THÔNG TƯ 19/2018/TT-BNNPTNT HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2019

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 19/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hưng dn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập, nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển Việt Nam.

Chương II

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA LOÀI THỦY SẢN

Điều 3. Quy trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được thực hiện theo quy trình sau đây:

1. Thiết kế điều tra.

2. Chuẩn bị điều tra.

3. Thực hiện điều tra.

4. Phân tích kết quả điều tra.

5. Xử lý số liệu điều tra.

6. Báo cáo kết quả điều tra.

7. Lưu trữ kết quả điều tra.

Điều 4. Hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản

1. Nội dung điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:

a) Thành phần loài, thành phần sản lượng, mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng của các loài thủy sản, sản lượng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản;

b) Đặc điểm sinh học của loài thủy sản;

c) Yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật khác có liên quan đến nguồn lợi thủy sản;

d) Nội dung khác theo yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vng.

2. Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản thực hiện như sau:

a) Thiết kế điều tra: thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đối tượng, khu vực điều tra; xây dựng kế hoạch, phương án điều tra;

b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phương án điều tra;

c) Thực hiện điều tra: kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, thiết bị sử dụng điều tra; tiến hành thu mẫu các đối tượng điều tra theo phương pháp phù hợp; phân tích, xác định mẫu thành phần loài, sản lượng và sinh học loài thủy sản; xử lý mẫu tại hiện trường theo phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng; thu thập, ghi chép thông tin tại thực địa;

d) Phân tích kết quả điều tra: phân tích, xử lý mẫu tiêu bản; các chỉ tiêu sinh học, mẫu trầm tích đáy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa; sinh vật phù du, động vật đáy; trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con;

đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;

e) Báo cáo kết quả điều tra: xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;

g) Lưu trữ kết quả điều tra;

h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Điều 5. Hướng dẫn thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm

1. Nội dung điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm bao gồm:

a) Thống kê tàu cá;

b) Thông tin về hoạt động khai thác của các đội tàu cá, sản lượng khai thác, giá bán của sản phẩm khai thác;

c) Thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá gồm một số nội dung chủ yếu sau; thu, phân tích mẫu thành phần loài trong nhóm hoặc loài thủy sản trong sản lượng khai thác; thu mẫu, đo kích thước, phân tích đặc điểm sinh học của loài thủy sản trong mẫu phân tích thành phần loài.

2. Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm thực hiện như sau:

a) Thiết kế điều tra: địa điểm điều tra, thu mẫu phải bảo đảm đại diện cho khu vực có lưu lượng lớn tàu cá bốc dỡ thủy sản và đa dạng về nghề khai thác; đối tượng điều tra phải bảo đảm thống kê được toàn bộ nghề hoặc cơ cấu nghề của đội tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản, sản lượng khai thác thủy sản, bảo đảm thu được số liệu sinh học của các nhóm thủy sản trong sản lượng khai thác.

b) Chuẩn bị điều tra: bố trí nhân sự, thiết bị, phương án thực hiện;

c) Thực hiện điều tra: thống kê số lượng tàu cá; thu thập thông tin về hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá, sản lượng khai thác, giá bán sản phẩm khai thác; thu, phân tích mẫu sinh học nghề cá;

d) Phân tích kết quả điều tra: mẫu thành phần loài của các nhóm sản phẩm, mẫu sinh học;

đ) Xử lý số liệu điều tra: sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê, phần mềm chuyên ngành khác để phân tích và chỉnh lý số liệu;

e) Báo cáo kết quả điều tra bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản, hiện trạng sinh học nghề cá và giải pháp quản lý nghề cá.

g) Lưu trữ kết quả điều tra;

h) Nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Điều 6. Hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề

1. Nội dung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề bao gồm ít nhất một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

2. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.

Điều 7. Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản

Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:

1. Bộ dữ liệu điều tra về nguồn lợi thủy sản và nghề cá thương phẩm;

2. Báo cáo chuyên đề cho từng nội dung, đối tượng cụ thể; báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hiện trạng nghề khai thác thủy sản, đặc điểm sinh học các loài thủy sản, hiện trạng các yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, trứng cá, cá con, ấu trùng tôm, tôm con, các nội dung khác (nếu có).

3. Bản đồ, sơ đồ liên quan đến nguồn lợi thủy sản, nghề cá thương phẩm.

4. Các mẫu vật đã thu thập, xử lý và phân tích.

5. Các tài liệu khác nếu có.

Chương III

THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN CẤP TỈNH; QUẢN LÝ KHU BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 8. Trình tự lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo trình tự sau đây:

1. Tổ chức điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

2. Lấy ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển thông qua hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến đối với dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

3. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

Điều 9. Trình tự, thủ tục thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

1. Hồ sơ thẩm định dự án:

a) Tờ trình đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh;

b) Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;

d) Tài liệu liên quan khác (nếu có).

2. Trình tự thẩm định dự án:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì thẩm định theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch; các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan;

c) Sau khi có văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh của Hội đồng thẩm định liên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn biển để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chính thức bằng văn bản trước khi quyết định thành lập.

Hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm có: dự án thành lập khu bảo tồn biển; bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển; văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển Hội đồng thẩm định liên ngành;

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đồng thuận bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp không đồng thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Sau khi nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển.

3. Thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Sự cần thiết thành lập khu bảo tồn biển;

b) Căn cứ lập dự án thành lập khu bảo tồn biển;

c) Mục tiêu, đối tượng bảo tồn;

d) Đáp ứng các tiêu chí xác lập khu bảo tồn biển theo quy định tại Điều 15 Luật Thủy sản;

đ) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn biển; ranh giới, diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn biển;

e) Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử;

g) Phương án chuyển đổi sinh kế cho các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản liên quan đến khu bảo tồn biển;

h) Giải pháp và tổ chức thực hiện các chương trình quản lý.

Điều 10. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

2. Nội dung Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được giao cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã hoặc tổ chức cộng đồng để quản lý.

2. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quản lý như sau:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc chính quyền cấp huyện, cấp xã được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý, kế hoạch quản lý phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi khu vực;

b) Tổ chức cộng đồng tự nguyện đề xuất được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3. Hoạt động được thực hiện trong khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu khoa học về loài thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản;

b) Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật;

c) Tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật;

d) Hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Giao tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

c) Giao đơn vị chức năng thực hiện tuần tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

5. Quy định chế độ báo cáo về công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:

a) Tổ chức được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản định kỳ trước ngày 10 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản).

Chương IV

ĐÁNH DẤU NGƯ CỤ; DANH MỤC NGHỀ, NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC THỦY SẢN; DANH MỤC KHU VỰC CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN CÓ THỜI HẠN

Điều 12. Đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường

1. Nghề câu vàng, lưới rê khi vàng lưới, vàng câu trải dài trên biển với chiều dài trên 200m; nghề lưới kéo phải đánh dấu ngư cụ hoạt động trên biển theo quy định của Quy tắc phòng ngừa tàu thuyền đâm va trên biển.

2. Nghề khai thác thủy sản sử dụng chà trên biển phải có dấu hiệu chỉ rõ khu vực đang có hoạt động khai thác thủy sản.

Điều 13. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

1. Tiêu chí xác định nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:

a) Nghề, ngư cụ gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh đã được đánh giá tác động;

b) Nghề, ngư cụ thuộc danh mục cấm theo quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.

2. Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn

1. Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.

Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:

a) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;

b) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;

c) Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;

d) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.

2. Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản

1. Chủ trì tham mưu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền, tổ chức thực hiện Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; tổ chức quản lý, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.

2. Rà soát, tổng hợp, trình Bộ trưởnBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cm sử dụng khai thác thủy sản, Danh mục khu vực cm khai thác thủy sản có thời hạn.

Điều 16. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Thiết lập hệ thống cộng tác viên thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm; tổng hợp, quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm, nguồn lợi thủy sản và môi trường sông của loài thủy sản trên địa bàn tỉnh;

b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

c) Rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cm khai thác thủy sản chưa có tên trong Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản có trách nhiệm quản lý, sử dụng, lưu trữ, bảo mật thông tin, chia sẻ dữ liệu, kết quả điều tra theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư này thay thế, bãi bỏ nội dung các văn bản sau:

a) Bãi bỏ Chỉ thị số 08/2005/CT-BTS ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc triển khai hoạt động thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản;

b) Bãi bỏ Chỉ thị số 02/2007/CT-BTS ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa;

c) Bãi bỏ Quyết định số 105/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam;

d) Bãi bỏ Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển; Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN;

đ) Thay thế Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

e) Thay thế Thông tư số 62/2008/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

g) Bãi bỏ Thông tư số 53/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam;

h) Thay thế Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hàndanh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm;

i) Thay thế Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh;

k) Thay thế Thông tư số 44/2013/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ Điều 6 và sửa đổi Điều 15 Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

Điều 18. Trách nhiệm thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
– Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
– Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh, TP trực thuộc Trung
 ương;
– Công báo Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
– Lưu: VT, TCTS (200 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TTBNNPTNT ngà15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mu số 01    Mẫu dự án thành lập khu bảo tồn biển

Mu số 02    Mu quyết định thành lập khu bảo tồn biển

 

Mẫu số 01. Mẫu dự án thành lập khu bảo tồn biển

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Đặt vấn đề, giới thiệu tính cấp thiết phải thành lập khu bảo tồn biển.

2. Căn cứ pháp lý

3. Căn cứ khoa học

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT

1. Đặc điểm địa lý

2. Đặc điểm khí hậu – thủy văn

3. Đặc điểm hiện trạng môi trường

4. Đặc điểm hệ sinh thái

5. Đặc điểm nguồn lợi và giá trị đa dạng sinh học

6. Đặc điểm các giá trị văn hóa – lịch sử liên quan đến khu bảo tồn bin

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI

1. Dân số, giáo dục và y tế

2. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương

3. Vai trò của địa phương trong công tác bảo tồn

CHƯƠNG III

CHÍNH SÁCH VÀ NĂNG LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1. Chính sách, thể chế của địa phương có liên quan đến bảo tồn

2. Mc độ ưu tiên và cam kết hỗ trợ khu bảo tồn biển

3. Năng lực cán bộ quản lý về bảo tồn biển và yêu cầu đào tạo

CHƯƠNG IV

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN

1. Tác động của các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương

2. Các vấn đề ngoại cảnh tác động đến khu bảo tồn biển

2.1. Các ngành kinh tế trong khu vực

2.2. Các dự án đang và sẽ thực hiện

2.3. Các tác động tự nhiên của vùng ven bờ

3. Các tác động khác

CHƯƠNG V

MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHÂN KHU CHỨC NĂNG

1. Tên khu bảo tồn biển

2. Kiểu loại khu bảo tồn biển

3. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển

3.1. Mục tiêu chung

– Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

– Phân khu phục hồi sinh thái;

– Phân khu dịch vụ – hành chính;

đ) Vùng đệm (ghi rõ tọa độ và diện tích).

(Bản đồ kèm theo)

5. Chương trình, dự án đầu tư

– Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu.

– Chương trình, dự án truyền thông, chuyển đổi sinh kế và phát triển cộng đồng.

– Chương trình, dự án phục hồi hệ sinh thái.

– Chương trình nghiên cứu khoa học, giáo dục.

– Chương trình, dự án khác (nếu có).

6. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn biển.

7. Nội dung khác (nếu có).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện…(7)…. và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ NN&PTNT;
– Các Bộ, ngành có liên quan;
– TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
– CT, các PCT UBND;

– ……….
– Lưu VT,…(8)…. (9).

CHỦ TỊCH

 

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản.

(3) Địa danh.

(4) Tên khu bảo tồn biển.

(5) Tên cơ quan đề nghị thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

(6) Loại hình khu bảo tồn biển: Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan.

(7) Tên địa phương cấp huyện có khu bảo tồn biển.

(8) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).

(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC NGHỀ, NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

TT

Nghề, ngư cụ cấm

Phạm vi

1

Nghề lưới kéo (trừ lưới kéo moi/ruốc)

Vùng ven bờ

2

Nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, lừ, dớn…)

Vùng ven bờ; vùng nội địa

3

Nghề, ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực)

Vùng ven bờ

4

Nghề đăng, đáy, te, xiệp, xịch, xăm.

Vùng ven bờ; vùng nội địa

2. Ngư cụ cấm sử dụng khai thác nguồn lợi thủy sản ở biển có kích thước mắt lưới tại bộ phận tập trung cá nhỏ hơn kích thước quy định

TT

Tên loại ngư cụ

Kích thước mắt lưới quy định (2a (mm))

1

Rê trích

28

2

Rê thu ngừ

90

3

Rê mòi

60

4

Vây, vó, mành, rút, rùng hoạt động ngoài vụ cá cơm

20

5

Các loại lưới đánh cá cơm

10

6

Lưới kéo cá:

 

 

– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m

34

 

– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên

40

7

Lưới chụp

40

3. Ngư cụ cấm sử dụng khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa có kích thước mắt lưới tại bộ phận tập trung cá nhỏ hơn kích thước quy định

TT

Tên loại ngư cụ

Kích thước mắt lưới quy định (2a (mm))

1

Lưới vây

18

2

Lưới kéo

20

3

Lưới rê (lưới bén,…)

40

4

Lưới rê (cá linh)

15

5

Vó

20

6

Chài các loại

15

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC KHU VỰC CẤM KHAI THÁI THỦY SẢN CÓ THỜI HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Khu vực cấm

Tỉnh

Phạm vi/Ta độ cấm

Thời gian cấm (Từ ngày- đến ngày)

Đối tượng chính được bảo vệ

1.

Vùng biển ven Đảo Cô Tô

Quảng Ninh

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C1a: (20°59’00″N, 107°5000″E)

C1b: (21°08’00″N, 107°47’00″E)

C1c: (20°09’00”N, 107°49’00E)

C1d: (21°03’00″N, 107°54’00″E)

01/4-30/6

Bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), họ san hô cành (Pocilloporidae), họ san hô lỗ đỉnh (Acroporidae), họ san hô khối (Poritidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae), cá lượng (Nemipteridae), cá phèn (Mullidae), cá trích (Clupeidae), cá nhồng (Sphyraenidae), cá đục (Sillaginidae)

2.

Vùng biển Long Châu – Hạ Mai

Hải Phòng

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C2a: (20o45’00″N, 107°11’00″E)

C2b: (20o45’00″N, 107°25’00″E)

C2c: (20°37’00″N, 107°2500E)

C2d: (20°3700″N, 107°11’00″E)

01/4-30/6; 01/11-30/11

Loài kinh tế thuộc họ cá phèn (Mullidae), cá tráp (Sparidae), cá lượng (Nemipteridae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), cá nhồng (Sphyraenidae), cá đục (Sillaginidae), cá đi (Mugilidae), tôm he (Penaeidae)

3.

Vùng biển Tây Nam Long Châu

Hải Phòng

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C3a: (20°34’00″N, 106°57’00″E)

C3b: (20°34’00″N, 107°03’00″E)

C3c: (20°30’00″N, 107°03’00”E)

C3d: (20°30’00″N, 106°57’10″E)

01/4-30/6; 01/11-30/11

Loài cá kinh tế thuộc họ cá phèn (Mullidae), cá trác (Priacanthidae), cá trích (Clupeidae), cá nhồng (Sillaginidae), cá sạo (Haemulidae), tôm he (Penaeidae)

4.

Vùng ven biển Quất Lâm

Nam Định

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C4a: (20°12’30″N, 106°26’50″E)

C4b: (20°08’00″N, 106°31’00”E)

C4c: (20°03’00″N, 106°24’00”E)

C4d: (20°08’00″N, 106°19’30”E)

01/4-30/6

Cá phèn (Mullidae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), cá lượng (Nemipteridae), cá tráp (Sparidae), cá đục (Sillaginidae)

5.

Vùng ven biển Hòn Nẹ

Ninh Bình, Thanh Hóa

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C5a: (19°59’20″N, 106°11’15″E)

C5b: (19°59’20″N, 106°1750E)

C5c: (19°51’30″N, 106°1750E)

C5d: (19°51’30″N, 105°56’35E)

01/4 -30/6

Cá phèn (Mullidae), cá lượng (Nemipteridae), cá tráp (Sparidae), cá đục (Sillaginidae), cá chai (Platycephalidae), cá căng (Terapontidae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), cá trỏng (Engraulidae), cá đối (Mugilidae), tôm he (Penaeidae)

6.

Sông Mã

Thanh Hóa, Sơn La

Huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thủy, huyện Thiệu Hóa, huyện Quan Hóa, huyện Mường Lát, huyện Yên Định (Thanh Hóa), huyện Sông Mã (Sơn La

01/4-31/7

Cá Bống bớp (Bostrychus sinensis), cá Mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá Rm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá Chiê(Bagarius rutilus), cá Lăng (Hemibagrus guttatus), cá Chình hoa (Anguilla marmorata), cá Ngát (Plotosus canius)

7.

Sông Mã

Thanh Hóa

Vùng cửa Hới giữa huyện Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn

01/4-30/6

Cá Bống bớp (Bostrychus sinensis), cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrisa)cá Cháo lớn (Megalops cryprinoides), cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus), cá Mòi mõm tròm (Nematalosa naus)

8.

Vùng ven biển Quảng Xương

Thanh Hóa

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C6a: (19°43’00″N, 105°54’00″E)

C6b: (19°43’00″N, 106°03’00”E)

C6c: (19°32’20″N, 106°00’00″E)

C6d: (19°32’20″N, 105°48’35″E)

01/4 – 30/6

Cá phèn (Mullidae), cá lượng (Nemipteridae), cá căng (Terapontidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Clupeidae), cá đối (Mugilidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

9.

Vịnh Diễn Châu

Nghệ An

Trong phạm vi:

Vĩ đ t 18°57N đến 19°03N, Kinh độ từ 105°36E đến 105°42E

01/4 – 30/6

Cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá phèn một sọc (Upeneus moluccensis), cá phèn 2 sọc (Upeneus sulphureus)

10.

Hạ lưu sông Lam

Nghệ An, Hà Tĩnh

Từ cầu Rộ (Thanh Chương, Nghệ An) qua Nam Đàn, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc, Cửa Hội (Nghệ An) và từ khu vực Chợ Tràng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) qua Nghi Xuân (Hà Tĩnh)

01/7-30/8

Cá măng (Elopichthys bambusa), cá hỏa (Sinilabeo tonkinensis), cá ngựa bắc (Tor (Folifer) brevifilis)

11.

Bãi tắm Cửa Lò

Nghệ An

Từ bờ nam Lạch Lò đến bờ bắc Lạch Hội, từ bờ ra xa 1.000m

01/4-30/9

Bảo vệ bãi đẻ của một số loài thủy sản và các loại cá con

12.

Vùng ven biển Nghi Xuân

Hà Tĩnh

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C7a: (18°40’00”N, 105°48’00″E)

C7b: (18°43’00″N, 105°55’00E)

C7c: (18°36’00N, 105°59’00″E)

C7d: (18°3215N, 105°51’40″E)

01/4 -30/6

Cá phèn (Mullidae), cá nhồng (Sphyraenidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Engraulidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

13.

Vùng ven biển Lăng Cô

Thừa Thiên Huế

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C8a: (16°16’35″N, 108°03’30″E)

C8b: (16°20’35″N, 108°0800E)

C8c: (16°16’35″N, 108°1235E)

C8d: (16°12’55″N, 108°09’30″E)

01/4 -30/6;

01/8-30/8

Cá mi (Synodontidae), cá căng (Terapontidae), cá phèn (Mullidae), cá trỏng (Engraulidae), cá khế (Carangidae), cá đối (Mugilidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

14.

Đông Bắc Hòn Dài, Cù Lao Chàm

Quảng Nam

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

A: (15°56’55″N, 108°28’59″E)

B: (15°56’57″N, 108°28’59″E)

C: (15°56’48″N, 108°2907″E)

D: (15°56’48N, 108°29’09″E)

Tháng 5 đến tháng 7

Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai (Murex troscheli)

15.

Hòn Cao-Mũi Còng Cc, Nhơn Lý

Bình Định

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

A: (13°89135N, 109°28999E)

B: (13°89166N, 109°28940E)

C: (13°89730N, 109°29320E)

D: (13°89689N, 109°29392E)

Tháng 11 đến tháng 02; tháng 5 đến tháng 6

Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai (Murex troscheli); bãi ương giống tôm hùm

16.

Hòn Khô lớn-Bờ Đập-Mũi Yến, Nhơn Hải

Bình Định

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

A: (13°76374N, 109°28973E)

B: (13°76122N, 109°30008E)

C: (13°75354N, 109°29828E)

D: (13°75230N, 109°28725E)

E: (13°75394N, 109°28749E)

Tháng 11 đến tháng 02; tháng 5 đến tháng 6

Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana) và ốc gai (Murex troscheli); bãi ương giống tôm hùm

17.

Bắc Bãi xếp, Ghềnh Ráng

Bình Định

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

A: (13°69791N, 109°23262E)

B: (13°69814N, 109°23786E)

C: (13°69101N, 109°23920E)

D: (13°69090N, 109°23257E)

Tháng 4 đến tháng 8

Bãi ương giống cá mú mè và cá mú sông

18.

Hòn Ngang-Hòn Sâu-Hòn Nhàn- Hòn Đất, Ghềnh Ráng

Bình Định

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

A: (13°68174N, 109°23809E)

B: (13°68569N, 109°25304E)

C: (13°67772N, 109°25776E)

D: (13°68032N, 109°23742E)

Tháng 3 đến tháng 6; tháng 11 đến tháng 02

Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana); bãi ương giống tôm hùm

19.

Bãi Làng-Mũi Lăng Bà, Nhơn Châu

Bình Định

Trong phạm vi đường ni các điểm có tọa độ:

A: (13°61022N, 109°35381E)

B: (13°60490N, 109°36108E)

C: (13°60185N, 109°35783E)

D: (13°60428N, 109°35148E)

Tháng 3 đến tháng 6; tháng 11 đến tháng 02

Bãi đẻ mực lá (Sepioteuthis lessoniana); bãi ương giống tôm hùm

20.

Hòn Chùa

Phú Yên

13°10’22.11”N- 13°10’49.94”N 109°18’28.22”E-109°18’39.61”E

Tháng 12 đến tháng 3

Tôm hùm

21.

Vùng ven biển vịnh Nha Phú – Hòn Đỏ

Khánh Hòa

Trong phạm vi đường ni các điểm có tọa độ:

C9a: (12°29’15″N, 109°16’55″E)

C9b: (12°29’15″N, 109°21’50″E)

C9c: (12°1700N, 109°21’50″E)

C9d: (12°17’00″N, 109°12’15″E)

01/11-30/11

Cá lượng (Nemipteridae), cá trích (Clupeidae), cá phèn (Mullidae), cá đục (Sillaginidae), tôm gai (Palaemonidae)

22.

Vùng ven biển Phan Thiết

Bình Thuận

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C10a: (11°10’10N, 108°34’15″E)

C10b: (11°03’00″N, 108°39’00E)

C10c: (10°46’30N, 108°11’15E)

C10d: (10°55’00”N, 108°05’15”E)

01/11-30/11

Cá lượng (Nemipteridae), cá chai (Platycephalidae), cá đục (Sillaginidae), cá lượng (Nemipteridae), cá phèn (Mullidae), cá bơn lưỡi (Cynoglossidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

23.

Sông Đồng Nai

Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh

Từ đập Trị An qua sông Đồng Nai, sông Nhà Bè ra đến cửa sông Soài Rạp và toàn bộ vùng nước ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

01/6-30/8

Cá sơn đài (Ompok miostoma), cá may (Gyrinocheilus aymonieri), cá còm (Chitala ornate),

24.

Vùng ven biển Vũng Tàu

Vũng Tàu

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C11a: (10°17’50″N, 107°02’30″E)

C11b: (10°17’50″N, 107°13’50″E)

C11c: (10°09’00N, 107°13’50″E)

C11d: (10°09’00″N, 107°02’30″E)

01/11-30/11

Tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae), tôm kính (Pasiphaeidae), cá đù (Sciaenidae), cá căng (Terapontidae), cá đối (Mugilidae), cá lượng (Nemipteridae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae)

25.

Cửa sông Định An và Trần Đề

Trà Vinh, Sóc Trăng

Giới hạn từ đường thẳng đi qua điểm A có tọa độ: 09°35’06”N, 106°19’18”E và điểm B có tọa độ: 9°29’32″N, 106°15’30″E đến đường giới hạn cửa sông do tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng công bố

01/4-30/6

Cá cháy nam (Tenualosa thibaudeaui), cá cháy bẹ (Tenualosa toil), cá duồng (Cirrhinus microlepis), cá ét mọi (Morulius chrysophekadion), cá tra dầu (Pangasianodon gigas)

26.

Vùng ven biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C12a: (9°20’20″N, 106°08’37″E)

C12b: (9°17’45″N, 106°10’25″E)

C12c: (9°12’45″N, 105°57’20″E)

C12d: (9°16’45″N, 105°55’45″E)

01/8-30/8

01/11 -30/11

Cá đù (Sciaenidae), cá căng (Terapontidae), cá khế (Carangidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), cá bống (Gobbidae), tôm he (Penaeidac), tôm gai (Palaemonidae)

27.

Vùng ven biển Đông Hải

Bạc Liêu

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C13a: (9°09’45″N, 105°38’10”E)

C13b: (9°05’00″N, 105°40’45″E)

C13c: (9°01’45″N, 105°34’00″E)

C13d: (9°06’40″N, 105°31’15″E)

01/4-30/6

Cá đù (Sciaenidae), cá đối (Mugilidae), cá lượng (Nemipteridae), cá đục (Sillaginidae), cá bơn (Cynoglossidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Clupeidae), tôm he (Penaeidae), tôm kính (Pasiphaeidae)

28.

Sân Nghêu Đồn, Thạnh Phong

Bến Tre

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

A: (09°80579N, 106°60148E)

B: (09°80653N, 106°60680E)

C: (09°80370N, 106°60504E)

D: (09°80335N, 106°61080E)

E: (09°79474N, 106°60892E)

G: (09°79877N, 106°61655E)

Tháng 5 đến tháng 7; tháng 11 đến tháng 01

Bãi ương giống nghêu/ngao, cua xanh.

29.

Vùng ven biển phía Đông Ngọc Hiền

Cà Mau

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C14a: (8°38’30″N, 105°13’50″E)

C14b: (8°38’30”N, 105°18’30″E)

C14c: (8°33’40″N, 105°18’30″E)

C14d: (8°3340″N, 105°13’50”E)

01/4-30/6

01/11 -30/11

Cá mối (Synodontidae), cá đù (Sciaenidae), cá đối (Mugilidae), cá chai (Platycephalidae), cá bơn (Cynoglossidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaeminidae)

30.

Vùng ven biển phía Đông Hòn Khoai

Cà Mau

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C15a: (8°27’30″N, 104°56’00″E)

C15b: (8°27’30″N, 105°01’00″E)

C15c: (8°23’00N, 105°01’00E)

C15d: (8°23’00N, 104°5600E)

01/4-30/6

01/11-30/11

Tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae), cá chai (Platycephalidae), cá đục (Sillaginidae), cá bơn (Cynoglossidae), cá trích (Clupeidae)

31.

Vùng ven biển phía Tây Ngọc Hiền

Cà Mau

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C16a: (8°45’45N, 104°35’00”E)

C16b: (8°45’45N, 104°4845E)

C16c: (8°3710N, 104°42’55E)

C16d: (8°37’10″N, 104°3500E)

01/4 – 30/6 01/11-30/11

Cá lượng (Nemipteridae), cá bống (Gobbidae), cá đù (Sciaenidae), cá đục (Sillaginidae), cá đối (Mugilidae), cá chim (Stromateidae), cá nục heo (Coryphaenidae), cá trỏng (Engraulidae), cá trích (Clupeidae), cá khế (Carangidae), tôm he (Penaeidae), tôm kính (Pasiphaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

32.

Vùng ven biển vịnh Rạch Giá

Kiên Giang

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C17a: (10°06’10”N, 104°56’50″E)

C17b: (9°54’35″N, 105°00’35″E)

C17c: (9°54’35″N, 104°56’50″E)

01/4 – 30/6

Cá đù (Sciaenidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), cá bống (Gobbidae), cá hồng (Lutjanidae), cá bơn (Cynoglossidae)

33.

Vùng ven biển phía Đông An Thới

Kiên Giang

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C18a: (10°03’00″N, 104°06’00”E)

C18b: (10°03’00″N, 104°10’00″E)

C18c: (9°59’00″N, 104°10’00″E)

C18d: (9°59’00″N, 104°06’00”E)

01/11-30/11

Cá mú (Serranidae), cá bò (Monacanthidae), cá khế (Carangidae), cá trích (Clupeidae), cá trỏng (Engraulidae), cá bống (Gobbidae), tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

34.

Vùng biển phía Tây quần đảo Hải Tặc

Kiên Giang

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C19a: (10°18’00″N, 104°16’00”E)

C19b: (10°18’00″N, 104°2000″E)

C19c: (10°14’00″N, 104°20’00″E)

C19d: (10°15’00″N, 104°16’00″E)

01/4-30/6

Cá lượng (Nemipteridae), cá chai (Platycephalidae), cá chim (Stromateidae), cá căng (Terapontidae), cá trích (Clupeidae), tôm he (Penaeidae)

35.

Vùng biển phía Tây Bắc đảo Hòn Tre

Kiên Giang

Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

C20a: (10°02’45″N, 104°47’00″E)

C20b: (10°02’45″N, 104°51’00″E)

C20c: (9°58’45″N, 104°51’00″E)

C20d: (9°58’45″N, 104°47’00″E)

01/11 -30/11

Tôm he (Penaeidae), tôm gai (Palaemonidae)

36.

Sông Gâm

Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang

Từ thị trấn Bảo Lạc qua huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đến hết huyện Bắc Mê (Hà Giang) và phía sau hồ thủy điện Tuyên Quang từ chân đập đến ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô (trên địa bàn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang)

01/5-31/7

01/4-31/7

Cá chiê(Bagarius rutilus), cá rầm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá anh vũ (Semilabeo obscures), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus)

37.

Sông Lô

Tuyên Quang, Phú Thọ

Từ ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến cầu Việt Trì (Phú Thọ)

01/5-31/7

01/4-31/7

Cá anh vũ (Semilabeo obscurus), cá rầm xanh (Sinilabeo lemassoni),

38.

Sông Lô

Tuyên Quang

Từ bến Đền (xã Bạch Xa) đến cửa Ngòi Tèo chảy vào sông Lô (xã Minh Dân, huyện Hàm Yên)

01/4-31/7

Cá chày đất (Spinibarbus hollandi), cá rm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá chiê(Bagarius rutilus)

39.

Sông Rạng và sông Văn Úc

Hải Dương, Hải Phòng

Huyện Thanh Hà và Kim Thành (Hải Dương), huyện An Lão, Tiên Lãng và, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng).

01/3-31/6

Đường di cư sinh sản cá mòi đồng thời bảo vệ một số loài đặc hữu: rươi, cáy, cà da, dạm, cá nhệch, cá mòi, tôm rảo.

40.

Sông Hồng

Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội

TP Việt Trì, huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy thuộc tỉnh Phú Thọ; Huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

Huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây thuộc Hà Nội.

01/3-31/7

Cá cháy (Tenualosa reevesi), cá mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa), cá chình nhật (Angilla japonica), cá lợ thân thấp (Cyprinus multitaeniata), cá măng (Elopichthys bambusa), cá chày chàng (Ochetobus elongatus), cá anh vũ (Semilabeo obscurus), cá Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá chiê(Bagarius rutilus), cá ngạnh (Cranoglamis sinensis).

41.

Sông Hồng

Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình

Từ huyện Văn Yên – Yên Bái đến các cửa sông thuộc tỉnh Nam Định và Thái Bình

01/3-31/5

Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của cá chá(Tenualosa reevesi), cá mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa)

42.

Sông Hồng

Lào Cai, Yên Bái

Ngòi Nhù, ngòi Bo, bãi Sọi Cờ, ngòi Đum, bãi Sọi Cờ, ngòi Thia

01/4-31/7

Cá chiê(Bagarius rutilus), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus), cá anh vũ (Semilabeo obscurus)

43.

Sông Thái Bình

 

Phú Bình, Thái Nguyên (sông Cầu); Bắc Giang (sông Thương) đoạn ngã ba sông Lô, sông Hồng Việt Trì (Phú Thọ) đến xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội)

01/3-31/5

Cá mòi cờ chấm (Knonsirus punctatus), cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa)

44.

Sông Đà, hồ Hòa Bình

Hòa Bình

Các cửa suối, bãi đẻ thuộc huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình

01/4-31/7

Cá măng (Elopichthys bambusa), anh vũ (Semilabeo obscurus), cá mị/cá pạo (Sinilabeo graffeuilli), cá rầm xanh (Bangana lemassoni), cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá chiên bắc (Bagarius rutilus)

45.

Hồ Ya Ly

Kon Tum, Gia Lai

Toàn bộ lòng hồ, phía Gia Lai giới hạn bởi chân thác Ya Ly, phía Kon Tum tính từ điểm giao giữa sông Đăk PôKơ và sông Đăk Bla trên địa bàn huyện Sa Thầy (Kon Tum)

01/4-31/5

Cá thát lát (Chitala sp.), cá duồng bay (Cosmochilus harmandi), cá ngựa xám (Tor tambroides)

46.

Sông SerePok

Đắk Lắk, Đắk Nông

Từ đoạn chảy qua xã: Ea Wer, Ea Huar, Krông Na, Ea Nuoi, Tân Hòa gồm các (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) và huyện Cư Jut (Đắk Nông)

01/6-30/8

Cá trà sóc (Probarbus jullieni), cá nàng hương (Chitala blanci), cá duồng (Cirrhinus microleppis), cá thát lát khổng lồ (Chitala lopis)

47.

Sông Krong Ana

Đăk Lăk

Xã Ea Na, thị trấn Buôn Trap, xã Bình Hòa, xã Quảng Điền

01/6-30/8

Cá trà sóc (Probarbus jullieni), cá còm (Chitala ornata), cá chiê(Bagarius yarrelli)

 

 

THÔNG TƯ 19/2018/TT-BNNPTNT HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 19/2018/TT-BNNPTNT Ngày hiệu lực 01/01/2019
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 25/01/2019
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 15/11/2018
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản