THÔNG TƯ 77/2018/TT-BTC VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THÓC HÀNG HÓA CÁC VỤ SẢN XUẤT TRONG NĂM DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/10/2018

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 77/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THÓC HÀNG HÓA CÁC VỤ SẢN XUẤT TRONG NĂM

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định s 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa các vụ sản xuất trong năm.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa (sau đây gọi tắt là thóc) thực tế và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính của các vụ sản xuất trong năm trong điều kiện sản xuất bình thường, không có thiên tai, dịch bệnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất và kinh doanh thóc, gạo tại Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc thực tế và giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính

1. Thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát dựa trên các căn cứ:

a) Trình độ và điều kiện sản xuất, cụ thể là: Quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư; số lượng, chất lượng lao động; hệ thống sinh thái, hệ thống canh tác, trình độ thâm canh, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mức độ chủ động về hạ tầng cơ sở và những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

b) Hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật: Căn cứ các định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đ hướng dẫn áp dụng tại địa bàn khảo sát, gồm: Định mức đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, định mức tưới tiêu, định mức đầu tư công lao động và các định mức khác có liên quan (nếu có). Trường hợp không có định mức kinh tế – kỹ thuật thì căn cứ vào các chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này để tính toán;

c) Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ tổ chức (nếu có), hộ sản xuất và người lao động;

d) Các số liệu thống kê tối đa trong 03 năm liền kề;

đ) Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần nhất với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành thóc.

2. Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất thóc được tính toán trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực tế sản xuất của từng hộ sản xuất thóc và tiến hành tổng hợp số liệu theo phương pháp tính bình quân gia quyền.

3. Giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính được tính toán trên cơ sở giá thành sản xuất thóc bình quân thực tế của toàn khu vực sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến của cả nước của năm kế hoạch do Quốc hội công bố.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ TH

Điều 4. Phương pháp điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu, kết quả điều tra khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc thực tế, giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính

1. Chọn mẫu điển hình suy rộng đ chọn đối tượng khảo sát, cụ thể:

a) Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong tỉnh: Gồm tối thiểu 3 huyện/tỉnh

b) Chọn vùng (hoặc địa bàn) khảo sát trong huyện: Gồm tối thiểu 3 xã/huyện.

Việc chọn các vùng khảo sát trên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba vùng thực tế có sản xuất thóc, gồm: Vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi, vùng có điều kiện sản xuất trung bình, vùng có điều kiện sản xuất khó khăn kết hợp với tiêu chí về hệ thống sinh thái và hệ thống canh tác thóc.

Trường hợp trong vùng (hoặc địa bàn) khảo sát không đủ số xã, huyện thì khảo sát theo số lượng xã, huyện hiện có.

c) Chọn đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát được chọn là hộ thực tế có sản xuất thóc thuộc vùng khảo sát thuộc địa bàn xã được lựa chọn nói trên đ khảo sát thu thập số liệu. Mỗi địa bàn xã chọn tối thiểu 15 hộ sản xuất thóc theo tiêu chí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn đại diện cho ba nhóm hộ sản xuất thóc (mỗi nhóm chiếm khoảng 1/3 tổng số hộ sản xuất được lựa chọn): Gồm nhóm hộ sản xuất có năng suất thóc cao, nhóm hộ sản xuất có năng suất thóc trung bình và nhóm hộ có năng suất thóc dưới trung bình, có kết hợp với các tiêu chí về chất lượng thóc.

2. Tổng hợp số liệu ghi chép ban đầu, phương pháp phỏng vấn hồi tưởng của hộ sản xuất kết hợp với xác minh thực tế điều kiện sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường và đối chiếu với các định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng trong vùng (hoặc địa bàn) khảo sát (nếu có);

3. So sánh, đối chiếu

So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần nhất với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành thóc.

Trường hợp chi phí vật chất, công lao động có giá thị trường thì lấy theo giá thị trường. Nếu không xác định được giá thị trường thì lấy giá trung bình giữa số liệu thống kê tối đa 3 năm liền kề trước và giá bình quân của các hộ được điều tra, phỏng vấn cung cấp.

4. Tổng hợp số liệu, kết quả điều tra

a) Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát trong một xã

– Tổng hợp chi phí sản xuất: Cộng dồn từng yếu tố chi phí hợp lý đã chi ra cho sản xuất thóc của tất cả các hộ sản xuất được điều tra thành mức tng chi phí sản xuất sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng đ tìm mức chi phí sản xuất bình quân của từng yếu tố chi phí và tng mức chi phí bình quân chung tính cho một hecta thóc.

– Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Cộng dồn sản lượng thóc của tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng để tìm ra mức năng suất bình quân chung cho một hecta. Sau đó lấy chi phí sản xuất bình quân của một hecta chia (:) cho năng suất bình quân một hecta để tìm ra giá thành bình quân cho một kilôgam thóc.

b) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một huyện

– Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng xã cộng lại chia cho số xã khảo sát (từng yếu tố chi phí và tng mức chi phí cho một hecta).

– Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng xã cộng lại chia bình quân.

c) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát trong một tỉnh

– Tổng hợp chi phí sản xuất: Lấy kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân của từng huyện cộng lại chia số huyện khảo sát (từng yếu tố chi phí và tổng mức chi phí cho một hecta).

– Tổng hợp giá thành một đơn vị sản phẩm: Lấy kết quả tính toán giá thành sản phẩm bình quân của từng huyện cộng lại chia bình quân.

Điều 5. Nguyên tắc tính toán và đơn vị tính

1. Nguyên tắc tính toán

a) Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí thực tế mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất thóc. Trường hợp nếu có chi phí phát sinh (chi phí cho sản xuất thóc và chi phí cho sản xuất cây trồng khác) thì phải phân bổ hợp lý cho từng loại cây trồng.

b) Chi phí sản xuất hợp lý là những chi phí thực tế mà thực tế hộ sản xuất thóc đã chi ra trong quá trình sản xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 và phù hợp với các căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

Mỗi khoản mục chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất thóc phải được phân tích, xác định rõ về số lượng, giá trị, thời gian và địa điểm chi.

2. Đơn vị tính

Tính chi phí sản xuất theo từng yếu tố chi phí và tính thành tiền đồng (VNĐ) và quy về cho một hecta (đồng/ha).

Tính giá thành sản xuất thóc theo từng khoản mục cụ thể và th hiện bằng tiền đồng (VNĐ) cho một kg thóc (đồng/kg).

Điều 6. Tính năng suất thu hoạch thực tế và chi phí sản xuất thực tế

1. Tính năng suất (W): Tính năng suất thực tế thu hoạch.

Khi tính năng suất thực tế thu hoạch cần tập hợp số liệu thực tế từ sổ sách ghi chép và phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất; có thể kết hợp xem xét số liệu thống kê về năng suất các vụ (năm) liền kề của cơ quan thống kê và xem xét mối quan hệ giữa suất đầu tư với năng suất thóc với hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) và kinh nghiệm theo dõi thực tế nhiều năm của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.

Đơn vị tính năng suất thóc thống nhất là: kg/ha.

2. Tính tổng chi phí sản xuất thóc thực tế (TCtt)

Công thức:                TCtt = C + V – Pth – Pht

Trong đó: – TCtt là Tổng chi phí sản xuất thực tế (đồng/ha).

– C là Chi phí vật chất trên một ha (đồng/ha).

– V là Chi phí lao động trên một ha (đồng/ha).

– Pth là Giá trị sản phẩm phụ thu hồi trên một ha (đồng/ha).

– Pht là các khoản được hỗ trợ (nếu có) trên một ha (đồng/ha).

a) Tính chi phí vật chất (C)

Chi phí vật chất (C) là toàn bộ chi phí vật chất thực tế, hợp lý phát sinh trong một vụ sản xuất thóc bao gồm: giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, tưới tiêu, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí dịch vụ thủy lợi, dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí lãi vay từ các tổ chức tín dụng và chi phí khác. Cách xác định như sau:

– Chi phí giống

Chi phí giống (đồng) = số lượng giống (kg) nhân (x) đơn giá giống (đồng/kg).

Xác định số lượng giống: Tùy theo tập quán canh tác mà tiến hành khảo sát và phải phân tích rõ khi tập hợp số liệu, và tính theo số lượng thực gieo theo hồi tưởng của hộ sản xuất tại thời điểm đầu tư, đối chiếu với định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) để loại trừ số lượng chi không đúng do làm sai quy trình, để hao hụt quá mức trung bình trên địa bàn tỉnh.

Xác định đơn giá giống: Tùy theo nguồn giống được sử dụng, đơn giá của từng loại giống được xác định theo nguyên tắc phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua bao gồm: giá mua thực tế của hộ sản xuất; giá mua của hộ sản xuất khác; thông báo giá của các công ty giống, vật tư đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn địa phương; giá mua trên thị trường và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất thóc (nếu có).

Trường hợp hộ sản xuất tự sản xuất giống thì tính theo giá thị trường hoặc giá mua bán lẫn nhau của hộ sản xuất.

– Chi phí làm đất

Chi phí làm đất là toàn bộ chi phí làm đất thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất đã chi trong vụ sản xuất thóc theo quá trình sản xuất (gieo sạ hoặc cấy từ mạ) và những chi phí phát sinh để cải tạo, nâng cao chất lượng của đất (như chi phí san gạt đồng ruộng, xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở) phù hợp với giá thị trường tại thời điểm làm đất.

– Chi phí phân bón

Chi phí phân bón (đồng) = Số lượng phân bón (kg) nhân (x) đơn giá (đồng/kg)

Xác định số lượng phân bón: Tổng hợp qua chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận khi hộ sản xuất mua hoặc thông qua hồi tưởng của họ tại thời điểm đầu tư, có xem xét đối chiếu với hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật (nếu có) và mối quan hệ giữa mức đầu tư và năng suất thóc qua kinh nghiệm nhiều năm của hộ sản xuất, của các cơ quan nông nghiệp, thống kê.

Xác định đơn giá phân bón: Tính theo giá thc mua phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua để đầu tư và tính thêm chi phí vận chuyển về nơi sản xuất thóc (nếu có).

– Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Cách tính khấu hao tài sản cố định áp dụng theo phương pháp tính và phân bổ khấu hao theo hướng dẫn của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ áp dụng cho doanh nghiệp.

Xác định loại tài sản nào dùng cho sản xuất thuộc loại tài sản cố định áp dụng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khi tính chi phí khấu hao cn tiến hành phân loại TSCĐ ra từng nhóm, từng loại theo nguyên tc có dùng có tính, không dùng không tính và không tính khấu hao các tài sản phục vụ nhu cầu khác đ phân bổ cho sản xuất thóc. Trường hợp hộ sản xuất thuê tài sản cố định để phục vụ sản xuất thì tính theo giá thuê thực tế tại thời điểm đầu tư.

– Chi phí thuê đất

Chi phí thuê đất là toàn bộ chi phí thực tế hộ sản xuất thóc chi ra để thuê đất trong một vụ sản xuất thóc. Chi phí thuê đất được xác định thông qua hợp đồng hoặc thỏa ước giữa hộ sản xuất thóc đi thuê và tổ chức, cá nhân cho thuê.

Trường hợp hộ sản xuất thóc được Nhà nước giao quyền sử dụng đất thì không được tính chi phí thuê đất vào chi phí sản xuất thóc.

– Chi phí tưi, tiêu

Chi phí tưới tiêu là toàn bộ chi phí tưới, tiêu và chi phí sửa chữa kênh mương (nếu có) thực tế, hợp lý phát sinh mà hộ sản xuất thóc đã chi ra đ sản xuất một vụ thóc, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm sản xuất thóc, áp dụng cho những nơi không có hệ thống thủy lợi và không được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hoặc những nơi có hệ thống thủy lợi và được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi nhưng vẫn phải chi trả chi phí bơm nước tưới tiêu, trong đó:

Trường hợp hộ sản xuất phải đi thuê máy bơm nước thì tính theo giá thực thuê, phù hợp với mặt bằng thị trường tại thời điểm sản xuất thóc.

Trường hợp hộ sản xuất sử dụng máy bơm nước tự có, cn xác minh máy chạy xăng hay máy chạy dầu hay chạy điện và xác định chi phí theo giá thuê máy chạy xăng hoặc máy chạy dầu hoặc máy chạy điện trên thị trường.

– Chi phí thuốc bảo vệ thực vật là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh mua thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, diệt cỏ và thuốc khác) mà hộ sản xuất thóc đã chi ra trong quá trình sản xuất một vụ thóc, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua thuốc bảo vệ thực vật.

– Chi phí dịch vụ thủy lợi: Theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

– Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng

Điều tra viên cùng hộ sản xuất thng kê cụ thể các loại dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền phục vụ sản xuất, sau đó tính theo giá thực mua phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm điều tra và phân b cho 02 vụ sản xuất thóc trong năm.

– Chi phí lãi vay từ tổ chức tín dụng là toàn bộ tiền lãi vay của tổng s vốn vay thực tế cho sản xuất thóc mà hộ sản xuất phải chi trả trong một vụ sản xuất.

Đối với trường hợp hộ sản xuất vay từ tổ chức tín dụng, tiền lãi vay tính căn cứ theo số tiền vay, lãi suất cho vay và thời gian vay tại hợp đồng tín dụng đã ký giữa hộ sản xuất và tổ chức tín dụng mà hộ sản xuất vay vốn.

Đối với trường hợp hộ sản xuất vay vốn từ nguồn khác (vay cá nhân, đại lý vật tư bán nợ tính lãi, vay lãi, vay của hợp tác xã nông nghiệp), trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất thì lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/năm của các khoản tiền vay trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác.

Trường hợp hộ sản xuất vay tiền từ tổ chức tín dụng để sử dụng vào mục đích khác, khoản chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất thóc.

– Chi phí thu hoạch thóc là toàn bộ chi phí thực tế, hợp lý phát sinh trong quá trình thu hoạch thóc (chi phí vận chuyển, phơi, sấy, bao bì…).

– Chi phí khác

Chi phí khác là các chi phí thực tế, hợp lý phát sinh liên quan đến sản xuất một vụ thóc ngoài các chi phí nêu trên tùy theo điều kiện thực tế của tùng vùng sản xuất.

b) Tính chi phí lao động (V)

Chi phí lao động (V) là toàn bộ các chi phí tiền công lao động thực tế, hợp lý phát sinh gồm các công (làm đất  sửa bờ (cày, bừa, trục) để làm ruộng gieo mạ, ruộng cấy (đối với thóc cấy) hoặc ruộng gieo sạ; gieo mạ, nhổ mạ và cấy (đối với thóc cấy); gieo sạ (đối với ruộng gieo sạ), ngâm ủ giống, gieo cấy, bón phân, làm cỏ, dặm thóc, phun thuốc, gặt – vận chuyn, suốt thóc, phơi thóc, sấy thóc, thăm đồng, công khác) mà hộ sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất thóc, phù hợp với giá công lao động trên thị trường tại thời điểm thuê lao động.

Trường hợp hộ sản xuất thuê dịch vụ tưới, tiêu (thuê cả máy, nhiên liệu và công lao động), hoặc thuê khoán gọn dịch vụ bảo vệ thực vật (gồm thuốc, thuê máy và công phun) hoặc thuê máy gặt đập liên hoàn (gồm máy, công gặt, công tuốt thóc) và thuê vận chuyển thóc về nhà và đã hạch toán các khoản chi phí này vào mục Chi phí vật chất thì không tính vào mục Chi phí lao động.

Chi phí lao động (đồng) = Số lượng ngày công (ngày công) nhân (x) Đơn giá ngày công (đồng/ngày công)

– Xác định ngày công cho từng loại công việc

Xác định số lượng ngày công lao động đã đầu tư thực tế: Do số lượng thời gian lao động đã bỏ ra cho từng loại công việc, từng khâu khác nhau trong một ngày nên cần phải quy về ngày lao động 8 giờ (ngày công tiêu chuẩn).

Phương pháp quy đổi như sau:

Trong đó: – VTC  là ngày công tiêu chuẩn (ngày);

– Vn  là ngày công thực tế đầu tư (ngày);

– Tt  là thời gian (số giờ) làm việc thực tế trong ngày công do hộ sản xuất hồi tưởng hoặc ghi chép (giờ);

– TQ là thời gian quy chuẩn 8 giờ/ngày công.

Ví d:

– Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 6 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

– Trường hợp hộ sản xuất thực tế sản xuất 12 giờ một ngày công thì cách quy về ngày công 8 giờ như sau:

= 1,5 ngày công

Cách xác định số lượng ngày công thực tế để quy đổi như sau:

Trường hợp đã có định mức ngày công lao động trong định mức kinh tế – kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thì thực hiện theo định mức đó.

Trường hợp chưa có các định mức kinh tế kỹ thuật hướng dẫn thì căn cứ vào kết quả điều tra ngày công thực tế hộ sản xuất đã đầu tư, hoặc số liệu thống kê gần nhất.

– Xác định đơn giá tiền công:

Hộ sản xuất thóc đi thuê lao động sản xuất hoặc tự tiến hành các khâu công việc của sản xuất thóc, đơn giá công lao động tính theo giá thuê thực tế trên thị trường phù hợp từng khâu công việc tại thời điểm sản xuất thóc.

c) Tính giá trị sản phẩm phụ thu hồi Pth (nếu có)

Xác định giá trị sản phẩm phụ thu hồi để loại trừ khỏi chi phí sản xuất chính. Sản phẩm phụ của thóc là rơm, rạ.

Trường hợp hộ sản xuất có thu hồi sản phẩm phụ để bán thì trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất để tính giá thành sản xuất thóc (giá trị sản phẩm phụ thu hồi được tính bằng (=) số lượng sản phẩm phụ thu hồi nhân (x) giá bán sản phẩm phụ).

Hộ sản xuất không thu hồi để bán thì không tính để loại trừ.

d) Tính các khoản được hỗ trợ Pht(nếu có)

Trường hợp hộ sản xuất được hỗ trợ cho sản xuất thóc theo các quy định của Nhà nước thì phải trừ đi khoản chi phí này để tính giá thành sản xuất thóc.

Hộ sản xuất không được hỗ trợ thì không tính để loại trừ.

Điều 7. Phương pháp xác định giá thành sản xuất thóc thực tế, giá thành sản xuất thóc dự tính

1. Xác định giá thành sản xuất thóc thực tế (Ztt)

Trong đó: – Ztt  là Giá thành thực tế một kg thóc (đồng/kg);

– TCtt  là Tổng chi phí sản xuất thóc thực tế trên một ha (đồng/ha);

– W  là Năng suất thực tế thu hoạch (kg/ha).

2. Xác định giá thành sản xuất thóc dự tính

Bộ Tài chính căn cứ vào giá thành sản xuất thóc thực tế của mỗi tỉnh, thành phố cùng vụ năm trước và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự tính của cả nước của năm kế hoạch do Quốc hội công bố để làm cơ sở xác định và công bố giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính trong toàn vùng sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất đối với từng vụ sản xuất trong năm.

a) Giá thành sản xuất thóc dự tính mỗi tỉnh

Công thức:

Zdk(i,k) = Ztt(i-1,k) x (1 + CPIdk(i))

Trong đó: – Zdk(i,k) là giá thành sản xuất thóc dự tính năm i vụ k (đồng/kg);

– Z tt(i-1,k) là giá thành sản xuất thóc thực tế cùng vụ năm trước (đồng/kg);

– CPIdk(i) là CPI dự tính của cả nước năm i do Quốc hội công bố.

b) Xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính toàn khu vực sản xuất

Công thức:

Zbqdk(i,k) Zbqtt(i-1,k) x (1 CPIdk(i))

Trong đó: – Zbqdk(i,k) là giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính năm i vụ k (đồng/kg);

– Zbqtt(i-1,k) là giá thành sản xuất thóc bình quân thực tế cùng vụ năm trước của toàn khu vực sản xuất được tính bằng tng giá thành thóc thực tế của các tỉnh trong khu vực sản xuất chia cho tổng số tỉnh thực hiện điều tra, khảo sát (đồng/kg);

– CPIdk(i) là CPI dự tính của cả nước năm i do Quốc hội công bố.

Điều 8. Kinh phí thực hiện

Kinh phí cho việc khảo sát, điều tra xác định chi phí, tính giá thành sản xuất thóc áp dụng theo các quy định hiện hành về việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra được chi từ ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các bộ, ngành, hộ sản xuất thóc

1. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các nội dung quy định tại Thông tư này; tổng hợp giá thóc bình quân dự tính từng vụ sản xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công b và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất vào đầu mỗi vụ sản xuất thóc.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các nội dung quy định tại Thông tư này và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất.

b) Hướng dẫn các địa phương áp dụng định mức kinh tế – kỹ thuật sản xuất thóc theo từng vụ để làm căn cứ xác định chi phí sản xuất và tính giá thành thóc thực tế.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào các định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đ hướng dẫn áp dụng cho từng vụ sản xuất trong năm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, đ làm căn cứ tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất thóc.

b) Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc các vụ sản xuất trong năm trên địa bàn tỉnh và tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát theo mẫu tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

c) Xác định và công bố giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính trong toàn tỉnh ngay từ đầu vụ đối với từng vụ sản xuất trong năm.

d) Kiểm tra việc điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành thóc trên địa bàn tỉnh.

đ) Thực hiện gửi mức giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính toàn tỉnh đã công bố và chỉ đạo Sở Tài chính gửi kết quả điều tra, khảo sát về Bộ Tài chính để tổng hợp và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất. Thời điểm gửi kết quả điều tra, khảo sát một vụ sản xuất thóc là ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ sản xuất đó.

4. Hộ sản xuất thóc

Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ về chi phí thực tế, năng suất thực tế trong sản xuất thóc khi được điều tra, phỏng vấn.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018.

2. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất thóc các vụ sản xuất trong năm.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tư
ng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở Tài chính, Sở NN&PTNT tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, Cục QLG
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Hiếu

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư s 77/2018/TT-BTC- ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính)

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THÓC

VỤ……………………….

I. THÔNG TIN CHUNG:

Họ và tên chủ hộ:

Thôn/Ấp:

Xã:

Huyện:

Tỉnh:

Số nhân khu trong gia đình: ………….người, trong đó lao động chính: ………….

Tình trạng hộ gia đình:

□ Giàu         □ Khá               Cận nghèo            □ Nghèo

Diện tích sản xuất thóc thực tế của hộ: ………………. hecta.

Thuộc vùng có điều kiện sản xuất:

□ Thuận lợi                □ Trung bình               □ Khó khăn

II. THÔNG TIN V CHI PHÍ SẢN XUẤT THÓC TÍNH TRÊN 1 HECTA

1. Chi phí vật chất

1.1. Chi phí giống

n ging thóc

Số lưng (kg)

Đơn giá (đồng/kg)

Thành tiền (đồng)

1.      
2.      
……      
Tổng cộng    

………………..

1.2. Chi phí làm đất: các chi phí liên quan đ cải tạo đất, nâng cao chất lượng của đất như chi phí san gạt đồng ruộng, xử lý phèn, mặn; khắc phục tình trạng bồi lấp, xói lở…).

1.3. Chi phí phân bón:

Loại phân

Số lưng (kg hoặc lít)

Đơn giá (đồng/kg, lít)

Thành tiền (đồng)

A. Phân bón nền      
Đạm urê      
Lân      
Kali      
NPK      
Phân khác      
B. Phân bón lá      
       
Tổng cộng    

………………..

1.4. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật:

Tên thuốc

Loi thuốc

Số lưng (chai, gói, bao, lít, kg)

Đơn giá (đồng/chai, gói, bao, lít, kg

Thành tiền (đồng)

Thuốc trừ sâu        
         
Thuốc trừ cỏ        
         
Thuốc trừ bệnh        
         
Thuốc khác        
         
Tổng cộng      

……………

1.5. Chi phí thuê đất (nếu có):

1.6. Chi phí tưới tiêu

Chi phí

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (đồng)

A. Chi phí sửa chữa kênh mương (nếu có)      
B. Chi phí tự tưới      
1. Chi phí nhiên liệu (lít/kwh)

đồng/lít,kwh)

 
Xăng      
Dầu      
Điện      
2. Chi phí thuê bơm (đồng)      
C. Chi phí thuê dịch v tưới (nếu thuê trọn gói)      
D. TNG CNG      

1.7. Chi phí khấu hao tài sản cố định.

1.8. Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng.

1.9. Chi phí dịch vụ thủy lợi (nếu có).

1.10. Chi phí lãi vay từ tổ chức tín dụng (nếu có):

Chi phí

Mc đích vay

Số tiền vay

Kỳ hạn vay

Lãi suất

Tng i

1. Vay từ tổ chức tín dụng          
2. Vay từ nguồn khác (cụ thể là từ nguồn nào vay lãi, mua chịu có tính lãi, vay của hợp tác xã nông nghiệp…)          
           
3. Tổng cộng        

………….

1.11. Chi phí thu hoạch: (thuê máy gặt, vận chuyển, bao bì thu hoạch, phơi, sấy…)

1.12. Chi phí khác (nếu có):

1.13. Tổng chi phí vật chất:

(1.1.+1.2+1.3+1.4+1.5+1.6+1.7+1.8+1.9+1.10+1.11+1.12) = ……….đồng

2. Chi phí lao động

Khoản mục

Lao động gia đình (ngày công)

Lao động thuê ngoài (ngày công)

Đơn giá ngày công (đồng)

Thành tiền (đồng)

Số ngày công thực tế

Số giờ/ngày công thực tế

Tổng số ngày công tiêu chuẩn

Số ngày công thực tế

Số gi/ngày công thực tế

Tng số ngày công tiêu chuẩn

1

2

3

4

5

6

7

8

8 x (4+7)

– Làm đất – sửa bờ (trục, xới, cày, bừa….)                
– Ngâm ủ giống                
– Gieo mạ, nhổ mạ và Gieo sạ (hoặc cấy)                
– Dặm thóc                
– Làm cỏ                
– Bón phân                
– Bơm nước                
– Phun thuốc BVTV                
 Gặt                
– Tuốt thóc                
– Vận chuyn                
– Gặt                
– Tuốt thóc                
– Vận chuyn                
– Phơi thóc, sấy thóc                
– Thăm đồng                
– Công khác                
Tổng cộng Chi phí lao động                

Ghi chú:

– Giá trị cột 4 bằng giá trị cột 2 nhân giá trị cột 3 và chia cho 8 giờ

– Giá trị cột 7 bằng giá trị cột 5 nhân giá trị cột 6 và chia cho 8 giờ

– Nếu đã tính chi phí thuê máy gặt đập liên hoàn và thuê vận chuyển theo hecta khi thu hoạch thì không tính công gặt, tuốt và vận chuyển thóc.

– Nếu đã tính chi phí thuê bơm nước khoán gọn theo diện tích hoặc theo giờ trong chi phí tưới tiêu thì không tính công lao động bơm nước.

– Trường hợp công gặt, tuốt thóc và vận chuyển không tách riêng được thì tính gộp thành 01 khoản mục chung.

3. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (nếu có)

– Phụ thu rơm rạ:

– Phụ thu khác:

4. Giá trị các khoản đưc hỗ trợ (nếu có)

5. Tổng chi phí = 1+2-3-4 =…………………………………………………………….đồng

III. TỔNG NĂNG SUẤT VÀ TỔNG THU:

Loại

Năng suất (Kg/ha)

Giá bán (đồng/kg)

Tổng thu

Thóc khô      
Thóc tươi      
3. Tng cộng    

…………………..

IV. GIÁ THÀNH SẢN XUẤT:

Giá thành sản xuất = Tổng chi phí/Tổng năng suất =…………………..đồng/kg

V. LỢI NHUẬN:

Li nhuận: = Tổng thu – Tổng chi phí =………………………..đồng

 

XÁC NHẬN CỦA ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
(Ký và ghi rõ họ tên)

CHỦ HỘ
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐIỀU TRA VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 77/2018//TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính)

BIU MẪU BÁO CÁO CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THÓC

VỤ ……………………….

Tỉnh:….………………………………………………………..

Tổng số mẫu điều tra: …………………….., trong đó: …………..hộ, ……………, xã ………………huyện.

Diện tích xác định chi phí sản xuất, tính giá thành thống kê theo biểu mẫu dưới đây: ………………..hecta.

STT

Khoản mục

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

I

Chi phí vật chất 1 ha

đồng

 

 

 

1

Giống

kg

 

 

 

2

Chi phí làm đất

đồng

 

 

 

3

Phân bón

 

 

 

 

 

– Ure

kg

 

 

 

 

– DAP

kg

 

 

 

 

 Lân

kg

 

 

 

 

 Kali

kg

 

 

 

 

– NPK

kg

 

 

 

 

– Phân bón lá

kg

 

 

 

 

– Phân khác (hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, vi sinh,)

Kg hoặc lít

 

 

 

4

Chi phí khấu hao TSCĐ

đồng

 

 

 

5

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

đồng

 

 

 

 

– Trừ sâu

đồng

 

 

 

 

– Trừ bệnh

đồng

 

 

 

 

 Diệt cỏ

đồng

 

 

 

 

– Khác

đồng

 

 

 

6

Chi phí thuê đất (nếu có)

 

 

 

 

7

Chi phí tưới, tiêu

 

 

 

 

 

– Xăng, dầu, điện (*)

đồng

 

 

 

 

– Thuê bơm (**)

đồng

 

 

 

 

– Sửa chữa kênh mương (nếu có)

đồng

 

 

 

8

Chi phí dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng

đồng

 

 

 

9

Chi phí cho dịch vụ thủy lợi (nếu có)

 

 

 

 

10

Chi phí lãi vay từ các tổ chức tín dụng

đồng

 

 

 

11

Chi phí thu hoạch (thuê máy gặt, vận chuyển, bao bì, phơi, sấy…) (***)

đồng

 

 

 

12

Chi phí khác

đồng

 

 

 

II

Chi phí lao động

công

 

 

 

 

– Làm đất-sửa bờ (cày, bừa, trục)

công

 

 

 

 

– Ngâm ủ giống

công

 

 

 

 

– Gieo mạ, nh mạ và gieo sạ (hoặc cấy)

công

 

 

 

 

– Dặm thóc

công

 

 

 

 

– Làm cỏ

công

 

 

 

 

– Bón phân

 

 

 

 

 

– Bơm nước

công

 

 

 

 

– Phun thuốc BVTV

công

 

 

 

 

– Gặt

công

 

 

 

 

– Tuốt thóc

công

 

 

 

 

– Vận chuyển

công

 

 

 

 

– Phơi thóc, sấy thóc

công

 

 

 

 

– Thăm đồng (nếu có)

công

 

 

 

 

– Công khác

công

 

 

 

III

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi (nếu có)

đồng

 

 

 

IV

Các khoản được hỗ trợ (nếu có)

đồng

 

 

 

V

Tổng chi phí sản xuất 1 ha (I+II-III-IV)

đồng

 

 

 

VI

Năng suất 1 ha

kg

 

 

 

VII

Giá thành sn xuất (IV:V)

đồng/kg

 

 

 

VIII

Giá bán thóc

đồng/kg

 

 

 

1

Thóc khô

đồng/kg

 

 

 

2

Thóc tươi

đồng/kg

 

 

 

IX

Tổng doanh thu

đồng

 

 

 

X

Lợi nhuận

đồng

 

 

 

1

Lợi nhuận so với chi phí sản xuất

%

 

 

 

2

Lợi nhuận so với tổng doanh thu

%

 

 

 

Ghi chú:

– (*) và (**): nếu thuê bơm nước khoán gọn theo diện tích hoặc theo giờ thì không tính công lao động bơm nước vào mục chi phí lao động.

– (***): Nếu thuê máy gặt đập liên hoàn và thuê vận chuyển theo hecta thì không tính công gặt, tuốt và vận chuyển thóc trong mục chi phí lao động.

– Trường hợp công gặt, tuốt thóc và vận chuyển không tách riêng được thì tính gộp thành 01 khoản mục chung.

 

 

 

 

THÔNG TƯ 77/2018/TT-BTC VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THÓC HÀNG HÓA CÁC VỤ SẢN XUẤT TRONG NĂM DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 77/2018/TT-BTC Ngày hiệu lực 01/10/2018
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài chính công
Ngày ban hành 17/08/2018
Cơ quan ban hành Bộ tài chính
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản