THÔNG TƯ 106/2021/TT-BQP QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRIỂN KHAI SAU THIẾT KẾ CƠ SỞ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 20/09/2021

BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 106/2021/TT-BQP

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2021

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRIỂN KHAI SAU THIẾT KẾ CƠ SỞ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong Bộ Quốc phòng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (sau đây gọi tắt là thiết kế xây dựng) đối với dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.

2. Công trình chiến đấu; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện thực hiện theo quy chế riêng của Bộ Quốc phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng là Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần.

2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Hậu cần hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý xây dựng.

3. Người đề nghị thẩm định

a) Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị);

b) Đối với dự án do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế xây dựng, người đề nghị thẩm định là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư.

Chương II

THẨM QUYỀN, NỘI DUNG THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Điều 4. Phê duyệt thiết kế xây dựng

1. Đối với dự án đầu tư xây dựng doanh trại Trụ sở cơ quan, đơn vị; dự án có công trình từ cấp II trở lên sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt thiết kế kỹ thuật trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế hai bước;

b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trường hợp thiết kế ba bước.

2. Đối với dự án còn lại, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế xây dựng.

3. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 5. Thẩm định thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định thiết kế kỹ thuật trường hợp thiết kế ba bước; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trường hp thiết kế hai bước.

2. Nội dung thẩm định thiết kế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:

a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng;

b) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;

c) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”);

d) Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế;

đ) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);

e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có);

g) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:

a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình;

b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;

c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án;

d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình;

đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng;

e) Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế;

g) Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường;

h) Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.

Điều 6. Thẩm định thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt

1. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hợp thiết kế hai bước:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g khoản 2 Điều 5; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 và sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế, quy định của pháp luật có liên quan; các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này. Tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng và ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan làm cơ sở báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng.

2. Đối với dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư trường hp thiết kế ba bước

Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị thẩm định các nội dung thiết kế theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 và các nội dung dự toán theo quy định tại các điểm e, g, h khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

3. Đối với dự án do Bộ trưng Bộ Quốc phòng ủy quyền quyết định đầu tư

Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan đơn vị thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

Điều 7. Điều chỉnh thiết kế

Điều chỉnh thiết kế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Việc điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế trong các trường hợp:

a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;

b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.

2. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình và báo cáo người quyết định đầu tư.

Điều 8. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp: Khi điều chỉnh dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư; bổ sung thay đổi thiết kế không trái với thiết kế cơ sở; thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.

2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh.

3. Việc điều chỉnh dự toán phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng trong các trường hợp:

a) Khi điều chỉnh tổng mức đầu tư;

b) Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.

4. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt, chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh của mình và báo cáo người quyết định đầu tư.

Chương III

QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Điều 9. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng

1. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định

Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về kiến trúc.

2. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, gồm:

a) Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; hồ sơ bản vẽ thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THM ĐỊNH”); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy (nếu có), kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) và các văn bản khác có liên quan;

Thủ tục về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo, báo cáo kết quả thẩm định;

c) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng; chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) và quy trình bảo trì;

d) Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).

Điều 10. Quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng

1. Gửi hồ sơ trình thẩm định

a) Thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng;

b) Thiết kế xây dựng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt: Người đề nghị thẩm định lập Tờ trình gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; đồng thời, gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng cơ quan, đơn vị và cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng trường hợp dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư;

c) Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị người trình thẩm định gửi hồ sơ đến cơ quan cần lấy ý kiến;

d) Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu.

2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định

a) Từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong trường hợp trình cơ quan thẩm định không đúng với thẩm quyền theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này, hoặc hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

b) Tạm dừng thẩm định trong trường hợp: Trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng) người đề nghị thẩm định không thực hiện bổ sung hồ sơ hoặc không thể khắc phục các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết quả thẩm định;

c) Trường hợp từ chối tiếp nhận hoặc tạm dừng thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận, tạm dừng thẩm định và báo cáo cấp phê duyệt. Người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu;

d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trả lại hồ sơ trình thẩm định trường hợp từ chối, tạm dừng thẩm định theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.

3. Kết quả thẩm định

a) Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cấp phê duyệt thiết kế xây dựng kết quả thẩm đnh theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng thông báo kết quả thẩm định theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Việc đóng dấu, lưu trữ hồ sơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện như sau:

a) Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra và đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

Mẫu dấu thẩm định theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Các bản vẽ đã đóng dấu thẩm định được giao lại cho người đề nghị thẩm định; người đề nghị thẩm định có trách nhiệm lưu trữ theo quy định pháp luật về lưu trữ và đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng .PDF) thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng;

b) Khi kết thúc công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản một số tài liệu, gồm: Tờ trình thẩm định; các kết luận của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định; văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; thông báo kết quả thẩm định; các bản chụp tài liệu đã đóng dấu thẩm định theo quy định tại điểm a Khoản này.

5. Quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 93 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau:

a) Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại pháp luật về đấu thầu;

b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;

c) Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định.

6. Phê duyệt thiết kế xây dựng

Việc phê duyệt thiết kế xây dựng được thể hiện tại quyết định phê duyệt theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung chủ yếu như sau:

a) Người phê duyệt;

b) Tên công trình;

c) Tên dự án;

d) Loại, cấp công trình;

đ) Địa điểm xây dựng;

e) Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có);

g) Nhà thầu lập thiết kế xây dựng;

h) Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);

i) Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có);

k) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình;

l) Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí;

m) Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng;

n) Các nội dung khác (nếu có).

Điều 11. Thời hạn thẩm định

1. Thời hạn thẩm định được tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, đến ngày có báo cáo kết quả thẩm định. Thời hạn thẩm định như sau:

a) Không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I;

b) Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình cấp II, cấp III;

c) Không quá 20 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu thực hiện thẩm đnh, căn cứ vào tính chất công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét lấy ý kiến tham gia thẩm định của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết). Thời hạn tham gia ý kiến của cơ quan liên quan như sau:

a) Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I;

b) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp II và cấp III;

c) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.

3. Thời hạn thẩm định các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này như sau:

a) Không quá 15 ngày làm việc đối với công trình cấp III;

b) Không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình còn lại.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Điều 12. Tổng Cục Hậu cần

1. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng trong Bộ Quốc phòng theo phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Chỉ đạo Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần

a) Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;

b) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng của cơ quan, đơn vị;

c) Đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng khi phát hiện công tác thẩm định có sai sót liên quan đến tính pháp lý, an toàn, chất lượng, chi phí và tiến độ công trình xây dựng;

d) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;

đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất xử lý các kiến nghị trong quá trình thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng.

Điều 13. Cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, tham gia thẩm định thiết kế xây dựng khi có đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Điều 14. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

1. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

2. Hủy kết quả thẩm định và thu hồi quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng.

3. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc quyền tổng hợp và gửi báo cáo kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng về Cục Doanh trại/TCHC để theo dõi, quản lý.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 9 năm 2021 và thay thế Điều 5, khoản 3 Điều 11, khoản 5 Điều 12 Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng; nội dung tương ứng tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 101/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư trong Bộ Quốc phòng.

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực, việc điều chỉnh thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 296/2017/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần) để xem xét, hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
– Đ/c Bộ trưởng BQP;
– Đ/c Ch
ủ nhiệm TCCT, Tổng Tham mưu trưng;
– Các đ/c Th
 trưng BQP;
– Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL/B
 Tư pháp;
– Cục Doanh trại/TCHC;
– Vụ Pháp ch
ế/BQP;
– Cổng TTĐT Chính phủ;
– Cổng TTĐT/BQP (để đăng tải);
– Lưu: VT, THBĐ. ĐĐ90.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Thượng tướng Vũ Hải Sản

 

CÁC MẪU VĂN BẢN KÈM THEO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 106/2021/TT-BQP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Quốc phòng)

STT

MẪU BIỂU

TRÍCH YU MẪU BIỂU

GHI CHÚ

1

Mẫu số 01

Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng

 

2

Mẫu số 02

Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng

 

3

Mẫu số 03

Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng

 

4

Mẫu số 04

Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng

5

Mẫu số 05

Mẫu dấu thẩm định thiết kế xây dựng

 

 

Mẫu số 01. Tờ trình phê duyệt thiết kế xây dựng

(1)
(2)

————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 

…, ngày… tháng … năm …

 

TỜ TRÌNH

Phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình)

Kính gửi: Thủ trưởng (1).

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

(2) trình Thủ trưởng (1) phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình).

I. THÔNG TIN CHUNG CÔNG TRÌNH

1. Tên công trình:

2. Loại, cấp công trình:

3. Dự án: (Tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án).

4. Chủ đầu tư:

5. Địa điểm xây dựng:

6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án):

7. Nguồn vốn đầu tư:

8. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có):

9. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng:

10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có):

11. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

12. Thời gian thực hiện:

13. Các thông tin khác có liên quan:

II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT

1. Danh mục hồ sơ trình duyệt

a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.

b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định: Liệt kê hồ sơ có liên quan theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.

c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.

2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.

3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).

4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có); giá trị dự toán (tổng dự toán) trình duyệt.

III. ĐÁNH GIÁ VỀ HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG

1. Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có).

3. Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng.

(2) trình Thủ trưởng (1) phê duyệt thiết kế xây dựng công trình… với các nội dung nêu trên./.

 

Nơi nhn:

– Như trên;

– Cơ quan thẩm định;

– Lưu: …

(2)

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Tên người đại diện

Ghi chú:

(1) Cấp trên người đề nghị thẩm định (cấp phê duyệt).

(2) Người đề nghị thẩm định.

 

Mẫu số 02. Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng

(1)
(2)

————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 

…, ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình)

Kính gửi: Thủ trưởng (3).

(2) nhận Tờ trình số … ngày … của (4) đề nghị phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình).

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Căn cứ hồ sơ kèm theo Tờ trình số… ngày… của (4);

Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);

Các căn cứ khác có liên quan;

Sau khi xem xét, (2) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng xây dựng (tên công trình) như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

1. Tên công trình:

2. Loại, cấp công trình:

3. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án).

4. Chủ đầu tư:

5. Địa điểm xây dựng:

6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án):

7. Nguồn vốn đầu tư:

8. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng:

9. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có);

10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có):

11. Thời gian thực hiện:

12. Các thông tin khác có liên quan:

II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THM ĐỊNH

1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định

a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình thẩm định.

b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định.

c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát (nếu có), nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã sổ chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có); chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (nếu có); Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).

2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.

3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).

4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựntrình thẩm định (nếu có); giá trị dự toán (tổng dự toán) trình duyệt.

III. KẾT QUẢ THM ĐỊNH THIẾT K

1. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng.

2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế.

3. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”).

4. Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế.

5. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có).

6. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có).

7. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế xây dựng (nếu có).

IV. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN

1. Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình.

2. Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình.

3. Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư với các nội dung và yêu cầu của dự án.

4. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; về việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình.

5. Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

6. Sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế.

7. Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ xây dựng, điều kiện thi công, biện pháp thi công xây dựng định hướng, tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường (nếu có).

8. Giá trị dự toán sau thẩm định (theo từng khoản mục chi phí).

Phân tích, đánh giá mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của từng khoản mục chi phí so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.

9. Nội dung khác (nếu có).

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

– Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình …. đủ điều kiện (hoặc chưa đủ điều kiện để trình phê duyệt). Kính đề nghị Thủ trưởng (3) phê duyệt.

– Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có).

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cấp trên cơ quan chủ trì thẩm định.

(2) Cơ quan ch trì thm định.

(3) Cấp phê duyệt thiết kế xây dựng.

(4) Người đề nghị thẩm định.

 

Mẫu số 03. Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng

(1)
(2)

————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 

V/v thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình)

…, ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: (3).

(2) nhận được Tờ trình số … ngày… của (3) đề nghị phê duyệt thiết xây dựng (tên công trình).

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Căn cứ hồ sơ kèm theo Tờ trình số… ngày … của (3);

Căn cứ Kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);

Các căn cứ khác có liên quan;

Sau khi xem xét, (2) thông báo cáo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng (tên công trình) như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

1. Tên công trình:

2. Loại, cấp công trình:

3. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án).

4. Chủ đầu tư:

5. Địa điểm xây dựng:

6. Tổng mức đầu tư (theo quyết định phê duyệt dự án):

7. Nguồn vốn đầu tư:

8. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng:

9. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có):

10. Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có):

11. Thời gian thực hiện:

12. Các thông tin khác có liên quan:

II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH

1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định

a) Văn bản pháp lý: Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan trong hồ sơ trình thẩm định.

b) Hồ sơ thiết kế xây dựng bước thiết kế trình thẩm định.

c) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Liệt kê mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát (nếu có), nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có); chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (nếu có); Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).

2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.

3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội dung khác (nếu có).

4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu có).

III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIT KẾ XÂY DỰNG

1. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng.

2. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế.

3. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế bước trước được cơ quan chuyên môn xác nhận (đóng dấu “THẨM ĐỊNH”).

4. Kiểm tra thiết kế xây dựng về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế.

5. Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng.

a) Sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng công trình;

b) Sự phù hợp của dự toán xây dựng công trình với tổng mức đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;

c) Sự phù hợp của nội dung dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP với các nội dung và yêu cầu của dự án;

d) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và các công cụ cần thiết khác theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về chi phí của công trình tương tự và các công cụ cần thiết khác để xác định dự toán xây dựng công trình;

đ) Danh mục định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và phương pháp xác định; xác định danh mục các định mức cần tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng;

6. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (nếu có).

7. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế xây dựng (nếu có).

IV. KT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) đủ điều kiện để cơ quan chủ trì thẩm định triển khai các bước tiếp theo (hoặc chưa đủ điều kiện)./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Chủ đầu tư;
– Cơ quan chủ trì thẩm định;
– Lưu: …

THỦ TRƯỞNG (2)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cấp trên cơ quan chuyên môn về xây dựng.

(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng.

(3) Người đề nghị thẩm định.

 

Mẫu số 04. Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng

(1)
(2)

————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 

…, ngày … tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt thiết kế xây dựng (tên công trình)

THỦ TRƯỞNG (2)

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Theo đề nghị của (3) và Báo cáo thm định của (4).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng (tên công trình) với những nội dung sau:

1. Tên công trình (hoặc bộ phận công trình):

2. Dự án: (tên dự án đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt dự án).

3. Loại, cấp công trình:

4. Địa điểm xây dựng:

5. Nhà thầu khảo sát xây dựng (nếu có):

6. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng:

7. Nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng:

8. Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật; các giải pháp thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên (nếu có):

9. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình:

10. Giá trị dự toán xây dựng theo từng khoản mục chi phí:

11. Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng;

12. Các nội dung khác (nếu có).

Điều 2. Chủ đầu tư căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 và Báo cáo kết quả thẩm định của (4), hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và triển khai các bước tiếp theo, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chủ đầu tư và Thủ trưởng (các đơn vị liên quan) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Chủ đầu tư;
– Các cơ quan;
– Lưu: …

THỦ TRƯỞNG (2)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cấp trên của cấp phê duyệt. Trường hợp cấp phê duyệt là Bộ Quốc phòng thì không có (1).

(2) Cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế xây dựng.

(3) Người đề nghị thẩm định.

(4) Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp phê duyệt.

 

Mẫu số 05. Mẫu dấu thẩm định thiết kế xây dựng

(Kích thước mẫu dấu: chiều rộng từ 4 cm đến 6cm; chiều dài từ 6 cm đến 9 cm)

(TÊN CƠ QUAN THC HIỆN THM ĐỊNH)

THẨM ĐỊNH

Theo Văn bản số …………/………………….

ngày ………… tháng ……….năm 20 ………

Ký tên:

 

THÔNG TƯ 106/2021/TT-BQP QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRIỂN KHAI SAU THIẾT KẾ CƠ SỞ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG
Số, ký hiệu văn bản 106/2021/TT-BQP Ngày hiệu lực 20/09/2021
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo
Lĩnh vực xây dựng - đô thi
Ngày ban hành 06/08/2021
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản