THÔNG TƯ 09/2018/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2018/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội và xã, phường, thị trấn.
2. Thông tư này áp dụng đối với người làm công tác bảo vệ trẻ em; cộng tác viên bảo vệ trẻ em, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội; Ủy ban nhân dân các cấp; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cơ sở trợ giúp xã hội; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Dịch vụ trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gồm:
a) Chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà; chuyển gửi đến các cơ sở xét nghiệm HIV; chuyển gửi đến cơ sở điều trị chuyên sâu; chuyển gửi điều trị tại các cơ sở y tế; tư vấn về phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS;
b) Hỗ trợ dinh dưỡng: theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em; hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em; tư vấn cho người chăm sóc trẻ em về chăm sóc dinh dưỡng;
c) Hỗ trợ giáo dục: hỗ trợ để trẻ em được đi học; hỗ trợ sách, vở, đồ dùng học tập; hỗ trợ tiếp cận học nghề đối với trường hợp trẻ em đủ tuổi và có nhu cầu học nghề theo quy định của pháp luật;
d) Hỗ trợ tâm lý: Tư vấn tâm lý, chuyển trẻ em có vấn đề tâm lý đến các cơ sở tư vấn, trị liệu chuyên sâu;
đ) Phúc lợi xã hội: trẻ em có nơi ở và được nuôi dưỡng; trẻ em được tiếp cận các chính sách trợ cấp của Nhà nước; hỗ trợ tìm gia đình chăm sóc thay thế khi trẻ em không có điều kiện sống cùng gia đình; kết nối các dịch vụ về sinh kế và phát triển kinh tế gia đình;
e) Bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý: thực hiện kế hoạch trợ giúp, can thiệp để bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại; hỗ trợ các thủ tục pháp lý.
2. Quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là quy trình xác định nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em; xây dựng, thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; điều phối các hoạt động nhằm hỗ trợ trẻ em tiếp cận với các dịch vụ theo nhu cầu để bảo đảm các quyền của trẻ em, giúp trẻ em hòa nhập cộng đồng.
3. Người chịu trách nhiệm quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là người làm công tác bảo vệ trẻ em, cộng tác viên bảo vệ trẻ em và cộng tác viên công tác xã hội tại xã, phường, thị trấn; người làm việc tại các cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội được chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc Giám đốc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội phân công quản lý và trợ giúp trẻ em.
Điều 3. Các nguyên tắc trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1. Bảo đảm sự tham gia của trẻ em.
2. Bảo đảm không kỳ thị, không phân biệt đối xử.
3. Bảo đảm bảo mật thông tin, việc tiết lộ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em phải tuân thủ quy định của pháp luật và bảo đảm vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Điều 4. Các bước thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1. Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
2. Xác định nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
3. Lập kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
4. Thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
5. Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chương II
QUY TRÌNH TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
Điều 5. Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin
1. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS lập danh sách trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sau khi tiếp cận với trẻ em và gia đình trẻ em, thu thập các thông tin tổng quát về trẻ em và các thành viên khác trong gia đình của trẻ em và nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo mẫu quy định (mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Giám đốc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trẻ em thu thập đầy đủ các thông tin về trẻ em và nhu cầu của trẻ em theo mẫu quy định (mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Thông tin về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
a) Thông tin cơ bản;
b) Tình trạng của trẻ em;
c) Thông tin về gia đình;
d) Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em;
đ) Tình trạng sức khỏe và chăm sóc y tế;
e) Thu thập thông tin về giáo dục và đào tạo nghề;
g) Tình trạng nhà ở và chăm sóc trẻ em;
h) Tình trạng tâm lý trẻ em;
i) Bảo vệ và hỗ trợ pháp lý.
Điều 6. Xác định nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có trách nhiệm đánh giá, xác định nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo các dịch vụ sau:
a) Chăm sóc sức khỏe: Khám, chữa bệnh, xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm HIV/AIDS, điều trị thuốc kháng HIV, thẻ bảo hiểm y tế;
b) Hỗ trợ dinh dưỡng: Trẻ em không đủ ăn, suy dinh dưỡng, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em thiếu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em;
c) Hỗ trợ giáo dục: Hỗ trợ để trẻ em được đi học, sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, học phí;
d) Hỗ trợ tâm lý: Tư vấn tại chỗ hoặc chuyển trẻ em đến tư vấn, trị liệu tại các cơ sở chuyên sâu về tâm lý;
đ) Phúc lợi xã hội:
– Hỗ trợ nơi ở: Tìm gia đình chăm sóc thay thế, cho làm con nuôi, chuyển đến cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với trẻ em sống tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội cần tạo điều kiện cho trẻ em về sống tại cộng đồng cùng cha, mẹ hoặc người thân thích (nếu có) hoặc tìm gia đình chăm sóc thay thế cho trẻ em.
– Chế độ trợ cấp xã hội theo quy định.
– Kết nối các chương trình hỗ trợ sinh kế cho gia đình của trẻ em.
e) Bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý:
– Các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại.
– Hỗ trợ trẻ em và gia đình các thủ tục pháp lý.
2. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức cuộc họp với người chịu trách nhiệm quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các ngành, đoàn thể liên quan để xác định các nhu cầu của trẻ em, xác định ưu tiên và các dịch vụ cần đáp ứng nhu cầu cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các dịch vụ cần kết nối chuyển tuyến cho trẻ em (mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Giám đốc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tổ chức cuộc họp đối với người được giao quản lý trẻ em và những người có liên quan thuộc thẩm quyền quản lý để xác định các nhu cầu của trẻ em và các dịch vụ cần đáp ứng nhu cầu cần kết nối, chuyển tuyến cho trẻ em đối với trường hợp trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở (mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 7. Lập kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1. Căn cứ kết quả xác định nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS lập kế hoạch trợ giúp trẻ em.
2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, gia đình của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư này). Nội dung kế hoạch trợ giúp bao gồm:
a) Mục tiêu trợ giúp cần đạt được;
b) Các hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt mục tiêu;
c) Khung thời gian thực hiện cho từng hoạt động;
d) Nguồn lực thực hiện;
đ) Trách nhiệm của gia đình, các ngành, tổ chức và cá nhân có liên quan;
e) Các đơn vị cung cấp dịch vụ tham gia vào thực hiện kế hoạch;
g) Giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.
Điều 8. Thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Giám đốc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội phê duyệt đối với trường hợp trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở phê duyệt kế hoạch trợ giúp.
2. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện kế hoạch trợ giúp, gồm các nội dung sau:
a) Tư vấn cho gia đình của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về chăm sóc trẻ em tại gia đình, giới thiệu trẻ em và gia đình tiếp cận các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp;
b) Chuyển tuyến, kết nối với các cơ quan, đơn vị chức năng hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý, cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội, các gia đình chăm sóc thay thế;
c) Trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách và chương trình trợ giúp xã hội;
d) Kịp thời trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan;
đ) Có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khỏi bị xâm hại;
e) Vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình của trẻ em.
3. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thực hiện kế hoạch trợ giúp, gồm các nội dung sau:
a) Tổ chức cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của trẻ em tại cơ sở khi cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cho trẻ em;
b) Chuyển tuyến, kết nối với các cơ quan, đơn vị chức năng hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
c) Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đoàn tụ với cha, mẹ khi cha, mẹ đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
d) Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sống tại cơ sở được nhận chăm sóc thay thế theo quy định của các điều 60, 62, 63 Luật trẻ em;
đ ) Có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khỏi bị xâm hại.
4. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có trách nhiệm liên hệ, kết nối với cơ sở cung cấp dịch vụ và thực hiện các thủ tục kết nối, chuyển tuyến cho trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận các dịch vụ chuyển tuyến cho trẻ em từ cấp xã và điều phối, kết nối trợ giúp trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ theo kế hoạch trợ giúp trẻ em.
Điều 9. Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
1. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có trách nhiệm theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư này) theo các nội dung sau đây:
a) Kết quả thực hiện trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
b) Mức độ đáp ứng nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
c) Mức độ phù hợp của các dịch vụ được cung cấp cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
d) Các dịch vụ đã được chuyển tuyến, kết nối;
đ) Xác định các vấn đề còn tồn tại hoặc mới nảy sinh.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có trách nhiệm đề xuất kết thúc việc trợ giúp đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 của Điều này hoặc lập kế hoạch trợ giúp bổ sung và tiếp tục quy trình trợ giúp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Giám đốc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội quyết định.
3. Kết thúc quá trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong các trường hợp sau:
a) Mục tiêu đã đạt được;
b) Trẻ em chuyển khỏi địa bàn cung cấp dịch vụ;
c) Trẻ em và gia đình trẻ em không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp;
d) Các nguyên nhân khác.
4. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức họp với các ngành, đoàn thể, gia đình của trẻ em, người chăm sóc trẻ em để thống nhất việc kết thúc trợ giúp trẻ em, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Giám đốc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội ký biên bản kết thúc việc trợ giúp trẻ em.
Điều 10. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
1. Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin về quá trình trợ giúp trẻ em.
2. Hồ sơ quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được lưu trữ, bảo mật, sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ đối với bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức có liên quan, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội tại địa phương thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo quy định tại Thông tư này. Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình và kết quả trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;
b) Chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; hướng dẫn các Trung tâm y tế, các bệnh viện, các trạm y tế tiếp nhận khám bệnh, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và chia sẻ thông tin liên quan đến trẻ em với người chịu trách nhiệm quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
c) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cung cấp các dịch vụ liên quan đến giáo dục cho trẻ em; hướng dẫn các trường học tiếp nhận trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đến trường, thực hiện chính sách, quy định về giáo dục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; hạn chế tình trạng kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
d) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy trình quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, thành phố;
đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
e) Bố trí kinh phí và vận động nguồn lực thực hiện Thông tư này tại địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các chính sách hiện hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức có liên quan, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ, trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội tại địa bàn triển khai, thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo quy định tại Thông tư này; tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về tình hình thực hiện quy trình quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa bàn;
b) Chỉ đạo Phòng Y tế chủ trì, phối hợp cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; hướng dẫn các Trung tâm y tế, các bệnh viện, các trạm y tế tại địa bàn tiếp nhận khám bệnh, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và chia sẻ thông tin liên quan đến trẻ em với người chịu trách nhiệm quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
c) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cung cấp các dịch vụ liên quan đến giáo dục cho trẻ em; hướng dẫn các trường học tại địa bàn tiếp nhận trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đến trường, thực hiện chính sách, quy định về giáo dục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; hạn chế tình trạng kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
d) Bố trí kinh phí và vận động nguồn lực thực hiện Thông tư này tại địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các chính sách hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa bàn;
b) Xác định, phân công người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
c) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về tình hình thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa bàn.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội
1. Tổ chức thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong phạm vi hoạt động của cơ sở; phối hợp, chuyển tuyến các dịch vụ trợ giúp trẻ em.
2. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, người chịu trách nhiệm quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
3. Lập dự toán, quyết toán kinh phí hằng năm thực hiện quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cục Trẻ em để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ; các đơn vị có liên quan; – Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; – Website các Bộ: GDĐT, CA, YT, LĐTBXH; – Lưu: VT, TE. |
KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Hà |
DANH MỤC
CÁC MẪU KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 09/2018/TT-BLĐTBXH NGÀY 28/8/2018
1. Mẫu 01: Thu thập thông tin và nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
2. Mẫu 02: Thu thập thông tin và nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại các cơ sở trợ giúp trẻ em.
3. Mẫu 03: Xác định nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
4. Mẫu 04: Kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Mẫu 01
THU THẬP THÔNG TIN VÀ NHU CẦU CẦN TRỢ GIÚP CỦA TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
(kèm theo Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS)
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TRẺ EM
Họ và tên trẻ em: _________________________________________________________
Giới tính: 1.Nam 2. Nữ Ngày sinh: ______/______/_____________
Tình trạng của trẻ em:
1. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS | 4. Trẻ em sử dụng ma túy |
2. Trẻ em mồ côi do AIDS; | 5. Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy; |
3. Trẻ em sống với người chăm sóc nhiễm HIV; | 6. Trẻ em sống trong cơ sở trợ giúp xã hội. |
Địa chỉ: phường/xã/thị trấn: ___________________ quận/huyện/tp: _________________
Tên người nuôi dưỡng: __________________________ Mối quan hệ với trẻ em: ______
Điện thoại: ______________________________________________________________
Trường hợp khẩn cấp liên hệ với: ____________________________________________
Nhân thân (cha/mẹ, anh/chị/em ruột và những người hiện nay trẻ em sống cùng):
TT |
Họ và tên |
Quan hệ với trẻ em** |
Tuổi |
Ghi chú một số vấn đề nổi cộm |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 |
**Quan hệ với trẻ em:
1. Cha mẹ;
2. Cô dì, chú bác;
3. Ông bà nội/ngoại;
4. Anh chị em;
5. Khác (ghi rõ)….
Kinh tế gia đình:
1. Nghèo
2. Cận nghèo
3. Khó khăn
4. Bình thường.
Nguồn thu nhập chính:
1. Nông nghiệp
2. Buôn bán
3. Khác: …………………………………………
Tổng thu nhập của gia đình: ……………………………/tháng
Nhận các hỗ trợ theo chính sách của nhà nước :
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CẦN TRỢ GIÚP CỦA TRẺ EM
DINH DƯỠNG
Cân nặng: …………Kg Chiều cao: …………cm
Trẻ em được theo dõi cân nặng hàng tháng:
1. Có
2. Không
3. Khác: _____________________________
Trẻ em có bảng tăng trưởng (dưới 5 tuổi):
1. Có
2. Không
Hàng ngày trẻ em được ăn mấy bữa: ______ bữa/ngày.
Gia đình thường cho trẻ em ăn gì?
__________________________________________
Trẻ em dưới 5 tuổi có khẩu phần ăn riêng:
1. Có
2. Không
Trẻ em được nuôi dưỡng hợp lý?
1. Có
2. Không
3. Không biết (Ghi rõ: _____________________________________________________)
Trẻ em đã nhận hỗ trợ dinh dưỡng từ Chương trình Quốc gia hay tổ chức khác:
1. Có
2. Không
(Nếu có từ nguồn …………………………………; thời gian: …………………………………)
Trẻ em sinh ra từ mẹ có HIV 1. Bú mẹ hoàn toàn 2. Không bú mẹ 3. Bú lẫn (sữa mẹ + sữa/thức ăn ngoài) |
Đánh giá
a. Đủ thức ăn: | 1.Đủ | 2. Thiếu |
b. Dinh dưỡng và phát triển: | 1. Đủ dinh dưỡng | 2. Suy dinh dưỡng |
Xác định vấn đề/nhu cầu:__________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ: __________________________________________________
SỨC KHỎE VÀ CHĂM SÓC Y TẾ
Tiêm chủng (đối với trẻ em dưới 2 tuổi)
Trẻ em được tiêm chủng đúng lịch:
1. Đúng lịch
2. Không đúng lịch
3. Không nhớ/không biết
Trẻ em được tiêm chủng đủ:
1. Đủ
2. Không đủ
3. Không nhớ/không biết
Các loại vác-xin đã tiêm: __________________________________________________
Trẻ em có thẻ bảo hiểm y tế không
1. Có
2. Không (ghi lý do)
Hiện nay trẻ em có ốm hoặc biểu hiện bất thường về sức khỏe:
1. Có (ghi rõ dưới đây)
2. Không
Nếu có là bệnh gì? _______________________________________________________
Trẻ em có được khám chữa bệnh không:
1. Có
2. Không (ghi lý do)
Nếu không vì sao: _______________________________________________________
Trẻ em sinh ra từ mẹ có HIV (mà chưa xác định trẻ em có nhiễm HIV hay không):
Lý do chưa xác định: 1. Dưới 18 tháng 2. Xét nghiệm chưa có kết quả 3. Chưa xét nghiệm Lý do chưa xét nghiệm:______________________________________________________ Đã đăng ký phòng khám HIV: 1. Chưa 2. Đã đăng ký tại phòng khám: |
Trẻ em nhiễm HIV:
Đăng ký tại phòng khám HIV: 1. Chưa 2. Đã đăng ký tại: ____________________________________________________________ Nếu chưa vì sao: ____________________________________________________________ Trẻ em có được điều trị đầy đủ không: 1. Có 2. Không Nếu không vì sao: …………………………………………………………………………………… |
Đánh giá:
a. Tình trạng sức khỏe:
1. Tốt
2. Bình thường
3. Không tốt
b. Được khám chữa bệnh khi bị ốm:
1. Có
2. Không.
Xác định vấn đề/nhu cầu:
_______________________________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ:___________________________________________________
GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO NGHỀ
Trẻ em hiện đi học:
1. Có tại trường:____________________________________ Lớp: _________________
2. Không (lý do): _________________________________________________________
Trẻ em hiện đi học đều:
1. Có
2. Không, vì: ____________________________________________________________
Đồ dùng học tập (sách bút, đồng phục…):
1. Đủ
2. Không đủ:
Đóng học phí:
1. Có kinh phí đóng học
2. Có đóng học được nhưng cần hỗ trợ
3. Không có kinh phí đóng học phí.
Trẻ có bảo hiểm y tế học đường:
1. Có
2. Không
Nếu không vì sao ________________________________________________________
Kết quả học tập:
1. Khá, giỏi
2. Trung bình
3. Kém
Trẻ em được đối xử bình thường như các trẻ em khác ở trường:
1. Có
2. Không (ghi rõ) ________________________________________________________
Trẻ em có nguy cơ bỏ học
1. Có
2. Không
3. Không rõ
Nếu trẻ em đã nghỉ học dưới 15 tuổi có nhu cầu đi học lại:
1. Có
2. Không
Nếu trẻ em nghỉ học trên 15 tuổi có nhu cầu học nghề:
1. Có (Nghề ……………………………………………………………………………………)
2. Không
Đánh giá
Trẻ em được đi học:
1. Có
2. Đi học không đều
3. Không
Đồ dùng học tập:
1. Đầy đủ
2. Không đầy đủ.
Kinh phí đóng học:
1. Có
2. Không đủ
Xác định vấn đề/nhu cầu _________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ:_________________________________________________
NHÀ Ở VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG
Trẻ em đang sống cùng ai:
________________________________________________
Người nuôi/chăm sóc chính:
1. Họ tên: ________________________ Tuổi: _____ Quan hệ với trẻ em:___________
2. Họ tên: ________________________ Tuổi: _____ Quan hệ với trẻ em: ___________
Người nuôi trẻ em hiện tại đã nuôi trẻ được bao lâu rồi? _________________________
Khi có điều vui buồn xảy ra, trẻ em thường kể với ai? ___________________________
Khi bị đói, trẻ em tìm đến với ai?
________________________________________________
Quần áo của trẻ em:
1. Đủ mặc, lành lặn
2. Thiếu thốn (ghi rõ) _____________________________________________________
Nhà đang ở:
1. Của cha mẹ
2. Của ông bà
3. Nhà thuê
4. Không nhà
5. Khác: ____________
Điều kiện nhà ở
1. Đảm bảo
2. Không đảm bảo (ghi rõ)_________________________________________________
Đánh giá
Nơi ở:
1. Tốt
2. Bình thường
3. Tồi tàn
4. Không có nơi ở
Người chăm sóc:
1. Có
2. Không
Sự quan tâm chăm sóc
1. Có
2. Không
Xác định vấn đề/nhu cầu:_________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ: _________________________________________________
TÂM LÝ VÀ GIAO TIẾP XÃ HỘI
Trẻ em có biểu hiện bất thường về tâm lý:
1. Có (ghi rõ): ………………………………………………………………………………
2. Không
Biểu hiện tinh thần:
1. Vui vẻ
2. Buồn
3. Lo lắng
Điều gì làm cháu buồn hay lo lắng? __________________________________________
Sự kiện gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em gần đây: _____________________________
Trẻ em chơi với bạn cùng lứa tuổi:
1. Thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
3. Hiếm khi
Người thường xuyên trò chuyện và chơi với trẻ em:
1. Bố mẹ
2. Ông bà
3. Anh/chị em
4. Bạn bè
5. Không trò chuyện với ai
Nếu không trò chuyện với ai vì sao ?
………………………………………………………
Đánh giá
Có biểu hiện bất thường về tâm lý:
1. Có
2. Không
Trạng thái cảm xúc:
1. Tốt
2. Không tốt
Hành vi/ Giao tiếp xã hội:
1. Bình thường
2. Không bình thường
Xác định vấn đề/nhu cầu: ________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ:_________________________________________________
ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
Biểu hiện trẻ em bị xâm hại về thân thể hoặc tinh thần (quan sát/hỏi):
1. Có (ghi rõ) ………………………………………………………………………………
2. Không
Trẻ em được đối xử như với trẻ em khác trong gia đình (quan sát):
1. Có
2. Không (ghi rõ) ………………………………………………………………………………
3. Không rõ
Nếu không vì sao: ………………………………………………………………………………
Được đối xử như với các trẻ em khác trong cộng đồng:
1. Có
2. Không (ghi rõ dưới đây)
3. Không rõ
Nếu không vì sao: ………………………………………………………………………………
Trẻ em có người lớn bảo vệ về mặt pháp lý không?
1. Có
2. Không
Trẻ em có bị từ chối dịch vụ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước do thiếu giấy tờ pháp lý không?
1. Có
2. Không
Nếu có, thiếu giấy tờ pháp lý gì ?
Trẻ em có giấy khai sinh:
1. Có
2. Không, vì: ………………………………………………………………………………
Trẻ em có tài sản thừa kế:
1. Có
2. Không
3. Có vấn đề về thừa kế: ………………………………………………………………………
Đánh giá
Trẻ bị xâm hại, bạo lực :
1. Có
2. Không
Trẻ em thiếu các thủ tục pháp lý :
1. Có
2. Không
Xác định vấn đề/nhu cầu:_________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ: ________________________________________________
Phần 3: KHUYẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ TRỢ GIÚP
Các nhu cầu cần hỗ trợ: (Sắp xếp và ghi rõ theo thứ tự ưu tiên)
1. ________________________
2 .________________________
3. ________________________
4. ________________________
5. ________________________
6. ________________________
…………., ngày tháng năm |
Mẫu 02
THU THẬP THÔNG TIN VÀ NHU CẦU CẦN TRỢ GIÚP CỦA TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI.
(Kèm theo Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS)
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TRẺ EM
Họ và tên trẻ em: ________________________________________________________
Giới tính: 1.Nam 2. Nữ Ngày sinh: ____/____/_______
Tình trạng của trẻ em:
1. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS | 4. Trẻ em không nơi nương tựa |
2. Trẻ em mồ côi do AIDS | 5. Trẻ em khuyết tật |
3. Trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi |
Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em/Cơ sở trợ giúp xã hội:
Địa chỉ: phường/xã/thị trấn: ____________________ quận/huyện/tp: _______________
*Người thân có quan hệ với trẻ em hiện sống tại Cơ sở trợ giúp xã hội:
1. Anh/ chị/ em (ghi rõ): ___________________________________________________
2. Khác (ghi rõ): _________________________________________________________
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CẦN TRỢ GIÚP CỦA TRẺ EM
DINH DƯỠNG
Cân nặng: …………Kg Chiều cao: …………cm
Trẻ em được theo dõi cân nặng hàng tháng:
1. Có
2. Không
3. Khác: ________________________________
Trẻ em có bảng tăng trưởng (dưới 5 tuổi):
1. Có
2. Không
Hàng ngày trẻ em được ăn mấy bữa: ________ bữa/ngày.
Trẻ em dưới 5 tuổi có khẩu phần ăn riêng:
1. Có
2. Không
Trẻ em sinh ra từ mẹ có HIV: 1. Bú mẹ hoàn toàn 2. Không bú mẹ 3. Bú lẫn (sữa mẹ + sữa/thức ăn ngoài) |
Đánh giá
a. Đủ thức ăn: | 1.Đủ | 2. Thiếu |
b. Dinh dưỡng và phát triển: | 1. Đủ dinh dưỡng | 2. Suy dinh dưỡng |
Xác định vấn đề/nhu cầu: ________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ: ________________________________________________
SỨC KHỎE VÀ CHĂM SÓC Y TẾ
Tiêm chủng (đối với trẻ em dưới 2 tuổi)
Trẻ em được tiêm chủng đúng lịch:
1. Đúng lịch
2. Không đúng lịch
3. Không nhớ/không biết
Trẻ em được tiêm chủng đủ:
1. Đủ
2. Không đủ
3. Không nhớ/không biết
Trẻ em có thẻ bảo hiểm y tế không
1. Có
2. Không (ghi lý do)
Hiện nay có ốm hoặc biểu hiện bất thường về sức khỏe:
1. Có (ghi rõ dưới đây)
2. Không
Nếu có là bệnh gì? _______________________________________________________
Trẻ em có được khám chữa bệnh không:
1. Có
2. Không (ghi lý do)
Nếu không vì sao: _______________________________________________________
Trẻ em sinh ra từ mẹ có HIV (mà chưa xác định trẻ em có nhiễm HIV hay không):
Lý do chưa xác định: 1. Dưới 18 tháng 2. Xét nghiệm chưa có kết quả 3. Chưa xét nghiệm Lý do chưa xét nghiệm: ____________________________________________________ Đã đăng ký phòng khám HIV: 1. Chưa 2. Đã đăng ký tại phòng khám: |
Trẻ em nhiễm HIV:
Đăng ký tại phòng khám HIV: 1. Chưa 2. Đã đăng ký tại: _____________________________________________________ Nếu chưa vì sao: ______________________________________________________ Trẻ em có được điều trị đầy đủ không : 1. Có 2. Không Nếu không vì sao: _______________________________________________________ |
Đánh giá:
a. Tình trạng sức khỏe:
1. Tốt
2. Bình thường
3. Không tốt
b. Được khám chữa bệnh khi bị ốm:
1. Có
2. Không.
Xác định vấn đề/nhu cầu:_________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ:_________________________________________________
GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO NGHỀ
Trẻ hiện đi học:
1. Có tại trường: ___________________________________ Lớp: _________________
2. Không (lý do): _________________________________________________________
Trẻ em hiện đi học đều:
1. Có
2. Không, vì: ____________________________________________________________
Đồ dùng học tập (sách bút, đồng phục…):
1. Đủ
2. Không đủ:
Đóng học phí:
1. Có kinh phí đóng học
2. Có đóng học được nhưng cần hỗ trợ
3. Không có kinh phí đóng học phí.
Trẻ em có bảo hiểm y tế học đường:
1. Có
2. Không
Nếu không vì sao ________________________________________________________
Kết quả học tập:
1. Khá, giỏi
2. Trung bình
3. Kém
Trẻ em được đối xử bình thường như các trẻ khác ở trường:
1. Có
2. Không (ghi rõ) ________________________________________________________
Trẻ em có nguy cơ bỏ học
1. Có
2. Không
3. Không rõ
Nếu trẻ em đã nghỉ học dưới 15 tuổi có nhu cầu đi học lại:
1. Có
2. Không
Nếu trẻ em nghỉ học trên 15 tuổi có nhu cầu học nghề:
1. Có (Nghề …………………………………………………………………………………)
2. Không
Đánh giá
Trẻ em được đi học:
1. Có
2. Đi học không đều
3. Không
Đồ dùng học tập:
1. Đầy đủ
2. Không đầy đủ.
Kinh phí đóng học:
1. Có
2. Không đủ
Xác định vấn đề/nhu cầu _________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ _________________________________________________
ĐIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG
1. Người thân của trẻ em tại cơ sở
1.1. Anh/chị/em ruột: 1. Có 2. Không có
1.2. Họ tên: ________________________ Tuổi: ______ Quan hệ với trẻ: ____________
1.3. Họ tên: ________________________ Tuổi: ______ Quan hệ với trẻ: ____________
2. Người thân trẻ em tại cộng đồng
2.1 .Bố/mẹ/ông/bà/cô/dì/chú bác
2.2. Họ tên: ________________________ Tuổi: ______ Quan hệ với trẻ: ____________
2.3. Họ tên: ________________________ Tuổi: ______ Quan hệ với trẻ: ____________
2.4. Họ tên: ________________________ Tuổi: ______ Quan hệ với trẻ: ____________
2.5. Họ tên: ________________________ Tuổi: ______ Quan hệ với trẻ: ____________
2. Điều kiện để trẻ em được chuyển về chăm sóc tại cộng đồng:
Xác định vấn đề/nhu cầu về chuyển trẻ em về chăm sóc thay thế tại cộng đồng:
_______________________________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ:_________________________________________________
TÂM LÝ VÀ GIAO TIẾP XÃ HỘI
Trẻ em có biểu hiện bất thường về tâm lý:
1. Có (ghi rõ):………………………………………………………………………………………
2. Không
Biểu hiện tinh thần:
1. Vui vẻ
2. Buồn
3. Lo lắng
Điều gì làm cháu buồn hay lo lắng? __________________________________________
Sự kiện gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em gần đây: _____________________________
Trẻ em chơi với bạn cùng lứa tuổi:
1. Thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
3. Hiếm khi
Người thường xuyên trò chuyện và chơi với trẻ em:
1. Bố mẹ
2. Ông bà
3. Anh/chị em
4. Bạn bè
5. Không trò chuyện với ai
Nếu không trò chuyện với ai vì sao ? ……………………………………………………………
Đánh giá
Có biểu hiện bất thường về tâm lý:
1. Có
2. Không
Trạng thái cảm xúc:
1. Tốt
2. Không tốt
Hành vi/ Giao tiếp xã hội:
1. Bình thường
2. Không bình thường
Xác định vấn đề/nhu cầu__________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ:_________________________________________________
ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
Biểu hiện trẻ em bị xâm hại về thân thể hoặc tinh thần (quan sát/hỏi):
1. Có (ghi rõ) ……………………………………………………………………………………..
2. Không
Trẻ em được đối xử như với trẻ khác tại cơ sở (quan sát):
1. Có
2. Không (ghi rõ) …………………………………………………………………………………
3. Không rõ
Nếu không vì sao: ………………………………………………………………………………
Được đối xử như với các trẻ em khác trong cộng đồng:
1. Có
2. Không (ghi rõ dưới đây)
3. Không rõ
Nếu không vì sao: …………………………………………………………………………………
Trẻ em có người lớn bảo vệ về mặt pháp lý không?
1. Có
2. Không
Xác định vấn đề/nhu cầu: ________________________________________________
Dự kiến kế hoạch hỗ trợ:________________________________________________
Phần 3: KHUYẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ TRỢ GIÚP
Các nhu cầu cần hỗ trợ: (Sắp xếp và ghi rõ theo thứ tự ưu tiên)
1. ________________
2. ________________
3. ________________
4. ________________
5. ________________
6. ________________
……….., ngày tháng năm |
Mẫu 03
XÁC ĐỊNH NHU CẦU CỦA TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
(Kèm theo Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS)
Họ và tên trẻ em: ________________________________________________________
Giới tính: 1.Nam 2. Nữ Ngày sinh: _____/_______/_______
Tình trạng của trẻ em:
1. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS | 4. Trẻ em sử dụng ma túy |
2. Trẻ em mồ côi do AIDS; | 5. Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy; |
3. Trẻ em sống với người chăm sóc nhiễm HIV; | 6. Trẻ em sống trong cơ sở trợ giúp xã hội. |
Địa chỉ: phường/xã/thị trấn ___________________ quận/huyện/thành phố ___________
I. Các nhu cầu cần đánh giá để hỗ trợ
Dựa trên việc thu thập thông tin của trẻ em, người quản lý trường hợp sẽ đánh giá các nhu cầu của trẻ em theo các nội dung sau.
TT |
Nội dung đánh giá |
Có nhu cầu |
Không có nhu cầu |
A |
Chăm sóc sức khỏe | ||
1 |
Khám, chữa bệnh | ||
2 |
Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm HIV/AIDS | ||
3 |
Điều trị thuốc kháng vi rút HIV | ||
4 |
Thẻ bảo hiểm y tế | ||
B |
Hỗ trợ dinh dưỡng | ||
1 |
Không đủ ăn | ||
2 |
Suy dinh dưỡng | ||
3 |
Thiếu kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em | ||
C |
Hỗ trợ giáo dục | ||
1 |
Tình hình đi học | ||
2 |
Quần áo đồng phục | ||
3 |
Đồ dùng học tập | ||
4 |
Đóng học phí | ||
D |
Hỗ trợ tâm lý | ||
Đ |
Phúc lợi xã hội | ||
1 |
Hỗ trợ nơi ở | ||
2 |
Tìm gia đình chăm sóc thay thế | ||
3 |
Chế độ trợ cấp xã hội theo quy định | ||
4 |
Hỗ trợ kết nối các chương trình sinh kế | ||
E |
Bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý | ||
1 |
Hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏi xâm hại, bạo lực | ||
2 |
Hỗ trợ thủ tục pháp lý |
II. Các nhu cầu cần hỗ trợ: (Sắp xếp và ghi rõ theo thứ tự ưu tiên)
1. ________________
2. ________________
3. ________________
4. ________________
5. ________________
6. ________________
Ngày đánh giá …………………………………… Ngày kết luận………………………………
Người đánh giá…………………………………… Chữ ký ……………………………….……
Mẫu 04
KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
(Kèm theo Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS)
Họ và tên trẻ em: ________________________________________________________
Giới tính: 1.Nam 2. Nữ Ngày sinh: ________/________/_______
Tình trạng của trẻ em:
1. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS | 4. Trẻ em sử dụng ma túy |
2. Trẻ em mồ côi do AIDS; | 5. Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy; |
3. Trẻ em sống với người chăm sóc nhiễm HIV; | 6. Trẻ em sống trong cơ sở trợ giúp xã hội. |
Địa chỉ: phường/xã/thị trấn: ____________________ quận/huyện/tp: _______________
I. Các nhu cầu cần được hỗ trợ
TT |
Nội dung các nhu cầu cần hỗ trợ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên |
Mục tiêu cần đạt |
Ghi chú |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
4 | |||
5 | |||
6 |
II. Các hoạt động trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đáp ứng nhu cầu của trẻ em
TT |
Các hoạt động hỗ trợ |
Thời gian thực hiện |
Nguồn kinh phí |
Người chịu trách nhiệm |
Hỗ trợ tại chỗ/chuyển tuyến |
1 |
|||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
III. Giám sát, đánh giá hỗ trợ dịch vụ cho trẻ em để đưa ra hỗ trợ phù hợp
Định kỳ hàng tháng giám sát hỗ trợ dịch vụ cho trẻ em, thăm hộ gia đình thuộc đối tượng, xem xét dịch vụ hỗ trợ, tình trạng trẻ em.
Lần 1: Ngày … tháng … năm …
Lần 2: Ngày … tháng … năm …
Chủ tịch UBND cấp xã/ hoặc Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội |
Cán bộ quản lý trường hợp |
THÔNG TƯ 09/2018/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 09/2018/TT-BLĐTBXH | Ngày hiệu lực | 15/10/2018 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 29/09/2018 |
Lĩnh vực |
Tài chính công Y tế |
Ngày ban hành | 28/08/2018 |
Cơ quan ban hành |
Bộ lao động-thương binh và xã hội |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |