THÔNG TƯ 11/2018/TT-BNV BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM DO BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/10/2018

BỘ NỘI VỤ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 11/2018/TT-BNV

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2018

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam

1. Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam là Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng.

Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam là công cụ thu thập số liệu thống kê về thanh niên nhằm giám sát và đánh giá tình hình phát triển của thanh niên trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về thanh niên của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân, làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và hoạch định chính sách đối với thanh niên.

2. Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam gồm:

a) Danh mục chỉ tiêu thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam gồm mã số, nhóm, tên chỉ tiêu (Phụ lục I kèm theo);

b) Nội dung chỉ tiêu thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu của chỉ tiêu thống kê và cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (Phụ lục II kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và các cơ quan có liên quan:

a) Xây dựng chế độ báo cáo thống kê và quy chế chia sẻ thông tin giữa Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; lồng ghép việc thu thập các chỉ tiêu thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam thông qua chế độ báo cáo thống kê của các bộ, ngành; các cuộc điều tra thống kê và sử dụng dữ liệu hành chính phục vụ thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam.

b) Tổng hợp thông tin thống kê thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam để trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ công bố; tổ chức phổ biến thông tin thống kê; theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này.

c) Khai thác, phân tích số liệu về thanh niên để đánh giá việc thực hiện chính sách đối với thanh niên hàng năm và 5 năm; đồng thời làm cơ sở hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thanh niên.

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về thanh niên; xây dựng các phần mềm thống kê để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin thống kê về thanh niên Việt Nam.

2. Căn cứ Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công trong Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam, cung cấp cho Bộ Nội vụ để tổng hợp, biên soạn và công bố.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan gửi ý kiến về Bộ Nội vụ để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam;
– Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam;
– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
– Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (03b);
– VPCP: Cổng TTĐT, Công báo;
– Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội vụ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
– Lưu: VT, CTTN (10b).

BỘ TRƯỞNG

Lê Vĩnh Tân

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THUỘC BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BNV ngày 14 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

TT

Mã số

Nhóm, tên chỉ tiêu

I. CHỈ SỐ TỔNG HỢP

1

0101

Chỉ số phát triển thanh niên (YDI)
II. DÂN SỐ THANH NIÊN VÀ NHÂN KHẨU HỌC

2

0201

Dân số thanh niên

3

0202

Tỷ số giới tính của thanh niên

4

0203

Tỷ suất sinh con của vị thành niên

5

0204

Số thanh niên là người khuyết tật

6

0205

Tỷ suất thanh niên nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần

7

0206

Số cuộc kết hôn của thanh niên

8

0207

Số vụ ly hôn của thanh niên
III. LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM

9

0301

Lực lượng lao động thanh niên

10

0302

Số thanh niên có việc làm trong nền kinh tế

11

0303

Tỷ lệ thanh niên có việc làm so với tổng số thanh niên

12

0304

Tỷ lệ lao động thanh niên đã qua đào tạo

13

0305

Số thanh niên thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên

14

0306

Số thanh niên đóng bảo hiểm thất nghiệp; số thanh niên được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

15

0307

Số thanh niên thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên

16

0308

Tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo (Tỷ lệ NEET)

17

0309

Số thanh niên được tư vấn, giới thiệu việc làm

18

0310

Số thanh niên được tạo việc làm hàng năm

19

0311

Số thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

20

0312

Số thanh niên là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã/chủ trang trại

21

0313

Tỷ lệ thanh niên là người khuyết tật làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh

22

0314

Thu nhập bình quân của thanh niên đang làm việc
IV. THAM GIA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI – TÌNH NGUYỆN

23

0401

Số thanh niên là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

24

0402

Số thanh niên là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

25

0403

Số thanh niên là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

26

0404

Số thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện

27

0405

Tỷ lệ thanh niên tham gia các cấp ủy Đảng

28

0406

Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là thanh niên

29

0407

Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là thanh niên

30

0408

Tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền

31

0409

Tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội

32

0410

Tỷ lệ thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng và tương đương
V. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

33

0501

Số thanh niên trong các tổ chức khoa học và công nghệ

34

0502

Số thanh niên hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

35

0503

Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng cho thanh niên, tổ chức thanh niên

36

0504

Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài do thanh niên được giao chủ trì

37

0505

Số thanh niên được hỗ trợ ứng dụng, triển khai các ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống
VI. GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

38

0601

Tỷ lệ thanh niên học Trung học phổ thông

39

0602

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp Trung học phổ thông

40

0603

Tỷ lệ thanh niên lưu ban, bỏ học ở cấp Trung học phổ thông

41

0604

Số thanh niên là sinh viên đại học

42

0605

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học

43

0606

Số thanh niên được đào tạo sau đại học

44

0607

Tỷ lệ thanh niên không biết chữ

45

0608

Số thanh niên học nghề

46

0609

Tỷ lệ thanh niên là học sinh, sinh viên được tư vấn giáo dục hướng nghiệp
VII. Y TẾ, SỨC KHỎE

47

0701

Chiều cao trung bình của thanh niên

48

0702

Cân nặng trung bình của thanh niên

49

0703

Tỷ lệ thanh niên được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục

50

0704

Số thanh niên đóng bảo hiểm y tế và số lượt thanh niên được hưởng bảo hiểm y tế

51

0705

Tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá

52

0706

Số thanh niên nhiễm HIV được phát hiện trên 100.000 thanh niên

53

0707

Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV

54

0708

Số thanh niên tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên 100.000 thanh niên

55

0709

Tỷ lệ thanh niên uống rượu bia

56

0710

Tỷ lệ phá thai ở vị thành niên tại các cơ sở y tế được cấp phép

57

0711

Tỷ lệ nữ thanh niên có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng
VIII. VĂN HÓA, THỂ DỤC, THỂ THAO

58

0801

Số giờ dành cho vui chơi, giải trí mỗi tuần của thanh niên

59

0802

Tỷ lệ thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú
IX. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

60

0901

Tỷ lệ thanh niên sử dụng điện thoại di động

61

0902

Tỷ lệ thanh niên sử dụng máy tính

62

0903

Tỷ lệ thanh niên sử dụng Internet
X. MỨC SỐNG THANH NIÊN

63

1001

Tỷ lệ thanh niên là thành viên trong hộ nghèo

64

1002

Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

65

1003

Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh

66

1004

Tỷ lệ thanh niên có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc ví điện tử
XI. TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÀ TƯ PHÁP

67

1101

Số thanh niên chết, bị thương do tai nạn giao thông

68

1102

Số thanh niên chết, bị thương do tai nạn lao động

69

1103

Số thanh niên nghiện ma túy có hồ sơ quản lý

70

1104

Tỷ suất tự tử của thanh niên

71

1105

Tỷ lệ thanh niên bị bạo lực

72

1106

Tỷ lệ nữ thanh niên đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi

73

1107

Số thanh niên vi phạm pháp luật

74

1108

Số thanh niên là người bị hại trong các vụ án đã được xét xử

75

1109

Số thanh niên là bị can đã bị khởi tố

76

1110

Số bị can là thanh niên đã bị truy tố
XII. TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO KỸ NĂNG, NHẬN THỨC CHO THANH NIÊN

77

1201

Tỷ lệ thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động

78

1202

Tỷ lệ thanh niên được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới

79

1203

Tỷ lệ thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, khu kinh tế được trang bị kiến thức pháp luật, hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động; kiến thức kỹ năng về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

80

1204

Tỷ lệ thanh niên là cán bộ, công chức các cấp được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học

81

1205

Tỷ lệ thanh niên dễ bị tổn thương được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng

82

1206

Tỷ lệ thanh niên được tuyên truyền thay đổi hành vi thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với các đối tượng thanh niên dễ bị tổn thương, người đồng tính, song tính, chuyển giới

83

1207

Tỷ lệ thanh niên được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THUỘC BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BNV ngày 14 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

I. CHỈ SỐ TỔNG HỢP

0101. Chỉ số phát triển thanh niên (YDI)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ số phát triển thanh niên (YDI) là chỉ số tổng hợp từ bốn lĩnh vực chính: (1) giáo dục, (2) sức khỏe và phúc lợi, (3) việc làm và cơ hội, (4) sự tham gia của thanh niên vào xã hội. Bốn lĩnh vực chính này gồm các chỉ tiêu thành phần. Các chỉ tiêu thành phần của từng lĩnh vực được lựa chọn như sau:

(1) Lĩnh vực giáo dục: Tỷ lệ thanh niên đi học các cấp từ Trung học phổ thông trở lên; Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học trở lên; Tỷ lệ thanh niên sử dụng Internet.

(2) Lĩnh vực sức khỏe: Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV; Tỷ lệ thanh niên sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; Tỷ lệ thanh niên sử dụng hố xí hợp vệ sinh,…

(3) Lĩnh vực việc làm và cơ hội: Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp; Tỷ lệ sinh con vị thành niên; Tỷ lệ thanh niên có tài khoản tại tổ chức tài chính.

(4) Lĩnh vực sự tham gia của thanh niên vào xã hội: Tồn tại chương trình, chính sách dành cho thanh niên; Tỷ lệ thanh niên có tham gia hoạt động tình nguyện,…

Công thức tính của YDI với j lĩnh vực và mỗi lĩnh vực có k chỉ số thành phần:

– Điểm của chỉ số thành phần

Trong đó:

Bij: Điểm của chỉ số thành phần thứ i trong lĩnh vực thứ j;

Iij: Giá trị của chỉ số thành phần thứ i trong lĩnh vực thứ j;

Iijmax: Giá trị lớn nhất của chỉ số Iij;

Iij min: Giá trị nhỏ nhất của chỉ số Iij.

Nếu chỉ số thành phần Iij phản ánh tính tích cực, chẳng hạn tỷ lệ nhập học hay số năm đi học thì điểm của chỉ số đó được tính theo công thức (1). Ngược lại, nếu chỉ số thành phần Iij phản ánh tính tiêu cực, chẳng hạn tỷ lệ nghiện hút ma túy hay tỷ lệ thất nghiệp thì điểm của chỉ số đó được tính theo công thức (2).

– Điểm của từng lĩnh vực

Trong đó:

Dj: Điểm của lĩnh vực j;

Bij: Điểm của chỉ số thành phần thứ i trong lĩnh vực thứ j;

Wij: Quyền số của chỉ số thành phần thứ i trong lĩnh vực thứ j;

k: Số chỉ số thành phần trong mỗi lĩnh vực.

– Giá trị của chỉ số tổng hợp

Trong đó:

YDI: Chỉ số phát triển thanh niên;

Dj: Điểm của lĩnh vực thứ j;

Wj: Quyền số của lĩnh vực thứ j.

YDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. YDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện sự phát triển cao nhất của thanh niên; YDI tối thiểu bằng 0 thể hiện không có sự phát triển của thanh niên.

2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm.

4. Nguồn số liệu

Các cuộc điều tra, báo cáo thống kê có thể tổng hợp được các chỉ số thành phần của YDI đại diện được ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó đặc biệt là:

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

– Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam;

– Các cuộc điều tra hoặc các báo cáo định kỳ về giáo dục, sức khỏe, chính trị và tham gia các hoạt động cộng đồng của thanh niên.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

II. DÂN SỐ THANH NIÊN VÀ NHÂN KHẨU HỌC

0201. Dân số thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Dân số thanh niên là tất cả những người trong độ tuổi thanh niên, sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v…) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo Luật thanh niên hiện hành của Việt Nam, độ tuổi thanh niên được quy định là từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Trong thống kê, dân số thanh niên được thu thập theo khái niệm nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ, là những thanh niên thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên và những thanh niên mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở và những người tạm vắng. Cụ thể, nhân khẩu thanh niên thực tế thường trú tại hộ gồm:

– Những thanh niên thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.

– Những thanh niên mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.

– Những thanh niên tạm vắng gồm:

+ Những thanh niên rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê;

+ Những thanh niên đang làm việc hoặc học tập trong nước trong thời hạn 6 tháng;

+ Những thanh niên đang đi thăm, đi chơi nhà người thân, đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch, sẽ quay trở lại hộ;

+ Những thanh niên đi công tác, đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến;

+ Những thanh niên được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép;

+ Những thanh niên đang chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế;

+ Những thanh niên đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ.

Dân số thanh niên được chi tiết hóa theo một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:

a) Dân số thanh niên trung bình

Dân số thanh niên trung bình là số lượng dân số thanh niên tính bình quân cho cả một thời kỳ, được tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:

– Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một năm) thì sử dụng công thức sau:

Trong đó:

Ptntb : Dân số thanh niên trung bình;

Ptn0 : Dân số thanh niên đầu kỳ;

Ptn1 : Dân số thanh niên cuối kỳ.

– Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau thì sử dụng công thức:

Trong đó:

Ptntb: Dân số thanh niên trung bình;

Ptn0,1,….,n: Dân số thanh niên ở các thời điểm 0, 1,…, n;

n : Số thời điểm cách đều nhau.

– Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau, sử dụng công thức:

Trong đó:

Ptntb1 : Dân số thanh niên trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;

Ptntb2 : Dân số thanh niên trung bình của khoảng thời gian thứ 2;

Ptntbn : Dân số thanh niên trung bình của khoảng thời gian thứ n;

ti : Độ dài của khoảng thời gian thứ i.

b) Dân số thanh niên theo giới tính

Dân số thanh niên theo giới tính là số lượng dân số thanh niên nam và số lượng dân số thanh niên nữ trong tổng dân số thanh niên có tại một thời điểm xác định hay tính bình quân trong một khoảng thời gian nhất định.

c) Dân số thanh niên theo độ tuổi

Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là tuổi tròn.

Tuổi tròn được xác định như sau:

Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra thì:

Tuổi tròn = Năm điều tra – Năm sinh

Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) hoặc trùng tháng điều tra thì:

Tuổi tròn = Năm điều tra – Năm sinh – 1

Dân số thanh niên theo độ tuổi là số lượng dân số thanh niên của từng độ tuổi/nhóm tuổi có tại một thời điểm xác định hay tính bình quân trong một khoảng thời gian nhất định.

Căn cứ độ tuổi thanh niên theo quy định của Luật Thanh niên hiện hành, dân số thanh niên chia thành các độ tuổi như sau:

– 16 -19 tuổi;

– 20 – 24 tuổi;

– 25 – 30 tuổi.

d) Dân số thanh niên theo tình trạng hôn nhân

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Tình trạng hôn nhân của thanh niên, cũng như của một người nói chung được xác định như sau:

– Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn;

– Có vợ/có chồng;

– Góa (vợ hoặc chồng đã chết và hiện chưa tái kết hôn);

– Ly hôn (tòa án đã xử cho ly hôn và hiện chưa tái kết hôn);

– Ly thân (đã kết hôn nhưng không còn sống với nhau như vợ chồng).

đ) Dân số thanh niên theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn đã đạt được của một người là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân hoặc hệ thống giáo dục quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận mà người đó đã theo học.

Theo Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Giáo dục chính quy gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Các khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi thu thập các số liệu về trình độ học vấn của dân số thanh niên như sau:

– Tình trạng đi học là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận, như các trường/lớp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trường/lớp dạy nghề và các trường chuyên nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục – đào tạo khác nhau để nhận được kiến thức học vấn phổ thông hoặc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống.

– Biết đọc biết viết là khả năng của một người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

– Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được gồm:

+ Học vấn phổ thông: Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong; đối với người đang đi học, là lớp phổ thông trước đó mà họ đã học xong (= lớp đang học – 1);

+ Dạy nghề là những người đã tốt nghiệp các trường sơ cấp nghề, trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề;

+ Trung cấp chuyên nghiệp là những người đã tốt nghiệp bậc trung cấp chuyên nghiệp;

+ Cao đẳng chuyên nghiệp là những người đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp;

+ Đại học là những người đã tốt nghiệp đại học;

+ Trên đại học là những người đã tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ.

e) Dân số thanh niên theo dân tộc

Trong thống kê dân số, dân tộc được thu thập trên cơ sở tự xác định của đối tượng điều tra (thanh niên). Tên dân tộc của một người thường được quy định theo dân tộc của người cha. Đối với một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ thì tên dân tộc được ghi theo dân tộc của người mẹ.

g) Dân số thanh niên theo tôn giáo

Trong điều tra thống kê, tôn giáo được hiểu theo hai cấp độ khác nhau:

– Những thanh niên có niềm tin hoặc tín ngưỡng vào một giáo lý nhất định;

– Những thanh niên đã gia nhập tín đồ của một tôn giáo. Tín đồ khác với tín ngưỡng ở chỗ, ngoài niềm tin hoặc đức tin, tín đồ còn phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn và được tổ chức tôn giáo kết nạp làm tín đồ của tôn giáo đó.

2. Phân tổ chủ yếu

a) Kỳ năm phân tổ theo:

– Giới tính;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

b) Kỳ 5 năm phân tổ theo:

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc (10 nhóm dân tộc);

– Trình độ học vấn;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

c) Kỳ 10 năm phân tổ theo:

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Tôn giáo;

– Tình trạng hôn nhân;

– Trình độ học vấn;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm, 5 năm, 10 năm.

4. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

– Số lượng dân số thanh niên hàng năm được tính dựa trên cơ sở số liệu dân số gốc thu thập qua tổng điều tra dân số gần nhất và các biến động dân số (sinh, chết, xuất cư và nhập cư) theo phương trình cân bằng dân số. Các biến động dân số thanh niên được tính từ các tỷ suất nhân khẩu học (các tỷ suất chết, xuất cư và nhập cư) thu được qua các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hoặc tổng điều tra dân số và nhà ở; kết hợp với các tính toán về số người vào và ra khỏi độ tuổi thanh niên theo quy định.

– Số lượng dân số thanh niên còn được tính thông qua ước lượng (hoặc suy rộng) từ kết quả điều tra mẫu biến động dân số kế hoạch hóa gia đình hàng năm; điều tra lao động và việc làm hoặc các cuộc điều tra chuyên đề khác.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0202. Tỷ số giới tính của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ số giới tính của thanh niên cho biết có bao nhiêu nam thanh niên tính trên 100 nữ thanh niên trong kỳ báo cáo của tập hợp dân số thanh niên của một khu vực.

Công thức tính:

Tỷ số giới tính của thanh niên

=

Tổng số nam thanh niên của khu vực trong kỳ báo cáo

x 100

Tổng số nữ thanh niên của khu vực trong kỳ báo cáo

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

– Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

– Dữ liệu hành chính;

– Niên giám chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tóm tắt và đầy đủ.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Y tế.

0203. Tỷ suất sinh con của vị thành niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ suất sinh con của vị thành niên đo lường số trẻ do phụ nữ độ tuổi 15-19 tuổi sinh ra hàng năm tính trong 1000 phụ nữ lứa tuổi đó. Nó cũng chính là tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi đối với phụ nữ trong độ tuổi 15-19 (theo WHO).

Công thức tính:

Tỷ suất sinh con của vị thành niên

=

Số trẻ do phụ nữ tuổi từ 15-19 sinh ra hàng năm

x 1000

Số phụ nữ từ 15-19 tuổi

2. Phân tổ chủ yếu

– Nghề nghiệp;

– Thành thị/nông thôn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Điều tra thống kê;

– Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Y tế.

0204. Số thanh niên là người khuyết tật

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Người khuyết tật được xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật theo quy định tại Điều 17 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ban hành ngày 01/10/2010 và theo Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Loại tật;

– Mức độ;

– Nguyên nhân;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

– Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0205. Tỷ suất thanh niên nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Tỷ suất thanh niên nhập cư

Tỷ suất thanh niên nhập cư là số thanh niên từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cư) nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).

Công thức tính:

Trong đó:

IMRtn : Tỷ suất thanh niên nhập cư;

Itn : Số thanh niên nhập cư trong năm;

Ptb : Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm) của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).

Để phân tích sâu thêm về vị trí và ảnh hưởng của thanh niên nhập cư trong tổng lực lượng thanh niên trên địa bàn, tỷ suất thanh niên nhập cư còn có thể tính bình quân trên 1000 dân số thanh niên của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).

Công thức tính:

Trong đó:

IMRtnr : Tỷ suất thanh niên nhập cư trong tập hợp dân số thanh niên của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư);

Itn : Số thanh niên nhập cư trong năm;

Ptntb : Dân số thanh niên trung bình (hay dân số thanh niên có đến giữa năm) của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).

b) Tỷ suất thanh niên xuất cư

Tỷ suất thanh niên xuất cư là số thanh niên xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi xuất cư).

Công thức tính:

Trong đó:

OMRtn : Tỷ suất thanh niên xuất cư;

Otn : Số thanh niên xuất cư trong năm;

Ptb : Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm) của đơn vị lãnh thổ đó (nơi xuất cư).

Tương tự tỷ suất thanh niên nhập cư, tỷ suất thanh niên xuất cư cũng có thể tính bình quân trên 1000 dân số thanh niên của đơn vị lãnh thổ đó (nơi xuất cư).

Công thức tính:

Trong đó:

OMRtnr: Tỷ suất thanh niên xuất cư trong tập hợp dân số thanh niên của đơn vị lãnh thổ đó (nơi xuất cư);

Otnr : Số thanh niên xuất cư trong năm;

Ptntb : Dân số thanh niên trung bình (hay dân số thanh niên có đến giữa năm) của đơn vị lãnh thổ đó (nơi xuất cư).

c) Tỷ suất di cư thuần của thanh niên

Tỷ suất di cư thuần của thanh niên là hiệu số giữa số thanh niên nhập cư và số thanh niên xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.

Công thức tính:

Trong đó:

NMRtn : Tỷ suất di cư thuần của thanh niên;

Itn : Số thanh niên nhập cư trong năm;

Otn : Số thanh niên xuất cư trong năm;

Ptb : Dân số trung bình (hay dân số giữa năm) của đơn vị lãnh thổ đó.

Hoặc: NMRtn = IMRtn – OMRtn

Trong đó:

NMRtn : Tỷ suất di cư thuần của thanh niên;

IMRtn : Tỷ suất thanh niên nhập cư;

OMRtn : Tỷ suất thanh niên xuất cư.

Tương tự tỷ suất thanh niên nhập cư và tỷ suất thanh niên xuất cư, tỷ suất di cư thuần của thanh niên cũng có thể tính bình quân trên 1000 dân số thanh niên của đơn vị lãnh thổ đó.

Công thức tính:

Trong đó:

NMRtnr: Tỷ suất di cư thuần của thanh niên trong tập hợp dân số thanh niên;

Itn : Số thanh niên nhập cư trong năm;

Otn : Số thanh niên xuất cư trong năm;

Ptntb: Dân số thanh niên trung bình (hay dân số thanh niên giữa năm) của đơn vị lãnh thổ đó.

Hoặc: NMRtnr = IMRtnr – OMRtnr

Trong đó:

NMRtnr : Tỷ suất di cư thuần của thanh niên trong tập hợp dân số thanh niên;

IMRtnr : Tỷ suất thanh niên nhập cư trong tập hợp dân số thanh niên;

OMRtnr : Tỷ suất thanh niên xuất cư trong tập hợp dân số thanh niên.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 2 năm.

4. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

– Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0206. Số cuộc kết hôn của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Để có cái nhìn toàn diện về số cuộc kết hôn, thống kê sẽ phản ánh thực tế kết hôn, gồm:

– Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;

– Kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình nhưng không đăng ký;

– Kết hôn không đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình;

– Tảo hôn;

– Sống với nhau như vợ chồng.

Số cuộc kết hôn của thanh niên là số cặp nam, nữ thực tế đã tiến hành xác lập quan hệ vợ chồng trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch), trong đó ít nhất có một người trong độ tuổi thanh niên, không phân biệt cuộc kết hôn đó đã hay chưa đăng ký kết hôn và không phân biệt kết hôn lần thứ mấy.

Công thức tính:

MRctn (‰)

=

Số cặp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng, trong đó ít nhất có một người trong độ tuổi thanh niên

x 1000

Dân số trung bình

Trong đó: MRctn là tỷ suất kết hôn của thanh niên.

Tỷ suất kết hôn của thanh niên trong tập hợp dân số thanh niên.

MRctnr (‰)

=

Số cặp nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng, trong đó ít nhất có một người trong độ tuổi thanh niên

x 1000

Dân số thanh niên trung bình

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, vùng.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;

– Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;

– Dữ liệu hành chính (đăng ký kết hôn, đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số..

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Tư pháp (chịu trách nhiệm thu thập số liệu thống kê đối với số cuộc kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình).

0207. Số vụ ly hôn của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số vụ ly hôn của thanh niên là số vụ đã được tòa án xử cho các cặp vợ chồng cùng trong độ tuổi thanh niên được ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch), số vụ ly hôn không tính các trường hợp ly thân của các cặp vợ chồng.

Trong thực tế, ly hôn của thanh niên có thể xảy ra đối với các cặp vợ chồng cùng trong độ tuổi thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra đối với các cặp vợ chồng trong đó, chỉ có một người vợ hoặc chồng trong độ tuổi thanh niên. Vì vậy, để có đầy đủ thông tin phục vụ công tác phân tích, nghiên cứu thực trạng ly hôn của thanh niên, ngoài các chỉ tiêu được tính toán trên cơ sở cả vợ và chồng đều trong độ tuổi thanh niên, cần có các chỉ tiêu bổ sung khác như Số vụ ly hôn có yếu tố thanh niên (tức là trong các cặp vợ chồng ly hôn chỉ có một người trong độ tuổi thanh niên) và số vụ ly hôn chung của thanh niên.

Số vụ ly hôn có yếu tố thanh niên là số vụ đã được tòa án xử cho các cặp vợ chồng, trong đó chỉ có một người vợ hoặc chồng trong độ tuổi thanh niên được ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch). Số vụ ly hôn không tính các trường hợp ly thân của các cặp vợ chồng.

Số vụ ly hôn chung của thanh niên là số vụ đã được tòa án xử cho các cặp vợ chồng, trong đó ít nhất có một người vợ hoặc chồng trong độ tuổi thanh niên được ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch). Số vụ ly hôn không tính các trường hợp ly thân của các cặp vợ chồng.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính (tài liệu đăng ký hộ tịch của Ủy ban Nhân dân các cấp; tài liệu ghi chép ban đầu của ngành Tòa án nhân dân các cấp).

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Tòa án nhân dân tối cao;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

III. LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM

0301. Lực lượng lao động thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Lực lượng lao động thanh niên là những người trong độ tuổi thanh niên có việc làm (đang làm việc) hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0302. Số thanh niên có việc làm trong nền kinh tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên có việc làm (đang làm việc) trong nền kinh tế là những người trong độ tuổi thanh niên mà trong thời kỳ tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

Thanh niên có việc làm gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).

Ngoài ra, những thanh niên thuộc các trường hợp cụ thể sau đây đều được coi là người có việc làm:

– Thanh niên đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;

– Thanh niên là người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;

– Thanh niên làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

– Thanh niên làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ, gồm:

+ Thanh niên làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;

+ Thanh niên thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của 1 công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Khu vực kinh tế;

– Thành thị/nông thôn;

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0303. Tỷ lệ thanh niên có việc làm so với tổng số thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên có việc làm (đang làm việc) so với tổng số thanh niên là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng phần trăm số thanh niên đang làm việc so với dân số thanh niên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên có số thanh niên có việc làm việc làm so với tổng số thanh niên (%)

=

Số thanh niên có việc làm

x 100

Dân số thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0304. Tỷ lệ lao động thanh niên đã qua đào tạo

1. Khái niệm, phương pháp tính

Lao động thanh niên đã qua đào tạo là thanh niên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:

a) Thanh niên đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 03 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ).

b) Hoặc thanh niên chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề, tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng/chứng chỉ cùng nghề và thực tế đã từng làm công việc này với thời gian từ 3 năm trở lên (hay còn gọi là công nhân kỹ thuật không bằng/chứng chỉ).

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động thanh niên đã qua đào tạo (%)

=

Số lao động thanh niên qua đào tạo

x 100

Lực lượng lao động thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0305. Số thanh niên thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Số thanh niên thất nghiệp

Số thanh niên thất nghiệp là những thanh niên mà trong thời kỳ tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau: hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; và sẵn sàng làm việc.

Số thanh niên thất nghiệp còn bao gồm những thanh niên hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:

– Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;

– Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay trở lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;

– Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;

– Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.

b) Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số thanh niên thất nghiệp với lực lượng lao động là thanh niên trong kỳ.

Công thức tính:

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (%)

=

Số thanh niên thất nghiệp

x 100

Lực lượng lao động là thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Trình độ chuyên môn, kỹ thuật;

– Thành thị/nông thôn;

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0306. Số thanh niên đóng bảo hiểm thất nghiệp; số thanh niên được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu

a) Số thanh niên đóng bảo hiểm thất nghiệp

Số thanh niên đóng bảo hiểm thất nghiệp là số người trong độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Số người đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động được quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 2 của Luật Việc làm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Phân tổ chủ yếu

– Loại hình kinh tế;

– Địa giới hành chính.

b) Số thanh niên được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Số thanh niên được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số người trong độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những người được xét duyệt hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.

Phân tổ chủ yếu: Địa giới hành chính.

2. Kỳ công bố: Năm.

3. Nguồn số liệu: Cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm Xã hội.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

0307. Số thanh niên thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Số thanh niên thiếu việc làm

Số thanh niên thiếu việc làm gồm những thanh niên có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (07 ngày trước thời điểm quan sát) thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:

– Mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ; muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên;

– Sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay;

– Thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu. Các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, ngưỡng thời gian để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu.

b) Tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên

Tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên cho biết số thanh niên thiếu việc làm trong 100 thanh niên có việc làm

Tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên (%)

=

Số thanh niên thiếu việc làm

x 100

Tổng số thanh niên có việc làm

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Trình độ chuyên môn, kỹ thuật;

– Ngành kinh tế;

– Loại hình kinh tế;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0308. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo (Tỷ lệ NEET)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo (tỷ lệ NEET) là thước đo của thanh niên nằm ngoài hệ thống giáo dục không được đào tạo và không có việc làm, do đó là một thước đo về thị trường lao động thanh niên tiềm năng hơn của tỷ lệ thanh niên thất nghiệp. Nó bao gồm cả thanh niên có khả năng làm việc nhưng không muốn làm hoặc không tìm việc cũng như những người ngoài lực lượng lao động do khuyết tật và tham gia vào việc nhà, cùng với các lý do khác. Tỷ lệ NEET cũng là một thước đo tốt hơn về tổng thể hiện tại của những thanh niên tham gia vào thị trường lao động tiềm năng so với tỷ lệ không hoạt động của thanh niên ở bên ngoài lực lượng lao động và đang học tập, do đó không thể được xem là hiện đang có sẵn cho công việc.

Tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo cho biết phần trăm số thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo trong tổng số thanh niên.

Theo mục đích của chỉ tiêu này, người được xem là đang được đào tạo nếu họ đang học tập không phải có tính chất học thuật mà qua đó họ có được những kỹ năng cụ thể dành cho nghề nghiệp hoặc kỹ thuật. Đào tạo đặt nền móng cho người được đào tạo làm việc dựa trên các hoạt động hướng dẫn hoặc thực tiễn, cho các công việc có kỹ năng, đối với cả công nhân làm việc chân tay và nhân viên văn phòng đến những công việc nghề nghiệp cụ thể. Đào tạo kỹ thuật mặt khác có ảnh hưởng đến việc học tập có thể được áp dụng trong công việc cấp trung, đặc biệt là việc kỹ thuật viên và quản lý cấp trung. Phạm vi của đào tạo nghề và kỹ thuật chỉ bao gồm các chương trình đào tạo hướng nghiệp và kỹ thuật duy nhất tại trường học.

Công thức tính:

Tỷ lệ NEET (%)

=

Số thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo

x 100

Dân số thanh niên

Số thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo có thể được tính bằng:

– Tổng số thanh niên – Thanh niên có việc làm – Thanh niên không có việc làm nhưng được giáo dục hoặc đào tạo;

– Thanh niên trong lực lượng lao động không có việc làm – Thanh niên trong lực lượng lao động không có việc làm được giáo dục hoặc đào tạo + Thanh niên ngoài lực lượng lao động – Thanh niên ngoài lực lượng lao động được giáo dục hoặc đào tạo.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Nhóm tuổi;

– Thành thị/nông thôn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Điều tra lao động việc làm;

– Tổng điều tra dân số;

– Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

0309. Số thanh niên được tư vấn, giới thiệu việc làm

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên được tư vấn, giới thiệu việc làm là những thanh niên đang tìm kiếm việc làm và nhận được tư vấn, giới thiệu từ các trung tâm, tổ chức hoạt động trong ngành dịch vụ việc làm công lập và ngoài công lập.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Đối tượng (sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự; hoàn lương);

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Phối hợp: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

0310. Số thanh niên được tạo việc làm hàng năm

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thanh niên được tạo việc làm là những thanh niên trong thời kỳ quan sát chưa có hoặc không có việc làm (như người thuộc tình trạng thất nghiệp, những người mới bước vào tuổi lao động, những người đã rời khỏi lực lượng vũ trang và những người muốn chuyển đổi nghề nghiệp) đã được bố trí một việc làm trong kỳ (6 tháng, năm), bao gồm cả những việc làm hưởng lương, hưởng công và việc làm do tự họ tạo ra.

– Tạo việc làm ở đây không phân biệt do tổ chức nào thực hiện (như nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, vốn đầu tư nước ngoài, …).

– Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

– Người thất nghiệp là người đồng thời thỏa mãn ba tiêu chuẩn sau: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.

– Người đã rời khỏi lực lượng vũ trang là người đã rời khỏi lực lượng vũ trang và đến thời kỳ quan sát đã có việc làm mới.

– Chuyển đổi nghề nghiệp: Người đã có một công việc, song vì lý do nào đó, họ muốn chuyển sang làm công việc khác, đến thời kỳ quan sát, họ đã có việc làm mới.

Công thức tính:

Số thanh niên được tạo việc làm trong năm

=

Số thanh niên có việc làm “tăng” trong năm

Số thanh niên có việc làm “giảm” trong năm

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Đối tượng (sau cai nghiện, nhiễm HIV/AIDS, hoàn lương…);

– Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

– Khu vực thị trường;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

Thông tin về số lao động được tạo việc làm trong năm được tổng hợp từ “Sổ ghi chép thông tin cung, cầu lao động: Phần cung lao động” quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

0311. Số thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chương trình hợp tác quốc tế về lao động giữa Việt Nam với nước ngoài, cung cấp thông tin dùng để tính toán và kiểm tra chất lượng số liệu của một số chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia, phản ánh chuyển nhượng thu nhập giữa trong nước với nước ngoài đối với lao động là thanh niên.

Số lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau:

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

– Hợp đồng cá nhân người lao động với chủ có nhu cầu sử dụng lao động.

Công thức tính:

VLxk = VLdnxk +VLnt + VLdnxktt + VLxkcn

Trong đó:

VLxk: Tổng số thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

VLdnxk: Số lao động thanh niên do các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;

VLnt: Số lao động thanh niên do các doanh nghiệp trúng thầu; các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;

VLdnxktt: Số lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

VLxkcn: Số lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

– Khu vực thị trường;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Báo cáo của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

0312. Số thanh niên là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã/chủ trang trại

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã/chủ trang trại được tính bằng số giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã/chủ trang trại là thanh niên tại một thời điểm nhất định.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn;

– Loại hình kinh tế;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Điều tra doanh nghiệp trong Tổng điều tra kinh tế;

– Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0313. Tỷ lệ thanh niên là người khuyết tật làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Người khuyết tật được xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật theo quy định tại Điều 17 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ban hành ngày 01/10/2010 và theo Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Tỷ lệ thanh niên là người khuyết tật làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh là số thanh niên là người khuyết tật làm chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên tổng số thanh niên khuyết tật.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên là người khuyết tật làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh (%)

=

Số thanh niên là người khuyết tật làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh

x 100

Tổng số thanh niên khuyết tật

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Loại tật;

– Mức độ;

– Trình độ học vấn.

– Thành thị/nông thôn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Điều tra thống kê;

– Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0314. Thu nhập bình quân của thanh niên đang làm việc

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thu nhập của thanh niên đang làm việc là thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương, gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tự kinh doanh,… của những thanh niên có việc làm theo hình thức làm công ăn lương trong nền kinh tế. Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

Thu nhập bình quân một thanh niên đang làm việc là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một thanh niên làm công ăn lương, tự kinh doanh.

Công thức tính:

Thu nhập bình quân một thanh niên đang làm việc

=

Σ Wi x Li

Σ Li

Trong đó:

i : Thời gian tham chiếu (thường là 1 tháng);

Li: Số thanh niên làm công ăn lương tại thời điểm điều tra;

Wi: Thu nhập của thanh niên làm công ăn lương trong thời gian tham chiếu.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Loại hình kinh tế;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

IV. THAM GIA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI – TÌNH NGUYỆN

0401. Số thanh niên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Khái niệm, phương pháp tính

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên được Đảng cộng sản Việt Nam xét kết nạp hiện đang sinh hoạt tại một cơ sở đảng.

Số thanh niên đảng viên là toàn bộ những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Đảng viên mới;

– Trình độ học vấn;

– Trình độ chuyên môn;

– Nghề nghiệp;

– Tỉnh ủy/thành ủy, Đảng ủy trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Ban Tổ chức Trung ương Đảng ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

0402. Số thanh niên là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là toàn bộ những thanh niên được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và vẫn đang sinh hoạt tại một tổ chức cơ sở của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (kể cả thanh niên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn tham gia sinh hoạt tại một tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn;

– Trình độ chuyên môn;

– Nghề nghiệp;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

0403. Số thanh niên là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

1. Khái niệm, phương pháp tính

Hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là công dân Việt Nam từ 15 đến 35 tuổi tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được xét công nhận là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và những người quá 35 tuổi có nguyện vọng và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động Hội thì được tham gia hoạt động trong tổ chức Hội.

Số thanh niên là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là toàn bộ những hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn;

– Trình độ chuyên môn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

0404. Số thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện

1. Khái niệm, phương pháp tính

Hoạt động tình nguyện của thanh niên được quy định tại Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên, bao gồm các loại hình sau đây:

– Hoạt động tình nguyện thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc từ 24 tháng trở lên được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc các tổ chức khác của thanh niên tổ chức.

Hoạt động tình nguyện của thanh niên thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, nhằm mục đích nhân đạo, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện thực tế của địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện.

Tổng số thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện được tính bằng toàn bộ số thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện được quy định ở trên.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Đối tượng (sinh viên, không phải là sinh viên);

-Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Điều tra thống kê;

– Chế độ báo cáo thống kê do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Phối hợp: Bộ Nội vụ.

0405. Tỷ lệ thanh niên tham gia các cấp ủy Đảng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên tham gia các cấp ủy Đảng được tính bằng số phần trăm thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi tham gia các cấp ủy Đảng so với tổng số người tham gia các cấp ủy Đảng.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên tham gia các cấp ủy Đảng (%)

=

Số thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi tham gia các cấp ủy Đảng trong nhiệm kỳ xác định x 100

x 100

Tổng số người trong các cấp ủy Đảng cùng nhiệm kỳ

Áp dụng công thức này để tính tương tự cho từng cấp ủy.

Cấp ủy Đảng các cấp bao gồm:

– Cấp tỉnh: tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương;

– Cấp huyện: huyện ủy, quận ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh;

– Cấp cơ sở: đảng ủy và chi ủy cơ sở.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Cấp ủy;

– Trình độ học vấn;

– Nghề nghiệp.

3. Kỳ công bố: Đầu nhiệm kỳ.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Ban Tổ chức Trung ương Đảng ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

0406. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là thanh niên là số phần trăm đại biểu Quốc hội trong độ tuổi từ 21 tuổi đến 30 tuổi so với tổng số đại biểu Quốc hội trong cùng nhiệm kỳ.

Công thức tính:

Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là thanh niên (%)

=

Số đại biểu Quốc hội trong độ tuổi từ 21 tuổi đến 30 tuổi khóa k

x 100

Tổng số đại biểu Quốc hội cùng khóa

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn.

3. Kỳ công bố: Đầu nhiệm kỳ.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Văn phòng Quốc hội ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Văn phòng Quốc hội.

0407. Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là thanh niên là số phần trăm đại biểu Hội đồng nhân dân trong độ tuổi từ 21 tuổi đến 30 tuổi của từng cấp (cấp tỉnh/thành phố, cấp huyện/quận/thị xã/thành phố, cấp xã/phường/thị trấn) so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, cùng khóa.

Công thức tính:

Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân là thanh niên cấp t khóa k (%)

=

Số đại biểu Hội đồng nhân dân trong độ tuổi từ 21-30 tuổi cấp t khóa k

x 100

Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khóa k

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Cấp hành chính;

– Trình độ học vấn.

3. Kỳ công bố: Đầu nhiệm kỳ.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Nội vụ ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.

0408. Tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền là số phần trăm thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi là lãnh đạo chính quyền so với tổng số lãnh đạo chính quyền.

Hệ thống chính quyền của Nhà nước Việt Nam gồm:

– Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội ở cấp Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước;

– Cơ quan hành chính gồm Chính phủ ở cấp Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực cấp tương ứng bầu ra;

– Cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân các cấp địa phương;

– Cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.

Chức vụ lãnh đạo chính quyền gồm:

a) Cấp Trung ương:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương tương;

– Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;

– Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thứ trưởng và tương đương; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp cao, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.

b) Cấp tỉnh:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương;

– Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

c) Cấp huyện:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;

– Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

d) Cấp xã:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền cấp i, khóa t (%)

=

Số thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền cấp i, khóa t

x 100

Tổng số lãnh đạo chính quyền cùng cấp, cùng khóa

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Cấp hành chính;

– Trình độ học vấn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

0409. Tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thanh niên đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội là những thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong tổ chức chính trị, chính trị – xã hội các cấp.

Các tổ chức chính trị – xã hội gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam.

Các cấp gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Cấp tỉnh gồm các tổ chức chính trị – xã hội thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Cấp huyện gồm các tổ chức chính trị – xã hội thuộc huyện, quận, thị xã;

Cấp xã gồm các tổ chức chính trị- xã hội thuộc xã, phường, thị trấn.

Chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội quy định như sau:

Cấp trung ương gồm từ phó ban và tương đương trở lên của các tổ chức chính trị – xã hội;

Chức vụ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm Chủ tịch/Bí thư và Phó chủ tịch/Phó Bí thư trong các tổ chức chính trị – xã hội của tỉnh, huyện, xã.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội (%)

=

Số thanh niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội

x 100

Tổng số người đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị – xã hội

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Tôn giáo;

– Trình độ học vấn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ban Tổ chức Trung ương Đảng; Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội.

0410. Tỷ lệ thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng và tương đương

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở phòng và tương đương là số thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng và tương đương trên tổng số thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở phòng và tương đương (%)

=

Số thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, sở phòng và tương đương

x 100

Tổng số thanh niên làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Nội vụ; Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ; Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội.

V. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

0501. Số thanh niên trong các tổ chức khoa học và công nghệ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên trong các tổ chức khoa học và công nghệ là những thanh niên được các tổ chức khoa học và công nghệ quản lý, sử dụng và trả lương, gồm cả lao động được tuyển dụng chính thức và lao động hợp đồng.

Phương pháp tính: Tổng số thanh niên trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại thời điểm báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Loại hình tổ chức;

– Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

– Loại hình kinh tế;

– Lĩnh vực hoạt động;

– Lĩnh vực đào tạo;

– Trình độ chuyên môn, chức danh;

– Bộ, ngành;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 2 năm.

4. Nguồn số liệu:

– Điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ;

– Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ.

0502. Số thanh niên hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là những thanh niên do tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, trực tiếp tham gia hoặc trực tiếp hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Số thanh niên hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chia theo 4 nhóm: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, nhân viên hỗ trợ và nhân lực khác.

a) Cán bộ nghiên cứu là những thanh niên có trình độ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm tạo ra những tri thức, sản phẩm và quá trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới; dành tối thiểu 10% thời gian lao động cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nhóm này gồm cả những nhà quản lý trực tiếp hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

b) Cán bộ kỹ thuật là những thanh niên là kỹ thuật viên, nhân viên phòng thí nghiệm có trình độ trung cấp và tương đương trở lên, tham gia vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng việc thực hiện những công việc khoa học và kỹ thuật đòi hỏi phải gắn với các khái niệm và quy trình thao tác dưới sự giám sát của cán bộ nghiên cứu.

c) Nhân viên hỗ trợ là những thanh niên là nhân viên hành chính và văn phòng tham gia vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong nhóm này gồm cả những người làm quản lý, quản trị hành chính và các công việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính nếu các công việc của họ trực tiếp phục vụ công việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

d) Nhân lực khác là những thanh niên hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không thuộc các nhóm trên.

Những thanh niên làm công việc phục vụ gián tiếp như tạp vụ, vệ sinh, lái xe, bảo vệ,… thì không coi là thanh niên hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Vị trí hoạt động;

– Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

– Trình độ chuyên môn;

– Khu vực hoạt động.

3. Kỳ công bố: 2 năm.

4. Nguồn số liệu

– Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0503. Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng cho thanh niên, tổ chức thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng cho thanh niên/tổ chức thanh niên bao gồm các giải thưởng khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trao tặng cho thanh niên, tập thể thanh niên hoặc các tổ chức thanh niên về thành tích phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Giải thưởng trong nước bao gồm giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cấp Nhà nước, giải thưởng cấp bộ, ngành và giải thưởng cấp địa phương.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi của chủ giải thưởng;

– Loại giải thưởng;

– Lĩnh vực khoa học, công nghệ;

– Cá nhân (giới tính)/tập thể.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ.

0504. Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài do thanh niên được giao chủ trì

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài do thanh niên được giao chủ trì là số đề tài khoa học và công nghệ, dự án khoa học công nghệ, chương trình khoa học và công nghệ nhằm giải quyết nhũng vấn đề khoa học do thanh niên được giao chủ trì. Trong đó:

– Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.

– Dự án khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm và dự án đầu tư khoa học và công nghệ có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định.

– Chương trình khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi của chủ nhiệm vụ;

– Giới tính của chủ nhiệm vụ;

– Trình độ học vấn của chủ nhiệm vụ;

– Trình độ chuyên môn của chủ nhiệm vụ;

– Lĩnh vực nhiệm vụ nghiên cứu;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ.

0505. Số thanh niên được hỗ trợ ứng dụng, triển khai các ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học của thanh niên. Nguồn lực hỗ trợ có thể ở dạng nguồn vốn từ các đơn vị tư nhân, nhà nước hoặc nước ngoài, có thể là các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ứng dụng, triển khai công nghệ vào sản xuất như hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ giao đất, hỗ trợ phương tiện….

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Trình độ học vấn;

– Lĩnh vực nhiệm vụ nghiên cứu;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ.

VI. GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

0601. Tỷ lệ thanh niên học Trung học phổ thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên học Trung học phổ thông gồm: Tỷ lệ thanh niên đi học chung phổ thông và tỷ lệ thanh niên đi học đúng tuổi phổ thông.

Tỷ lệ đi học chung cấp Trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi.

Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh tuổi từ 15-17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số trong độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ đi học chung cấp Trung học phổ thông (%)

=

Số học sinh đang học Trung học phổ thông trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi 15-17 tuổi trong cùng năm

 

Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp Trung học phổ thông (%)

=

Số học sinh tuổi từ 15-17 tuổi đang học Trung học phổ thông trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi 15-17 tuổi trong cùng năm

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0602. Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp Trung học phổ thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp Trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm số thanh niên tốt nghiệp Trung học phổ thông so với số thanh niên dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp Trung học phổ thông (%)

=

Số thanh niên tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học t

x 100

Số thanh niên dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học t

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính

– Dân tộc;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0603. Tỷ lệ thanh niên lưu ban, bỏ học ở cấp Trung học phổ thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên lưu ban cấp Trung học phổ thông năm học t là số thanh niên có đi học Trung học phổ thông và lưu ban trong năm học t. Tỷ lệ thanh niên lưu ban cấp Trung học phổ thông năm học t là số phần trăm thanh niên lưu ban cấp Trung học phổ thông năm học t trong tổng số thanh niên nhập học đầu cấp Trung học phổ thông đầu năm học t.

Số thanh niên bỏ học cấp Trung học phổ thông năm học t là số thanh niên có đi học Trung học phổ thông và bỏ học trong năm học t. Tỷ lệ thanh niên bỏ học cấp Trung học phổ thông năm học t là số phần trăm thanh niên bỏ học cấp Trung học phổ thông năm học t trong tổng số thanh niên nhập học cấp Trung học phổ thông đầu năm học t.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên lưu ban, bỏ học ở cấp Trung học phổ cấp Trung học phổ thông năm học t (%)

=

Số thanh niên lưu ban, bỏ học ở cấp Trung học phổ thông năm học t

x 100

Tổng số thanh niên nhập học cấp Trung học phổ thông đầu năm học t

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0604. Số thanh niên là sinh viên đại học

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên là sinh viên đại học là những thanh niên có tên trong danh sách, đang theo học tại trường đại học, được đào tạo trình độ đại học từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 năm đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

Số sinh viên là sinh viên đại học phân theo trình tự học tập và thời gian xác định có sinh viên đầu năm học, sinh viên tuyển mới, sinh viên tốt nghiệp, gồm:

– Sinh viên đầu năm học là những sinh viên theo học ở tất cả các khóa theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau tại thời điểm đầu năm học của mỗi trường;

– Sinh viên tuyển mới là những sinh viên được tuyển vào đầu năm học của khóa học theo các loại hình, hình thức đào tạo khác nhau;

– Sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng đào tạo theo chương trình đó;

– Sinh viên đại học không bao gồm sinh viên cao đẳng ở các trường đại học, học viện có đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Loại trường;

– Cấp quản lý;

– Nhóm ngành, nghề đào tạo;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0605. Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học là tỷ lệ phần trăm số thanh niên tốt nghiệp đại học so với dân số thanh niên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học (%)

=

Số thanh niên tốt nghiệp đại học (%)

x 100

Dân số thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính

– Dân tộc;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0606. Số thanh niên được đào tạo sau đại học

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên được đào tạo sau đại học là những thanh niên hiện đang được đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu.

Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học.

Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ 2 đến 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ;

– Loại trường;

– Cấp quản lý;

– Ngành đào tạo;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0607. Tỷ lệ thanh niên không biết chữ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Là tỷ lệ giữa số thanh niên tại thời điểm t không biết chữ (không thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài) so với tổng số thanh niên tại thời điểm đó.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên không biết chữ (%)

=

Số thanh niên không biết chữ

x 100

Dân số thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Nhóm tuổi;

– Nhóm dân tộc (Kinh và các dân tộc khác);

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu:

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hàng năm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)

0608. Số thanh niên học nghề

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thanh niên học nghề được hiểu là những thanh niên đang có tên trong danh sách và đang theo học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Công thức tính:

Số thanh niên học nghề có mặt cuối năm báo cáo

=

Số thanh niên học nghề có mặt đầu năm báo cáo

+

Số thanh niên học nghề tuyển mới trong năm báo cáo

Số thanh niên học nghề tốt nghiệp trong năm báo cáo

Số thanh niên bỏ học nghề trong năm báo cáo

Thanh niên tốt nghiệp nghề là những thanh niên đã học hết chương trình, đã dự thi tốt nghiệp và được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp.

Thanh niên học nghề được phân theo trình độ đào tạo nghề gồm cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và học nghề dưới 3 tháng.

– Cao đẳng có thời gian đào tạo theo niên chế được thực hiện từ 2 đến 3 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông

– Trung cấp có thời gian đào tạo theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 1 đến 2 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.

– Sơ cấp có thời gian đào tạo từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

– Học nghề dưới 03 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.

Đào tạo lại, đào tạo nâng cao đối với những người đi bổ túc thêm hoặc nâng cao tay nghề đều xác định là có thời gian đào tạo ngắn hạn.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn;

– Trình độ đào tạo nghề;

– Loại hình cơ sở;

– Cấp quản lý;

– Nhóm ngành, nghề đào tạo;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

0609. Tỷ lệ thanh niên là học sinh, sinh viên được tư vấn giáo dục hướng nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên là học sinh, sinh viên được tư vấn giáo dục hướng nghiệp là số phần trăm thanh niên là học sinh, sinh viên được tham gia các chương trình tư vấn giáo dục hướng nghiệp do trường tổ chức trên tổng số thanh niên là học sinh, sinh viên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên là học sinh, sinh viên được tư vấn giáo dục hướng nghiệp (%)

=

Số thanh niên là học sinh, sinh viên được tư vấn giáo dục hướng nghiệp

x 100

Tổng số thanh niên là học sinh, sinh viên

2. Kỳ công bố: Năm.

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VII. Y TẾ, SỨC KHỎE

0701. Chiều cao trung bình của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chiều cao trung bình của thanh niên được tính bằng chiều cao trung bình của dân số từ đủ 16-30 tuổi.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra nhân trắc của Viện Dinh dưỡng.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

0702. Cân nặng trung bình của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cân nặng trung bình của thanh niên được tính bằng cân nặng trung bình của thanh niên 18 tuổi.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra nhân trắc của Viện Dinh dưỡng.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

0703. Tỷ lệ thanh niên được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thanh niên được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục là những người trong độ tuổi thanh niên được tiếp cận các thông tin nói trên qua các chương trình học tập lồng ghép trong nhà trường, chương trình tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và hoạt động của các trung tâm, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nói trên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục (%)

=

Số thanh niên được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục

x 100

Dân số thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0704. Số thanh niên đóng bảo hiểm y tế và số lượt thanh niên được hưởng bảo hiểm y tế

1. Khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu

a) Số thanh niên đóng bảo hiểm y tế

Số thanh niên đóng bảo hiểm y tế là số người trong độ tuổi từ đủ 16-30 tuổi đóng bảo hiểm y tế. Số người đóng bảo hiểm y tế là những người thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế tham gia đóng hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Phân tổ chủ yếu

– Nhóm đối tượng tham gia;

– Địa giới hành chính.

b) Số lượt thanh niên được hưởng bảo hiểm y tế

Số lượt thanh niên được hưởng bảo hiểm y tế là số lượt người trong độ tuổi từ đủ 16-30 tuổi được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế.

Số lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là lượt người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Phân tổ chủ yếu

– Hình thức điều trị: nội trú/ngoại trú;

– Địa giới hành chính.

2. Kỳ công bố: Năm.

3. Nguồn số liệu: Cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm Xã hội.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

0705. Tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá được xác định bằng số thanh niên hiện tại có hút thuốc lá trên tổng số thanh niên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá (%)

=

Số thanh niên hiện tại có hút thuốc lá được điều tra

x 100

Tổng số thanh niên được điều tra

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành của Bộ Y tế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Y tế;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0706. Số thanh niên nhiễm HIV được phát hiện trên 100.000 thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên nhiễm HIV được phát hiện trên 100.000 thanh niên là số thanh niên đã được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm HIV ở một khu vực và thời điểm xác định tính trên một trăm nghìn thanh niên của khu vực đó.

Tỷ lệ thanh niên hiện nhiễm HIV được phát hiện trên 100.000 thanh niên

=

Tổng số thanh niên hiện nhiễm HIV khu vực a thời điểm t

x 100.000

Tổng số thanh niên khu vực a thời điểm t

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Nhóm tuổi;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

0707. Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV tính bằng số thanh niên nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV trên tổng số thanh niên nhiễm HIV.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (%)

=

Số thanh niên nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV

x 100

Tổng số thanh niên nhiễm HIV

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chương trình Giám sát, theo dõi và đánh giá nhiễm HIV/AIDS của Bộ Y tế.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

0708. Số thanh niên tử vong do HIV/AIDS được báo cáo hàng năm trên 100.000 thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên tử vong do HIV/AIDS trên 100.000 thanh niên trong năm báo cáo, được xác định theo công thức:

Số thanh niên tử vong do HIV/AIDS khu vực a năm t trên 100.000 thanh niên

=

Tổng số thanh niên mới tử vong do HIV/AIDS khu vực a trong năm t

x 100.000

Số thanh niên trung bình khu vực a năm t

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Nhóm tuổi;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

0709. Tỷ lệ thanh niên uống rượu bia

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên uống rượu bia được tính theo 2 cấp độ:

– Tỷ lệ thanh niên hiện tại uống rượu bia là những thanh niên được điều tra có uống rượu bia trong 30 ngày qua.

– Tỷ lệ thanh niên uống rượu bia quá độ là những thanh niên trong 30 ngày qua có ít nhất một lần uống từ 6 đơn vị cồn trở lên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên uống rượu bia (%)

=

Số thanh niên uống rượu bia được điều tra

x 100

Tổng số thanh niên được điều tra

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Nhóm tuổi.

3. Kỳ công bố: 5 năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Y tế;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0710. Tỷ lệ phá thai ở vị thành niên tại các cơ sở y tế được cấp phép

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu phản ánh tình hình phá thai của nữ vị thành niên từ 15-19 tuổi nhằm đánh giá yếu tố tác động đến sức khỏe cũng như hạn chế khả năng của người phụ nữ về nhiều lĩnh vực do phá thai, đánh giá tác động của công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình và nhận thức của các bà mẹ về tác hại của phá thai. Đồng thời có thêm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động cung cấp nhân lực, thuốc men và dụng cụ tránh thai.

Một trường hợp phá thai là một lần thông qua các biện pháp nghiệp vụ y tế loại bỏ mang thai sau khi thử thai có kết quả dương tính.

Công thức tính:

Tỷ lệ phá thai ở vị thành niên từ 15-19 tuổi (%)

=

Tổng số lượt phá thai của phụ nữ từ 15-19 tuổi

x 100

Tổng số lượt phá thai

2. Phân tổ chủ yếu

– Tình trạng hôn nhân;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố thực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Dữ liệu hành chính;

– Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Y tế;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0711. Tỷ lệ nữ thanh niên có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nhu cầu tránh thai không được đáp ứng là nói về các phụ nữ có khả năng sinh sản đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng và hiện không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, nhưng muốn trì hoãn sinh đứa con tiếp theo (giãn khoảng cách sinh) hoặc muốn dừng mang thai (hạn chế số con).

Nhu cầu không được đáp ứng về khoảng cách sinh được định nghĩa là phần trăm phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào và:

– Hiện không mang thai và không trong thời kỳ mãn kinh sau sinh1, có khả năng sinh sản2, nhưng muốn chờ thêm 2 năm hoặc hơn mới sinh đứa con tiếp theo, hoặc:

– Hiện không mang thai và không trong thời kỳ mãn kinh sau sinh, có khả năng sinh sản, và không chắc muốn có thêm con, hoặc:

– Hiện có thai và nói rằng việc có thai này không đúng lúc và muốn chờ thêm thời gian nữa, hoặc:

– Hiện mãn kinh sau sinh và nói rằng đứa trẻ sinh ra không đúng lúc và đã muốn đợi thêm.

Nhu cầu không được đáp ứng về hạn chế số con, được định nghĩa là phần trăm phụ nữ đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng và không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào và:

– Hiện không mang thai và không trong thời kỳ mãn kinh sau sinh, có khả năng sinh sản và nói rằng họ không muốn sinh thêm con, hoặc:

– Đang mang thai và nói rằng họ không muốn có con, hoặc:

– Đang trong thời kỳ mãn kinh sau sinh và nói rằng họ không muốn sinh đứa con này.

Tổng nhu cầu không được đáp ứng là tổng cộng của nhu cầu không được đáp ứng về khoảng cách sinh và về hạn chế số con.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ thanh niên có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng (%)

=

Số nữ thanh niên có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng (về khoảng cách và số con) đang có chồng hoặc chung sống như vợ chồng

x 100

Tổng số nữ thanh niên đang có chồng hoặc chung sống như vợ chồng

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Trình độ học vấn;

– Dân tộc;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.

VIII. VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO, GIẢI TRÍ

0801. Số giờ dành cho vui chơi, giải trí mỗi tuần của thanh niên

1. Khái niệm

Thời gian dành cho hoạt động vui chơi, giải trí bao gồm thời gian làm những việc yêu thích trong lúc rảnh rỗi, như xem truyền hình/nghe đài; đọc sách/báo/tạp chí; chơi thể thao; giao lưu với bạn bè; dành cho sự kiện văn hóa hoặc tôn giáo,… không bao gồm thời gian liên quan đến học tập, làm việc, tìm kiếm việc làm, công việc nội trợ, cũng không bao gồm những thời gian dành cho những hoạt động thiết yếu để duy trì sự sống như ăn, ngủ,…

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn;

– Nghề nghiệp;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm có điều tra.

4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

– Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông.

0802. Tỷ lệ thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú là số thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú trên tổng số thanh niên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú (%)

=

Số thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú

x 100

Dân số thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Trình độ học vấn;

– Nghề nghiệp;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông.

IX. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

0901. Tỷ lệ thanh niên sử dụng điện thoại di động

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên sử dụng điện thoại di động được tính bằng tỷ số giữa số thanh niên sử dụng điện thoại di động trên tổng số thanh niên.

Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu so sánh quốc tế, số thanh niên sử dụng điện thoại di động được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Loại điện thoại di động;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;

– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0902. Tỷ lệ thanh niên sử dụng máy tính

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên sử dụng máy tính được tính bằng tỷ số giữa số thanh niên sử dụng máy tính so với tổng dân số là thanh niên tại thời điểm quan sát.

Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu so sánh quốc tế, số thanh niên sử dụng máy tính được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

0903. Tỷ lệ thanh niên sử dụng Internet

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên sử dụng Internet được tính bằng tỷ số giữa số thanh niên sử dụng Internet so với tổng dân số là thanh niên tại thời điểm quan sát.

Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu so sánh quốc tế, số thanh niên sử dụng Internet được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

X. MỨC SỐNG THANH NIÊN

1001. Tỷ lệ thanh niên là thành viên trong hộ nghèo

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên là thành viên trong hộ nghèo là số phần trăm về số thanh niên sống trong hộ nghèo trong tổng số thanh niên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên là thành viên trong hộ nghèo (%)

=

Số thanh niên là thành viên hộ nghèo tiếp cận đa chiều

x 100

Tổng số thanh niên

Hộ nghèo tiếp cận đa chiều là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống, hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều được xác định dựa vào hai tiêu chí, tiêu chí về thu nhập và tiêu chí về các dịch vụ xã hội cơ bản như sau:

a) Tiêu chí thu nhập

– Chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập là mức thu nhập đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống, bao gồm nhũng nhu cầu về lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

– Chuẩn nghèo về thu nhập là mức thu nhập mà nếu hộ gia đình có thu nhập dưới mức đó sẽ được coi là hộ nghèo về thu nhập. Chuẩn nghèo về thu nhập dùng để xác định quy mô hộ nghèo về thu nhập của Quốc gia, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách (gọi là chuẩn nghèo chính sách).

b) Tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

– Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin;

– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt gồm 10 chỉ số: (1) Trình độ giáo dục người lớn; (2) tình trạng đi học của trẻ em; (3) tiếp cận các dịch vụ y tế; (4) bảo hiểm y tế; (5) chất lượng nhà ở; (6) diện tích nhà ở bình quân đầu người; (7) nguồn nước sinh hoạt; (8) hố xí/nhà tiêu; (9) sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm dân tộc: Kinh, Hoa/dân tộc khác;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

1002. Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là phần trăm thanh niên sống trong hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tổng số thanh niên trong năm xác định.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

=

Số thanh niên (diện nghiên cứu) là thành viên hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

x 100

Tổng số thanh niên (diện nghiên cứu)

Nguồn nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:

– Giếng đào hợp vệ sinh: Nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

– Giếng khoan hợp vệ sinh: Nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

– Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.

2. Phân tổ chủ yếu

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 2 năm, năm có Tổng điều tra dân số và nhà ở.

4. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra dân số và nhà ở;

– Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

1003. Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là số phần trăm thanh niên sống trong hộ được sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong tổng số thanh niên trong năm xác định.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên ở trong hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%)

=

Số thanh niên (diện nghiên cứu) là thành viên hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh

x 100

Tổng số thanh niên (diện nghiên cứu)

Hố xí hợp vệ sinh phải bảo đảm các tiêu chuẩn: Không gây ô nhiễm đất bề mặt, không gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.

2. Phân tổ chủ yếu

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 2 năm.

4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

1004. Tỷ lệ thanh niên có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc ví điện tử

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức như tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán, tín dụng và chuyển tiền là điều thiết yếu đối với người dân – bất kể mức thu nhập, giới tính, tuổi tác, giáo dục hay nơi họ sinh sống – để phục vụ cuộc sống, xây dựng tương lai và phát triển kinh doanh.

Các tổ chức tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư phát triển tỉnh, thành phố, công ty bảo hiểm và hiệp hội di động toàn cầu,…

Ngoài ra, còn bao gồm những người nhận tiền lương, chuyển tiền hoặc thanh toán vào tài khoản tại một tổ chức tài chính trong 12 tháng qua; trả hóa đơn điện nước hoặc học phí từ tài khoản tại một tổ chức tài chính. Tài khoản tiền lưu động bao gồm những người sử dụng dịch vụ Mobile Banking cho những người không có tài khoản ngân hàng (MMU) của hiệp hội GSM (GSMA) để thanh toán hóa đơn hoặc gửi hoặc nhận tiền.

Tỷ lệ thanh niên có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc ví điện tử là tỷ lệ phần trăm thanh niên có một tài khoản (của riêng họ hoặc cùng với người khác) tại ngân hàng, hoặc một loại tổ chức tài chính khác, hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ tiền lưu động so với dân số thanh niên trong 12 tháng qua.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Thành thị/nông thôn;

– Giới tính.

3. Kỳ công bố: Năm có điều tra.

4. Nguồn số liệu:

– Điều tra thống kê;

– Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

XI. TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÀ TƯ PHÁP

1101. Số thanh niên chết, bị thương do tai nạn giao thông

1. Khái niệm, phương pháp tính.

Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe của con người.

Số thanh niên chết do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số thanh niên bị chết do các tai nạn giao thông gây ra.

Số thanh niên bị thương do tai nạn giao thông gồm toàn bộ số thanh niên bị thương phải điều trị do tai nạn giao thông gây ra. Thanh niên bị thương là những thanh niên bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm trí do biến cố ảnh hưởng đến gia đình và bản thân không được tính là số người bị thương.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Loại tai nạn (đường bộ/đường sắt/đường thủy/đường hàng không);

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Công an ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Công an;

– Phối hợp: Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Y tế.

1102. Số thanh niên chết, bị thương do tai nạn lao động

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Số thanh niên chết, bị thương do tai nạn lao động bao gồm những thanh niên bị tai nạn gây thương tích hoặc tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Nghề nghiệp;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Báo cáo hành chính của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Phối hợp: Bộ Y tế.

1103. Số thanh niên nghiện ma túy có hồ sơ quản lý

1. Khái niệm, phương pháp tính.

Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Số thanh niên nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là số thanh niên nghiện ma túy và được đưa vào danh sách quản lý của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phân tổ chủ yếu.

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Nghề nghiệp;

– Thành thị/nông thôn;

– Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Công an ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Công an;

– Phối hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1104. Tỷ suất tự tử của thanh niên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Hiện nay, tự tử là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai sau tai nạn giao thông đường bộ.

Công thức tính:

Tỷ suất tự tử của thanh niên

=

Số ca thanh niên tử vong do tự tử trong năm

x 100.000

Dân số thanh niên

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Nhóm tuổi;

– Dân tộc;

– Thành thị/nông thôn;

– Nghề nghiệp.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Điều tra thống kê;

– Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Y tế.

1105. Tỷ lệ thanh niên bị bạo lực

1. Khái niệm, phương pháp tính

Bạo lực là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với người khác.

Phạm vi tính toán của chỉ tiêu gồm các thanh niên là nạn nhân của các hành vi bạo lực, bất kể bạo lực trong gia đình hay ngoài xã hội.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên bị bạo lực (%)

=

Số thanh niên bị bạo lực trong kỳ

x 100

Số thanh niên trung bình trong cùng kỳ

2. Phân tổ chủ yếu

– Thành thị/nông thôn;

– Giới tính;

– Loại bạo lực;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 10 năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1106. Tỷ lệ nữ thanh niên đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi

1. Khái niệm, phương pháp tính

Bạo lực tình dục bao gồm bất kỳ hoạt động tình dục nào bị bắt buộc do người khác thực hiện, bao gồm:

(a) Dụ dỗ hoặc cưỡng ép tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục bất hợp pháp hoặc có hại về mặt tâm lý nào;

(b) Khai thác tình dục với lợi ích thương mại;

(c) Sử dụng các hình ảnh âm thanh hoặc hình ảnh về lạm dụng tình dục;

(d) Mại dâm, nô lệ tình dục, bóc lột tình dục trong du lịch, buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục (trong và giữa các quốc gia), bán người vì mục đích tình dục và hôn nhân cưỡng bức.

Các hoạt động tình dục cũng được coi là hành hạ nếu người phạm tội sử dụng quyền lực, đe dọa hoặc gây áp lực khác.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ thanh niên đã từng bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi (%)

=

Số nữ thanh niên được báo cáo bị bất kỳ hành vi bạo lực tình dục nào trước tuổi 18

x 100

Tổng số nữ thanh niên trong cùng thời gian, cùng phạm vi

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Nhóm thu nhập;

– Nơi cư trú;

– Thành thị/nông thôn;

– Tình trạng hôn nhân;

– Trình độ giáo dục.

3. Kỳ công bố: 10 Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

1107. Số thanh niên vi phạm pháp luật

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thanh niên vi phạm pháp luật là thanh niên có hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Khoa học pháp lý Việt Nam chủ yếu phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật được chia thành các loại như sau:

– Vi phạm pháp luật hình sự (gọi là tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

– Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản. Những vi phạm này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

2. Phân tổ

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Lĩnh vực vi phạm;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Công an ban hành.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công an.

1108. Số thanh niên là người bị hại trong các vụ án đã được xét xử

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên là người bị hại trong các vụ án đã được xét xử là số thanh niên trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra trong các vụ án hình sự đã được tòa án xét xử.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Hệ thống báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tòa án nhân dân tối cao.

1109. Số thanh niên là bị can đã bị khởi tố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số thanh niên là bị can đã bị khởi tố là số thanh niên đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm và bị các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố về hình sự và được Viện Kiểm sát phê chuẩn.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố:

+ Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân;

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Viện kiểm sát nhân dân trong các trường hợp: Hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trực tiếp phát hiện tội phạm hoặc theo yêu cầu của Hội đồng xét xử;

+ Hội đồng xét xử, trong trường hợp qua việc xét xử vụ án tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi (16 – dưới 18 tuổi; 18 – 30 tuổi);

– Giới tính;

– Tội danh;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Hệ thống báo cáo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

1110. Số bị can là thanh niên đã bị truy tố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số bị can là thanh niên đã bị truy tố là số bị can mà Viện Kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can đó ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.

Nguyên tắc xác định tội danh: Nếu bị can là thanh niên bị truy tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó. Trong trường hợp nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của điều luật nhỏ nhất trong Bộ Luật hình sự.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi (16 – dưới 18 tuổi; 18 – 30 tuổi);

– Giới tính;

– Tội danh;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Hệ thống báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

XII. TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO KỸ NĂNG, NHẬN THỨC CHO THANH NIÊN

1201. Tỷ lệ thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu là số phần trăm thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động so với tổng số thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định, văn bản pháp lý (%)

=

Số thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định, pháp luật, văn bản pháp lý

x 100

Tổng số thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

– Khu vực thị trường;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Báo cáo của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1202. Tỷ lệ thanh niên được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu đánh giá việc bồi dưỡng về kỹ năng sống, kiến thức bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

Tỷ lệ thanh niên được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới là số thanh niên được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới trên tổng số thanh niên.

Tỷ lệ thanh niên được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới (%)

=

Số thanh niên được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới

x 100

Dân số thanh niên

2. Kỳ công bố: Năm

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo thống kê.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1203. Tỷ lệ thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, khu kinh tế được trang bị kiến thức pháp luật, hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động; kiến thức kỹ năng về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu là số phần trăm thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, khu kinh tế được trang bị kiến thức pháp luật, hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động, kiến thức kỹ năng về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, khu kinh tế được trang bị kiến thức pháp luật, hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động, về an toàn lao động (%)

=

Số thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, khu kinh tế được trang bị kiến thức pháp luật, an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

x 100

Tổng số thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, khu kinh tế

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

– Báo cáo của các khu công nghiệp, khu kinh tế;

– Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

1204. Tỷ lệ thanh niên là cán bộ, công chức các cấp được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu đánh giá khả năng nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học của các cán bộ, công chức các cấp. Đó là những cán bộ trong độ tuổi 18-30 đã được cử đi đào tạo về quản lý nhà nước, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc những cán bộ, công chức tự túc đi học nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn hóa trình độ chuyên môn đối với cán bộ, công chức.

Tỷ lệ thanh niên là cán bộ, công chức các cấp được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học (%)

=

Số thanh niên là cán bộ, công chức các cấp được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học

x 100

Tổng số thanh niên là cán bộ, công chức các cấp

2. Kỳ công bố: Năm.

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Nội vụ ban hành.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ.

1205. Tỷ lệ thanh niên dễ bị tổn thương được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo kỹ năng sống, chương trình hòa nhập cộng đồng của các tổ chức bảo trợ xã hội đối với đối tượng thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội (được quy định trong Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội).

Tỷ lệ thanh niên dễ bị tổn thương (người khuyết tật, người sống chung với AIDS, người sử dụng ma túy, người hoạt động mại dâm,…) được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng là phần trăm thanh niên thuộc nhóm bảo trợ xã hội được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động, được tham gia chương trình hòa nhập cộng đồng trên tổng số thanh niên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi

– Giới tính;

– Đối tượng thanh niên dễ bị tổn thương;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Phối hợp: Bộ Y tế.

1206. Tỷ lệ thanh niên được tuyên truyền thay đổi hành vi thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với các đối tượng thanh niên dễ bị tổn thương, người đồng tính, song tính, chuyển giới

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ quan tâm và tiến bộ trong nhận thức xã hội đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, người đồng tính, song tính và chuyển giới. Thanh niên là nhóm dân số trẻ và tiến bộ trong xã hội, vì vậy việc thanh niên được tiếp cận với các kiến thức và tránh những hiểu biết sai lầm dẫn đến thái độ kỳ thị đối với nhóm người dễ bị tổn thương, người đồng tính, song tính, chuyển giới.

Tỷ lệ thanh niên được tuyên truyền thay đổi hành vi thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với các đối tượng thanh niên dễ bị tổn thương, người đồng tính, song tính, chuyển giới là số phần trăm thanh niên được tuyên truyền thay đổi hành vi thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử trên tổng số thanh niên.

2. Phân tổ chủ yếu

– Nhóm tuổi;

– Giới tính;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Y tế;

– Phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1207. Tỷ lệ thanh niên được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên là hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên. Hình thức phổ biến và giáo dục pháp luật có thể được thực hiện thông qua:

a) Họp báo, thông cáo báo chí;

b) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;

c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư;

d) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;

đ) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở;

e) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở;

g) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;

h) Các hoạt động đối thoại chính sách và pháp luật của nhà nước về thanh niên;

h) Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khác.

Tỷ lệ thanh niên được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là tỷ lệ phần trăm giữa số thanh niên được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên tổng số dân số thanh niên.

2. Phân tổ chủ yếu

– Giới tính;

– Dân tộc;

– Thành thị/nông thôn;

– Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 2 năm.

4. Nguồn số liệu:

– Điều tra thống kê;

– Chế độ báo cáo thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Bộ Tư pháp;

– Phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

 

 


Người phụ nữ hiện đang trong thời kỳ mãn kinh sau khi sinh nếu người phụ nữ đó có sinh con ra sống trong vòng 2 năm qua và hiện không có thai, và chưa có kinh trở lại kể từ khi sinh đứa con gần đây nhất.

Người phụ nữ được coi là không có khả năng sinh đẻ nếu người phụ nữ đó hiện không có thai và không trong thời kỳ mãn kinh; và

(1a) không có kinh trong tối thiểu 6 tháng, hoặc (1b) chưa bao giờ có kinh, hoặc (1c) kỳ kinh gần đây nhất xảy ra trước lần sinh nhật gần nhất của người phụ nữ đó, hoặc (1d) đang mãn kinh/bị cắt bỏ dạ con hoặc

(2) Người phụ nữ tuyên bố là mình đã bị cắt bỏ dạ con, hoặc người phụ nữ đó chưa bao giờ có kinh, hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh, hoặc đã cố gắng có con trong 2 năm nhưng không có kết quả trong câu trả lời cho câu hỏi vì sao cho rằng về mặt sức khỏe không thể có thai tại thời điểm điều tra, hoặc

(3) Người phụ nữ tuyên bố là không thể có thai khi được hỏi về ước muốn có con trong tương lai, hoặc

(4) Người phụ nữ không có con trong vòng 5 năm trước điều tra, hiện không dùng biện pháp tránh thai và đã kết hôn trong vòng 5 năm trước điều tra.

tin noi bat
  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
  • Tin, bài liên quan:
  • Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam
THÔNG TƯ 11/2018/TT-BNV BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ THANH NIÊN VIỆT NAM DO BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 11/2018/TT-BNV Ngày hiệu lực 30/10/2018
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 12/10/2018
Lĩnh vực Chế độ chính sách
Ngày ban hành 14/09/2018
Cơ quan ban hành Bộ nội vụ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản