THÔNG TƯ 33/2006/TT-BVHTT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA – THÔNG TIN DO BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN BAN HÀN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 09/04/2006

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 33/2006/TT-BVHTT

Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ,VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA – THÔNG TIN

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư số 06/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ tại Công văn số 234/BNV-TL ngày 27 tháng 01 năm 2006 về chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, viên chức ngành văn hóa – thông tin;
Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Đối tượng áp dụng:

Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các đơn vị sự nghiệp ngành văn hóa – thông tin, làm việc tại các đội thông tin, làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm hiện vật văn hóa vật thể và phi vật thể (sau đây gọi tắt là sưu tầm), khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích, hưởng lương của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và điều kiện sinh hoạt không ổn định.

2. Đối tượng không áp dụng:

– Cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin lưu động chuyên nghiệp đã hưởng chế độ công tác phí và chế độ bồi dưỡng biểu diễn (nếu có) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 98/2005/TTLT-BTC-BVHTT ngày 10/11/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với đội thông tin lưu động cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.

– Cán bộ, viên chức thư viện làm nhiệm vụ luân chuyển sách báo và cán bộ, viên chức làm việc tại các đội triển lãm, trưng bày lưu động của các bảo tàng.

II. CÁC MỨC PHỤ CẤP

a) Mức 1, hệ số 0,20 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích hoạt động ở vùng đồng bằng.

b) Mức 2, hệ số 0,40 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích hoạt động ở vùng trung du.

c) Mức 3, hệ số 0,60 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích hoạt động ở vùng sâu, miền núi, biên giới, hải đảo.

III. NGUỒN KINH PHÍ, CÁCH TÍNH VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG

Nguồn kinh phí, cách tính và chi trả chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa – thông tin, làm việc tại các đội thông tin, chiếu bóng lưu động chuyên nghiệp, đội khảo sát thăm dò, sưu tầm, khai quật khảo cổ, công trường tu bổ di tích được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:

1. Cách tính và chi trả phụ cấp:

a) Phụ cấp lưu động được tính trả theo số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương hàng tháng theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp lưu động

=

Mức lương tối thiểu chung

x

Hệ số phụ cấp lưu động

x

Số ngày thực tế lưu động trong tháng

Số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng (22 ngày)

b) Phụ cấp lưu động không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

c) Các đối tượng hưởng phụ cấp lưu động thì không hưởng chế độ công tác phí.

2. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động:

Phụ cấp lưu động của các đối tượng cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ sẽ do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành và được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị:

Phụ cấp lưu động của các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài sản chính sẽ do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

IV. HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Thông tư có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Chế độ phụ cấp lưu động quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2006/

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Văn hóa – Thông tin để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

BỘ TRƯỞNG

 
Phạm Quang Nghị

THÔNG TƯ 33/2006/TT-BVHTT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN HÓA – THÔNG TIN DO BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN BAN HÀN
Số, ký hiệu văn bản 33/2006/TT-BVHTT Ngày hiệu lực 09/04/2006
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Ngày ban hành 06/03/2006
Cơ quan ban hành Bộ văn hóa - thể thao và du lịch
Bộ thông tin và truyền thông
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản