THÔNG TƯ 22/2014/TT-BTTTT VỀ QUY HOẠCH KHO SỐ VIỄN THÔNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/03/2015

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 22 /2014/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY HOẠCH KHO SỐ VIỄN THÔNG

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư ban hành Quy hoạch kho số viễn thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy hoạch kho số viễn thông và các bảng sau: Bảng quy hoạch mã đích quốc gia (Phụ lục 1 kèm theo); Bảng quy hoạch số thuê bao (Phụ lục 2 kèm theo); Bảng quy hoạch mã, số dịch vụ (Phụ lục 3 kèm theo); Bảng quy hoạch mã định tuyến kỹ thuật (Phụ lục 4 kèm theo).

Điều 2Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2015.

Quyết định số 52/2006/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành Quy hoạch đánh số điện thoại quốc gia và Quyết định số 53/2006/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc phân bổ và sử dụng các loại mã, số viễn thông hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
– UBND và 
Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo, Cổng TTĐT CP;
– 
Website Bộ TTTT;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TTTT;
– Các doanh nghiệp viễn thông;
– Lưu: VT, Cục VT.

BỘ TRƯỞNG


Nguyễn Bắc Son

 

QUY HOẠCH

KHO SỐ VIỄN THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22 /2014/TT-BTTTT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Quy hoạch kho số viễn thông quốc gia áp dụng để đánh số cho các mạng viễn thông sau đây:

a) Mạng viễn thông công cộng: mạng viễn thông cố định mặt đất; mạng viễn thông cố định vệ tinh; mạng viễn thông di động mặt đất.

b) Mạng viễn thông dùng riêng: mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an; mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Quốc phòng và các mạng viễn thông dùng riêng khác.

2. Các thiết bị đầu cuối của mạng viễn thông di động vệ tinh tuân theo kế hoạch đánh số của các nhà khai thác hệ thống thông tin di động vệ tinh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Mọi tổ chức, cá nhân quản lý, phân bổ, khai thác và sử dụng các mã, số thuộc kho số viễn thông phải tuân theo các quy định của Quy hoạch này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy hoạch này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng đánh số là vùng được xác định theo phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đặc trưng tính thống nhất về đánh số của mạng viễn thông cố định mặt đất.

2. Mạng đích là mạng viễn thông mà cuộc gọi được định tuyến đến khi quay số.

3. Mã đích quốc gia là chữ số hoặc tập hợp các chữ số đặc trưng được quy hoạch thống nhất trên phạm vi cả nước để nhận dạng vùng đánh số hoặc mạng đích mà cuộc gọi được định tuyến đến. Khi thực hiện chức năng chọn vùng đánh số, mã đích quốc gia được gọi là mã vùng (Area Code – AC) – mã theo địa lý. Khi thực hiện chức năng chọn mạng đích, mã đích quốc gia được gọi là mã mạng (Network Code – NC) – mã không theo địa lý.

4. Số thuê bao là tập hợp các chữ số được quay (trực tiếp hoặc sau mã đích quốc gia) để nối đến một thuê bao khác và được quy hoạch thống nhất (trong phạm vi vùng đánh số hoặc trên phạm vi toàn mạng).

5. Số dịch vụ là tập hợp các chữ số mà thuê bao viễn thông của mạng dùng để truy nhập tới một dịch vụ được cung cấp trên chính mạng đó.

6. Số dùng chung là số được dùng chung giữa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các vùng đánh số khác nhau để cung cấp cùng một loại dịch vụ.

7. Mã dịch vụ là tập hợp các chữ số mà thuê bao viễn thông dùng để truy nhập từ mạng của thuê bao đến dịch vụ thuộc mạng khác.

8. Mã nhà khai thác là tập hợp các chữ số dùng để truy nhập đến dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước hoặc quốc tế của một doanh nghiệp viễn thông xác định.

9. Mã định tuyến kỹ thuật là tập hợp các chữ số được doanh nghiệp viễn thông sử dụng để định tuyến các cuộc gọi, bản tin hoặc để nhận dạng mạng, phần tử mạng, bao gồm: mã nhận dạng mạng di động (Mobile Network Code – MNC); mã nhận dạng mạng số liệu (Data Network Identification Code – DNIC); mã điểm báo hiệu quốc tế (International Signaling Point Code – ISPC); mã điểm báo hiệu quốc gia (National Signaling Point Code – NSPC) và các mã định tuyến kỹ thuật khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

10. Dịch vụ nội vùng là dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho người sử dụng dịch vụ trong phạm vi một vùng đánh số khả năng truy nhập để sử dụng dịch vụ với cùng một mã, số. Mã, số sử dụng trong trường hợp này được gọi là mã, số dịch vụ nội vùng.

11. Dịch vụ toàn quốc là dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho người sử dụng dịch vụ trên phạm vi toàn quốc khả năng truy nhập để sử dụng dịch vụ với cùng một mã, số. Mã, số sử dụng trong trường hợp này được gọi là mã, số dịch vụ toàn quốc.

12. Dịch vụ bắt buộc là dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bắt buộc cung cấp cho người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật, bao gồm: dịch vụ viễn thông khẩn cấp (công an, cứu hỏa, cấp cứu y tế, tìm kiếm cứu nạn); dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc (dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước, quốc tế qua điện thoại viên; dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định; dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định; dịch vụ trợ giúp thuê bao di động) và các dịch vụ bắt buộc khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

13. Dịch vụ thanh toán giá cước ở nước ngoài là dịch vụ viễn thông khi người sử dụng dịch vụ viễn thông gọi đi quốc tế thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm thanh toán giá cước thay cho người sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

14. Dịch vụ gọi tự do (Toll Free Service) là dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin và có trách nhiệm thanh toán giá cước viễn thông thay cho người sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông.

15. Dịch vụ gọi giá cao (Premium Service) là dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin và yêu cầu người sử dụng dịch vụ, ngoài giá cước viễn thông theo quy định, phải thanh toán thêm một khoản giá cước để nhận được các nội dung thông tin đặc thù có giá trị cao.

16. Dịch vụ giải đáp thông tin là dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng nhằm hướng dẫn, phản ánh, giải đáp, tư vấn theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ các vấn đề chung, thông thường về văn hóa, kinh tế, xã hội v.v.

17. Dịch vụ ứng dụng tin nhắn ngắn (sau đây gọi là dịch vụ tin nhắn ngắn) là dịch vụ nhắn tin trên mạng thông tin di động được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông.

18. Dịch vụ đo thử là dịch vụ trên mạng viễn thông cố định mặt đất dùng để thông báo, kiểm tra, đánh giá chất lượng thiết bị hoặc đường truyền dẫn, bao gồm: dịch vụ báo giờ, dịch vụ tự thử chuông và các dịch vụ đo thử khác.

19. Mã, số dự phòng là mã, số viễn thông sẽ được đưa vào sử dụng làm mã, số cụ thể trong tương lai trên cơ sở nhu cầu của thị trường dịch vụ tại từng giai đoạn áp dụng với độ dài và cấu trúc theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chương II

CẤU TRÚC SỐ QUỐC TẾ VÀ SỐ QUỐC GIA

Điều 4. Số quốc tế

1. Số quốc tế (International Number – IN) là chữ số hoặc tập hợp các chữ số được quay sau số mào đầu quốc tế (International Prefix – IP) để kết nối tới một thuê bao sử dụng dịch vụ ở nước ngoài. Số quốc tế bao gồm mã quốc gia (Country Code – CC) và số quốc gia có nghĩa (National Significant Number – NSN).

Số quốc tế = Mã quốc gia + Số quốc gia có nghĩa

2. Độ dài tối đa của số quốc tế tuân thủ theo khuyến nghị ITU-T E.164 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union – ITU) là 15 chữ số.

Điều 5. Số mào đầu quốc tế

Số mào đầu quốc tế là chữ số hoặc tập hợp các chữ số được thuê bao chủ gọi quay trước số quốc tế để thực hiện cuộc gọi quốc tế đến thuê bao bị gọi ở nước ngoài. Tại Việt Nam số mào đầu quốc tế được quy định là số 00.

Điều 6. Mã quốc gia

Mã quốc gia là chữ số hoặc tập hợp các chữ số được quay sau số mào đầu quốc tế đặc trưng cho việc nhận dạng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà cuộc gọi được định tuyến đến. Liên minh Viễn thông Quốc tế ấn định mã quốc gia cho Việt Nam là 84.

Điều 7. Số quốc gia có nghĩa

1. Số quốc gia có nghĩa là chữ số hoặc tập hợp các chữ số được quay sau số mào đầu quốc gia (National Prefix – NP) để kết nối đến một thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ ở trong nước. Số quốc gia có nghĩa bao gồm mã đích quốc gia (National Destination Code – NDC) và số thuê bao (Subscriber Number – SN).

Số quốc gia có nghĩa = Mã đích quốc gia + Số thuê bao

2. Độ dài tối đa của số quốc gia có nghĩa tuân thủ theo khuyến nghị ITU-T E.164 của Liên minh Viễn thông Quốc tế:

Độ dài tối đa số quốc gia có nghĩa = 15 – Độ dài mã quốc gia

Điều 8. Số mào đầu quốc gia

Số mào đầu quốc gia là chữ số hoặc tập hợp các chữ số được thuê bao chủ gọi quay trước số quốc gia có nghĩa để thực hiện cuộc gọi đến thuê bao bị gọi ở trong nước thuộc vùng đánh số khác hoặc mạng đích khác. Tại Việt Nam số mào đầu quốc gia được quy định là số 0.

Chương III

QUY HOẠCH SỐ QUỐC GIA

Điều 9. Mã đích quốc gia

1. Mã vùng được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Độ dài của mã vùng là 2 hoặc 3 chữ số và có cấu trúc là 2A(B), trong đó A, B là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;

b) Mỗi vùng đánh số được ấn định bằng một mã vùng.

2. Mã mạng được quy hoạch như sau:

a) Độ dài của mã mạng là 2 chữ số và có cấu trúc là 1A, 3A, 4A, 5A, 6A, 7A, 8A, 9A; trong đó A là chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;

b) Mỗi mạng đích được ấn định bằng một hoặc nhiều mã mạng (đa mã).

Điều 10. Số thuê bao

1. Số thuê bao mạng viễn thông cố định mặt đất được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 7, 8 chữ số phụ thuộc vào vùng đánh số cụ thể;

b) Bắt đầu bằng các chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo sau là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

2. Số thuê bao mạng viễn thông cố định vệ tinh được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 7 chữ số;

b) Bắt đầu bằng các chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo sau là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

3. Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là người được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 7 chữ số;

b) Bắt đầu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo sau là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

4. Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là thiết bị được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 8 chữ số;

b) Bắt đầu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo sau là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

5. Số thuê bao điện thoại Internet được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 10 chữ số bao gồm cả mã mạng điện thoại Internet;

b) Có cấu trúc là 65ABCDEFGH, trong đó A dùng để nhận biết nhà khai thác viễn thông có giá trị từ 1 đến 9; B, C, D, E, F, G, H là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;

c) Không dùng mã nhà khai thác hoặc mã vùng trước số thuê bao điện thoại Internet.

6. Số thuê bao mạng viễn thông dùng riêng được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Đối với mạng viễn thông dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an số thuê bao có độ dài 5, 6 hoặc 7 chữ số phụ thuộc vào quy mô của mỗi mạng và giai đoạn áp dụng.

Đi với các mạng viễn thông dùng riêng khác, số thuê bao có độ dài phụ thuộc vào quy mô của mỗi mạng và giai đoạn áp dụng nhưng tối đa không vượt quá 7 chữ số.

b) Bắt đầu bằng các chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo sau là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

7. Việc tăng thêm dung lượng số thuê bao của mạng viễn thông cố định mặt đất được thực hiện bằng cách kéo dài số thuê bao (thêm một hoặc một vài chữ số vào đầu hoặc cuối số thuê bao cũ) đối với tất cả các vùng đánh số có cùng độ dài số thuê bao.

Việc giảm dung lượng số thuê bao của mạng viễn thông cố định mặt đất được thực hiện bằng cách rút ngắn số thuê bao (bỏ bớt một hoặc một vài chữ số ở đầu hoặc cuối số thuê bao cũ) đối với tất cả các vùng đánh số có cùng độ dài số thuê bao.

8. Việc tăng thêm dung lượng số thuê bao của mạng viễn thông di động mặt đất hoặc mạng viễn thông cố định vệ tinh thực hiện bằng cách phân bổ thêm mã mạng mới và giữ nguyên độ dài số thuê bao cũ. Trong trường hợp việc cấp mã mạng mới là không khả thi thì thực hiện bằng cách kéo dài số thuê bao (thêm một hoặc một vài chữ số vào đầu hoặc cuối số thuê bao cũ) đối với tất cả các mạng viễn thông di động mặt đất và mạng viễn thông cố định vệ tinh.

Việc giảm dung lượng số thuê bao của mạng viễn thông di động mặt đất hoặc mạng viễn thông cố định vệ tinh thực hiện bằng cách thu hồi mã mạng cũ và số thuê bao cũ. Trong trường hợp việc thu hồi mã mạng cũ là không khả thi thì thực hiện bằng cách rút ngắn số thuê bao (bỏ bớt một hoặc một vài chữ số đầu hoặc cuối số thuê bao cũ) đối với tất cả các mạng viễn thông di động mặt đất và mạng viễn thông cố định vệ tinh.

9. Không dùng các chữ số 0, 1 làm đầu số thuê bao mạng viễn thông cố định mặt đất và mạng viễn thông cố định vệ tinh. Không dùng các chữ số từ 2 đến 9 làm đầu mã, số dịch vụ trong mạng viễn thông cố định mặt đất.

10. Không dùng chữ số 0 làm đầu số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất.

Chương IV

QUY HOẠCH MÃ, SỐ DỊCH VỤ

Điều 11. Mã dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất

1. Mã dịch vụ điện thoại thanh toán giá cước ở nước ngoài được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 3 chữ số;

b) Có cấu trúc là 12Atrong đó A là chữ số bất kỳ từ 0 đến 1.

2. Mã dịch vụ truyền số liệu được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 4 chữ số;

b) Có cấu trúc là 124A, 125A, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

3. Mã dịch vụ điện thoại VoIP được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 3 chữ số;

b) Có cấu trúc là 126, 127, 128, 129, 13A và 17A, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 1 đến 9;

c) Mã dịch vụ điện thoại VoIP được sử dụng như sau:

Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở trong nước nhưng khác vùng đánh số, có chọn sử dụng dịch vụ điện thoại VoIP của doanh nghiệp viễn thông, sẽ thực hiện quay số:

Mã dịch vụ điện thoại VoIP + (B) + 0 + Số quốc gia có nghĩa

Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, có chọn sử dụng dịch vụ điện thoại VoIP của doanh nghiệp viễn thông, sẽ thực hiện quay số:

Mã dịch vụ điện thoại VoIP + (B) + 00 + Số quốc tế

Trong đó B (nếu có) là chữ số từ 1 đến 9 dùng để chọn loại hình dịch vụ. Trong trường hợp này, sau khi quay hết số B, người sử dụng dịch vụ có thể phải quay thêm một và/hoặc một số mã (số) khác (do doanh nghiệp viễn thông quy định) để lựa chọn ngôn ngữ, xác nhận quyền sử dụng dịch vụ (mã số xác nhận cá nhân, số tài khoản v.v) sau đó mới quay tiếp đến số 0 và số quốc gia có nghĩa để gọi trong nước hoặc số 00 và số quốc tế để gọi quốc tế.

Điều 12. Mã nhà khai thác

1. Mã nhà khai thác được quy hoạch theo nguyên tắc sau :

a) Có độ dài 3 chữ số;

b) Có cấu trúc là 16A, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 1 đến 9.

2. Mã nhà khai thác được sử dụng như sau:

a) Chọn doanh nghiệp viễn thông theo từng cuộc gọi bằng việc sử dụng một mã nhà khai thác cho từng cuộc gọi:

Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở trong nước nhưng khác vùng đánh số, có chọn doanh nghiệp viễn thông, sẽ thực hiện quay số:

16A + (B) + 0 + Số quốc gia có nghĩa

Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, có chọn doanh nghiệp viễn thông, sẽ thực hiện quay số:

16A + (B) + 00 + Số quốc tế

Trong đó B (nếu có) là chữ số từ 1 đến 9 dùng để chọn loại hình dịch vụ. Trong trường hợp này, sau khi quay hết số B, người sử dụng dịch vụ có thể phải quay thêm một và/hoặc một số mã (số) khác (do doanh nghiệp viễn thông quy định) để lựa chọn ngôn ngữ, xác nhận quyền sử dụng dịch vụ (mã số xác nhận cá nhân, số tài khoản v.v) sau đó mới quay tiếp đến số 0 và số quốc gia có nghĩa để gọi trong nước hoặc số 00 và số quốc tế để gọi quốc tế.

b) Chọn trước doanh nghiệp viễn thông theo một thoả thuận trước giữa người sử dụng với doanh nghiệp viễn thông. Với thoả thuận này các cuộc gọi đường dài trong nước hoặc quốc tế không dùng mã nhà khai thác (người sử dụng chỉ quay số mào đầu quốc gia hoặc quốc tế) sẽ được định hướng tới mạng của doanh nghiệp viễn thông đã chọn trước:

Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở trong nước nhưng khác vùng đánh số mà không chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đã đăng ký chọn trước doanh nghiệp viễn thông sẽ thực hiện quay số:

0 + Số quốc gia có nghĩa

Nếu một thuê bao gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở nước ngoài mà không chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đã đăng ký chọn trước doanh nghiệp viễn thông sẽ thực hiện quay số:

00 + Số quốc tế

Điều 13. Số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất

1. Số dịch vụ khẩn cấp được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 3 chữ số;

b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hoả; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế;

c) Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc.

2. Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 3 chữ số;

b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 101 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước qua điện thoại viên; 110 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại quốc tế qua điện thoại viên; 116 là số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất; 119 là số dịch vụ báo hỏng số máy điện thoại cố định;

c) Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc là số dùng chung.

3. Số dịch vụ đo thử được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 6 chữ số;

b) Bắt đầu bằng chữ số 1001 và có cấu trúc 1001AB, trong đó A là chữ số bất kỳ từ 0 đến 1, B là chữ số bất kỳ từ 0 đến 9, cụ thể như sau: 100117 là số dịch vụ báo giờ; 100118 là số dịch vụ thử chuông;

c) Số dịch vụ đo thử là số dùng chung.

4. Số dịch vụ gọi tự do được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 10 chữ số;

b) Bắt đầu bằng số 1800 và có cấu trúc 1800ABCDEF, trong đó A dùng để nhận biết nhà khai thác viễn thông; A, B, C, D, E, F là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;

c) Số dịch vụ gọi tự do là số dịch vụ toàn quốc.

5. Số dịch vụ gọi giá cao được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 10 chữ số;

b) Bắt đầu bằng số 1900 và có cấu trúc 1900ABCDEF, trong đó A dùng để nhận biết nhà khai thác viễn thông; A, B, C, D, E, F là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;

c) Số dịch vụ gọi giá cao là số dịch vụ toàn quốc.

6. Số dịch vụ giải đáp thông tin được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài từ 4 đến 5 chữ số;

b) Bắt đầu bằng các số 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149 và có cấu trúc 102A, 103A, 104A, 105A, 106A, 107A, 108A, 109A, 140AB, 141AB, 142AB, 143AB, 144AB, 145AB, 146AB, 147AB, 148AB, 149AB, trong đó A, B là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;

c) Số dịch vụ giải đáp thông tin là số dịch vụ nội vùng.

Điều 14. Số dịch vụ mạng viễn thông di động mặt đất

1. Số dịch vụ trợ giúp thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất (sau đây gọi là số dịch vụ trợ giúp thuê bao di động) được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài 3 chữ số;

b) Có cấu trúc cụ thể là 118;

c) Số dịch vụ trợ giúp thuê bao di động là số dùng chung.

2. Số dịch vụ tin nhắn ngắn được quy hoạch theo nguyên tắc sau:

a) Có độ dài từ 4 đến 5 chữ số;

b) Bắt đầu bằng các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và có cấu trúc 1ABC, 2ABCD, 3ABCD, 4ABCD, 5ABC, 6ABC, 7ABC, 8ABC, 9ABC, trong đó A, B, C, D, E là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.

Điều 15. Sử dụng các ký tự ‘*’ và ‘#’

1. Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, sau khi được phân bổ số thuê bao viễn thông, được phép sử dụng ký tự ‘*’ và ‘#’ kết hợp với các chữ số để cung cấp các dịch vụ cộng thêm (dịch vụ quay số tắt, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ hiển thị số máy chủ gọi, thanh toán giá cước, kiểm tra tài khoản, chuyển đổi gói cước v.v) cho người sử dụng dịch vụ.

2. Việc sử dụng các ký tự ‘*’ và ‘#’ kết hợp với các chữ số để cung cấp các dịch vụ cộng thêm phải đảm bảo không xung đột với nguyên tắc đánh số quy định tại Quy hoạch này và không vi phạm Quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông.

Chương V

QUY HOẠCH MÃ ĐỊNH TUYẾN KỸ THUẬT

Điều 16. Mã nhận dạng mạng thông tin di động mặt đất

1. Mã di động quốc gia (Mobile Country Code – MCC) được Liên minh Viễn thông Quốc tế phân bổ cho Việt Nam là 452, tuân thủ theo khuyến nghị ITU-T E.212.

2. Mã nhận dạng mạng thông tin di động mặt đất có độ dài 02 (hai) chữ số và có giá trị từ 01 đến 99. Mã này để nhận biết, kết nối mạng thông tin di động mặt đất có thuê bao thực hiện chuyển vùng trong nước và quốc tế.

Điều 17. Mã nhận dạng mạng số liệu

Mã nhận dạng mạng số liệu được Liên minh Viễn thông Quốc tế phân bổ cho Việt Nam là 452X (X có giá trị từ 0 đến 9 là số hiệu mạng), tuân thủ theo khuyến nghị ITU-T X.121. Mã này để nhận biết mạng số liệu trong mỗi quốc gia.

Điều 18. Mã điểm báo hiệu quốc tế

1. Mã mạng vùng báo hiệu (Signaling Area Network Code – SANC) được Liên minh Viễn thông Quốc tế phân bổ cho Việt Nam, tuân thủ theo khuyến nghị ITU-T Q.708.

2. Mã điểm báo hiệu quốc tế được hình thành trên cơ sở mã mạng vùng báo hiệu theo cấu trúc chuẩn của khuyến nghị ITU-T Q.708. Mã này dùng để nhận biết một điểm báo hiệu (Signaling Point – SP) trong mạng báo hiệu quốc tế sử dụng hệ thống báo hiệu số 7 (Signaling System No.7 – SS7).

Điều 19. Mã điểm báo hiệu quốc gia

Mã điểm báo hiệu quốc gia tuân thủ theo khuyến nghị ITU-T Q.708 có giá trị từ 1 đến 16384 theo hệ đếm thập phân. Mã này dùng để nhận biết một điểm báo hiệu trong mạng báo hiệu quốc gia sử dụng hệ thống báo hiệu số 7.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm của Cục Viễn thông

1. Thực hiện việc quản lý, phân bổ, thu hồi mã, số viễn thông theo đúng Quy hoạch này và Quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông.

2. Căn cứ Quy hoạch kho số viễn thông, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông và kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông.

4. Hàng năm công bố công khai việc phân bổ và sử dụng mã, số viễn thông.

5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với việc quản lý, phân bổ, cấp, thu hồi, hoàn trả mã, số viễn thông theo đúng Quy hoạch kho số viễn thông và Quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông.

Điều 21. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với việc cấp, đổi, thu hồi, hoàn trả, sử dụng mã, số viễn thông của doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo Quy hoạch kho số viễn thông và Quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông.

Điều 22. Trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông

1. Căn cứ Quy hoạch kho số viễn thông, xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đánh số mạng và dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.

2. Tổ chức triển khai kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.

3. Cấp, đổi, thu hồi, hoàn trả các mã, số viễn thông được phân bổ theo đúng Quy hoạch kho số viễn thông và Quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông.

4. Quản lý, khai thác, sử dụng các mã, số viễn thông kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phân bổ hoặc cấp số dịch vụ, số thuê bao viễn thông

1. Khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông được phân bổ đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

2. Khi không còn nhu cầu sử dụng số dịch vụ, số thuê bao viễn thông phải hoàn trả cho cơ quan quản lý kho số viễn thông hoặc doanh nghiệp viễn thông đã phân bổ hoặc cấp.

Điều 24. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để được xem xét, hướng dẫn và giải quyết./.

 

DANH MỤC PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BTTTT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Phụ lục 1: Bảng quy hoạch mã đích quốc gia

Phụ lục 2: Bảng quy hoạch số thuê bao

Phụ lục 3: Bảng quy hoạch mã, số dịch vụ

Phụ lục 4: Bảng quy hoạch mã định tuyến kỹ thuật

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG QUY HOẠCH MÃ ĐÍCH QUỐC GIA

Mã

Mục đích sử dụng

Độ dài mã

Chú thích

1 Mã mạng viễn thông di động mặt đất (M2M)

10 – 19 Mã mạng viễn thông di động mặt đất dùng cho phương thức giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị (M2M)

2 chữ số

2 Mã vùng (AC)

200

201

202

203

 

204

 

205

 

206

 

207

 

208

 

209

Dự phòng

Dự phòng

Dự phòng

Quảng Ninh

 

Bắc Giang

 

Lạng Sơn

 

Cao Bằng

 

Tuyên Quang

 

Thái Nguyên

 

Bắc Cạn

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

AC mới

AC mới

AC mới

Đi AC cũ từ

33 thành 203

Đi AC cũ từ

240 thành 204

Đi AC cũ từ

25 thành 205

Đi AC cũ từ

26 thành 206

Đi AC cũ từ

27 thành 207

Đi AC cũ từ

280 thành 208

Đi AC cũ từ

281 thành 209

210

211

212

 

213

Phú Thọ

Vĩnh Phúc

Sơn La

 

Lai Châu

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Không đổi

Không đổi

Đi AC cũ từ

22 thành 212

Đi AC cũ từ

231 thành 213

214

 

215

 

216

 

217

218

219

Lào Cai

 

Điện Biên

 

Yên Bái

 

Dự phòng

Hòa Bình

Hà Giang

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Đi AC cũ từ

20 thành 214

Đi AC cũ từ

230 thành 215

Đi AC cũ từ

29 thành 216

AC mới

Không đổi

Không đổi

220

 

221

 

222

 

223

224

225

 

226

 

227

 

228

 

229

Hải Dương

 

Hưng Yên

 

Bắc Ninh

 

Dự phòng

Dự phòng

Hải Phòng

 

Hà Nam

 

Thái Bình

 

Nam Định

 

Ninh Bình

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Đi AC cũ từ

320 thành 220

Đi AC cũ từ

321 thành 221

Đi AC cũ từ

241 thành 222

AC mới

AC mới

Đi AC cũ từ

31 thành 225

Đi AC cũ từ

351 thành 226

Đi AC cũ từ

36 thành 227

Đi AC cũ từ

350 thành 228

Đi AC cũ từ

30 thành 229

230

231

232

 

233

 

234

Dự phòng

Dự phòng

Quảng Bình

 

Quảng Trị

 

Thừa Thiên – Huế

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

AC mới

AC mới

Đi AC cũ từ

52 thành 232

Đi AC cũ từ

53 thành 233

Đi AC cũ từ

54 thành 234

235

 

236

 

237

 

238

 

239

Quảng Nam

 

Đà Nẵng

 

Thanh Hóa

 

Nghệ An

 

Hà Tĩnh

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Đi AC cũ từ

510 thành 235

Đi AC cũ từ

511 thành 236

Đi AC cũ từ

37 thành 237

Đi AC cũ từ

38 thành 238

Đi AC cũ từ

39 thành 239

24 Hà Nội

2 chữ số

Đi AC cũ từ

4 thành 24

250

251

 

252

 

253

254

 

255

 

256

 

257

 

258

 

259

Dự phòng

Đồng Nai

 

Bình Thuận

 

Dự phòng

Bà Rịa – Vũng Tàu

 

Quảng Ngãi

 

Bình Định

 

Phú Yên

 

Khánh Hòa

 

Ninh Thuận

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

AC mới

Đi AC cũ từ

61 thành 251

Đi AC cũ từ

62 thành 252

AC mới

Đi AC cũ từ

64 thành 254

Đi AC cũ từ

55 thành 255

Đi AC cũ từ

56 thành 256

Đi AC cũ từ

57 thành 257

Đi AC cũ từ

58 thành 258

Đi AC cũ từ

68 thành 259

260

 

261

 

262

 

263

Kon Tum

 

Đắk Nông

 

Đắk Lắk

 

Lâm Đồng

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Đi AC cũ từ

60 thành 260

Đi AC cũ từ

501 thành 261

Đi AC cũ từ

500 thành 262

Đi AC cũ từ

63 thành 263

264

265

266

267

268

269

Dự phòng

Dự phòng

Dự phòng

Dự phòng

Dự phòng

Gia Lai

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

AC mới

AC mới

AC mới

AC mới

AC mới

Đi AC cũ từ

59 thành 269

270

 

271

 

272

 

273

 

274

 

275

 

276

 

277

 

278

279

Vĩnh Long

 

Bình Phước

 

Long An

 

Tiền Giang

 

Bình Dương

 

Bến Tre

 

Tây Ninh

 

Đồng Tháp

 

Dự phòng

Dự phòng

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Đi AC cũ từ

70 thành 270

Đi AC cũ từ

651 thành 271

Đi AC cũ từ

72 thành 272

Đi AC cũ từ

73 thành 273

Đi AC cũ từ

650 thành 274

Đi AC cũ từ

75 thành 275

Đi AC cũ từ

66 thành 276

Đi AC cũ từ

67 thành 277

AC mới

AC mới

28 T.P Hồ Chí Minh

2 chữ số

Đi AC cũ từ

8 thành 28

290

 

291

 

292

Cà Mau

 

Bạc Liêu

 

Cần Thơ

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Đi AC cũ từ

780 thành 290

Đi AC cũ từ

781 thành 291

Đi AC cũ từ

710 thành 292

293

 

294

 

295

296

 

297

 

298

299

Hậu Giang

 

Trà Vinh

 

Dự phòng

An Giang

 

Kiên Giang

 

Dự phòng

Sóc Trăng

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Đi AC cũ từ

711 thành 293

Đi AC cũ từ

74 thành 294

AC mới

Đi AC cũ từ

76 thành 296

Đi AC cũ từ

77 thành 297

AC mới

Đi AC cũ từ

79 thành 299

3 – 5 Mã mạng viễn thông di động mặt đất (H2H)

30 – 59 Mã mạng viễn thông di động mặt đất dùng cho phương thức giao tiếp giữa người với người (H2H)

2 chữ số

6 Mã mạng viễn thông cố định vệ tinh, dùng riêng, Internet

60 – 64 Dự phòng

2 chữ số

65 Mã mạng điện thoại Internet

2 chữ số

66 Mã mạng dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước

2 chữ số

Đi mã cũ từ

80 thành 66

67 Mã mạng viễn thông cố định vệ tinh

2 chữ số

68 Dự phòng

2 chữ số

69 Mã mạng dùng riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

2 chữ số

– 9 Mã mạng viễn thông di động mặt đất (H2H)

70 – 99 Mã mạng viễn thông di động mặt đất dùng cho phương thức giao tiếp giữa người với người (H2H)

2 chữ số

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG QUY HOẠCH SỐ THUÊ BAO

Số

Mục đích sử dụng

Độ dài số

Chú thích

1000000 – 9999999

 

10000000 – 99999999

Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là người

 

Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là thiết bị

7 chữ số

8 chữ số

Dùng sau mã mạng viễn thông di động mặt đất

Dùng sau mã mạng viễn thông di động mặt đất

2000000(0) – 9999999(9) Số thuê bao mạng viễn thông cố định mặt đất

7-8 chữ số

Dùng sau mã vùng
2000000 – 9999999 Số thuê bao mạng viễn thông cố định vệ tinh

7 chữ số

Dùng sau mã mạng 67
20000(0)(0) – 99999(9)(9)

20000(0)(0) – 49999(9)(9)

500000(0) – 999999(9)

Số thuê bao mạng viễn thông dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước

Số thuê bao mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an

Số thuê bao mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Quốc Phòng

5-7 chữ số

5-7 chữ số

6-7 chữ số

Dùng sau mã mạng 66

Dùng sau mã mạng 69

Dùng sau mã mạng 69

10000000 – 99999999 Số thuê bao điện thoại Internet

8 chữ số

Dùng sau mã mạng 65

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG QUY HOẠCH MÃ, SỐ DỊCH VỤ

1. Mạng viễn thông cố định mặt đất

Mã, số

Mục đích sử dụng

Độ dài mã, số

Chú thích

10000 – 10009 Dự phòng

100100 – 100116

100117

100118

100119

Dự phòng cho dịch vụ đo thử

Số dịch vụ báo giờ

Số dịch vụ thử chuông

Dự phòng cho dịch vụ đo thử

6 chữ số

6 chữ số

6 chữ số

6 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ đo thử

Số dùng chung, dịch vụ đo thử

Số dùng chung, dịch vụ đo thử

Số dùng chung, dịch vụ đo thử

10012-10099 Dự phòng

101 Số dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước qua điện thoại viên

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ bắt buộc

1020 – 1099 Số dịch vụ giải đáp thông tin

4 chữ số

Dịch vụ nội vùng

110 Số dịch vụ đăng ký đàm thoại quốc tế qua điện thoại viên

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ bắt buộc

111 Dự phòng

112

113

114

115

Số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn

Số dịch vụ gọi công an

Số dịch vụ gọi cứu hỏa

Số dịch vụ gọi cấp cứu y tế

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp

116 Số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ bắt buộc

117 – 118 Dự phòng

119 Số dịch vụ báo hỏng số máy điện thoại cố định

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ bắt buộc

120 – 121 Mã dịch vụ điện thoại thanh toán giá cước ở nước ngoài

3 chữ số

122 – 123 Dự phòng

1240-1259 Mã dịch vụ truyền số liệu

4 chữ số

126 – 129 Mã dịch vụ điện thoại VoIP

3 chữ số

130 Dự phòng

131 – 139 Mã dịch vụ điện thoại VoIP

3 chữ số

14000 – 14999 Số dịch vụ giải đáp thông tin

5 chữ số

Dịch vụ nội vùng

150 -159 Dự phòng

160 Dự phòng

161 – 169 Mã nhà khai thác

3 chữ số

170 Dự phòng

171 – 179 Mã dịch vụ điện thoại VoIP

3 chữ số

1800000000 – 1800999999 Số dịch vụ gọi tự do

10 chữ số

Dịch vụ toàn quốc

1801-1809 Dự phòng

181-189 Dự phòng

1900000000 – 1900999999 Số dịch vụ gọi giá cao

10 chữ số

Dịch vụ toàn quốc

1901 – 1909 Dự phòng

191 – 199 Dự phòng

2. Mạng viễn thông di động mặt đất

2.1 Tin nhắn ngắn

Số

Mục đích sử dụng

Độ dài số

Chú thích

1000 – 1399 Số dịch vụ tin nhắn ngắn

4 chữ số

1400 – 1409 Số dịch vụ tin nhắn ngắn qua cổng thông tin nhân đạo quốc gia

4 chữ số

1410 – 1999 Số dịch vụ tin nhắn ngắn

4 chữ số

20000 – 49999 Số dịch vụ tin nhắn ngắn

5 chữ số

5000 – 9999 Số dịch vụ tin nhắn ngắn

4 chữ số

2.2 Thoại

Mã, số

Mục đích sử dụng

Độ dài mã, số

Chú thích

100 – 111 Dự phòng

112 Số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp
113 Số dịch vụ gọi công an

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp
114 Số dịch vụ gọi cứu hỏa

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp
115 Số dịch vụ gọi cấp cứu y tế

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp
116 – 117 Dự phòng

118 Số dịch vụ trợ giúp thuê bao di động

3 chữ số

Số dùng chung, dịch vụ bắt buộc
119 – 199 Dự phòng

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG QUY HOẠCH MÃ ĐỊNH TUYẾN KỸ THUẬT

Mục đích sử dụng

Độ dài mã

Chú thích

452 Mã di động quốc gia

3 chữ số

01-99 Mã nhận dạng mạng thông tin di động mặt đất

2 chữ số

4520-4529 Mã nhận dạng mạng số liệu

4 chữ số

4-103-X

4-104-X

4-205-X

Mã điểm báo hiệu quốc tế

X=0-7

X=0-7

X=0-7

00001-16384 Mã điểm báo hiệu quốc gia

 

 

THÔNG TƯ 22/2014/TT-BTTTT VỀ QUY HOẠCH KHO SỐ VIỄN THÔNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 22/2014/TT-BTTTT Ngày hiệu lực 01/03/2015
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 19/01/2015
Lĩnh vực Công nghệ thông tin
Ngày ban hành 22/12/2014
Cơ quan ban hành Bộ thông tin và truyền thông
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản