THÔNG TƯ 40/2003/TT-BTC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN HẢI QUAN DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2003/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2003 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 40/2003/TT-BTC NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN HẢI QUAN
Thực hiện Nghị định 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.
Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 548/BNV-TL ngày 20/3/2003 và của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tại Công văn số 978/LĐTBXH-TL ngày 3/4/2003, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên Hải quan như sau:
1/ Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan:
Cán bộ, công chức Hải quan có thời gian công tác đủ 5 năm (tròn 60 tháng) trong ngành Hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan gồm:
– Công chức làm việc ở các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ, kể cả cán bộ chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể thuộc biên chế và do ngành Hải quan trả lương;
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không thời hạn những công việc quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
2/ Đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan:
– Cán bộ, công chức Hải quan đã hưởng phụ cấp thâm niên thuộc ngành cơ yếu;
– Giáo viên Trường cao đẳng Hải quan, xếp lương theo bảng lương của ngành Giáo dục và đào tạo, đã được hưởng phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước;
3/ Mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp thâm niên Hải quan:
– Mức phụ cấp thâm niên Hải quan được tính như sau: Cán bộ, công chức Hải quan có đủ 5 năm công tác (tròn 60 tháng) liên tục trong ngành Hải quan được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc, từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm mỗi năm công tác (tròn 12 tháng) thì được tính thêm 1%.
– Phụ cấp thâm niên Hải quan được trả theo tháng và được tính để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội nhưng không được dùng làm căn cứ để tính các chế độ phụ cấp khác.
4/ Thời gian tính thâm niên Hải quan:
– Thâm niên Hải quan được tính kể từ ngày các đối tượng qui định tại điểm 1 được chính thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị trong ngành Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Bộ Luật Lao động, kể cả thời gian tập sự theo quy định của Nhà nước.
– Thời gian cán bộ, công chức Hải quan đi nghĩa vụ quân sự theo Luật định được tính hưởng phụ cấp thâm niên ngành Hải quan.
– Cán bộ, công chức Hải quan đã có thời gian hưởng phụ cấp thâm niên của các ngành khác như: Quân đội, Công an, Cơ yếu… thì được cộng để tính hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan.
5/ Tổ chức thực hiện:
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Trần Văn Tá (Đã ký) |
THÔNG TƯ 40/2003/TT-BTC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN HẢI QUAN DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 40/2003/TT-BTC | Ngày hiệu lực | 19/11/2002 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 25/05/2003 |
Lĩnh vực |
Lao động - tiền lương |
Ngày ban hành | 05/05/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ tài chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |