THÔNG TƯ 27/2016/TT-BTNMT QUY ĐỊNH CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/11/2016

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/2016/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014;

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường bin và hải đảo năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kim soát ô nhim môi trường bin và hải đảo.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để đo lường, nhận biết, xếp loại mức độ yêu cầu cần đạt được của mỗi nội dung đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

2. Tiêu chí thành phần là yêu cầu và điều kiện cần đạt được của mỗi tiêu chí.

3. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là con số tỷ lệ giúp đo lường và chỉ ra mức độ chất lượng đạt được của hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

4. Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là công cụ để đánh giá kết quả thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, phản ánh khách quan, toàn diện hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Chương II

BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Điều 4. Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Bộ chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

2. Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được tính thông qua thang điểm và điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

3. Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thuộc phạm vi đánh giá bao gồm:

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;

b) Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;

c) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;

d) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;

đ) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái;

e) ng phó, khắc phục sự cố môi trường biển;

g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo.

4. Tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư này.

Điều 5. Tiêu chí, tiêu chí thành phần

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

a) Tiêu chí 1.1: công tác ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;

b) Tiêu chí 1.2: đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

2. Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

a) Tiêu chí 2.1: rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;

b) Tiêu chí 2.2: xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;

c) Tiêu chí 2.3: theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

3. Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

a) Tiêu chí 3.1: điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo;

b) Tiêu chí 3.2: đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

4. Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

a) Tiêu chí 4.1: xây dựng chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;

b) Tiêu chí 4.2: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;

c) Tiêu chí 4.3: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;

d) Tiêu chí 4.4: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;

đ) Tiêu chí 4.5: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;

e) Tiêu chí 4.6: tổ chức định kỳ quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;

g) Tiêu chí 4.7: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;

h) Tiêu chí 4.8: tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của các đi tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

5. Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

a) Tiêu chí 5.1: kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo;

b) Tiêu chí 5.2: phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo;

c) Tiêu chí 5.3: cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.

6. ng phó, khắc phục sự cố môi trường biển

a) Tiêu chí 6.1: chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường biển;

b) Tiêu chí 6.2: phát hiện, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển;

c) Tiêu chí 6.3: kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

a) Tiêu chí 7.1: kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

b) Tiêu chí 7.2: kết quả thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

c) Tiêu chí 7.3: hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại t cáo

a) Tiêu chí 8.1: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

b) Tiêu chí 8.2: giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

9. Các tiêu chí thành phần của các tiêu chí theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Thang điểm, điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Thang điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là 100 điểm.

2. Điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xác định căn cứ vào tính chất của từng nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ưu tiên cho công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.

3. Điểm đánh giá các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;

b) Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;

c) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;

d) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;

đ) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái: điểm tối đa là 30 điểm;

e) ng phó, khắc phục sự cố môi trường biển: điểm tối đa là 12 điểm;

g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;

h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo: điểm tối đa là 10 điểm.

4. Điểm của nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Điều 7. Yêu cầu đối với việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học.

2. Phải căn cứ vào nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thuộc phạm vi đánh giá, tiêu chí, tiêu chí thành phần của từng nội dung cần đánh giá.

3. Việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện hằng năm, thời gian đánh giá tính từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 của năm đánh giá.

Điều 8. Quy trình đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Xác định chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

2. Xếp loại kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

3. Công bố kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Điều 9. Xác định chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

=

Tổng điểm tự đánh giá của ni dung

x 100%

Điểm tối đa của nội dung

Trong đó:

Tổng điểm tự đánh giá của nội dung = Tng điểm tự đánh giá các tiêu chí của nội dung đó;

Điểm tối đa của nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

2. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

=

Tổng điểm tự đánh giá của ni dung

x 100%

Tổng điểm tối đa của các nội dung đánh giá

Trong đó: Tổng điểm tự đánh giá = Tổng điểm tự đánh giá của các nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

Tổng điểm tối đa của các nội dung đánh giá = Tổng điểm tối đa của các nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển. Đối với các nội dung không thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì không tính điểm.

3. Điểm của các tiêu chí, tiêu chí thành phần được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với những hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển đã thực hiện góp phần kiểm soát tốt ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nhưng không thuộc các nội dung, tiêu chí được quy định tại Khoản 3 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này thì được cộng thêm không quá 05 điểm vào tổng số điểm tự đánh giá nhưng tổng số điểm không được vượt quá 100 điểm.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển được xác định là có trách nhiệm trong việc để xảy ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc tính điểm đối với nội dung phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 6 Thông tư này là 0 điểm.

Điều 10. Xếp loại kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xếp thành bốn loại: tốt, khá, trung bình và kém.

2. Căn cứ xếp loại kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

a) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo từ 85% trở lên và không có chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nào được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này đạt dưới 70%: loại tốt;

b) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo từ 70% đến dưới 85% và không có chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nào được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này đạt dưới 60%: loại khá;

c) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo từ 50% đến dưới 70% và không có chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo nào được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này đạt dưới 50%: loại trung bình;

d) Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo dưới 50%: loại kém.

Điều 11. Hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm:

a) Bảng tổng hợp kết quả tự chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần, chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo mẫu tại Phụ lục 01 và Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các tài liệu chứng minh kết quả đạt được đối với các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, tiêu chí, tiêu chí thành phần;

c) Báo cáo diễn giải đầy đủ, cụ thể cách đánh giá, tính điểm đối với các nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần.

2. Hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được lưu tại cơ quan thực hiện việc đánh giá và gửi 01 bộ về Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi công bố kết quả.

Điều 12. Phê duyệt, công bố kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1. Kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển phê duyệt trước khi công bố.

2. Việc công bố kết quả đánh giá hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của năm đánh giá phải được thực hiện trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.

3. Nội dung công bố: bảng tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức đánh giá kết quả hoạt động kim soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo quy định của Thông tư này, công bố công khai kết quả đánh giá trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình và gửi kết quả đánh giá kèm theo hồ sơ đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mc, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bin kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướnChính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển;
– Bộ TN&MT: Bộ trưởng, các Thứ trư
ng, các đơn vị trực thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
– S TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển;
– Cục KTVBQPPL – Bộ Tư pháp;
– Côn
báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ TNMT;
– Lưu: VT, TCBHĐVN, KSBVB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Linh Ngọc

 

PHỤ LỤC 01

BỘ CHỈ SỐ, NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư s
ố 27/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TT

Nội dung (ND)/Tiêu chí (TC)/Tiêu chí thành phần (TCTP)

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá

Chỉ số

Ghi chú

ND 1

CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, ĐIU HÀNH KIM SOÁT Ô NHIM MÔI TRƯỜNG BIN VÀ HẢI ĐO

8

 

 

 

TC 1.1

Công tác ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

5

 

 

 

TCTP 1.1.1

Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1

 

 

Có kế hoạch, nhiệm vụ chi tiết các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc có chi tiết các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ của năm

1

 

 

Không có kế hoạch, nhiệm vụ chi tiết các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc không có chi tiết các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ của năm

0

 

 

TCTP 1.1.2

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo kế hoạch, nhiệm vụ của năm

4

 

 

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt từ 80% đến 100% nhiệm vụ trong kế hoạch, nhiệm vụ của năm

4

 

 

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% nhiệm vụ trong kế hoạch, nhiệm vụ của năm

2

 

 

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% nhiệm vụ trong kế hoạch, nhim vụ của năm

1

 

 

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt dưới 30% nhiệm vụ trong kế hoạch, nhiệm vụ của năm

0

 

 

TC 1.2

Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

3

 

 

TCTP 1.2.1

Tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

2

 

 

Có thực hiện đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

2

 

 

Không thực hiện đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

0

 

 

TCTP 1.2.2

Giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém

1

 

 

Có các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong nh đạo, chỉ đạo, điều hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hi đảo

1

 

 

Không có các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hi đảo

0

 

 

ND 2

RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA; THEO DÕI, KIM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT V KIM SOÁT Ô NHIM MÔI TRƯỜNG BIN VÀ HI ĐẢO

8

 

 

 

TC 2.1

Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

2

 

 

 

Có thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật

2

 

 

Không thực hiện rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật

0

 

 

TC 2.2

Xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

3

 

 

Không xử lý do không phát hiện bất cập, chồng chéo qua rà soát, hệ thống hóa và không có kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân

3

 

 

Đã xử lý đạt từ 80% đến 100% các phát hiện chồng chéo, bất cập qua rà soát, hệ thống hóa hoặc theo kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân

3

 

 

Đã xử lý đạt từ 50% đến dưới 80% các phát hiện chồng chéo, bất cập qua rà soát, hệ thống hóa hoặc theo kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân

2

 

 

Đã xử lý đạt dưới 50% các phát hiện chồng chéo, bất cập qua rà soát, hệ thống hóa hoặc theo kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân

0

 

 

TC 2.3

Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

3

 

 

Đã thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và đã xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý khi phát hiện các trường hợp vi phạm

3

 

 

Không thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

0

 

 

ND 3

ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI TỪ ĐẤT LIỀN, TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO; TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

12

 

 

 

TC 3.1

Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt đng trên biển và hải đảo

8

 

 

 

TCTP 3.1.1

Xây dựng kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

1

 

 

Có kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

1

 

 

Không có kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

0

 

 

TCTP 3.1.2

Tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

6

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

6

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

4

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt dưới 30% kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực quản lý

0

 

 

TCTP 3.1.3

Báo cáo kết quả điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo

1

 

 

Có báo cáo kết quả điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo

1

 

 

Không có báo cáo kết quả điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo

0

 

 

TC 3.2

Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trưng biển và hải đảo

4

 

 

TCTP 3.2.1

Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý

3

 

 

Đã đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý gây ra

3

 

 

Chưa đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý gây ra

0

 

 

TCTP 3.2.2

Đề xuất, kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1

 

 

Có đề xuất, kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý gây ra

1

 

 

Chưa có đề xuất, kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gây ra

0

 

 

ND 4

ĐỊNH KỲ QUAN TRẮC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC, TRẦM TÍCH VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CÁC KHU VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

12

 

 

 

TC 4.1

Xây dựng chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

 

Có chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Không có chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh hc của các khu vực biển và hải đảo

0

 

 

TC 4.2

Tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% chương trình quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% chương trình quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

1,5

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% chương trình quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Tổ chức thực hiện đạt dưới 30% chương trình quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

0

 

 

TC 4.3

Tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Có tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

 

Không tổ chức đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo

0

 

 

TC 4.4

Tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% chương trình quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% chương trình quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

1,5

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% chương trình quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Tổ chức thực hiện đạt dưới 30% chương trình quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

0

 

 

TC 4.5

Tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Có tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Không tổ chức đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo

0

 

 

TC 4.6

Tổ chức định kỳ quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% chương trình quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% chương trình quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

1,5

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% chương trình quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Tổ chức thực hiện đạt dưới 30% chương trình quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

0

 

 

TC 4.7

Tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Có tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

1

 

 

Không tổ chức đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

0

 

 

TC 4.8

Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của các đi tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu

2

 

 

Kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của từ 80% đến 100% các đối tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu

2

 

 

Kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của từ 50% đến dưới 80% các đối tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu

1,5

 

 

Kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của từ 30% đến dưới 50% các đối tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu

1

 

 

Kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của dưới 30% các đối tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu

0

 

 

ND 5

PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN, XỬ LÝ, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG, CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN, HẢI ĐẢO; CẢI THIỆN VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN VÀ HẢI ĐẢO BỊ Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI

30

 

 

 

TC 5.1

Kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo

3

 

 

 

Có kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo

3

 

 

Không có kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo

0

 

 

TC 5.2

Phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo

19

 

 

TCTP 5.2.1

Phát hiện tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo

8

 

 

Hằng năm đã rà soát, xác định tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái của từ 80% đến 100% các khu vực biển và hải đảo thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý

8

 

 

Hằng năm đã rà soát, xác định tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái của từ 50% đến dưới 80% các khu vực biển và hải đảo thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý

6

 

 

Hằng năm đã rà soát, xác định tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái của từ 30% đến dưới 50% các khu vực biển và hải đảo thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý

4

 

 

Hằng năm đã rà soát, xác định tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái của dưới 30% các khu vực biển và hải đảo thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý

0

 

 

TCTP 5.2.2

Xây dựng kế hoạch xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo

1

 

 

Có kế hoạch xử lý, khc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo đã được phát hiện

1

 

 

Không có kế hoạch xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo đã được phát hiện

0

 

 

TCTP 5.2.3

Xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo

10

 

 

Đã xử lý, khắc phục đạt từ 80% đến 100% tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái bin và hải đảo theo kế hoạch

10

 

 

Đã xử lý, khắc phục đạt từ 50% đến dưới 80% tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo theo kế hoạch

5

 

 

Đã xử lý, khắc phục đạt dưới 50% tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo theo kế hoạch

0

 

 

TC 5.3

Cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

8

 

 

TCTP 5.3.1

Xây dựng kế hoạch cải thiện, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

1

 

 

Có kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hi đo bị ô nhiễm và suy thoái

1

 

 

Không có kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

0

 

 

TCTP 5.3.2

Thực hiện kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

7

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

7

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% kế hoạch cải thiện và phục hồmôi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

4

 

 

Tổ chức thực hiện đạt dưới 50% kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

0

 

 

ND 6

ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

12

 

 

 

TC 6.1

Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường biển

3

 

 

 

TCTP 6.1.1

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển

1

 

 

Đã có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển theo quy định của pháp luật

1

 

 

Không có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển theo quy định của pháp luật

0

 

 

TCTP 6.1.2

Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển của cơ sở, tổ chức, cá nhân

2

 

 

Từ 80% đến 100% cơ sở có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển được phê duyệt theo thẩm quyền

2

 

 

Từ 50% đến dưới 80% cơ sở có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển được phê duyệt theo thẩm quyền

1

 

 

Dưới 50% cơ sở có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển được phê duyệt theo thẩm quyền

0

 

 

TC 6.2

Phát hiện, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển

7

 

 

TCTP 6.2.1

Phát hiện sự cố môi trường biển

1

 

 

Đã phát hiện kịp thời sự cố môi trường biển

1

 

 

Không phát hiện kịp thời sự cố môi trường biển

0

 

 

TCTP 6.2.2

ng phó sự cố môi trường biển

3

 

 

Đã kịp thời thực hiện ứng phó các sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý hoặc tham gia ứng phó các sự cố môi trường biển theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền

3

 

 

 

Không kịp thời thực hiện ứng phó các sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý hoặc tham gia ứng phó các sự cố môi trường bin theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền

0

 

 

TCTP 6.2.3

Khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường biển

3

 

 

Đã kịp thời tổ chức thực hiện hoặc tham gia khắc phục sự cố môi trường biển theo quy định của pháp luật

3

 

 

Không kịp thời tổ chức thực hiện hoặc tham gia khắc phục sự cố môi trường biển theo quy định của pháp luật

0

 

 

TC 6.3

Kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển

2

 

 

Kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển được từ 80% đến 100% các đối tượng phải lập kế hoạch

2

 

 

Kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển được từ 50% đến dưới 80% các đối tượng phải lập kế hoạch

1

 

 

Kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển được dưới 50% các đối tượng phải lập kế hoạch

0

 

 

ND 7

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

8

 

 

 

TC 7.1

Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

1

 

 

 

Có kế hoạch hoặc có nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo lồng ghép trong kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thuộc lĩnh vực, chuyên ngành của cơ quan

1

 

 

Không có kế hoạch hoặc không có nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo lồng ghép trong kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thuộc lĩnh vực, chuyên ngành của cơ quan

0

 

 

TC 7.2

Kết quả thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

5

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

5

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hi đảo

4

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt dưới 30% kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

0

 

 

TC 7.3

Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

2

 

 

Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đa dạng phong phú

2

 

 

Không có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đa dạng, phong phú

0

 

 

ND 8

THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

10

 

 

 

TC 8.1

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

7

 

 

 

TCTP 8.1.1

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

1

 

 

Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

1

 

 

Không có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

0

 

 

TCTP 8.1.2

Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% kế hoạch

2

 

 

Tổ chức thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% kế hoạch

1

 

 

Tổ chức thực hiện đạt dưới 50% kế hoạch

0

 

 

TCTP 8.1.3

Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo qua thanh tra, kiểm tra

3

 

 

Đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý đạt 100% các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

3

 

 

Đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý đạt từ 80% đến dưới 100% các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

2

 

 

Đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý đạt từ 50% đến dưới 80% các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

1

 

 

Đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý đạt dưới 50% các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

0

 

 

TCTP 8.1.4

Kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra

1

 

 

Đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

1

 

 

Không tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

0

 

 

TC 8.2

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

3

 

 

Đã giải quyết được 100% số vụ việc khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường bin và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự quy định của pháp luật

3

 

 

Đã giải quyết được từ 80% đến dưới 100% số vụ việc khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự quy định của pháp luật

2

 

 

Đã giải quyết được từ 50% đến dưới 80% số vụ việc khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự quy định của pháp luật

1

 

 

Đã giải quyết được dưới 50% số vụ việc khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự quy định của pháp luật

0

 

 

 

PHỤ LỤC 02

CÁCH TÍNH ĐIỂM CỦA TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Điểm của các tiêu chí (TC), tiêu chí thành phần (TCTP) được tính như sau:

1. TCTP 1.1.1: kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được cấp có thẩm quyền phê duyệt được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ năm của cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kim soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, bao gồm các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này và thuộc chức năng, nhiệm vụ thì điểm tự đánh giá là 1; không có kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc không có chi tiết các nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ của năm thì điểm tự đánh giá là 0.

2. TCTP 1.1.2: trên cơ sở kế hoạch, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, đến thời điểm kết thúc năm kế hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong kế hoạch và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt từ 80% đến 100% nhiệm vụ trong kế hoạch năm thì điểm tự đánh giá là 4; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% nhiệm vụ trong kế hoạch năm thì điểm tự đánh giá là 2; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% nhiệm vụ trong kế hoạch năm thì điểm tự đánh giá là 1; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dưới 30% nhiệm vụ trong kế hoạch năm thì điểm tự đánh giá là 0.

3. TCTP 1.2.1: việc tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được thực hiện độc lập hoặc lồng ghép vào nội dung đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung hng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 2; nếu không thực hiện việc đánh giá thì điểm tự đánh giá là 0.

4. TCTP 1.2.2: thông qua việc tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển đưa ra được các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 1; nếu không có các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

5. TC 2.1: việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện theo đúng quy định hiện hành, kết quả rà soát phải thể hiện được danh mục các văn bản còn hiệu lực, hết hiệu lực, văn bản cần sửa đổi, bổ sung và/hoặc đề xuất xây dựng mới (nếu có) thì điểm tự đánh giá là 2; nếu không thực hiện hoạt động rà soát, hệ thống hóa nào thì điểm tự đánh giá là 0.

6. TC 2.2: sau khi rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, nếu không phát hiện bất cập, chồng chéo và không nhận được kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì điểm tự đánh giá là 3; nếu đã xử lý đạt từ 80% đến 100% các phát hiện chồng chéo, bất cập qua rà soát, hệ thống hóa hoặc theo kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì điểm tự đánh giá là 3; nếu đã xử lý đạt từ 50% đến dưới 80% các phát hiện chồng chéo, bất cập qua rà soát, hệ thống hóa hoặc theo kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì điểm tự đánh giá là 2; nếu đã xử lý đạt dưới 50% các phát hiện chồng chéo, bất cập qua rà soát, hệ thống hóa hoặc theo kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì điểm tự đánh giá là 0.

7. TC 2.3: hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo trong phạm vi quản lý đồng thời đã xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý khi phát hiện đối với các trường hợp vi phạm thì điểm tự đánh giá là 3; không thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

8. TCTP 3.1.1: kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thể được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 1; không có kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

9. TCTP 3.1.2: trên cơ sở kế hoạch điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, đến thời điểm kết thúc năm kế hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong kế hoạch và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu thực hiện đạt từ 80% đến 100% nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 6; thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 4; thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 2; thực hiện đạt dưới 30% nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 0.

10. TCTP 3.1.3: cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có báo cáo kết quả điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, đề xuất các biện pháp khắc phục được cấp có thẩm quyền phê duyệt vào thời điểm kết thúc năm kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 1; không xây dựng báo cáo thì điểm tự đánh giá là 0.

11. TCTP 3.2.1: nếu hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tiến hành đánh giá đầy đủ mức độ ô nhiễm do toàn bộ các hoạt động liên quan thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý thì điểm tự đánh giá là 3; nếu không thực hiện đánh giá hoặc đánh giá không đầy đủ mức độ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo trong phạm vi, lĩnh vực quản lý thì điểm tự đánh giá là 0.

12. TCTP 3.2.2: qua kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm do các hoạt động liên quan thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm giảm thiu ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gây ra thì điểm tự đánh giá là 1; không có đề xuất, kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và hải đảo do các hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gây ra thì điểm tự đánh giá là 0.

13. TC 4.1: chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học các khu vực biển và hải đảo hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 1; không có chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

14. TC 4.2: việc quan trắc chất lượng nước biển được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển).

Trên cơ sở việc quan trắc chất lượng nước theo chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học các khu vực biển và hải đảo, đến thời điểm kết thúc năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tng số nhiệm vụ trong chương trình và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu tổ chức thực hiện từ 80% đến 100% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 2; thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 1,5; thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 1; thực hiện đạt dưới 30% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 0.

15. TC 4.3: dựa trên kết quả quan trắc chất lượng nước các khu vực biển và hải đảo hng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bin, tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực bin và hải đảo thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý thì điểm tự đánh giá là 1; không tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực bin và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

16. TC 4.4: việc quan trắc chất lượng trầm tích (chỉ áp dụng trầm tích ven bờ) được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trc môi trường nước bin (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển).

Trên cơ sở việc quan trắc chất lượng trầm tích theo chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học các khu vực biển và hải đảo, đến thời điểm kết thúc năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bin xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong chương trình và đi chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 2; thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 1,5; thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 1; thực hiện đạt dưới 30% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 0.

17. TC 4.5: dựa trên kết quả quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 1; không tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

18. TC 4.6: việc quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo là thực hiện việc xác định các áp lực là nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm đa dạng sinh học các hệ sinh thái và sự mất đi nơi sinh cư; đưa ra được số liệu sự tăng, giảm về diện tích các hệ sinh thái biển và giải thích được nguyên nhân tăng, giảm; đưa ra được số liệu về các thành phần loài trong các hệ sinh thái và giải thích nguyên nhân của sự tăng, giảm hoặc mất đi; xây dựng hành động bảo tồn đa dạng sinh học nhm giảm tỷ lệ suy giảm đa dạng sinh học và mất đi nơi sinh cư, bảo tồn giá trị các hệ sinh thái biển.

Trên cơ sở việc quan trắc đa dạng sinh học theo chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học các khu vực biển và hải đảo, đến thời điểm kết thúc năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong chương trình và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 2; thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 1,5; thực hiện đạt từ 30% đến dưới 50% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 1; thực hiện đạt dưới 30% nhiệm vụ trong chương trình thì điểm tự đánh giá là 0.

19. TC 4.7: dựa trên kết quả quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 1; không tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

20. TC 4.8: trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của các đối tượng theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu đến thời điểm kết thúc năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cần xác định số lượng cơ sở phải có hệ thống quan trắc tự động việc xả thải thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình; xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của từ 80% đến 100% các đối tượng theo quy định thì điểm tự đánh giá là 2, kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo từ 50% đến dưới 80% các đối tượng theo quy định thì điểm tự đánh giá là 1,5; kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo từ 30% đến dưới 50% các đối tượng theo quy định thì điểm tự đánh giá là 1, kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo dưới 30% các đối tượng theo quy định thì điểm tự đánh giá là 0.

21. TC 5.1: kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo được cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 1; không có kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

22. TCTP 5.2.1: bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi, lĩnh vực quản lý lập danh sách các khu vực biển và hải đảo được xác định có xảy ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo: nếu rà soát và xác định được tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hệ sinh thái của từ 80% đến 100% các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 8; nếu rà soát và xác định được tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hệ sinh thái của từ 50% đến dưới 80% các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 6; nếu rà soát và xác định được tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hệ sinh thái của từ 30% đến dưới 50% các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 4; nếu rà soát và xác định được tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hệ sinh thái của dưới 30% các khu vực biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

23. TCTP 5.2.2: kế hoạch xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo đã được phát hiện được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thể được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 1; không có kế hoạch xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo đã được phát hiện thì điểm tự đánh giá là 0.

24. TCTP 5.2.3: từ kết quả của TCTP 5.2.1, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình tiến hành xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; kết quả tính theo tỷ lệ % và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu đạt từ 80% đến 100% các khu vực biển và hải đảo được phát hiện có xảy ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo được xử lý, khắc phục thì điểm tự đánh giá là 10; nếu đạt từ 50% đến dưới 80% thì điểm tự đánh giá là 5; nếu dưới 50% thì điểm tự đánh giá là 0.

25. TCTP 5.3.1: kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái được cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo của cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 1; không có kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái thì điểm tự đánh giá là 0.

26. TCTP 5.3.2: trên cơ sở kế hoạch cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái, đến thời điểm kết thúc năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong kế hoạch và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu tổ chức thực hiện từ 80% đến 100% nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 7; thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 4; thực hiện dưới 50% nhiệm vụ trong kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 0.

27. TCTP 6.1.1: kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển bao gồm các kế hoạch ứng phó, phòng ngừa với các sự cố xảy ra trên biển như sự cố tràn dầu, hóa chất độc, phóng xạ,…trên biển được xây dựng theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật bảo vệ môi trường, Luật hóa chất, Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác có liên quan, được cấp có thẩm quyn phê duyệt thì điểm tự đánh giá là 1, không có đầy đủ các kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển thì điểm tự đánh giá là 0.

28. TCTP 6.1.2: dựa trên quđịnh các cơ sở, tổ chức, cá nhân phải lập kế hoạch ứng phó sự cố môi trường biển, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền, đến thời điểm kết thúc năm xem xét kết quả thẩm định, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong kế hoạch và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu từ 80% đến 100% cơ sở, tổ chức, cá nhân có đầy đủ kế hoạch ứng phó môi trường bin được phê duyệt theo thẩm quyền thì điểm tự đánh giá là 2; từ 50% đến dưới 80% cơ sở, tổ chức, cá nhân có đầy đủ kế hoạch ứng phó môi trường bin được phê duyệt theo thẩm quyền thì điểm tự đánh giá là 1; dưới 50% cơ sở, tổ chức, cá nhân có đầy đủ kế hoạch ứng phó môi trường biển được phê duyệt theo thẩm quyền thì điểm tự đánh giá là 0.

29. TC 6.2: nếu trong năm đánh giá, các bộ, cơ quan ngang bộ, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi, lĩnh vực quản lý không để xảy ra sự cố môi trường nào thì điểm tự đánh giá đối với TC 6.2 đạt tối đa là 7 điểm.

30. TCTP 6.2.1: phát hiện và thông báo thông tin sự cố môi trường biển sớm nhất có thể cho cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động ứng phó sự cố môi trường biển theo quy định thì điểm tự đánh giá là 1; nếu không phát hiện được sự cố môi trường biển hoặc phát hiện nhưng không thông báo hoặc có thông báo nhưng chậm trễ dẫn đến hạn chế hiệu quả ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển thì điểm tự đánh giá là 0.

31. TCTP 6.2.2: tổ chức thực hiện ứng phó toàn bộ các sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý hoặc tham gia ứng phó các sự cố môi trường biển theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền kịp thời, giảm thiểu tối đa hậu quả do sự cố môi trường gây ra thì điểm tự đánh giá là 3; tổ chức thực hiện ứng phó hoặc tham gia ứng phó sự cố môi trường biển theo sự huy động nhưng kém hiệu quả dẫn đến không kiểm soát được được thiệt hại và tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hoặc không tổ chức ứng phó, không tham gia ứng phó theo sự huy động thì điểm tự đánh giá là 0.

32. TCTP 6.2.3: tổ chức thực hiện khắc phục hoặc tham gia khắc phục sự cố môi trường biển đầy đủ theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền hiệu quả, biện pháp khắc phục thích hợp với điều kiện hiện trường của sự cố, giảm thiểu thiệt hại thì điểm tự đánh giá 3; tổ chức thực hiện việc khắc phục hoặc tham gia khắc phục sự cố môi trường biển không hiệu quả, làm gia tăng thiệt hại môi trường biển hoặc không tổ chức khắc phục, không tham gia khắc phục sự cố môi trường biển theo sự huy động thì điểm tự đánh giá là 0.

33. TCTP 6.3: bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hằng năm tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự môi trường biển của các đối tượng phải lập kế hoạch theo quy định của pháp luật: nếu kiểm tra, giám sát đạt từ 80% đến 100% các đối tượng phải lập kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 2; nếu kiểm tra, giám sát đạt từ 50% đến dưới 80% thì điểm tự đánh giá là 1; nếu kiểm tra, giám sát đạt dưới 50% thì điểm tự đánh giá là 0.

34. TC 7.1: kế hoạch tuyên truyền, nâng cao, nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo được cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép trong kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thuộc lĩnh vực, chuyên ngành quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 1; không có kế hoạch hoặc không có nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo lồng ghép trong kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thuộc lĩnh vực, chuyên ngành quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 0.

35. TCTP 7.2: trên cơ sở kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, đến thời điểm kết thúc năm kế hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong kế hoạch và đối chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu tổ chức thực hiện đạt từ 80% đến 100% kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 5; đạt từ 50% đến dưới 80% kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 4; đạt từ 30% đến dưới 50% kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 2; đạt dưới 30% kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 0.

36. TCTP 7.3: có từ ba (03) hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trở lên thì điểm tự đánh giá là 2, dưới ba (03) hình thức thì điểm tự đánh giá là 0.

37. TCTP 8.1.1: kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thể xây dựng độc lập hoặc nằm trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra chung của cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường bin và hải đảo hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thì điểm tự đánh giá là 1; không có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

38. TCTP 8.1.2: trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đến thời điểm kết thúc năm kế hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xem xét kết quả đã được hoàn thành, tính theo tỷ lệ % giữa số nhiệm vụ hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ trong kế hoạch và đi chiếu với thang điểm để chấm điểm: nếu thực hiện đạt từ 80% đến 100% kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 2; thực hiện đạt từ 50% đến dưới 80% kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 1; thực hiện đạt dưới 50% kế hoạch thì điểm tự đánh giá là 0.

39. TCTP 8.1.3: hàng năm trên cơ sở các kết luận của thanh tra đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý đạt 100% các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì điểm tự đánh giá là 3, nếu đạt từ 80% đến dưới 100% thì điểm tự đánh giá là 2, nếu đạt từ 50% đến dưới 80% thì điểm tự đánh giá là 1, nếu đạt dưới 50% thì điểm tự đánh giá là 0.

40. TCTP 8.1.4: nếu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 1; nếu không tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì điểm tự đánh giá là 0.

41. TC 8.2: giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự của pháp luật đạt 100% số vụ việc tồn đọng của các năm trước và phát sinh trong năm thì điểm tự đánh giá là 3; giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự của pháp luật đạt từ 80% đến dưới 100% số vụ việc tồn đọng của các năm trước và phát sinh trong năm thì điểm tự đánh giá là 2; giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự của pháp luật đạt từ 50% đến dưới 80% số vụ việc tồn đọng của các năm trước và phát sinh trong năm thì điểm tự đánh giá là 1; giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường bin và hải đảo theo thẩm quyền, đúng trình tự của pháp luật đạt dưới 50% số vụ việc tồn đọng của các năm trước và phát sinh trong năm thì điểm tự đánh giá là 0.

 

PHỤ LỤC 03

BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TÊN ĐƠN VỊ (BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÓ BIỂN)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

Địa danh, ngày    tháng    năm…

 

TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO NĂM…

TT

Ni dung

Tng điểm tối đa

Tổng điểm tự đánh giá

Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường bin và hải đảo

Xếp loại kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

1

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

8

6

75%

Khá

2

Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

8

7

87,5%

Tốt

3

Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

12

6

50%

Trung bình

4

Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo

12

….

…..

5

Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái

30

….

….

….

6

ng phó, khắc phục sự cố môi trường biển

12

….

…..

….

7

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

8

…..

8

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo

10

….

….

…..

CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIM MÔI TRƯỜNG BIN VÀ HẢI ĐẢO

100

70

70%

Khá

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

THÔNG TƯ 27/2016/TT-BTNMT QUY ĐỊNH CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 27/2016/TT-BTNMT Ngày hiệu lực 15/11/2016
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 30/11/2016
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 29/09/2016
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản