THÔNG TƯ 14/2013/TT-BTNMT QUY ĐỊNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT THIẾT KẾ, XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 05/08/2013

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 14/2013/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ-KỸ THUẬT THIẾT KẾ, XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 1 năm 2008 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế – kỹ thuật về thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế – kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2013.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình áp dụng Thông tư, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, điều chỉnh kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội;
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ;
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Lưu: VT, KH, PC, TCMT (200).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

 

QUY TRÌNH

KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT THIẾT KẾ, XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BTNMT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần 1.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy trình kỹ thuật thiết kế và xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển là quy định những bước kỹ thuật cơ bản phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng các mô hình của các đề tài, dự án, nhiệm vụ về bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển được đề cập trong quy trình này tập trung vào hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

b) Quy trình được thành lập là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và quản lý thẩm định hồ sơ kinh tế – kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật của việc thiết kế và xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Quy trình là các cơ quan quản lý ở cấp Trung ương và địa phương, cơ quan chuyên môn về bảo tồn đa dạng sinh học và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển là mô hình được xây dựng với mục đích bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong hệ sinh thái đất ngập nước ven biển trên cơ sở cộng đồng dân cư sinh sống và khai thác tài nguyên hệ sinh thái này; người dân tự quản lý và đề ra cách thức khai thác bền vững với sự giám sát của chính quyền và cộng đồng dân cư sống xung quanh. Mọi hoạt động và nội dung thiết kế, xây dựng mô hình đều có sự tham gia của cộng đồng ngay từ khi bắt đầu triển khai cùng với sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

b) Quy ước bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là những quy định do người dân thỏa thuận, thống nhất với nhau và cùng xây dựng với sự xác nhận của chính quyền địa phương.

c) Tổ tự quản là một nhóm người trong cộng đồng được cộng đồng tín nhiệm bầu ra để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

d) Thiết kế mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển là quá trình điều tra, thu thập thông tin, chỉ ra những công việc cần phải làm khi triển khai xây dựng mô hình trên thực tế.

đ) Xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển: là thực thi những công việc mà quá trình thiết kế mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đã chỉ ra.

e) Giám sát thực hiện mô hình là quá trình kiểm tra, theo dõi những việc mà quá trình xây dựng mô hình thực hiện nhằm đảm bảo tính phù hợp với thiết kế ban đầu của mô hình.

g) Đánh giá mô hình là công việc xem xét kết quả, tính hiệu quả, đồng thời rà soát những việc đã làm được và những việc chưa làm được để bổ sung những hoạt động cần thiết nhằm hoàn thiện mô hình.

4. Phạm vi thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Phạm vi thiết kế và xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển là toàn bộ diện tích rừng ngập mặn của một thôn, liên thôn, hoặc toàn xã hoặc tùy thuộc vào quy mô và tài chính của chủ đầu tư, cơ quan tài trợ dự án.

5. Các dạng sản phẩm của mô hình

Sản phẩm của mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển (sau đây gọi tắt là mô hình) bao gồm:

– Bản thiết kế mô hình;

– Quy trình xây dựng mô hình;

– Quy trình xây dựng vườn ươm cây ngập mặn;

– Vườn ươm cây ngập mặn;

– Diện tích rừng ngập mặn hoặc hệ sinh thái đất ngập nước được phục hồi;

– Diện tích đất ngập mặn ven biển được trồng mới cây ngập mặn hoặc được khoanh vi bảo tồn, bảo vệ và sử dụng khôn khéo;

– Số lượng các lớp tập huấn;

– Quy định (quy ước bảo vệ rừng) của thôn;

– Các loài thủy sản và thực vật có giá trị trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển được phục hồi và bảo tồn;

– Ý thức của người dân về vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển và tăng cường hiệu quả bảo tồn, phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của khu vực được nâng cao;

– Sinh kế của cộng đồng sống xung quanh hệ sinh thái đất ngập nước ven biển gia tăng và thu nhập của nhân dân trong vùng được cải thiện.

Chương 2.

THIẾT KẾ MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN

Việc triển khai thiết kế mô hình được tiến hành tuần tự theo các nội dung sau:

1. Thu thập, phân tích đánh giá các thông tin liên quan đến xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển

a) Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu, thông tin trong nước và quốc tế về các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển;

b) Phân tích, đánh giá vai trò của cộng đồng trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển;

c) Xác định và lựa chọn địa điểm dự kiến thiết kế và xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trên bản đồ;

d) Thu thập các thông tin và xác định diện tích, ranh giới khu vực hệ sinh thái đất ngập nước ven biển dự kiến triển khai thiết kế, xây dựng mô hình.

2. Làm việc với địa phương nơi chuẩn bị thực hiện mô hình

a) Chuẩn bị làm việc với địa phương nơi dự kiến xây dựng mô hình để trao đổi chủ trương, kế hoạch và các công việc về thiết kế mô hình;

b) Họp giới thiệu dự án thiết kế, xây dựng mô hình cho lãnh đạo huyện, xã và nhân dân nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến của các bên liên quan về nội dung mô hình thiết kế;

c) Thống nhất với địa phương về địa điểm dự kiến xây dựng mô hình và huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng trong quá trình thiết kế xây dựng mô hình.

3. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường nơi triển khai xây dựng mô hình

a) Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng tài nguyên nơi triển khai xây dựng mô hình:

– Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn;

– Hiện trạng tài nguyên nước;

– Hiện trạng tài nguyên đất;

– Hiện trạng đa dạng sinh học (thực vật, động vật, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế và tiềm năng nuôi trồng các loài có giá trị kinh tế tại khu vực xây dựng mô hình);

b) Xác định và đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực xây dựng mô hình:

– Dân số, giáo dục, y tế, mức sống, cơ sở hạ tầng, nguồn thu nhập chính, các ngành nghề truyền thống;

– Tập trung đánh giá về hiện trạng thu nhập dựa vào tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn (khai thác thủy sản, mức độ phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng ngập mặn; nhu cầu về chất đốt của cộng đồng nơi xây dựng mô hình);

c) Điều tra, đánh giá hiện trạng về quản lý tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước ven biển (tập trung vào quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn) nơi xây dựng mô hình:

– Hiện trạng về giao/quyền quản lý và sử dụng đất (đất thổ cư, đất canh tác, đất nuôi trồng thủy sản, đất bãi triều);

– Hiện trạng giao quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn (giao cho hộ dân, giao cho cộng đồng thôn và các đoàn thể của địa phương nơi xây dựng mô hình);

d) Xây dựng các báo cáo chuyên đề dựa trên các thông tin và kết quả điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường phục vụ thiết kế mô hình:

– Xây dựng các báo cáo chuyên đề về từng nội dung kết quả điều tra phục vụ cho việc thiết kế và triển khai xây dựng mô hình;

– Báo cáo tổng hợp các nội dung cơ bản về địa điểm, phạm vi và hiện trạng môi trường nơi thiết kế mô hình nhằm đảm bảo tính đồng thuận và khả thi khi thực hiện mô hình trong thực tiễn.

4. Thiết kế mô hình

a) Xác định phạm vi của mô hình dự kiến triển khai xây dựng trên thực tế:

– Xác định phạm vi mô hình được thiết kế trong một thôn hoặc nhiều thôn;

– Xác định tổng số hộ và số nhân khẩu dự kiến sẽ tham gia triển khai thực hiện xây dựng mô hình;

– Xác định diện tích hệ sinh thái rừng ngập mặn dự kiến khoanh vùng để tiến hành thực hiện xây dựng mô hình;

– Khoanh vẽ bản đồ phạm vi khu vực xác định dự kiến triển khai xây dựng mô hình;

b) Xác định đối tượng, mùa vụ khai thác thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển của khu vực được xác định dự kiến xây dựng mô hình:

– Xác định mùa vụ sinh sản, mùa vụ khai thác của các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế trong phạm vi mô hình;

– Xác định các giống loài thủy sản có thể nuôi trồng được trong phạm vi mô hình;

– Xác định các giống loài động thực vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế đã tồn tại trong khu vực xây dựng mô hình;

– Xác định các giải pháp bảo tồn các loài động vật, thực vật quý, hiếm trong khu vực.

d) Thiết kế nội dung quy định về khai thác và phát triển bền vững các loài sinh vật trên cơ sở tham vấn của cộng đồng tại nơi dự kiến xây dựng mô hình:

– Thiết kế các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại nơi xây dựng mô hình;

– Thiết kế chương trình tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo của huyện/xã/thôn về vai trò, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với đời sống, sự tồn tại, phát triển của cộng đồng dân cư vùng ven biển nơi triển khai xây dựng mô hình;

– Thiết kế chương trình tuyên truyền cho người dân về vai trò, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đối với cộng đồng và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển;

– Thiết kế chương trình tuyên truyền cho học sinh bằng cách mở lớp tuyên truyền; nghiên cứu lồng ghép nội dung tuyên truyền vào trong các bài học chính khóa và ngoại khóa; tổ chức các cuộc thi; tổ chức tham quan, dã ngoại và tìm hiểu về giá trị và vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tại nơi xác định triển khai xây dựng mô hình;

đ) Thiết kế thành lập tổ tự quản bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nơi xây dựng mô hình:

– Thành phần của tổ tự quản: do nhân dân bầu ra;

– Nội dung và hình thức hoạt động của tổ tự quản: do chính quyền và nhân dân cùng thống nhất, chính quyền ban hành quyết định thành lập tổ tự quản;

– Quy định cơ chế hỗ trợ nguồn kinh phí, dụng cụ và phương tiện hoạt động;

e) Thiết kế các hoạt động nâng cao sinh kế cho người dân trong phạm vi triển khai thực hiện mô hình và hướng dẫn cộng đồng triển khai thực hiện:

– Hoạt động nuôi ong trong hệ sinh thái rừng ngập mặn;

– Hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp làm hầm biogas để tạo chất đốt;

– Hoạt động chăn nuôi gia cầm;

– Hoạt động nuôi trồng thủy sản trong và xung quanh hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển;

– Hoạt động trồng nấm (tận thu nguồn rơm rạ để trồng nấm);

– Phát huy các nghề truyền thống của địa phương;

g) Thiết kế diện tích, quy mô phục hồi và trồng dặm các loài cây ngập mặn đặc trưng của khu vực:

– Xác định vị trí và quy mô diện tích hệ sinh thái rừng ngập mặn cần phục hồi, diện tích cần trồng mới và trồng dặm cây ngập mặn;

– Xác định các loại cây bản địa, đặc hữu nơi dự kiến xây dựng mô hình;

– Thiết kế quy trình xây dựng vườn ươm loài thực vật cần phục hồi;

– Thiết kế quy trình trồng bổ sung, phục hồi cây ngập mặn bản địa của khu vực.

5. Phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình khi áp dụng vào thực tiễn

a) Phân tích tính hiệu quả của mô hình được thiết kế, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn sau khi triển khai mô hình;

b) Đánh giá lợi ích của mô hình và vai trò của cộng đồng đối với hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển nơi dự kiến xây dựng mô hình.

6. Thiết kế các giải pháp triển khai xây dựng mô hình trên thực tế

a) Huy động nguồn lực (tài chính, nhân lực);

b) Tuyên tuyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của mô hình và huy động sự tham gia của cộng đồng, sự ủng hộ và đồng thuận chính quyền địa phương trong thiết kế, xây dựng mô hình;

c) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và đảm bảo triển khai đúng tiến độ đề ra.

7. Hoàn thiện bản thiết kế mô hình

a) Hoàn thiện và gửi bản thiết kế cho các cấp chính quyền địa phương để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản;

b) Tiến hành họp ở địa phương để thuyết trình bản thiết kế về mô hình, giải thích và lấy ý kiến của cộng đồng;

c) Hoàn chỉnh bản thiết kế mô hình tại khu vực dự kiến triển khai xây dựng.

Chương 3.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN

Sau khi hoàn thiện bản thiết kế mô hình, việc xây dựng mô hình được triển khai tuần tự theo các nội dung dưới đây:

1. Giới thiệu dự án để thống nhất nội dung, cách thức triển khai

a) Liên hệ với địa phương nơi xây dựng mô hình để trao đổi chủ trương và nội dung thực hiện;

b) Làm việc với lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể và cộng đồng nơi xây dựng mô hình để thống nhất nội dung và cách thức triển khai xây dựng mô hình;

c) Chuẩn bị tổ chức họp giới thiệu dự án cho lãnh đạo huyện, xã và nhân dân trong xã nơi thực hiện dự án;

d) Vận động sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương vào triển khai thực hiện xây dựng mô hình.

3.2. Triển khai xây dựng mô hình trên thực tiễn

a) Tiến hành cắm mốc ranh giới trên thực địa của khu vực xây dựng mô hình:

– Xác định diện tích hệ sinh thái đất ngập nước ven biển được triển khai xây dựng mô hình dựa trên bản thiết kế mô hình và ranh giới trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã;

– Tiến hành cắm mốc ranh giới nơi xây dựng mô hình (mốc bê tông mang tính đánh dấu) và xây dựng biển báo nơi triển khai mô hình;

– Xác định diện tích đất ngập mặn được trồng thêm các loài cây ngập mặn và diện tích hệ sinh thái rừng ngập mặn cần bảo tồn, quản lý chặt chẽ trước các tác động của con người.

b) Duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước của khu vực triển khai xây dựng mô hình:

– Bảo tồn và phát triển các đối tượng thủy sản mà nhân dân thường khai thác làm thức ăn và sử dụng thương mại trong khu vực;

– Duy trì và đảm bảo mùa sinh sản, mùa vụ khai thác của các đối tượng thủy sản theo quy luật tự nhiên;

– Bảo tồn và phát triển các giống thủy sản có thể nuôi trồng được trong khu vực;

– Bổ sung, phát triển và bảo tồn các giống loài động, thực vật quý, hiếm có giá trị kinh tế trước đây đã tồn tại trong khu vực xây dựng mô hình;

– Triển khai bảo tồn, duy trì và phát triển các loài có giá trị trong hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nơi xây dựng mô hình.

c) Xây dựng và ban hành các quy định về khai thác bền vững các loài động thực vật trong khu vực xây dựng mô hình:

– Xây dựng quy ước (hương ước) về bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại khu vực xây dựng mô hình và thống nhất với địa phương để ban hành quy ước;

– Xây dựng quy định khai thác bền vững thủy sản của khu vực xây dựng mô hình, lấy ý kiến cộng đồng và thống nhất ban hành, áp dụng trong cộng đồng;

– Phổ biến rộng rãi các quy định đến tận người khai thác (nhân dân) và huy động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của địa phương.

d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đối với đời sống của nhân dân:

– Tổ chức các hoạt động, hội thảo nhằm tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo của xã về vai trò và giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển và hướng dẫn quản lý bền vững hệ sinh thái này;

– Tuyên truyền cho nhân dân về giá trị và vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển và hướng dẫn bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này thông qua các hoạt động cụ thể: mở lớp tuyên truyền; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu vai trò, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các hoạt động bảo tồn và phát triển, bền vững hệ sinh thái này; thường xuyên đưa các thông tin lên bản tin của địa phương nơi xây dựng mô hình, kịp thời khen thưởng những cá nhân xuất sắc và có những hình thức nhắc nhở các đối tượng vi phạm trong khai thác quá mức hoặc phá hoại tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn;

– Triển khai tuyên truyền cho học sinh bằng các hoạt động: mở lớp tuyên truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền vào trong các bài học chính khóa và ngoại khóa; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn và các đợt tham quan, dã ngoại về các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đã có hiệu quả kinh tế xã hội trên thực tiễn;

đ) Thành lập tổ tự quản bảo vệ giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển:

– Tổ chức họp và bầu tổ tự quản với sự tham gia của tất cả người dân nơi xây dựng mô hình, thống nhất ban hành quyết định thành lập tổ tự quản của xã;

– Hỗ trợ kinh phí bước đầu triển khai xây dựng mô hình, bao gồm phương tiện, dụng cụ cho tổ tự quản hoạt động; đồng thời xây dựng quỹ quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước ven biển thông qua các hình thức gây quỹ khác nhau như đóng góp của các bên liên quan và phí phạt vi phạm trong khai thác tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn;

– Tạo hành lang pháp lý cho tổ tự quản hoạt động (thông qua quy chế hoạt động của tổ tự quản, đặc biệt là nội dung gây quỹ, quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn) trong quá trình thực hiện và đặc biệt đảm bảo cho tổ tự quản hoạt động sau khi kết thúc mô hình.

e) Trồng mới và trồng dặm loài thực vật ngập mặn:

– Khảo sát xác định các vị trí và diện tích có thể trồng mới và trồng dặm các loài thực vật ngập mặn;

– Lựa chọn loài cây ngập mặn bản địa để phục hồi và triển khai trồng bổ sung theo mật độ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển;

– Triển khai xây dựng vườn ươm cây, bao gồm: tổ chức lấy quả để ươm cây ngập mặn; chăm sóc, duy trì và bảo vệ cây con;

– Triển khai trồng các loài cây ngập mặn;

– Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng và phát triển đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn.

3. Triển khai hướng dẫn và thực hiện các hoạt động nâng cao sinh kế

Tùy điều kiện và kinh nghiệm của địa phương, mỗi địa phương lựa chọn các hoạt động nâng cao sinh kế phù hợp, bao gồm:

a) Triển khai hoạt động trồng nấm:

– Mở lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm;

– Xác định các hộ gia đình có khả năng tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật;

– Lựa chọn các hộ gia đình để hỗ trợ giống và triển khai trồng nấm;

– Thành lập câu lạc bộ trồng nấm để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng hoạt động trồng nấm;

b) Triển khai hoạt động nuôi ong:

– Mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong;

– Xác định các hộ gia đình có khả năng tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật;

– Lựa chọn các hộ gia đình để hỗ trợ về giống ong, tổ, chân cầu, máy quay mật và triển khai nuôi ong;

– Thành lập câu lạc bộ nuôi ong để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng các hộ nuôi ong;

c) Triển khai hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp xây dựng hầm biogas:

– Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với xây dựng hầm biogas;

– Tiến hành khảo sát các hộ gia đình có tiềm năng triển khai các hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp xây dựng hầm biogas và lựa chọn hộ gia đình điển hình để hỗ trợ giống, kỹ thuật và vật tư cần thiết;

– Hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi và triển khai xây dựng hầm biogas;

– Tổ chức các cuộc họp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng của khu vực;

d) Nuôi trồng thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và quanh vùng rừng ngập mặn:

– Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản dưới và quanh vùng hệ sinh thái rừng ngập mặn của khu vực xây dựng mô hình;

– Hướng dẫn cách thức khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững các loài thủy sản;

đ) Phát huy các ngành nghề truyền thống của địa phương. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của các ngành nghề truyền thống ở mỗi địa phương để hỗ trợ, phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống đó phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

4. Đánh giá hiệu quả của việc triển khai xây dựng mô hình trên thực tế

a) Đánh giá chi phí lợi ích của việc xây dựng mô hình sau khi hoàn thiện mô hình, xác định các lợi ích đạt được về kinh tế – xã hội và môi trường trước và sau khi triển khai xây dựng mô hình;

b) Chăm sóc, duy trì và phát triển giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nơi xây dựng mô hình;

c) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và tích cực của cộng đồng nơi triển khai xây dựng mô hình, đặc biệt là các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

Phần 2.

ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Định mức kinh tế – kỹ thuật này quy định định mức chi tiết về:

a) Hoạt động thiết kế mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển;

b) Hoạt động xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của Việt Nam (sau đây gọi tắt là thiết kế và xây dựng mô hình);

Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển trong phạm vi Thông tư này chủ yếu tập trung vào hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.

2. Đối tượng áp dụng

Định mức kinh tế-kỹ thuật được áp dụng tính đơn giá sản phẩm phục vụ lập dự toán và thanh quyết toán các công trình, dự án và nhiệm vụ liên quan đến thiết kế và xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của Việt Nam do các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng bằng ngân sách nhà nước.

3. Căn cứ xây dựng định mức

Định mức được xây dựng căn cứ theo:

– Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

– Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;

– Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;

– Công văn số 1607/BTNMT-KHTC ngày 18 tháng 4 năm 2006 về việc xây dựng định mức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Định mức thành phần

Định mức bao gồm các định mức thành phần sau:

4.1. Định mức lao động công nghệ

Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm.

Nội dung của định mức lao động gồm:

a) Nội dung công việc: liệt kê các thao tác cơ bản để thực hiện bước công việc;

b) Định biên: xác định số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật thực hiện bước công việc;

c) Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một sản phẩm; đơn vị tính định mức là công nhóm hoặc công cá nhân/đơn vị sản phẩm. Một ngày công làm việc là 8 giờ.

4.2. Định mức vật tư và thiết bị

Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức dụng cụ, định mức thiết bị và định mức vật liệu:

a) Định mức dụng cụ là thời gian người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ để sản xuất ra một sản phẩm. Đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm;

Thời hạn sử dụng dụng cụ là thời gian dự kiến sử dụng dụng cụ vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế – kỹ thuật của dụng cụ; thời hạn sử dụng dụng cụ xác định bằng phương pháp thống kê và kinh nghiệm. Đơn vị tính là tháng;

Mức cho dụng cụ nhỏ và phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng định mức dụng cụ;

b) Định mức thiết bị: là thời gian người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị để sản xuất ra một sản phẩm. Đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm;

Thời hạn sử dụng thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Định mức vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm;

Mức vật liệu nhỏ và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu.

5. Quy định viết tắt

TT

Nội dung viết tắt

Viết tắt

1

Bảo hộ lao động BHLĐ

2

Đơn vị tính ĐVT

3

Kỹ thuật viên bậc 4 KTV4

4

Kỹ sư bậc 2, kỹ sư bậc 4, kỹ sư bậc 5 KS2, KS4, KS5

5

Loại khó khăn 1,… Loại khó khăn 4 Loại KK1, …Loại KK4

6

Số thứ tự TT

7

Thời hạn TH

Chương 2.

ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT

MỤC 1. THIẾT KẾ MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN

1. Định mức lao động

1.1. Nội dung công việc

1.1.1. Thu thập, phân tích đánh giá các thông tin liên quan đến xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển:

a) Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu, thông tin trong nước và quốc tế về các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển;

b) Phân tích, đánh giá vai trò của cộng đồng trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển;

c) Xác định và lựa chọn địa điểm dự kiến, thiết kế và xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trên bản đồ;

d) Thu thập các thông tin và xác định diện tích, ranh giới khu vực hệ sinh thái đất ngập nước ven biển dự kiến triển khai thiết kế, xây dựng mô hình.

1.1.2. Làm việc với địa phương nơi chuẩn bị thực hiện mô hình

a) Chuẩn bị làm việc với địa phương nơi dự kiến xây dựng mô hình để trao đổi chủ trương, kế hoạch và các công việc về thiết kế mô hình;

b) Họp giới thiệu dự án thiết kế, xây dựng mô hình cho lãnh đạo huyện, xã và nhân dân nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến của các bên liên quan về nội dung mô hình thiết kế;

c) Thống nhất với địa phương về địa điểm dự kiến xây dựng mô hình và huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng trong quá trình thiết kế xây dựng mô hình.

1.1.3. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường nơi triển khai xây dựng mô hình

a) Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng về tài nguyên:

– Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn nơi xây dựng mô hình;

– Hiện trạng tài nguyên nước;

– Hiện trạng tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất;

– Hiện trạng đa dạng sinh học (thực vật, động vật, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế và tiềm năng nuôi trồng các loài có giá trị kinh tế tại khu vực xây dựng mô hình).

b) Xác định và đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực xây dựng mô hình:

– Dân số, giáo dục, y tế, mức sống, cơ sở hạ tầng, nguồn thu nhập chính, các ngành nghề truyền thống;

– Tập trung đánh giá về hiện trạng thu nhập dựa vào tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn (khai thác thủy sản, mức độ phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng ngập mặn; nhu cầu về chất đốt của cộng đồng nơi xây dựng mô hình).

c) Điều tra, đánh giá hiện trạng về quản lý tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước ven biển (tập trung vào quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn) nơi xây dựng mô hình:

– Hiện trạng về giao quyền và quyền quản lý, sử dụng đất (đất thổ cư, đất canh tác, đất nuôi trồng thủy sản, đất bãi triều);

– Hiện trạng giao quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn (giao cho hộ dân, giao cho cộng đồng thôn và các đoàn thể của địa phương nơi xây dựng mô hình).

d) Xây dựng các báo cáo chuyên đề dựa trên các thông tin và kết quả điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường phục vụ thiết kế mô hình:

– Xây dựng cáo báo cáo chuyên đề về từng nội dung kết quả điều tra phục vụ cho việc thiết kế và triển khai xây dựng mô hình;

– Báo cáo tổng hợp các nội dung cơ bản về địa điểm, phạm vi và hiện trạng môi trường nơi dự kiến triển khai mô hình nhằm đảm bảo tính đồng thuận và khả thi khi thực hiện mô hình trong thực tiễn.

1.1.4. Thiết kế mô hình:

a) Xác định phạm vi của mô hình dự kiến triển khai xây dựng trên thực tế:

– Xác định phạm vi mô hình được thiết kế trong một thôn hoặc nhiều thôn;

– Xác định tổng số hộ và số nhân khẩu dự kiến sẽ tham gia triển khai thực hiện xây dựng mô hình;

– Xác định diện tích hệ sinh thái rừng ngập mặn dự kiến khoanh vùng để tiến hành thực hiện xây dựng mô hình;

– Khoanh vẽ bản đồ phạm vi khu vực xác định dự kiến triển khai xây dựng mô hình.

b) Xác định đối tượng, mùa vụ khai thác thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển của khu vực được xác định dự kiến xây dựng mô hình:

– Xác định mùa vụ sinh sản, mùa vụ khai thác của các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế trong phạm vi mô hình;

– Xác định các giống loài thủy sản có thể nuôi trồng được trong phạm vi mô hình;

– Xác định các giống loài động thực vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế đã tồn tại trong khu vực xây dựng mô hình;

– Xác định các giải pháp bảo tồn các loài động vật, thực vật quý, hiếm trong khu vực.

c) Thiết kế nội dung quy định về khai thác và phát triển bền vững các loài sinh vật trên cơ sở tham vấn của cộng đồng tại nơi dự kiến xây dựng mô hình.

d) Thiết kế các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại nơi xây dựng mô hình:

– Thiết kế chương trình tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo của huyện/xã/thôn về vai trò, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với đời sống và sự tồn tại, phát triển của người dân nói riêng và cộng đồng vùng ven biển nơi triển khai xây dựng mô hình;

– Thiết kế chương trình tuyên truyền cho người dân về vai trò, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đối với cộng đồng và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển;

– Thiết kế chương trình tuyên truyền cho học sinh bằng cách mở lớp tuyên truyền; nghiên cứu lồng ghép nội dung tuyên truyền vào trong các bài học chính khóa và ngoại khóa; tổ chức các cuộc thi; tổ chức tham quan, dã ngoại và tìm hiểu về giá trị và vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tại nơi xác định triển khai xây dựng mô hình.

đ) Thiết kế thành lập tổ tự quản bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nơi xây dựng mô hình:

– Thành phần tổ tự quản: do nhân dân bầu ra;

– Nội dung và hình thức hoạt động của tổ tự quản: do chính quyền và nhân dân cùng thống nhất, chính quyền ban hành quyết định thành lập tổ tự quản;

– Quy định cơ chế hỗ trợ nguồn kinh phí, dụng cụ và phương tiện hoạt động của tổ tự quản.

e) Thiết kế các hoạt động nâng cao sinh kế cho người dân trong phạm vi triển khai thực hiện mô hình và hướng dẫn cộng đồng triển khai thực hiện:

– Hoạt động nuôi ong trong hệ sinh thái rừng ngập mặn;

– Hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp làm hầm biogas để tạo chất đốt;

– Hoạt động chăn nuôi gia cầm của các hộ gia đình trong khu vực;

– Hoạt động nuôi trồng thủy sản trong và xung quanh hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển;

– Hoạt động trồng nấm (tận thu nguồn rơm rạ để trồng nấm);

– Phát huy các nghề truyền thống của địa phương.

h) Thiết kế diện tích, quy mô phục hồi và trồng dặm các loài cây ngập mặn đặc trưng của khu vực:

– Xác định vị trí và quy mô diện tích hệ sinh thái rừng ngập mặn cần phục hồi, diện tích cần trồng mới và trồng dặm cây ngập mặn;

– Xác định các loại cây bản địa, đặc hữu nơi dự kiến xây dựng mô hình;

– Thiết kế quy trình xây dựng vườn ươm loài thực vật cần phục hồi;

– Thiết kế quy trình trồng bổ sung, phục hồi cây ngập mặn bản địa của khu vực.

1.1.5. Phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình khi áp dụng vào thực tiễn:

a) Phân tích tính hiệu quả của mô hình được thiết kế, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn sau khi triển khai mô hình;

b) Đánh giá lợi ích của mô hình và vai trò của cộng đồng đối với hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển nơi dự kiến xây dựng mô hình.

1.1.6. Thiết kế các giải pháp triển khai xây dựng mô hình trên thực tế:

a) Huy động nguồn lực (tài chính, nhân lực);

b) Tuyên tuyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của mô hình và huy động sự tham gia của cộng đồng, sự ủng hộ và đồng thuận chính quyền địa phương trong thiết kế, xây dựng mô hình;

c) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và đảm bảo triển khai đúng tiến độ đề ra.

1.1.7. Hoàn thiện bản thiết kế mô hình:

a) Hoàn thiện và gửi bản thiết kế cho các cấp chính quyền địa phương để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản;

b) Tiến hành họp ở địa phương để thuyết trình bản thiết kế về mô hình, giải thích và lấy ý kiến của cộng đồng;

c) Hoàn chỉnh bản thiết kế mô hình tại khu vực dự kiến triển khai xây dựng.

1.2. Phân loại khó khăn

1.2.1. Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin:

a) Loại 1: hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển Bắc Trung Bộ (Nghệ An – Phú Yên);

b) Loại 2: hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển Nam Trung Bộ (Khánh Hòa – Bình Thuận);

c) Loại 3: hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh – Thanh Hóa);

d) Loại 4: hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển Nam Bộ (Bà Rịa Vũng Tàu – Kiên Giang).

Mức độ khó khăn tăng dần từ loại 1 đến loại 4.

1.2.2. Làm việc với địa phương nơi triển khai dự án: không phân loại khó khăn.

1.2.3. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường: theo quy định tại Mục 1.2.1 nêu trên.

1.2.4. Thiết kế mô hình: theo quy định tại Mục 1.2.1 nêu trên.

1.2.5. Phân tích đánh giá tính khả thi: không phân loại khó khăn.

1.2.6. Thiết kế các giải pháp xây dựng mô hình: theo quy định tại Mục 1.2.1 nêu trên.

1.2.7. Hoàn thiện thiết kế mô hình: không phân loại khó khăn.

1.3. Định biên

Bảng số 01

TT

Công việc

KTV4

KS2

KS4

KS5

Nhóm

1

Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin

1

1

1

3

2

Làm việc với địa phương

1

1

1

3

3

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường

1

1

1

3

4

Thiết kế mô hình

1

1

1

1

4

5

Phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình thiết kế

1

1

2

6

Thiết kế giải pháp triển khai

1

1

2

7

Hoàn thiện bản thiết kế mô hình

1

1

2

1.4. Định mức: công nhóm/mô hình

Bảng số 02

TT

Công việc

Loại khó khăn

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

1

Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin

56,52

65,00

74,75

85,96

2

Làm việc với địa phương

27,00

27,00

27,00

27,00

3

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường

130,43

150,00

172,50

198,38

3.1

Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên

52,17

60,00

69,00

79,35

3.2

Xác định và đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội

39,13

45,00

51,75

59,51

3.3

Điều tra, đánh giá về hiện trạng quản lý tài nguyên

14,78

17,00

19,55

22,48

3.4

Xây dựng báo cáo

24,35

28,00

32,20

37,03

4

Thiết kế mô hình

117,39

135,00

155,25

178,54

4.1

Xác định phạm vi của mô hình

6,52

7,50

8,62

9,92

4.2

Xác định đối tượng và mùa vụ khai thác thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học

22,61

26,00

29,90

34,38

4.3

Thiết kế nội dung quy định về khai thác và phát triển bền vững các loài sinh vật

15,65

18,00

20,70

23,80

4.4

Thiết kế chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức

26,09

30,00

34,50

39,68

4.5

Thiết kế thành lập tổ tự quản bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển

8,70

10,00

11,50

13,23

4.6

Thiết kế hoạt động nâng cao sinh kế

23,91

27,50

31,63

36,37

4.7

Thiết kế quy mô, diện tích phục hồi, trồng dặm cây ngập mặn

13,91

16,00

18,40

21,16

5

Phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình thiết kế

60,00

60,00

60,00

60,00

6

Thiết kế giải pháp triển khai

21,74

25,00

28,75

33,06

7

Hoàn thiện bản thiết kế mô hình

25,00

25,00

25,00

25,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha.

Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số sau:

Bảng số 03

TT

Diện tích (ha)

Hệ số

1

Dưới 150

0,80

2

Từ 150 đến dưới 200

1,00

3

Từ 200 đến dưới 250

1,10

4

Từ 250 đến dưới 300

1,25

5

Từ 300 đến dưới 350

1,40

6

Từ 350 đến 400

1,60

2. Định mức vật tư và thiết bị

2.1. Định mức dụng cụ: ca/mô hình

2.1.1. Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin và làm việc với địa phương

Bảng số 04

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

TH (tháng)

Định mức thu thập thông tin

Định mức làm việc với địa phương

1

Áo BHLĐ

cái

9

156,00

64,80

2

Dép đi trong phòng

đôi

6

156,00

64,80

3

Bàn làm việc

cái

72

156,00

64,80

4

Ghế tựa

cái

72

156,00

64,80

5

Giá để tài liệu

cái

60

39,00

6

Tủ đựng tài liệu

cái

60

39,00

7

Êke (2 cái)

bộ

24

1,56

9

Chuột máy tính

cái

6

35,10

10

Ổn áp (chung) 4 kVA

cái

48

8,78

11

Đồng hồ treo tường

cái

48

39,00

16,20

12

Máy tính tay

cái

36

4,68

13

Túi đựng máy tính

cái

72

5,46

14

Cặp đựng tài liệu

cái

36

52,00

21,60

15

Đèn neon 40W

bộ

48

156,00

64,80

16

Máy hút bụi 1,5 kW

cái

36

1,17

0,49

17

Quạt thông gió 40W

cái

12

26,13

10,85

18

Quạt trần 100W

cái

60

26,13

10,85

19

Điện năng

kW

97,89

40,71

Định mức trên quy định cho loại khó khăn 2; định mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 05

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

1

Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin

0,87

1,00

1,15

1,32

2

Làm việc với địa phương

1,00

1,00

1,00

1,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số tại bảng 3.

2.1.2. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường

Bảng số 06

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

TH (tháng)

Định mức điều tra, đánh giá hiện trạng

1

Áo BHLĐ

cái

9

360,00

2

Dép đi trong phòng

đôi

6

360,00

3

Bàn làm việc

cái

72

360,00

4

Ghế tựa

cái

72

360,00

5

Giá để tài liệu

cái

60

90,00

6

Tủ đựng tài liệu

cái

60

90,00

7

Êke (2 cái)

bộ

24

0,05

9

Chuột máy tính

cái

6

270,00

10

Ổn áp (chung) 4 kVA

cái

48

67,50

11

Đồng hồ treo tường

cái

48

90,00

12

Máy tính tay

cái

36

0,05

13

Cặp đựng tài liệu

cái

36

120,00

14

Đèn neon 40 W

bộ

48

360,00

15

Máy hút ẩm 2 kW

cái

36

22,50

16

Máy hút bụi 1,5 kW

cái

36

2,70

17

Quạt thông gió 40 W

cái

12

60,30

18

Quạt trần 100 W

cái

60

60,30

19

Phao cứu sinh

cái

24

360,00

20

Máy Fax 0,3 kW

cái

36

1,00

21

Máy scan 0,3 kW

cái

36

1,00

22

Điện năng

kW

608,93

Mức trên tính cho loại khó khăn 2; mức cho các loại khó khăn khác tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 07

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường

0,87

1,00

1,15

1,32

1

Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên

0,35

0,40

0,46

0,53

2

Xác định và đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội

0,26

0,30

0,34

0,40

3

Điều tra, đánh giá về hiện trạng quản lý tài nguyên

0,10

0,11

0,13

0,15

4

Xây dựng báo cáo

0,16

0,19

0,22

0,24

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số tại bảng 3.

2.1.3. Thiết kế mô hình

Bảng số 08

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

TH (tháng)

Định mức thiết kế mô hình

1

Áo BHLĐ

cái

9

432,00

2

Dép đi trong phòng

đôi

6

432,00

3

Bàn làm việc

cái

72

432,00

4

Ghế tựa

cái

72

432,00

5

Giá để tài liệu

cái

60

108,00

6

Tủ đựng tài liệu

cái

60

108,00

7

Êke (2 cái)

bộ

24

4,32

9

Chuột máy tính

cái

6

324,00

10

Ổn áp (chung) 4kVA

cái

48

81,00

11

Đồng hồ treo tường

cái

48

108,00

12

Máy tính tay

cái

36

4,32

13

Cặp đựng tài liệu

cái

36

108,00

14

Đèn neon 40W

bộ

48

432,00

15

Máy hút bụi 1,5 kW

cái

36

3,24

16

Quạt thông gió 40 W

cái

12

72,36

17

Quạt trần 100 W

cái

60

72,36

18

Bút nhớ

cái

3

4,32

19

Điện năng

kW

271,07

Định mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 09

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

Thiết kế mô hình

0,87

1,00

1,15

1,32

1

Xác định phạm vi của mô hình

0,05

0,06

0,06

0,07

2

Xác định đối tượng và mùa vụ khai thác thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học

0,17

0,19

0,22

0,25

3

Thiết kế nội dung quy định về khai thác và phát triển bền vững các loài sinh vật

0,12

0,14

0,16

0,18

4

Thiết kế chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức

0,19

0,22

0,26

0,29

5

Thiết kế thành lập Tổ tự quản bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển

0,06

0,07

0,08

0,10

6

Thiết kế hoạt động nâng cao sinh kế

0,18

0,20

0,23

0,27

7

Thiết kế quy mô, diện tích phục hồi, trồng dặm cây ngập mặn

0,10

0,12

0,14

0,16

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha; Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số tại bảng 3.

2.1.4. Thiết kế giải pháp triển khai xây dựng mô hình, phân tích đánh giá tính khả thi và hoàn thiện bản thiết kế mô hình:

Bảng số 10

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

TH (tháng)

Định mức

1

Áo BHLĐ

cái

9

40,00

2

Dép đi trong phòng

đôi

6

40,00

3

Bàn làm việc

cái

72

40,00

4

Ghế tựa

cái

72

40,00

5

Giá để tài liệu

cái

60

10,00

6

Tủ đựng tài liệu

cái

60

10,00

7

Êke (2 cái)

bộ

24

4,00

9

Chuột máy tính

cái

6

30,00

10

Ổn áp (chung) 4kVA

cái

48

7,50

11

Đồng hồ treo tường

cái

48

10,00

12

Máy tính tay

cái

36

4,00

13

Cặp đựng tài liệu

cái

36

10,00

14

Đèn neon 40 W

bộ

48

40,00

15

Máy hút bụi 1,5 kW

cái

36

0,30

16

Quạt thông gió 40 W

cái

12

6,70

17

Quạt trần 100 W

cái

60

6,70

18

Bút nhớ

cái

3

4,00

19

Điện năng

kW

24,23

Định mức cho từng công việc tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 11

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

1

Phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình thiết kế

2,40

2,40

2,40

2,40

2

Thiết kế giải pháp triển khai

0,87

1,00

1,15

1,32

3

Hoàn thiện bản thiết kế mô hình

1,00

1,00

1,00

1,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số quy định tại bảng 3.

2.2. Định mức thiết bị: ca/mô hình

Bảng số 12

TT

Danh mục thiết bị

ĐVT

Công suất

Mức

1

Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

26,13

Máy vi tính để bàn

cái

0,40

35,10

Máy in laser

cái

0,40

3,51

Máy photocopy

cái

1,50

10,53

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,35

Máy ghi âm

cái

0,40

5,46

Máy tính xách tay

cái

0,40

5,46

Điện năng

kW

782,10

2

Làm việc với địa phương

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

10,85

Máy photocopy

cái

1,50

0,05

Điện năng

201,14

3

Điều tra, đánh giá hiện trạng

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

60,30

Máy vi tính để bàn

cái

0,40

270,00

Máy in laser

cái

0,40

27,00

Máy photocopy

cái

1,50

81,00

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

2,70

Điện năng

kW

3133,77

4

Thiết kế mô hình

4.1

Xác định phạm vi mô hình

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

4,02

 

Máy vi tính

cái

0,40

18,00

 

Máy in laser

cái

0,40

1,80

 

Máy photocopy

cái

1,50

5,40

 

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,01

 

Điện năng

kW

 

208,86

4.2

Xác định đối tượng và mùa vụ khai thác thủy sản và bảo tồn ĐDSH

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

13,94

 

Máy vi tính

cái

0,40

62,40

 

Máy in laser

cái

0,40

6,24

 

Máy photocopy

cái

1,50

18,72

 

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,62

 

Điện năng

kW

 

724,32

4.3

Thiết kế nội dung quy định về khai thác và phát triển bền vững loài sinh vật

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

9,65

 

Máy vi tính

cái

0,40

43,20

 

Máy in laser

cái

0,40

4,32

 

Máy photocopy

cái

1,50

12,96

 

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,43

 

Điện năng

kW

 

501,44

4.4

Thiết kế chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

16,08

 

Máy vi tính

cái

0,40

72,00

 

Máy in laser

cái

0,40

7,20

 

Máy photocopy

cái

1,50

21,60

 

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,72

 

Điện năng

kW

 

835,67

4.5

Thiết kế thành lập Tổ tự quản bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

5,36

 

Máy vi tính

cái

0,40

24,00

 

Máy in laser

cái

0,40

2,40

 

Máy photocopy

cái

1,50

7,20

 

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,24

 

Điện năng

kW

 

278,56

4.6

Thiết kế hoạt động nâng cao sinh kế cho người dân

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

14,74

 

Máy vi tính

cái

0,40

66,00

 

Máy in laser

cái

0,40

6,60

 

Máy photocopy

cái

1,50

19,80

 

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,66

 

Điện năng

kW

 

766,03

4.7

Thiết kế quy mô, diện tích phục hồi, trồng dặm cây ngập mặn

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

8,58

 

Máy vi tính

cái

0,40

38,40

 

Máy in laser

cái

0,40

3,84

 

Máy photocopy

cái

1,50

11,52

 

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,38

 

Điện năng

kW

 

445,69

5

Phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình thiết kế

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

16,08

Máy vi tính

cái

0,40

72,00

Máy in laser

cái

0,40

7,20

Máy photocopy

cái

1,50

21,60

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,72

Điện năng

kW

835,68

6

Thiết kế giải pháp xây dựng mô hình

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

6,70

Máy vi tính

cái

0,40

30,00

Máy in laser

cái

0,40

3,00

Máy photocopy

cái

1,50

9,00

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,30

Điện năng

kW

348,20

7

Hoàn thiện bản thiết kế mô hình

Như mục 6 bảng này

Mức trên quy định cho loại khó khăn 2; mức cho từng bước công việc các loại khó khăn khác tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 13

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

1

Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin

0,87

1,00

1,15

1,32

2

Làm việc với địa phương

1,00

1,00

1,00

1,00

3

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường

0,87

1,00

1,15

1,32

3.1

Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên

0,35

0,40

0,46

0,53

3.2

Xác định và đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội

0,26

0,30

0,34

0,40

3.3

Điều tra, đánh giá về hiện trạng quản lý tài nguyên

0,10

0,11

0,13

0,15

3.4

Xây dựng báo cáo

0,16

0,19

0,22

0,24

4

Thiết kế mô hình

0,87

1,00

1,15

1,32

5

Phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình thiết kế

1,00

1,00

1,00

1,00

6

Thiết kế giải pháp triển khai

0,87

1,00

1,15

1,32

7

Hoàn thiện bản thiết kế mô hình

1,00

1,00

1,00

1,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số quy định tại bảng 3.

2.3. Định mức vật liệu

Định mức vật liệu quy định như nhau cho các loại khó khăn khác nhau.

2.3.1. Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin

Bảng số 14

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức

1

Bản đồ địa hình

tờ

3,00

2

Băng dính loại vừa

cuộn

1,50

3

Bìa đóng sổ

cái

2,00

4

Biên bản bàn giao thành quả

tờ

10,00

5

Giấy can

mét

15,00

6

Giấy A4

ram

2,50

7

Giấy gói hàng

tờ

5,00

8

Mực màu

tuýp

5,00

9

Mực đen

lọ

1,00

10

Pin đèn

đôi

5,00

11

Sổ đo các loại

quyển

10,00

12

Sổ ghi chép

quyển

3,00

13

Giấy in bản đồ A0

tờ

30,00

14

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

0,50

15

Giấy note

tệp

2,00

16

Mực in laser

hộp

0,02

17

Mực photocopy

hộp

0,02

18

Đĩa DVD

cái

1,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số quy định tại bảng 3.

2.3.2. Làm việc với địa phương nơi xây dựng mô hình

Bảng số 15

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức

1

Bản đồ địa hình

tờ

1,00

2

Băng dính loại vừa

cuộn

0,50

3

Bìa đóng sổ

cái

10,00

4

Bút bi

cái

5,00

5

Giấy can

mét

2,00

6

Giấy A4

ram

1,00

7

Sổ ghi chép

quyển

2,00

8

Mực in laser

hộp

0,01

9

Mực photocopy

hộp

0,01

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha; Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số quy định tại bảng 3.

2.3.3. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường

Bảng số 16

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức

1

Băng dính loại vừa

cuộn

0,50

2

Bìa đóng sổ

cái

2,00

3

Giấy can

mét

1,00

4

Giấy A4

ram

2,00

5

Pin đèn

đôi

5,00

6

Mực photocopy

hộp

0,40

7

Sổ ghi chép

quyển

2,00

8

Giấy in bản đồ A0

tờ

10,00

9

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

0,40

Mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 17

TT

Công việc

Hệ số

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường

1,00

1

Điều tra, đánh giá hiện trạng về tài nguyên

0,40

2

Điều tra, đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội

0,30

3

Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên

0,11

4

Xây dựng báo cáo

0,19

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình, thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số tại bảng 3.

2.3.4. Thiết kế mô hình

Bảng số 18

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức

1

Bản đồ địa hình

tờ

2,00

2

Băng dính loại vừa

cuộn

0,50

3

Bìa đóng sổ

cái

2,00

4

Biên bản bàn giao thành quả

tờ

10,00

5

Giấy can

mét

15,00

6

Giấy A4

ram

2,00

7

Giấy gói hàng

tờ

5,00

8

Mực màu

tuýp

5,00

9

Mực đen

lọ

1,00

10

Pin đèn

đôi

5,00

11

Sổ đo các loại

quyển

10,00

12

Sổ ghi chép

quyển

2,00

13

Giấy in bản đồ A0

tờ

30,00

14

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

0,50

15

Mực in laser

hộp

0,04

16

Mực photocopy

hộp

0,01

17

Đĩa DVD

cái

1,00

Định mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 19

TT

Công việc

Hệ số

Thiết kế mô hình

1,00

1

Xác định phạm vi của mô hình

0,05

2

Xác định đối tượng và mùa vụ khai thác thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học

0,20

3

Thiết kế nội dung quy định về khai thác và phát triển bền vững các loài sinh vật

0,10

4

Thiết kế chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức

0,25

5

Thiết kế thành lập tổ tự quản bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển

0,10

6

Thiết kế hoạt động nâng cao sinh kế

0,20

7

Thiết kế quy mô, diện tích phục hồi, trồng dặm cây ngập mặn

0,10

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150ha đến dưới 200ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số quy định tại bảng 3.

2.3.5. Phân tích, đánh giá tính khả thi

Bảng số 20

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức

1

Bìa đóng sổ

cái

2,00

2

Giấy can

mét

1,00

3

Giấy A4

ram

1,00

4

Sổ ghi chép

quyển

1,00

5

Giấy in bản đồ A0

tờ

1,00

6

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

0,10

7

Mực photocopy

hộp

0,15

8

Mực in laser

hộp

0,20

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số quy định tại bảng 3.

2.3.6. Thiết kế giải pháp triển khai xây dựng mô hình

Bảng số 21

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức

1

Bản đồ địa hình

tờ

1,00

2

Băng dính loại vừa

cuộn

0,10

3

Bìa đóng sổ

cái

1,00

4

Giấy can

mét

1,00

5

Giấy A4

ram

0,25

6

Giấy gói hàng

tờ

1,00

7

Mực màu

tuýp

0,50

8

Mực đen

lọ

0,10

9

Pin đèn

đôi

1,00

10

Sổ đo các loại

quyển

1,00

11

Sổ ghi chép

quyển

1,00

12

Giấy in bản đồ A0

tờ

3,00

13

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

0,03

14

Mực in laser

hộp

0,05

15

Mực photocopy

hộp

0,01

16

Đĩa DVD

cái

1,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150ha đến dưới 200ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số quy định tại bảng 3.

2.3.7. Hoàn thiện thiết kế mô hình

Bảng số 22

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Mức

1

Bìa đóng sổ

cái

1,00

2

Giấy can

mét

0,20

3

Giấy A4

ram

0,20

4

Sổ ghi chép

quyển

0,10

5

Giấy in bản đồ A0

tờ

1,00

6

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

0,10

7

Mực photocopy

hộp

0,15

8

Mực in laser

hộp

0,05

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích từ 150 ha đến dưới 200 ha. Khi diện tích mô hình thay đổi, quy định lại định mức theo hệ số tại bảng 3.

MỤC 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN

1. Định mức lao động

1.1. Nội dung công việc

1.1.1. Giới thiệu dự án để thống nhất nội dung, cách thức triển khai:

a) Liên hệ với địa phương nơi xây dựng mô hình để trao đổi chủ trương và nội dung thực hiện;

b) Làm việc với lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể và cộng đồng nơi xây dựng mô hình để thống nhất nội dung và cách thức triển khai xây dựng mô hình;

c) Chuẩn bị tổ chức họp giới thiệu dự án cho lãnh đạo huyện, xã và nhân dân trong xã nơi thực hiện dự án;

d) Vận động sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương vào triển khai thực hiện xây dựng mô hình.

1.1.2. Triển khai xây dựng mô hình trên thực tiễn:

a) Tiến hành cắm mốc ranh giới trên thực địa của khu vực xây dựng mô hình:

– Xác định diện tích hệ sinh thái đất ngập nước ven biển được triển khai xây dựng mô hình dựa trên bản thiết kế mô hình và ranh giới trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã;

– Tiến hành cắm mốc ranh giới nơi xây dựng mô hình (mốc bê tông mang tính đánh dấu) và xây dựng biển báo nơi triển khai mô hình;

– Xác định diện tích đất ngập mặn được trồng thêm các loài cây ngập mặn và diện tích hệ sinh thái rừng ngập mặn cần bảo tồn, quản lý chặt chẽ trước các tác động của con người.

b) Duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước của khu vực triển khai xây dựng mô hình:

– Bảo tồn và phát triển các đối tượng thủy sản mà nhân dân thường khai thác làm thức ăn và sử dụng thương mại trong khu vực;

– Duy trì và đảm bảo mùa sinh sản, mùa vụ khai thác của các đối tượng thủy sản theo quy luật tự nhiên;

– Bảo tồn và phát triển các giống thủy sản có thể nuôi trồng được trong khu vực;

– Bổ sung, phát triển và bảo tồn các giống loài động, thực vật quý, hiếm có giá trị kinh tế trước đây đã tồn tại trong khu vực xây dựng mô hình;

– Triển khai bảo tồn, duy trì và phát triển các loài có giá trị trong hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nơi xây dựng mô hình.

c) Xây dựng và ban hành các quy định về khai thác bền vững các loài động thực vật trong khu vực xây dựng mô hình:

– Xây dựng quy ước (hương ước) về bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại khu vực xây dựng mô hình và thống nhất với địa phương để ban hành quy ước;

– Xây dựng quy định khai thác bền vững thủy sản của khu vực xây dựng mô hình, lấy ý kiến cộng đồng và thống nhất ban hành, áp dụng trong cộng đồng;

– Phổ biến rộng rãi các quy định đến tận người khai thác (nhân dân) và huy động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của địa phương.

d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đối với đời sống của nhân dân:

– Tổ chức các hoạt động, hội thảo nhằm tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo của xã về vai trò và giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển và hướng dẫn quản lý bền vững hệ sinh thái này;

– Tuyên truyền cho nhân dân về giá trị và vai trò của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển và hướng dẫn bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này thông qua các hoạt động cụ thể: mở lớp tuyên truyền; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu vai trò, giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái này; thường xuyên đưa các thông tin lên trên bản tin của địa phương nơi xây dựng mô hình, kịp thời khen thưởng những cá nhân xuất sắc và có những hình thức nhắc nhở các đối tượng vi phạm trong khai thác quá mức hoặc phá hoại tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn;

– Triển khai tuyên truyền cho học sinh bằng các hoạt động: mở lớp tuyên truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền vào trong các bài học chính khóa và ngoại khóa; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn và các đợt tham quan, dã ngoại về các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đã có hiệu quả kinh tế xã hội trong thực tiễn.

đ) Thành lập tổ tự quản bảo vệ giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển:

– Tổ chức họp và bầu tổ tự quản với sự tham gia của tất cả người dân nơi xây dựng mô hình, thống nhất ban hành quyết định thành lập tổ tự quản của xã;

– Hỗ trợ kinh phí bước đầu triển khai xây dựng mô hình, bao gồm phương tiện, dụng cụ cho tổ tự quản hoạt động; đồng thời xây dựng quỹ quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước ven biển thông qua các hình thức gây quỹ khác nhau như đóng góp của các bên liên quan và phí phạt vi phạm trong khai thác tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn;

– Tạo hành lang pháp lý cho tổ tự quản hoạt động (thông qua quy chế hoạt động của Tổ tự quản, đặc biệt là nội dung gây quỹ, quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn) trong quá trình thực hiện và đặc biệt đảm bảo cho tổ tự quản hoạt động sau khi kết thúc mô hình.

e) Trồng mới và trồng dặm loài thực vật ngập mặn

– Khảo sát xác định các vị trí và diện tích có thể trồng mới và trồng dặm các loài thực vật ngập mặn;

– Lựa chọn loài cây ngập mặn bản địa để phục hồi và triển khai trồng bổ sung theo mật độ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển;

– Triển khai xây dựng vườn ươm cây, bao gồm: tổ chức lấy quả để ươm cây ngập mặn; chăm sóc, duy trì và bảo vệ cây con;

– Triển khai trồng các loài cây ngập mặn;

– Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng và phát triển đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn.

1.1.3. Triển khai hướng dẫn và thực hiện các hoạt động nâng cao sinh kế:

Tùy điều kiện và kinh nghiệm địa phương mà lựa chọn các hoạt động nâng cao sinh kế phù hợp. Có thể lựa chọn các hoạt động sau:

a) Triển khai hoạt động trồng nấm:

– Mở lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm;

– Xác định các hộ có khả năng tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật;

– Lựa chọn các hộ để hỗ trợ giống và triển khai trồng nấm;

– Thành lập câu lạc bộ trồng nấm để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng hoạt động trồng nấm.

b) Triển khai hoạt động nuôi ong:

– Mở lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong;

– Xác định các hộ có khả năng tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật;

– Lựa chọn các hộ để hỗ trợ về giống ong, tổ, chân cầu, máy quay mật và triển khai nuôi ong;

– Thành lập câu lạc bộ nuôi ong để chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng các hộ nuôi ong.

c) Triển khai hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp xây dựng hầm biogas:

– Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với xây dựng hầm biogas;

– Tiến hành khảo sát các hộ gia đình có tiềm năng triển khai các hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp xây dựng hầm biogas và lựa chọn hộ điển hình để hỗ trợ giống, kỹ thuật và vật tư cần thiết;

– Hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi và triển khai xây dựng hầm biogas;

– Tổ chức các cuộc họp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến, nhân rộng trong cộng đồng của khu vực.

d) Nuôi trồng thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và quanh vùng rừng ngập mặn:

– Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản dưới và quanh vùng hệ sinh thái rừng ngập mặn của khu vực xây dựng mô hình;

– Hướng dẫn cách thức khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững các loài thủy sản.

đ) Phát huy các ngành nghề truyền thống của địa phương. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của các ngành nghề truyền thống ở mỗi địa phương để hỗ trợ, phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống đó phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

1.1.4. Đánh giá hiệu quả của việc triển khai xây dựng mô hình trên thực tế:

a) Đánh giá chi phí, lợi ích của việc xây dựng mô hình sau khi hoàn thiện mô hình, xác định các lợi ích đạt được về kinh tế, xã hội và môi trường trước và sau khi triển khai xây dựng mô hình;

b) Chăm sóc, duy trì và phát triển giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nơi xây dựng mô hình;

c) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và tích cực của cộng đồng nơi triển khai xây dựng mô hình, đặc biệt là các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

1.2. Phân loại khó khăn

1.2.1. Giới thiệu dự án: không phân loại khó khăn

1.2.2. Triển khai xây dựng mô hình:

a) Loại KK1: hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển Bắc Trung Bộ (Nghệ An – Phú Yên);

b) Loại KK2: hệ sinh thái đất ngập nước/rừng ngập mặn vùng ven biển Nam Trung Bộ (Khánh Hòa – Bình Thuận);

c) Loại KK3: hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh – Thanh Hóa);

d) Loại KK4: hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển Nam Bộ (Bà Rịa Vũng Tàu – Kiên Giang).

1.2.3. Triển khai hướng dẫn và thực hiện các hoạt động nâng cao sinh kế: theo quy định tại Mục 1.2.2 nêu trên.

1.2.4. Đánh giá hiệu quả: không phân loại khó khăn.

1.3. Định biên

Bảng số 23

TT

Công việc

KTV4

KS2

KS4

KS5

Nhóm

1

Giới thiệu dự án

1

1

1

1

4

2

Triển khai xây dựng mô hình

1

2

1

1

5

3

Triển khai hoạt động nâng cao sinh kế

1

1

1

3

4

Đánh giá hiệu quả

1

1

2

1.4. Định mức: công nhóm/mô hình

Bảng số 24

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

1

Giới thiệu dự án

19,00

19,00

19,00

19,00

2

Triển khai xây dựng mô hình

130,42

150,00

172,50

198,38

2.1

Cắm mốc ranh giới trên thực địa

10,43

12,00

13,80

15,87

2.2

Duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng loài

29,56

34,00

39,10

44,96

2.3

Xây dựng, ban hành quy định về khai thác bền vững loài động thực vật

6,70

10,00

11,50

13,22

2.4

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

33,04

38,00

43,70

50,26

2.5

Thành lập tổ tự quản thực vật ngập mặn

13,91

16,00

18,40

21,16

3

Triển khai hướng dẫn và thực hiện hoạt động nâng cao sinh kế

232,17

267,00

307,05

353,11

3.1

Hoạt động trồng nấm

43,48

50,00

57,50

66,12

3.2

Hoạt động nuôi ong

34,78

40,00

46,00

52,90

3.3

Chăn nuôi kết hợp xây dựng biogas

46,09

53,00

60,95

70,09

3.4

Nuôi trồng thủy sản

58,26

67,00

77,05

88,61

3.5

Phát huy các ngành nghề truyền thống

49,56

57,00

65,55

75,38

4

Đánh giá hiệu quả

75,00

75,00

75,00

75,00

Ghi chú:

(1) Định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

(2) Chưa tính định mức cho công việc đổ cọc mốc (beton), biển báo tại định mức bước cắm mốc ranh giới nêu trên.

2. Định mức vật tư và thiết bị

2.1. Định mức dụng cụ: ca/mô hình

2.1.1. Giới thiệu dự án

Bảng số 25

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

TH (tháng)

Mức giới thiệu dự án

1

Áo BHLĐ

cái

9

60,80

2

Dép đi trong phòng

đôi

6

60,80

3

Bàn làm việc

cái

72

60,80

4

Ghế tựa

cái

72

60,80

5

Đồng hồ treo tường

cái

48

15,20

6

Cặp đựng tài liệu

cái

36

15,20

7

Đèn neon 40 W

bộ

48

60,80

9

Máy hút bụi 1,5 kW

cái

36

0,46

10

Quạt thông gió 40 W

cái

12

10,18

11

Quạt trần 100 W

cái

60

10,18

12

Máy Fax 0,3 kW

cái

36

0,30

13

Điện thoại

cái

36

0,30

14

Điện năng

kW

25,76

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

2.1.2. Triển khai xây dựng mô hình và triển khai hướng dẫn, thực hiện hoạt động nâng cao sinh kế

Bảng số 26

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Định mức

1

Áo rét BHLĐ

cái

18

300,00

2

Áo mưa

cái

9

300,00

3

Ba lô

cái

18

600,00

4

Giầy cao cổ

đôi

12

600,00

5

Mũ cứng

cái

12

600,00

6

Quần áo BHLĐ

bộ

9

600,00

7

Tất sợi

đôi

6

600,00

8

Bi đông nhựa

cái

12

600,00

9

Bút kẻ thẳng

cái

24

0,05

10

Compa đơn

cái

24

0,05

11

Đèn pin

bộ

12

18,00

12

Địa bàn kỹ thuật

cái

36

0,05

13

Đồng hồ báo thức

cái

36

360,00

14

Ê ke (2 loại)

Bộ

24

0,05

15

Hòm sắt đựng tài liệu

cái

48

120,00

16

Ký hiệu bản đồ

quyển

48

0,05

17

Kẹp sắt

cái

9

120,00

18

Máy tính tay

cái

36

0,05

19

Nilon gói tài liệu 1m

cái

9

120,00

20

Ống đựng bản đồ

cái

24

120,00

21

Ống nhòm

cái

60

0,10

22

Bút vẽ kỹ thuật

cái

6

0,05

23

Thước đo độ

cái

24

0,05

24

Thước 3 cạnh

cái

24

0,05

25

Thước cuộn vải 50m

cái

12

0,05

26

Bàn gấp

cái

24

200,00

27

Ghế gấp

cái

24

200,00

28

Phao cứu sinh

cái

24

600,00

29

Camera kỹ thuật số

cái

36

3,60

30

Dây cáp nhựa

m

6

120,00

31

Đài VHF

cái

24

120,00

32

Điện thoại

cái

36

0,50

33

Máy chụp ảnh kỹ thuật số

cái

36

0,50

34

Bộ đàm

cái

36

0,50

Mức trên tính cho triển khai xây dựng mô hình loại khó khăn 2; mức cho các loại khó khăn khác của từng bước công việc tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 27

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

2

Triển khai xây dựng mô hình

0,87

1,00

1,15

1,32

2.1

Cắm mốc ranh giới trên thực địa

0,07

0,08

0,09

0,10

2.2

Duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng loài

0,20

0,23

0,26

0,30

2.3

Xây dựng, ban hành quy định về khai thác bền vững loài động thực vật

0,06

0,07

0,08

0,09

2.4

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

0,22

0,25

0,29

0,34

2.5

Thành lập tổ tự quản

0,09

0,11

0,12

0,14

2.6

Trồng mới và trồng dặm loài thực vật ngập mặn

0,23

0,26

0,31

0,35

3

Triển khai hướng dẫn và thực hiện hoạt động nâng cao sinh kế

0,92

1,07

1,23

1,40

3.1

Hoạt động trồng nấm

0,17

0,20

0,23

0,26

3.2

Hoạt động nuôi ong

0,14

0,16

0,18

0,21

3.3

Chăn nuôi kết hợp xây dựng biogas

0,18

0,21

0,24

0,28

3.4

Nuôi trồng thủy sản

0,23

0,27

0,31

0,35

3.5

Phát huy các ngành nghề truyền thống

0,20

0,23

0,27

0,30

Ghi chú:

(1) Định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

(2) Chưa tính định mức cho công việc đổ cọc mốc (beton), biển báo tại định mức bước Cắm mốc ranh giới trên.

2.1.3. Đánh giá hiệu quả

Bảng số 28

TT

Danh mục dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Mức đánh giá hiệu quả

1

Áo BHLĐ

cái

9

120,00

2

Dép đi trong phòng

đôi

6

120,00

3

Bàn làm việc

cái

72

120,00

4

Ghế tựa

cái

72

120,00

5

Giá để tài liệu

cái

60

30,00

6

Tủ đựng tài liệu

cái

60

30,00

7

Êke (2 cái)

bộ

24

0,05

9

Chuột máy tính

cái

6

90,00

10

Ổn áp (chung) 4 kVA

cái

48

22,50

11

Đồng hồ treo tường

cái

48

30,00

12

Máy tính tay

cái

36

0,05

13

Cặp đựng tài liệu

cái

36

120,00

14

Đèn neon 40 W

bộ

48

120,00

15

Máy hút ẩm 2 kW

cái

36

7,50

16

Máy hút bụi 1,5 kW

cái

36

0,90

17

Quạt thông gió 40 W

cái

12

20,10

18

Quạt trần 100 W

cái

60

20,10

19

Điện năng

kW

201,30

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

2.2. Định mức thiết bị: ca/mô hình

Bảng số 29

TT

Danh mục thiết bị

ĐVT

Công suất

Định mức

1

Giới thiệu dự án

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

10,18

Máy photocopy

cái

1,50

0,15

Máy in phun A0

cái

0,40

0,10

Máy chiếu

cái

0,50

15,20

Máy tính xách tay

cái

0,40

15,20

Máy ghi âm

cái

0,40

11,40

Điện năng

kW

343,57

2

Triển khai xây dựng mô hình

2.1

Cắm mốc ranh giới

 

 

 

 

Máy GPS cầm tay

cái

 

7,20

 

Máy tính xách tay

 

 

0,22

2.2

Duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

 

 

không

2.3

Xây dựng, ban hành quy định khai thác bền vững loài động thực vật

 

 

 

 

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

6,70

 

Máy vi tính để bàn

cái

0,40

21,00

 

Máy in laser

cái

0,40

2,10

 

Máy photocopy

cái

1,50

6,30

 

Máy tính xách tay

cái

0,40

9,00

 

Máy chiếu

cái

0,50

9,00

 

Điện năng

kW

 

348,85

2.4

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

 

 

 

 

Máy tính xách tay

cái

0,40

30,40

 

Máy chiếu

cái

0,50

30,40

 

Máy photocopy

cái

1,50

0,25

 

Máy quay

cái

 

30,40

 

Điện năng

kW

 

232,97

2.5

Thành lập tổ tự quản

 

 

 

 

Máy vi tính

cái

0,40

0,05

 

Máy in

cái

0,40

0,05

 

Máy photocopy

cái

1,50

0,25

 

Điện năng

kW

 

3,49

2.6

Trồng mới và trồng dặm thực vật ngập mặn

 

 

 

 

Máy photocopy

cái

1,50

0,25

 

Điện năng

kW

 

3,15

3

Triển khai hướng dẫn và thực hiện hoạt động nâng cao sinh kế

không

4

Đánh giá hiệu quả

Điều hòa nhiệt độ

cái

2,20

20,10

Máy vi tính để bàn

cái

0,40

90,00

Máy in laser

cái

0,40

9,00

Máy photocopy

cái

1,50

27,00

Đầu ghi đĩa DVD

cái

0,04

0,90

Điện năng

kW

1044,59

Định mức trên tính cho loại khó khăn 2; định mức cho từng bước công việc theo các loại khó khăn khác tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 30

TT

Công việc

Loại KK1

Loại KK2

Loại KK3

Loại KK4

1

Giới thiệu dự án

1,00

1,00

1,00

1,00

2

Triển khai xây dựng mô hình

2.1

Cắm mốc ranh giới trên thực địa

0,87

1,00

1,15

1,32

2.2

Duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng loài

0,87

1,00

1,15

1,32

2.3

Xây dựng, ban hành quy định về khai thác bền vững các loài động thực vật

0,87

1,00

1,15

1,32

2.4

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

0,87

1,00

1,15

1,32

2.5

Thành lập tổ tự quản

0,87

1,00

1,15

1,32

2.6

Trồng mới và trồng dặm thực vật ngập mặn

0,87

1,00

1,15

1,32

3

Triển khai hướng dẫn và thực hiện hoạt động nâng cao sinh kế

4

Đánh giá hiệu quả

1,00

1,00

1,00

1,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

2.3. Định mức vật liệu

Định mức vật liệu tính như nhau cho các loại khó khăn khác nhau.

2.3.1. Giới thiệu dự án

Bảng số 31

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Định mức

1

Bản đồ địa hình

tờ

1,00

2

Băng dính loại vừa

cuộn

0,50

3

Giấy can

mét

1,00

4

Giấy A4

ram

1,00

5

Sổ ghi chép

quyển

2,00

6

Giấy in bản đồ A0

tờ

2,00

7

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

0,20

8

Mực photocopy

hộp

0,20

9

Bút bi

cái

20,00

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích đến 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

2.3.2. Triển khai xây dựng mô hình

Bảng số 32

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Định mức

1

Bản đồ địa hình

tờ

10,00

2

Băng dính loại vừa

cuộn

2,00

3

Bìa đóng sổ

cái

10,00

4

Biên bản bàn giao thành quả

tờ

10,00

5

Giấy can

mét

10,00

6

Giấy A4

ram

5,00

7

Giấy gói hàng

tờ

10,00

8

Mực màu

tuýp

3,00

9

Mực đen

lọ

1,00

10

Pin đèn

đôi

10,00

11

Mực photocopy

hộp

0,60

12

Sổ ghi chép

quyển

2,00

13

Giấy in bản đồ A0

tờ

30,00

14

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

1,00

15

Mực in laser

hộp

0,40

Mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 33

TT

Công việc

Hệ số

Triển khai xây dựng mô hình

1,00

1

Cắm mốc ranh giới trên thực địa

0,08

2

Duy trì, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng loài

0,22

3

Xây dựng, ban hành quy định về khai thác bền vững loài động thực vật

0,07

4

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

0,25

5

Thành lập tổ tự quản

0,11

6

Trồng mới và trồng dặm thực vật ngập mặn

0,27

Ghi chú:

(1) Định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

(2) Chưa tính định mức cho các công việc sau: làm cọc mốc (beton) và biển báo ở công việc cắm mốc ranh giới; mở lớp tập huấn, tổ chức các cuộc cây giống phục vụ trồng mới, trồng dặm cây rừng ngập mặn; công việc hỗ trợ ban đầu tổ tự quản.

2.3.3. Triển khai hướng dẫn và thực hiện hoạt động nâng cao sinh kế:

Bảng số 34

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Định mức

1

Bản đồ địa hình

tờ

10,00

2

Băng dính loại vừa

cuộn

3,00

3

Bìa đóng sổ

cái

10,00

4

Biên bản bàn giao kết quả

tờ

10,00

5

Giấy can

mét

10,00

6

Giấy A4

ram

3,00

7

Giấy gói hàng

tờ

10,00

8

Mực màu

tuýp

3,00

9

Mực đen

lọ

1,00

10

Pin đèn

đôi

10,00

11

Mực photocopy

hộp

0,60

12

Sổ ghi chép

quyển

2,00

13

Giấy in bản đồ A0

tờ

30,00

14

Mực in phun hộp 4 màu

hộp

1,00

15

Mực in laser

hộp

0,10

Mức cho từng bước công việc tính theo hệ số quy định trong bảng sau:

Bảng số 35

TT

Công việc

Hệ số

Triển khai hướng dẫn và thực hiện hoạt động nâng cao sinh kế

1,00

1

Hoạt động trồng nấm

0,20

2

Hoạt động nuôi ong

0,15

3

Chăn nuôi kết hợp xây dựng biogas

0,20

4

Nuôi trồng thủy sản

0,25

5

Phát huy các ngành nghề truyền thống

0,20

Ghi chú:

(1) Định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận;

(2) Chưa tính vật liệu cho việc tập huấn, hỗ trợ giống.

2.3.4. Đánh giá hiệu quả

Bảng số 36

TT

Danh mục vật liệu

ĐVT

Định mức

1

Bìa đóng sổ

cái

2,00

2

Giấy can

mét

1,00

3

Giấy A4

ram

1,50

4

Sổ ghi chép

quyển

1,00

5

Giấy in bản đồ A0

tờ

1,00

6

Mực photocopy

hộp

0,15

7

Mực in laser

hộp

0,05

Ghi chú: định mức trên quy định cho mô hình diện tích 200 ha; khi diện tích mô hình thay đổi trên 5% thì quy định lại định mức theo tỷ lệ thuận.

 

 

 

THÔNG TƯ 14/2013/TT-BTNMT QUY ĐỊNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT THIẾT KẾ, XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 14/2013/TT-BTNMT Ngày hiệu lực 05/08/2013
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 19/07/2013
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 21/06/2013
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản