THÔNG TƯ 24/2015/TT-BLĐTBXH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 6 ĐIỀU 14 NGHỊ ĐỊNH 87/2014/NĐ-CP VỀ THU HÚT CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/10/2015

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 24/2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 6 ĐIỀU 14 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/2014/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THU HÚT CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Việc làm;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam (Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam sau đây được viết tắt là Nghị định số 87/2014/NĐ-CP).

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục rút gọn về cấp giấy phép lao động cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam (sau đây gọi chung là chuyên gia khoa học công nghệ).

2. Các cơ quan, tổ chức nơi chuyên gia khoa học công nghệ làm việc quy định tại Khoản 1 Điều này (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).

3. Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

Điều 3. Giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động do Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức in và thực hiện thống nhất.

2. Giấy phép lao động theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này gửi Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Văn bản chấp thuận việc sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP hoặc văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP.

3. Bản sao được chứng thực từ bản chính hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

4. 2 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu), ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Điều 5. Trình tự cấp giấy phép lao động

1. Trước thời hạn ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày chuyên gia khoa học công nghệ dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức phải nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử qua website http://www.vieclamvietnam.gov.vn đến Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo đề nghị của cơ quan, tổ chức và phù hợp với văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này nhưng không quá 2 năm.

Điều 7. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động đã cấp, trừ trường hợp thay đổi cơ quan, tổ chức.

2. Giấy phép lao động hết thời hạn.

Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy phép lao động đã được cấp.

a) Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp phường của Việt Nam hoặc cơ quan Công an của nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp thay đổi dung ghi trên giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này thì phải có các giấy tờ chứng minh.

3. 2 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu), ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này là 1 bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc 1 bản sao được chứng thực từ bản chính. Trường hợp các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt có chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Trình tự cấp lại giấy phép lao động

1. Trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này thì trong thời hạn 60 ngày trước ngày giấy phép lao động hết thời hạn, cơ quan, tổ chức phải nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử qua website http://www.vieclamvietnam.gov.vn đến Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của cơ quan, tổ chức, Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại

1. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian chuyên gia khoa học công nghệ đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

2. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này theo đề nghị của cơ quan, tổ chức và phù hợp với văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này nhưng không quá 2 năm.

Điều 11. Nhận giấy phép lao động được cấp, cấp lại

1. Cơ quan, tổ chức nhận giấy phép lao động được cấp, cấp lại tại trụ sở Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) hoặc tại địa chỉ ghi trên văn bản đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này hoặc cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này bằng thư điện tử qua website http://www.vieclamvietnam.gov.vn thì trước khi nhận giấy phép lao động phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 1 bộ hồ sơ cấp, cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Điều 4 hoặc Điều 8 của Thông tư này đến Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Điều 12. Trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Chuyên gia khoa học công nghệ vào Việt Nam làm việc với thời gian dưới 30 ngày thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

2. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này trước thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày chuyên gia khoa học công nghệ dự kiến làm việc tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gửi báo cáo theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Điều 13. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức và chuyên gia khoa học công nghệ hết thời hạn hoặc chấm dứt.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này hết hiệu lực.

5. Văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam.

6. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

7. Chuyên gia khoa học công nghệ bị phạt tù, chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích.

Điều 14. Thu hồi giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

2. Giấy phép lao động bị thu hồi do cơ quan, tổ chức hoặc chuyên gia khoa học công nghệ không thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.

3. Trình tự thu hồi giấy phép lao động:

a) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì cơ quan, tổ chức thu hồi giấy phép lao động của chuyên gia khoa học công nghệ để nộp về Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

b) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) ra quyết định thu hồi và thông báo cho cơ quan, tổ chức để thu hồi giấy phép lao động của chuyên gia khoa học công nghệ và nộp về Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Trách nhiệm của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội):

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật lao động Việt Nam có liên quan đến cơ quan, tổ chức và chuyên gia khoa học công nghệ;

b) Tiếp nhận hồ sơ và cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ theo quy định tại Thông tư này;

c) Lưu giữ hồ sơ cấp, cấp lại giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển và quản lý chuyên gia khoa học công nghệ của cơ quan, tổ chức;

đ) Thu hồi giấy phép lao động do cơ quan, tổ chức nộp;

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức:

a) Thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến chuyên gia khoa học công nghệ;

b) Lập hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ; báo cáo chuyên gia khoa học công nghệ không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

c) Quản lý hồ sơ và thường xuyên cập nhật, bổ sung các giấy tờ liên quan đến chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại cơ quan, tổ chức;

d) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này, lập danh sách chuyên gia khoa học công nghệ và kèm theo giấy phép lao động bị thu hồi nộp về Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Nội dung danh sách bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; số giấy phép lao động, ngày, tháng, năm giấy phép đã được cấp, cấp lại và lý do hết hiệu lực từng giấy phép lao động.

đ) Quản lý chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại cơ quan, tổ chức.

3. Trách nhiệm của chuyên gia khoa học công nghệ:

a) Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam và các quy định khác có liên quan;

c) Nộp lại giấy phép lao động hết hiệu lực cho cơ quan, tổ chức.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2015.

2. Đối với chuyên gia khoa học công nghệ đã được cấp giấy phép lao động theo quy định của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà giấy phép đó vẫn còn hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng cho đến khi giấy phép lao động hết thời hạn mà không phải đổi giấy phép lao động mới.

Trường hợp giấy phép lao động hết thời hạn mà chuyên gia khoa học công nghệ có nhu cầu tiếp tục làm việc thì cơ quan, tổ chức lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời hướng dẫn, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Website Bộ LĐTBXH;
– Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
– Lưu: VT, CVL (30 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Hòa

 

Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

 

 

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI THAM GIA HOẠT ĐỘNG

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TẠI VIỆT NAM

(Work permit for foreign expert to participate in scientific and technological activities in Vietnam)

 

 

Số:

No:

 

 

 

 

1

 

 

THÔNG TIN VỀ

CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI

(General information)

 

 

Ảnh màu

3cm x 4cm

Colour photo

1. Họ và tên (chữ in hoa):…………………..

…………………………………………….

 Full name (in capital letters)                        

2. Nam (M) Nữ (F):…………………….…

3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………

Date of birth (Day, Month, Year)

4. Quốc tịch: ………………………………

Nationality

5. Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế số:

………………………………….….

Passport No./ International Travel Document No.

Cơ quan cấp:……………………..…………..

Issuing authority

Có giá trị đến ngày:……………….………….

Expiry date (Day, Month, Year)

6. Trình độ chuyên môn:…………………………

Professional qualification

7. Làm việc tại cơ quan/tổ chức:………….…

………………….………………………………

Employing organization/agency

 

2

   

Địa chỉ:……………………..………………….

……………………………..………………….

Working place

8. Thời hạn làm việc từ ngày…..…tháng………

năm………đến ngày………tháng………năm………

Period of work from              to                         

9. Tình trạng giấy phép lao động:  

Work permit status 

Cấp mới              Cấp lại        

New issuance         Reissuance                   

Cấp lại lần thứ: …….      

Number of reissuance

Ngày …..tháng …….năm…….

CỤC TRƯỞNG CỤC VIỆC LÀM
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

 DIRECTOR GENERAL OF EMPLOYMENT  DEPARTMENT
MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS  AND SOCIAL AFFAIRS

Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu
(Signature and stamp)

 

 

 

 

3

 

Mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC
——–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

Số:……../…….
V/v đề nghị cấp/cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ.

……., ngày…..tháng…..năm…..                                         

 

Kính gửi: Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

1. Tên cơ quan/tổ chức: ………………………………………………………………………………………

2. Loại hình cơ quan/tổ chức:……………………………………………………………..

3. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

4. Điện thoại: ……………………………………………………………5Email:……………………………

6. Quyết định thành lập (hoạt động) số: …………………………………………………………………

Cơ quan cấp: ……………………………………………………………..Ngày cấp: ………………………

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………………………………

Đề nghị Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cấp/cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ, cụ thể như sau:

7. Họ và tên (chữ in hoa): ……………………………………………………………………………………..

8. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………… 9. Giới tính (Nam/Nữ)……………….

10Quốc tịch: ……………………………………………………………………………………………………..

11. Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế số:………………………………………………………..

Cơ quan cấp: ………………………………………………….Có giá trị đến ngày:………………………

12. Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………………………….

13. Làm việc tại cơ quan/tổ chức…………………………………………………………………………

Địa chỉ……………………………………………………………………………………………………………..

14.Vị trí công việc: ………………………………………………………………………………………………

15. Thời hạn làm việc từ ngày……tháng……năm……đến ngày…….tháng………..năm……..

16. Nơi đăng ký nhận giấy phép lao động:……………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………

17. Lý do đề nghị (chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động):…

…………………………………………………………………………………………………………………

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/TỔ CHỨC

 (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 3: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤC VIỆC LÀM
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:            /CVL-QLLĐNN
V/v chuyên gia khoa học công nghệ không được cấp/cấp lại giấy phép lao động.

……., ngày…..tháng…..năm…..

 

Kính gửi: ……………………………………………………………

Thực hiện Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam và theo đề nghị tại văn bản ngày       tháng       năm       của (tên cơ quan/tổ chức) về việc đề nghị cấp/cấp lại giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ, Cục Việc làm thông báo chuyên gia khoa học công nghệ sau đây không được cấp/cấp lại giấy phép lao động:

1. Họ và tên: …………………………………2. Giới tính (Nam/Nữ):……………………..

3. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………

4. Quốc tịch: …………………………………………………………………………………

5. Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế số:………………………………………………………..

Cơ quan cấp: ………………………………………………….Có giá trị đến ngày:…………………….

6. Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………….

7. Làm việc tại cơ quan/tổ chức: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

8. Vị trí công việc:……………………………………………………………………………

9. Giấy phép lao động đã cấp (nếu có) số:…….ngày….tháng……năm……

10. Lý do không cấp/cấp lại giấy phép lao động: …………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Cục Việc làm thông báo để (tên cơ quan/tổ chức) biết và thực hiện./.

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, PQLLĐNN.

CỤC TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………/…………
V/v báo cáo chuyên gia khoa học công nghệ không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

……., ngày…..tháng…..năm…..

 

Kính gửi: Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Căn cứ Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, (tên cơ quan/tổ chức) báo cáo quý Cục về chuyên gia khoa học công nghệ không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quốc tịch

Vị trí công việc

Trình độ chuyên môn

Địa điểm làm việc

Thời gian làm việc

Nam

Nữ

Ngày bắt đầu làm việc

Ngày kết thúc làm việc

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/TỔ CHỨC

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

THÔNG TƯ 24/2015/TT-BLĐTBXH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 6 ĐIỀU 14 NGHỊ ĐỊNH 87/2014/NĐ-CP VỀ THU HÚT CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 24/2015/TT-BLĐTBXH Ngày hiệu lực 01/10/2015
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 22/08/2015
Lĩnh vực Lao động - tiền lương
Giáo dục - đào tạo
Ngày ban hành 13/07/2015
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản