TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 217:2004 VỀ CÁ NƯỚC NGỌT – CÁ BỖNG BỘT – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ THỦY SẢN BAN HÀNH

Hiệu lực: Không xác định Ngày có hiệu lực: 30/12/2004

TIÊU CHUẨN NGÀNH

28 TCN 217:2004

CÁ NƯỚC NGỌT – CÁ BỖNG BỘT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish – Larvae of Spinibarbus denticulatus – Technical requirements

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của cá bột đối với loài cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) áp dụng cho các cơ sở có điều kiện sản xuất giống nhân tạo cá Bỗng.

2 Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng cá bột phải theo đúng mức và yêu cầu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột

tt

Chỉ tiêu

Yêu cầu kỹ thuật

1

Khả năng bắt mồi

Ðã tiêu hết noãn hoàng và ăn được mồi bên ngoài

2

Tuổi tính từ sau khi trứng nở (ngày)

6 – 7

3

Chiều dài (mm)

6 – 8

4

Ngoại hình

Cân đối, không dị hình

5

Màu sắc

Cá chưa hình thành màu sắc rõ ràng

6

Trạng thái hoạt động

Bơi quanh thành dụng cụ chứa đựng cá, có phản ứng mạnh với tiếng động

7

Tình trạng sức khoẻ

Tốt, không có dấu hiệu bệnh lý

3 Phương pháp kiểm tra

3.1 Dụng cụ chủ yếu để kiểm tra chất lượng cá bột được quy định trong Bảng 2.

3.2 Thức ăn để kiểm tra khả năng bắt mồi của cá bột là lòng đỏ trứng gà luộc chín.

3.3 Lấy mẫu

Dùng vợt vớt ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ bể ấp, thả vào bát có chứa sẵn khoảng 1/3 dung tích bát là nước sạch để kiểm tra.

3.4 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.4.1 Khả năng bắt mồi

Lấy lòng đỏ trứng gà đã luộc chín bóp nhuyễn, hoà vào 50 ml nước sạch rồi lọc qua vải màn. Dùng thìa vãi nước có lòng đỏ trứng trên mặt nước của bể ấp. Sau 10 phút, quan sát nếu thấy bụng cá có lòng đỏ trứng là cá bột đã tiêu hết noãn hoàng và bắt được mồi ăn bên ngoài.

Bảng 2 – Dung cụ kiểm tra chất lượng cá bột

tt

Dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1

Vợt vớt cá bột

Lưới phù du N064 hoặc vải săm vớt cá bột; Ф 350 – 400 mm

1

2

Thước đo hoặc giấy kẻ ô li

Có vạch chia chính xác đến mm

1

3

Bát chứa cá bột

Bằng nhựa hoặc bát sứ trắng; dung tích 0,5 – 1,0 lít

3

4

Cốc đong thuỷ tinh

Dung tích 10 – 25 ml

1

5

Panh

Loại thẳng

1 – 2

6

Vải màn hai lớp

Hình vuông, kích thước 200 x 200 mm

1

3.4.2 Ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp cá bột trong bát chứa mẫu ở nơi đủ ánh sáng để đánh giá được ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động của cá bột theo quy định trong Bảng 1.

3.4.3 Chiều dài

Dùng panh gắp cá bột đặt nhẹ nhàng trên mặt giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ ly để đo chiều dài toàn thân cá (L). Số lượng đo không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt hoặc vượt chiều dài theo quy định trong Bảng 1 phải lớn hơn 90% tổng số cá kiểm tra.

3.4.4 Tình trạng sức khoẻ

Kiểm tra các chỉ tiêu về cảm nhiễm bệnh của cá Bỗng bột theo quy định tại Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN101:1997 (Quy trình kiểm dịch động vật thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản). Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá bột bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động theo quy định trong Bảng 1.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 217:2004 VỀ CÁ NƯỚC NGỌT – CÁ BỖNG BỘT – YÊU CẦU KỸ THUẬT DO BỘ THỦY SẢN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 28TCN217:2004 Ngày hiệu lực 30/12/2004
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 15/12/2004
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 17/11/2004
Cơ quan ban hành Bộ Thủy sản
Tình trạng Không xác định

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản