THÔNG TƯ 16/2018/TT-BKHCN QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG, PHỐI HỢP TRONG MẠNG LƯỚI CƠ QUAN THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP VÀ BAN LIÊN NGÀNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI DO BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/01/2019

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 16/2018/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG, PHỐI HỢP TRONG MẠNG LƯỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP VÀ BAN LIÊN NGÀNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính ph quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Th tưng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Mng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;

Theo đề nghị của Tng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định hoạt động, phối hợp trong Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định hoạt động phối hợp trong thông báo, xử lý ý kiến góp ý, xử lý quan ngại thương mại và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mạng lưới cơ quan Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và cơ chế phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quy định tại Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (sau đây viết tắt là Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg) bảo đảm thực thi và quản lý các cam kết về TBT trong WTO.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan thuộc Mạng lưới cơ quan Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

1. Thuật ngữ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp trong Thông tư này thực hiện theo quy định tại Hiệp định TBT của WTO và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam.

2. Văn bản có liên quan đến biện pháp TBT là các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định quy định các biện pháp có tính kỹ thuật bắt buộc áp dụng bao gồm cả ghi nhãn, ghi dấu, bao gói để bảo đảm an toàn, sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật, môi trường, chất lượng, lợi ích và an ninh quốc gia và các yêu cầu quản lý khác, hoặc quy định viện dẫn bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp.

3. Quan ngại thương mại về TBT là ý kiến góp ý của các nước Thành viên WTO đối với các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO khác tại các phiên họp chính thức của Ủy ban TBT của WTO. Các ý kiến góp ý không được nêu ra tại các phiên họp chính thức của Ủy ban TBT của WTO không gọi là quan ngại thương mại về TBT.

4. Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc gia của Việt Nam là Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Điều 3. Giải thích từ viết tắt

1. Tên các cơ quan, tổ chức khu vực, quốc tế và thuật ngữ tiếng nước ngoài sử dụng trong Thông tư này bao gồm:

a) CCCN: mã số hàng hóa của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs Cooperation Council Nomenclature);

b) ePing: hệ thống cảnh báo thông báo TBT và SPS của WTO;

c) HS: hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (Harmonized Commodity Description and Coding System);

d) ICS: phân loại quốc tế về hệ thống mã số tiêu chuẩn (International Classification for Standards for Numbering System);

đ) TBTIMS: hệ thống quản lý thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO (Information Management System);

e) ISO: tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization);

g) SPS: vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary);

h) TBT: hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade);

i) TBTNSS: hệ thống soạn thảo và gửi thông báo trực tuyến của WTO (TBT Notification Submission System);

k) WTO: tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization);

l) Quy chế thực hành tốt: Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn (Code of Good Practice for the preparation, adoption and application of standards);

2. Tên các cơ quan, tổ chức thuộc Mạng lưới cơ quan Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại được viết tắt như sau:

a) Mạng lưới TBT Việt Nam: Mạng lưới cơ quan Thông báo và Hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Mạng lưới TBT Việt Nam gồm Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương;

b) Ban liên ngành TBT: Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

c) Văn phòng TBT Việt Nam: Văn phòng Thông báo và Hi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

d) Điểm TBT của Bộ: cơ quan Thông báo và Hỏi đáp của Bộ về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;

đ) Cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở đa phương: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 4. Thông báo về TBT

1. Thông báo về TBT là các thông báo của Việt Nam và thông báo của các nước Thành viên WTO gửi WTO theo mẫu của Ủy ban TBT của WTO để thực hiện các quy đnh của Hiệp định TBT.

2. Đối tượng thông báo về TBT của Việt Nam bao gồm:

a) Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và dự thảo các văn bản có liên quan tới biện pháp TBT có khả năng tác động đáng kể đến thương mại. Trong trường hợp chưa đánh giá được khả năng tác động đến thương mại của các dự thảo văn bản này cần xem xét thực hiện thông báo để tăng cường minh bạch hoá;

b) Các yêu cầu thông báo khác theo cam kết của Hiệp định TBT.

Điều 5. Hỏi đáp về TBT

Hỏi đáp về TBT là việc hỏi và trả li các câu hỏi liên quan tới TBT, bao gồm:

1. Các văn bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này và tiêu chuẩn của Việt Nam;

2. Tiêu chun, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp của các nước Thành viên WTO.

Chương II

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, PHỐI HỢP THÔNG BÁO, HỎI ĐÁP VÀ XỬ LÝ Ý KIẾN GÓP Ý, QUAN NGẠI VỀ TBT TRONG MẠNG LƯỚI TBT VIỆT NAM

Điều 6. Thông báo về TBT của Việt Nam cho WTO

1. Thông báo quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT quy định tại các Điều 2.9.2, 2.10.1, 3.2, 5.6.2, 5.7.1, 7.2 Hiệp định TBT thực hiện theo quy định tại Mục I và Biểu mẫu 01, 02, 03, 04 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thông báo các điều ước quốc tế liên quan tới quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp có thể có tác động đáng kể đến thương mại theo quy định tại Điều 10.7 Hiệp định TBT thực hiện theo quy định tại Mục II và Biểu mẫu 05 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc Thông báo theo quy trình này sẽ không phải tiến hành nếu có một nước thành viên WTO tham gia ký kết đã thực hiện thông báo cho WTO.

3. Thông báo theo quy định tại điểm C và J Phụ lục 3 Hiệp định TBT về Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn:

a) Thông báo này áp dụng cho việc chấp thuận hoặc hủy bỏ việc chấp thuận đối với Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn. Việc chấp thuận hoặc hủy bỏ là tự nguyện;

b) Văn phòng TBT Việt Nam gửi thông báo về việc chấp thuận hoặc hủy bỏ chấp thuận Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn trên cơ sở yêu cầu của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia;

c) Văn phòng TBT Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thông báo Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn cho ISO;

d) Quy trình thực hiện thông báo theo quy định tại điểm C và J Phụ lục 3 Hiệp định TBT về Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn thực hiện theo quy định tại Mục III và Biểu mẫu 06, 07, 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Xử lý ý kiến góp ý về TBT

1. Quy trình tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý của các nước Thành viên WTO đối với các biện pháp TBT của Việt Nam và xử lý, nêu ý kiến góp ý của Việt Nam đối với các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Điểm TBT các Bộ là đầu mối điều phối các cơ quan liên quan thuộc Bộ mình cung cấp nội dung trả lời cho các góp ý của các nước Thành viên WTO và phối hợp với Văn phòng TBT Việt Nam để trả lời theo đúng thời hạn yêu cầu:

a) Đối với các góp ý nhận trực tiếp từ các nước Thành viên WTO, Điểm TBT các Bộ có trách nhiệm trả lời trực tiếp và thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam theo dõi, tổng hợp;

b) Đối với các góp ý nhận được thông qua Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT các Bộ có trách nhiệm gửi câu trả lời cho Văn phòng TBT Việt Nam để trả lời.

3. Trường hợp cần đóng góp ý kiến đối với biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO khác có khả năng ảnh hưởng tới thương mại của Việt Nam, Điểm TBT các Bộ chuẩn bị phương án và cung cấp thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam để gửi hoặc làm việc với các nước Thành viên WTO tại các phiên họp của Ủy ban TBT của WTO.

Điều 8. Xử lý quan ngại thương mại về TBT

1. Quy trình tiếp nhận, xử lý quan ngại thương mại của các nước Thành viên WTO đối với các biện pháp TBT của Việt Nam và xử lý, nêu quan ngại thương mại của Việt Nam đối với các biện pháp TBT của các nước thành viên WTO khác thực hiện theo quy đnh tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Xem xét việc nêu quan ngại thương mại của Việt Nam đối với các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO:

a) Điểm TBT các Bộ và các cơ quan thực hiện hoạt động TBT địa phương có trách nhiệm theo dõi và cập nhật thông báo của các nước Thành viên WTO tại ePing và TBTIMS.

b) Văn phòng TBT Việt Nam thực hiện cảnh báo về TBT cho các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan địa phương có liên quan thông qua Cổng thông tin về TBT, dự thảo công văn cảnh báo về TBT trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đ gửi cho các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan địa phương có liên quan hoặc thực hiện cảnh báo về TBT thông qua các hình thức phù hợp khác.

Điều 9. Xử lý hỏi đáp về TBT

1. Điểm TBT các Bộ có trách nhiệm điều phối các cơ quan liên quan của Bộ mình để cung cấp nội dung trả lời cho các câu hỏi liên quan đến biện pháp TBT của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với các câu hỏi nhận trực tiếp từ cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện TBT ở địa phương có trách nhiệm trả lời trực tiếp và thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam theo dõi, tổng hợp.

3. Đối với các câu hỏi nhận được thông qua Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện TBT ở địa phương gửi câu trả lời trực tiếp cho bên hỏi và thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam biết hoặc gửi cho Văn phòng TBT Việt Nam để trả lời bên hỏi.

Chương III

HOẠT ĐỘNG, PHỐI HỢP TRONG BAN LIÊN NGÀNH VỀ TBT

Điều 10. Hoạt động và phối hợp

1. Các thành viên có trách nhiệm triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình, kế hoạch được Trưởng ban phê duyệt, quy định tại điều 17 Thông tư này và các văn bản chỉ đạo đối với những nhiệm vụ đột xuất.

2. Ban liên ngành hoạt động theo chế độ làm việc tập thể, quyết định theo đa số đối với kế hoạch và kết luận chung của Ban.

Điều 11. Nhiệm vụ của các Thành viên Ban liên ngành TBT

1. Nhiệm vụ của Trưởng ban:

a) Lãnh đạo Ban liên ngành TBT điều hành hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 8 và Điều 9 Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg;

b) Triệu tập các cuộc họp thường kỳ và đột xuất của Ban liên ngành TBT và thay mặt Ban ký các văn bản gửi các tổ chức, cá nhân;

c) Cử đại diện của Ban liên ngành TBT tham gia các cuộc họp về TBT và các hoạt động khác có liên quan của WTO theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có liên quan;

d) Ký ban hành các văn bản, chương trình, các báo cáo, kết luận các phiên họp của Ban liên ngành TBT.

2. Nhiệm vụ của Phó Trưởng ban:

a) Giúp Trưởng ban trong việc điều hành hoạt động của Ban liên ngành TBT và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phần công tác được phân công phụ trách;

b) Thay mặt Trưởng ban điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Trưởng ban khi Trưởng ban vắng mặt;

c) Chỉ đạo hoạt động của Văn phòng TBT Việt Nam khi điều phối, phối hợp hoạt động của Ban liên ngành TBT;

d) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Ban liên ngành, giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban liên ngành trình Trưởng ban xem xét, phê duyệt.

3. Nhiệm vụ của thành viên Thư ký:

Thực hiện nhiệm vụ của Thành viên quy định tại khoản 4 Điều này và các nhiệm vụ sau:

a) Chuẩn bị các dự thảo chương trình và các văn bản khác của Ban liên ngành TBT; các vấn đề cần đưa ra thảo luận liên quan đến các Bộ, ngành hoặc địa phương; các biện pháp thống nhất hướng dẫn, chỉ đạo của Ban liên ngành đối với các vấn đề do thành viên Ban liên ngành TBT hoặc Mạng lưới TBT Việt Nam kiến nghị để trình Trưng ban xem xét, quyết định;

b) Dự toán kinh phí hoạt động của Ban liên ngành TBT theo quy định của pháp luật;

c) Chuẩn bị tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho các cuộc họp của Ban theo chỉ đạo của Trưởng ban và Phó trưởng ban;

d) Thư ký cho các cuộc họp của Ban liên ngành TBT;

đ) Soạn thảo, phân phát và lưu giữ, bảo quản các tài liệu chung của Ban;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng ban, Phó trưởng ban phát sinh ngoài các kỳ họp.

4. Nhiệm vụ của Thành viên:

a) Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban;

b) Đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngành chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, biện pháp quản lý kinh tế – thương mại của Bộ, ngành mình phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương của Chính phủ và các cam kết quốc tế về TBT của Việt Nam;

c) Nghiên cứu tài liệu, đề xuất các vấn đề cần thảo luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Ban hoặc góp ý kiến vào các văn bản do Trưởng ban, Phó trưởng ban yêu cầu. Ý kiến của thành viên là ý kiến đại diện của cơ quan chủ quản;

d) Chủ động theo dõi việc triển khai các hoạt động về TBT trong thực tế, có trách nhiệm phối hợp với các Điểm TBT của Bộ mình thống nhất quan điểm trước khi gửi ý kiến cho cơ quan thường trực làm cơ sở kết luận của Ban đối với việc thực hiện nghĩa vụ thông báo và hi đáp.

đ) Bảo quản tài liệu mật theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quyền lợi của Thành viên Ban liên ngành TBT

1. Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về các vấn đề có liên quan đến TBT; các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ thực thi cam kết TBT ở Việt Nam và các hoạt động về TBT khác ở trong nước và nước ngoài theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.

Điều 13. Công nhận, thay đổi thành viên Ban liên ngành TBT

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định công nhận, thay đổi thành viên của Ban liên ngành TBT dựa trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của các cơ quan quy định tại Điều 10 Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg.

Điều 14. Quyết định của Ban liên ngành TBT

1. Quyết định của Ban liên ngành TBT thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg.

2. Các thành viên có thể bảo lưu ý kiến song phải chấp hành các quyết định của Ban liên ngành TBT. Các kiến nghị, đề xuất của Ban liên ngành TBT được gửi cho các cơ quan có thẩm quyền để xem xét khi đưa ra quyết định.

Điều 15. Các cuộc họp của Ban liên ngành TBT

1. Họp thường kỳ

a) Ban liên ngành TBT hoạt động theo phương thức họp định kỳ 01 lần một năm. Nội dung họp định kỳ nhm đánh giá kế hoạch công tác trong năm, thông qua kế hoạch công tác của năm tiếp theo và/hoặc xem xét các vấn đề, đề xuất phát sinh.

b) Thành phần cuộc họp bao gồm các thành viên của Ban liên ngành TBT và các đại diện tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành phần và số lượng đại diện của các tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự cuộc họp thường kỳ do Trưởng ban quyết định trước mỗi cuộc họp.

c) Tài liệu phục vụ các cuộc họp thường kỳ được gửi cho các thành viên của Ban tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi họp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử.

2. Họp đột xuất

a) Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban triệu tập các cuộc họp đột xuất của Ban liên ngành TBT. Thành phần của cuộc họp đột xuất, tùy thuộc vào nội dung và phạm vi của vấn đề cần giải quyết, sẽ do Trưởng ban quyết định.

b) Tài liệu phục vụ cho cuộc họp đột xuất sẽ được gửi cho các thành viên của Ban liên ngành TBT trước khi họp qua phương tiện điện tử hoặc được cung cấp tại cuộc họp, tùy thuộc vào vấn đề phát sinh.

3. Trong trường hợp thành viên của Ban liên ngành TBT không thể tham dự cuộc họp của Ban liên ngành TBT cần ủy quyền cho người khác tham dự và thông báo cho thành viên Thư ký. Người được ủy quyền phải nắm được nội dung vấn đề dự kiến được thảo luận tại cuộc họp và có quyền tham gia phát biểu ý kiến, song không có quyền biểu quyết.

4. Báo cáo kết quả của các cuộc họp thường kỳ và đột xuất sẽ được gửi cho các thành viên của Ban liên ngành TBT theo quy định tại Điều 10 Quyết đnh số 46/2017/QĐ-TTg và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác theo quyết định của Trưởng ban.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA MẠNG LƯỚI TBT VIỆT NAM, BAN LIÊN NGÀNH VỀ TBT VÀ CÁC BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 16. Trách nhiệm của Mạng lưới TBT Việt Nam

1. Văn phòng TBT Việt Nam:

a) Là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng thông báo về TBT của Việt Nam cho WTO;

b) Thống nhất quản lý hoạt động thông báo và hỏi đáp về TBT của Việt Nam;

c) Thực hiện quy trình thông báo hỏi đáp quy định tại Phụ lục 1 và 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Điều phối hoạt động xử lý quan ngại thương mại về TBT và xử lý ý kiến góp ý về TBT với các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan địa phương có liên quan theo quy trình quy định tại Phụ lục 2 và 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương thực hiện thông báo và hỏi đáp theo chức năng;

e) Điều phối và vận hành cổng thông tin TBT phục vụ hoạt động thông báo và hỏi đáp về TBT.

2. Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương:

a) Dự thảo thông báo về TBT và gửi cho Văn phòng TBT Việt Nam để thực hiện Điểm a Khoản 1 Điều 16 của Thông tư này;

b) Điều phối các cơ quan liên quan ở Bộ và Địa phương mình trong hoạt động TBT và phối hợp với Văn phòng TBT Việt Nam thực hiện hỏi đáp, xử lý ý kiến góp ý và quan ngại thương mại về TBT;

c) Thực hiện trách nhiệm của Bộ và Địa phương theo quy trình thông báo, hỏi đáp, xử lý ý kiến góp ý và quan ngại thương mại về TBT quy định tại Phụ lục 1, 2, 3 và 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Cung cấp thông tin về đầu mối TBT tại Bộ và Địa phương mình 01 tháng sau khi Thông tư này có hiệu lực và cung cấp thông tin ngay khi có thay đổi liên quan tới đầu mối TBT tại Bộ và Địa phương mình cho Văn phòng TBT Việt Nam;

đ) Định kỳ 06 tháng báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả hoạt động của điểm TBT để Bộ Khoa học và Công nghệ tng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

e) Bảo đảm việc cung cấp thông tin về TBT trên Cổng thông tin TBT Việt Nam theo hướng dẫn của Văn phòng TBT Việt Nam.

Điều 17. Trách nhiệm của Ban liên ngành TBT

1. Nghiên cứu, đề xuất, thảo luận, thống nhất các vấn đề nghiệp vụ liên quan đến công tác phối hợp cần thảo luận tập thể:

a) Đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngành chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, biện pháp quản lý kinh tế – thương mại của ngành mình, phù hợp với chủ trương của Chính phủ và các cam kết quốc tế của Việt Nam;

b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc sửa đổi, b sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Tư vấn giải quyết các quan ngại thương mại, tranh chấp thương mại có liên quan đến TBT và các vấn đề phát sinh trong thực thi các điều ước quốc tế liên quan đến TBT:

a) Đề ra các biện pháp chung để hướng dẫn kịp thời giải quyết các vướng mắc, bất cập nảy sinh trong công tác phối hợp và tăng cường sự phối hợp công tác trợ giúp pháp lý đối với hoạt động TBT;

b) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện công tác phối hợp các hoạt động nghiệp vụ và những vấn đề khác có liên quan đến thực hiện trợ giúp pháp lý đối với hoạt động TBT;

c) Xử lý và kết luận các vấn đề chuyên môn liên ngành do các Điểm TBT thuộc Mạng lưới TBT Việt Nam đề nghị, làm cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ thông báo và hỏi đáp.

3. Đề xuất các chương trình hành động, giải pháp nhằm thực thi các nghĩa vụ và bảo vệ lợi ích của Việt Nam trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến TBT:

a) Ban hành kế hoạch hoạt động hằng năm, kế hoạch hoạt động dài hạn hoặc Chương trình hành động theo từng giai đoạn của Ban liên ngành;

b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan liên quan thuộc Mạng lưới TBT Việt Nam trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hoạt động TBT.

Điều 18. Trách nhiệm của các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cung cấp chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hng năm; các văn bản quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư này cho điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở đa phương mình để bảo đảm nghĩa vụ thông báo về TBT của Việt Nam.

2. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của Bộ, ngành và Địa phương mình phối hợp chặt chẽ, kịp thời với điểm TBT của Bộ, ngành và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương trong việc thực hiện nghĩa vụ hi đáp về TBT.

3. Các cơ quan quy định tại Điều 10 Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg có trách nhiệm cử đại diện tham gia Ban liên ngành TBT và tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ thành viên của Ban liên ngành TBT theo quy định tại Thông tư này.

4. Hỗ trợ hoạt động của Ban liên ngành TBT giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu có liên quan trực tiếp tới Bộ, ngành hoặc tổ chức. Theo đề nghị của Trưởng ban hoặc khi cần thiết, các Bộ, ngành và tổ chức có thể giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu và góp ý kiến.

5. Cử người và bố trí nguồn lực, kinh phí phối hợp cùng Văn phòng TBT Việt Nam tham dự các phiên họp Ủy ban TBT của WTO để làm việc song phương với các nước Thành viên WTO và trả lời quan ngại thương mại liên quan tới các biện pháp TBT của Việt Nam thuộc trách nhiệm của mình.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.

2. Quyết định số 09/2006/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định về quy trình thông báo và hỏi đáp của Mạng lưới Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại” và Thông tư số 15/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại” hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Trong quá trình thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới ban hành.

2. Tng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đi, bổ sung.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T
rung ương;
– Văn ph
òng Tng Bí thư;
– V
ăn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– C
c Kim tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công b
áo;
– Lưu: VT, PC, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tùng

 

DANH MỤC PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN ngày 29/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Phụ lục 1: QUY TRÌNH THỰC HIỆN THÔNG BÁO VỀ TBT CỦA VIỆT NAM CHO WTO

2. Phụ lục 2: QUY TRÌNH XỬ LÝ Ý KIẾN GÓP Ý VỀ TBT

3. Phụ lục 3: QUY TRÌNH XỬ LÝ QUAN NGẠI THƯƠNG MẠI VỀ TBT

4. Phụ lục 4: QUY TRÌNH HỎI ĐÁP VỀ TBT

 

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH THỰC HIỆN THÔNG BÁO VỀ TBT CỦA VIỆT NAM CHO WTO

I. Quy trình thông báo quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT đ thực hiện cam kết theo quy định tại Điều 2.9.2, 2.10.1, 3.2, 5.6.2, 5.7.1, 7.2 Hiệp định TBT

1. Tiếp nhận thông tin về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và văn bản có liên quan đến biện pháp TBT.

Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Địa phương mình cung cấp Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm và Danh mục bổ sung của Bộ và Địa phương ngay khi được ban hành.

2. Rà soát, xác định xem đó là biện pháp TBT hay SPS

Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương rà soát chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp lut và danh mục bổ sung hằng năm của Bộ và Địa phương mình và xác định danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hp và các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT thuộc phạm vi cn thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Hiệp định TBT và gi Danh mục này cho Văn phòng TBT Việt Nam trong Quý I hằng năm.

Việc xác định một biện pháp trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm và Danh mục bổ sung hằng năm có phải là biện pháp TBT hay không được thực hiện theo quy trình sau:

3. Xác định có cần thông báo hay không

a) Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương xác định sự cần thiết phải thông báo theo quy trình sau:

b) Xác định khả năng tác động đáng kể đến thương mại

b1) Tác động đáng kể đến thương mại

– Là do một quy chuẩn kỹ thuật hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp riêng lẻ, hoặc nhiều quy chuẩn kỹ thuật hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp cùng lúc;

– Đối với một sản phm, một nhóm sản phẩm cụ thể các sản phẩm nói chung;

– Giữa hai hoặc nhiều nước Thành viên WTO.

b2) Khi đánh giá mức độ đáng kể của tác động thương mại cần xem xét những yếu tố sau đây:

– Giá trị hoặc tầm quan trọng của sản phẩm, hàng hóa đó đối với Thành viên WTO xuất hoặc nhập khẩu liên quan và đối với một hoặc nhiều nước Thành viên WTO khác;

– Khả năng tăng trưởng của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đó;

– Những khó khăn mà các nhà sản xuất ở nước Thành viên WTO khác phải đối mặt để tuân thủ biện pháp TBT.

Trường hợp chưa xác định được tác động đáng k đến thương mại của biện pháp TBT dự kiến đưa ra cần thông báo đ tăng cường minh bạch hóa.

c) Trường hợp có ý kiến khác nhau khi xác định sự cần thiết phải thông báo giữa Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương, Văn phòng TBT Việt Nam chủ động trao đổi, thảo luận với Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương để có ý kiến thống nhất. Điểm TBT của các Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương cần giải thích rõ lý do.

Trường hợp không đạt được sự thống nhất, Văn phòng TBT Việt Nam đề nghị Ban liên ngành TBT Việt Nam cho ý kiến. Kết luận của Ban liên ngành TBT Việt Nam là kết luận cuối cùng về việc xác định sự cần thiết phải thông báo.

4. Xác định thờđiểm thông báo

a. Sau khi xác định các văn bản cần thiết phải thực hiện nghĩa vụ thông báo theo Hiệp định TBT, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương theo dõi tiến trình xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và danh mục bổ sung hằng năm;

b. Thời điểm cần thông báo cho WTO là thời điểm dự thảo hoàn chỉnh của các văn bản nêu tại điểm a của khoản này được gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong nước lần đầu tiên;

c. Thời gian cho phép đóng góp ý kiến

– Nếu không trong trường hợp khn cấp phải đảm bảo thời gian tối thiểu 60 ngày cho các nước thành viên WTO khác góp ý kiến;

– Trường hợp khẩn cấp, thời gian cho các nước thành viên WTO khác góp ý kiến có thể ít hơn 60 ngày và phải nêu rõ lý do khẩn cấp trong thông báo.

5. Soạn thảo bản Thông báo và gửi đi

a) Sau khi xác định được thời điểm cần thông báo, Điểm TBT các Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương soạn thảo bản thông báo bằng tiếng Anh theo từng trường hợp cụ thể quy định tại Biểu mẫu 01 Phụ lục này;

b) Sau khi nhận bản thông báo do Điểm TBT các Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương soạn thảo, Văn phòng TBT Việt Nam chỉnh lý, nếu cần và gửi cho Ban thư ký WTO thông qua hệ thống TBTNSS và thông tin cho Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương liên quan về hoàn thành thông báo;

c) Điểm TBT các Bộ, cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương liên quan theo dõi hệ thống TBTIMS của WTO để biết thông tin về công bố thông báo;

d) Sau khi thông báo của Việt Nam được Ban thư ký WTO công bố, Văn phòng TBT Việt Nam đăng tải trên Cổng thông tin TBT Việt Nam.

6. Các công việc tiếp theo

a) Khi các quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT của Việt Nam đã thông báo trước đó được sửa đổi, bổ sung, ban hành và có hiệu lực, Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương gửi thông tin bổ sung theo quy định tại Biểu mẫu 02, 03 và 04 của Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này cho Văn phòng TBT Việt Nam đ tiến hành thông báo bổ sung cho WTO;

b) Văn phòng TBT Việt Nam đôn đốc Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương theo dõi việc ban hành, có hiệu lực của các quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT và gửi thông báo các văn bản sửa đổi, bổ sung, đã ban hành và có hiệu lực của các biện pháp này cho WTO.

II. Quy trình thông báo các Điều ước quốc tế liên quan tới quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp có thể có tác động đáng kể đến thương mại theo quy định tại Điều 10.7 Hiệp định TBT

1. Văn phòng TBT Việt Nam rà soát các Điều ước quốc tế liên quan tới quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp có thể có tác động đáng kể đến thương mại theo quy định tại Điều 10.7 Hiệp định TBT mà Việt Nam là thành viên và rà soát thông báo trong hệ thống TBTIMS của WTO để xác định việc cần thiết thông báo.

2. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan tới quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp mà Việt Nam là thành viên có thể có tác động đảng kể đến thương mại theo Hiệp định TBT chưa được thông báo, Văn phòng TBT Việt Nam soạn thảo bản Thông báo theo quy định tại Biểu mẫu 05 Phụ lục này gửi cho WTO thông qua hệ thống TBTNSS và thông tin cho nước Thành viên WTO tham gia ký kết các Điều ước quốc tế này với Việt Nam.

III. Quy trình thông báo theo điểm C và J Phụ lục 3 của Hiệp định TBT về Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn

1Để thực hiện quy định tại điểm C Phụ lục 3 của Hiệp định TBT về chấp thuận hoặc hủy bỏ chấp thuận thực hiện Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia gửi thông tin về việc chấp thuận hoặc hủy bỏ chấp thuận Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn cho Văn phòng TBT Việt Nam.

Văn phòng TBT Việt Nam soạn thảo thông báo về việc chấp thuận hoặc hủy bỏ chấp thuận Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định tại Biểu mẫu 06 hoặc 07 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi WTO thông qua hệ thống TBTNSS.

2. Để thực hiện cam kết tại điểm J Phụ lục 3 của Hiệp định TBT về cung cấp thông tin liên quan ti Chương trình, Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia soạn thảo thông báo theo quy định tại Biểu mẫu 08 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho ISO và đồng thời thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam biết.

 

Biểu mẫu 1

Mẫu Thông báo theo quy định tại điều 10.6 Hiệp định TBT (để thực hiện Thông báo cho cam kết theo các Điều 2.9.2, 2.10.1, 5.6.2, 5.7.1)

G/TBT/N/XXX/XXX

(00-0000)

Date

Page:

Committee on Technical Barriers to Trade

NOTIFICATION7

The following notification is being circulated in accordance with Article 10.6.

1. Notifying Member:

If applicable, name of local government Involved (Articles 3.2 and 7.2):

2. Agency responsible:

Name and address (including telephone and fax numbers, e-mail and web-site addresses, if available) of agency or authority designated to handle comments regarding the notification shall be indicated if different from above:

3. Notified under Article 2.9.2 [  ], 2.10.1 [  ], 5.6.2 [  ], 5.7.1 [  ], other:
4. Products covered (HS or CCCN where applicable, otherwise national tariff heading.

ICS numbers may be provided in addition, where applicable):

5. Title, number of pages and language(s) of the notified document:
6. Description of content:
7. Objective and rationale, including the nature of urgent problems where applicable:
8. Relevant documents:
9. Proposed date of adoption:

Proposed date of entrinto force:

10. Final date for comments:
11. Texts available from: National enquiry point [  ] or address, telephone and fax numbers, e-mail and web-site addresses, If available of the other body:

Hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu 1

Mục

Tên tiếng Việt

Diễn giải

1. Notifying Member

Nước Thành viên thông báo

Tên của nước Thành viên đã gia nhập Hiệp định TBT đang soạn thảo Thông báo, trong trường hợp Thông báo của Việt Nam thì điền là Việt Nam
2. Agency responsible

Cơ quan chịu trách nhiệm

Cơ quan soạn thảo hoặc ban hành quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT. Trường hợp cơ quan xử lý góp ý khác với cơ quan nói trên thì phải ghi rõ tại Mục này
3. Notified under Article

Thông báo theo quy định tại Điều

Các điều khoản liên quan tại Hiệp định:

Điều 2.9.2: quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan chính phủ trung ương đề xuất;

Điều 2.10.1: quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan chính phủ trung ương đề xuất thông qua vì lý do khẩn cấp;

Điều 3.2: quy chuẩn kỹ thuật do chính quyền địa phương (trực thuộc Trung ương) đề xuất hoặc thông qua vì lý do khẩn cấp;

Điều 5.6.2: thủ tục đánh giá sự phù hợp do cơ quan chính phủ trung ương đề xuất

Điều 5.7.1: thủ tục đánh giá sự phù hợp do cơ quan chính phủ trung ương thông qua vì lý do khẩn cấp;

Điều 7.2: thủ tục đánh giá sự phù hợp do chính quyền địa phương (trực thuộc Trung ương) đề xuất hoặc thông qua vì lý do khẩn cấp.

4. Products cover

Sản phẩm thuộc phạm vđiều chỉnh của biện pháp được thông báo

Mã HS hoặc ICS tương ứng của sản phẩm tùy trường hợp cụ thể. Nếu có thể, đưa ra mô tả rõ ràng dễ hiểu và tránh viết tắt.
5. Tittle and number of pages

Tiêu đề và số trang của biện pháp được thông báo

Tiêu đ của quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hp hoặc các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT khác được đề xuất hoặc đã thông qua. Số trang của biện pháp được thông báo. Ngôn ngữ của biện pháp. Nếu đã/dự kiến có bản dịch thì nêu rõ trong thông báo.
6. Description of content

Tóm tắt nội dung của biện pháp được thông báo

Mô tả ngắn gọn, súc tích về nội dung quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp hoặc các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT khác được đề xuất hoặc đã thông qua (tránh viết tắt).
7. Objective and Relational

Mục tiêu và Lý do

Ví dụ: các yêu cu về an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe hoặc an toàn con người, bo vệ đời sống hoặc sức khỏe động thực vật, bảo vệ môi trường, các yêu cầu về chất lượng, vv

Trong trường hợp thông báo khn cấp nêu rõ lý do khn cấp.

8. Relevant documents

Các tài liệu liên quan

Các văn bản liên quan đến biện pháp được thông báo.

Các tiêu chuẩn quốc tế liên quan nếu có.

9. Proposed date of adoption

Proposed date of entry into force

Ngày dự kiến thông qua

Ngày dự kiến có hiệu lực

Ngày mà quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp hoặc các văn bản có liên quan đến biện pháp TBT khác được thông qua/có hiệu lực.
10. Final date for comments

Thời hạn góp ý

Thời hạn dành cho các nước Thành viên gửi góp ý theo quy định tại các Điều 2.9.4, 2.10.3, 3.1 (liên quan đến Điều 2.9.4 và 2.10.3), 5.6.4, 5.7.3 và 7.1 (liên quan đến Điều 5.6.4 và 5.7.3) Hiệp định. Nên nêu ngày tháng năm cụ thể. Thời hạn góp ý thông thường là 60 ngày. Khuyến khích kéo dài thời hạn góp ý.
11. Texts available from

 

Ghi địa chỉ, email, số fax, số điện thoại của cơ quan cung cấp toàn văn biện pháp. Cung cp địa ch website đăng tải toàn văn biện pháp.

 

Biểu mẫu 2

Thông báo về việc bổ sung thông tin

G/TBT/N/XXX/#/Add.#

(00-0000)

Date

Page: 62/81

Committee on Technical Barriers to Trade

Original:

 

NOTIFICATION

Addendum

The following communication, dated   , is being circulated at the request of the delegation of _____.

_________________

_____________

 

Hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu 2

Mu thông báo b sung được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Thay đổi về thời gian góp ý (kéo dài hoặc mở lại);

2. Biện pháp đã thông báo trước đó được thông qua, ban hành hoặc có hiệu lực, đặc biệt trong trường hợp những mốc thời gian này chưa được nêu trong Thông báo trước đó hoặc đã thay đổi so với thời điểm thông báo;

3. Biện pháp đã thông báo được rút bỏ hoặc thu hồi. Nếu được thay thế bằng một biện pháp mới thì nêu mã thông báo tương ứng nếu có;

4. Nội dung hoặc phạm vi của biện pháp đã thông báo thay đi hoặc sửa đổi một phần. Trong trường hợp này cn xem xét mở lại thời gian góp ý mới;

5. Ban hành hướng dẫn thực hiện;

6. Những thông tin bổ sung hữu ích khác liên quan trực tiếp đến thông báo hoặc một biện pháp đã thông báo mà không thể thông báo theo các mẫu thông báo đính chính, sửa đổi.

 

Biểu mẫu 3

Thông báo về việc đính chính thông tin

G/TBT/N/XXX/#/Corr.#

(00-0000)

Date

Page:63/81

Committee on Technical Barriers to Trade

Original:

 

NOTIFICATION

Corrigendum

The following communication, dated   , is being circulated at the request of the Delegation of ____.

 

Hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu 3

Sử dụng mẫu thông báo đính chính để sửa nhng lỗi nhỏ (ví dụ như lỗi đánh máy, không làm thay đổi đến nội dung) của Thông báo ban đầu hoặc Thông báo bổ sung hoặc thông báo sửa đổi và toàn văn của biện pháp đã thông báo.

 

Biểu mẫu 4

Thông báo về việc sửa đổi thông tin

G/TBT/N/XXX/#/Rev.#

(00-0000)

Date

Page:

Committee on Technical Barriers to Trade

NOTIFICATION10

Revision

The following notification is being circulated in accordance with Article 10.6.

1. Notifying Member:

If applicable, name of local government involved (Articles 3.2 and 7.2):

2. Agency responsible:

Name and address (including telephone and fax numbers, e-mail and web-site addresses, if available) of agency or authority designated to handle comments regarding the notification shall be indicated if different from above:

3. Notified under Article 2.9.2 [  ], 2.10.1 [  ], 5.6.2  ], 5.7.1 [  ], other:
4. Products covered (HS or CCCN where applicable, otherwise national tariff heading.

ICS numbers may be provided in addition, where applicable):

5. Title, number of pages and language(s) of the notified document:
6. Description of content:
7. Objective and rationale, including the nature of urgent problems where applicable:
8. Relevant documents:
9. Proposed date of adoption:

Proposed date of entry into force:

10. Final date for comments:
11. Texts available from: National enquiry point  ] or address, telephone and fax numbers, e-mail and web-site addresses, if available of the other body:

 

Hướng dn thực hiện Biểu mẫu 4

Sử dụng Mẫu thông báo sửa đi khi biện pháp đã thông báo trước đó được soạn thảo lại phần lớn nội dung trước khi thông qua hoặc có hiệu lc. Thông báo sửa đổi sẽ thay thế hoàn toàn Thông báo ban đầu. Trong trường hợp này, cần cho phép một thời hạn góp ý hoàn toàn mới.

 

Biểu mẫu 5

Thông báo theo quy định tại Điều 10.7 Hiệp định TBT

G/TBT/10.7/N/XX

(00-0000)

Date

Page:

Committee on Technical Barriers to Trade

Original: English

 

AGREEMENT REACHED BY A MEMBER WITH ANOTHER COUNTRY OR COUNTRIES ON ISSUES RELATED TO TECHNICAL REGULATIONS, STANDARDS OR CONFORMITY ASSESSMENT PROCEDURES

NOTIFICATION

Under Article 10.7 of the Agreement “Whenever a Member has reached an agreement with any other country or countries on issues related to technical regulations, standards or conformity assessment procedures which may have a significant effect on trade, at least one Member party to the agreement shall notify other Members through the Secretariat of the products to be covered by the agreement and indude a brief description of the agreement.” The following notification under Article 10.7 has been received.

1. Notifying Member:
2. Title of the bilateral or plurilateral Agreement:
3. Parties to the Agreement:
4. Date of entry into force of Agreement:
5. Products covered (HS or CCCN where applicable, otherwise national tariff heading):
6. Subject matter covered by the Agreement (technical regulations, standards or conformity assessment procedures):
7. Brief description of the Agreement:
8. Further information available from:

 

Hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu 5

Mục

Tên tiếng Việt

Diễn giải

1. Notifying Member

Nước Thành viên thông báo

Tên của nước Thành viên đã gia nhập Hiệp định TBT đang soạn thảo Thông báo, trong trường hợp Thông báo của Việt Nam thì điền là Việt Nam.
2. Title of bilateral or plurilateral Agreement

Tên Hiệp định song phương hoặc đa phương

 
3. Parties to the Agreement

Các n của Hiệp định

 
4. Date of entry into force

Ngày có hiệu lực của Hiệp định

 
5. Products covered

 

Mã HS hoặc ICS tương ứng của sản phẩm tùy trường hợp cụ thể. Nếu có thể, đưa ra mô tả rõ ràng dễ hiểu và tránh viết tắt.
6. Subject matter

Các vấn đề thuộc phạm vi của Hiệp định

Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp.
7. Brief description

Mô tả ngắn gọn Hiệp định

 
8. Further information

Thông tin khác có tại

Tên cơ quan có th cung cấp các thông tin b sung liên quan đến Hiệp định.

 

Biểu mẫu 6

Thông báo chấp thuận Quy chế thực hành tốt theo quy định tại điểm C Phụ lục 3 của Hiệp định TBT

G/TBT/CS/N/

(00-0000)

Date

Page:

Committee on Technical Barriers to Trade

Under paragraph C of the Code of Good Practice for the Preparation, Adoption and Application of Standards contained in Annex 3 to the WTO Agreement on Technical Barriers to Trade, “Standardizing bodies that have accepted or withdrawn from this code shall notify this fact to the ISO/IEC Information Centre In Geneva.” The following notification conveyed to the Secretariat from the ISO/IEC Information Centre is being circulated for the information of Members.

NOTIFICATION

UNDER PARAGRAPH C OF THE WTO TBT CODE OF GOOD PRACTICE

NOTIFICATION OF ACCEPTANCE

Country/Customs Territory/Regional Arrangement: ____
Name of standardizing body:
Address of standardizing body:
Telephone: Fax:
E-mail: Internet:
Type of standardizing body:
[  ] central governmental [  ] local governmental [  ] non-governmental
Scope of current and expected standardization activities:
Date:

 

Hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu 6

Mục

Diễn giải

Country/Customs Territory/Regional Arrangement Ghi tên nước/Lãnh thổ Hải quan/Tha thuận khu vực
Name of standardizing body Ghi tên của cơ quan tiêu chuẩn hóa
Addressing of standardizing body Ghi địa ch, số điện thoại, số fax, email và website
Type of standardizing body Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia; Tổ chức tiêu chuẩn hóa chuyên ngành
Scope of current and expected standardization activities Nêu phạm vi hoạt động tiêu chuẩn hóa hiện tại và trong tương lai
Date Ghi ngày chấp nhận quy chế thực hành tốt

 

Biểu mẫu 7

Thông báo hủy bỏ chấp thuận Quy chế thực hành tốt theo quy định tại điểm C Phụ lục 3 của Hiệp định TBT

 

ISO/IEC Information Centre

International Organization for Standardization

Case poslale 56

CH-1211 GENEVA 20

Switzerland

 

NOTIFICATION

UNDER PARAGRAPH C OF THE WTO TBT* CODE OF GOOD PRACTICE

(Notification of withdrawal from the WTO TBT Code of Good Practice)

Country/Customs territory/Regional arrangement:…………………………………………………..

Name of standardizing body:…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

The above indicated standardizing body hereby notifies its withdrawal from thCode of Good Practice for the Preparation, Adoption and Application of Standards presented in Annex 3 to the WTO Agreement on Technical Barriers to Trade.

……………………………………… (Name) …………………………………… (Signature) ……………………………. (Date)
……………………………………… (Title)

 

_____________________________

* WTO – World Trade Organization

TBT – Agreement on Technical Barriers to Trade

 

Hướng dẫn thực hiện Biu mẫu 7

Tên mục

Diễn giải

Country/Customs Territory/Regional Arrangement Đin tên nước/Lãnh thổ Hải quan/thỏa thuận khu vực.
Name of standardizing body Đin tên cơ quan tiêu chuẩn hóa.
Name, Signature, Title Điền tên, chữ ký, chức danh của người ký vào mẫu thông báo.
Date Ghi ngày ký thông báo.

 

Biểu mẫu 8

Thông báo về Chương trình, Kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn theo quy định tại điểm J Phụ lục 3 của Hiệp định TBT

 

ISO/IEC Information Centre

International Oiganizatiofor Standardization

Case postlale 56

CH-1211 GENEVA 20

Switzerland

 

NOTIFICATION

UNDER PARAGRAPH J OF THE WTO TBT* CODE OF GOOD PRACTICE

(Notification of existence of work programme)

Country/Customs territory/Regional arrangement:…………………………………………………..

Name of standardizing body:…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Address of standardizing body:…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Telephone: ……………….. Telefax ……………………. Telex:…………………………………….

Emai:……………………………………………………………………………………………………………

1. Name and issue of the publication in which the work programme is published………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. The period to which the work programme applies:………………………………………………

3. The price of the work programme (if any):…………………………………………………………

4. How and where the work programme can be obtained:………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

 

……………………………………… (Name) …………………………………… (Signature) ……………………………. (Date)
……………………………………… (Title)

 

_________________________________________

* WTO – World Trade Organization

TBT – Agreement on Technical Barriers to Trade

 

Hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu 8

Tên mục

Diễn giải

Country/Customs Territory/Regional Arrangement Điền tên nước/Lãnh thổ Hải quan/tha thuận khu vực.
Name of standardizing body Điền tên cơ quan tiêu chuẩn hóa.
Telephone, telefax, telex, email Điền s điện thoại, số fax, số telex, email của tổ chức tiêu chuẩn hóa.
1. Name and issue of the publication in which the work program is published Ghi tên ấn phẩm nơi công bố chương trình.
2. The period to which the work program applies Thời gian áp dụng chương trình.
3. The price of the work program Ghi giá của chương trình (nếu có).
4. How and where the work program can be obtained Ghi rõ phương thức, địa điểm cung cấp chương trình.
Name, Signature, Title Đin tên, chữ ký, chức danh của người ký vào mẫu thông báo.
Date Ghi ngày ký thông báo.

 

PHỤ LỤC 2

QUY TRÌNH XỬ LÝ Ý KIẾN GÓP Ý VỀ TBT

I. Tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý của các nước Thành viên WTO đi với các biện pháp TBT của Việt Nam

1. Tiếp nhận và xử lý góp ý nhận được từ các Thành viên WTO:

a) Đối với ý kiến góp ý gửi trực tiếp cho Văn phòng TBT Việt Nam

– Khi nhận được góp ý từ các Thành viên WTO khác, Văn phòng TBT Việt Nam xác nhận ngay với nước Thành viên WTO gửi góp ý và gửi thông tin cho Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương để điều phối trả lời. Những góp ý đối với các biện pháp TBT thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng TBT Việt Nam trực tiếp điều phối và trả lời;

– Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương xác nhận nhận được góp ý với Văn phòng TBT Việt Nam qua thư điện tử, phối hợp với cơ quan soạn thảo văn bản tại Bộ và Địa phương mình trả lời các góp ý và gửi câu trả lời bằng tiếng Anh cho Văn phòng TBT Việt Nam trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được góp ý. Trường hợp các góp ý không thể xử lý trong 10 ngày làm việc, Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương phải thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam biết về lý do và thời gian dự kiến trả lời.

Sau khi nhận được thông tin từ Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương, Văn phòng TBT Việt Nam gửi trả lời cho các nước Thành viên WTO đã đóng góp ý kiến.

b) Đối với ý kiến góp ý gi trực tiếp cho Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương

Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương điều phối với cơ quan soạn thảo văn bản tại Bộ và Địa phương mình để cung cấp câu trả lời cho các góp ý nhận được và đồng thời gửi thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam theo dõi, tổng hợp.

2. Tiếp nhận, xử lý đề nghị gia hạn thời gian góp ý kiến đối với biện pháp TBT trong thông báo của Việt Nam:

a) Khi nhận được đề nghị gia hạn thời gian góp ý kiến trước thời điểm hết hạn góp ý kiến ghi trong bản Thông báo, Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương điều phối cơ quan soạn thảo văn bản tại Bộ và Địa phương mình để xem xét gia hạn và gửi phn hồi cho Văn phòng TBT Việt Nam để trả lời cho nước Thành viên WTO đề nghị gia hạn, chậm nhất 7 ngày sau khi nhận được đề nghị gia hạn;

b) Nếu đồng ý với đề nghị gia hạn, thời gian gia hạn tối thiểu là 30 ngày. Nếu không đồng ý gia hạn phải nêu rõ lý do cụ thể;

c) Văn phòng TBT Việt Nam tiếp nhận thông tin từ Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương hoặc cơ quan soạn thảo tại Bộ và Địa phương để trả lời các nước Thành viên WTO có đề nghị gia hạn.

II. Xử lý và nêu ý kiến góp ý của Việt Nam đối với các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO khác

1. Tiếp nhận và xử lý góp ý của Việt Nam đối với các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO khác

a) Đối với ý kiến góp ý của các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác gửi trực tiếp cho Văn phòng TBT Việt Nam:

– Trong trường hợp các ý kiến góp ý nhận được của các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác bng tiếng Anh, Văn phòng TBT Việt Nam đề nghị cung cấp thêm thông tin trong trường hợp cần thiết và gửi ngay ý kiến góp ý cho Điểm TBT quốc gia của các nước Thành viên WTO để đề nghị trả lời;

– Trong trường hợp các ý kiến góp ý nhận được của các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác bằng tiếng Việt, Văn phòng TBT Việt Nam chuyn dịch góp ý sang tiếng Anh, xác nhận nội dung với đơn vị góp ý và gửi ngay cho Điểm TBT quốc gia của các nước Thành viên WTO để đề nghị trả lời sau khi nhận được xác nhận của đơn vị gửi góp ý;

– Khi nhận được trả lời từ các Điểm TBT quốc gia của nước Thành viên WTO khác, Văn phòng TBT Việt Nam thông tin cho các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác biết;

– Nếu không nhận được trả li từ các Điểm TBT quốc gia của các nước Thành viên WTO đối với các ý kiến góp ý của Việt Nam, Văn phòng TBT Việt Nam phối hp với Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ đề nghị làm việc song phương với các nước Thành viên WTO liên quan tại các phiên họp Ủy ban TBT của WTO về các ý kiến góp ý này; và gửi thông tin nhận được cho các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác biết.

b) Đối với ý kiến góp ý của các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác gửi trực tiếp cho Điểm TBT các Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương:

– Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương tiếp nhận ý kiến góp ý của các hiệp hội, doanh nghiệp và và các bên liên quan khác về các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO và gửi cho Văn phòng TBT Việt Nam;

– Trong trường hợp các ý kiến góp ý nhận được của các hiệp hội, doanh nghiệp và bên liên quan khác bằng tiếng Anh, Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương đề nghị cung cấp thêm thông tin trong trường hợp cần thiết và gửi ngay cho Văn phòng TBT Việt Nam;

– Trong trường hợp các ý kiến góp ý nhận được của các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác bằng tiếng Việt, Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương chuyển dịch góp ý sang tiếng Anh, xác nhận nội dung với đơn vị góp ý và gửi ngay cho Văn phòng TBT Việt Nam;

– Sau khi nhận được bản ý kiến góp ý của các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác bằng tiếng Anh từ Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương, Văn phòng TBT Việt Nam gửi cho ngay cho Điểm TBT quốc gia của các nước Thành viên WTO để đề nghị trả lời;

– Khi nhận được trả lời từ Điểm TBT quốc gia của các nước Thành viên WTO khác, Văn phòng TBT Việt Nam thông tin cho Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương biết;

– Nếu không nhận được trả lời từ các Điểm TBT quốc gia của các nước Thành viên WTO đối với các ý kiến góp ý của Việt Nam, Văn phòng TBT Việt Nam phối hợp với Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ đề nghị làm việc song phương vi các nước Thành viên WTO liên quan tại các phiên họp Ủy ban TBT của WTO về các ý kiến góp ý này; và gửi thông tin nhận được cho Điểm TBT của Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương để gửi cho các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.

2. Tiếp nhận, xử lý đề nghị gia hạn thời gian góp ý kiến bản Thông báo

a) Khi nhận thấy cần thêm thời gian góp ý kiến cho các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO khác, chậm nhất 07 ngày làm việc trước thời điểm hết hạn góp ý kiến ghi tại bản Thông báo, Điểm TBT của Bộ, cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác gửi đề nghị cho Văn phòng TBT Việt Nam để gửi cho nước Thành viên WTO. Thời gian đề nghị gia hạn là 30 ngày;

b) Khi nhận được thông tin đồng ý/không đồng ý gia hạn từ các nước Thành viên WTO khác, Văn phòng TBT Việt Nam thông tin cho Điểm TBT các Bộ hoặc cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan đề nghị gia hạn biết.

 

PHỤ LỤC 3

QUY TRÌNH XỬ LÝ QUAN NGẠI THƯƠNG MẠI VỀ TBT

1. Quy trình xử lý quan ngại thương mại của các nước Thành viên WTO đối với các biện pháp TBT của Việt Nam

a) Trước mỗi kỳ họp thường niên của Ủy ban TBT WTO, Văn phòng TBT Việt Nam theo dõi và cập nhật các quan ngại thương mại liên quan tới các biện pháp TBT của Việt Nam và liên hệ với Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ hoặc Điểm TBT của nước nêu quan ngại đề nghị cung cấp thông tin cụ thể về quan ngại thương mại;

b) Sau khi nhận được thông tin, Văn phòng TBT Việt Nam gửi nội dung quan ngại cho Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương liên quan để nghiên cứu trả lời;

c) Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương điều phối với cơ quan soạn thảo và gửi câu trả lời cho Văn phòng TBT Việt Nam trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung quan ngại thương mại. Trong trường hợp không thể gửi câu trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương phải thông tin cho Văn phòng TBT Việt Nam biết về thời gian dự kiến trả lời;

d) Văn phòng TBT Việt Nam trao đổi và thống nhất phương án trả lời quan ngại thương mại với Điểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương liên quan trước khi diễn ra phiên họp thường kỳ của Ủy ban TBT WTO, đồng thời đề xuất thành phần tham dự các phiên họp của Ủy ban TBT từ các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương để xử lý quan ngại thương mại trong trường hợp cần thiết;

e) Sau khi thống nhất phương án trả lời quan ngại thương mại vớĐiểm TBT các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương liên quan, Văn phòng TBT Việt Nam gửi thông tin cho Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ biết và điều phối việc trả lời quan ngại thương mại cho các nước Thành viên WTO tại các phiên họp của Ủy ban TBT.

2. Quy trình xử lý quan ngại thương mại của Việt Nam đối với các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO khác

a) Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT cấp Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương rà soát thông báo về TBT trên hệ thống ePing, TBTIMS của WTO và thu thập các thông tin liên quan tới biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO qua các kênh thông tin khác để xác định các biện pháp có khả năng tác động tới thương mại của Việt Nam;

b) Sau khi rà soát, xác định các biện pháp TBT có khả năng tác động tới thương mại của Việt Nam, Văn phòng TBT Việt Nam dịch, tóm tt sơ bộ thông tin và xác định các Bộ, địa phương, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để gửi thông tin cảnh báo;

c) Các Điểm TBT cấp Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương so sánh quy định liên quan trong nước với quy định trong biện pháp TBT được cảnh báo đ xác định các cơ quan đơn vị tại Bộ và địa phương mình, các doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức kỹ thuật liên quan và gửi thông tin cảnh báo, đề nghị cung cấp thông tin và phân tích khả năng tác động cụ thể;

d) Sau khi tiếp nhận các thông tin và phân tích về biện pháp kỹ thuật được cảnh báo, trường hợp thấy có khả năng tác động đáng kể lên hệ thống thương mại Việt Nam và vi phạm các quy định của Hiệp định TBT, Văn phòng TBT Việt Nam phối hợp với Điểm TBT cấp Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức kỹ thuật liên quan để thống nhất phương án làm việc song phương hoặc nêu quan ngại thương mại tại các phiên họp thường kỳ của Ủy ban TBT;

e) Văn phòng TBT Việt Nam thông qua Phái đoàn thường trực nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ đề nghị làm việc song phương với các nước Thành viên WTO liên quan và đề xuất thành phần tham dự các cuộc họp song phương từ các Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương trong trường hợp cần thiết;

f) Văn phòng TBT Việt Nam theo dõi việc tiếp thu ý kiến góp ý, quan ngại thương mại của Việt Nam đối với các biện pháp TBT của các nước Thành viên WTO và cung cấp thông tin cho các cơ quan, đơn vị liên quan trong nước.

Trường hợp các ý kiến góp ý, quan ngại thương mại không được tiếp thu, Văn phòng TBT Việt Nam báo cáo Ban liên ngành TBT cho ý kiến về các hành động tiếp theo để bảo vệ lợi ích thương mại của Việt Nam.

 

PHỤ LỤC 4

QUY TRÌNH HỎI ĐÁP VỀ TBT

1. Tiếp nhận câu hỏi

Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương xác nhận ngay về việc nhận được câu hỏi với các cơ quan, tổ chức trong nước và các cơ quan, tổ chức của các Thành viên WTO nêu câu hỏi.

2. Xác định câu hỏi có thuộc phạm vi Hiệp định TBT hay không

a) Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương cần xác định câu hỏi nhận được có thuộc phạm vi của Hiệp định TBT hay không;

b) Sau khi xác định câu hỏi thuộc phạm vi của Hiệp định TBT, Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương xác định có khả năng tự trả lời các câu hỏi nhận được hay không:

– Trường hợp có khả năng trả lời, Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương soạn thảo văn bản trả lời và gửi cho bên hỏi ngay;

– Trường hợp không có khả năng trả lời, Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương xác định các cơ quan, tổ chức liên quan có chức năng trả lời các câu hỏi đó và gửi câu hỏi cho các cơ quan, tổ chức này để đề nghị trả lời.

Sau khi gửi đi, Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương theo dõi và đôn đốc việc trả lời để bảo đảm có thể trả lời cho bên hỏi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được câu hỏi. Nếu không thể trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc cần thông tin để cho cơ quan, tổ chức gửi câu hỏi biết và nêu rõ thời gian dự kiến trả lời.

c) Trường hợp câu hỏi không thuộc phạm vi của Hiệp định TBT, Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương thông tin lại cho cơ quan, tổ chức gửi câu hỏi biết.

3. Theo dõi và lưu trữ thông tin

Văn phòng TBT Việt Nam, Điểm TBT của Bộ và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương lập hồ sơ lưu trữ các câu hỏi và câu trả lời.

 

 

THÔNG TƯ 16/2018/TT-BKHCN QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG, PHỐI HỢP TRONG MẠNG LƯỚI CƠ QUAN THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP VÀ BAN LIÊN NGÀNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI DO BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 16/2018/TT-BKHCN Ngày hiệu lực 15/01/2019
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 06/03/2019
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Ngày ban hành 29/11/2018
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản