THÔNG TƯ 31/2015/TT-BNNPTNT QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NUÔI DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2015/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là “Chương trình giám sát dư lượng”); trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với: các cơ sở nuôi thuỷ sản, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi (sau đây gọi tắt là cơ sở), các Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát và cơ sở kiểm nghiệm tham gia Chương trình giám sát dư lượng.
Ðiều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dư lượng các chất độc hại (sau đây gọi tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và sinh sản, chất xử lý môi trường nuôi, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các chất chuyển hoá của chúng tồn lưu trong thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
2. Lô sản phẩm thuỷ sản nuôi: là tập hợp nhiều cá thể của một đối tượng động vật thuỷ sản nuôi được thu hoạch cùng thời điểm tại một vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi thuỷ sản.
3. Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép: là trường hợp phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc dư lượng hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong các mẫu động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
Ðiều 4. Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng
1. Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng:
Chương trình giám sát dư lượng được triển khai theo nguyên tắc như sau:
a) Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.
b) Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.
2. Nội dung Chương trình giám sát dư lượng:
a) Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng;
b) Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng, bao gồm: giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản hàng tháng, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng tháng (nếu có); lấy mẫu, kiểm nghiệm và thông báo kết quả giám sát hàng tháng; xử lý các trường hợp phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép; khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;
c) Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.
3. Căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng:
Căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng là các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm thủy sản nuôi và các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đối với các loài thủy sản nuôi để xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng nội dung quy định của Việt Nam còn phải đáp ứng yêu cầu về giám sát dư lượng các chất độc hại của nước nhập khẩu hoặc theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Ðiều 5. Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát
1. Cơ quan kiểm tra là Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc) chịu trách nhiệm tổng hợp, thông báo kế hoạch và tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.
2. Cơ quan giám sát là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng tại địa phương.
Điều 6. Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát dư lượng
1. Cán bộ lấy mẫu và cán bộ kiểm tra, thẩm tra trong Chương trình giám sát dư lượng phải được tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu, triển khai chương trình giám sát an toàn thực phẩm thủy sản.
2. Cán bộ lấy mẫu phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho việc lấy mẫu, bảo quản mẫu theo Sổ tay hướng dẫn thiết lập, thực hiện Chương trình giám sát dư lượng do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành.
3. Cơ sở kiểm nghiệm tham gia Chương trình giám sát dư lượng (sau đây gọi tắt là Cơ sở kiểm nghiệm) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước;
b) Đáp ứng yêu cầu về phương pháp kiểm nghiệm tham chiếu tương ứng với các chỉ tiêu giám sát (nếu có) trong Chương trình giám sát dư lượng.
Điều 7. Kinh phí triển khai Chương trình giám sát dư lượng
Kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Chương II
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG
Điều 8. Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng
1. Điều tra, thu thập thông tin, khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản:
Khi kết thúc vụ nuôi cuối cùng trong năm, Cơ quan giám sát chủ trì tổ chức điều tra, thu thập thông tin, khảo sát theo các bước:
a) Thu thập, thống kê thông tin về tình hình thực tế nuôi trồng thủy sản tại địa bàn quản lý;
b) Tổ chức Đoàn khảo sát thực tế tại các địa điểm chưa đủ thông tin cần thiết.
2. Xác định đối tượng thủy sản nuôi, vùng nuôi cần giám sát:
a) Tiêu chí để xác định 01 (một) đối tượng thủy sản nuôi cần giám sát trong Chương trình giám sát dư lượng bao gồm: thông tin về sản lượng thương phẩm, giá trị kinh tế và định hướng quy hoạch phát triển của loài thủy sản nuôi này trong các năm tiếp theo;
b) Tiêu chí để xác định 01 (một) vùng nuôi trong Chương trình giám sát dư lượng là khu vực nuôi trồng thủy sản sử dụng chung nguồn nước cấp có cùng nguy cơ về ô nhiễm (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật,…); nằm trên cùng một địa giới hành chính cấp huyện; phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cơ quan giám sát có đủ nguồn lực và bảo đảm khả thi trong việc triển khai Chương trình giám sát dư lượng tại địa phương;
c) Mã số vùng nuôi được quy định thống nhất theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này;
d) Vùng nuôi được giám sát phải được vẽ bản đồ, mô tả cụ thể theo Sổ tay hướng dẫn thiết lập, thực hiện Chương trình giám sát dư lượng do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành và được cập nhật khi có sự điều chỉnh, bổ sung.
3. Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, Cơ quan giám sát xây dựng kế hoạch triển khai của năm tiếp theo tại địa bàn quản lý và báo cáo Cơ quan kiểm tra (bao gồm cả việc đề xuất bổ sung đối tượng nuôi mới, vùng nuôi mới vào Chương trình giám sát dư lượng nếu có) theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm tra tổ chức Đoàn thẩm tra thực tế các thông tin trong kế hoạch do Cơ quan giám sát báo cáo.
4. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cơ quan kiểm tra tổng hợp và thông báo kế hoạch triển khai của năm tiếp theo trên phạm vi cả nước đến Cơ quan giám sát và các cơ quan khác có liên quan để triển khai theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
Điều 9. Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
1. Giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản:
Trước ngày 22 hàng tháng, Cơ quan giám sát gửi tới Cơ quan kiểm tra Báo cáo giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại các vùng nuôi thuộc Chương trình giám sát dư lượng và đề xuất kế hoạch lấy mẫu tháng tiếp theo (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu hàng tháng:
Trước ngày 26 hàng tháng, trên cơ sở Báo cáo giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản do Cơ quan giám sát cung cấp, Cơ quan kiểm tra điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát (nếu có) và thông báo đến các Cơ quan giám sát để thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra và yêu cầu Cơ quan giám sát giải trình các nội dung không phù hợp trước khi điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng tháng.
3. Quy trình lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm:
a) Căn cứ vào kế hoạch lấy mẫu hàng tháng, Cơ quan giám sát ban hành Quyết định lấy mẫu, trong đó nêu rõ vùng nuôi được giám sát, đối tượng, tên cơ sở được lấy mẫu, số lượng mẫu, chỉ tiêu kiểm nghiệm, thời gian thực hiện lấy mẫu và cán bộ được phân công lấy mẫu;
b) Cán bộ được phân công lấy mẫu thực hiện theo đúng Quyết định lấy mẫu, hoàn thiện Phiếu lấy mẫu tương ứng với từng đối tượng thủy sản nuôi theo các Biểu mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tiến hành mã hóa mẫu. Phiếu lấy mẫu được lập thành 02 (hai) bản, 01 (một) bản lưu tại cơ sở đã lấy mẫu, 01 (một) bản lưu tại Cơ quan giám sát;
c) Mẫu thủy sản nuôi phải được niêm phong, có ký hiệu nhận biết và được bảo quản phù hợp;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu, Cơ quan giám sát phải gửi mẫu đến các Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định;
đ) Yêu cầu kỹ thuật về lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm được thực hiện thống nhất theo Sổ tay hướng dẫn thiết lập, thực hiện Chương trình giám sát dư lượng do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành.
4. Kiểm nghiệm và thông báo kết quả giám sát:
a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, Cơ sở kiểm nghiệm phải kiểm nghiệm mẫu và cung cấp kết quả tới Cơ quan kiểm tra;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có đủ các kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra phải gửi Thông báo kết quả giám sát hàng tháng tới các Cơ quan giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Riêng đối với các trường hợp phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép, thực hiện theo các nội dung quy định tại Chương III Thông tư này.
Chương III
XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN DƯ LƯỢNG VƯỢT MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP
Điều 10. Thông báo kết quả kiểm nghiệm
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm nghiệm chính thức phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép (bao gồm cả kết quả kiểm nghiệm khẳng định đối với các mẫu đã phát hiện dương tính bằng phương pháp kiểm nghiệm sàng lọc), Cơ sở kiểm nghiệm phải thông báo kết quả kiểm nghiệm tới Cơ quan kiểm tra.
Điều 11. Cảnh báo dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả kiểm nghiệm phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép, Cơ quan kiểm tra phải có văn bản thông báo theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đến Cơ quan giám sát.
Điều 12. Yêu cầu điều tra xác định nguyên nhân, khắc phục sự cố
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát thực hiện:
1. Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, chưa đạt kích cỡ thương phẩm: Cơ quan giám sát có văn bản cảnh báo, yêu cầu Cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường. Thời điểm lấy mẫu tăng cường phụ thuộc mức độ đào thải của chất bị phát hiện và khối lượng mẫu đảm bảo đủ để kiểm nghiệm chất bị phát hiện.
2. Đối với mẫu vi phạm là thủy sản đang nuôi, đạt kích cỡ thương phẩm:
a) Cơ quan giám sát có văn bản tạm dừng thu hoạch, yêu cầu Cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; yêu cầu và giám sát Cơ sở thực hiện nuôi lưu; lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường và khối lượng mẫu đảm bảo đủ để kiểm nghiệm chất bị phát hiện. Khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát tăng cường đạt yêu cầu, Cơ quan giám sát có văn bản cho phép Cơ sở thu hoạch.
b) Đối với thủy sản có dư lượng các chất đào thải chậm: Cơ quan giám sát cho phép thu hoạch làm thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ hoặc chuyển mục đích sử dụng.
c) Trường hợp Cơ sở đã thu hoạch trước khi có cảnh báo: Cơ quan giám sát có văn bản cảnh báo, yêu cầu cơ sở xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; đồng thời tiến hành truy xuất và thu hồi lô sản phẩm thủy sản nuôi vi phạm; lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra và chỉ cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ nếu kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
3. Đối với mẫu vi phạm được lấy tại cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản nuôi: Cơ quan giám sát, Cơ quan kiểm tra có văn bản cảnh báo, yêu cầu cơ sở tiến hành truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp theo thẩm quyền; yêu cầu cơ sở thu hồi lô sản phẩm thủy sản nuôi đã đưa ra thị trường tiêu thụ (nếu cần thiết) hoặc yêu cầu Cơ sở cô lập lô sản phẩm thủy sản nuôi đang lưu giữ tại cơ sở, lấy mẫu kiểm nghiệm để thẩm tra:
a) Khi kết quả đạt yêu cầu, cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ.
b) Khi kết quả vẫn không đạt yêu cầu, chỉ cho phép sử dụng làm thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường tiêu thụ hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng.
Điều 13. Thẩm tra báo cáo khắc phục của Cơ sở
Sau khi nhận được báo cáo khắc phục của Cơ sở, Cơ quan giám sát thực hiện:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm tra việc truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục của cơ sở; trong trường hợp cần thiết, tổ chức truy xuất từ cơ sở nuôi đến các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phát hiện vi phạm (nếu có) để thu hồi, xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn.
2. Thực hiện lấy mẫu thủy sản nuôi để giám sát tăng cường có chủ định đối với cơ sở có mẫu phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép.
3. Nếu kết quả lấy mẫu giám sát tăng cường cho thấy cơ sở tiếp tục có mẫu vi phạm, Cơ quan giám sát lập hồ sơ thông báo Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý chất lượng ATTP thủy sản để xem xét, tổ chức thanh tra (nếu cần thiết) và xử lý theo quy định.
4. Trong trường hợp phát hiện thức ăn thủy sản, chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thuỷ sản có hóa chất cấm hoặc vi phạm các quy định về đăng ký lưu hành, Cơ quan giám sát lập hồ sơ, thông báo Cơ quan quản lý có liên quan đến sản phẩm vi phạm tại địa phương; đồng thời báo cáo Cơ quan kiểm tra để thông báo tới Tổng Cục Thủy sản, Cục Thú y có biện pháp xử lý theo quy định.
Chương IV
THẨM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG
Điều 14. Tổ chức thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
1. Nội dung thẩm tra:
a) Đối với Cơ quan giám sát: hoạt động khảo sát, thu thập thông tin về tình hình nuôi trồng, lập kế hoạch giám sát hàng năm; hoạt động lấy mẫu; hoạt động giám sát tình hình nuôi thủy sản; hoạt động cảnh báo và xử lý khi phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép của Cơ quan giám sát;
b) Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: hoạt động tiếp nhận, kiểm nghiệm mẫu và thông báo kết quả kiểm nghiệm trong Chương trình giám sát dư lượng.
2. Tần suất thẩm tra:
a) Đối với Cơ quan giám sát: định kỳ 01(một) lần/ 01 (một) năm (hoặc đột xuất khi cần thiết);
b) Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: kết hợp với hoạt động kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm nghiệm quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 và Thông tư 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 (hoặc đột xuất khi cần thiết).
Điều 15. Xử lý kết quả thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
1. Đối với Cơ quan giám sát: Cơ quan kiểm tra có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp trong trường hợp Cơ quan giám sát bị phát hiện một hoặc một số sai lỗi sau:
a) Địa điểm lấy mẫu không phù hợp, không nhất quán với Hồ sơ lấy mẫu;
b) Không lấy đủ mẫu 02 (hai) tháng liên tiếp mà không có văn bản thông báo lý do chính đáng;
c) Không thực hiện giám sát, cung cấp thông tin về tình hình nuôi thủy sản hàng tháng phù hợp với thực tế;
d) Không thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục và biện pháp xử lý khi phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép nêu tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này;
đ) Không thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan kiểm tra trong phạm vi triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng;
e) Không báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát dư lượng và lập kế hoạch giám sát năm theo quy định tại Thông tư này mà không có văn bản thông báo lý do chính đáng.
2. Trong trường hợp Cơ quan giám sát tiếp tục tái diễn một hoặc một số sai lỗi nêu trên trong lần thẩm tra tiếp theo, Cơ quan kiểm tra có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố thông báo tạm ngừng việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng của Cơ quan giám sát trên địa bàn và yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp.
Trong thời hạn Cơ quan giám sát bị tạm ngừng thực hiện Chương trình giám sát dư lượng để chấn chỉnh, khắc phục sai lỗi, Cơ quan kiểm tra trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động triển khai Chương trình giám sát dư lượng trên địa bàn cho đến khi có đầy đủ cơ sở cho thấy Cơ quan giám sát đã khắc phục sai lỗi.
3. Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: Cơ quan kiểm tra thông báo yêu cầu cơ sở kiểm nghiệm khắc phục sai lỗi, xem xét áp dụng biện pháp tạm ngừng tham gia Chương trình giám sát dư lượng của cơ sở kiểm nghiệm có vi phạm khi cần thiết.
4. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục sai lỗi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của Cơ sở kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra báo cáo (bao gồm cả thẩm tra thực tế nếu cần thiết). Sau khi thẩm tra, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo cho phép triển khai trở lại Chương trình giám sát dư lượng hoặc thông báo tiếp tục tạm ngừng thực hiện Chương trình giám sát dư lượng (nêu rõ lý do chưa phù hợp) nhưng không muộn quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
Chương V
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG
Ðiều 16. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
1. Tổng hợp kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng hàng năm trên phạm vi toàn quốc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, tổ chức triển khai theo kế hoạch được phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.
2. Cập nhật, công bố hàng năm phạm vi và đối tượng thuỷ sản nuôi được giám sát trong Chương trình giám sát dư lượng trên trang tin điện tử của Cục và thông báo đến các Cơ quan giám sát.
3. Xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn thiết lập, thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.
4. Cập nhật, công bố Danh mục các chỉ tiêu, phương pháp kiểm nghiệm và mức giới hạn tối đa cho phép trong Chương trình giám sát dư lượng theo thẩm quyền trên cơ sở tổng hợp quy định, quy chuẩn của Việt Nam, quy định của nước nhập khẩu và các tổ chức quốc tế.
5. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng cho các cơ quan, tổ chức tham gia Chương trình giám sát dư lượng.
6. Tổng hợp và thông báo danh sách các Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định đủ năng lực tham gia Chương trình giám sát dư lượng.
7. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện; chủ trì đề xuất, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh cần thiết hoặc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giám sát dư lượng.
8. Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí được duyệt cho cơ quan có liên quan để thực hiện Chương trình giám sát dư lượng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
9. Thông báo công khai trên trang tin điện tử của Cục, các phương tiện thông tin đại chúng về danh sách các cơ sở có mẫu phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định pháp luật.
10. Chủ trì tổ chức thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng của các cơ quan, tổ chức có liên quan và xử lý hoặc kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
11. Chủ trì làm việc với các đoàn kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu; báo cáo, cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu; đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác với Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu thủy sản liên quan đến Chương trình giám sát dư lượng.
Ðiều 17. Tổng cục Thủy sản
Chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp xử lý các trường hợp thức ăn thủy sản, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản bị phát hiện có chất cấm hoặc không có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và các trường hợp vi phạm khác theo thông báo của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát.
Ðiều 18. Cục Thú y
Chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp xử lý các trường hợp thuốc thú y thuỷ sản, hóa chất dùng trong thú y thủy sản bị phát hiện có chất cấm hoặc không có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và các trường hợp vi phạm khác theo thông báo của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát.
Ðiều 19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ định và chỉ đạo Cơ quan giám sát chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng thuộc địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo việc phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở thuộc phạm vi quản lý thực hiện các qui định về Chương trình giám sát dư lượng.
3. Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với Cơ quan giám sát địa phương thẩm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở có mẫu phát hiện dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép; trong trường hợp cần thiết, tổ chức truy xuất từ cơ sở cung cấp đến các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát hiện vi phạm (nếu có) để thu hồi, xử lý sản phẩm mất an toàn.
4. Chỉ đạo các Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý chất lượng ATTP thủy sản địa phương xem xét, xử lý các trường hợp kết quả lấy mẫu giám sát tăng cường tiếp tục phát hiện thủy sản nuôi có dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép.
5. Chỉ đạo các Cơ quan quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản địa phương xem xét, xử lý các trường hợp phát hiện thức ăn nuôi thủy sản, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thuỷ sản có hóa chất cấm hoặc vi phạm các quy định về đăng ký lưu hành.
6. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng tại địa phương.
7. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động giám sát dư lượng tại địa bàn quản lý.
Ðiều 20. Cơ quan giám sát
1. Chủ trì xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng năm, báo cáo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và tổ chức triển khai theo kế hoạch được phê duyệt tại tỉnh, thành phố theo quy định tại Thông tư này.
2. Phổ biến, hướng dẫn các Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản thực hiện quy định của Thông tư này và các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản nuôi.
3. Cập nhật, thông báo phạm vi và đối tượng thuỷ sản nuôi được giám sát trong Chương trình giám sát dư lượng trên địa bàn hàng năm đến các Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.
4. Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ, dữ liệu có liên quan đến Chương trình giám sát dư lượng; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến việc triển khai Chương trình giám sát dư lượng khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu.
5. Yêu cầu các cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi chấp hành việc lấy mẫu; cung cấp thông tin liên quan; thực hiện các biện pháp khắc phục trong Chương trình giám sát dư lượng.
6. Phối hợp tổ chức và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giám sát ATTP do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức.
7. Quản lý và sử dụng kinh phí được phân bổ theo kế hoạch hàng năm trong Chương trình giám sát dư lượng hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Cung cấp thông tin về mẫu phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và thẩm quyền được giao.
9. Thông báo công khai danh sách các cơ sở có mẫu phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định pháp luật.
Điều 21. Cơ sở kiểm nghiệm
1. Trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng quy trình kiểm nghiệm, đảm bảo năng lực thiết bị kiểm nghiệm, bảo mật thông tin và kết quả kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan, trung thực; sử dụng phương pháp kiểm nghiệm tham chiếu tương ứng với các chỉ tiêu giám sát (nếu có) trong Chương trình giám sát dư lượng;
c) Chỉ thông báo kết quả kiểm nghiệm cho Cơ quan kiểm tra và phải đáp ứng thời gian quy định;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm;
đ) Tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm đúng quy định và xuất trình khi Cơ quan thẩm quyền yêu cầu.
2. Quyền hạn:
a) Từ chối các mẫu không đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Từ chối kiểm nghiệm đối với các mẫu, chỉ tiêu ngoài phạm vi được chứng nhận;
b) Được cung cấp các thông tin và tạo điều kiện về đào tạo nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm;
c) Thu phí, lệ phí kiểm nghiệm theo quy định hiện hành.
Ðiều 22. Cơ sở nuôi thủy sản
1. Chỉ sử dụng các loại thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục được phép lưu hành. Trường hợp có sử dụng các loại thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản, chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục được phép lưu hành, cơ sở phải ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Theo dõi, lưu trữ đầy đủ và cung cấp cho Cơ quan giám sát các thông tin về loài thuỷ sản, hình thức và diện tích, sản lượng nuôi, thời điểm thu hoạch, con giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đã sử dụng (nếu có) và các thông tin khác liên quan đến quá trình nuôi thủy sản khi được yêu cầu.
3. Xác định nguyên nhân, thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; chấp hành việc lấy mẫu và các biện pháp giám sát, khắc phục của Cơ quan giám sát khi kết quả kiểm nghiệm mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép.
4. Lập, lưu trữ đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc lô sản phẩm thủy sản nuôi được thu hoạch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cung cấp thông tin cho người mua và cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
5. Được tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản do cơ quan chức năng tổ chức.
6. Được cung cấp kết quả kiểm nghiệm của các mẫu lấy tại cơ sở của mình khi có yêu cầu.
7. Lưu phiếu lấy mẫu, kết quả kiểm nghiệm; hồ sơ xác định nguyên nhân; biện pháp khắc phục và các hồ sơ khác có liên quan tại cơ sở Trong thời hạn ít nhất 02 (hai) năm và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
Ðiều 23. Cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi
1. Thường xuyên cập nhật kết quả giám sát dư lượng từ trang tin điện tử của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các thông báo có liên quan của Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát và các cơ quan liên quan.
2. Không thu mua sản phẩm thủy sản nuôi được thu hoạch từ vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi đang bị tạm dừng thu hoạch hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ; lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc của từng lô sản phẩm thuỷ sản nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Xác định nguyên nhân, thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp; chấp hành việc lấy mẫu và các biện pháp giám sát, khắc phục của Cơ quan kiểm tra hoặc Cơ quan giám sát khi kết quả kiểm nghiệm mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép.
4. Chủ động cung cấp cho Cơ quan kiểm tra hoặc Cơ quan giám sát về kết quả tự kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thuỷ sản nuôi của cơ sở và thông tin liên quan đến tình hình nuôi thủy sản tại các cơ sở hoặc khu vực thu mua thủy sản nuôi (nếu có) và khi được yêu cầu.
5. Được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, phổ biến về kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản do Cơ quan chức năng tổ chức;
6. Được cung cấp kết quả kiểm nghiệm của các mẫu lấy tại cơ sở của mình khi có yêu cầu.
7. Lưu phiếu lấy mẫu, kết quả kiểm nghiệm và hồ sơ xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục và các hồ sơ khác có liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thuỷ sản nuôi tại cơ sở Trong thời hạn ít nhất 2 năm.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19/11/2015.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Thông tư
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện Thông tư này và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG Cao Đức Phát |
Phụ lục II. QUY ĐỊNH VỀ MÃ SỐ VÙNG NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31 /2015/TT – BNNPTNT ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mỗi vùng nuôi được ký hiệu bằng một mã số theo qui cách: XX/yy, trong đó:
– XX: Mã số của tỉnh, thành phố (theo qui định về mã số các đơn vị hành chính Việt Nam) tại Bảng nêu dưới đây;
– yy: Số thứ tự của vùng nuôi trong tỉnh/thành phố tương ứng.
BẢNG: Danh mục và mã số các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố
STT |
Tên đơn vị hành chính |
Mã số |
STT |
Tên đơn vị hành chính |
Mã số |
1 |
Thành phố Hà Nội |
01 |
33 |
Tỉnh Quảng Nam |
49 |
2 |
Tỉnh Hà Giang |
02 |
34 |
Tỉnh Quảng Ngãi |
51 |
3 |
Tỉnh Cao Bằng |
04 |
35 |
Tỉnh Bình Định |
52 |
4 |
Tỉnh Bắc Kạn |
06 |
36 |
Tỉnh Phú Yên |
54 |
5 |
Tỉnh Tuyên Quang |
08 |
37 |
Tỉnh Khánh Hoà |
56 |
6 |
Tỉnh Lào Cai |
10 |
38 |
Tỉnh Ninh Thuận |
58 |
7 |
Tỉnh Điện Biên |
11 |
39 |
Tỉnh Bình Thuận |
60 |
8 |
Tỉnh Lai Châu |
12 |
40 |
Tỉnh Kon Tum |
62 |
9 |
Tỉnh Sơn La |
14 |
41 |
Tỉnh Gia Lai |
64 |
10 |
Tỉnh Yên Bái |
15 |
42 |
Tỉnh Đăk Lăk |
66 |
11 |
Tỉnh Hoà Bình |
17 |
43 |
Tỉnh Đăk Nông |
67 |
12 |
Tỉnh Thái Nguyên |
19 |
44 |
Tỉnh Lâm Đồng |
68 |
13 |
Tỉnh Lạng Sơn |
20 |
45 |
Tỉnh Bình Phước |
70 |
14 |
Tỉnh Quảng Ninh |
22 |
46 |
Tỉnh Tây Ninh |
72 |
15 |
Tỉnh Bắc Giang |
24 |
47 |
Tỉnh Bình Dương |
74 |
16 |
Tỉnh Phú Thọ |
25 |
48 |
Tỉnh Đồng Nai |
75 |
17 |
Tỉnh Vĩnh Phúc |
26 |
49 |
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu |
77 |
18 |
Tỉnh Bắc Ninh |
27 |
50 |
TP. Hồ Chí Minh |
79 |
19 |
Tỉnh Hải Dương |
30 |
51 |
Tỉnh Long An |
80 |
20 |
Thành phố Hải Phòng |
31 |
52 |
Tỉnh Tiền Giang |
82 |
21 |
Tỉnh Hưng Yên |
33 |
53 |
Tỉnh Bến Tre |
83 |
22 |
Tỉnh Thái Bình |
34 |
54 |
Tỉnh Trà Vinh |
84 |
23 |
Tỉnh Hà Nam |
35 |
55 |
Tỉnh Vĩnh Long |
86 |
24 |
Tỉnh Nam Định |
36 |
56 |
Tỉnh Đồng Tháp |
87 |
25 |
Tỉnh Ninh Bình |
37 |
57 |
Tỉnh An Giang |
89 |
26 |
Tỉnh Thanh Hoá |
38 |
58 |
Tỉnh Kiên Giang |
91 |
27 |
Tỉnh Nghệ An |
40 |
59 |
Thành phố Cần Thơ |
92 |
28 |
Tỉnh Hà Tĩnh |
42 |
60 |
Tỉnh Hậu Giang |
93 |
29 |
Tỉnh Quảng Bình |
44 |
61 |
Tỉnh Sóc Trăng |
94 |
30 |
Tỉnh Quảng Trị |
45 |
62 |
Tỉnh Bạc Liêu |
95 |
31 |
Tỉnh Thừa Thiên Huế |
46 |
63 |
Tỉnh Cà Mau |
96 |
32 |
Thành phố Đà Nẵng |
48 |
|
|
Phụ lục I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31 /2015/TT – BNNPTNT ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NN&PTNT TỈNH/TP………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THUỘC TỈNH/THÀNH PHỐ ……..
VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH LẤY MẪU NĂM ………..
I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:
Tên/Mã số vùng nuôi (nếu có) |
Tên vùng nuôi |
Loài thuỷ sản (bao gồm cả tên khoa học) |
Diện tích nuôi (ha) |
Sản lượng nuôi (tấn) |
Thời gian nuôi (tính từ khi thả giống đến khi thu hoạch ) (tháng) |
Thời điểm thu hoạch (tháng) |
Ghi chú |
||||
Nuôi không cho ăn, không phòng trị bệnh |
Nuôi có cho ăn, có phòng trị bệnh |
||||||||||
Năm…. (thực tế) |
Năm…. (dự kiến) |
Năm…. (thực tế) |
Năm…. (dự kiến) |
Năm…. (thực tế) |
Năm…. (dự kiến) |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
|
Sú/pen |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôm sú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôm thẻ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cá rô phi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chú thích: Các nội dung ghi trên bảng là ví dụ minh họa)
Ghi chú:
– Các cột (10), (11) cần nêu rõ thời gian nuôi và thời vụ thu hoạch (tính theo tháng trong năm)
– Kết quả ở cột (4), (6): nếu có sai lệch nhiều so với kế hoạch thì cần phải nêu rõ nguyên nhân.
II. KẾ HOẠCH LẤY MẪU GIÁM SÁT:
Mã số vùng nuôi |
Đối tượng lấy mẫu |
Sản lượng thủy sản nuôi (tấn) |
Dự kiến tháng lấy mẫu và số lượng mẫu cần lấy |
Dự kiến nhóm chỉ tiêu chỉ định kiểm nghiệm |
|||||||||||||
CCĂTB |
KCCĂTB |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
S |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
|
36/01 | Tôm sú |
300 |
|
|
|
|
|
|
2 |
1 |
|
|
|
|
|
3 |
Tháng 6: 1 mẫu kiểm nhóm B3a; 1 mẫu kiểm nhóm B3c.
Tháng 7: 1 mẫu kiểm nhóm B3c |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
36/02 |
Tôm thẻ |
1500 |
|
|
|
|
|
1 |
2 |
4 |
4 |
4 |
|
|
|
15 |
Tháng 5: 1(A6)
Tháng 6: 1(B2a); 1( Sulf,) Tháng 7: 1(B3a); 1(Trime), 1(Qui,), 1 (A6); Tháng 8: 1(Qui), 1(Sulf), 1(B3d); 1( B3e); Tháng 9: 1 (B3a), 1(B3d); 1(B3c); 1(A6); |
…. |
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Tôm sú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Tôm thẻ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Cá rô phi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chú thích: Các nội dung ghi trên bảng là ví dụ minh họa)
Ghi chú:
– Các cột (4) – (16): ghi rõ số mẫu lấy từng vùng nuôi theo từng tháng
– Cột (17): Ghi rõ nhóm chỉ tiêu chỉ định kiểm cho từng mẫu/tháng
– Các chữ viết tắt : Tetra. : Nhóm Tetracycline; Sulfo : Nhóm Sulfonamides; Quino. : Nhóm Quinolones
– Căn cứ vào các thông tin tập hợp từ thực tế khảo sát vùng nuôi (đặc biệt là hiện trạng sử dụng các loại hóa chất, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản) để chỉ định các chỉ tiêu kiểm nghiệm trong các Nhóm chỉ tiêu nêu trên.
………., ngày ….tháng ……năm …… |
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
|
(ký tên, đóng dấu) |
Phụ lục III. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31 /2015/TT – BNNPTNT ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày……tháng……năm…… |
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG NĂM …
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI ĐƯỢC GIÁM SÁT:
Khu vực |
Các tỉnh có vùng nuôi trong chương trình kiểm soát |
Số vùng nuôi |
Loài thủy sản được kiểm soát |
Bắc bộ |
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, … |
… |
Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), Cá rô phi (Oreochromis spp),… |
Trung bộ |
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,… |
… |
Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei),… |
Nam bộ |
Bến Tre, Tiền Giang, Long An, TP.Hồ Chí Minh,… |
… |
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), Cá tra (Pangasius hypophthalmus), Cá rô phi (Oreochromis spp),… |
Tổng hợp |
… tỉnh, thành phố |
… |
… |
(Chú thích: Các nội dung ghi trên bảng là ví dụ minh họa)
II. CHỈ TIÊU, NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
TT |
Loại mẫu |
Chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu phân tích |
1 |
Mẫu thủy sản không cho ăn, không trị bệnh | – Nhóm B3a: Các thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ (Lindan, HCB, Heptachlor, Aldrin, Dieldrin, Endrin, DDT, Chlordane, Dioxin, PCBs, PAHs).
– Nhóm B3c: Pb, Hg, Cd … |
2 |
Mẫu thủy sản nuôi có cho ăn, có trị bệnh | – Nhóm A6: Chloramphenicol, Nhóm Nitroimidazoles (HMMNI, IPZ, IPZ-OH, MNZ, MNZ-OH, RNZ, DMZ) và các dẫn xuất của Nitrofurans (AOZ; AMOZ; AHD; SEM).
– Nhóm B1: Nhóm Tetracycline (Oxytetracycline, Tetracycline, Doxycycline), Nhóm Sulfonamides, Nhóm Quinolones, Trimethoprim, Florfenicol, Neomycin. – Nhóm B2a: Ivermectin, Praziquantel, Trichlorfon và Trifluralin. – Nhóm B3a: các thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ (Lindan, HCB, Heptachlor, Aldrin, Dieldrin, Endrin, DDT, Chlordane). – Nhóm B3c: Pb, Hg, Cd. – Nhóm B3e: Malachite Green/Leuco Malachite Green. … |
(Chú thích: Các chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu ghi trên bảng là ví dụ minh họa)
III. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH LẤY MẪU GIÁM SÁT:
TT |
Đối tượng kiểm soát |
Sản lượng thủy sản thương phẩm (tấn) |
Số lượng mẫu lấy |
Số lượt kiểm nghiệm từng nhóm chỉ tiêu |
|||||||||||||||
CCĂTB |
KCCĂTB |
A1 |
A3 |
A6 |
B1 |
B2a |
B3a |
B3c |
B3d |
B3e |
|||||||||
CAP |
NF. |
Tetra. |
Sulfo. |
Qui. |
Flo. |
Trime. |
Neo. |
||||||||||||
1 |
Tôm sú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tôm thẻ chân trắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tôm càng xanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Cá Tra |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Cá rô phi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Cua |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chú thích: Các nội dung ghi trên bảng là ví dụ minh họa)
IV. KẾ HOẠCH LẤY MẪU GIÁM SÁT THEO VÙNG NUÔI:
Mã số vùng nuôi |
Đối tượng lấy mẫu |
Sản lượng thủy sản nuôi (tấn) |
Dự kiến tháng lấy mẫu và số lượng mẫu cần lấy |
Dự kiến nhóm chỉ tiêu chỉ định kiểm nghiệm |
|||||||||||||
CCĂTB |
KCCĂTB |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
S |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
|
36/01 | Tôm sú |
300 |
|
|
|
|
|
|
2 |
1 |
|
|
|
|
|
3 |
Tháng 6: 1 mẫu kiểm nhóm B3a; 1 mẫu kiểm nhóm B3c.
Tháng 7: 1 mẫu kiểm nhóm B3c. |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
36/02 |
Tôm thẻ chân trắng |
1500 |
|
|
|
|
|
1 |
2 |
4 |
4 |
4 |
|
|
|
15 |
Tháng 5: 1 (A6)
Tháng 6: 1(B2a); 1( Sulf,) Tháng 7: 1(B3a); 1(Trime), 1(Qui,), 1 (A6); Tháng 8: 1(Qui), 1(Sulf), 1(B3d); 1( B3e); |
…. |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Tôm sú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Tôm thẻ chân trắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Cá rô phi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chú thích: Các nội dung ghi trên bảng là ví dụ minh họa)
Ghi chú :
– Các cột (4) – (16): ghi rõ số mẫu lấy từng vùng nuôi theo từng tháng
– Cột (17): Ghi rõ nhóm chỉ tiêu chỉ định kiểm cho từng mẫu/tháng
– Các chữ viết tắt : Tetra. : Nhóm Tetracycline; Sulfo. : Nhóm Sulfonamides; Qui. : Nhóm Quinolones
– Căn cứ vào các thông tin tập hợp từ thực tế khảo sát vùng nuôi (đặc biệt là hiện trạng sử dụng các loại hóa chất, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản) để chỉ định các chỉ tiêu kiểm nghiệm trong các Nhóm chỉ tiêu nêu trên.
Phụ lục IV. BÁO CÁO TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH HÀNG THÁNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31 /2015/TT – BNNPTNT ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NN&PTNT TỈNH/TP………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THUỘC TỈNH/THÀNH PHỐ……...
THÁNG…../……
1. Thông tin chung (1): | ||||||||
Tên loài thủy sản |
Hình thức nuôi |
Tình hình nuôi trồng thủy sản |
Tình hình dịch bệnh thủy sản |
Thuốc thú y đang sử dụng |
Dịch bệnh nông nghiệp và thuốc BVTV sử dụng |
Thức ăn đang sử dụng |
||
Biến động diện tích nuôi |
Biến động sản lượng nuôi |
Giải thích |
||||||
(1) (2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10)
|
1. Tên vùng nuôi: …………….., Mã số: …………….. | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tên vùng nuôi: …………….., Mã số:…………….. | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Nhận xét chung (11): | ||||||||
3. Đề xuất điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu tháng kế tiếp (…../…..) (nếu có) (12):
Vùng nuôi/ Mã vùng nuôi |
Loại mẫu thủy sản |
Số mẫu theo kế hoạch |
Số mẫu dự kiến sẽ lấy |
Chỉ tiêu thay đổi |
Lý do |
………., ngày ……tháng ……năm …… |
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
|
(ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Thông tin phục vụ việc điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu tháng kế tiếp, tập trung vào các thông tin, số liệu thực tế của tháng hiện tại (Lưu ý: các thông tin, số liệu có thay đổi lớn trong tháng hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch lấy mẫu đã xây dựng từ đầu năm).
(2) Tên loài thủy sản đang được kiểm soát trong Chương trình giám sát dư lượng.
(3) Báo cáo theo 2 hình thức nuôi áp dụng trong Chương trình giám sát dư lượng: Có cho ăn, trị bệnh (CCĂTB) và Không cho ăn, trị bệnh (KCĂTB).
(4) Diện tích thực tế và biến động (tăng hoặc giảm) về diện tích nuôi thực tế trong tháng hiện tại so với kế hoạch lập cho tháng hiện tại (tính theo %), ví dụ: 310 ha (tăng 10%) so với kế hoạch. Trường hợp không có biến động ghi “không thay đổi“.
(5) Sản lượng thực tế và biến động (tăng hoặc giảm) về sản lượng thực tế trong tháng hiện tại so với kế hoạch lập cho tháng hiện tại (tính theo %), ví dụ: 1.100 tấn (tăng 10%) so với kế hoạch. Trường hợp không có biến động ghi “không thay đổi“.
(6) Lý do biến động tại cột (4) và (5).
(7) Nêu rõ tình hình dịch bệnh trên diện rộng đã, đang xảy ra ở vùng nuôi của tháng hiện tại: ghi tên bệnh và diện tích bị thiệt hại trong tháng hiện tại để làm cơ sở xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm, ví dụ: đốm trắng (thiệt hại 50 ha).
(8) Nêu tên thương mại và hoạt chất chính của các loại thuốc thú y, hóa chất đã, đang sử dụng (tập trung vào các sản phẩm có thành phần là hóa chất, kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng và không có trong Danh mục được phép lưu hành,…) để làm cơ sở chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với tình hình trị bệnh, không liệt kê mang tính đại trà, ví dụ: Aqua-Qui (Ciprofloxacin).
(9) Nêu rõ những dịch bệnh nông nghiệp đã và đang xảy ra trên diện rộng có tính chất nghiêm trọng và các loại thuốc bảo vệ thực vật đã, đang sử dụng nhiều để quyết định tăng cường lấy mẫu kiểm nghiệm cả chỉ tiêu thuốc trừ sâu.
(10) Liệt kê những loại thức ăn đang sử dụng (đặc biệt là các loại thức ăn mới xuất hiện trong vùng nuôi hoặc không rõ nguồn gốc).
(11) Nhận xét khái quát tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng, ngoài ra lưu ý những nguồn xả thải đã và đang xuất hiện xung quanh vùng nuôi có khả năng ảnh hưởng đến vùng nuôi (nếu có).
(12) Từ những thông tin tại Mục 1, đề xuất những thay đổi (số mẫu, chỉ tiêu,…), nếu có, so với kế hoạch lấy mẫu của tháng tiếp theo để phù hợp với tình hình nuôi thực tế bao gồm cả các trường hợp cần lấy mẫu giám sát tăng cường (bổ sung, giảm trừ nếu cần).
Phụ lục V. PHIẾU THU MẪU THỦY SẢN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31 /2015/TT – BNNPTNT ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Biểu mẫu 2.1: Phiếu thu mẫu tại cơ sở nuôi
SỞ NN&PTNT TỈNH ………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày … tháng … năm … |
PHIẾU THU MẪU THỦY SẢN NUÔI
1. Tên cán bộ lấy mẫu: ………………………………………………………………………………………..
2. Tên và địa chỉ cơ sở nuôi (hoặc chủ cơ sở nuôi): ………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Vị trí lấy mẫu (ghi rõ địa chỉ của ao nuôi): ………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Ngày lấy mẫu:………………………………………………………………………………………………….
5. Tên và mã số vùng nuôi: ………………………………………………………………………………….
6. Hình thức nuôi: Có cho ăn/có phòng trị bệnh ð Không cho ăn và không phòng trị bệnh ð
7. Thời gian thả giống: …………………………………………………………………………………………
8. Thời gian thu hoạch: ………………………………………………………………………………………..
9. Việc sử dụng thuốc thú y, tình hình dịch bệnh thủy sản trong 4 tuần trước thời điểm lấy mẫu: …………………………………………………………………………………………
10. Thông tin mẫu và chỉ tiêu chỉ định kiểm nghiệm:
Tên mẫu (bao gồm thông tin về mã số/ký hiệu ao lấy mẫu) |
Mã số mẫu |
Khối lượng |
Nhóm chỉ tiêu/ chỉ tiêu chỉ định kiểm nghiệm |
|||
Nhóm A1 | Nhóm B2a | |||||
Nhóm A3 |
Nhóm B3a | |||||
Nhóm A6 | Nhóm B3c | |||||
Nhóm B3d |
||||||
Nhóm B1 |
||||||
Nhóm B3e |
||||||
Khác: |
11. Ghi chú: ………………………………………………………………………………………………………
Đại diện cơ sở (ký tên, ghi rõ họ tên) |
Cán bộ lấy mẫu (ký tên, ghi rõ họ tên) |
Biểu mẫu 2.2: Phiếu thu mẫu tại cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi
SỞ NN&PTNT TỈNH ………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày … tháng … năm … |
PHIẾU THU MẪU THỦY SẢN NUÔI
1. Tên cán bộ lấy mẫu: …………………………………………………………………………………………
2. Tên và địa chỉ cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản (hoặc chủ cơ sở): …………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Vị trí lấy mẫu (ghi rõ địa chỉ của cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản): …………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Ngày lấy mẫu:…………………………………………………………………………………………………..
5. Tên, địa chỉ cơ sở nuôi và mã số vùng nuôi: …………………………………………………………………………………………………………………………..
6. Thời gian thu mua thủy sản nuôi: ……………………………………………………………………….
8. Thông tin mẫu và chỉ tiêu chỉ định kiểm nghiệm:
Tên mẫu (bao gồm thông tin về mã số cơ sở lấy mẫu-nếu có) |
Mã số mẫu |
Khối lượng |
Nhóm chỉ tiêu/ chỉ tiêu chỉ định kiểm nghiệm |
|||
Nhóm A1 | Nhóm B2a | |||||
Nhóm A3 |
Nhóm B3a | |||||
Nhóm A6 | Nhóm B3c | |||||
Nhóm B3d |
||||||
Nhóm B1 |
||||||
Nhóm B3e |
||||||
Khác: |
9. Ghi chú: …………………………………………………………………………………………………….……
Đại diện cơ sở (ký tên, ghi rõ họ tên) |
Cán bộ lấy mẫu (ký tên, ghi rõ họ tên) |
Phụ lục VI. THÔNG BÁO PHÁT HIỆN DƯ LƯỢNG VƯỢT MỨC GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2015/TT – BNNPTNT ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-QLCL |
………, ngày … tháng … năm … |
THÔNG BÁO
Về việc phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép
Kính gửi: |
– …… (Tên Cơ quan giám sát) ……;
– Các doanh nghiệp chế biến thủy sản. |
Căn cứ Thông tư số /2015/TT – BNNPTNT ngày …… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.
Căn cứ các phiếu kết quả thử nghiệm hóa học……ngày………của………., ……… (Tên Cơ quan kiểm tra)……… thông báo:
1. Phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm hoặc kháng sinh vượt quá giới hạn tối đa cho phép trong thủy sản nuôi, cụ thể như sau:
TT |
Tên mẫu |
Mã số vùng nuôi |
Địa điểm lấy mẫu |
Ngày lấy mẫu |
Tên chất độc hại |
Kết quả kiểm nghiệm |
Giới hạn tối đa cho phép |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
2. Yêu cầu ……(Tên Cơ quan giám sát)…… thực hiện (10):
……………………………………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: – Như trên; – Tổng cục Thủy sản; – Cục Thú y; – Sở NN&PTNT tỉnh/thành phố…; – Lưu: VT, CL1. |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1)-(5) Ghi thông tin phục vụ việc truy xuất nguồn gốc đối với mẫu thủy sản nuôi bị phát hiện dư lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép.
(6) Ghi tên hóa chất, kháng sinh.
(7) Ghi kết quả kiểm nghiệm và đơn vị tính.
(8) Ghi giới hạn tối đa cho phép và đơn vị tính.
(9) Ghi rõ quy định Việt Nam, quy định của nước nhập khẩu được tham chiếu.
(10) Ghi rõ yêu cầu Cơ quan giám sát thực hiện nội dung quy định tại các Điều 14, Điều 15 Thông tư này. Lưu ý: Tham chiếu các mức MRPLs đối với hóa chất, kháng sinh cấm và MRLs đối với hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng theo quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu cụ thể để Cơ quan giám sát thông báo cơ sở sản xuất, kinh doanh có biện pháp xử lý phù hợp (bao gồm: việc đưa ra tiêu thụ trong nước hoặc thị trường nhập khẩu có quy định phù hợp) đối với lô thủy sản nuôi vi phạm.
THÔNG TƯ 31/2015/TT-BNNPTNT QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NUÔI DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 31/2015/TT-BNNPTNT | Ngày hiệu lực | 19/11/2015 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 21/10/2015 |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 06/10/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |