THÔNG TƯ 122/2021/TT-BQP HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ DO BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 05/11/2021

BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 122/2021/TT-BQP

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về Quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

Theo đề nghị của Tư lệnh Binh chủng Công binh;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định Đơn giá ca máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn xác định Đơn giá ca máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ làm cơ sở phục vụ công tác lập dự toán và thanh quyết toán công tác rà phá bom mìn vật nổ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập dự toán và thanh quyết toán cho công tác rà phá bom mìn vật nổ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách.

2. Khuyến khích đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập dự toán và thanh quyết toán cho công tác rà phá bom mìn vật nổ sử dụng nguồn vốn khác áp dụng các quy định tại Thông tư này để xác định Đơn giá ca máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ.

Điều 3. Nguyên tắc xác định giá ca máy

1. Giá ca máy là mức chi phí bình quân xác định cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ.

2. Giá ca máy được xác định trên cơ sở yêu cầu quản lý, sử dụng máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ, các định mức hao phí tính giá ca máy và phù hợp với định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ.

3. Giá ca máy và thiết bị thi công là cơ sở để lập dự toán và thanh quyết toán cho công tác rà phá bom mìn vật nổ.

4. Giá ca máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ được xác định trong đơn giá xây dựng của địa phương thì áp dụng theo đơn giá tại địa phương.

Điều 4. Nội dung giá ca máy

1. Giá ca máy gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác theo quy định.

2. Các nội dung chi phí trong giá ca máy được xác định phù hợp theo loại máy có cùng công nghệ, xuất xứ, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu.

Điều 5. Phương pháp xác định giá ca máy

1. Trình tự xác định giá ca máy như sau:

a) Lập danh mục máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn, vật nổ;

b) Xác định thông tin, số liệu cơ sở phục vụ tính toán xác định giá ca máy;

c) Tính toán, xác định giá ca máy theo định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản hoặc theo giá ca máy thuê.

2. Chi tiết phương pháp xác định giá ca máy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản để xác định giá ca máy quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Quản lý giá ca máy

1. Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh Công binh sử dụng phương pháp xác định giá ca máy theo hướng dẫn tại Thông tư này xác định, quản lý giá ca máy và hướng dẫn đơn vị, tổ chức, cá nhân áp dụng đơn giá ca máy để lập dự toán và thanh quyết toán công tác rà phá bom mìn vật nổ.

2. Chủ đầu tư sử dụng giá ca máy đã được Bộ Quốc phòng ban hành xác định giá ca máy trong thi công rà phá bom mìn vật nổ. Trường hợp các loại máy và thiết bị thi công không ban hành hoặc đã có nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công thì chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát, đơn vị thi công tổ chức xây dựng giá ca máy theo nguyên tắc và phương pháp xác định giá ca máy quy định tại Thông tư này áp dụng cho từng dự án và gửi về cơ quan thẩm định.

3. Trường hợp phải thuê thiết bị thi công thì đơn vị lập dự toán có trách nhiệm đề xuất giá ca máy, thiết bị thuê theo nguyên tắc và phương pháp xác định giá ca máy quy định tại Thông tư này để lập dự toán và đảm bảo đầy đủ, chính xác của hồ sơ tài liệu báo cáo chủ đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ rà phá bom mìn vật nổ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án kỹ thuật thi công, dự toán trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện đơn giá ca máy và thiết bị thi công theo phương án kỹ thuật thi công, dự toán đã được phê duyệt.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2021.

2. Quyết định số 177/2005/QĐ-BQP ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Bảng giá ca máy và thiết bị thi công dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ; Quyết định số 80/2007/QĐ-BQP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Bảng giá ca máy và thiết bị thi công dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ dưới biển hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Tư lệnh Binh chủng Công binh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
– Bộ trưởng BQP (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Nội vụ, Tư pháp, Lao động – Thương binh & Xã hội, Giao thông vận tải, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên & Môi trường;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc BQP;
– Các Cục: Tác chiến/BTTM, Doanh trại/TCHC;
– Vụ Pháp chế/BQP;
– Công báo; Cổng TTĐTCP, Cổng TTĐT/BQP;
– Lưu: VT, THBĐ.TrH108.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2021/TT-BQP ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

1. Giá ca máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ

Giá ca máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ.

Giá ca máy gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác được xác định trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng; được xác định theo công thức sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK (1)

Trong đó:

– CCM: giá ca máy (đồng/ca);

– CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);

– CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);

– CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);

– CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);

– CCPK: chi phí khác (đồng/ca).

2. Xác định các nội dung chi phí trong giá ca máy

Các khoản mục chi phí trong giá ca máy được xác định trên cơ sở định mức các hao phí xác định giá ca máy quy định tại Phụ lục II Thông tư này và mặt bằng giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công, nguyên giá ca máy. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục II Thông tư này được xác định theo quy định tại khoản 3 Phụ lục này.

2.1. Xác định chi phí khấu hao

a) Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động rà phá bom mìn vật nổ, do bào mòn của tự nhiên.

Khấu hao máy là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí rà phá bom mìn vật nổ trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

b) Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

CKH =

(G – GTh) x ĐKH

(2)

NCA

Trong đó:

– CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca);

– G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

– GTH: giá trị thu hồi (đồng);

– ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

c) Nguyên giá máy:

– Nguyên giá của máy để tính giá ca máy được xác định theo giá máy mới (giá mua thực tế và đã được quyết toán theo quy định), phù hợp với mặt bằng thị trường của loại máy sử dụng để thi công rà phá bom mìn vật nổ.

– Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí để đầu tư mua máy tính đến thời điểm đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại một dự án), chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có), chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

– Nguyên giá của máy được xác định trên cơ sở các số liệu sau:

+ Nguyên giá của máy thi công rà phá bom mìn mà được đưa vào trang bị quân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì không phải thực hiện khảo sát về nguyên giá;

+ Nguyên giá của máy thi công rà phá bom mìn do đơn vị, tổ chức tham gia rà phá bom mìn tự mua được xác định trên cơ sở khảo sát nguyên giá máy thi công của các nhà cung cấp, cho thuê; giá trên hợp đồng mua bán và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động; tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy.

d) Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác định như sau:

– Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.

– Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).

đ) Định mức khấu hao của máy (%/năm) được xác định trên cơ sở định mức khấu hao của máy quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì định mức khấu hao được điều chỉnh với hệ số 1,05.

e) Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) được xác định trên cơ sở số ca làm việc của máy trong năm quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2.2. Xác định chi phí sửa chữa

a) Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy:

CCS =

G x ĐSC

(3)

NCA

Trong đó:

– CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca)

– ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm)

– G: nguyên giá máy trước thuế giá trị gia tăng (đồng)

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

b) Định mức sửa chữa của máy (% năm) được xác định trên cơ sở định mức sửa chữa của máy quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì định mức sửa chữa được điều chỉnh với hệ số 1,05.

c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e khoản 2.1 Phụ lục này.

d) Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.

2.3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

a) Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính. Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.

b) Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

– CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca);

– ĐNLi: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca;

– GNLi: giá nhiên liệu loại i;

– KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;

– n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.

c) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công được xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:

– Giá xăng, dầu: theo thông cáo báo chí giá xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex phù hợp với thời điểm tính giá ca máy;

– Giá điện: theo quy định về giá bán điện của Nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy.

đ) Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của dự án. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:

– Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;

– Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;

– Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.

e) Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào chi phí vật liệu trong đơn giá của công tác đó thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhiên liệu, năng lượng.

2.4. Xác định chi phí nhân công điều khiển

a) Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, bậc thợ điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với bậc thợ điều khiển máy.

b) Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

 Ni: số lượng công nhân theo bậc thợ điều khiển máy loại i trong một ca máy;

– CTLi: đơn giá ngày công bậc thợ điều khiển máy loại i;

– n: số lượng, bậc thợ điều khiển máy trong một ca máy.

c) Số lượng công nhân theo bậc thợ điều khiển máy trong một ca làm việc của một loại máy được xác định số lượng, thành phần và bậc thợ điều khiển quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2.5. Xác định chi phí khác

a) Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại dự án, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ dự án và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại dự án chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá, dự toán rà phá bom mìn vật nổ. Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

CK =

G x Gk

(6)

NCA

Trong đó:

– CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);

– GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);

– G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

b) Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở định mức chi phí khác của máy quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này thì định mức chi phí khác của máy được xác định theo quy định tại khoản 2 Phụ lục này.

c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e khoản 2.1 Phụ lục này.

3. Xác định giá ca máy của loại máy và thiết bị thi công chưa được quy định tại Thông tư này

Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này thì việc xác định giá ca máy thực hiện theo các phương pháp khảo sát, xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy quy định tại Khoản 3.1 Phụ lục này để phục vụ tính toán xác định giá ca máy. Đối với một số loại máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ có sẵn thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường thì có thể khảo sát, xác định giá thuê máy trên thị trường để phục vụ tính toán xác định giá ca máy theo phương pháp quy định tại khoản 3.2 Phụ lục này. Cụ thể như sau:

3.1. Phương pháp khảo sát xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy

a) Trình tự khảo sát xác định giá ca máy theo các định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy như sau:

– Bước 1: lập danh mục máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ cần xác định giá ca máy.

– Bước 2: khảo sát số liệu làm cơ sở xác định từng định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản xác định các thành phần chi phí của giá ca máy, trừ máy được trang bị quân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

– Bước 3: tính toán, xác định giá ca máy bình quân.

b) Nội dung khảo sát xác định định mức các hao phí để tính giá ca máy:

– Định mức khấu hao của máy: khảo sát về mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy do nhà sản xuất máy công bố hoặc theo điều kiện sử dụng cụ thể của máy;

– Định mức sửa chữa của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy trong cả đời máy từ các hồ sơ, tài liệu sau: nhật ký thi công dự án, thống kê chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, các quy định về bảo dưỡng, sửa chữa máy; quy đổi tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy; phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy.

– Số ca làm việc trong năm của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về thời gian sử dụng máy trong thực tế từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký thi công dự án, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy; quy định về thời gian sử dụng và hoạt động cả đời máy trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc do nhà sản xuất máy công bố… Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo những điều kiện cụ thể của dự án.

– Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: khảo sát số liệu mức nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca; số liệu tính toán theo quy định trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động.

– Số lượng nhân công: khảo sát số lượng công nhân (kỹ thuật viên) điều khiển máy, trình độ tay nghề bậc thợ; quy định về bậc thợ điều khiển máy do nhà sản xuất máy công bố.

– Định mức chi phí khác của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí khác của máy gồm các chi phí cần thiết để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại dự án; quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy; phân bổ chi phí quản lý máy cho số năm đời máy.

– Trường hợp một trong định mức các hao phí xác định giá ca máy thiếu số liệu khảo sát hoặc không đủ cơ sở, tài liệu để khảo sát số liệu thì tham khảo, vận dụng, áp dụng quy định định mức của các loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nhưng khác về công suất hoặc thông số kỹ thuật chủ yếu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Nội dung khảo sát xác định nguyên giá của máy:

Nguyên giá của máy để làm căn cứ xác định giá ca máy được xác định trên cơ sở:

– Hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;

– Báo giá của nhà cung cấp, cho thuê và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động.

d) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy.

– Định mức các hao phí xác định giá ca máy và nguyên giá máy được sàng lọc và xử lý dữ liệu trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu khảo sát theo từng nội dung.

– Trường hợp một trong các định mức hao phí xác định giá ca máy thiếu số liệu khảo sát hoặc không đủ cơ sở, tài liệu để khảo sát số liệu thì được xác định bằng cách tính toán điều chỉnh quy định định mức của các loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nhưng khác về công suất hoặc thông số kỹ thuật chủ yếu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

– Giá ca máy được xác định theo phương pháp xác định các thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy trên cơ sở số liệu sau khi phân tích.

đ) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy.

– Định mức các hao phí xác định giá ca máy và nguyên giá máy được sàng lọc và xử lý dữ liệu trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu khảo sát theo từng nội dung.

– Giá ca máy được xác định theo phương pháp xác định các thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy trên cơ sở số liệu sau khi phân tích

3.2. Phương pháp khảo sát giá ca máy thuê trên thị trường

a) Trình tự xác định giá ca máy theo số liệu khảo sát giá thuê máy như sau:

– Bước 1: lập danh mục máy và thiết bị thi công rà phá bom mìn vật nổ có thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường;

– Bước 2: khảo sát xác định giá thuê máy trên thị trường;

– Bước 3: tính toán, xác định giá ca máy theo giá ca máy thuê bình quân.

b) Phạm vi/khu vực khảo sát giá thuê máy: Trên địa bàn thực hiện dự án hoặc các địa bàn lân cận.

c) Nguyên tắc khảo sát xác định giá ca máy thuê:

– Giá ca máy thuê trên thị trường được khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu, thống kê giá của các nhà cung cấp, cho thuê.

– Giá ca máy thuê được khảo sát xác định phù hợp với chủng loại máy và thiết bị thi công được sử dụng trong định mức dự toán ban hành, hoặc định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ.

d) Nội dung khảo sát cần xác định rõ các thông tin sau:

– Giá ca máy thuê được khảo sát xác định chỉ bao gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí trong giá ca máy như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy. Các nội dung chi phí khác liên quan đến việc cho thuê máy để đủ điều kiện cho máy hoạt động, vận hành tại công trường (nếu có) và chi phí vận chuyển máy, thiết bị đến khu vực thi công, được tách riêng không bao gồm trong giá ca máy thuê được khảo sát.

– Giá ca máy thuê được khảo sát xác định tương ứng với đơn vị ca máy (theo quy định về thời gian một ca hoạt động sản xuất thi công của định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ) và các hình thức cho thuê máy (cho thuê bao gồm cả vận hành hoặc chỉ cho thuê máy không bao gồm vận hành) cùng các điều kiện cho thuê máy kèm theo.

Trường hợp các nhà cung cấp, cho thuê công bố giá thuê máy theo các đơn vị thời gian thuê máy theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc năm thì phải được quy đổi về giá thuê theo ca máy để phục vụ tính toán.

Trường hợp hình thức cho thuê máy bao gồm cả vận hành thì thông tin khảo sát cần xác định riêng các khoản mục chi phí liên quan đến vận hành máy (gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy) và các khoản mục chi phí được phân bổ vào giá ca máy thuê (gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác).

– Khảo sát thông tin cơ bản của máy về thông số kỹ thuật (chủng loại, công suất, kích thước, mức độ tiêu hao nhiên liệu…), xuất xứ, tình trạng của máy.

– Khảo sát thông tin cơ bản về nhà cung cấp, cho thuê.

đ) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy thuê.

Giá ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy, đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình quân làm cơ sở công bố, cụ thể:

– Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và quy định xác định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại khoản 1 Phụ lục này. Sau đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.

– Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.

4. Xác định giá ca máy chờ đợi

a) Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến khu vực thi công rà phá bom mìn vật nổ nhưng chưa hoạt động mà nguyên nhân không phải do lỗi của nhà thầu.

b) Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính bằng 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công điều khiển (được tính bằng 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác của máy.

5. Xác định giá thuê máy theo giờ

a) Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng rà phá bom mìn vật nổ.

b) Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc./.

 

 

PHỤ LỤC II

ĐỊNH MỨC HAO PHÍ VÀ CÁC DỮ LIỆU CƠ BẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2021/TT-BQP ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

I. MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LƯƠNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bảng 01

ĐỊNH MỨC HAO PHÍ VÀ CÁC DỮ LIỆU CƠ BẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY

Stt

Mã hiệu

Loại máy và thiết bị

Số ca năm

Định mức (%)

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng (1ca)

Nhân công điều khiển máy

Nguyên giá tham khảo (VNĐ)

Giá trị thu hồi (%)

Khấu hao

Sửa chữa

Chi phí khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

M010.001

Máy dò mìn trên cạn (VMH3.CS là đại diện)

258

30

12

5

2 đôi pin đại

x bậc 8/10

119.970.000

10

2

M010.002

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 5m (Vallon 1303A1 hoặc Vallon EL 1303D2 là đại diện)

258

30

12

5

3 đôi pin trung

x bậc 8/10

279.930.000

10

3

M010.003

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 10 m (Vet 1 là đại diện)

258

30

12

5

3 đôi pin đại

x bậc 8/10

549.862.500

10

4

M010.004

Máy xúc loại < 0,4 m3

280

16

4,8

5

29 lít diezel

x bậc 8/10

566.835.000

10

5

M010.005

Máy khoan đất loại xoắn ruột gà có đường kính ≥ 76 mm

258

18

5,3

5

19 lít diezel

x bậc 8/10

38.500.000

10

6

M010.006

Thiết bị GPS cầm tay

258

14

1,5

4

2 đôi pin tiểu

x bậc 5/10

3.580.000

0

7

M010.007

Máy dò mìn dưới nước (Vallon MW 1630B là đại diện)

258

30

12

5

2 đôi pin đại

x bậc 8/10

165.220.000

10

8

M010.008

Máy dò bom dưới nước đến độ sâu 5m (Foerster 4032api là đại diện)

258

30

12

5

3 đôi pin trung

x bậc 8/10

279.930.000

10

9

M010.009

Thuyền cao su tiểu 220T (Chở 3 người)

258

50

20

5

 

x bậc 7/10

7.990.000

0

10

M010.010

Thuyền cao su trung 320S (Ch 6 người)

258

50

20

5

 

x bậc 8/10

12.591.000

0

11

M010.011

Tàu loại 4200 CV

290

7

2,4

6

3211 lít diezel

6 x 20

101.976.100.000

10

12

M010.012

Tàu loại 2500 CV

290

7,0

4,5

6

1751 lít diezel

4 x 16

34.650.000.000

10

13

M010.013

Tàu loại 1200 CV

290

7,0

3,75

6

1008 lít diezel

4 x 14

20.115.500.000

10

14

M010.014

Tàu loại 650C – Tàu dò tìm, xử lý

290

9

4,1

6

573 lít diezel

3 x 8

7.685.500.000

10

15

M010.015

Tàu loại 350CV (Tàu xử lý, hậu cần, làm trạm nổi, điều tiết giao thông)

260

10

5

6

202 lít diezel

2 x 6

887.000.000

10

16

M010.016

Máy quét bề mặt đáy biển (Đại diện siêu âm Sonar Klein 3000)

258

25

10

5

 

x bậc 8/10

3.801.545.888

10

17

M010.017

Thiết bị Từ kế Seaquest

258

25

10

5

 

x bậc 8/10

5.668.421.145

10

18

M010.018

Hệ thống robot ROV có tay gắp xử lý tín hiệu (Đồng bộ thiết bị đi kèm)

258

25

10

5

 

x bậc 8/10

25.367.387.795

10

19

M010.019

Định vị thủy âm

258

25

10

5

 

x bậc 8/10

472.244.700

10

20

M010.020

Thiết bị định vị DGPS

258

25

7,5

5

 

x bậc 5/10

508.012.500

10

21

M010.021

Định vị trên hải đồ

258

25

7,5

5

 

x bậc 5/10

489.532.000

10

22

M010.022

Thuyền gỗ (Sức chứa ≥ 3 tấn có máy đẩy)

230

11

5,2

6

44 lít diezel

1 x 2

258.000.000

10

23

M010.023

Thiết bị hút và xói bùn cát (Máy nén khí từ 7-10 m3/phút)

180

13

2

5

111 lít diezel

x bậc 8/10

212.000.000

10

24

M010.024

Máy bộ đàm cầm tay

200

10

3

4

 

x bậc 7/10

1.350.000

0

25

M010.025

Ôm kế

258

11

5,2

6

 

x bậc 7/10

890.000

0

26

M010.026

Máy điểm hỏa

258

11

5,2

6

 

x bậc 7/10

1.230.000

0

27

M010.027

Thuyền composit VS-600

258

25

10

6

 

x bậc 5/10

63.900.000

10

28

M010.028

Chuông lặn

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

77.160.000

10

29

M010.029

Độ sâu lặn > 0,5 m đến 3m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

31.576.000

10

30

M010.030

Độ sâu lặn > 3 m đến 6 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

32.775.000

10

31

M010.031

Độ sâu lặn > 6 m đến 12 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

34.856.000

10

32

M010.032

Độ sâu lặn > 12 m đến 22 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

35.453.000

10

33

M010.033

Độ sâu lặn > 22 m đến 30 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

36.862.000

10

Bảng 02

ĐƠN GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ

Áp dụng công thức tính (1), (2), (3), (4), (5), (6) Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và các hệ số tại Bảng 01 Phụ lục này.

Stt

Mã hiệu

Loại máy và thiết bị

Chi phí

Giá ca máy
(VNĐ)

Khấu hao

Sửa chữa

Nhiên liệu, năng lượng

Nhân công

Khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

M010.001

Máy dò mìn trên cạn (VMH3.CS là đại diện)

125.550

55.800

20.000

180.000

23.250

404.600

2

M010.002

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 5 m (Vallon 1303A1 hoặc Vallon EL 1303D2 là đại diện)

292.950

130.200

30.000

180.000

54.250

687.400

3

M010.003

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 10m (Vet 1 là đại diện)

575.438

255.750

30.000

360.000

106.563

1.327.750

4

M010.004

Máy xúc loại < 0,4 m3

291.515

97.172

441.090

180.000

101.221

1.110.997

5

M010.005

Máy khoan đất loại xoắn ruột gà có đường kính ≥ 76 mm

24.174

7.909

288.990

180.000

7.461

508.535

6

M010.006

Thiết bị GPS cầm tay

1.943

208

10.000

180.000

555

192.706

7

M010.007

Máy dò mìn dưới nước (Vallon MW 1630B là đại diện)

172.905

76.847

20.000

180.000

32.019

481.771

8

M010.008

Máy dò bom dưới nước đến độ sâu 5 m (Foerster 4032api là đại diện)

292.950

130.200

30.000

360.000

54.250

867.400

9

M010.009

Thuyền cao su tiểu 220T (Chở 3 người)

15.484

6.194

 

180.000

1.548

203.227

10

M010.010

Thuyền cao su trung 320S (Ch 6 người)

24.401

9.760

 

180.000

2.440

216.602

11

M010.011

Tàu loại 4200 CV

22.153.429

8.439.401

48.839.310

13.907.000

21.098.503

114.437.643

12

M010.012

Tàu loại 2500 CV

7.527.414

5.376.724

26.632.710

10.670.000

7.168.966

57.375.813

13

M010.013

Tàu loại 1200 CV

4.369.919

2.601.142

15.331.680

9.621.000

4.161.828

36.085.569

14

M010.014

Tàu loại 650C – Đầu kéo dò tìm, xử lý

2.146.640

1.086.571

8.715.330

5.904.500

1.590.103

19.443.144

15

M010.015

Tàu loại 350CV (Tàu xử lý, hậu cần, làm trạm nổi, điều tiết giao thông)

291.687

170.577

3.072.420

4.286.000

204.692

8.025.376

16

M010.016

Máy quét bề mặt đáy bin (Đại diện siêu âm Sonar Klein 3000)

3.315.302

1.473.467

 

540.000

736.734

6.065.503

17

M010.017

Thiết bị Từ kế Seaquest

4.943.391

2.197.062

 

540.000

1.098.531

8.778.984

18

M010.018

Hệ thống robot ROV có tay gắp xử lý tín hiệu (Đồng bộ thiết bị đi kèm)

22.122.722

9.832.321

 

720.000

4.916.160

37.591.203

19

M010.019

Định vị thủy âm

411.841

183.041

 

360.000

91.520

1.046.402

20

M010.020

Thiết bị định vị DGPS

443.034

147.678

 

180.000

98.452

869.164

21

M010.021

Định vị trên hải đồ

426.917

142.306

 

360.000

94.871

1.024.094

22

M010.022

Thuyền gỗ (Sức chứa ≥ 3 tấn có máy đẩy)

111.052

58.330

669.636

1.618.500

67.304

2.524.823

23

M010.023

Thiết bị hút và xói bùn cát (Máy nén khí từ 7-10 m3/phút)

137.800

25.911

1.689.309

360.000

58.889

2.271.909

24

M010.024

Máy bộ đàm cầm tay

675

169

 

180.000

270

181.114

25

M010.025

Ôm kế

379

179

 

180.000

207

180.766

26

M010.026

Máy điểm hỏa

524

248

 

180.000

286

181.058

27

M010.027

Thuyền composit VS-600

55.727

24.767

 

360.000

14.860

455.355

28

M010.028

Chuông lặn

102.124

34.041

 

360.000

36.311

532.475

29

M010.029

Độ sâu lặn > 0,5 m đến 3 m

41.792

13.931

 

360.000

14.859

430.582

30

M010.030

Độ sâu lặn > 3 m đến 6 m

43.379

14.460

 

360.000

15.424

433.262

31

M010.031

Độ sâu lặn > 6 m đến 12 m

46.133

15.378

 

360.000

16.403

437.913

32

M010.032

Độ sâu lặn > 12 m đến 22 m

46.923

15.641

 

360.000

16.684

439.248

33

M010.033

Độ sâu lặn > 22 m đến 30 m

48.788

16.263

 

360.000

17.347

442.397

 

II. MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bảng 03

ĐỊNH MỨC HAO PHÍ VÀ CÁC DỮ LIỆU CƠ BẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY

Stt

Mã hiệu

Loại máy và thiết bị

Số ca năm

Định mức (%)

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng (1ca)

Nhân công điều khiển máy

Giá lương nhân công doanh nghiệp

Nguyên giá tham khảo (VNĐ)

Giá trị thu hồi (%)

Khấu hao

Sửa chữa

Chi phí khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

10

11

1

M011.001

Máy dò mìn trên cạn (VMH3.CS là đại diện)

258

30

12

5

2 đôi pin đại

bậc 8/10

329.519

119.970.000

10

2

M011.002

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 5 m (Vallon 1303A1 hoặc Vallon EL 1303D2 là đại diện)

258

30

12

5

3 đôi pin trung

x bậc 8/10

329.519

279.930.000

10

3

M011.003

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 10 m (Vet 1 là đại diện)

258

30

12

5

3 đôi pin đại

x bậc 8/10

329.519

549.862.500

10

4

M011.004

Máy xúc loại < 0,4 m3

280

16

4,8

5

29 lít diezel

bậc 8/10

329.519

566.835.000

10

5

M011.005

Máy khoan đất loại xoắn ruột gà có đường kính ≥ 76 mm

258

18

5,3

5

19 lít diezel

bậc 8/10

329.519

38.500.000

10

6

M011.006

Thiết bị GPS cầm tay

258

14

1,5

4

2 đôi pin tiểu

bậc 5/10

286.538

3.580.000

0

7

M011.007

Máy dò mìn dưới nước (Vallon MW 1630B là đại diện)

258

30

12

5

2 đôi pin đại

bậc 8/10

329.519

165.220.000

10

8

M011.008

Máy dò bom dưới nước đến độ sâu 5 m (Foerster 4032api là đại diện)

258

30

12

5

3 đôi pin trung

x bậc 8/10

329.519

279.930.000

10

9

M011.009

Thuyền cao su tiểu 220T (Chở 3 người)

258

50

20

5

 

bậc 7/10

315.192

7.990.000

0

10

M011.010

Thuyền cao su trung 320S (Ch 6 người)

258

50

20

5

 

x bậc 8/10

329.519

12.591.000

0

11

M011.011

Tàu loại 4200 CV

290

7

2,4

6

3211 lít diezel

6 x 20

Áp dụng đối với thuê tàu lực lượng Hải quân

101.976.100.000

10

12

M011.012

Tàu loại 2500 CV

290

7

5

6

1751 lít diezel

4 x 16

34.650.000.000

10

13

M011.013

Tàu loại 1200 CV

290

7

3,75

6

1008 lít diezel

4 x 14

20.115.500.000

10

14

M011.014

Tàu loại 650C – Tàu dò tìm, xử lý

290

9

4,1

6

573 lít diezel

3 x 8

7.685.500.000

10

15

M011.015

Tàu loại 350CV (Tàu xử lý, hậu cần, làm trạm nổi, điều tiết giao thông)

260

10

5

6

202 lít diezel

2 x 6

887.000.000

10

16

M011.016

Máy quét bề mặt đáy biển (Đại diện siêu âm Sonar Klein 3000)

258

25

10

5

 

x bậc 8/10

329.519

3.801.545.888

10

17

M011.017

Thiết bị Từ kế Seaquest

258

25

10

5

 

x bậc 8/10

329.519

5.668.421.145

10

18

M011.018

Hệ thống robot ROV có tay gắp xử lý tín hiệu (Đồng bộ thiết bị đi kèm)

258

25

10

5

 

x bậc 8/10

329.519

25.367.387.795

10

19

M011.019

Định vị thủy âm

258

25

10

5

 

bậc 8/10

329.519

472.244.700

10

20

M011.020

Thiết bị định vị DGPS

258

25

7,5

5

 

bậc 5/10

286.538

508.012.500

10

21

M011.021

Định vị trên hải đồ

258

25

7,5

5

 

x bậc 5/10

286.538

489.532.000

10

22

M011.022

Thuyền gỗ (Sức chứa ≥ 3 tấn có máy đẩy)

230

11

5,2

6

44 lít diezel

1 x 2

 

258.000.000

10

23

M011.023

Thiết bị hút và xói bùn cát (Máy nén khí từ 7-10 m3/phút)

180

13

2

5

111 lít diezel

x bậc 8/10

329.519

212.000.000

10

24

M011.024

Máy bộ đàm cầm tay

200

10

3

4

 

bậc 7/10

315.192

1.350.000

0

25

M011.025

Ôm kế

258

11

5,2

6

 

bậc 7/10

315.192

890.000

0

26

M011.026

Máy điểm hỏa

258

11

5,2

6

 

bậc 7/10

315.192

1.230.000

0

27

M011.027

Thuyền composit VS-600

258

25

10

6

 

x bậc 5/10

286.538

63.900.000

10

28

M011.028

Chuông lặn

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

329.519

77.160.000

10

29

M011.029

Độ sâu lặn > 0,5 m đến 3 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

329.519

31.576.000

10

30

M011.030

Độ sâu lặn > 3 m đến 6 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

329.519

32.775.000

10

31

M011.031

Độ sâu lặn > 6 m đến 12 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

329.519

34.856.000

10

32

M011.032

Độ sâu lặn > 12 m đến 22 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

329.519

35.453.000

10

33

M011.033

Độ sâu lặn > 12 m đến 30 m

170

25

7,5

8

 

x bậc 8/10

329.519

36.862.000

10

 

Bảng 04

ĐƠN GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ

Áp dụng công thức tính (1), (2), (3), (4), (5), (6) Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và các hệ số tại Bảng 03 Phụ lục này.

Stt

Mã hiệu

Loại máy và thiết bị

Chi phí

Giá ca máy
(VNĐ)

Khấu hao

Sửa chữa

Nhiên liệu, năng lượng

Nhân công

Khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

M011.001

Máy dò mìn (VMH3.CS là đại diện)

125.550

55.800

20.000

329.519

23.250

554.119

2

M011.002

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 5 m (Vallon 1303A1 hoặc Vallon EL 1303D2 là đại diện)

292.950

130.200

30.000

329.519

54.250

836.919

3

M011.003

Máy dò bom trên cạn đến độ sâu 10 m (Vet 1 là đại diện)

575.438

255.750

30.000

659.038

106.563

1.626.788

4

M011.004

Máy xúc loại < 0,4 m3

291.515

97.172

441.090

329.519

101.221

1.260.517

5

M011.005

Máy khoan đất loại xoắn ruột gà có đường kính ≥ 76 mm

24.174

7.909

288.990

329.519

7.461

658.054

6

M011.006

Thiết bị GPS cầm tay

1.943

208

10.000

286.538

555

299.244

7

M011.007

Máy dò mìn dưới nước (Vallon MW 1630B là đại diện)

172.905

76.847

20.000

329.519

32.019

631.290

8

M011.008

Máy dò bom dưới nước đến độ sâu 5 m (Foerster 4032api là đại diện)

292.950

130.200

30.000

659.038

54.250

1.166.438

9

M011.009

Thuyền cao su tiểu 220T (Chở 3 người)

15.484

6.194

 

315.192

1.548

338.419

10

M011.010

Thuyền cao su trung 320S (Chở 6 người)

24.401

9.760

 

329.519

2.440

366.121

11

M011.011

Tàu loại 4200 CV

22.153.429

8.439.401

48.839.310

13.907.000

21.098.503

114.437.643

12

M011.012

Tàu loại 2500 CV

7.527.414

5.376.724

26.632.710

10.670.000

7.168.966

57.375.813

13

M011.013

Tàu loại 1200 CV

4.369.919

2.601.142

15.331.680

9.621.000

4.161.828

36.085.569

14

M011.014

Tàu loại 650C – Đầu kéo dò tìm, xử lý

2.146.640

1.086.571

8.715.330

5.904.500

1.590.103

19.443.144

15

M011.015

Tàu loại 350CV (Tàu xử lý, hậu cần, làm trạm nổi, điều tiết giao thông)

291.687

170.577

3.072.420

4.286.000

204.692

8.025.376

16

M011.016

Máy quét bề mặt đáy biển (Đại diện siêu âm Sonar Klein 3000)

3.315.302

1.473.467

 

988.558

736.734

6.514.060

17

M011.017

Thiết bị Từ kế Seaquest

4.943.391

2.197.062

 

988.558

1.098.531

9.227.542

18

M011.018

Hệ thống robot ROV có tay gắp xử lý tín hiệu (Đồng bộ thiết bị đi kèm)

22.122.722

9.832.321

 

1.318.077

4.916.160

38.189.280

19

M011.019

Định vị thủy âm

411.841

183.041

 

659.038

91.520

1.345.441

20

M011.020

Thiết bị định vị DGPS

443.034

147.678

 

286.538

98.452

975.703

21

M011.021

Định vị trên hải đồ

426.917

142.306

 

573.077

94.871

1.237.171

22

M011.022

Thuyền gỗ (Sức chứa ≥ 3 tấn có máy đẩy)

111.052

58.330

669.636

 

67.304

906.323

23

M011.023

Thiết bị hút và xói bùn cát (Máy nén khí từ 7-10 m3/phút)

137.800

25.911

1.689.309

659.038

58.889

2.570.947

24

M011.024

Máy bộ đàm cầm tay

175

44

 

315.192

70

315.481

25

M011.025

Ôm kế

379

179

 

315.192

207

315.958

26

M011.026

Máy điểm hỏa

524

248

 

315.192

286

316.251

27

M011.027

Thuyền composit VS-600

55.727

24.767

 

573.077

14.860

668.432

28

M011.028

Chuông lặn

102.124

34.041

 

659.038

36.311

831.514

29

M011.029

Độ sâu lặn > 0,5 m đến 3 m

41.792

13.931

 

659.038

14.859

729.620

30

M011.030

Độ sâu lặn > 3 m đến 6 m

43.379

14.460

 

659.038

15.424

732.300

31

M011.031

Độ sâu lặn > 6 m đến 12 m

46.133

15.378

 

659.038

16.403

736.952

32

M011.032

Độ sâu lặn > 12 m đến 22 m

46.923

15.641

 

659.038

16.684

738.286

33

M011.033

Độ sâu lặn > 22 m đến 30 m

48.788

16.263

 

659.038

17.347

741.436

 

Bảng 05

TÍNH LƯƠNG THỦY THỦ

STT

Lương và phụ cấp

Đối tượng tương đương sĩ quan

Đối tượng tương đương thủy thủ

Cách tính

Ghi chú

 

1

Lương chính

180.000

180.000

 

 

 

2

Thâm niên

18.000

18.000

 

10%* Lương chính

 

3

Phụ cấp chức vụ

45.000

 

 

25%* Lương tối thiểu

 

4

Phụ cấp tàu

108.000

108.000

 

60%* Lương tối thiểu

 

5

Phụ cấp độc hại

72.000

72.000

 

40%* Lương tối thiểu

 

6

Bồi dưỡng độc hại

2.000

2.000

 

(Theo Thông tư số 142/2010/TT-BQP ngày 19/10/2010 và theo Thông tư số 140/2010/TT-BQP ngày 13/10/2010)

 

7

Mức tiền ăn chênh lệch

14.500

14.500

 

8

Phụ cấp đi biển

40.000

40.000

 

9

Phụ cấp đặc biệt

90.000

90.000

 

50%* Lương chính

 

 

Tổng cộng

569.500

524.500

 

 

 

 

Bảng 06

TÍNH LƯƠNG NHÂN CÔNG

TT

Loại được hưởng

Hệ số

Lương cơ bản
(VNĐ)

Ngày công

Thành tiền (VNĐ)

A

Bậc thợ 5/10

 

 

 

 

1

Lương bậc thợ QNCN 5/10

4,2

1.490.000

26

240.692

2

Phụ cấp độc hại

40%

1.490.000

26

22.923

3

Phụ cấp lưu động

40%

1.490.000

26

22.923

 

Cộng (1) + (2) + (3)

 

 

 

286.538

B

Bậc thợ 7/10

 

 

 

 

1

Lương bậc thợ QNCN 7/10

4,7

1.490.000

26

269.346

2

Phụ cấp độc hại

40%

1.490.000

26

22.923

3

Phụ cấp lưu động

40%

1.490.000

26

22.923

 

Cộng (1) + (2) + (3)

 

 

 

315.192

C

Bậc thợ 8/10

 

 

 

 

1

Lương bậc thợ QNCN 8/10

4,95

1.490.000

26

283.673

2

Phụ cấp độc hại

40%

1.490.000

26

22.923

3

Phụ cấp lưu động

40%

1.490.000

26

22.923

 

Cộng (1) + (2) + (3)

 

 

 

329.519

 

THÔNG TƯ 122/2021/TT-BQP HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ DO BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 122/2021/TT-BQP Ngày hiệu lực 05/11/2021
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Quốc phòng
Ngày ban hành 20/09/2021
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản