiến nghị, đề xuất:…………………/.

 

 

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

TÊN ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: …………….

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH
MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Kính gửi: Sở Công Thương…. (địa phương đơn vị sử dụng)

Thực hiện quy định theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ………….. (tên đơn vị sử dụng) báo cáo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong ……………… (ghi năm báo cáo) như sau:

1. Công tác quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương tại đơn vị

………………………………………………………………………………………………………

2. Tình hình thực hiện kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

………………………………………………………………………………………………………

3. Thống kê máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương được kiểm định

Đối tượnkiểm định

Đơn vị tính

Tổng số thiết bị

Số lượng thiết bị được kiểm định

Lần đầu

Định kỳ

Bất thường

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

Đạt

Không đạt*

1. Nhóm A:

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Nhóm D

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Nhóm E

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Nhóm G

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Nhóm H

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Nhóm I

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trường hợp không đạt, nêu lý do không đạt.

4. Kiến nghị, đề xuất: ………………./.

 


Nơi nhận:
– Như trên;
– Sở LĐTBXH;
– Lưu: VT

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Ảnh 3×4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số: ……………….

Họ và tên: ……………………………….……………………………….……………………….

Sinh ngày:………………………………. Nơi sinh ……………………………………………..

Nam, Nữ: ………………………………. Quốc tịch:…………………………………………….

Số CMND/Căn cước công dân/Định danh cá nhân/ Hộ chiếu ………………………………

Đơn vị công tác: ……………………………….…………………………………………………

Chức vụ: ……………………………….……………………………….…………………………

Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các đối tượng kiểm định:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Được tổ chức từ ngày … tháng …. năm….đến ngày .. .tháng ……. năm ………………….

Tại ………………………………………………………………………………………………../.

 

 

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 5

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương)

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………., ngày ….. tháng ….. năm ………

 

Ảnh 3×4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA
BỒI DƯỠNG 
NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số: ……………….

Họ và tên: ……………………………….……………………………….…………………………

Sinh ngày:………………………………. Nơi sinh ……………………………………………….

Nam, Nữ: ………………………………. Quốc tịch:………………………………………………

Số CMND/Căn cước công dân/Định danh cá nhân/ Hộ chiếu …………………………………

Đơn vị công tác: ……………………………….……………………………………………………

Chức vụ: ……………………………….Số hiệu kiểm định viên: .….……………………………

Đã hoàn thành khóbồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các đối tượng kiểm định:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Được tổ chức từ ngày … tháng …. năm….đến ngày .. .tháng ……. năm ………………….

Tại ………………………………………………………………………………………………../.

 

 

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

THÔNG TƯ 09/2017/TT-BCT QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Số, ký hiệu văn bản 09/2017/TT-BCT Ngày hiệu lực 31/08/2017
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 01/08/2017
Lĩnh vực Lao động - tiền lương
Ngày ban hành 13/07/2017
Cơ quan ban hành Bộ công thương
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản