THÔNG TƯ 17/2013/TT-BYT QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CÔNG NHẬN LOẠI TRỪ BỆNH PHONG Ở QUY MÔ CẤP TỈNH VÀ HUYỆN DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2013/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CÔNG NHẬN LOẠI TRỪ BỆNH PHONG Ở QUY MÔ CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định Tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện.
Điều 1. Tiêu chí loại trừ bệnh phong
1. Tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh):
Đạt số điểm theo kết quả kiểm tra từ đủ 241 điểm trở lên theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và đủ các tiêu chí sau đây:
a) Tiêu chí 1: Trong 03 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân.
b) Tiêu chí 2: Tại thời điểm kiểm tra, tỷ lệ phát hiện người bệnh phong mới dưới 1/100.000 dân.
c) Tiêu chí 3: Tại thời điểm kiểm tra, tỷ lệ người bệnh phong mới được phát hiện có mức độ khuyết tật nặng dưới 15%.
d) Tiêu chí 4: Kiểm tra ngẫu nhiên 20% cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), bao gồm cán bộ Ðảng, chính quyền, cán bộ đoàn thể của xã, cán bộ y tế và học sinh trung học cơ sở tại xã đạt 100% số người được kiểm tra đều trả lời đúng các câu hỏi cơ bản trong nội dung tuyên truyền về bệnh phong.
2. Tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện):
Đạt số điểm theo kết quả kiểm tra từ đủ 251 điểm trở lên theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này và đủ các tiêu chí sau đây:
a) Tiêu chí 1: Trong 03 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân.
b) Tiêu chí 2: 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng.
c) Tiêu chí 3: 100% người bệnh phong được hòa nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị người bệnh phong.
d) Tiêu chí 4: 100% người bệnh phong nghèo có khuyết tật đặc biệt nặng hoặc khuyết tật nặng có nhà ở.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tiêu chí
1. Tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh được áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa được công nhận loại trừ bệnh phong theo quy định tại Quyết định số 264/2002/QĐ-BYT ngày 29 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện.
2. Tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện được áp dụng cho tất cả các huyện, quận, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong toàn quốc.
Điều 3. Kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong
1. Kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh:
a) Kiểm tra:
– Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.
– Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh: Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả gửi Bộ Y tế, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ kết quả kiểm tra của hội đồng, xem xét ban hành quyết định công nhận.
2. Kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện:
a) Kiểm tra:
– Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
– Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện: Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét ban hành quyết định công nhận.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.
Quyết định số 264/2002/QĐ-BYT ngày 29 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và cấp huyện hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2. Cục Quản lý khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên |
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CÔNG NHẬN LOẠI TRỪ BỆNH PHONG Ở QUY MÔ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2013/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2013)
1. Đề nghị kiểm tra công nhận:
Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Da liễu hoặc Bệnh viện Da liễu hoặc Trung tâm phòng chống bệnh xã hội hoặc Trung tâm y tế dự phòng) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa được công nhận loại trừ bệnh phong đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh về Bộ Y tế.
2. Thành lập Hội đồng kiểm tra:
Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh.
a) Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 09 hoặc 11 thành viên:
– 01 Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương.
– 02 Phó Chủ tịch hội đồng, gồm:
+ Lãnh đạo Sở Y tế;
+ Lãnh đạo Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Lãnh đạo Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa hoặc Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.
– 01 Ủy viên thư ký: Đại diện phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương.
– Ủy viên giám sát: Đại diện Lãnh đạo, chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
– 05 Ủy viên gồm: 04 Lãnh đạo của 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được công nhận loại trừ bệnh phong và 01 cán bộ Phòng Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa hoặc Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh nếu kiểm tra ở các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn của một trong ba đơn vị trên phụ trách.
b) Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành Hội đồng kiểm tra tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Phải có các điều kiện:
– Có Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc Ban phòng chống các bệnh xã hội hoạt động thường xuyên.
– Có chương trình hành động cụ thể hằng năm về công tác phòng chống phong của cấp xã, huyện, tỉnh.
– Kiểm tra 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong theo “Bảng điểm kiểm tra các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh”.
Bảng điểm kiểm tra các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh
Stt |
Nội dung |
Điểm chuẩn |
I. | Quản lý người bệnh phong |
70 |
1. | Có cán bộ phụ trách công tác phòng, chống phong. |
10 |
2. | 100% số người bệnh phong phát hiện được đa hóa trị liệu. |
10 |
3. | Có sổ quản lý người bệnh phong với đầy đủ thông tin. |
5 |
4. | Hồ sơ bệnh án có nhận xét, theo dõi diễn biến bệnh. |
5 |
5. | 03 năm liên tục có tỷ lệ lưu hành bệnh phong < 0,2/10.000 dân. |
40 |
II. | Phát hiện bệnh phong mới |
70 |
1. | a) Số người tiếp xúc được khám/tổng số người tiếp xúc ≥ 80%. |
10 |
b) Số người tiếp xúc được khám/tổng số người tiếp xúc < 80%. |
5 |
|
2. | a) Khám phát hiện người bệnh phong được lồng ghép vào mạng lưới đa khoa. |
5 |
b) Khám phát hiện người bệnh phong được lồng ghép vào các chuyên khoa khác (lao, sốt rét, bướu cổ, …). |
5 |
|
3. | Những xã có người bệnh phong được khám toàn dân theo 05 bước hoặc khám nhanh (02 bước) hoặc thực hiện LEC trong 03 năm liên tục. |
10 |
4. | Tỷ lệ phát hiện người bệnh phong mới tại thời điểm kiểm tra < 1/100.000 dân. |
40 |
III. | Chăm sóc khuyết tật cho người bệnh phong |
70 |
1. | a) Số người bệnh có lỗ đáo được điều trị/tổng số người bệnh có lỗ đáo ≥ 80%. |
10 |
b) Số người bệnh có lỗ đáo được điều trị/tổng số người bệnh có lỗ đáo < 80%. |
5 |
|
2. | a) Số người bệnh được cấp giày phòng ngừa lỗ đáo/tổng số người bệnh có bàn chân mất cảm giác ≥ 80%. |
10 |
b) Số người bệnh được cấp giày phòng ngừa lỗ đáo/tổng số người bệnh có bàn chân mất cảm giác <80%. |
5 |
|
3. | a) Số liệu thống kê khuyết tật hằng năm theo mẫu của Bệnh viện Da liễu Trung ương có đầy đủ thông tin. |
10 |
b) Số liệu thống kê khuyết tật hằng năm theo mẫu của Bệnh viện Da liễu Trung ương không đầy đủ thông tin. |
5 |
|
4. | Tỷ lệ khuyết tật mức độ nặng và đặc biệt nặng trong số người bệnh phong mới ở thời điểm kiểm tra <15%. |
40 |
IV. | Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh phong |
70 |
1. | Kiến thức cơ bản về bệnh phong được giảng dạy trong các trường học. |
10 |
2. | Các hình thức tuyên truyền giáo dục về bệnh phong được thực hiện: Nói chuyện trong các cuộc họp quy mô xã, phường, thôn, xóm, ấp; phát thanh; băng cát xét; video; tờ rơi; tranh ảnh; khẩu hiệu; áp phích; viết báo và thơ ca (mỗi nội dung 02 điểm). |
20 |
3.
|
Đánh giá về nhận thức: |
40 |
a) Đối với cán bộ và học sinh : 100% cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể, cán bộ y tế và học sinh trung học cơ sở được hỏi có nhận thức đúng về bệnh phong: |
|
|
– Bệnh lây, nhưng ít lây, chữa khỏi và được điều trị tại nhà. |
8 |
|
– Dấu hiệu sớm của bệnh là đám da thay đổi màu sắc, giảm hoặc mất cảm giác đau nóng lạnh. |
8 |
|
b) Đối với người dân được thể hiện bằng việc làm cụ thể: |
|
|
– Người bệnh được điều trị tại nhà. |
8 |
|
– Không phân biệt đối xử, không có biểu hiện kỳ thị với người bệnh phong và gia đình họ. |
8 |
|
– Con cái người bệnh được đi học, làm việc bình thường. |
8 |
b) Cách tính điểm: Cho điểm đúng như bảng điểm, không làm thì không cho điểm, không cho điểm trung gian. Mục I, Khoản 1, 2, 3, 4 ; Mục II, III, Khoản 1, 2, 3 và Mục IV, Khoản 1, 2 lấy điểm trung bình của các điểm được kiểm tra.
4. Phương pháp kiểm tra:
a) Kiểm tra độ chính xác và mức độ đạt được các chỉ số lượng giá của chương trình phòng, chống bệnh phong thông qua sổ quản lý người bệnh phong, các phiếu M1, M2, M3, cụ thể:
– Tỷ lệ lưu hành tính trong 03 năm liên tục:
= |
Tổng số người bệnh phong được đăng ký để đa hóa trị liệu ở thời điểm cuối năm |
x 10.000 |
Dân số của tỉnh |
– Tỷ lệ phát hiện được người bệnh phong
= |
Tổng số người bệnh phong được phát hiện trong suốt năm báo cáo |
x 100.000 |
Dân số của tỉnh |
– Tỷ lệ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng trên người bệnh phong mới
= |
Tổng số người bệnh phong mới có khuyết tật nặng và đặc biệt nặng |
x 100 |
Tổng số người bệnh phong mới trong suốt năm báo cáo |
– Chú ý về cách tính tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ phát hiện và tỷ lệ khuyết tật
+ Không tính tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ phát hiện và tỷ lệ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng ở từng địa điểm kiểm tra mà tính các tỷ lệ trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ phát hiện và tỷ lệ khuyết tật trên người bệnh phong mới được tính theo thời điểm cuối năm trước.
b) Kiểm tra công tác khám phát hiện, quản lý, điều trị và hiểu biết của cán bộ xã, cộng đồng về bệnh phong ở 10 xã, phường, thị trấn trong 03 năm gần đây có người bệnh phong mới:
– Địa điểm kiểm tra phải được chọn một cách ngẫu nhiên theo cách rút thăm. Tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh 03 năm gần đây có người bệnh phong mới phải được làm phiếu để rút thăm chọn 10 xã, đối với những tỉnh có dưới 10 xã, phường, thị trấn trong 03 năm gần thời điểm kiểm tra có người bệnh phong mới thì không rút thăm mà kiểm tra toàn bộ.
– Đối với những tỉnh có các vùng địa lý khác nhau thì lựa chọn mỗi vùng từ 01 đến 03 địa điểm đại diện.
c) Tổ chức rút thăm:
– Chủ trì: Chủ tịch hội đồng kiểm tra.
– Thư ký: Thư ký hội đồng kiểm tra.
– Thành viên tham gia: 01 Giám sát, 01 Đại diện Lãnh đạo Đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm loại trừ bệnh phong của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 01 Ủy viên đoàn kiểm tra.
d) Thời điểm rút thăm: Trước ngày kiểm tra 01 ngày.
đ) Thời gian kiểm tra: Tối đa 02 ngày.
5. Đánh giá kết quả và xếp loại:
– Từ 241 đến 250 điểm: Đạt điểm loại trừ bệnh phong.
– Từ 251 đến 260 điểm: Đạt loại khá.
– Từ 261 đến 270 điểm: Đạt loại giỏi.
– Từ 271 đến 280 điểm: Đạt loại xuất sắc.
6. Công nhận tỉnh đạt được 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong:
Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Bộ Y tế, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận./.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CÔNG NHẬN LOẠI TRỪ BỆNH PHONG Ở QUY MÔ CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2013/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2013)
1. Đề nghị kiểm tra công nhận:
Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Da liễu hoặc Bệnh viện Da liễu hoặc Trung tâm phòng chống bệnh xã hội hoặc Trung tâm y tế dự phòng) thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thành lập Hội đồng kiểm tra:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.
a) Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 07 hoặc 09 thành viên:
– Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Sở Y tế.
– Phó chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong của tỉnh.
– Ủy viên thư ký: Trưởng khoa Da liễu hoặc Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến thuộc Đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm loại trừ bệnh phong của tỉnh.
– Ủy viên giám sát: Đại diện của Bệnh viện Da liễu Trung ương và đại diện của Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa hoặc Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.
– Ủy viên: Đại diện Phòng Nghiệp vụ y; Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế và Đại diện Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
b) Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành hội đồng kiểm tra tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Phải có các điều kiện:
– Có Ban Chỉ đạo loại trừ bệnh phong hoặc Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu hoạt động thường xuyên.
– Có chương trình hành động cụ thể hằng năm về công tác phòng, chống phong của các cấp xã, huyện.
– Kiểm tra 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong theo “Bảng điểm kiểm tra các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện”.
Bảng điểm kiểm tra các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện
Stt |
Nội dung |
Điểm chuẩn |
I. | Quản lý người bệnh phong |
50 |
1. | Có cán bộ phụ trách công tác phòng chống phong. |
10 |
2. | 100% số người bệnh phong phát hiện được đa hóa trị liệu. |
10 |
3. | Có sổ quản lý người bệnh phong với đầy đủ thông tin. |
5 |
4. | Bệnh án phong có nhận xét, theo dõi diễn biến bệnh. |
5 |
5. | Tỷ lệ lưu hành bệnh phong <0,2/10.000 dân. |
20 |
II. | Chăm sóc khuyết tật cho người bệnh phong |
100 |
1. | a) Số người bệnh có lỗ đáo được điều trị/tổng số người bệnh có lỗ đáo đạt 100%. |
20 |
b) Số người bệnh có lỗ đáo được điều trị/tổng số người bệnh có lỗ đáo dưới 100%. |
0 |
|
2. | a) Số người bệnh được cấp giày phòng ngừa lỗ đáo/tổng số người bệnh có bàn chân mất cảm giác đạt 100%. |
20 |
b) Số người bệnh được cấp giày phòng ngừa lỗ đáo/tổng số người bệnh có bàn chân mất cảm giác dưới 100%. |
0 |
|
3. | a) Có số liệu thống kê khuyết tật hằng năm theo mẫu của Bệnh viện Da liễu Trung ương với đầy đủ thông tin. |
20 |
b) Có số liệu thống kê khuyết tật hằng năm theo mẫu của Bệnh viện Da liễu Trung ương nhưng không đầy đủ thông tin. |
0 |
|
4. | a) 100% số người bệnh phong bị khuyết tật được hướng dẫn cách tự chăm sóc khuyết tật và được phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu hay phẫu thuật chỉnh hình. |
40 |
b) Dưới 100% số người bệnh phong bị khuyết tật được hướng dẫn cách tự chăm sóc khuyết tật và được phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. |
0 |
|
III. | Đời sống |
60 |
1. | a) 100% số người bệnh phong nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng và nặng có nhà ở (tối thiểu là nhà cấp 4). |
60 |
b) Dưới 100% số người bệnh phong nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng và nặng có nhà ở (tối thiểu là nhà cấp 4). |
0 |
|
IV. | Truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh phong |
80 |
1. | Kiến thức cơ bản về bệnh phong được tuyên truyền trong các trường học hoặc được tuyên truyền bằng các hoạt động khác. |
10 |
2. | Các hình thức tuyên truyền giáo dục về bệnh phong được thực hiện: Nói chuyện trong các cuộc họp quy mô xã, phường, thôn, xóm; phát thanh, băng cát-xét; video; tờ rơi; tranh ảnh; khẩu hiệu; áp phích; viết báo và thơ ca (mỗi nội dung 2 điểm). |
20 |
3. | Đánh giá về nhận thức: |
50 |
a) Đối với cán bộ và học sinh: 100% số người được kiểm tra là cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể, cán bộ y tế và học sinh trung học cơ sở được hỏi có nhận thức đúng về bệnh phong (kiểm tra 20% số cán bộ này thuộc xã): |
|
|
– Bệnh lây, nhưng ít lây, chữa khỏi và được điều trị tại nhà. |
10 |
|
– Dấu hiệu sớm của bệnh là đám da thay đổi màu sắc, giảm hoặc mất cảm giác đau nóng lạnh. |
10 |
|
b) Đối với người dân được thể hiện bằng việc làm cụ thể: |
|
|
+ Người bệnh được điều trị tại nhà. |
10 |
|
+ Không phân biệt đối xử, không có biểu hiện kỳ thị với người bệnh phong và gia đình họ. |
10 |
|
+ Con cái người bệnh được đi học, làm việc bình thường. |
10 |
b) Cách tính điểm: Cho điểm đúng như bảng điểm, không cho điểm trung gian.
* Điểm thưởng: Thưởng 05 điểm nếu kiến thức về bệnh phong được giảng dạy trong nhà trường (yêu cầu có giáo án, kế hoạch giảng dạy, kiểm tra đánh giá cuối kỳ).
4. Phương pháp kiểm tra:
a) Địa điểm kiểm tra: Phải được chọn một cách ngẫu nhiên theo cách rút thăm. Tất cả các xã, phường, thị trấn trong huyện có người bệnh phong đang quản lý phải được làm phiếu để rút thăm chọn lấy 10 xã. Đối với những huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có dưới 10 xã, phường, thị trấn có người bệnh phong đang quản lý thì không rút thăm mà phải kiểm tra toàn bộ.
Đối với những quận, huyện, thị xã có các vùng địa lý khác nhau thì nên lựa chọn mỗi vùng 1 đến 3 địa điểm đại diện.
b) Tổ chức rút thăm:
– Chủ trì: Lãnh đạo Sở Y tế.
– Thư ký: Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế.
– Thành viên tham gia: Lãnh đạo đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm loại trừ bệnh phong của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Trung tâm y tế huyện hoặc Phòng y tế huyện và đại diện Phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện da liễu Trung ương là giám sát viên.
c) Thời điểm rút thăm: Trước ngày kiểm tra 01 ngày.
d) Thời gian kiểm tra: Tối đa 02 ngày.
5. Đánh giá kết quả và xếp loại:
– Từ 251 đến 260 điểm: Đạt điểm loại trừ phong.
– Từ 261 đến 270 điểm: Đạt loại khá.
– Từ 271 đến 280 điểm: Đạt loại giỏi.
– Từ 281 đến 290 điểm: Đạt loại xuất sắc.
6. Công nhận huyện đạt được 04 tiêu chí loại trừ bệnh phong:
Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận./.
THÔNG TƯ 17/2013/TT-BYT QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, CÔNG NHẬN LOẠI TRỪ BỆNH PHONG Ở QUY MÔ CẤP TỈNH VÀ HUYỆN DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 17/2013/TT-BYT | Ngày hiệu lực | 01/08/2013 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 16/06/2013 |
Lĩnh vực |
Y tế |
Ngày ban hành | 06/06/2013 |
Cơ quan ban hành |
Bộ y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |