THÔNG TƯ 14/2019/TT-BTNMT VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:500, 1:1.000 VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA TỶ LỆ 1:2.000, 1:5.000 DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2019/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:500, 1:1.000 VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA TỶ LỆ 1:2.000, 1:5.000
Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc trực tiếp phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000 và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc trực tiếp phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000 và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Bộ trưởng, các Thứ trưởng; – Các Sở Tài nguyên và Môi trường; – Công báo, Cổng Thông tin điện tử CP; – Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Lưu: VT, PC, KHTC, ĐĐBĐVN. |
KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Phương Hoa |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT
ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:500, 1:1.000 VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA TỶ LỆ 1:2.000, 1:5.000
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 14/2019/TT-BTNMT ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh: Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc trực tiếp phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000 và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 áp dụng cho các bước công việc (nguyên công công việc) sau:
1.1. Lưới khống chế
1.1.1. Lưới khống chế cơ sở
a) Lưới cơ sở cấp 1
b) Lưới cơ sở cấp 2
c) Lưới độ cao kỹ thuật
1.1.2. Lưới khống chế đo vẽ
a) Lưới đo vẽ cấp 1
b) Lưới đo vẽ cấp 2
1.2. Đo đạc địa hình
1.2.1. Đo đạc địa hình bằng phương pháp toàn đạc điện tử
1.2.2. Đo đạc địa hình bằng công nghệ GNSS
2. Đối tượng áp dụng
– Định mức kinh tế – kỹ thuật được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm, làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình và nhiệm vụ về đo đạc trực tiếp phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000 và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 do các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khi chưa có định mức tổng hợp.
– Định mức kinh tế – kỹ thuật được sử dụng để phục vụ công tác điều hành sản xuất của các đơn vị sản xuất cơ sở và biên soạn định mức tổng hợp phục vụ công tác quản lý sản xuất của các cơ quan quản lý nhà nước.
3. Cơ sở xây dựng định mức
– Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức ngành tài nguyên và môi trường.
– Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000.
– Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ.
– Trang thiết bị kỹ thuật sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý.
– Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ lao động (dụng cụ, thiết bị, máy móc) và bảo hộ lao động cho người sản xuất.
– Tổ chức sản xuất, trình độ lao động công nghệ của người lao động trong Ngành đo đạc và bản đồ.
4. Quy định viết tắt
Nội dung viết tắt |
Chữ viết tắt |
Bản đồ địa hình | BĐĐH |
Bảo hộ lao động | BHLĐ |
Đo đạc bản đồ viên hạng III bậc 1…bậc 6 | ĐĐBĐV III.1…ĐĐBĐV III.6 |
Đo đạc bản đồ viên hạng IV bậc 4…bậc 10 | ĐĐBĐV IV.4 … ĐĐBĐV IV.10 |
Đơn vị tính | ĐVT |
Lái xe bậc 3 | LX3 |
Global Navigation Sattelite System | GNSS |
Khó khăn 1, Khó khăn 2, .., Khó khăn 5 | KK1, KK2, .., KK5 |
Khoảng cao đều | KCĐ |
Kiểm tra nghiệm thu | KTNT |
Thứ tự | TT |
Thủy chuẩn kỹ thuật | TCKT |
Máy in phun bản đồ khổ A0 | Máy in Ploter A0 |
5. Hệ số điều chỉnh chung do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết: Mức lao động khi phải ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật ngoại nghiệp được tính bằng hệ số 0,25.
6. Giải thích từ ngữ: Từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
Phương pháp toàn đạc điện tử là phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo góc và đo chiều dài (cạnh) chính xác. Phương pháp này bao gồm các phương pháp đường chuyền đo góc, cạnh; đường chuyền treo; phương pháp giao hội nghịch.
7. Nội dung Định mức kinh tế – kỹ thuật
7.1. Định mức lao động công nghệ (Định mức lao động): là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm. Nội dung của định mức lao động bao gồm:
7.1.1. Nội dung công việc: quy định các thao tác cơ bản để thực hiện bước công việc.
7.1.2. Phân loại khó khăn: quy định các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của bước công việc làm căn cứ để phân loại khó khăn.
7.1.3. Định biên: xác định số lượng và cấp bậc kỹ thuật của lao động thực hiện công việc.
Cấp bậc kỹ thuật công việc được xác định qua cấp bậc lao động căn cứ theo các văn bản pháp quy hiện hành.
7.1.4. Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm; đơn vị tính là công (công nhóm)/đơn vị sản phẩm.
a) Ngày công (ca) tính bằng 8 giờ làm việc.
b) Các mức ngoại nghiệp thể hiện dưới dạng phân số, trong đó:
– Tử số là mức lao động kỹ thuật (tính theo công nhóm, công cá nhân) và chưa bao gồm mức ngừng nghỉ việc do thời tiết.
– Mức ngừng nghỉ việc do thời tiết theo quy định tại mục 5 Phần này.
– Mẫu số là mức lao động phổ thông (tính theo công cá nhân). Lao động phổ thông là người lao động được thuê mướn để thực hiện các công việc giản đơn như vận chuyển thiết bị, vật liệu, thông hướng tầm ngắm, liên hệ, dẫn đường, bảo vệ, đào bới mốc, rửa vật liệu…
7.2. Định mức dụng cụ (Định mức sử dụng dụng cụ): là thời gian (ca) người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nội dung của định mức dụng cụ bao gồm:
7.2.1. Xác định danh mục dụng cụ cần thiết: là các công cụ lao động cần thiết có giá trị (nguyên giá) dưới 5 triệu đồng. Đối với những dụng cụ có sử dụng điện, nhiên liệu cần được xác định công suất tiêu hao.
7.2.2. Xác định thời hạn sử dụng dụng cụ: theo quy định tại Điều 16 Thông tư 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường quy định xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường.
7.2.3. Xác định mức tiêu hao năng lượng cho các dụng cụ sử dụng điện năng, xăng dầu theo thời gian sử dụng và mức tiêu hao.
7.2.4. Mức cho các dụng cụ nhỏ chưa được tính tại các bảng mức dụng cụ được tính thêm là 5% mức dụng cụ tại bảng tương ứng.
7.3. Định mức thiết bị (Định mức sử dụng thiết bị): là thời gian (ca) người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nội dung của định mức thiết bị bao gồm:
7.3.1. Xác định danh mục thiết bị cần thiết: là các công cụ lao động cần thiết có giá trị (nguyên giá) từ 5 triệu đồng trở lên. Đối với những thiết bị có sử dụng điện, nhiên liệu cần được xác định công suất tiêu hao.
7.3.2. Xác định thời hạn sử dụng thiết bị: theo quy định hiện hành của nhà nước.
7.3.3. Xác định mức tiêu hao năng lượng cho các thiết bị sử dụng điện năng, xăng dầu theo thời gian sử dụng và mức tiêu hao.
7.4. Định mức vật liệu (Định mức sử dụng vật liệu): là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nội dung của định mức vật liệu bao gồm:
7.4.1. Xác định danh mục vật liệu cần thiết với mức tiêu hao cho sản phẩm.
7.4.2. Mức vật liệu nhỏ và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu tương ứng.
8. Diện tích trung bình một mảnh bản đồ địa hình trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000
TT |
Bản đồ tỷ lệ |
Diện tích trên mảnh bản đồ (dm2) |
Diện tích thực địa (km2) |
1 |
1:500 |
30 |
0,08 |
2 |
1:1.000 |
30 |
0,31 |
3 |
1:2.000 |
30 |
1,25 |
4 |
1:5.000 |
45 |
11,25 |
Phần II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT
Mục 1. LƯỚI KHỐNG CHẾ
1. Định mức lao động
1.1. Nội dung công việc
1.1.1. Chọn điểm, chôn mốc
– Chuẩn bị phục vụ công việc. Xác định vị trí điểm, thông hướng. Liên hệ, xin phép đặt mốc.
– Đổ mốc.
– Vẽ ghi chú điểm.
– Kiểm tra, bàn giao.
1.1.2. Xây tường vây điểm lưới cơ sở cấp 1
– Chuẩn bị phục vụ công việc.
– Xây tường vây.
1.1.3. Tìm điểm gốc tọa độ
– Chuẩn bị, tìm điểm gốc tọa độ phục vụ đo nối.
– Kiểm tra, chỉnh lý ghi chú điểm (nếu có), thông hướng phục vụ đo nối.
1.1.4. Tìm điểm gốc độ cao
– Theo ghi chú điểm tìm điểm gốc độ cao cũ phục vụ đo nối.
– Kiểm tra, chỉnh lý ghi chú điểm (nếu có).
1.1.5. Đo ngắm
– Chuẩn bị, kiểm nghiệm thiết bị.
– Đo ngắm.
1.1.6. Tính toán bình sai
– Chuẩn bị tài liệu (kết quả đo ngắm).
– Tính toán bình sai. Lập báo cáo kết quả bình sai lưới.
1.2. Phân loại khó khăn
Loại 1: khu vực đồng bằng, ít cây. Khu vực đồi trọc, thấp (dưới 50m), vùng trung du, giao thông thuận tiện.
Loại 2: khu vực đồng bằng nhiều cây. Khu vực đồi thưa cây vùng trung du, giao thông tương đối thuận tiện.
Loại 3: vùng núi cao từ 50m đến 200m. Vùng đồng lầy. Giao thông không thuận tiện. Vùng đô thị loại V đến loại IV.
Loại 4: vùng núi cao từ 200m đến 800m. Vùng đầm lầy, thụt sâu. Giao thông khó khăn. Vùng thành phố, dân cư đông đúc. Vùng đô thị loại III trở lên.
Loại 5: vùng hải đảo, biên giới, núi cao trên 800m. Giao thông rất khó khăn.
1.3. Định biên
Bảng 01
TT |
Công việc |
LX3 |
ĐĐBĐV IV.4 |
ĐĐBĐV IV.6 |
ĐĐBĐV III.2 |
Nhóm |
1 |
Chọn điểm, chôn mốc |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
2 |
Xây tường vây điểm lưới cơ sở cấp 1 |
1 |
2 |
1 |
|
4 |
3 |
Tìm điểm gốc tọa độ |
1 |
2 |
1 |
|
4 |
4 |
Tìm điểm gốc độ cao |
1 |
|
1 |
1 |
3 |
5 |
Đo ngắm |
|
|
|
|
|
5.1 |
Đo GNSS |
1 |
3 |
|
1 |
5 |
5.2 |
Đo đường chuyền |
1 |
3 |
|
1 |
5 |
5.3 |
Lưới độ cao kỹ thuật |
|
4 |
1 |
|
5 |
6 |
Tính toán bình sai |
|
|
1 |
1 |
2 |
1.4. Định mức
1.4.1. Đơn vị tính
– Chọn điểm, chôn mốc: công nhóm/điểm.
– Xây tường vây điểm lưới cơ sở cấp 1: công nhóm/điểm.
– Tìm điểm gốc tọa độ: công nhóm/điểm.
– Tìm điểm gốc độ cao: công nhóm/điểm.
– Đo ngắm:
+ Đo GNSS: công nhóm/điểm.
+ Đo đường chuyền: công nhóm/km.
+ Lưới độ cao kỹ thuật:
Đo cao thủy chuẩn hình học: công nhóm/km.
Đo cao lượng giác: công nhóm/điểm.
– Tính toán bình sai:
+ Đo GNSS: công nhóm/điểm.
+ Đo đường chuyền: công nhóm/km.
+ Lưới độ cao kỹ thuật: công nhóm/điểm.
1.4.2. Định mức
Bảng 02
TT |
Công việc |
KK1 |
KK2 |
KK3 |
KK4 |
KK5 |
1 |
Chọn điểm, chôn mốc |
|
|
|
|
|
1.1 |
Lưới cơ sở cấp 1 |
1,46 2,00 |
1,94 3,00 |
2,51 4,00 |
3,32 5,00 |
4,21 7,00 |
1.2 |
Lưới cơ sở cấp 2 |
1,02 1,40 |
1,36 2,10 |
1,76 2,80 |
2,32 3,50 |
2,95 5,00 |
1.3 |
Lưới đo vẽ cấp 1 |
0,88 1,20 |
1,16 1,80 |
1,51 2,40 |
1,99 3,00 |
2,53 4,00 |
1.4 |
Lưới đo vẽ cấp 2 |
0,29 0,30 |
0,39 0,50 |
0,51 0,60 |
0,67 0,75 |
0,84 1,00 |
2 |
Xây tường vây điểm lưới cơ sở cấp 1 |
1,35 5,00 |
1,46 6,00 |
1,62 8,00 |
1,89 14,00 |
2,16 16,00 |
3 |
Tìm điểm gốc tọa độ |
0,27 0,25 |
0,34 0,30 |
0,41 0,40 |
0,51 0,50 |
0,68 0,60 |
4 |
Tìm điểm gốc độ cao |
2,07 1,50 |
2,34 1,65 |
2,64 1,80 |
2,98 2,00 |
3,39 2,25 |
5 |
Đo ngắm |
|
|
|
|
|
5.1 |
Đo GNSS |
|
|
|
|
|
a |
Lưới cơ sở cấp 1 |
0,66 0,75 |
0,79 1,00 |
0,96 1,40 |
1,26 2,00 |
1,72 2,50 |
b |
Lưới cơ sở cấp 2 |
0,40 0,45 |
0,47 0,60 |
0,58 0,85 |
0,76 1,20 |
1,03 1,50 |
c |
Lưới đo vẽ cấp 1 |
0,20 0,22 |
0,24 0,30 |
0,29 0,42 |
0,38 0,60 |
0,52 0,75 |
d |
Lưới đo vẽ cấp 2 |
0,14 0,15 |
0,17 0,20 |
0,20 0,30 |
0,27 0,40 |
0,36 0,50 |
5.2 |
Đo đường chuyền |
|
|
|
|
|
a |
Lưới cơ sở cấp 2 |
1,03 0,90 |
1,34 1,35 |
1,74 2,00 |
2,26 2,75 |
2,94 3,85 |
b |
Lưới đo vẽ cấp 1 |
0,93 0,65 |
1,21 0,94 |
1,58 1,35 |
2,05 2,00 |
2,67 2,50 |
c |
Lưới đo vẽ cấp 2 |
0,84 0,60 |
1,09 0,85 |
1,42 1,50 |
1,85 1,80 |
2,40 2,00 |
5.3 |
Lưới độ cao kỹ thuật |
|
|
|
|
|
a |
Đo cao thủy chuẩn hình học |
0,18 0,11 |
0,22 0,18 |
0,25 0,24 |
0,30 0,35 |
0,36 0,45 |
b |
Đo cao lượng giác |
0,78 0,50 |
1,01 0,80 |
1,32 1,10 |
1,72 1,50 |
2,23 2,00 |
6 |
Tính toán bình sai |
|
|
|
|
|
6.1 |
Đo GNSS |
|
|
|
|
|
a |
Lưới cơ sở cấp 1 |
0,32 |
0,32 |
0,32 |
0,32 |
0,32 |
b |
Lưới cơ sở cấp 2 |
0,20 |
0,20 |
0,20 |
0,20 |
0,20 |
c |
Lưới đo vẽ cấp 1 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
0,10 |
d |
Lưới đo vẽ cấp 2 |
0,07 |
0,07 |
0,07 |
0,07 |
0,07 |
6.2 |
Đo đường chuyền |
|
|
|
|
|
a |
Lưới cơ sở cấp 2 |
0,17 |
0,22 |
0,29 |
0,38 |
0,49 |
b |
Lưới đo vẽ cấp 1 |
0,15 |
0,20 |
0,26 |
0,34 |
0,44 |
c |
Lưới đo vẽ cấp 2 |
0,14 |
0,18 |
0,23 |
0,30 |
0,39 |
6.3 |
Lưới độ cao kỹ thuật |
|
|
|
|
|
a |
Đo cao thủy chuẩn hình học |
0,13 |
0,13 |
0,13 |
0,13 |
0,13 |
b |
Đo cao lượng giác |
0,09 |
0,09 |
0,09 |
0,09 |
0,09 |
Ghi chú:
(1) Mức cho Chọn điểm, đóng cọc gỗ Lưới đo vẽ cấp 1 khi không chôn mốc bê tông (mốc tạm thời, đóng cọc gỗ) tính bằng 0,20 mức Chọn điểm, chôn mốc Lưới đo vẽ cấp 1 tại bảng 02.
(2) Mức cho Chọn điểm, gắn mốc tính bằng 0,60 mức Chọn điểm, chôn mốc tại bảng 02.
(3) Mức Tìm điểm gốc tọa độ và mức Tìm điểm gốc độ cao tại bảng 02 quy định cho trường hợp điểm có tường vây; Điểm không có tường vây, mức tính bằng 1,25 các mức tương ứng tại bảng 02.
(4) Mức Đo ngắm và Tính toán bình sai trong trường hợp Đo GNSS Lưới đo vẽ cấp 2 tại bảng 02 quy định như nhau cho cả trường hợp Đo ngắm và Tính toán bình sai khi Đo GNSS tĩnh và động.
(5) Mức Đo ngắm và Tính toán bình sai Lưới độ cao kỹ thuật trong trường hợp đo cao thủy chuẩn hình học tại bảng 02 quy định cho Đo ngắm và Tính toán bình sai khi đo cao thủy chuẩn hình học bằng máy quang cơ. Mức cho Đo ngắm và Tính toán bình sai khi đo cao thủy chuẩn hình học bằng máy điện tử tính bằng 0,85 mức tương ứng tại bảng 02.
2. Định mức dụng cụ: ca/sản phẩm (điểm, km)
2.1. Chọn điểm, chôn mốc: ca/điểm
Bảng 03
TT |
Danh mục dụng cụ |
ĐVT |
Thời hạn |
Mức |
1 |
Áo rét BHLĐ |
cái |
36 |
4,02 |
2 |
Áo mưa bạt |
cái |
12 |
4,02 |
3 |
Ba lô |
cái |
18 |
8,03 |
4 |
Bộ đồ nề |
bộ |
24 |
0,20 |
5 |
Bộ khắc chữ |
bộ |
24 |
0,07 |
6 |
Cờ hiệu nhỏ |
cái |
12 |
0,14 |
7 |
Compa đơn |
cái |
24 |
0,05 |
8 |
Compa kép |
cái |
24 |
0,05 |
9 |
Cuốc bàn |
cái |
12 |
0,07 |
10 |
Dao phát cây |
cái |
12 |
0,30 |
11 |
Ê ke |
bộ |
24 |
0,20 |
12 |
Giầy cao cổ |
đôi |
6 |
8,03 |
13 |
Hòm sắt đựng tài liệu |
cái |
60 |
2,01 |
14 |
Mũ cứng |
cái |
12 |
8,03 |
15 |
Nilon gói tài liệu |
tấm |
9 |
2,01 |
16 |
Ống đựng bản đồ |
cái |
THÔNG TƯ 14/2019/TT-BTNMT VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP PHỤC VỤ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:500, 1:1.000 VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA TỶ LỆ 1:2.000, 1:5.000 DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 14/2019/TT-BTNMT | Ngày hiệu lực | 01/10/2019 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 16/08/2019 |
Cơ quan ban hành |
Bộ tài nguyên và môi trường |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |